Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

thuyết trình luật thuế gia nhập WTO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.73 KB, 14 trang )

A.

Giới thiệu chung về tổ chức thương mại thế giới (WTO)
Khái quát
WTO là tên viết tắt từ tiếng anh của tổ chức thương mại thế giới
( World Trade Organization)
WTO được thành lập theo Hiệp định tổ chức thương mại thế giới, kí tại
Marrakesh ( Ma rốc)
Ngày 15/4/1994. WTO chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/1/1995.
I.

Tính đến ngày 26/6/2014, tổ chức này có 160 thành viên và Việt Nam chính thức
trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức này vào ngày 11/1/2007. Việc gia nhập
WTO là bước ngoặt mới mở ra cho nền kinh tế nước ta. Vị thế của Việt Nam sẽ
dần được nâng cao, thế gới sẽ nhìn thấy được sự năng động của kinh tế Việt Nam.
Gia nhập WTO là đòn bẩy cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
tiến nhanh đến nền công nghiệp hiện đại, cùng các cường quốc bước tới nền văn
minh mới-văn minh công nghệ

II.








Đặc điểm
WTO là nơi đề ra những quy định.
WTO là nơi đề ra những quy định để điều tiết hoạt động thương mại giữa


các quốc gia trên quy mô toàn thế giới hoặc gần như toàn thế giới. Đến
nay, WTO có tất cả 150 thành viên.
WTO là một diễn đàn giữa các nước, các thành viên đàm phán
Bản than sự ra đời của WTO là kết quả của các cuộc đàm phán. Sau khi
ra đời, WTO đang tiếp tục tổ chức các cuộc đàm phán mới. “ Tất cả
những gì tổ chức này làm được đều thông qua con đường đàm phán”
WTO gồm những quy định pháp lý, nền tảng của thương mại quốc tế.
Ra đời với kết quả được ghi nhận trong hơn 26000 trang văn bản pháp lý,
WTO tạo ra một hệ thống pháp lý chung làm căn cứ để mỗi thành viên
hoạch định và thực thi chính sách nhằm mở rộng thương mại, tạo việc
làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống của nhân dân các nước thành
viên. Các văn bản pháp lý này, bản chất là các “ hợp đông”, theo đó, các
chính phủ các nước tham gia kí kết, công nhận cam kết duy trì chính sách
thương mại trong khuôn khổ những vấn đề đã thỏa thuận
WTO giúp các nước giải quyết tranh chấp


Nếu “ mục tiêu kinh tế” của WTO nhằm thúc đẩy tiến trình tự do hóa
thương mại, hang hóa, dịch vụ, trao đỏi sang chế, kiểu dáng, phát minh,
… ( gọi chung là quyền tài sản sở hữu trí tuệ) thì hoạt động của WTO
nhằm giải quyết các bất đồng và tranh chấp thương mại phát sinh giữa
các thành viên theo các quy định đã thỏa thuận, trên cơ sở của nguyên tắc
cơ bản của công pahps quốc tế và luật lệ của WTO, chính là mục tiêu
chính trị của WTO. Mực tiêu cuối cùng của các mục tiêu kinh tế và chính
trị là nhằm tới “ mục tiêu xã hội” của WTO là nhằm nâng cao mức sống,
tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân, phát triển bền vững
và bảo vệ môi trường

B.


THUẾ

Thuế là một trong những công cụ quản lý và điều tiết của Nhà nước về tình hình
sản xuất, kinh doanh và lưu thông hàng hóa dịch vụ trong nước. Ngoài ra chính
sách thuế còn là một trong những công cụ để thhực hiện chiến lược kinh tế của đất
nước. Trong hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế, các nước thường dùng
công cụ quản lý như: hạn ngạch, tỷ giá, giấy phép, thuế quan. Trong đó thuế xuất
nhập khẩu thường được sử dụng cơ bản nhất bởi nó là cơ sở trong trao đổi buôn
bán và là một nguồn thu đối với ngân sách Quốc gia.
I)

Các cam kết về thuế của Việt Nam khi gia nhập WTO

a.Về thuế xuất khẩu:
WTO không có nội dung nào yêu cầu cam kết về thuế xuất khẩu. Tuy nhiên một số
thành viên (chủ yếu là các nước đã phát triển như Mỹ, Úc, Canada,và EU ) yêu cầu
cắt giảm tất cả thuế xuất khẩu đặc biệt đối với phế liệu kim loại mà và kim loại đen
vào thời điểm gia nhập, với lý do đây là một hình thức nhằm hạn chế thương mại,
gây nên tình trạng khan hiếm nguyên liệu, làm đẩy giá thị trường trên thế giới và
trợ cấp cho doanh nghiệp trong nướ sử dụng các mặt hàng này.
Cam kết của Việt Nam hiện nay là sẽ giảm thuế xuất khẩu đối với phế liệu kim loại
đen từ 35% xuống 17% trong 5 năm. Không cam kết ràng buộc về thuế xuất khẩu
đối với các mặt hàng khác.


