Tải bản đầy đủ (.docx) (92 trang)

THUYẾT MINH TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CẤP THOÁT NƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.8 MB, 92 trang )

MỤC LỤC

1


DANH MỤC CÁC TỪ VÀ KÍ HIỆU VIẾT TẮT
TP.HCM
:
Thành phố Hồ Chí Minh
UBND
:
Ủy ban nhân dân
QCVN
:
Quy chuẩn Việt Nam
TCVN
:
Tiêu chuẩn Việt Nam
TCXDVN :
Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam
BĐKH
:
Biến đổi khí hậu
RDSD
:
Resist – Delay – Store – Discharge
TBA
:
Trạm biến áp
MBA
:


Máy biến áp
KHKT
:
Khoa học kỹ thuật
BTCT
:
Bê tông cốt thép

2


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
I. Lý do quy hoạch và mục tiêu đồ án
1. Lý do quy hoạch
Vai trò của quận 7 trong thành phố Hồ Chí Minh:
- Về vị trí:
 Phía Bắc giáp quận 4 và quận 2; ranh giới là kênh Tẻ và sông Sài Gòn.
 Phía Nam giáp huyện Nhà Bè; ranh giới là rạch Đĩa, sông Phú Xuân.
 Phía Đông giáp quận 2, Đồng Nai; ranh giới là sông Sài Gòn và sông Nhà Bè.
 Phía Tây giáp quận 8 và huyện Bình Chánh; ranh giới là rạch Ông Lớn.
- Quận 7 có vị trí chiến lược trong khai thác giao thông thuỷ và đường bộ, đồng
thời đây cũng là cửa ngõ phía Nam của Thành phố Hồ Chí Minh, là cầu nối mở hướng
phát triển của thành phố với biển Đông và thế giới.
- Các trục giao thông lớn liên quận như xa lộ Bắc Nam, đường cao tốc Nguyễn
Văn Linh. Sông Sài Gòn bao bọc phía Đông với hệ thống cảng chuyên dụng, trung
chuyển hàng hoá đi nước ngoài và ngược lại, rất thuận lợi cho việc phát triển thương
mại và vận tải hàng hoá cũng như hành khách đi các vùng lân cận.
- Phát triển khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng, đây là nơi tập trung sinh sống của
những người có thu nhập cao, có cơ sở hạ tầng phát triển hoàn thiện, làm thay đổi bộ
mặt của thành phố.

=> Tất cả tạo nên một vị trí thuận lợi để phát triển một khu đô thị mới, hiện đại. Việc
đưa ra định hướng và giải pháp quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật cụ thể, tiên tiến,
hiện đại, gần gủi thiên nhiên sẽ giúp cải thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật tại khu vực và
giảm được hiện tượng ngập úng trong khu vực và xây dựng một môi trường sinh thái,
tự nhiên góp phần cải thiện môi trường , giúp phát triển bền vững, làm thay đổi bộ mặt
của khu vực.
Vị trí khu vực nghiên cứu:
- Thuộc phường Tân Thuận Tây và phường Bình Thuận quận 7, thành phố Hồ
Chí Minh.
- Hai bên trục đường đại lộ Nguyễn Văn Linh, dưới chân cầu Tân Thuận, giáp
với quận 4.
2. Tính cần thiết của đề tài:
Tốc độ đô thị hóa tăng nhanh chóng mặt, mức sống người dân ngày càng nâng cao,
dần dần hình thành nhũng khu đô thị mới với mức độ tiện nghi cao, là nhưng đô thị
đáng sống, bên cạnh đó do tốc độ đô thị háo tăng nhanh nhiều diện tích ao hồ, kênh
rạch tự nhiên lâu nay bị san lấp và thay vào đó là diện tích bêtông hóa làm thành phố
không còn đủ nơi điều tiết, thoát nước khi xảy ra mưa lớn.
Các khu vực như Quận7, Quận 8, Nhà Bè, Bình Chánh vốn là những vùng trũng,
với nhiều hệ thống ao hồ, kênh rạch và từng được ví như những “túi chứa nước” tự
nhiên khổng lồ cứu nguy cho thành phố mỗi khi mưa lớn, triều cường hay lũ từ thượng
3


nguồn đổ về. Tuy nhiên đến nay, những “túi chứa nước” này đang bị mất dần, bởi tình
trạng san lấp để xây dựng các khu dân cư, khu đô thị tập trung. Chỉ tính riêng khu đô
thị Phú Mỹ Hưng đã có đến hàng trăm hecta đất tự nhiên bị san lấp, đó là chưa kể hàng
loạt khu dân cư, đô thị khác tiếp bước theo mô hình khu Phú Mỹ Hưng cũng san lấp cả
nghìn hecta đất tự nhiên. Theo thống kê của Trung tâm Nghiên cứu và quy hoạch môi
trường đô thị - nông thôn (Viện Kiến trúc Quy hoạch đô thị - nông thôn thuộc Bộ Xây
dựng) vào năm 2012 cho thấy trong vòng 17 năm, từ 1989 đến 2006, diện tích bê tông

hóa trên bề mặt thành phố đã tăng từ hơn 6.000ha lên 24.500ha. Việc chuyển đổi diện
tích bề mặt tự nhiên vốn có khả năng thấm tới khoảng 50% lượng nước mưa thành bề
mặt đô thị với tình trạng bê tông hóa cao chỉ có khả năng thấm khoảng 13% lượng
nước mưa, tất yếu đã góp phần đáng kể làm gia tăng tình trạng ngập nước ở TPHCM.
Bên cạnh đó thì quá trình đô thị hóa trong vòng 14 năm trở lại đây tại TP.HCM đã
làm biến mất 47 con kênh với tổng diện tích 16,4ha. Đặc biệt đã san lấp hồ Bình Tiên
rộng 7,4ha - một trong những hồ chứa nước quan trọng nhất của thành phố. Chỉ trong
vòng 8 năm từ 2002-2009, khả năng chứa nước của hệ thống hồ, ao, kênh, rạch và
vùng ngập nước trong thành phố đã giảm gần 10 lần. Và quá trình đô thị hóa, khai thác
mực nước ngầm quá mức cũng đang làm cho TP.HCM mỗi năm bị lún 1-2cm (hiện
60% diện tích thành phố có cao trình ở dưới mức 1,5m so với mực nước triều) (Nguồn:
Viện Nghiên cứu môi trường và Quy hoạch Phát triển bền vững, 2014).
Theo phân tích của TS. Nguyễn Bách Phúc – Chủ tịch Hội tư vấn khoa học công
nghệ & quản lý TP.HCM thì ba nguyên nhân chính gây ngập tại TP.HCM là: nước lũ
của dòng sông tràn lên bờ, nước úng khi mưa lớn và nước triều cường.
Thứ nhất, nước lũ của dòng sông: TP HCM hiện tại không có lũ của dòng sông, vì
thành phố ở gần biển. Nước lũ chỉ dâng cao, gây lũ lên hai bên bờ sông ở những nơi xa
biển, nhất là những nơi địa hình cao, độ dốc dòng sông lớn, lưu vực hẹp. Hơn nữa, lưu
vực sông Sài Gòn và sông Đồng Nai đã có hai hồ điều hòa rất lớn: Dầu Tiếng 1,7 tỷ
mét khối và Trị An 2,9 tỷ mét khối, lưu vực này hầu như không còn lũ lụt và hạn hán
và TP.HCM nằm ở bên bờ sông Sài Gòn, thuộc lưu vực hai sông này.
Thứ hai, ngập úng khi mưa lớn: Khi mưa lớn, theo quy luật tự nhiên thì nước sẽ
thoát nhanh ra sông và ra các hồ chứa tự nhiên. Nhưng hiện nay ở TP HCM do nhiều
nguyên nhân, nước không thể thoát nhanh ra sông Sài Gòn được, còn hồ chứa tự nhiên
thì phần lớn đã bị lấp hết. Trước năm 1975, TP.HCM không bị ngập úng nhưng tại thời
điểm hiện tại, mức độ ngập úng ngày càng nặng nề.
Thứ ba, ngập do triều cường: Trước năm 1995, theo thống kê hơn trăm năm từ thời
Pháp, đỉnh triều cường ở trạm Phú An TP HCM không bao giờ vượt quá 1,30 mét,
nhưng từ năm 1995 đến 2014 đỉnh triều cường ở trạm Phú An dâng cao theo từng năm,
năm 2014 lên đến 1,68 mét, nghĩa là trong vòng 20 năm qua đỉnh triều cường tại TP

