Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Khảo sát tình hình chăn nuôi gà và các bệnh ORT, IB, IC, ND tại 3 tỉnh bà rịa vũng tàu, long an và bến tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 60 trang )

MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa………………………………………………..………...…..……………...i
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn ........................... Error! Bookmark not defined.
Lời cảm ơn ................................................................ Error! Bookmark not defined.
Tóm tắt ...................................................................... Error! Bookmark not defined.
Mục lục ........................................................................................................................ i
Danh sách các chữ viết tắt ........................................................................................ iv
Danh sách các bảng .....................................................................................................v
Danh sách các biểu đồ ............................................................................................... vi
Danh sách các hình................................................................................................... vii
Chương 1 MỞ ĐẦU .................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề .............................................................................................................1
1.2 Mục đích nghiên cứu .............................................................................................2
1.3 Yêu cầu nghiên cứu ...............................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN .........................................................................................3
2.1 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên .......................................................3
2.1.1 Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu .....................................................................................3
2.1.2 Tỉnh Long An .....................................................................................................4
2.1.3 Tỉnh Bến Tre ......................................................................................................6
2.2 Tổng quan về tình hình chăn nuôi gà ....................................................................7
2.2.1 Quy mô đàn ........................................................................................................7
2.2.2 Cơ cấu đàn vật nuôi ............................................................................................9
2.2.3 Phương thức chăn nuôi.......................................................................................9
2.3 Tổng quan về bệnh ORT .....................................................................................10
2.3.1 Lịch sử bệnh .....................................................................................................10
2.3.2 Căn bệnh ...........................................................................................................10

i



2.3.3 Dịch tễ học .......................................................................................................11
2.3.4 Triệu chứng lâm sàng .......................................................................................12
2.3.5 Bệnh tích ..........................................................................................................13
2.3.6 Chuẩn đoán .......................................................................................................13
2.3.7 Phòng và điều trị ..............................................................................................14
2.4 Tổng quan về bệnh sổ mũi truyền nhiễm ............................................................14
2.4.1 Lịch sử bệnh .....................................................................................................14
2.4.2 Căn bệnh học ....................................................................................................15
2.4.3 Dịch tễ học .......................................................................................................15
2.4.4 Triệu chứng lâm sàng .......................................................................................16
2.4.5 Bệnh tích ..........................................................................................................16
2.4.6 Chuẩn đoán .......................................................................................................16
2.4.7 Phòng và điều trị ..............................................................................................16
2.5 Tổng quan về bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ...............................................17
2.5.1 Lịch sử bệnh .....................................................................................................17
2.5.2 Căn bệnh học ....................................................................................................17
2.5.3 Dịch tễ học .......................................................................................................18
2.5.4 Triệu chứng lâm sàng .......................................................................................19
2.5.5 Bệnh tích ..........................................................................................................19
2.5.6 Chuẩn đoán .......................................................................................................20
2.5.7 Phòng và điều trị ..............................................................................................20
2.6 Tổng quan về bệnh Newcastle ............................................................................20
2.6.1 Lịch sử bệnh .....................................................................................................20
2.6.2 Căn bệnh học ....................................................................................................21
2.6.3 Dịch tễ học .......................................................................................................21
2.6.4 Triệu chứng lâm sàng .......................................................................................23
2.6.5 Bệnh tích ..........................................................................................................24
2.6.6 Chuẩn đoán .......................................................................................................24
2.6.7 Phòng và điều trị ..............................................................................................25


ii


Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................26
3.1 Thời gian và địa điểm..........................................................................................26
3.2 Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................26
3.3 Nội dung nghiên cứu ...........................................................................................26
3.3.1 Tình hình chăn nuôi gà tại địa điểm khảo sát ..................................................26
3.3.2 Khảo sát về 4 bệnh ORT, IC, IB, ND ..............................................................26
3.4 Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................27
3.4.1 Phương pháp nghiên cứu dịch tễ học (Nguyễn Như Thanh, 2001) .................27
3.4.2 Phương pháp thu thập số liệu ...........................................................................27
3.4.3 Phương pháp tính toán số liệu ..........................................................................27
3.4.4 Phương pháp xử lí số liệu.................................................................................28
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..............................................................29
4.1 Tình hình chăn nuôi gà tại địa điểm khảo sát .....................................................29
4.1.1 Kinh nghiệm chăn nuôi ....................................................................................29
4.1.2 Thu nhập từ chăn nuôi gà .................................................................................30
4.1.3 Quy mô đàn ......................................................................................................30
4.1.4 Chuồng trại .......................................................................................................31
4.1.5 Mật độ nuôi ......................................................................................................32
4.1.6 Thức ăn và nguồn nước ....................................................................................32
4.1.7 Vệ sinh sát trùng...............................................................................................33
4.1.8 Mức độ lo ngại của người chăn nuôi về một số bệnh ......................................33
4.2 Khảo sát về 4 bệnh ORT, IC, IB, ND .................................................................34
4.2.1 Mức độ quan tâm của người chăn nuôi về 4 bệnh ORT, IC, IB, ND ..............34
4.2.2 So sánh tỷ lệ số trại mắc bệnh ORT, IC, IB, ND của từng tỉnh và giữa 3 tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An và Bến Tre .................................................................35
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................37
5.1 Kết luận ...............................................................................................................37

5.2 Kiến nghị .............................................................................................................38
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................39

iii


PHỤ LỤC .................................................................................................................41

