Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Tiểu luận giải pháp nâng cao khả năng sử dụng phụ phẩm ở gia súc trâu bò

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.67 KB, 15 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

TIỂU LUẬN

CHUYÊN ĐỀ: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG SỬ DỤNG
PHỤ PHẨM NUÔI GIA SÚC NHAI LẠI

MÔN

: NHỮNG TIẾN BỘ MỚI TRONG CHĂN NUÔI GIA SÚC NHAI LẠI

Hà Nội, tháng ……………..
1


I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, chăn nuôi gia súc nhai lại nói chung và trâu bò nói riêng không chỉ cung
cấp sức kéo và phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp mà còn cung cấp các thực phẩm
quý như sữa, thịt, nâng cao nguồn thu nhập cho người chăn nuôi. Vấn đề quan trọng để
phát triển chăn nuôi gia súc nhai lại là phải đáp ứng đầy đủ lượng thức ăn thô xanh quanh
năm và cân bằng dinh dưỡng. Ở nước ta, nguồn thức ăn thô xanh cung cấp cho đàn gia súc
chủ yếu là đồng cỏ tự nhiên và cỏ trồng. Tuy nhiên, do tình trạng dân số tăng nhanh, đất đai
hạn chế, tốc độ đô thị hoá nhanh mà diện tích đồng cỏ tự nhiên, đất trồng cỏ và các bãi chăn
thả đang thu hẹp lại, dẫn tới tình trạng thiếu thức ăn cho đàn gia súc, đặc biệt là vào mùa
đông. Nguồn thức ăn khan hiếm và người nông dân chưa chủ động đủ thức ăn cho gia súc
đã dẫn tới tình trạng chết hàng loạt và mắc dịch bệnh như lở mồm long móng trong những
đợt rét kéo dài vừa qua, gây ra những thiệt hại to lớn đối với người chăn nuôi nói riêng và
ngành nông nghiệp nói chung. Nước ta, ngoài thức ăn tự nhiên và các loại cỏ trồng thì phụ
phẩm nông nghiệp là nguồn thức ăn dồi dào có thể dự trữ cho đàn gia súc hoặc thay thế khi
thức ăn tự nhiên khan hiếm. Sử dụng có hiệu qủa các nguồn phụ phẩm trong chăn nuôi gia


súc nhai lại là một trong những giải pháp giúp cho người nông dân chủ động đảm bảo đủ
nguồn thức ăn cho đàn gia súc. Việc chế biến phụ phẩm nông nghiệp cho gia súc nhai lại
ăn sẽ có các tác dụng lớn như:
- Cải thiện được thành phần dinh dưỡng
- Tăng lượng thức ăn ăn vào
- Tăng khả năng tiêu hóa hấp thu
- Giảm ảnh hưởng của độc tố (đối với nguyên liệu có chứa độc tố)
- Khắc phục tình trạng thời vụ của cây trồng
- Tăng nguồn thức ăn cho gia súc lớn
- Góp phần tăng lợi nhuận cho người chăn nuôi.
Nâng cao khả năng sử dụng phụ phẩm để chăn nuôi là một xu hướng đang được cổ
vũ hiện nay nhằm khai thác các tiềm năng tại chỗ có hiệu quả hơn, đảm bảo cho việc phát
triển một nền nông nghiệp bền vững (Nguyễn Xuân Trạch, 2003)

2


II. NỘI DUNG
1. Nguồn phụ phẩm sử dụng làm thức ăn cho gia súc nhai lại ở Việt Nam
Việt Nam là nước nông nghiệp nên nguồn phụ phẩm rất dồi dào và đa
dạng như: rơm, ngọn cây mía, thân lá cây lạc, đỗ, ngô, các loại lá bắp cải, xu
hào, củ quả như khoai lang, sắn, bí đỏ...
Ở nước ta nguồn phụ phẩm nông nghiệp được ước tính dựa trên khảo sát
khối lượng thực tế của từng loại phụ phẩm tính trên 1 đơn vị diện tích sau đó
ước tính tổng khối lượng cho toàn quốc, dựa vào số liệu thống kê về diện tích
gieo trồng hàng năm (Bùi Văn Chính và CS, (2002)). Khối lượng này được quy
đổi ra chất khô để tiện cho việc so sánh đánh giá (Bảng 1)
Bảng 1. Ước tính khối lượng các nguồn phụ phẩm nông nghiệp chính
ở Việt Nam
Tên phụ phẩm


Diện tích gieo trồng
(triệu ha/ năm)

Khối lượng phụ phẩm
(Tr. tấn chất khô/ năm)

Rơm lúa

7,5

25,0

Cây ngô (đã thu bắp)

0,65

2,0

Dây lạc

0,27

0,48

Dây lang

0,26

0,24


Ngọn, lá sắn

0,23

0,29

Lá mía

0,28

0,42

Tổng cộng

-

28,4

Mặt hạn chế của phụ phẩm nông nghiệp là một số loại có hàm lượng chất
xơ rất cao, thí dụ rơm lúa chứa 34% chất xơ, còn lá mía chứa 43% tính trong
chất khô, nên rất khó tiêu hóa. Mặt khác một số loại phụ phẩm lại khó chế biến
và dự trữ khi thu hoạch đồng loạt như cây lạc, dây lang, ngọn lá sắn, lá mía... Đó
cũng là một lý do làm cho người nông dân chỉ sử dụng được một phần các loại
phụ phẩm này ở dạng tươi làm thức ăn cho gia súc (bảng 2). Qua bảng 2 cho
thấy hàm lượng xơ của rơm lúa, cây ngô già và lá mía khá cao nên rất cần được
chế biến bằng các tác nhân hóa học hay sinh học để nâng cao tỷ lệ tiêu hóa chất
xơ và các chất hữu cơ khác