HCM đã tăng lên xấp xỉ 40 cm. Trước năm 1995, vì đỉnh triều cường thấp, nước triều
cường không tràn vào thành phố, không có hiện tượng úng, ngập lụt do triều cường.
4


Nhưng 10 năm lại đây, mỗi lần triều cường là nước tràn vào thành phố, mỗi năm một
trầm trọng hơn.
Nhiều nhận định cho rằng đỉnh triều cường dâng cao là do nước biển dâng, bởi tình
trạng biến đổi khí hậu gần đây. Nhưng qua số liệu quan trắc của Trung tâm dự báo khí
tượng thủy văn cho thấy thực tế không phải như vậy, mực nước biển trong 30 năm qua
chính xác chỉ dâng thêm khoảng 2 cm, so với mức ổn định hàng trăm năm lại đây. Do
vậy nguyên nhân nào đã làm đỉnh triều cường dâng cao gần 40 cm trong khi mực nước
biển chỉ dâng cao có 2 cm? Theo quan điểm của các nhà khoa học thuộc Hội Tư vấn
Khoa học Công nghệ và Quản lý TP HCM thì nguyên nhân là ở chỗ: TP.HCM đã xây
đê bao ngăn nước mặn cho nhiều vùng rộng lớn, hoặc lấp gần hết các không gian
trống, vốn là những nơi chứa nước triều cường như ao hồ, vùng trũng sình lầy, thay
vào đó là nhưng đô thị hóa hiện đại, khu dân cư tập trung, điều quan trọng là tất cả
đều được bê tông hóa. Lượng nước triều cường dồn từ ngoài biển vào thì không thay
đổi, nhưng không gian chứa đã bị thu hẹp, làm cho nước triều cường buộc phải dâng
cao. Không gian chứa nước triều cường bị thu hẹp là do TP.HCM đã đắp đê ngăn nước
ở huyện Cần Giờ, huyện Nhà Bè, Quận 7, những nơi mà theo quy hoạch không gian
đô thị của người Pháp thiết lập hơn trăm năm trước đây là không gian để chứa nước
triều cường. Và việc lấp hết những hồ, ao, đầm, vùng trũng trong thành phố để xây cất
Khu dân cư, Khu công nghiệp, cũng thực sự góp phần làm giảm không gian chứa nước
triều cường.
Xuất phát từ việc nắm các bắt thông tin và phân tích các thực trạng ngập úng và
nhu cầu phát triển của xã hội trong đô thị cho thấy việc nghiên cứu xây dựng khu đô
thị với hệ thống hạ tầng xanh mang đậm chất sinh thái đang thực sự cấp thiết.
3. Mục tiêu đồ án
Đây là khu vực tập trung đông dân cư, có vị trí tốt, thuận lợi để phát triển, gần khu

trung tâm thành phố và khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng, sẽ có định hướng xây dựng khu
đô thị văn minh với hệ thống hạ tầng kỹ thuật hoàn thiện và hiện đại.
Có điều kiện tự nhiên thuận lợi, khu vực đầm lầy chưa được xây dựng, thuận để
phát triển hệ thống sinh thái tự nhiên, có nhiều kênh rạch thuận lợi xây dựng hồ điều
hòa kết hợp cùng công viên sinh thái để tăng hiệu quả thoát nước mặt, và xây dựng hệ
thống điều tiết nước mặt một cách bền vững, không gây ảnh hưởng nhiều đến tự nhiên.
II. Cơ sở thiết kế quy hoạch
1. Các cơ sở pháp lý
- Nghị định 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về việc
lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị.
- Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11
năm 2003;
- Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;
- Căn cứ Nghị định số 08/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về
Quy hoạch xây dựng;
5


- Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ
về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
- Căn cứ Quyết định số 24/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng
Chính phủ duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hồ Chí Minh đến
năm 2025;
- Căn cứ Thông tư số 10/2010/TT-BXD ngày 11 tháng 8 năm 2010 của Bộ Xây
dựng quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị;
- Căn cứ Thông tư số 07/2008/TT-BXD ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ Xây
dựng hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng;
- Căn cứ Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng ban hành kèm
theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03 tháng 4 năm 2008 của Bộ Xây dựng;
- Căn cứ Quyết định số 50/2011/QĐ-UBND ngày 12 tháng 7 năm 2011 của Ủy

ban nhân dân thành phố về lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch đô thị trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh;
- Quyết định số 03/2008/QĐ-BXD ngày 31 tháng 03 năm 2008 của Bộ Xây dựng
về Nội dung thể hiện bản vẽ, thuyết minh đối với nhiệm vụ và đồ án quy hoạch, xây
dựng.
- Quyết định số 21/QĐ-UBND ngày 18 tháng 4 năm 2008 của Ủy ban nhân dân
Quận 7 về Phê duyệt đồ án Điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500 khu dân cư Tân Thuận
Tây và Bình Thuận, quận 7 do Công ty TNHH Hoàn Cầu làm chủ đầu tư.
- QCXDVN 01: 2008/BXD “Quy Chuẩn Xây Dựng Việt Nam – Quy hoạch xây
dựng” - HÀ NỘI – 2008.
- QCXDVN 07: 2010/BXD “Quy Chuẩn Kỹ Thuật Xây Dựng Việt Nam” - HÀ
NỘI 2010.
- Quyết định số 03/2008/QĐ–BXD: Quy định nội dung thể hiện bản vẽ, thuyết
minh đối với nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng
- TCVN 4054: 2005 “Đường ô tô – yêu cầu thiết kế”
- TCVN 7957:2008 “ Thoát nước – Mạng lưới và công trình bên ngoài – Tiêu
chuẩn thiết kế”.
- TCVN 33:2006 “ Cấp nước – Mạng lưới đường ống và công trình”
2. Các nguồn tài liệu, số liệu
Các số liệu hiện trạng về cấp nước, thoát nước, cấp điện xin từ Công ty cấp nước
Nhà Bè, Công ty TNHH MTV Thoát nước đô thị.
Các số liệu về tượng thủy văn, địa chất,… xin từ cục khí tượng thủy văn thành phố
Hồ Chí Minh và Liên đoàn quy hoạch và điều tra tài nguyên nước Miền nam.
Các thông số về dân cư, hiện trạng sử dụng đất, điều kiện kinh tế xã hội, điều kiện
cơ sở hạ tầng lấy từ phòng quản lý đô thị Ủy ban nhân dân quận 7.
3. Cơ sở bản đồ