Trên thực tế các cam kết về thuế xuất khẩu với phế liệu kim loại đen và màu nêu
trên không gay tác động lớn, do khối lượng phế liệu kim loại buôn bán là không
đáng kể. Xét về góc độ vĩ mô nói chung của hệ thống thuế, việc giảm dần các thuế
suất xuất khẩu sẽ góp phần hướng tới một hệ thống thuế suất trung lập và hài hòa
hơn.

b.Về thuế nhập khẩu:
Các cam kết chung đối với thương mại hàng hóa:
Việt Nam đồng ý ràng buộc mức thuế trần cho toàn bộ biểu thuế hiện hành gồm
10.600 dòng thuế. Mức thuế bình quân toàn biểu được giảm từ mức hiện hành
17,4% xuống còn 13,4%, thực hiện dần trung bình 5-7 năm. Mức thuế bình quân
đối với hàng nông sản giảm từ mức hiện hành 23,5% xuống còn 20,9% thực hiện
trong vòng 5-7 năm. Với hàng công nghiệp giảm từ 16,8% xuống còn 12,6%, thực
hiện chủ yếu trong vòng 5-7 năm.
Các mức cắt giảm này có thể so sánh tương ứng vói các mức cắt giảm trung bình
của các nước đang phát triển và đã phát triển trong vòng đàm phán Uruguay (1994)
như sau trong lĩnh vực nông nghiệp các nước đang phát triển và đã phát triển cam
kết cắt giảm là 30% và 40%, với hàng công nghiệp tương ứng là 24% và 37%.
Trung Quốc trong đàm phán gia nhập cam kết cắt giảm khoảng 45% thuế nhập
khẩu ( từ 17,5% xuống 10%).
Trong toàn bộ biểu cam kết , Việt Nam sẽ cắt giảm thuế khoảng 3.800 dòng thuế
(chiêm 35% số dòng của biểu thuế), ràng buộc theo mức thuế trần cao hơn mức
thuế suất hiện hành với 3.170 dòng thuế ( chiếm 30% của biểu thuế ), chủ yếu là
đối với nhóm hàng như xăng dầu, kim loại, hóa chất, một số phương tiện vận tải.
Còn 35% số dòng của biều thuế vẫn giữ nguyên mức hiện hành.
Một số mặt hàng đang có thuế suất cao từ trên 20%, 30% sẽ được cắt giảm thuế
ngay khi gia nhập. Những nhóm mặt hàng có cam kết thuế nhiều nhất bao gồm; dệt
may, cá và sản phẩm từ cá, gỗ và giấy, hàng chế tạo khác, máy móc thiết bị điện,
điện tử. Các mặt hàng trọng yếu, nhạy cảm đối với nền kinh tế như nông sản, xi
măng, sắt thép, vật liệu xây dựng, ô tô – xe máy… vẫn duy trì được mưcs bảo hộ
nhất định.


Về hạn ngạch thuế quan, Việt Nam vẫn được bảo lưu quyền áp dụng hạn ngạch
đối với các mặt hàng đường, trứng gia cầm, lá thuốc lá và muối. Về môt số biện
pháp hạn chế nhập khẩu, được phép nhập khẩu xe máy phân khối lớn trước ngày

31/5/2007, bỏ quy định cấm nhập khẩu thuốc lá điếu và xì gà từ thời điểm gia nhập
WTO . Tuy nhiên, sẽ chỉ có một Doanh nghiệp Nhà nước được quyền nhập khẩu
toàn bộ thuốc lá điếu và xì gà. Với ô tô cũ, cam kết cho phép nhập khẩu các loại
xe đã qua sử dụng không quá 5 năm.
Mức độ cam kết và cắt giảm thuế của Việt Nam tổng hợp theo một số nhóm ngành
hàng và nhóm mặt hàng chính với thời gian thực hiện được cụ thể hóa trong các
bảng dưới đây:
Bảng 1: mức thuế cam kết bình quân theo một số nhóm hàng chính:
Nhóm mặt hàng