3



Bảng 2. Giá trị dinh dưỡng của một số phụ phẩm nông nghiệp ở Việt Nam
% tính trong chất khô
Chất khô
Tên phụ phẩm
Chất xơ
(%)

Tổng các chất Năng lượng trao
Protein dinh dưỡng đổi - ME, (Kcal/
tiêu hóa - TDN kg chất khô)

Rơm lúa

90,8

34,3

5,1

45,9

1662

Cây ngô già

61,6

31,5


7,6

54,1

1958

Lá mía

28,8

42,9

8,2

49,3

1778

Dây lang

20,0

24,5

11,0

59,5

2160


Dây lạc

22,5

27,7

14,1

63,5

2289

Ngọn, lá sắn

25,5

22,7

16,9

67,5

2549

a. Rơm
Rơm lúa vốn nghèo dinh dưỡng (2-3% protein) thành phần chủ yếu là xơ
(31-33%) tỉ lệ tiêu hóa thấp. Tuy nhiên rơm lúa chứa một lượng năng lượng tiềm
tàng. Khối lượng rơm lúa hàng năm ở nước ta vào khoảng 25 triệu tấn (xấp xỉ 1
lúa : 0,8 rơm) (Lê Viết Ly và CS, 1996) .

Rơm là nguồn thức ăn dự trữ chủ yếu và phổ biến nhất của trâu, bò trong
chăn nuôi gia đình hiện nay. Rơm phơi được nắng có màu vàng tươi và có mùi
thơm. Rơm kém chất lượng thì trâu, bò ít ăn và có khi còn gây các bệnh về tiêu
hoá. Do vậy, cần tận thu và bảo quản tốt nguồn thức ăn thô dự trữ này cho trâu
bò. Có thể thay thế thức ăn xanh bằng rơm khô nhưng khi cho ăn rơm khô cần
chế biến để làm mềm rơm bằng phương pháp kiềm hoá hoặc urê hoá, nhằm tăng
khả năng tiêu hoá và bổ sung thêm canxi, nitơ, phi protein cho trâu bò.
b. Thân cây ngô, lá sắn
- Thân cây ngô (bắp): là thức ăn trâu, bò rất ưa thích. Gieo ngô dày, mỗi
hecta gieo 60kg hạt giống, tỉa 2 lần để lấy cây non cho trâu, bò ăn, cách này có
thể thu được 10 tấn cây ngô non/sào, là nguồn thức ăn xanh có giá trị dinh
dưỡng cao. Thân cây ngô sau thu hoạch cũng được sử dụng cho gia súc ăn, lúc
này giá trị dinh dưỡng cảu thân bắp không cao, chứa nhiều xơ (30-40%) và ít
đạm (7-10%), do đó việc chế biến để bảo quản và tăng giá trị dinh dưỡng của
chúng là cần thiết.
4


- Lá và củ sắn: chứa hàm lượng protein khá cao (18-20%), trâu, bò thích
ăn lá sắn nhưng dễ bị say, hoặc tử vong nếu ăn quá nhiều do trong lá sắn có chứa
chất độc HCN. Củ sắn cũng được sử dụng cho gia súc ăn, hàm lượng HCN trong
củ sắn ngọt 20-30mg/kg củ, trong sắn đắng 60-150 mg/kg củ. Vì vậy cần có biện
pháp xử lý lá và củ sắn trước khi cho gia súc ăn để giảm nguy cơ bị ngộ độc.
c. Ngọn mía, lá mía non, bã mía
Ngọn mía, bã mía chiếm khoảng 10-12% sinh khối của cả cây mía, do đó
theo ước tính cả nước có khoảng 1,5 triệu tấn lượng phụ phẩm này (Nguyễn
Xuân Trạch, 2003). Trước và sau khi thu hoạch mía, có thể bóc lá mía non và
chặt ngọn mía làm thức ăn cho trâu, bò. Đây là nguồn thức ăn dồi dào cho trâu,
bò vào vụ đông xuân. ở vùng trồng mía, 1 ha mía có thể cho 20 tấn lá non và
ngọn mía. Do vậy người chăn nuôi cần tận dụng nguồn thức ăn dồi dào này cho

trâu, bò. Theo điều tra đánh giá nguồn phụ phẩm mía dùng cho chăn nuôi bò ở
vùng nguyên liệu mía đường Bắc Trung Bộ của Đặng Vũ Bình và CS (2005)
hàng năm tại Thọ Xuân – Thanh Hoá và Quỳ Hợp - Nghệ An trong thời gian thu
họach mía, mỗi hộ trồng mía có trung bình từ 5-7 tấn ngọn, lá mía được sử dụng
cho chăn nuôi trâu bò hoặc vào các mục đích khác như: cho, bán, bỏ khô ngoài
ruộng để đốt làm phân hoặc làm chất đốt, lợp nhà. Tại các hộ trồng mía, mới chỉ
có khoảng 30 – 40% lượng lá, ngọn mía tươi được dùng cho chăn nuôi trâu bò
và chủ yếu cho ăn trực tiếp, không qua chế biến dự trữ. Như vậy, nguồn thức ăn
chưa được sử dụng hợp lý và đang bị lãng phí rất nhiều.
d. Thân lá cây lạc
Lạc là cây họ đậu khi thu hoạch củ thân lá vẫn còn xanh và giàu các chất
dinh dưỡng. Thân lá lạc sau khi thu hoạch chứa 26,45% vật chất khô, 14-17%
protein thô; 28,99% xơ thô. Như vậy ước tính hàng năm sản lượng lá lạc có thể
dùng để chế biến làm thức ăn gia súc ở nước ta là gần 1,2-1,4 triệu tấn. Nhưng
thân lá lạc còn chưa được sử dụng hợp lý, thường cần dùng làm phân xanh hoặc
chất đốt (Bùi Văn Chính và CS, 2002).
e. Các loại lá rau trồng
Các lá bắp cải, su hào cũng là thức ăn rất tốt cho trâu, bò có nhiều trong
vụ đông - xuân ở nông thôn; có thể thay cho thức ăn xanh lúc khan hiếm.
ở các vùng trung du còn có thể sử dụng lá cây so đũa được trồng thành vạt,
thành rừng để chống xói mòn đất cho trâu, bò ăn.
Ngoài ra, tận dụng các cây lá trong vườn, cây trồng chống xói mòn đất, lá
rau già các loại. Các loại lá cây trong vườn có thể sử dụng cho trâu, bò ăn tốt và
5