6



Bản đồ quy hoạch sử dụng đất, bản đồ hiện trạng của phường Tân Thuận Tây,
phường Bình Thuận và của Quận 7, nguồn từ phòng quản lý đô thị Ủy ban nhân dân
Quận 7, Tp. HCM.
4. Cơ sở lý thuyết
4.1. Lý thuyết về tổ chức giao thông
- Lý thuyết về tổ chức mạng lưới giao thông đô thị, các loại mạng lưới như mạng
lưới ô cờ, xuyên tâm, tự do.
- Xác định nhu cầu đi lại, từ đó xác định năng lực đảm nhiệm, so sánh với tiêu
chuẩn thiết kế và mục đích thiết kế để đưa ra lộ giới phù hợp.
4.2. Lý thuyết về san nền – thoát nước mưa
- Dựa vào quy định về quy hoạch cốt cao độ thấp nhất của thành phố là 2.05m và
độ dốc tối thiểu thoát nước bề mặt 0.1% để làm cơ sở để san nền phù hợp.
- Toàn bộ lưu lượng nước mưa sẽ được tính toán dựa theo TCVN 7957/2008 sẽ
đổ vào cống thoát nước mưa và độ dốc cống tối thiểu là 0.3% để thoát nước dễ dàng.
4.3. Lý thuyết về cấp nước
- Mạng lưới cấp nước được tính toán, thiết kế để mạng lưới có thể bao trùm tất cả
đối tượng dùng nước, đảm bảo về chất lượng nước và áp lực nước thiết kế.
4.4. Lý thuyết về thoát nước bẩn
- Lý thuyết về mạng lưới thoát nước riêng, độ dốc tối thiểu, tính toán thủy lực,
lựa chọn đường kính cống phù hợp, để thuận tiện cho việc nạo vét và thoát nước dễ
dàng.
4.5. Lý thuyết về cấp điện – thông tin lien lạc
- Lý thuyết về quy hoạch mạng lưới cấp điện ngầm, tính toán nhu cầu dùng điện,
xác định tâm phụ tải, khoảng cáchcác tủ điện phù hợp để thuaannj tiện sử dụng.
4.6. Lý thuyết về hệ thống hạ tầng xanh (green infrastructure)
- Lý thuyết về thiết kế hạ tầng xanh, lý thuyết về cơ chế điều tiết nước của thảm
thực vật, mô hình RDSD (RESIST – DELAY – STORE – DISCHARGE).
- Lý thuyết về công viên sinh thái.
III. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra khảo sát thực địa;

- Phương pháp phân tích, kế thừa và tổng hợp số liệu;
- Phương pháp thống kê và xử lý số liệu;
- Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia.

7


PHẦN 2. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG KHU VỰC QUẬN 7 VÀ KHU VỰC
NGHIÊN CỨU
1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
a. Quận 7
- Diện tích tự nhiên là 3576 ha nằm về phía Đông nam Thành phố
- Phía Bắc giáp Quận 4 và Quận 2, ranh giới là kênh tẻ và sông Sài Gòn.
- Phía Nam giáp huyện Nhà Bè, ranh giới là rạch Đĩa, sông Phú Xuân.
- Phía Đông giáp Quận 2 và tỉnh Đồng Nai, ranh giới là sông Sài Gòn và sông
Nhà Bè.
- Phía Tây giáp Quận 8 và huyện Bình Chánh, ranh giới là rạch Ong Lớn.
b. Khu vực phường Bình Thuận và phường Tân Thuận Tây
- Phường Bình Thuận có 165 ha diện tích tự nhiên.
- Phường Tân Thuận Tây có 105 ha diện tích tự nhiên.
1.1.2. Địa hình và địa chất
- Địa hình Quận 7 tương đối bằng phẳng, độ cao địa hình thay đổi không lớn,
trung bình 0,6m đến 1,5m điều kiện thoát nước tự nhiên không thuận lợi, dễ bị ngập
úng do mưa lớn và thủy triều. Thổ nhưỡng của Quận 7 thuộc loại đất phèn mặn.
- Địa chất khu vực Quận 7 thuộc diện địa chất yếu thuộc lại D và S (theo nghiên
cứu của các nhà khoa học thuộc Liên đoàn Địa chất Miền Nam, Viện Vật Lý Địa cầu,
Viện địa chất đã chia ra làm 5 loại nền A, B, C, D, S). Địa chất chủ yếu là bùn, sét, lẫn
nhiều mùn thực vật màu xám đen, phần lớn dày trên 10 đến hơn 30m. Ngoài việc ảnh
hưởng của các sông, khu vực còn chịu ảnh hưởng đáng kể của thủy triều, đất bị phèn,

mặn theo mùa.
1.1.3. Khí tượng thủy văn
- Khí hậu: nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nên khí hậu quanh năm nắng nóng
và có sự phân mùa rõ rệt. Mùa khô thường trùng với mùa ít mưa, đây cũng là thời kỳ
khống chế của gió mùa Đông-Bắc kéo dài khoảng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, có
khí hậu đặc trưng là khô, nóng và rất ít mưa. Mùa ẩm trùng với mùa mưa, là thời kỳ
khống chế của gió mùa Tây-Nam kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, có khí hậu đặc
trưng là nóng, ẩm và mưa nhiều.
- Lượng mưa bình quân năm là 1946,1 mm (2008). Số ngày mưa trung bình/năm
là 159 ngày. Khoảng 90% lượng mưa hàng năm tập trung vào các tháng mùa mưa từ
tháng 5 đến tháng 11. Các tháng 1,2,3 mưa rất ít, lượng mưa không đáng kể
- đến tháng 11. Các tháng 1,2,3 mưa rất ít, lượng mưa không đáng kể

8


Hình 2.1.Tổng lượng mưa hàng năm, mm
(Nguồn: Liên Đoàn Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước Miền Nam 2008).
- Độ ẩm trung bình năm thời kỳ 1997 đến 2008 đạt khoảng 75,5%. Trong năm,
mùa mưa có độ ẩm cao hơn so với mùa khô. Độ ẩm trung bình tháng đạt giá trị từ
73,1% đến 83,8% trong mùa mưa so với 64,7% đến 73,7% trong mùa khô; độ ẩm
tháng thấp nhất là 64,7% vào tháng 3 và độ ẩm tháng cao nhất là 83,8% vào tháng 7.

Hình 2.2. Độ ẩm trung bình hàng tháng, %
(Nguồn: Liên Đoàn Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước Miền Nam năm 2008)
- Nhiệt độ không khí trung bình 28oC. Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là
26,2oC (tháng 12), nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 30,1 oC (tháng 4). Hàng năm
có tới trên 330 ngày có nhiệt độ trung bình 25-28oC.