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa tiếng Anh

Nghĩa tiếng Việt

AI

Avian Influenza

Bệnh cúm gà

APV

Avian pneumovirus

Hội chứng sưng phù đầu

BR - VT

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

BT


Tỉnh Bến Tre

CRD

Chronic Respiratoty Disease

ELISA

Enzyme-linked

HI

Bệnh đường hô hấp mãn tính

Immunosorbent Xét nghiệm miễn dịch liên kết

assay

với enzyme

Heamagglutination Inhibition test

Phản ứng ngăn trở ngưng kết
hồng cầu

IB

Bệnh viêm phế quản truyền


Infectious Bronchitis

nhiễm
IBD

Infectious Bursal Disease

Bệnh Gumboro

IBV

Infectious Bronchitis Virus

Virus gây bệnh viêm phế quản
truyền nhiễm

IC

Infectious Coryza

Bệnh sổ mũi truyền nhiễm

ILT

Infectious Laryngotracheitis

Bệnh viêm thanh khí quản
truyền nhiễm

IM


Tiêm trong cơ

Intramuscular injection

LA

Tỉnh Long An

ND

Newcastle Disease

Bệnh Newcastle

OIE

World Organisation for Animal Tổ chức sức khỏe động vật thế
Health

giới

ORT

Ornithobacterium rhinotracheale

Vi khuẩn gây bệnh ORT

PCR


Polymerase Chain Reaction

Phản ứng chuỗi polymerase

SC

Subcutaneous injection

Tiêm dưới da

iv


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Quy mô đàn gà trên cả nước giai đoạn 2016 - 2018 ...................................8
Bảng 2.2 Quy mô đàn gà một số tỉnh khu vực Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông
Cửu Long đến 10/2018 (ĐVT: 1000 con) ...................................................................8
Bảng 4.1 Kinh nghiệm chăn nuôi gà ........................................................................29
Bảng 4.2 Thu nhập từ chăn nuôi gà ..........................................................................30
Bảng 4.3 Vật liệu làm chuồng trại ............................................................................31
Bảng 4.4 Mật độ nuôi ...............................................................................................32
Bảng 4.5 Thức ăn và nguồn nước sử dụng ...............................................................33
Bảng 4.8 Mức độ lo ngại của người chăn nuôi về một số bệnh ...............................34

v


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Cơ cấu đàn vật nuôi 3 tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An và Bến Tre
thời điểm tháng 10 năm 2018. .....................................................................................9

Biểu đồ 4.1 Quy mô đàn gà ......................................................................................30
Biểu đồ 4.2 Tỷ lệ mắc bệnh ORT, IC, IB, ND của 3 tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Long
An và Bến Tre ...........................................................................................................35

vi


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Bản đồ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ...................................................................3
Hình 2.2 Bản đồ huyện Cần Đước tỉnh Long An .......................................................4
Hình 2.3 Bản đồ huyện Tân Trụ tỉnh Long An ..........................................................5
Hình 2.4 Bản đồ huyện Mỏ Cày Nam tỉnh Bến Tre ...................................................6
Hình 2.5 Bản đồ phân bố bệnh IB trên thế giới giai đoạn 7/2018 - 12/2018 ...........19
Hình 2.6 Bản đồ phân bố bệnh Newcastle trên thế giới giai đoạn 7/2018 - 12/2018
...................................................................................................................................23

vii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Ngày 16 tháng 1 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số
10/2008/QĐ - TTg về việc “Phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020”.
Mục tiêu phải đạt là tổng đàn gà tăng bình quân từ năm 2008 đến 2020 là 5%/năm,
đến năm 2020 đàn gà đạt 300 triệu con, sản lượng trứng gà đạt 14 tỷ quả. Theo đó
cần đẩy nhanh việc đổi mới và phát triển chăn nuôi gia cầm nói chung và chăn nuôi
gà nói riêng theo hướng trang trại, công nghiệp và nuôi chăn thả có kiểm soát.
Theo số liệu từ tổng cục thống kê năm 2018 tại 3 tỉnh Long An, Bến Tre, Bà
Rịa - Vũng Tàu tổng đàn gà lần lượt là 5,7; 4,6; 3,3 triệu con tăng 7,94; 2,61; 18,69%

so với năm 2016. Những năm qua, nhiều giống gia cầm mới có năng suất, chất lượng
cao được đưa vào sản xuất như giống gia cầm hướng trứng, hướng thịt… Theo đó,
chăn nuôi bước đầu cũng đã hình thành vùng sản xuất tập trung như: chăn nuôi gà đẻ
trứng, gà thịt ở các huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Tân Trụ của tỉnh Long An; huyện
Mỏ Cày Nam của tỉnh Bến Tre; huyện Châu Đức, Xuyên Mộc, Tân Thành và thị xã
Phú Mỹ của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Bên cạnh những kết quả đạt được, hiện nay một trong những trở ngại lớn đối
với ngành chăn nuôi gà là việc kiểm soát dịch bệnh đặt biệt là các bệnh ORT, IC, IB,
Newcastle, cúm gia cầm,...với đặc điểm lây lan nhanh, gây giảm số lượng và chất
lượng trứng, tỷ lệ hao hụt gà cao, gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng cho người chăn
nuôi.
Để hiểu rõ về tình hình chăn nuôi và dịch bệnh trên địa bàn, chúng tôi tiến
hành đề tài: “Khảo sát tình hình chăn nuôi gà và các bệnh Ornithobacterium

1


rhinotracheale (ORT), sổ mũi truyền nhiễm, viêm phế quản truyền nhiễm, Newcastle
trên gà tại 3 tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An và Bến Tre”.
1.2 Mục đích nghiên cứu
Đánh giá hiện trạng chăn nuôi gà tại một số huyện của tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu, Long An và Bến Tre nhằm xác định những mặt ưu và nhược điểm của ngành
chăn nuôi gà tại địa phương, từ đó đóng góp phương hướng phát triển cho ngành chăn
nuôi gà của tỉnh.
Đồng thời giúp người chăn nuôi gà có thể nắm bắt được tình hình dịch bệnh
tại địa phương, cung cấp nguồn thông tin sơ cấp cho những nghiên cứu sau về biện
pháp phòng chống dịch bệnh trên gà đặc biệt là 4 bệnh ORT, IC, IB, ND trên gà tại
địa bàn 3 tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An và Bến Tre.
1.3 Yêu cầu nghiên cứu
Phỏng vấn trực tiếp chủ trang trại bằng phiếu khảo sát về một số phương diện

như kinh nghiệm chăn nuôi gà, thu nhập từ chăn nuôi gà, quy mô đàn, phương thức
chăn nuôi, vấn đề vệ sinh sát trùng, nguồn thức ăn nước uống, tình hình dịch bệnh,
đặc biệt là tình hình dịch tễ 4 bệnh ORT, IC, IB, ND tại các trại chăn nuôi gà của một
số huyện thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An và Bến Tre.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
2.1.1 Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

(Nguồn: />
Hình 2.1 Bản đồ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có tọa độ từ 107000’ đến 107034’ kinh độ Đông và
10019’ đến 10048’ vĩ độ Bắc, phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Đồng Nai, phía Nam tiếp
giáp với Biển Đông, phía Đông tiếp giáp với tỉnh Bình Thuận, phía Tây tiếp giáp với
với Thành phố Hồ Chí Minh. Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 2 thành phố trực thuộc tỉnh
là thành phố Bà Rịa và thành phố Vũng Tàu, 1 thị xã Phú Mỹ được thành lập từ huyện
Tân Thành (2018) và 5 huyện gồm: Châu Đức, Côn Đảo, Đất Đỏ, Long Điền, Xuyên
Mộc. Trong đó được chia nhỏ thành 82 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 6 thị
trấn, 29 phường và 47 xã.
Địa hình toàn vùng phần đất liền có xu hướng dốc ra biển. Toàn tỉnh có hơn
3/4 diện tích đồi núi, thung lũng thấp, có trên 50 ngọn núi cao 100m trở lên, khi ra
biển tạo thành nhiều vũng, vịnh, mũi, bán đảo, đảo. Địa hình tập trung vào 4 loại đặc
trưng là đồng bằng hẹp, các núi, gò đồi và thềm lục địa.