Thuế suất cam kết tại
thời điểm gia nhập
WTO (%)
25,2
29,1
36,8
14,6
13,7
19,1
14,8
11,1
46,9

Thuế suất cam kết cuối
cùng cho WTO (%)

Nông sản
21,0
2. Cá, sản phẩm cá
18,0

3. Dầu khí
36,6
4. Gỗ, giấy
10,5
5. Dệt may
13,7
6. Da, cao su
14,6
7. Kim loại
11,4
8. Hóa chất
6,9
9. Thiết bị vận tải
37,4
10. Máy móc thiết bị
9,2
7,3
cơ khí
11. Máy móc thiết bị
13,9
9,5
điện
12. Khoáng sản
16,1
14,1
13. Hàng chế tạo khác 12,9
10,2
Cả biểu thuế
17,2
13,4

Nguồn : />1.

Bảng 2: so sánh mức cắt giảm thuế khi gia nhập WTO của Việt Nam và các
nước gia nhập năm 1995:


Mức cắt giảm
thuế trung bình

Việt Nam

Nước đang phát
triển

Nước phát triển

Đối với nông
sản

10%

30%

40%

Đối với hàng
23,9%
24%
37%
công nghiệp

Nguồn : />
II)

Khó khăn của chính sách thuế
1)

Về mặt tổ chức chính sách thuế, hệ thống chính sách thuế của Việt
Nam mới được hình thành vào cuối những năm 80 cùng với việc
chuyển đổi cơ chế của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung có
nhiều thành phần kinh tế.Mặc dù đã từng bước cải cách và hoàn
thiện vào những năm 1990-2000, nhưng hiện nay chính sách thuế
vẫn còn nhiều vướng mắc cần tiếp tục cải cách, sửa đổi cho phù
hợp với các nguyên tắc của WTO.
Một: hệ thống chính sách thuế hiện nay vẫn còn phức tạp và thiếu
tính ổn định, thuế suất dàn trải quá rộng, thuế xuất nhập khẩu do gánh
chịu nhiều mục tiêu bao gồm cả kinh tế, văn hoá, xã hội mà làm cho
cơ cấu trở nên phưc tạp, trùng lặp, làm cho chi phí quản lý thu thuế
lớn, ảnh hưởng tới hiệu quả thu thuế, tạo điều kiện cho việc trốn thuế
và bóp méo hệ thống thuế. Một vài mức thuế rất sát nhau, đặc biệt là
thuế nhập khẩu : 0.5% , 1% , 2% , 3% , 5% , 6% , …38% , 40%. Có
thể hiểu có nhiều mức thuế chi tiết như thế là do phải thự hiện nhiều
mục tiêu kinh tế - xã hội. Điều này làm cho biểu thuế mất tính tập
trung, quá nhiều mức thuế cho cơ cấu thuế phức tạp một cách khồn
cần thiết. Thuế dàn trải là có hại –thậm chí tai hại hơn mức thuế suất
cao nhưng không thống nhất vì chúng làm nguồn vốn đưa vài hoạt


động không có hiệu quả. Vì thế sẽ gây khó khăn cho quá trình hội
nhập của nước ta với các nước bạn.
Hai: việc quy định các chính sách thuế thiếu tính rõ ràng, còn lẫn lộn