9



Hình 2.3. Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm, oC
(Nguồn: Liên Đoàn Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước Miền Nam năm 2008)
1.1.4. Hệ thống sông ngòi, ao hồ
- Quận 7 có khoảng 1.020 ha sông rạch, chiếm 28,38% diện tích tự nhiên.
- Nguồn nước chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều: một nửa năm ngọt, một
nửa năm mặn. Độ mặn tăng cao và kéo dài ngay cả trong mùa mưa.
- Hệ thống sông rạch chính của Quận 7 bao gồm sông Sài Gòn, sông Nhà Bè,
sông Phú Xuân, rạch Đĩa, rạch Ông Lớn, kênh Tẻ, rạch Đầu Ngựa, hồ Tân Mỹ,
hồ Sen, hồ Bán Nguyệt và một số kênh nhỏ khác
1.1.5. Hệ thống sinh thái
Khu vực nghiên cứu thuộc phường Tân Thuận Tây, phường Bình Thuận Quận 7,
TP.HCM là khu vực đầm lầy, do nền địa chất trũng thấp, bị ngập úng do nước mưa và
bị ảnh hưởng lượng nước do thủy triều nên nền địa chất có cấu trúc mềm, địa hình lõm
hoặc những chỗ lồi lõm, đất khô xen lẫn đất ướt.
Khu vực được bao phủ bởi thảm thực vật thủy sinh và thảm thực vật có khả năng
chịu đựng ngập lụt, ngập nước. Nguồn nước ở đây rất dồi dào và được bổ cập từ các
kênh Cả Cấm, rạch Bàng,…và nước ao hồ như từ hồ Tân Mỹ. Thảm thực phần lớn ở
đây là các loại dừa nước, chiếm đá số diện tích, các loại cây cỏ bụi, các loại bèo, rau
muống, dương sĩ,…

10


Hình 2.4. Thảm thực vật ở khu vực ở khu vực nghiên cứu
- Các loại thủy sinh như các loại cá nước ngọt như các trê, cá rô, lóc, các loại cá
nhỏ,…
1.1.6. Mức độ ô nhiễm môi trường
- Do vị trí nằm gần khu chế xuất Tân Thuận Tây, gần trung tâm thành phố, các

bến cảng nên khu vực nghiên cứu cũng chịu một phần ảnh hưởng về mức độ ô nhiễm
không khí do các khu vực trên gây ra.
- Tình trạng vứt rác bữa bãi, hình thành các bãi rác tự phát đã ít nhiều gây ra các
tác động tiêu cực đến môi trường. Phần lớn thành phần rác thải là rác thải sinh hoạt,
như các loại nilon, sơ dừa, miễng chai bể, mãnh sành, sứ, …các loại rác xây dựng như
phế thải của công trình xây dựng, gạch, ximen, cát, vôi,…Điều này dẫn tới ảnh hưởng
xấu đến mặt mỹ quan đô thị và tác động đến chất lượng nước mặt cũng như nước
ngầm ở khu vực này.
- Tại những khu vực dân sinh tự phát của Quận 7, do không có hệ thống thoát
nước bẩn hoàn chỉnh nên phần lớn nước thải sinh hoạt từ các hộ dân ven bờ kênh đều
thải thẳng trực tiếp vào nguồn mà chưa qua xử lý, lâu ngày mức độ ô nhiễm nước ở
khu vực này tăng lên.

Hình 2.5. Thực trạng xả rác tại khu vực
11


1.2. Điều kiện kinh tế - cơ sở hạ tầng
1.2.1. Điều kiện kinh tế xã hội
Dân số của cả Quận 7 là 274.828 người (năm 2010). Xét cơ cấu dân số theo độ
tuổi, tỷ lệ dân số trong độ tuổi từ 15-34 tuổi chiếm 42,3% tổng dân số của Quận. Tình
trạng dân cư đang xáo trộn rất mạnh và phân bố không đều, mật độ dân số bình quân là
7.700 ngưới/km2 (Nguồn: Cục thống kê TP.HCM, 2010).
Với sự phát triển của khu chế xuất Tân Thuận thu hút hơn 114 doang nghiệp đầu tư
và phát triển, tạo nên cơ hội việc làm cho hơn 30000 lao động trong và ngoài Quận.
Sự phát triển mạnh mẽ của khu nhà ở cao cấp kèm theo các hệ thống dịch vụ công
cộng, trường học, y tế, hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn thiện và phát triển theo mức hiện
đại theo tiêu chuẩn châu Âu, các công trình như trường học Nhât Bản, Dân lập Nam
Sài Gòn, Hàn Quốc, Trường Đài Bắc và trường hướng nghiệp Top Globis, bệnh viện
Quốc Tế và khu Đại học RMIT,…là các công trình mang đậm chất hiện đại và ngang

tầm thế giới.
1.2.2. Điều kiện cơ sở hạ tầng
- Giao thông: Tổng diện tích đường bộ trên địa bàn Quận khoảng 38 ha, chiếm
1,86% diện tích tự nhiên. Với các con đường huyết mạnh như Đại lộ Nguyễn Văn Linh
kết nối cụm công nghiệp Tân Thuận với cao tốc Trung Lương. Dự án cầu Phú Mỹ
hoàn thành năm 2009 đã nối Quận 7 với bán đảo Thủ Thiêm, nối liền với đại lộ
Nguyễn Văn Linh trở thành con đường trọng yếu cho việc thông thương hành hóa từ
đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh phía Bắc. Trục đường Nguyễn Hữu Thọ kết nối
Quận 4 với Quận 7, trục đường Nguyễn Tất Thành kết nối Quận 1 với Quận 7, hoặc
trục đường Nguyễn Thị Thập kết nối Quận 5, Quận 8 với với Quận 7, trục đường
chính đô thị Huỳnh Tấn Phát giúp kết nối khu vực Quận 7 và kết nối khu vực cảng Sài
Gòn, khu công nghiệp Tân Thuận với các huyện Nhà Bè, Cần Giờ và ngược lại.
- Mạng lưới thoát nước mưa và nước bẩn: hiện tại khu vực đang có hệ thông
thoát nước chung, nước thải và nước mưa đi chung một đường ống và được thải trực
tiếp ra kênh. Mạng lưới thoát nước đang có dấu hiệu xuống cấp, và đang quá tải sử
dụng.
- Mạng lưới cấp nước: khu vực Quận 7 thuộc khu vực cấp nước của công ty cổ
phần cấp nước Nhà Bè, phần lớn dân cư được tiếp cận với thống nước sạch.
- Mạng lưới điện: hệ thống điện phần lớn là hệ thống điện đi nổi, với mạng lưới
dây điện chằn chịt, mất mỹ quan đô thị, và không đảm bảo khả năng an toàn điện. Tất
cả các hộ dân đều được tiếp cận với nguồn điện.

12


a)

b)

Hình 2.6. Hiện trạng mạng lưới điện

a)Đường Nguyễn Thị Thập – p. Bình Thuận
b) Đường Huỳnh Tấn Phát – p Tân Thuận Tây
- Mạng lưới thông tin: mạng lưới thông tin liên lạc phát triển từ lâu, mạng lưới
cáp thông tin chằn chịt, gây mất mỹ quan và không đảm bảo về mặt an toàn.

a)
b)
Hình 2.7. Hiện trạng hệ thống thông tin liên lạc
a)Đường Nguyễn Thị Thập – p. Bình Thuận
b) Đường Huỳnh Tấn Phát – p Tân Thuận Tây
1.3. Bố cục quy hoạch kiến trúc
Cơ cấu sử dụng đất :
ST
T
A
1
2
3
4
B

Loại đất
Đất dân dụng
Đất xây dựng nhà ở
Đất Công trình công
cộng
Đất cây xanh mặt nước
Đất giao thông
Đất ngoài dân dụng


Diện tích
Tỷ lệ
Chỉ tiêu
(m2)
(%)
(m2/người)
140554
97,86
22,94
33257
23,16
5,43
111762
30128
58304
3076