3



Diện tích tự nhiên toàn tỉnh 1.987 km². Chia thành 4 loại: đất rất tốt là loại
đất có độ phì rất cao, chiếm 19.60% diện tích tự nhiên, chủ yếu là đất phù sa và đất
xám; đất tốt chiếm 26,40%; đất trung bình chiếm 14,4%; còn lại 39,60% là đất nhiễm
phèn, mặn, đất xói mòn. Đánh giá các loại đất của Bà Rịa - Vũng Tàu cho thấy: nhóm
đất có ý nghĩa lớn cho sản xuất nông lâm nghiệp chiếm 60%, tỷ trọng này tương đối
lớn so với nhiều tỉnh trong cả nước. Nhóm đất này bao gồm đất phù sa, đất xám, đất
đen và đất đỏ vàng.
Nguồn nước mặt của Bà Rịa - Vũng Tàu chủ yếu do ba con sông lớn cung
cấp, đó là sông Thị Vải, sông Dinh, sông Ray. Trên các con sông này có 3 hồ chứa
lớn là hồ Đá Đen, hồ sông Ray, hồ Châu Pha…Bên cạnh đó, nguồn nước ngầm của
tỉnh cũng khá phong phú, tổng trữ lượng có thể khai thác là 70.000m3/ngày đêm đủ
nước cho nông nghiệp, công nghiệp và cho sinh hoạt.
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có
hai mùa rõ rệt đó là màu mưa và mùa khô. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến
tháng 10, thời gian này có gió mùa Tây Nam. Mùa khô thường bắt đầu từ tháng 11
đến tháng 4 năm sau, thời gian này có gió mùa Đông Bắc. Nhiệt độ trung bình hàng
năm là 270C, tháng thấp nhất khoảng 24,80C, tháng cao nhất khoảng 28,60C. Số giờ
nắng rất cao, trung bình hàng năm khoảng 2400 giờ. Lượng mưa trung bình 1500mm.
Bà Rịa - Vũng Tàu nằm trong vùng ít có bão.
2.1.2 Tỉnh Long An

(Nguồn: />
Hình 2.2 Bản đồ huyện Cần Đước tỉnh Long An

4


(Nguồn: />
Hình 2.3 Bản đồ huyện Tân Trụ tỉnh Long An

Tỉnh Long An có tọa độ địa lý từ 105030' 30'' đến 106047' 02'' kinh độ Đông
và từ 10023' 40'' đến 11002' 00'' vĩ độ Bắc, tiếp giáp với thành phố Hồ Chí Minh và
tỉnh Tây Ninh về phía Đông, giáp với Vương Quốc Campuchia về phía Bắc, giáp với
tỉnh Đồng Tháp về phía Tây và giáp tỉnh Tiền Giang về phía Nam. Tỉnh Long An có
15 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các huyện: Đức Huệ, Đức Hòa, Bến Lức,
Cần Đước, Cần Giuộc, Thủ Thừa, Tân Trụ, Châu Thành, Thạnh Hóa, Tân Thạnh,
Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, Tân Hưng, thị xã Kiến Tường và thành phố Tân An; có 192
đơn vị hành chính cấp xã, gồm 166 xã, 12 phường và 14 thị trấn.
Địa hình có xu hướng thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Phía Bắc và
Đông Bắc tỉnh có một số gò đồi thấp, giữa tỉnh là vùng đồng bằng và phía tây nam là
vùng trũng Đồng Tháp Mười, trong đó có khu rừng tràm ngập phèn rộng 46.300 ha.
Diện tích tự nhiên của toàn tỉnh là 4.492 km2. Tỉnh có 6 nhóm đất chính,
nhưng phần lớn là dạng phù sa bồi lắng lẫn nhiều tạp chất hữu cơ, cấu tạo bở rời, tính
chất cơ lý kém, nhiều vùng bị chua phèn và tích tụ độc tố.
Trên lãnh thổ Long An có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt nối liền
với sông Tiền và hệ thống sông Vàm Cỏ là các đường dẫn tải và tiêu nước quan trọng
trong sản xuất cũng như cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt của dân cư. Nhìn chung
nguồn nước mặt của Long An không được dồi dào, chất lượng nước còn hạn chế về
nhiều mặt nên chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất và đời sống. Tuy nhiên, tỉnh có

5


nguồn nước ngầm có nhiều khoáng chất hữu ích đang được khai thác và phục vụ sinh
hoạt dân cư trên địa bàn cả nước.
Long An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ẩm. Nhiệt độ trung bình
hàng tháng 27,70C. Thường vào tháng 4 có nhiệt độ trung bình cao nhất 28,90C, tháng
1 có nhiệt độ trung bình thấp nhất là 25,20C. Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm
là 80 - 82%. Thời gian chiếu sáng bình quân ngày từ 6,8 - 7,5 giờ/ngày và bình quân
năm từ 2.500 - 2.800 giờ. Lượng mưa hàng năm biến động từ 966 - 1325mm. Mưa

phân bổ không đều, giảm dần từ khu vực giáp ranh Thành phố Hồ Chí Minh xuống
phía tây và Tây Nam. Các huyện phía Đông Nam gần biển có lượng mưa ít nhất.
Cường độ mưa lớn làm xói mòn ở vùng gò cao, đồng thời mưa kết hợp với cường
triều, với lũ gây ra ngập úng, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của dân cư.
2.1.3 Tỉnh Bến Tre