trong chức năng của từng chính sách thuế,thể hiện ở phạm vi của đối
tượng chịu thuế, các mức thuế suất quá cao vì gặp nhiều trong một sắc
thuế. Không chỉ vậy, việc ban hành biểu thuế nhập khẩu hiện nay có
quá nhiều mứ thuế suất dưới 5% làm cho kết quả thu vào ngân sách bị
hạn chế, dồn gánh nặng về yêu cầu động viên ngân sách nhà nước cho
các mặt hàng khác. Biểu thuế nhập khẩu mặc dù quy định theo khùn
thuế suất tạo điều kiện cho việc quy định mức thuế suất được linh hoạt
nhưng lại dẫn đến thiếu tính ổn định, làm cho doanh nghiệp thiếu yên
tâm trong việc đầu tư phát triển sản xuất và nhập khẩu.
Ba: hệ thống chính sách thuế được xây dựng để phục vụ nhiều mục
tiêu trong từng sắc thuế, làm mất đi tính trung lập – một yếu tố hiệu
quả trong phân bổ nguồn lực.Có nhiều mục tiêu trong chính sách thuế
không thống nhất với nhau, do đó nếu đạt được mục tiêu này thì lại
gây thiệt hại tới mục tiêu khác. Một số mặt hàng nhập khẩu như: phân
bón, sắt xây dựng, kính xây dừng, đường… có thuế suất thuế nhập
khẩu thấp vì là đầu vào của một số ngành sản xuất,nhưng biện pháp
quản lý lại là bảo hộ phí thuế quan (hạn chế số lượng nhập khẩu), rõ
ràng là vi phạm quy định của WTO.Một số mặt hàng thuế nhập khẩu
quá cao sẽ kích thích sản xuất hàng hóa thay thế hàng nhập khẩu;
đồng thời cũng sẽ chiếm mặt nguồn vốn, lao động, công nghệ của
những hoạt động sản xuất hàng hóa có hiệu quả cao hơn.
Việc kết hợp các mục tiêu của chính sách xã hội trong các sắc thuế xét
về khía cạnh xã hội là tốt, tuy nhiên nó thực sự làm chin hs sách thuế
trở nên phức tạp, tạo ra sự bất bình đăbgr trong kinh doanh, ảnh
hưởng đến sự minh bạch của hệ thống thuế.
Bốn: còn thiếu sự kết hợp hài hòa giữa các thuế trong hệ thống chính
sách thuế, giữa mục tiêu số thu cho ngân sách và mục tiêu kích thích
sản xuất phát triển và điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua từng sắc
thuế. Trong điều kiện mở cửa hội nhập và tích cực trong tham gia
WTO, hệ thống chính sách thuế phải được sửa đổi cho phù hợp với

các nguyên tắc của tổ chức này, đồng thời phải đảm bảo được nguồn
thu cho ngân sách nhà nước, tăng cường sức cạnh tranh cho các doanh


2)

nghiệp trong nước, đồng thời phải có sự bảo hộ hợp lý cho một số
ngành then chốt trong quá trình hội nhập phát triển của đất nước.
Về mặt thực hiện hệ thống chính sách thuế, cũng có nhiều vấn đề
bất cập, khó tháo gỡ.
Một: cơ cấu kinh tế không đồng bộ làm cho việc thu thuế và đánh
thuế có những khó khăn nhất định.
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn trong GDPđối với khu
vực tư nhân mặc dù đóng góp vào GDP ngày càng tăng , song phần
lớn là những cơ sở kinh doanh nhỏ và ẩn nấp nhiều hoạt động phi
chính thức, ko ổn định, tỷ lệ tiền lương còn chiếm trong khu vực quốc
gia nhỏ…. Chúng làm giảm khả năng xây dựng 1 hệ thống thuế dựa
vào những hệ thống thuế hiện đại …..
Hai: hạn chế về khả năng quản lí thuế.
Một phần là do cơ cấu kinh tế, phần khác do đội ngũ cán bộ quản lí
thuế yếu kém, tiền lương thấp tạo ra nhiều khó khăn.
Ba: hệ thống thông tin yếu kém, nghèo nàng về cơ sở dữ liệu làm hạn
chế hiệu quả công tác quản lí thuế
Kinh tế tư nhân phát triển là đáng ghi nhận nhưng do quy mô hoạt
động của nó có quy mô nhỏ và khá phân tán cho nên những yêu cầu
về báo cáo thống kê không được thiết lập có hệ thống. Hơn nữa do
hạn chế về tài chính nên các cơ quan thuế và thống kê gặp phải nhiều
khó khăn trong việc tổng hợp và đưa ra sớ liệu thống kê chi tiết đáng
tin cậy.
(Nguồn: TS. ĐINH TRỌNG THỊNH (Học viện tài chính))


III)

Hạn chế về chính sách thuế xuất nhập khẩu khi gia nhập WTO

Một:Giảm thuế nhiều mặt ảnh hưởng đến nguồn thu của chính phủ từ thuế,
là thành viên WTO Việt nam phải tiến hành giảm thuế quan và ràng buộc tất cả loại
thuế, đồng thời dỡ bỏ hàng rào phi thuế trong 1 số thời hạn nhất định. Theo từng
mặt hàng trong cam kết. Tác động trực tiếp từ việc cắt giảm thuế xuất và phí theo
quy định của WTO làm tổng thu thuế nhập khẩu vào ngân sách giảm đến 10%.
Ngân sách nước ta phụ thuộc vào 3 khoản thu; nhập khẩu, xuất khẩu dầu thô, còn