23,22
20,98
40,6
2

18,24
4,92
9,52

1.4. Đánh giá hiện trạng của khu vực quy hoạch và vùng lân cận
13



1.4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên
1.4.1.1. Các điều kiện về vị trí địa lý, địa hình, địa mạo, các điều kiện về khí
tượng thủy văn
Quận 7 có vị trí địa lý khá quan trọng với vị trí chiến lược khai thác giao thông
thuỷ và bộ, là cửa ngõ phía Nam của Thành phố, là cầu nối quan trọng mở hướng phát
triển của Thành phố với biển Đông và thế giớị. Các trục giao thông lớn đi qua Quận
như xa lộ Bắc Nam, đường cao tốc Nguyễn Văn Linh. Sông Sài Gòn bao bọc phía
Đông với hệ thống cảng chuyên dụng, trung chuyển hàng hoá đi nước ngoài và ngược
lại, rất thuận lợi cho việc phát triển thương mại và vận tải hàng hoá cũng như hành
khách đi các vùng lân cận.
1.4.1.2. Các điều kiện về hệ sinh thái, thảm thực vật
Hệ sinh thái trong khu vực giữ vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu, bảo
vệ môi trường. Hiện nay, với với sự phát triển mạnh mẽ của khu công nghiệp như khu
công nghiệp Tân Thuận, khu dân cư đô thị,… được xây dựng đã và đang thải ra một
lượng lớn các chất thải độc hại gây ô nhiễm môi trường thì có thể nói hệ thực vật sinh
thái tại đây là một trong số những nhân tố góp phần xử lí và hấp thụ bớt các chất thải
độc hại đó và tạo ra một môi trường sống trong lành cho người dân sinh sống tại Quận
7. Ngoài ra, nó còn giúp giữ đất chống xói mòn, giữ nước điều tiết một phần lưu lượng
nước mưa và nước triều.
1.4.2. Đánh giá điều kiện kinh tế xã hội
Từ sự phát triển hiện tại và những định hướng quy hoạch phát triển trong tương lại,
có thể nhận thấy vị thế quan trọng của Quận 7 trong sự giao lưu kinh tế với các quận
huyện của TP.HCM nói riêng và các khu vực lận cận thành phố nói chung. Hòa cùng
chính sách phát triển kinh tế của TP.HCM “đi trước đón đầu” và “tăng cường hợp tác
và hội nhập”, Quận 7 đã, đang và sẽ tiếp tục tiến bước theo hướng hiện đại hóa, phát
triển bền vững và thân thiện với môi trường. Đây chính là một trong những điều kiện
tiên quyết và quan trọng cho các dự án, các kế hoạch cải tạo môi trường được xem xét
và thực thi vào trong thực tiễn với mục tiêu xây dựng một môi trường sống, làm việc
và đầu tư an toàn, trong lành và thân thiện với thiên nhiên. Đồng thời, với sự quan tâm,
chú trọng đến các vấn đề môi trường hiện nay, Quận 7 đã và đang tạo dựng được một

hình ảnh đô thi mới xanh, sạch, đẹp và hình thành một thương hiệu có tầm vóc quốc
gia, có năng lực tốt trong việc kêu gọi, thu hút và huy động các nguồn vốn đầu tư dài
hạn từ các dự án trong và ngoài nước.
1.4.3. Đánh giá hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện hữu và hệ thống cơ sở
hạ tầng được quy hoạch
- Đánh giá các điều kiện về:
1.4.3.1. Giao thông:
Hệ thống giao thông được thiết kế quy hoạch đủ vai trò đảm nhiệm chức năng đi
lại trong khu vực và bên ngoài vào khu trung tâm. Nhưng do mục tiêu đề ra từ đầu bài,
thì cần thay đổi bề rộng đường, gồm bề rộng mỗi làn đường và bề rộng vỉa hè.
14


1.4.3.2. San nền, thoát nước mưa:
Hệ thống thoát nước mưa được thiết kế nằm trên vỉa hè và đảm nhiệm vai trò thoát
nước mưa từ đường và từu công trình đổ ra hệ thống.
Nền đất hiện hữu thuộc đất bùn yếu, cần có giải pháp nâng nền và cso giải pháo gia
cố nền đất tại các công trình để tránh hiện tượng sụt lún.
1.4.3.3. Cấp nước:
Nguồn cấp nước từ đường ống cấp nước  450 vật lieu gang dẻo, được lắp đặt từ
năm 1999 (còn niên hạn sử dụng) thuộc quản lý của công ty cổ phần cấp nước Nhà Bè,
đủ năng lực cấp nước (lưu lượng lẫn áp lực) cho khu quy hoạch mới.
1.4.3.4. Thoát nước bẩn:
Trong khu vực vẫn còn đang tồn tại hệ thống thoát nước chung và chưa có trạm xử
lý tập trung. Định hướng sẽ quy hoạch hệ thống thoát nước riêng và sẽ xây dựng trạm
xử lý nước thải cho khu quy hoạch mới.
1.4.3.5. Cấp điện:
Khu vực được cấp điện từ mạng lưới điện thành phố và được đấu nối từ trạm biến
áp 110kV/15- 22kV Việt thành 2.


Hình 2.8. Vị trí trạm biến áp 110kV/15 -22kV Việt Thành 2
1.4.3.6. Thông tin liên lạc
Hệ thống thông tin lien lạc hiên dang sử dụng hệ cáp đồng, đi nổi.
1.5. Kết luận chương II
1.5.1. Ưu điểm
- Là khu vực có tốc độ sự phát triển đô thị cao, định hướng phát triển hiện đại,
bền vững.
- Địa hình tự nhiên thuận lợi và phù hợp với ý tưởng thiết kế hồ điều hòa và phát
triển công viên sinh thái.
1.5.2. Nhược điểm
- Đô thị hóa tự phát, một số nơi đã phát triển từ lâu, hệ thống hạ tầng kỹ thuật
hình thành theo kiểu chấp vá, chưa hoàn thiện
1.5.3. Cơ hội để phát triển triển
15


- Từ những định hướng, mục tiêu phát triển của thành phố nói chung và quận 7
nói riêng, thì phương án thiết kế hồ điều hòa và phát triển công viên sinh thái là phù
hợp để phát triển.
- Về mặt điều kiện tự nhiên, nơi đây có hệ thống sinh thái ngập nước, hệ thống
kênh rạch, ao hồ dày đặc thuận lợi để phát triển hồ điều hòa.
1.4.4. Những thách thức gặp phải
- Về mặt hạ tầng kỹ thuật cũ, cần đề ra phương án cải tạo hợp lý, điều chỉnh lưu
vực thoát nước phù hợp để có thể tăng hiệu quả điều tiết nước cho hồ điều hòa.

PHẦN 3. QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI HẠ TẦNG KỸ THUẬT
CHƯƠNG 1. QUY HOẠCH GIAO THÔNG TỶ LỆ 1/500
1.1.