có hàm lượng đạm cao như lá cây táo nhơn, lá cây đậu anh đào, thân và lá cây
đậu phộng sau khi thu hoạch, dây lang, ... Sau thu hoạch đem ủ xanh hoặc ủ
chua để loại bớt chất độc...
f. Thức ăn củ quả.

Thức ăn củ, quả có đủ các thành phần dinh dưỡng cần thiết như đường,
đạm, chất béo, khoáng, vitamin... nhưng với hàm lượng ít, tỉ lệ nước cao do đó
được sử dụng nhiều để nuôi bò sữa và trâu, bò đẻ.
Thức ăn củ, quả cho trâu, bò phổ biến là khoai lang, sắn, bí đỏ. Trung
bình cứ 1 kg thức ăn củ, quả có giá trị dinh dưỡng gần bằng 1 đơn vị thức ăn.
Các chất hữu cơ có trong củ quả dễ tiêu hoá và hấp thụ nên giá trị dinh dưỡng
không thua kém thức ăn tinh. Trong khoai, sắn có hàm lượng tinh bột cao (76,277,2%) nhưng nghèo protein (2,2-2,7%) (Nguyễn Nghi và CS, 1984); bí đỏ có tỉ
lệ đạm, béo cao hơn khoai, sắn, đặc biệt có chứa nhiều carôten (tiền vitamin A,
90-110mg/ 1 kg bí đỏ), tỉ lệ tiêu hoá trung bình là 70%. Trước khi cho trâu, bò
ăn phải loại bỏ các củ hỏng, thối, hà, mốc, rửa sạch đất cát và thái nhỏ. Đối với
củ sắn khi cho ăn phải ngâm nước cẩn thận, xả rửa nhiều lần vì ở vỏ sắn có chất
gây độc (axít xyanhyđric).
Một nguồn phụ phẩm dồi dào khác mà chưa được sử dụng phổ biến là phụ
phẩm từ qủa dứa. Hàng năm các nhà máy chế biến dứa hộp xuất khẩu thải ra
một lượng lớn phế phụ phẩm. Đó là vỏ cứng bên ngoài, lõi quả dứa, những
mảnh vụn và bã dứa sau khi ép lấy dịch để chế biến nước dứa. Một tấn dứa đưa
vào chế biến theo quy trình chế biến dứa đông lạnh cho 0,75 tấn phụ phẩm; còn
đưa vào quy trình đóng hôp được 0,65 tấn phụ phẩm. Phụ phẩm dứa có hàm
lượng chất xơ cao, nghèo protein nên có thể sử dụng làm thức ăn cho trâu bò với
tỷ lệ thích hợp. Vì thế có thể tận dụng và chế biến bã dứa cho gia súc ăn hay dự
trữ (Phùng Quốc Quảng, (2002)).
2. Những phương pháp đã được sử dụng để chế biến phụ phẩm nông nghiệp
2.1. Phương pháp hóa học
- Chế biến bằng xút (NaOH): hiệu quả tăng tỷ lệ tiêu hóa rất rõ, nhưng
phần xút còn dư lại trong rơm làm gia súc không thích ăn phụ phẩm đã được chế
biến. Mặt khác chế biến bằng xút lại gây ô nhiễm môi trường, do đó phương
pháp này cũng chỉ được áp dụng ở một số nước nhất định.
- Chế biến bằng axit hữu cơ và vô cơ: Phương pháp này cũng đắt, hiệu
quả kinh tế không cao, nên cũng ít được áp dụng trong sản xuất.
6



- Sử dụng dung dịch ammoniac, ure: Là phương pháp được nhiều nước
áp dụng, đang tiếp tục được cải tiến để nâng cao hiệu quả trong sản xuất. Nhưng
phương pháp sử dụng ammoniac đòi hỏi phải có thiết bị để tránh cho người công
nhân bị nhiễm ammoniac vào đường hô hấp hay vào da. Thường ở các nước có
nhiều nhà máy phân đạm áp dụng phương pháp này. Ngược lại phương pháp
dùng ure để chế biến rơm được nghiên cứu và áp dụng ở hầu hết các nước đang
phát triển.
2.2. Phương pháp lý học
- Sử dụng áp suất cao, nhiệt độ cao: Phương pháp này tiêu tốn nhiều năng
lượng, giá thành cao, nên khó áp dụng vào sản xuất.
- Phương pháp thái nhỏ: Rơm được thái nhỏ, nhận thấy gia súc ăn được
nhiều hơn, nhưng tỷ lệ tiêu hóa không tăng lên. Do đó cũng chỉ được áp dụng ở
một số trang trại.
2.3. Phương pháp sinh học
Các chủng vi sinh vật có hoạt tính cao về phần giải chất xơ đã được sử
dụng để chế biến phụ phẩm nông nghiệp. Phương pháp này thích hợp với sinh lý
vật nuôi và không gây ô nhiễm môi trường; nhưng các kết quả thu được còn rất
hạn chế. Mặt khác các chế phẩm vi sinh vật này lại có giá thành đắt.
Có thể nói mỗi phương pháp nêu trên đều có mặt ưu điểm và có mặt hạn
chế, nhưng chúng đã đem lại hiệu quả trong sản xuất. Tuy vậy người ta vẫn tiến
hành nghiên cứu cải tiến các phương pháp để tìm ra phương pháp chế biến phụ
phẩm nông nghiệp ưu việt hơn.
2.4. Cơ chế tác động đến cấu trúc chất xơ và thành tế bào của phụ phẩm
nông nghiệp do các tác nhân hóa học, vật lý học và sinh học
2.4.1. Cấu trúc chất xơ và thành tế bào
- Mục đích sử dụng các tác nhân vật lý học, hóa học, sinh vật học là nhằm
tác động đến cấu trúc thành tế bào thực vật của các phụ phẩm nông nghiệp. Nói
cụ thể hơn là chúng sẽ tác động đến các mối liên kết bền vững giữa cellulose,