(Nguồn: />
Hình 2.4 Bản đồ huyện Mỏ Cày Nam tỉnh Bến Tre
Tỉnh Bến Tre có tọa độ từ 106048' đến 105057' kinh độ Đông và từ 9048' đến
10020' vĩ độ Bắc. Bến Tre tiếp giáp với biển Đông, có bờ biển dài 65 km. Phía Bắc
giáp Tiền Giang, phía Tây và Tây Nam giáp Vĩnh Long, phía Nam giáp Trà Vinh.
Tỉnh Bến Tre hiện có 9 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 1 thành phố Bến Tre
và 8 huyện gồm: Ba Tri, Bình Đại, Châu Thành, Chơ Lách, Giồng Trôm, Mỏ Cày
Bắc, Mỏ Cày Nam, Thạnh Phú. Trong đó có với 164 đơn vị hành chính cấp xã gồm
có 7 thị trấn, 10 phường và 147 xã.
Địa hình của Bến Tre bằng phẳng, không có rừng cây lớn, chỉ có một số rừng
chồi và những dải rừng ngập mặn ở ven biển và các cửa sông. Những con sông lớn

6


nối từ biển Đông qua các cửa sông chính (cửa Đại, cửa Ba Lai, cửa Hàm Luông, cửa
Cổ Chiên), ngược về phía thượng nguồn đến tận Campuchia; cùng hệ thống kênh
rạch chằng chịt khoảng 6.000 km đan vào nhau chảy khắp ba dải cù lao là một lợi thế
của Bến Tre trong phát triển giao thông thủy, hệ thống thủy lợi, phát triển kinh tế
biển, kinh tế vườn, trao đổi hàng hoá với các tỉnh lân cận.
Diện tích tự nhiên của toàn tỉnh là 2.322 km2. Bến tre có 4 nhóm đất chính là
nhóm đất cát, nhóm đất phù sa, nhóm đất phèn và nhóm đất mặn. Trong đó, nhóm đất
mặn chiếm diện tích lớn nhất trong các loại đất của tỉnh 43,11%, nhóm đất phù sa
chiếm 26,9% diện tích toàn tỉnh, nhóm đất phèn, chiếm khoảng 6,74% diện tích đất

tự nhiên của tỉnh, nhóm đất cát chủ yếu là loại đất giồng chiếm diện tích thấp nhất
6,4% diện tích toàn tỉnh.
Trên lãnh thổ Bến Tre có 4 con sông lớn chảy qua, đó là các sông Mỹ Tho,
Ba Lai, Hàm Luông và Cổ Chiên. Tất cả đều chảy theo hướng tây bắc - đông nam và
đổ ra biển hàng trăm tỷ mét khối nước mỗi năm. Các con sông có một vị trí quan
trọng trong hệ thống giao thông thủy, không chỉ của tỉnh mà cả miền đồng bằng rộng
lớn. Từ môi trường thuận lợi này, việc giao lưu văn hoá cũng phát triển mạnh mẽ với
các vùng xung quanh.
Bến Tre nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhưng lại
nằm ngoài ảnh hưởng của gió mùa cực đới, nên nhiệt độ cao, ít biến đổi trong năm,
nhiệt độ trung bình hằng năm từ 260C - 270C. Trong năm không có nhiệt độ tháng
nào trung bình dưới 200C. Lượng mưa trung bình hằng năm từ 1.250 mm - 1.500 mm.
Trong mùa khô, lượng mưa vào khoảng 2 đến 6% tổng lượng mưa cả năm.
2.2 Tổng quan về tình hình chăn nuôi gà
2.2.1 Quy mô đàn
Trong những năm qua, chăn nuôi gia cầm đã có những bước phát triển vượt
bậc. Từ chăn nuôi phân tán, quy mô nhỏ, tự phát, dần dần chuyển thành chăn nuôi
tập trung với quy mô lớn hơn. Chăn nuôi gia cầm đã có vị thế mới, góp phần làm thay
đổi nhanh chóng cơ cấu các ngành sản xuất trong nông nghiệp và xoá đói giảm nghèo
ở Việt Nam. Qua Bảng 2.1 ta thấy, tổng đàn gà tăng trưởng trung bình hằng năm là

7


6,93%, trong đó gà thịt tăng 7,24%, gà đẻ tăng 5,88%. Năm 2018 đạt 317 triệu con
chiếm 77,5% trong chăn nuôi gia cầm, trong đó tổng đàn gà thì gà thịt chiếm 77,6%
và gà đẻ chiếm 22,4%.
Bảng 2.1 Quy mô đàn gà trên cả nước giai đoạn 2016 - 2018
Đối tượng


Đơn vị

2016

2017

2018



1000 con
%
1000 con
%
1000 con
%

277.189
76,6
213.851
77,1
63.338
22,9

295.209
76,6
228.674
77,5
66.535
22,5


316.916
77,5
245.914
77,6
71.002
22,4

Gà thịt
Gà đẻ

Tăng trung bình (%)
6,93
7,24
5,88

(Nguồn: Tạp chí chăn nuôi Việt Nam, 2019)

Bảng 2.2 Quy mô đàn gà một số tỉnh khu vực Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông
Cửu Long đến 10/2018 (ĐVT: 1000 con)
Khu vực/ Tỉnh thành

Tổng số

Số con hiện có

Gà thịt

Gà đẻ


Đông Nam Bộ
Đồng Nai
Bà Rịa - Vũng Tàu
TP. Hồ Chí Minh
Đồng bằng sông Cửu Long
Long An
Tiền Giang
Bến Tre

44720
20486
4084
328
70196
7392
12133
5960

41729
19076
3311
319
41688
5703
10548
4661

32013
14539
2517

262
30110
4007
6364
4039

9716
4536
794
56
11578
1696
4184
622

(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2018)

Theo Bảng 2.2 ở khu vực Đông Nam Bộ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có số đầu
gà khoảng 4.084 nghìn con xếp sau Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước.
Tỉnh Long An có số đầu gà khoảng 7.392 nghìn con đứng thứ 3 trong khu vực đồng
bằng sông Cửu Long xếp sau Tiền Giang và Vĩnh Long. Tỉnh Bến Tre có số đầu gà
khoảng 5.960 nghìn con đứng thứ 5 trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long xếp sau
Tiền Giang, Vĩnh Long, Long An, Sóc Trăng.

8


2.2.2 Cơ cấu đàn vật nuôi

4.33


0.11
0.01

0.87

1.21

2.11

0.00 2.30
6.76
7.81

1.98

7.25
19.85

24.91

22.31

69.67

67.69

Bà Rịa - Vũng Tàu

Long An

Trâu



Heo



Gia cầm khác*

Vật nuôi khác**

60.81

Bến Tre

Biểu đồ 2.1 Cơ cấu đàn vật nuôi 3 tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An và Bến
Tre thời điểm tháng 10 năm 2018.
Tính toán dựa trên số đầu con từ số liệu của Tổng cục thống kê, 2018.
* Gia cầm khác bao gồm: Vịt, ngan, ngỗng, chim cút, bồ câu.
** Vật nuôi khác bao gồm: Ngựa, dê, cừu, hươu, nai, nhím, chó, thỏ, trăn, rắn.