Định hướng quy hoạch giao thông

16


- Thiết kế dựa trên nguyên tắc đảm bảo khả năng lưu thông tốt. Đảm bảo liên hệ
thuận tiện giữa giao thông trong khu vực với toàn đô thị.
- Khi thiết kế các ngã giao, rẽ hướng phải đảm bảo an toàn khi xe chạy trên
đường, người lái xe phải luôn luôn có được tầm nhìn đầy đủ trước mặt để có thể xủ lý
kịp tời các trường hợp bất trắc tránh tai nạn xảy ra.
- Thiết kế tuân theo QCXDVN 01:2008 về thiết kế bề rộng, góc vát, góc bo. Bề
rộng vỉa hè được thiết kế rộng hơn để tăng thêm phần diện tích đất cây xanh, đất dự
trữ, tăng thêm phần diện tích đất cho người đi bộ.
1.2. Xác định mặt cắt ngang đường và thiết kế nút giao thông
1.2.1. Bề rộng làn đường
Bề rộng làn đường được thiết kế theo TCXDVN 104: 2007. Mở rộng diện tích vỉa
hè để tăng diện tích cây xanh nhằm tăng khả năng điều tiếu nước mưa, cũng như nước
triều khi xuất hiện triều cường dâng cao kèm mưa to kéo dài.
Đồng thời do khu xây dựng phần lướn là công trình cao tầng, như khu thương mại
dịch vụ, chung cư cao cấp, biệt thự, trường học và công viên cây xanh nên mở rộng
vỉa hè là hợp lý.
1.2.2. Thiết kế tầm nhìn trong nút
Đảm bảo một trường nhìn trong nút giới hạn đối với:
- Xe không được ưu tiên phải cách điểm xung đột một tầm nhìn hãm xe bằng
S1A = ,m.
- Xe không được ưu tiên quan sát thấy được xe ưu tiên (bên tay phải) khi xe ưu
tiên cách điểm xung đột một khoảng cách bằng S1A
Trong đó:
VA là tốc độ thiết kế của xe không ưu tiên, km/h;
Vb là tốc độ thiết kế của xe ưu tiên, km/h.

Chú thích: Phần gạch chéo : vùng không phải gỡ bỏ chướng ngại vật

Hình 4 – Sơ đồ đảm bảo tầm nhìn trong ngã tư ưu tiên tay phải (trình TCVN
4054:2005)
17


CHƯƠNG 2. QUY HOẠCH SAN NỀN – THOÁT NƯỚC MƯA TỶ LỆ 1/500
2.1. Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng
2.1.1. Giải pháp san nền – chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng
- Từ đánh giá hiện trạng để đề ra phương án san nền phù hợp theo các chỉ tiêu
như:
 Cốt cao độ san nền theo định hướng thiết kế của thành phố Hồ Chí Minh
 Độ dốc san nền theo hướng thoát nước chính theo hướng đông bắc – tây nam,
nước mưa chảy tràn trên bề mặt sẽ được thu gom qua hệ thống thoát nước mưa vả đực
xả vào các kênh rạch.
 Hiện hữu đất nền thuộc đất cát, bùn nhão, vì là nơi ngập úng.
2.1.2. Tính toán khối lượng đào đắp
- Tính toán khối lượng đào đắp theo định hướng thiết kế bên trên. Tính toán theo
cách chi lưới ô vuông.
Bảng thống kê theo Phụ lục A bảng …
2.2. Quy hoạch mạng lưới thoát nước mưa
2.2.1. Giải pháp quy hoạch thoát nước mưa
Độ sâu chôn cống tới đỉnh cống tối thiểu trên vỉa hè là H C ≥ 0,90m. Đảm bảo độ
sâu chôn cống từ 1,5m đến 6m và độ sâu chôn cống tối thiểu khi bằng đường phải lớn
hơn 0,7 m để thuận lợi cho thi công và quản lý sau này.
Các tuyến đường trong khu quy hoạch có độ dốc dọc từ 0,3% đến 3%. Khoảng
cách lớn nhất giữa các giếng thu nước mưa trên đường phố đảm bảo theo tiêu chuẩn
TCXDVN 104-2007 ứng với đường kính cống từ 400-600 mm là 40m. Các tuyến thoát
18



nước mưa được thiết kế dưới lòng đường sát lề đường nên vị trí của các giếng thu nằm
sát mép bó vỉa. Do vỉa hè sử dụng để tối ưu hóa diện đất cây xanh (để tăng tính thấm
nước) đồng thời còn bố trí nhiều hạ tầng khác, nên độ mở rộng của bụng hầm ga quay
về phía lòng đường. Trong giếng có cấu tạo hố chứa cặn sâu lấy từ 30-70cm tính từ
mép trong của cống đến mép trong đáy giếng thu. Lấy bằng 30cm trong đồ án này.
Thống nhất với quy mô lưu vực và kích thước đề xuất thiết kế cho các tuyến cống
trong khu vực quy hoạch. Theo TCXDVN 104-2007 cống thiết kế trên cấp đường khu
vực tối thiểu là 500mm cống ngang đường là 400mm. Sử dụng ống cống bêtông cốt
thép đúc ly tâm có thể chịu áp lực nước cao, hạn chế sự cố về hệ thống thoát nước. Đối
với cống trên vỉa hè sử dụng cống HVH. Đối với cống qua đường, do trong khu quy
hoạch là khu dân cư, không có phương tiện giao thông vận tải tải trọng lớn nên đề xuất
sử dụng cống H10. Phương pháp nối cống là nối ngang đỉnh cống.
2.2.2. Vạch tuyến mạng lưới thoát nước mưa
- Đặt cống 1 bên đường và thực hiện hố ga với cống ngang đường để thu nước ở
hai bên. Ưu tiên đặt tuyến cống ở bên phần công viên, vì phần đất vỉa hè bên công viên
thường ít được bố trí các công trình hạ tầng kĩ thuật.
- Bố trí các hố ga cần tránh bố trí trước cửa nhà dân.
2.2.3. Công thức tính toán thủy lực mạng lưới thoát nước mưa
a. Lưu lượng nước mưa được tính toán theo công thức sau:
Q = qm × C × F
Trong đó:
q – cường độ mưa tính toán (l/s)
C – hệ số dòng chảy
F – diện tích lưu vực đổ về hồ điều hoà (ha)
Tính toán cường độ mưa:
Công thức tính cường độ mưa (theo TCVN 7957:2008):
A(1  C lg P)
q
(t  b) n
Trong đó:


t – thời gian dòng chảy mưa (s)
P – chu kì lặp lại trận mưa tính toán (năm). Chọn P=10.
A, C, b, n – tham số xác định theo điều kiện mưa của địa phương,
chọn theo phụ lục B – TCVN 7957:2008.
Vì khu vực quy hoạch thuộc khu vực TP. Hồ Chí Minh , nên các thông số sẽ là :
A = 11650; C = 0,58; b = 32; n = 0,95.
Ta có :
= = 300,75 (l/s.ha)
Tính toán hệ số dòng chảy C: phụ thuộc vào tính chất mặt phủ của lưu vực và
chu kỳ lặp lại trận mưa tính toán P, chọn theo bảng 5 TCVN 7957:2008
- Chọn a = 50% là diện tích mặt phủ mái nhà, bê tông =>  = 0,856
-

Chọn b = 30% là diện tích mặt đường atphan

=>  = 0,843
19


Chọn c = 20% là diện tích mặt phủ là mặt cỏ, sân vườn =>  = 0,39
Ctb = = = 0,759
Thời gian mưa tính toán:
T = t0 + tr + tc = 7+7+30 =44 ( phút)
Trong đó:
t0 – thời gian nước mưa chảy từ bề mặt đường đến rãnh đường. Chọn t 0=
7(phút).
tr – thời gian nước chảy theo rãnh đường đến giếng thu nước đầu tiên. Chọn t r
= 7(phút)
tc – thời gian nước mưa chảy trong cống đến hồ chứa, giả thiết lấy t c = 30 phút.