hemicellulose và lignin. Ba hợp chất trên liên kết với nhau tạo thành chất xơ, mà
xơ lại là thành phần chính của thành tế bào thực vật. Nếu cellulose và
hemicellulo ở dạng không liên kết với lignin thì rất dễ dàng được tiêu hóa bởi vi
sinh vật dạ cỏ và vi sinh vật đường ruột. Như vậy, cản trở chính cho quá trình
tiêu hóa là liên kết giữa lignin với hai hợp chất kể trên.

7


Chúng ta biết rằng cellulose là một đại phân tử gồm toàn đường glucose,
hemicellulose được cấu trúc từ đường glucose và một số đường khác như
maltose, frucfose, arabinose...
- Như vậy cả cellulose và hemicellulose đều là các chất dinh dưỡng rất tốt
cho gia súc. Nhưng cấu trúc của thành tế bào trong phụ phẩm nông nghiệp rất
bền vững vì bị lignin hóa, do đó rất khó tiêu hóa đối với gia súc.
2.4.2. Tác động của các tác nhân lý học, hóa học, sinh vật học
- Áp suất cao, nhiệt độ cao hay tác động của các hóa chất như xút,
ammoniac, ure, hoặc các engym của vi sinh vật đã làm "lung lay" hoặc phá vỡ
mối liên kết ester giữa lignin với cellulose, hemicellulose. Nhờ đó vi sinh vật dạ
cỏ dễ dàng phân cắt thành tế bào và giải phóng các chất dinh dưỡng trong tế bào.
- Như vậy nguyên lý chung dùng các tác nhân lý học, hóa học, vi sinh vật
học là tác động vào mối liên kết ester của lignin với cellulose và
hemincelluilose. Nếu mối liên kết này bị "lung lay" hoặc phá vỡ thì tiêu hóa xơ
và các chất hữu cơ sẽ tăng lên.
3. Một số phương pháp nhằm nâng cao khả năng sử dụng phụ phẩm chăn
nuôi gia súc nhai lại
Một số phụ phẩm nông nghiệp có thể sử dụng cho gia súc ăn trực tiếp sau
khi đã sơ chế đơn giản bằng cách loại bỏ các phần hỏng thối, dị vật, cây lá độc;
rửa sạch đất, cát, tạp chất bằng nước. Tuy nhiên, để có thể dự trữ nguồn phụ
phẩm cho đàn gia súc vào mùa khan hiếm thức ăn cần có các quy trình kỹ thuật

nhằm đảm bảo dinh dưỡng và thời gian dự trữ kéo dài. Ở nước ta đã có nhiều
nghiên cứu thành công trong lĩnh vực này, thí dụ như ủ rơm bằng urê hay chế
biến dự trữ cây lạc, ngọn lá sắn, lá mía... bằng phương pháp ủ chua có bổ sung
thêm các chất phụ gia đã có thể bảo quản chúng đến mùa khô hoặc mùa đông
mà chất lượng vẫn tốt. Sau đây là một số nghiên cứu và phương pháp chế biến,
bảo quản phụ phẩm nông nghiệp nhằm nâng cao khả năng sử dụng khi chăn nuôi
gia súc nhai lại.
3.1. Quy trình chế biến rơm lúa bằng phương pháp xử lý ure - vôi
Ở các vùng nông thôn, rơm có thể được phơi khô rồi đánh thành đống
(cây) dự trữ cho gia súc. Tuy nhiên, do che chắn không đảm bảo và thời tiết
không thuận lợi thì rơm dễ bị mốc, ủng, thối hỏng. Hiện nay, để kéo dài thời
gian dự trữ và nâng cao hiệu quả sử dụng rơm người ta sử dụng phương pháp xử
lý nhiệt độ, áp suất cao hay dùng hóa chất như xút, amoniac... Nhưng phương
pháp này đòi hỏi thiết bị nên khó áp dụng vào sản xuất. Ở nước ngoài người ta
8


thường sử dụng phương pháp chế biến rơm bằng ure theo tỉ lệ 5kg ure hòa trong
100 lít nước để chế biến 100kg rơm khô. Do giá ure ở nước ta đắt, (vì phải nhập
khẩu) nên Viện Chăn Nuôi đã nghiên cứu cải tiến phương pháp và chỉ dùng
2,5kg ure cho 100kg rơm và sử dụng thêm 0,5kg vôi tôi. Kết quả thí nghiệm trên
gia súc khá tốt. Phương pháp này đơn giản dễ áp dụng và đã làm tăng tỉ lệ tiêu
hóa thêm 10-15%, tăng gần gấp đôi hàm lượng nitơ trong rơm, gia súc thích ăn
và đã ăn được lượng chất khô tăng thêm 50% so với rơm không chế biến, cho
tăng trọng hàng ngày cao hơn 30%, tiêu tốn thức ăn lại giảm 6% so với rơm
chưa chế biến (Bùi Văn Chính, (2010)).
Chế biến và sử dụng rơm ở quy mô nông hộ hoặc trang trại đã được nhiều
tác giả nghiên cứu ứng dụng, nhưng biến rơm thành sản phẩm hàng hoá mang
lại hiệu quả kinh tế cao còn hạn chế. Phạm Hồ Hải và CS (2007) đã nghiên cứu
ứng dụng các biện pháp kỹ thuật nâng cao giá trị dinh dưỡng của rơm tươi và