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổng đàn gà chiếm 67,69% trong tổng đàn vật nuôi,
trong đó có 76% là gà thịt và 24% là gà đẻ trứng. Tỉnh Long An tổng đàn gà chiếm
69,67% trong tổng đàn vật nuôi, trong đó có 70% là gà thịt và 30% là gà đẻ trứng.
Tỉnh Bến Tre tổng đàn gà chiếm 60,81% trong tổng đàn vật nuôi, trong đó gà thịt
chiếm 87% và 13% là gà đẻ trứng.
2.2.3 Phương thức chăn nuôi
Hiện nay ở nước ta đang tồn tại 3 phương thức chăn nuôi gà là chăn nuôi nhỏ
lẻ, thả rông chủ yếu trong hộ nông dân, chăn nuôi bán công nghiệp với quy mô vừa,

thả vườn, chăn nuôi công nghiệp với quy mô lớn, tập trung (Trần Công Xuân, 2012).
Giống gà lông màu chiếm khoảng 70% tổng đàn gà nuôi tập trung tại các
trang trại quy mô công nghiệp tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Tại đây gà thịt công nghiệp
được chiếm khoảng 30% tổng đàn của trang trại tập trung nuôi chủ yếu tại các trại
lạnh công nghiệp. Gà ta, gà tàu, gà tre được nuôi chủ yếu tại các trang trại quy mô
nhỏ tại nông hộ với kiểu chuồng đơn giản.

9


Vài năm trở lại đây tại huyện Cần Đước tỉnh Long An mô hình chăn nuôi gà
đẻ trứng trên lồng theo hướng công nghiệp đảm bảo an toàn sinh học, liên kết thành
các hợp tác xã đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi. Mô hình này
đang được nhân rộng theo hướng VietGAP từng bước đáp ứng nhu cầu thị trường về
truy xuất nguồn gốc các sản phẩm chăn nuôi.
Tình hình chăn nuôi gà tỉnh Bến Tre hiện nay đang phát triển tương đối thuận
lợi, mô hình chăn nuôi gà thả vườn trở nên phổ biến bởi nó mang lại hiệu quả kinh tế
cao, giá cả ổn định so với các vật nuôi, người nuôi thu được lợi nhuận cao nên sau
khi xuất chuồng vẫn tái đàn trở lại.
2.3 Tổng quan về bệnh ORT
2.3.1 Lịch sử bệnh
Năm 1981, lần đầu tiên người ta phân lập được một chủng Ornithobacterium
rhinotracheale (ORT) từ dịch nước mũi, dịch phù ở mặt, mủ và tơ huyết trên túi khí
bị viêm của gà tây 5 tuần tuổi tại phía Bắc nước Đức. Năm 1986, ORT được phân lập
từ gà tây tại Isarel ở nhiều lứa tuổi với bệnh tích viêm xuất huyết cấp tính phổi và
viêm túi khí.
Tại Việt Nam, bệnh xảy ra từ cuối năm 2013 làm cho cán bộ thú y và người
chăn nuôi gặp khó khăn trong việc chuẩn đoán và điều trị. Nguyễn Thị Lan và ctv
(2014) đã tổng hợp cụ thể về tình hình nghiên cứu trên thế giới và các đặc điểm quan
trọng của ORT làm cơ sở cho việc chẩn đoán xét nghiệm.

2.3.2 Căn bệnh
Tác nhân gây bệnh
Bệnh ORT là một bệnh do vi khuẩn Ornithobacterium rhinotracheale gây ra.
ORT là một vi khuẩn Gram âm, hình que. Trước năm 1994, vi khuẩn được đặt tên là
Pasteurella, Kingella hoặc Pleomorphic Gram Negative Rod.
Sức đề kháng của tác nhân gây bệnh
ORT có thể sống 1 ngày ở 37ºC, 6 ngày ở 22ºC, 40 ngày ở 40ºC và ít nhất là
150 ngày ở -102ºC. Sự tồn tại của ORT ở nhiệt độ thấp có liên quan tới sự bùng phát

10


các trường hợp bệnh tập trung vào các tháng mùa đông của năm. Chúng không thể
tồn tại quá 24 giờ ở nhiệt độ 42ºC.
Các chủng ORT nhạy cảm với các yếu tố vật lý, hóa học. Vi khuẩn bị vô hoạt
hoàn toàn bởi dung dịch chứa formic và glyoxyl acid 0,5%, dung dịch có chứa hợp
chất của aldehyde-based (20% glutaraldehyde) 0,5% sau 15 phút.
2.3.3 Dịch tễ học
Loài và lứa tuổi mắc bệnh
Vi khuẩn ORT được phân lập ở hầu hết các quốc gia trên thế giới chủ yếu ở
gà thịt và gà tây, và ít xuất hiện ở các loài gia cầm khác như gà lôi, chim bồ câu, vịt,
ngan, ngỗng, chim cút, đà điểu, quạ và mòng biển (Nguyễn Đức Kiên, 2015).
Bệnh ORT có thể gặp trên gà và gà tây ở mọi lứa tuổi, hay gặp nhất là lứa
tuổi gà giò và gà lớn. Gà thịt công nghiệp thường mắc ở độ tuổi từ tuần thứ 3 đến
tuần thứ 6. Gà thịt lông màu thường mắc ở độ tuổi từ tuần thứ 6 trở đi. Gà hậu bị, gà
đẻ và gà giống thường mắc ở độ tuổi từ tuần thứ 6 trở đi và trong suốt quá trình đẻ
trứng. Gà đẻ thương phẩm từ 20 - 50 tuần tuổi mắc với tỉ lệ tử vong tăng. Gà thịt làm
giống thường mắc ở độ tuổi từ tuần thứ 20 đến tuần thứ 50. Tỉ lệ mắc cao nhất là giai
đoạn đẻ và ngay trước khi bước vào giai đoạn đẻ (Bùi Thị Thu Hường, 2015).
Mùa vụ phát bệnh

Bệnh ORT hay bùng phát vào mùa đông, mùa xuân và thời điểm giao mùa
trong năm khi nhiệt độ, độ ẩm không khí có sự biến động nhiều. Tuy nhiên với
phương thức chăn nuôi gà công nghiệp tập trung với mật độ cao chưa đảm bảo an
toàn sinh học hay chăn nuôi nhỏ lẻ, tự phát chưa kiểm soát an toàn sinh học như hiện
nay thì bệnh ORT có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong năm.
Phương thức truyền lây
ORT truyền ngang thông qua sự tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với mầm
bệnh có trong không khí hay nước uống. Do đó, các chuồng hở, sự thông thoáng của
chuồng nuôi tạo điều kiện cho quá trình phát tán bệnh trở nên dễ dàng hơn.