Lưu lượng nước mưa tính toán là:
Q = qm × C × F = 300,75 × 0.759 × 15 = 3424(l/s) =12327 (m 3/h)
b. Lưu lượng thấm qua thảm thực vật, cây xanh
Diện tích đất cây xanh Scx = 4,7ha gồm đất cây xnah công viên, đất cây xanh đường
phố đất cây xanh trong các công trình thương mại, chung cư, trường học.
Lượng nước mưa rơi trên phần diện tích đất cây xanh là:
Qcx = qm × C × Scx = 300,75 × 0,759 × 4,7 =1073 (l/s) =3862 (m 3/h)
Phương trình biểu thị sự cân bằng nước ở thảm thực có dạng:
Qcx = O + p + q + r + s + t  u (mm)
Trong đó:
Qcx : lượng mưa rơi, mm;
O : lượng nước được tán cây giữ lại sau đó bốc hơi vật lý, mm;
p : tiêu hao nước cho thoát hơi nước của thực vật, mm;
q : tiêu hao nước thành bốc hơi vật lý từ mặt đất cây xanh, mm;
r : dòng chảy trên bề mặt đất cây xanh;
s : dòng chảy ngầm trong đất, hay nước trọng lực, mm;
t : tiêu hao nước để tạo ra thực vật khối (t1) và làm ẩm gỗ cũng như sinh khối
tổng số (t2 ), t = t1 + t2, mm;
-

u = tiêu hao nước do sự bổ sung vào nước ngầm và làm ẩm đất, hoặc rút nước
từ đất vào thời kỳ khô hạn, xét bình quân 5-10 năm thì u = 0.
Dòng chảy bề mặt đất (r). Đối với các loại đất mà cấu trúc chưa bị phá vỡ, trị số
(r) chỉ bằng khoảng 2% so với tổng lượng mưa. Thế nhưng, nếu đất bị phá hủy lớp phủ
thực vật do khai thác hay do chăn thả súc vật thì dòng chảy bề mặt có thể tăng lên rất
lớn (10-25% so với tổng lượng mưa). Địa hình càng dốc thì dòng chảy bề mặt càng
lớn. Do khu vực thiết kế phần lớn thảm thực vật trồng mới, bề mặt đất tơi xốp, nên
lượng nước chảy tràn lấy bằng 10% tổng lượng mưa rồi trên thảm thực vật.
r = 10% Om = 10% × qm × C × Acx = 10% × 1073 = 107,3 (l/s)
Lượng nước mưa được giữ lại tại thảm thực vật là:

Qg = Qcx – r =1073 - 107,3 = 965,7 (l/s)
Lưu lượng nước thực tế nước mưa chảy qua cửa xả là:
20


Qtt = Q - Qg = 3424 – 965,7 = 2458 (l/s)
Lưu lượng thoát nước đươn vị trên từng ha đất là:
qdv = Qtt / S = 2458 / 15 =163,87 (l/s/ha)
2.2.4. Tính toán thủy lực mạng lưới thoát nước mưa
Tính toán thủy lực cho đoạn cống:
- Sử dụng phương pháp nối ống là nối ngang mực nước.
- Sau khi tính toán được lưu lượng nước thải cho từng đoạn ống, ta sử dụng bảng
tra của TS. Lâm Minh Triết để chọn đường kính, độ dốc phù hợp. Chon đường kính
cống tối thiểu ≥600mm.
- Theo TCVN 7957/2008, mục 6.25 Với đường kính ống đến 300mm,khu vực
không có xe qua lại, hmin = 0,3m tính từ mặt đất (mặt đường) đến đỉnh ống, ở những
chỗ có xe qua lại hmin = 0,7m. Như vậy chọn độ sâu chôn ống ban đầu là 1,4 m, để khi
các đoạn ống băng đường thì đảm bảo độ sâu lớn hơn 0,7m đảm bảo an toàn cho
đường ống thoát nước không bị gặp sự cố vỡ ống khi băng đường.
Ví dụ: Với đoạn cống 1.1 -1.8 gồm hai đoạn cống 1.1-1.6 và 1.6-1.8
Đoạn 1.1 -1.6
Thống số có sẵn:
- Lưu lượng tính toán cho đoạn cống 1.1-1.9 là : 75,4 l/s
- Chiều dài: 165m
- Cao độ mặt đất thiết kế tại hố ga 1.1 là: H1 = 2,43m
- Cao độ mặt đất thiết kế tại hố ga 1.6 là: H2 = 2,41m
- Độ sâu chô cống ban đầu tính đến đỉnh cống là: h = 1,4m.
Tra bằng thủy lực ta được:
- D = 600 mm;
- Đồ đầy h/d = 0,389 m;

- Chiều cao mực nước h1 = 0,23m;
- Tốc độ nước là: 0,74m;
Tính toán:
- Tổn thất cột nước : h3 = i (độ dốc cống) × L (chiều dài cống) = 1/600 × 165 =
0.495 m;
- Cao độ đáy cống tại hố ga 1.1: Hd1 = H1 − h – D = 2,43 – 1,4 – 0,6 = 0,43 m;
- Cao độ mực nước đầu tại hố ga 1.1: Hmn1.1 = Hd1 + h1 = 0,43 + 0,23 = 0,66m;
- Cao độ mực nước cuối tại hố ga 1.6: Hmn1.6 = Hmn1.1 – h3 = 0,66 – 0,495 = 0.17
m;
- Cao độ đáy cống tại hố ga 1.9: Hd1.9 = Hmn1.6 – h3 = 0,17 – 0,495 = -0,06 m;
- Độ sâu chô cống cuối tại hố ga 1.9: Hcc1.6 = H2 – Hd1.6 = 2,41 – (–0.06)= 2.5 m;
Đoạn 1.6a-1.6
Tương tự phần tính toán trên kết quả như bảng 2.1 Phụ Lục B – Thoát nước mưa
Đoạn 1.6-1.8
21


-

Vì nối ngang mực nước nên cao độ mực nước tại điểm 1,6 = 0,17m;( chọn cao
độ thấp hơn)
- Cao độ mực nước cuối tại hố ga 1.8: Hmn1.8 = Hmn1.6 – h3 = 0,17 – 0,105 = - 0,04
m;
- Cao độ đáy hố cống tại hố ga 1.15: Hd1.18 = Hmn1.8 – h3 = -0,04 – 0,105 = –0,3m;
Độ sâu chô cống cuối tại hố ga:1.8 Hcc1.15 = Hmđ – Hd1.15 = 2,41 - ( - 0,3) = 2.7m;
Kết quả theo bảng 2.1 Phục Lục B – Thoát nước mưa
2.3. Thống kê khối lượng vật tư
Theo bảng 2.2. Phụ lục B – Thoát nước mưa

CHƯƠNG 3. QUY HOẠCH CHI TIẾT MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC 1/500