rơm khô quy mô phòng thí nghiệm cho kết qủa khả quan, giá trị dinh dưỡng của
sản phẩm rơm sau chế biến/rơm đóng bánh không thay đổi sau 60 ngày bảo
quản. Thay thế 50% cỏ xanh bằng rơm tươi ủ ure đóng bánh (tính trên VCK)
trong khẩu phần nuôi bò sinh trưởng giúp cải thiện tăng trọng và tiết kiệm 30%
chi phí khi sử dụng khẩu phần chỉ có cỏ và cám.
Về mặt nguyên lý quá trình ủ rơm không nhất thiết đòi hỏi yếm khí như ủ
chua. Để giảm chi phí, dễ ứng dụng mà vẫn đạt yêu cầu chế biến thì nên lợi
dụng những điều kiện có sẵn của gia đình: các góc tường, bể xây, ô chuồng
trống không nuôi gia súc, hoặc ủ ngay trong bao phân đạm, bao tải xác rắn, hay
túi nylon loại lớn... Có thể dùng các mảnh nylon, vải mưa rách, lá chuối... ghép
kín lại để đảm bảo thức ăn không nhiễm đất, cát bẩn và hạn chế thất thoát ure.
Nơi ủ phải chọn nơi khô ráo, tránh nước mưa và nước từ nơi khác thấm vào.
Rơm ủ kín trong thời gian 10-20 ngày bắt đầu lấy ra cho gia súc ăn tự do tùy khả
năng của chúng. Rơm ủ đạt chất lượng chế biến tốt sẽ có màu vàng đậm, mùi
ure, không có mùi nấm mốc, rơm ẩm và mềm .
3.2. Ủ chua thân lá cây lạc
Nước ta có nhiều địa phương có diện tích trồng lạc lớn như Bắc Giang,
Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Bình ...., nhưng người dân chưa có thói quen chế
biến bảo quản thân lá lạc làm thức ăn cho gia súc do chưa biết cách và phương
pháp bảo quản hợp lý. Vào vụ lạc chính (vụ đông xuân), lượng thân lá cây lạc
nhiều mà gia súc không thể sử dụng hết, người nông dân không biết dự trữ đúng
cách sẽ dẫn tới lãng phí nguồn phụ phẩm này. Những năm gần đây, Viện Chăn
9


Nuôi đã nghiên cứu thành công phương pháp ủ chua thân lá lạc dự trữ làm thức
ăn cho trâu bò. Chất lượng thức ăn ủ tốt, đồng thời có thể dự trữ được 9-10
tháng góp phần tăng nguồn thức ăn cho gia súc trong mùa đông và mùa khô.
Thân lá lạc sau khi thu hoạch củ được cắt bỏ phần gốc già (10-15cm)
dùng dao băm nhỏ, kích thước từ 5-6cm. Băm xong rải ra trong bóng mát, nên

thực hiện việc chế biến hoàn chỉnh trong 1-2 ngày. Ngoài ra còn chuẩn bị thêm
muối ăn và cám gạo hoặc bột sắn, bột khoai lang... (cứ 100kg thân lá lạc cần
thêm 6-7kg cám gạo hoặc bột sắn, bột khoai và 0,5kg muối ăn). Kích cỡ hố ủ
tính toán sao cho vừa đủ lượng thân lá lạc cần ủ (trung bình dung tích hố ủ là
một mét khối sẽ ủ được 400-500kg thân lá lạc). Hố ủ nên làm ở nơi khô ráo sạch
sẽ, không có nước thấm vào. Hố ủ xây bằng gạch, xi măng, cát, hoặc hố ủ đào
đắp bằng đất nửa nổi nửa chìm, thành hố ủ càng kín chất lượng càng tốt. Sau 5060 ngày mới bắt đầu lấy dần cho gia súc ăn, thân lá lạc ủ đúng kỹ thuật hướng
dẫn sẽ có chất lượng tốt, độ pH = 4,2-4,5; thơm mùi dưa muối, có màu vàng
nhạt, gia súc rất thích ăn. Loại thức ăn này có thể dùng cho gia súc ăn dần trong
4-5 tháng mà chất lượng vẫn tốt, cho ăn sống, không nấu chín. Cho gia súc ăn tự
do (theo khả năng mà chúng có thể ăn được). Có thể trộn lẫn cám và thức ăn
khác vào lá lạc ủ chua, nhưng nên cho ăn khô, gia súc sẽ ăn được nhiều hơn.
Thân lá lạc ủ chua giàu protein và vitamin, nên gia súc ăn vào sẽ lớn nhanh,
khỏe mạnh (Bùi Văn Chính, 2010).
Mai Thị Thơm và CS (2010) đã làm thí nghiệm chế biến thân lá lạc trồng
tại Hiệp Hoà, Bắc Giang làm thức ăn cho trâu bò theo 3 công thức sau:
- Công thức 1: thân lá lạc + 0,5% muối
- Công thức 2: thân lá lạc + 0,5% muối + 3% bột ngô
- Công thức 3: thân lá lạc + 0,5% muối + 6% bột ngô
Thân lá lạc ủ chua ở cả 3 công thức đều cho chất lượng tốt và đạt tốt nhất ở công
thức ủ chua có bổ sung 0,5% muối + 6% bột ngô. Việc ủ chua có hay không bổ
sung bột ngô đều có thể hạ pH đủ thấp (3,9-4,1) để cho phép bảo quản thân lá
lạc. Thức ăn sau khi ủ có màu sắc và mùi đặc trưng của thức ăn ủ chua chất
lượng tốt. Thân lá lạc ủ chua có thể quảo quản được trong thời gian dài (3tháng)
không bị thối hỏng.
3.3. Ủ chua ngọn lá mía
Ngọn mía có thể cho trâu, bò ăn tươi hoặc ủ xanh cho ăn dần. Ngọn lá mía
khi thu hoạch cây hãy còn xanh được thái nhỏ từ 2-3cm (phần cứng như búp
ngọn cần đập giập trước khi thái nhỏ). Ủ 100kg ngọn mía cần bổ sung thêm
10