11


Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gà chủ yếu qua đường hô hấp, sinh sôi và phát
triển ở niêm mạc đường hô hấp, sau đó đến cư trú ở cơ quan đích là phổi, hai phế
quản gốc và gây nên bệnh tích đặc trưng của bệnh ORT ở đó.
Bệnh lây truyền từ gà bệnh cho gà khỏe qua tiếp xúc trực tiếp. Gà bệnh bài
thải mần bệnh ra ngoài không khí qua chất tiết đường hô hấp (hắt hơi) và từ đó lây
cho gà khỏe bằng đường hít thở. Ngoài ra, mầm bệnh có thể lây lan theo đường gió,
qua dụng chăn nuôi, xe vận chuyển, động vật mang mầm bệnh và con người cũng
đóng vai trò lớn trong sự truyền lây của bệnh ORT.
Ở những vùng chăn nuôi gà tập trung theo hình thức công nghiệp nhưng
không đảm bảo các điều kiện vệ sinh như môi trường bị ô nhiễm (mùi phân, độ thông
thoáng kém…) hay nuôi gà nhiều độ tuổi khác nhau trong cùng một khu vực luôn là
điều kiện lý tưởng cho bệnh ORT bùng phát và lây lan với tốc độ nhanh.
Ngoài ra, vi khuẩn này có những bằng chứng cho thấy chúng có khả năng
truyền dọc. Vi khuẩn ORT không truyền qua trứng trong quá trình ấp (Nguyễn Thị
Lan và ctv, 2014).
Phân bố
Vào năm 1994, ORT đã được phân lập từ chim hoang dã ở nhiều quốc gia

trên thế giới (Nguyễn Thị Lan và ctv, 2014). Sau khi được nhận dạng vào năm 1994
bởi Vandamme và ctv, ORT được phân lập báo cáo ở khắp nơi trên thế giới bao gồm:
Mỹ, Pháp, Hà Lan, Bỉ, Tây Ban Nha, Đức, Hungary, Israel, Hàn Quốc, Nhật, Đài
Loan, Thổ Nhĩ Kì, Brazil, Iran và Nam Phi.
Tại Việt Nam, bệnh xảy ra từ cuối năm 2013. Năm 2016, Nguyễn Thị Lan và
ctv đã công bố công trình nghiên cứu về đặc điểm của vi khuẩn ORT được phân lập
từ đàn gà nuôi tại một số tỉnh phía Bắc Việt Nam.
2.3.4 Triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng lâm sàng ở gà thịt thương phẩm thường xuất hiện ở 3 - 6 tuần
tuổi với tỷ lệ chết vào khoảng 2 - 10% với các triệu chứng ủ rũ, giảm ăn, giảm tăng
trọng và tăng dịch tiết và vẩy mỏ, kèm theo có hiện tượng phù mặt. ORT có thể là

12


nguyên nhân gây chết đột ngột (dưới 20% trong 2 ngày) ở gà con với sự nhiễm trùng
tại não và xương sọ kèm theo hoặc không kèm theo các triệu chứng hô hấp.
Ở gà giống bố mẹ, bệnh thưởng xảy ra ở giai đoạn đang đẻ trứng, giai đoạn
đầu đang đạt đỉnh hay ngay trước khi đưa gà lên chuồng đẻ. Có sự tăng nhẹ tỷ lệ chết,
giảm ăn và các triệu chứng hô hấp nhẹ. Tỷ lệ chết thường biến động và ít có liên hệ
ở các ca không bị ghép bệnh. Có thể gặp các biểu hiện giảm đẻ, giảm kích thước trứng
và chất lượng vỏ trứng kém. Tỷ lệ có phôi và khả năng ấp nở cũng có thể bị ảnh
hưởng.
Ở gà đẻ thương phẩm, giảm đẻ, tăng trứng méo và tăng tỷ lệ chết có liên hệ
tới sự nhiễm ORT.
Ở một số trường hợp, gà con mắc bệnh từ 2 đến 8 tuần tuổi. Tỷ lệ chết thường
trong khoảng 1 - 15% ở thể cấp tính (8 ngày), nhưng tỷ lệ nhiễm có thể tăng cao với
tỷ lệ chết tới 50%. Các triệu chứng ban đầu bao gồm ho, vẩy mũi và kèm theo dịch
nhầy, ở một số trường hợp có hiện tượng trụy hô hấp nặng, khó thở, vươn cổ và viêm
xoang mũi. Các triệu chứng sẽ kéo theo các triệu chứng giảm ăn và giảm uống nước.

ORT được báo cáo là nguyên nhân gây ra các triệu chứng thần kinh hoặc liệt
do viêm màng não, viêm xương và viêm xương tủy ở gà và gà tây.
2.3.5 Bệnh tích
Các tổn thương đại thể thường gặp bao gồm: viêm phổi, viêm màng phổi và
viêm túi khí. Khi giết thịt hoặc kiểm tra sau giết mổ sẽ thấy dịch dạng bọt, màu trắng,
chất dịch tiết này có màu giống sữa chua và có thể thấy rõ trong các túi khí (thùy túi
bụng trước), hầu hết các tổn thương chỉ tiến triển ở một bên thùy phổi. Các tổn thương
do ORT có thể làm tỷ lệ chết tăng cao tới 50% hoặc hơn. Thêm nữa, phù thũng dưới
da mặt, tại các điểm tiếp giáp có sụn gây viêm đầu, viêm xương, viêm xương tủy và
viêm màng não được báo cáo thấy ở gà.
2.3.6 Chuẩn đoán
ORT cũng có thể được phân lập một cách thông thường, trên thạch máu
thường hoặc thạch chocolate (Charlton và ctv, 1993). Kiểm tra ngưng kết nhanh trên
phiến kính cũng được sử dụng cho mục đích chẩn đoán. Kiểm tra Accelerated