3.1. Định hướng quy hoạch mạng lưới cấp nước
Thiết kế đáp ứng đầy đủ và lien tục cho mọi nhu cầu dùng nước của các đối tượng
dùng nước trong khu vực quy hoạch. Phân loại thuộc bậc tin cậy lại I, được giảm lưu
lượng 30%, thời gian giảm lưu lượng là <3 ngày, và thời gian ngừng cấp nước là 0 giờ.
Mạng lưới cấp nước được thiết kế với mạng vòng để đảm bảo tính an toàn cấp nước
cho khu quy hoạch, nguồn cấp được lấy từ hai điểm khác nhau trên đường ống cấp II
đường kính 450 - ống gang dẻo - lắp đặt năm 1999.
3.2. Nhu cầu và quy mô dùng nước
3.2.1. Đối tượng dùng nước
Tiêu chuẩn cấp nước khác nhau, phụ thuộc vào các loại công trình khác nhau.
Trong khu vực gồm các công trình như sau:
 Nhà biệt thự;
 Khối trường học gồm trường tiểu học và trường trung học cơ sở;
 Trung tâm dịch vụ thương mại (TMDV), văn phòng;
 Khu phức hợp gồm dịch vụ thương mại, chung cư;
 Công viên cây xanh;
3.2.2. Tính toán nhu cầu dùng nước
- Lưu lượng nước sinh hoạt trung bình hàng ngày được xác định theo công thức
sau :
22


(m3/ngđ)
Trong đó:
qi : Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt. Theo TCXDVN 4513:1988, mục 3.2, bảng
1.
Ni : Dân số tính toán ứng với tiêu chuẩn cấp nước qi.
fi : Tỷ lệ dân số được cấp nước lấy theo bảng 3.1, TCXDVN 33:2006. f i =
100%
Ví dụ: Lưu lượng nước sinh hoạt cấp cho dãy nhà biệt thự, tiêu chuẩn cấp nước

400l/người/ngày:
= = 20 (m3/ngđ)
Kết quả được thể hiện ở bảng 2.1
Lưu lương ngày tính toán cho nhưng khu vực tập trung (chung cư, trường học,
trạm y tế, TMDV, công viên) là:
(m3/ngđ)
Trong đó:
qi : Tiêu chuẩn cấp nước cho từng công trình. Theo TCXDVN 4513:1988, mục
3.1, bảng 1.
Ni : Dân số tập trung hay diện tích sàn (trung tâm thương mại), số học sinh
(trường học) tính toán ứng với tiêu chuẩn cấp nước qi.
Ví dụ: Lưu lượng nước cấp cho khu trung tâm thương mại, tiêu chuẩn cấp nước
là 15 l/người/ngày thì nhu cầu cấp nước là:
= 15 (m3/ngđ)
Kết quả tính toán theo bảng 2.1
Bảng 3.1 Tiêu chuẩn dùng nước và nhu cầu dùng nước cho từng đối tượng.
ST
T

1

2

3
4

Công trình

Tiêu chuẩn
dùng nước

Số người /
trong ngày
diện tích
dùng nhiều
nhất l/ngày

Nhà biệt thự (mức độ tiện nghi: Nhà
ở bên trong có bồn tắm và cấp nước 50
nóng cục bộ
Học sinh, giáo viên, nhân
1000
viên
Nước tưới mặt cỏ, cây
9050
Trườn xanh

Nhân viên phục vụ (dọn
toilet, phòng học,v.v.)
10
(lấy theo người phục vụ
nhà công cộng)
Trung tâm dịch vụ thương mại,
750
văn phòng (TMDV 1)
Trung tâm dịch vụ thương mại, 750

Nhu cầu
dùng
nước
l/ngày


Ghi
chú

400

20000 người

20

20000 người

3

27150 m2

g học

25

250 người

15

11250

15

11250 người
23



5
6
7
8
9
10

văn phòng (TMDV 2)
Khu phức hợp gồm
TMDV và chung cư
(PH1)
Khu phức hợp gồm
TMDV và chung cư
(PH1)
Chung cư (CC A)
Chung cư (CC B)
Chung cư (CC C)
Công viên cây xanh

TMDV

500

15

Chung cư 1100

350


TMDV

15

500

Chung cư 700
2730
520
1026
19600

350
350
350
350
1.5

Tổng

7500 người
385000 người
7500
245000
955500
182000
359100
29400 m2
2260900 l/ngày

2260,9 m3/ngày

- Lưu lượng nước thất thoát được tính bằng 15 % tổng lượng nước cấp cho khu
vực (lấy theo bảng 3.1, mục 3.3 TCVN 33:2006)
Lưu lượng thất thoát Qtt = 0,15 × 2260,9 = 339,1(m3/ngđ)
Tổng lưu lượng cấp nước cho khu quy hoạch trong ngày dùng nước lớn nhất :
max
Q ngày = 2260,9 + 339,1 = 2600 (m3/ngđ)
Lưu lượng nước trung bình được tính dựa vào hệ số không điều hòa ngày với công
thức:
(m3/ngđ)
(m3/ngđ)
Với: Kngày max , Kngày min : Hệ số không điều hòa ngày lớn nhất và nhỏ nhất (Tỷ số giữa lưu
lượng nước ngày dùng nước lớn nhất,nhỏ nhất và lưu lượng nước ngày dùng nước trung
bình), chọn Kngày Max = 1,1. Kngày min= 0.9 (điều 3.3, mục 3 - TCXDVN 33:2006)

Lưu lượng dùng nước trong ngày trung bình là:
= 2600 ÷ 1.1 = 2365 (m3/ngđ)
Lưu lượng dùng nước trong ngày dùng nước ít nhất là:
= 2365 × 0.9 = 2128 (m3/ngđ)
Lưu lượng giờ max Qmaxgiờ và lưu lượng giờ min Qmingiờ được xác định theo công thức:
(m3/h)
(m3/h)
Với: K là hệ hố không điều hòa theo giờ được xác định theo biểu thức:
K maxgiờ = α max x bmax
K mingiờ = α min x bmin
Trong đó: Theo điều 3.3, mục 3 - TCXDVN 33:2006
α: Hệ số kể đến mức độ tiện nghi của công trình như sau:
α max = 1,2
α min = 0,6

b: Hệ số kể đến số dân trong khu vực :
b max = 1,3
24


b min = 0,25
K giờ = α max x bmax = 1,2 × 1,3 =1,56
K mingiờ = α min x bmin = 0,6 × 0,25 = 0,15
max

Lưu lượng trong giờ lớn nhất và giờ nhỏ nhất là:
- Qmaxgiờ = 1,56 × 2600 ÷ 24 = 169 (m3/giờ)
- Qmingiờ = 0,15 × 2128 ÷ 24 = 13,3 (m3/giờ)
Biểu đồ dùng nước lớn nhất
Lượng nước dùng cho sinh hoạt và dùng cho dịch vụ công cộng là:
Loại nhu cầu
Sinh hoạt
Trường học

Nhu cầu dùng nước
(m3/ng)
2146.6
47.4

Công cộng

TMDV
37.5
CVCX
29.4

Tổng
2260.9
Theo Phụ Lục B – Cấp nước - Bảng 3.2. Lưu lượng nước trong giờ dùng nước lớn
nhất.

Hình 3.1. Biểu đồ dùng nước lớn nhất
3.3. Lựa chọn nguồn cấp nước – Vạch tuyến mạng lưới
3.3.1. Lựa chọn nguồn cấp nước
- Nguồn cấp được lấy từ hai điểm trên đường ống trên mạng lưới cấp II có đường
kính 450, vật liệu gang dẻo, trền đường Nguyễn Văn Linh, thuộc sự quản lý của công
ty cổ phần cấp nước Nhà Bè.
3.3.2. Vạch tuyến mạng lưới cấp nước
25


×