1,5kg rỉ mật, 3kg bột sắn và 0,5kg muối ăn, sau 3 tuần có thể lấy cho trâu bò ăn
được (Nguyễn Xuân Trạch (2003)).
Việc nâng cao khả năng tận thu ngọn lá mía (NLM) làm thức ăn nuôi bò là một
đòi hỏi rất lớn từ thực tiễn hiện nay nhằm ổn định và phát triển bền vững các
vùng nguyên liệu mía đường. Đặng Vũ Bình và CS (2005b) đã nghiên cứu ảnh
hưởng của ủ chua và xử lý ure đến khả năng phân giải của NLM trong dạ cỏ,
kết quả thí nghiệm cho thấy việc ủ chua ngọn lá mía để bảo quản lâu dài là có
thể được, thậm chí không cần bổ sung gì thêm. Kiềm hóa bằng ure ở mức 2% có
tác dụng làm tăng khả năng phân giải của NLM trong dạ cỏ hơn mức 1%. Việc ủ
chua chỉ có tác dụng bảo quản NLM nhưng không làm tăng khả năng phân giải
ở dạ cỏ mà thậm chí còn làm tổn thất một phần vật chất dễ lên men. Tuy nhiên,
khi có nguồn NLM dồi dào thì việc tổn thất đó là không đáng quan tâm, giải
pháp ủ chua có thể tiện lợi hơn đối với nông dân muốn bảo quản NLM cho bò
ăn ngoài vụ thu hoạch.
Sử dụng ngọn là mía ủ chua cho gia súc không những giải quyết vấn đề
thiếu thức ăn mà còn có tác dụng trong việc tăng trọng và vỗ béo cho đàn gia
súc mặc dù chưa có sự sai khác rõ rệt về mặt thống kê. Đặng Vũ Bình và CS
(2005) làm thí nghiệm ủ chua ngọn lá mía (NLM) như sau: NLM sau khi thu
hoạch được băm nhỏ (2-5cm), trộn đều với 2% bột sắn và 0,5% NaCl (theo khối
lượng tươi) và ủ kín trong các túi nilon (50kg/túi) xếp vào hầm nén chặt. Sau 1
tháng bắt đầu lấy NLM ủ chua cho bò ở lô thí nghiệm ăn. Kết quả thí nghiệm
nuôi dưỡng này khẳng định rằng có thể ủ chua ngọn lá mía để bảo quản cho bò
ăn lâu dài sau vụ thu hoạch mía. Bò có thể ăn được nhiều ngọn lá mía ủ chua
hơn ngọn lá mía tươi và do đó có xu hướng tăng trọng cao hơn.
3.4. Ủ chua thân cây ngô, lá sắn
Trong thực tế, thân cây ngô sau thu hoạch bắp, trâu, bò ăn không hết thì
phơi khô, chất đống lẫn với rơm rạ hoặc chất thành đống riêng, cho ăn dần.
Trước khi cho ăn có thể làm mềm thân ngô bằng phương pháp kiềm hoá. Để

trâu, bò dễ sử dụng thì đập giập thân ngô và băm thành từng đoạn trước khi phơi
khô.
Sử dụng thân cây ngô giúp giảm bớt chi phí thức ăn trong chăn nuôi trâu
bò. Vũ Duy Giảng và CS (2004) đã nghiên cứu sử dụng thân cây ngô già sau thu
hoạch làm thức ăn cho bò sữa nhằm tăng phần thức ăn thô, giảm thức ăn tinh,
tăng thêm nguồn protein thô cho bò sữa với thí nghiệm: thay thế 50% cỏ tươi
(tính theo VCK) trong khẩu phần bằng thân cây ngô già ủ chua và thân cây ngô
11


già xử lý với ure. Kết qủa cho thấy năng suất sữa của lô thí nghiệm vẫn giữ ở
mức ổn định, không thua kém nhiều so với bò ở khẩu phần đối chứng đươcj
cung cấp hoàn toàn cỏ tươi trong khẩu phần, giá trị lợi nhuận cũng đạt mức
tương đối cao (7260 so với 8950 đồng/con/ngày và 10590 so với 10870đồng/
con/ngày).
Đối với lá sắn, nấu chín có thể làm giảm bớt độc tố nhưng tiêu tốn nhiều
chất đốt và lao động. Để gia súc được đảm bảo an toàn, tốt nhất là nên ủ chua lá
sắn trước khi cho ăn. Khi đó hàm lượng HCN giảm xuống còn 32mg/kg chất
khô (mức cho phép gai súc ăn được là 60mg/kg chất khô.). 100kg lá sắn băm
thành đoạn 1-2cm trộn đều với 5-6kg cám gạo hay bột sắn, bột ngô và 0,5kg
muối ăn (Nguyễn Xuân Trạch (2003)). Đào hố nửa chìm nửa nổi để ủ. Ủ khoảng
60 ngày là có thể lấy cho gia súc ăn.
3.5. Ủ chua bã dứa
Sử dụng nguồn phụ phẩm từ quả dứa cho gia súc ăn là phương thức còn
mới lạ đối với người chăn nuôi. Chủ yếu ở những vùng trồng dứa phục vụ cho
các nhà máy sản suất thì mới có nguồn phụ phẩm này dồi dào. Do đặc tính nhiều
nước và đường cao nên phụ phẩm từ dứa nhanh lên men và thối, do đó cần có
phương pháp ủ thích hợp mới có thể dự trữ được cho gia súc ăn. Đã có nhiều
nghiên cứu về việc ủ chua bã dứa sử dụng cho trâu bò như của các tác giả:
Nguyễn Bá Mùi (1993); Nguyễn Bá Mùi và CS (2004). Bã dứa ủ xanh là quá