13


Graphics Port sử dụng kháng huyết thanh dương tính đã biết có thể được sử dụng để
xác định và định typ ORT đã phân lập (Charlton và ctv, 1993).
PCR được sử dụng để phát hiện các ORT trong mẫu dịch khí quản được lấy
từ các gà mắc bệnh nặng. Ngoài ra, xét nghiệm bằng miễn dịch huỳnh quang cũng đã
được sử dụng để phát hiện ORT trên gà.
Các phản ứng kiểm tra ngưng kết huyết thanh trên tấm (SPAT) được sử dụng
như một xét nghiệm nhanh cho việc phát hiện các kháng thể chống lại ORT. Kỹ thuật
ELISA cũng được sử dụng để chuẩn đoán bệnh ORT
2.3.7 Phòng và điều trị
Công tác vệ sinh thú y trong chăn nuôi phải được đảm bảo: chuồng gà ấm về
mùa đông, thoáng về mùa hè, nền chuồng phải luôn khô ráo, tránh gió lùa. Dọn vệ
sinh thường xuyên khu vực chăn nuôi, máng ăn, máng uống đảm bảo sạch sẽ, sát

trùng chuồng trại thường xuyên, định kỳ, hạn chế tối đa các yếu tốt stress có hại. Tăng
cường sức đề kháng cho gà bằng các thuốc bổ như: B.comlex, điện giải, giải độc gan,
điện giải thảo dược, Redmin… Khống chế ảnh hưởng của thời tiết như: chắn gió lùa,
che mưa, giảm độ nóng vào mùa hè bằng việc xây chuồng 2 mái, có hệ thống phun
nước chống nóng lên mái.
Dùng một trong các loại thuốc sau để phòng: Timicocin, Spiramycin,
Lincomycin, doxycycline...
Phương pháp điều trị gia cầm mắc bệnh do ORT bằng kháng sinh là một điều
rất khó bởi rất nhiều chủng của ORT có khả năng làm giảm độ nhạy hoặc có tính
kháng cao với nhiều loại kháng sinh như amoxicillin, ampicillin, doxycycline,
enrofloxacin, flumequine, gentamycin, lincomycin, tetracycline và tylosin (Võ Thị
Trà An và ctv, 2014)
2.4 Tổng quan về bệnh sổ mũi truyền nhiễm
2.4.1 Lịch sử bệnh
Đầu năm 1920, Beach đã cho rằng bệnh sổ mũi truyền nhiễm (IC) có một
triệu chứng lâm sàng khác biệt so với các bệnh khác nhưng chưa rõ nguyên nhân.

14


Năm 1932, De Blieck đã phân lập tác nhân gây bệnh và đặt tên nó là Bacillus
hemoglobinophilus coryzae gallinarum.
2.4.2 Căn bệnh học
Tác nhân gây bệnh
Bệnh IC là một bệnh hô hấp cấp tính ở gà gây ra bởi vi khuẩn Avibacterium
paragallinarum. Vi khuẩn có hình que nhỏ, không di động, không sinh bào tử, yếm
khí, thuộc vi khuẩn Gram âm.
Sức đề kháng của tác nhân gây bệnh
Vi khuẩn thường chết nhanh chóng khi ra ngoài cơ thể vật chủ. Trong điều
kiện của trại không sống lâu hơn 48 giờ ở 18 - 24oC. Trong nước mũi tồn tại được 4

giờ ở nhiệt độ môi trường xung quanh. Ở chất tiết và mô (37oC) tồn tại được 24 giờ,
giữ ở 4oC tồn tại trong nhiều ngày. Ở 45 - 55oC bị giết trong vòng 2 - 10 phút. Cho
vào trong nước trứng 0,25% formalin giết chết trong vòng 24 giờ ở 6oC.
2.4.3 Dịch tễ học
Loài và lứa tuổi mắc bệnh
Trong tự nhiên, bệnh xảy ra chủ yếu trên gà. Bệnh xảy ra với mọi lứa tuổi
nhưng gà lớn bệnh nặng hơn. 90% bệnh xảy ra ở gà 4 - 8 tuần tuổi, 100% gà bị bệnh
ở 13 tuần tuổi và lớn hơn.
Mùa vụ phát bệnh
Bệnh xảy ra ở mọi thời điểm trong năm khi thời tiết biến động. Mùa lạnh, ẩm
ướt, độ ẩm cao dẫn đến mầm bệnh lây lan nhanh hơn.
Phương thức truyền lây
Vi khuẩn Avibacterium paragallinarum chủ yếu lây qua đường hô hấp,
không truyền qua trứng, ngoài ra, còn lây lan qua đường tiêu hóa (thức ăn, nước uống
ô nhiễm).
Phân bố
Bệnh phân bố khắp mọi nơi trên thế giới như New South Wales (1988),
Argentina (1993), Andhra Pradesh Ấn Độ (2015),… Tại Việt Nam bệnh xảy ra ở bất
cứ khu vực nào chăn nuôi gà đặc biệt là chăn nuôi gà quy mô công nghiệp.

15


2.4.4 Triệu chứng lâm sàng
Bệnh gây ra những triệu chứng lâm sàng thể hiện ra bên ngoài như viêm cấp
tính đường hô hấp trên phần từ mũi đến xoang mũi, chảy dịch nhầy hoặc thanh dịch,
sưng vùng mặt và viêm kết mạc mắt, phù mặt, sưng yếm ở gà trống.
Ngoài ra bệnh IC có thể gây tiêu chảy, giảm tiêu thụ thức ăn và nước uống.
Điều đó ở gà trong giai đoạn tăng trưởng làm tăng tỉ lệ loại thải và đối với gà đẻ sẽ
gây ra hậu quả làm giảm sản lượng trứng từ 10% đến 40% (Calderón và ctv 2010).