lại là thu từ nội địa, mà khoản thu thứ 3 đang giảm dần do chính sách thuế liên tục
đươc thay đổi do thực hiện cam kết với WTO. Tính toàn của ngành tài chính cho
thấy thu ngân sách từ thuế nhập khẩu sẽ giảm 308.9 triệu đôla Mỹ sau năm năm gia
nhập, tương đương với việc Việt nam sẽ giảm thu nhập 1000 tỉ/ 1 năm. Ngoài ra
việc cắt giảm thuế và tham gia khu vực mậu dịch sẽ làm ảnh hưởng lớn đến ngân
khố việt nam. Bên cạnh đó thuế thu từ kinh tế quốc doanh cũng giảm mạnh.
Hai: Việc cắt giảm thuế quan làm cho hàng hóa ngoại địa tràn nhập vàoViệt
nam. Ngành dệt may phải đương đầu với sự cạnh tranh mạnh mẽ từbên ngoài, thuế
nhập khẩu vải là 40%, sản phẩm may mặc là 50%, mức thuếsản phẩm may mặc
còn có xu thế giảm xuống 15%. Các doanh nghiệp trongnước không khỏi mệt mỏi
phải đối phó với doanh nghiệp nước ngoài, nhấtlà hàng giá rẻ từ Trung quốc. Thiết
bị lạc hậu làm chất lượng vải không ổnđịnh, làm các doanh nghiệp trong nước
không dám đặt hàng buộc phảinhập khẩu phần lớn nguyên phụ liệu làm cho khả
năng cạnh tranh giảm sútso với các doanh nghiệp trung quốc. các nước WTO áp
dụng các quy địnhkhắt khe hơn về trợ cấp xuất khẩu và tín dụng xuất khẩu với
hàng nông sảngây khó khăn không nhỏ cho Việt nam, bởi vị nước ta trợ cấp xuất
khẩu 4mặt hàng: gạo, rau củ đóng hộp, thịt heo , cà phê, và đang mở rộng

sangnhững mặt hàng khác.
Ba: Những thay đổi trong thuế xuất nhập khẩu đẩy mạnh xuấy khẩu
tàinguyên khoáng sản…. dẫn đến chảy máu tài nguyên quốc gia.
Gia nhậpWTO đồng nghĩa với việc Việt nam phải tuân theo những quy địnhvề trợ
cấp và chính sách chống phá giá liên quan đến chế độ 2 giá mangtính phân biệt.
Khi đó việt nam có trợ giá hoặc tăng thuế xuất khẩu mặthàng có nguồn gốc từ tự
nhiên không phục hồi nhằm mục đích bảo vệ tàinguyên quốc gia thì cũng dễ dẫn
đến vi phạm thỏa thuận này. Đến lúc đóthuế suất xuất khẩu sẽ giảm và tạo điều
kiện để tài nguyên quý giá của quốc gia chảy ra ngoài. Mặt khác cơ chế thuế quan
thông thoáng làm nảy sinh ý nghĩ cơ hội buôn bán không minh bạch gia tăng,
thuận lợi cho việc buôn bán khoáng sản, gỗ, và nhiều tài nguyên quý giá khác.
( Tiểu luận thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập)

Kết luận: Với những khó khăn và hạn chế như trên, nhất là đối với hệ thống
thuế xuất nhập khẩu đòi hỏi những thay đổi về tổ chức cũng như cách thức
thực hiện các chính sách thuế. Nhưng những thay đổi cũng cần mang tính hợp
lí, chịu những thách thức không nhỏ về việc đảm bảo quyền lợi cho các doanh


nghiệp trong nước đồng thời vẫn bảo đảm các nguyên tắc đã thống nhất khi
gia nhập WTO.
IV)

Những thách thức trong việc thay đổi chính sách thuế xuất nhập
khẩu khi gia nhập WTO

Về nguồn thu: Sự hội nhập yêu cầu phải gia tăng nguồn thuế để nhà nước để nhà
nước đóng vai trò như chính phủ của nền công nghiệp phát triển, để vượt qua thử
thách này đòi hỏi những người ra quyết định chính sách phải đưa ra các ưu tiên
chính sách đúng đắn và có căn kết chính trị để thực hiện chính sách cần thiết.