trình lên men, từ đó bảo quản thức ăn được lâu dài mà gía trị dinh dưỡng ít thay
đổi so với các quá trình lên men khác. Bã dứa ủ bảo quản không phụ thuộc vào
điều kiện thời tiết, làm mềm thức ăn, có thể khử được một số nấm độc, chất có
hại, giảm không gian bảo quản. Sau đây là phương pháp ủ chua bã dứa để dự trữ
cho trâu bò của tác giả Phùng Quốc Quảng, (2002):
Trộn đều muối ăn với bã dứa theo tỷ lệ 0,5 kg muối cho 100 kg bã dứa.
Chất bã dứa vào hố ủ hay tốt nhất là dùng các túi chất dẻo và nén chặt lại. Sau
đó buộc kín miệng túi để bảo đảm môi trường yếm khí. Ưu điểm của biện pháp
ủ trong túi chất dẻo là có thể giữ được chất lượng lâu tới 4 tháng, dứa không bị
thối và rất thuận tiện trong việc sử dụng. Mỗi ngày có thể cho một con bò ăn
khoảng 10 kg bã dứa ủ chua .
3.6. Làm bánh dinh dưỡng
Tận dụng nguồn phụ phẩm sẵn có và rẻ tiền, kém ngon miệng và mất cân
đối về mặt dinh dưỡng tạo thành hỗn hợp ngon miệng, cân đối dinh dưỡng và
12


hoàn toàn có thể thay thế một phần thức ăn tinh hỗn hợp. Hỗn hợp đó gọi là
bánh dinh dưỡng hay tảng urê rỉ mật.
Bánh dinh dưỡng là một dạng chế biến các phụ phẩm công - nông nghiệp
rẻ tiền. Thành phần chủ yếu của bánh dinh dưỡng gồm: rỉ mật (cung cấp năng
lượng), urê (cung cấp đạm) và các chất khoáng. Ngoài ra để làm bánh dinh
dưỡng cần sử dụng thêm các chất độn, các chất kết dính tạo thuận lợi cho việc
ép thành bánh và làm cho bánh xốp. Đó là đá vôi, xi măng, vỏ lạc xay nhỏ, bột
bã mía, rơm nghiền, bã sắn khô hoặc dây khoai lang băm nhỏ và phơi khô. Có
nhiều công thức làm bánh dinh dưỡng. Sau đây là 3 công thức được nhiều người
áp dụng (tính cho 100kg) (Phùng Quốc Quảng, (2002)):
- Công thức 1: 52kg rỉ mật + 3kg ure + 1kg hỗn hợp khoáng + 2kg muối ăn +
2kg vôi bột + 20kg bột bã mía + 20kg dây lạc.
- Công thức 2: 40-50kg rỉ mật + 10kg ure + 5kg cám gạo + 5kg muối ăn + 5kg

vôi bột + 5kg ximăng + 20-30kg bột vỏ lạc.
- Công thức 3: 40kg rỉ mật + 4kg ure + 10kg cám gạo + 10kg bột sắn + 1kg hỗn
hợp khoáng + 5kg muối ăn + 30kg bột dây, vỏ lạc.
Hỗn hợp trên được đóng thành các bánh bằng khuôn đóng gạch thủ công hay
khuôn gạch xỉ. Sau đó để cho tảng tự khô trong 5-7 ngày, lúc đó mới dùng cho
trâu bò ăn. Đặt tảng thức ăn nơi cao ráo, sạch sẽ trong chuồng (tránh mưa nắng,
không để phân và nước tiểu lẫn vào) cho gia súc ăn tự do theo kiểu "gặm nhấm"
dần. Có thể dự trữ bánh dinh dưỡng trong 4-5 tháng. Không sử dụng cho bê
nghé dưới 6 tháng tuổi vì dạ cỏ của chúng chưa phát triển hoàn chỉnh và chưa
tiêu hoá được ure.

13


III. KẾT LUẬN
Thức ăn thô xanh là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu trong
chăn nuôi gia súc nhai lại. Tuy nhiên, hiện nay các nguồn này, kể cả các phụ
phẩm quy đổi chỉ đáp ứng được 53% nhu cầu thực tế của đàn gia súc. Sự mất
cân đối về các nguồn thức ăn theo mùa vụ, diện tích đất trồng cỏ thu hẹp và chất
lượng thức ăn chưa cao là những trở ngại lớn đối với gia súc ăn cỏ. Ngoài ra,
việc khai thác kém hiệu quả các nguồn phụ phẩm nông nghiệp cũng là một
nguyên nhân dẫn đến sự mất cân đối giữa nhu cầu và nguồn thức ăn cung cấp.
Nguồn phụ phẩm nông nghiệp của Việt Nam rất lớn, đều chứa một nguồn các
chất dinh dưỡng tiềm tàng khá cao, nhưng tổng các chất dinh dưỡng tiêu hóa
được (TDN) còn khá thấp. Do đó còn nhiều khả năng nâng cao hiệu quả sử dụng
nguồn các chất dinh dưỡng tiềm tàng này trong các phụ phẩm nông nghiệp nếu
chúng ta tác động bằng khâu chế biến và phối hợp khẩu phần một cách hợp lý để
nâng cao tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ của chúng. Đã có nhiều nghiên cứu về chế
biến và sử dụng phụ phẩm nông nghiệp đều cho kết quả rất khả quan. Chế biến
phụ phẩm bằng biện pháp thích hợp sẽ cho thời gian dự trữ được kéo dài, chất