2.4.5 Bệnh tích
Bệnh tích đại thể: gây viêm catarrhal (nhày) của đường mũi và xoang dưới
hốc mắt, kết mạc mắt. Đường khí quản trên có thể bị viêm, có thể viêm phổi và túi
khí nhưng phù ở dưới da mặt và yếm thì nổi bật.
Bệnh tích vi thể: xoang mũi, xoang dưới hốc mắt, khí quản bong tróc tế bào
biểu mô, ăng sản của tế bào biểu mô tuyến và niêm mạc, hù và sung huyết với sự
thâm nhập bạch cầu trung tính vào trong lớp áo riêng của màng nhày.
2.4.6 Chuẩn đoán
Lấy mẫu bệnh phẩm từ chất tiết đường hô hấp, chất viêm lấy từ xoang dưới
hốc mắt, xoang mũi, túi khí. Nuôi cấy vi khuẩn trên môi trường thạch chocolate hay
thạch máu cùng với Staphylococcus epidermidis hay Staphylococcus hyicus. Vi
khuẩn phát triển sẽ giải phóng yếu tố V.
Tìm kháng thể khoảng 7 - 14 ngày sau khi nhiễm hoặc chủng ngừa, kháng
thể có thể kéo dài 1 năm hay lâu hơn nữa, gồm các phản ứng: Phản ứng ngưng kết
trên phiến kính hoặc trong ống nghiệm, phản ứng kết tủa khuyếch tán trên thạch, phản
ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu (serovar A hay C).
2.4.7 Phòng và điều trị
Công tác vệ sinh thú y trong chăn nuôi phải được đảm bảo: chuồng gà ấm về
mùa đông, thoáng về mùa hè, nền chuồng phải luôn khô ráo, tránh gió lùa. Dọn vệ
sinh thường xuyên khu vực chăn nuôi, máng ăn, máng uống đảm bảo sạch sẽ, sát
trùng chuồng trại thường xuyên, định kỳ, hạn chế tối đa các yếu tốt stress có hại. Tăng
cường sức đề kháng cho gà bằng các thuốc bổ như: B.comlex, điện giải, giải độc gan,

16


điện giải thảo dược, Redmin… Khống chế ảnh hưởng của thời tiết như: chắn gió lùa,
che mưa, giảm độ nóng vào mùa hè bằng việc xây chuồng 2 mái, có hệ thống phun
nước chống nóng lên mái.
Sử dụng vắc-xin chết tiêm SC hay IM trước khi dịch nổ ra 3 - 4 tuần hoặc

giữa 10 - 20 tuần tuổi, tốt nhất là tiêm 2 lần, lần 1 lúc 14 - 16 tuần tuổi, lần 2 lúc 20
tuần tuổi.
2.5 Tổng quan về bệnh viêm phế quản truyền nhiễm
2.5.1 Lịch sử bệnh
Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (IB) được phát hiện lần đầu tiên vào năm
1930 ở Dakota, nước Mỹ. Lúc đầu, IB được coi như một bệnh chủ yếu ở gà con. Tuy
nhiên, sau này nó lại được biết đến như một bệnh phổ biến trên đàn gà hậu bị và gà
đẻ. Một biểu hiện khác của bệnh IB bao gồm mất khả năng đẻ trứng của đàn gà và có
các triệu chứng điển hình của bệnh hô hấp cũng đã được ghi nhận năm 1940; virus
gây tổn thương ở thận được ghi nhận vào những năm 1960 (Nguyễn Bá Hiên và ctv,
2013).
Ở Việt Nam, IB ở gà được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1996. IBV lưu
hành thường xuyên ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam (2014 - 2017) với tỷ lệ mắc và
tỷ lệ chết do IB lần lượt là 14,70% và 2,45% (Nguyễn Thị Loan, 2018).
2.5.2 Căn bệnh học
Tác nhân gây bệnh
IBV thuộc họ Coronaviridae, gồm có hai giống là Coronavirus và Torovirus.
IBV thuộc nhóm 3 của giống Coronavirus với kháng nguyên đa dạng, vì vậy có
rất nhiều chủng được xác định như: Massachusets, Arkansats 99, Connecticut, O72…
IBV có khả năng biến chủng rất cao, và là bệnh đang rất được quan tâm
trên toàn thế giới.
Sức đề kháng của tác nhân gây bệnh
IBV bị bất hoạt ở 56ºC trong 15 phút, 45ºC trong 90 phút. Một số chủng IBV
có thể sống sót ở ether 20% ở 4ºC trong 18 giờ. Mất tính gây nhiễm bởi chloroform

17


50% ở nhiệt độ phòng trong 10 phút. Nhạy cảm với các thuốc sát trùng như
propiolactone 0,05% - 0,1%, formalin 0,1%...

2.5.3 Dịch tễ học
Loài và lứa tuổi mắc bệnh
Gà được coi là vật chủ tự nhiên duy nhất của bệnh, tuy nhiên tính mẫn cảm
đối với bệnh thay đổi phụ thuộc vào giống gà (Nguyễn Bá Hiên và ctv, 2013). Con
vật mắc bệnh ở mọi lứa tuổi, nhưng gà con mẫn cảm nhất và có tỷ lệ chết cao. Khi
tuổi càng tăng, gà trở nên đề kháng tốt hơn với những biến đổi bệnh lý ở thận, ống
dẫn trứng và tỷ lệ chết giảm (Nguyễn Bá Hiên và ctv, 2013). Thể viêm thận thường
thấy trên gà dươi 10 tuần tuổi, tuy nhiên cũng có thể thấy trên gà đẻ. Thể bệnh hô hấp
xảy ra trầm trọng hơn trên gà con.
Mùa vụ phát bệnh
Với phương thức chăn nuôi gà công nghiệp tập trung với mật độ cao chưa
đảm bảo an toàn sinh học hay chăn nuôi nhỏ lẻ, tự phát chưa kiểm soát an toàn sinh
học như hiện nay thì bệnh có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong năm. Tuy nhiên mùa
đông là mùa thuận lợi nhất cho sự tồn tại và lan truyền của IBV.
Phương thức truyền lây
Đặc tính truyền lây của IBV là rất dễ lây lan. Thời kỳ ủ bệnh tương đối ngắn
(18 - 36 giờ), và những con gà không được bảo vệ với thuốc xịt nước xoang niệu
mô bị nhiễm phát triển âm rale khí quản trong 24 giờ, việc lây lan ra
toàn đàn chỉ trong 1 hoặc 2 ngày và những con gà nhạy cảm cùng chuồng với gà
bệnh thường xuất hiện triệu chứng trong vòng 48 giờ. Virus lan truyền nhanh giữa
những con gà theo đường ngang như đường không khí, thông qua các dụng cụ chăn
nuôi, thức ăn, nước uống và các thiết bị chăn nuôi khác. Sự truyền bệnh qua phân
(chất thải) bị nhiễm cũng có thể xảy ra. Thông gió kém, nhiệt độ cao làm tăng khả
năng nhiễm bệnh. Bệnh lây chủ yếu qua đường hô hấp.
Phân bố
Bệnh phân bố khắp nơi trên thế giới. Ở Mỹ, ngoài type Massachusetts (Mass)
lần đầu tiên được phân lập vào những năm 1950, một số serotype cũng được phát

18



×