lượng thức ăn tốt hơn và gia súc thích ăn.
Hiện nay, người dân đã biết chế biến và sử dụng phụ phẩm cho gia súc ăn,
dự trữ cho mùa khan hiếm. Tuy nhiên khối lượng phụ phẩm được sử dụng vào
mục đích chăn nuôi còn thấp, mặt khác, kỹ thuật chế biến của người dân còn hạn
chế nên việc chế biến sử dụng phụ phẩm ở nước ta nhìn chung vẫn chưa cho
hiệu quả cao. Phần lớn người chăn nuôi chưa có thói quen chế biến, dự trữ phụ
phẩm nông nghiệp, nếu có thì phương pháp còn thô xơ, đơn giản và trong thời
gian ngắn. Tình trạng gia súc thiếu thức ăn vào lúc giáp vụ vẫn phổ biến, đặc
biệt vào mùa đông lạnh, gia súc cần nhiều thức ăn nhưng không đi kiếm thức ăn
tự nhiên được dẫn tới tình trạng bị đói rét và chết nhiều.
Trước tình hình trên, Nhà nước ta cần có các biện pháp hướng dẫn, tuyên
truyền, chuyển giao kỹ thuật tới người chăn nuôi gia súc, từ đó người chăn nuôi
nhận thức được hiệu qủa của việc sử dụng, chế biến phụ phẩm nông nghiệp và
tích cực chủ động hơn trong việc dự trữ thức ăn từ nguồn phụ phẩm, đảm bảo đủ
nguồn thức ăn quanh năm cho gia súc.

14


IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Xuân Trạch (2003). Sử dụng phụ phẩm nuôi gia súc nhai lại. NXB Nông
nghiệp Hà Nội.
2. PGS, TS Bùi Văn Chính (2010). Bài đăng tại Tài liệu: "Lớp tập huấn về chế biến,
bảo quản và sử dụng có hiệu quả nguồn phụ phẩm nông nghiệp chứa nhiều xơ thô".
/>3. Bùi Văn Chính, Lê Viết Ly, Cù Xuân Dần và Đỗ Văn Minh (2002). Điều tra khảo sát
về việc sử dụng các nguồn phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn gia súc trong điều kiện
chăn nuôi quy mô hộ gia đình ở Việt Nam. Viện Chăn nuôi Quốc gia, Hà Nội, Việt Nam
4. Nguyễn Nghi, Phạm Văn Lợi, Bùi Thị Gợi và Bùi Thị Oanh (1984). Kết quả nghiên
cứu xác định giá trị dinh dưỡng một số giống sắn trồng ở Việt Nam và sử dụng bột, củ
lá sắn làm thức ăn cho lợn và gà. Khoa học kỹ thuật chăn nuôi số 1, trang 80-90.

5. Mai Thị Thơm, Nguyễn Xuân Trạch và Nguyễn Thị Tú (2010). Chế biến
thân lá lạc làm thức ăn cho trâu bò. Tạp chí Khoa học và Phát triển 2010, Tập
8, số 3, trang 462-465.
6. Đặng Vũ Bình, Nguyễn Xuân Trạch và Nguyễn Hùng Sơn (2005b). Ảnh hưởng của ủ
chua và xử lý ure đến khả năng phân giải của ngọn lá mía trong dạ cỏ. Tạp chí KHKT
nông nghiệp (ĐHNN1), Tập 3, Số 2, trang 144-148.
10. Lê Viết Ly và Bùi Văn Chính (1996). Phát triển chăn nuôi trong hệ thống nông
nghiệp bền vững. NXB Nông nghiệp Hà Nội.
7. Đặng Vũ Bình, Phạm Kim Đăng và Nguyễn Xuân Trạch (2005). Kết quả thí nghiệm
nuôi bò thịt bằng ngọn lá mía ủ chua. Tạp chí KHKT nông nghiệp (ĐHNN1), Tập 3, Số
5, trang 386-389.
8. Phùng Quốc Quảng (2002) Biện pháp giải quyết thức ăn cho gia súc nhai lại . NXB
Nông nghiệp Hà Nội.
9. Đặng Vũ Bình và Phạm Kim Đăng (2005). Đánh giá nguồn phụ phẩm mía dùng cho
chăn nuôi trâu bò ở vùng nguyên liệu mía đường Bắc Trung Bộ. Tạp chí KHKT Nông
Nghiệp (ĐHNN1), Số 3, trang 181-184.
10. Phạm Hồ Hải, Nguyễn Thị Mùi và Lê Hà Châu (2007). Nghiên cứu ứng dụng các
biện pháp kỹ thuật nâng cao giá trị dinh dưỡng của rơm tươi và rơm khô quy mô phòng
thí nghiệm. Tạp chí Khoa học công nghệ chăn nuôi. Số 15.
11. Nguyễn Bá Mùi (1993). Ủ xanh phụ phẩm dứa làm thức ăn cho bò sữa Thanh Trì –
Hà Nội. Kết qủa nghiên cứu khoa học khoa chăn nuôi thú y (1991-1993), NXB Nông
nghiệp, trang 50-54.
12. Nguyễn Bá Mùi (2004). Ảnh hưởng của việc thay thế cỏ xanh trong khẩu phần bằng
bã dứa ủ chua đến khả năng sản xuất của bò thịt. Tạp chí chăn nuôi số 10, trang 9-12.
13. Vũ Duy Giảng, Tôn Thất Sơn và Bùi Quang Tuấn (2004). Nghiên cứu sử dụng rơm
và thân cây ngô già sau thu bắp làm thức ăn cho bò sữa. Đặc san khoa học kỹ thuật
thức ăn chăn nuôi, số 4.

15




×