Về quản lí thuế: Sự hội nhập làm cho hàng rào thương mại bị tháo dỡ và sự di
chuyển vốn quốc tế tăng trong khi năng lực quản lí thuế còn hạn chế và nguồn thu
chủ yếu còn dựa vào thuế thương mại quốc tế. Sự thay thế thuế thương mại quốc tế
bằng hệ thống thuế nội địa và đi kèm là những chuyển hướng lợi nhuận thông qua
hoạt động chuyển giá của các nhà đầu tư nước ngoài là những thách thức lớn.
Về hiệu quả kinh tế và cạnh tranh thuế: Sự cạnh tranh thuế trong quá trình thu
hút vốn là thử thách không nhỏ trong quá trình vốn tự do chu chuyển, nhận thức
sức ép này Việt nam mở rộng phạm vi khuyết khích thuế để cạnh tranh và thu hút
vốn đầu tư nước ngoài . Điều này làm cho chính sách thuế trở nên phức tạp, không
trung lập do nhiều chính sách miễn giảm. Một chính sách thuế với nhiều điều
khoản khuyết khích sẽ tạo nên nhiều khẽ hở, nó sẽ trở thành mãnh đất màu mỡ cho
hoạt động trốn thuế, hơn nữa chính sách thuế mà thiếu đi những nền tảng hỗ trợ
cần thiết khác thì hiệu lực không cao. Ta cần giới hạn mục tiêu của thuế và chính
sách khuyến khích của thuế, đồng thời phối hợp nhiều công cụ cạnh tranh để thu
hút vốn.
( Tiểu luận hoàn thiện chính sách thuế xuất nhập khẩu Việt Nam khi việt nam đã là thành viên WTO)

V. Một số giải pháp cụ thể:
Trong điều kiện hiện nay, việc hoàn thiện chính sách thuế xuất nhập khẩu nên thực
hiện theo nững mục tiêu, phương hướng sau:
Chính sách thuế xuất nhập khẩu là công cụ thực hiện chiến lược phát triển kinh tế
hướng ngoại, hướng về xuất khẩu phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đaih


hóa đất nước. Trở thành công cụ định hướng và hỗ trợ và phát triển các ngành kinh
tế của Việt Nam được xác định là có lợi thế cạnh tranh trong thương mại khu vực
và thế giới. Điều này đòi hỏi bảo hộ có chọn lọc hợp lý chứ không tràn lan, chng
chung như trước đây. Chức năng hướng dẫn tiêu dùng, tăng thu nhập ngân sách của
thuế này được chuyển cho thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế VAT để phù hợp với thuế
giá trị gia tăng mới ban hành và thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ được bổ sung trong thời

gian tới.
Chính sách thuế xuất nhập khẩu cần bảo hộ có điều kiện sản xuất trong nước,
nhưng không cản trở hoạt động mở rộng buôn bán và sự tham gia của ta vào WTO.
Chính sách thuế xuất nhập khẩu phải tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế
tham gia vào hoạt động xuất khẩu.
Hoàn thiện chính sách thuế xuất nhập khẩu trong điều kiện hội nhập với khu vực
và thế giới đòi hỏi chính sách thuế phải phù hợp yêu cầu của hội nhập kinh
tế,thông lệ quốc tế chống lại thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh của nước ngoài.
Tham gia vào các liên kết kinh tế, chúng ta đã ký các cam kết về ưu đãi thuế nhập
khẩu, ưu đãi tối huê quốc trong hiệp định thương mại giữa Việt Nam với các nước.
Các cam kết nàylà cơ sở pháp lý cũng như thể hiện ràng chính sách thuế xuất nhập
khẩu được phân biệt theo mức độ thương mại giữa Việt Nam vói các nước, tạo
thuận lợi cho đàm phán về thuế với các nước trong khu vực và thế giới. Vì vậy
chính sách thuế xuất nhập khẩu cũng phải quy định các mức thuế suất khác nhau.
Đồng thời, để tăng cường các công cụ pháp lý bảo hộ sản xuất trong nước phù hợp
với thông lệ quốc tế trong điều kiện tự do hóa thương mại hiện nay, thuế xuất nhập
khẩu cần được bổ sung những quy định về các mức thuế suất tạm thời áp dụng
trong các truòng hợp nước nào dó sử dụng các biện pháp cạnh tranh không lành
mạnh hoặc có những phân biệt đối xử trong buôn bán với Việt Nam.
Từ những mục tiêu, phương hướng cơ bản nêu trên việc hoàn thiện chính sách thuế
xuất nhập khẩu cần phải tập trung vào cả nội dun, tổ chức thực hiện và áp dụng
đồng bộ các loại thuế khác nhau

a) Về tổ chức, xây dựng hệ thống chính sách thuế:


Một là:Chủ động trong tiến trình hội nhập WTO, đảm bảo sự nhất quán
trong các cam kết với các tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế và các cam
kết khi gia nhập WTO, cần hoạch định một phương án cam kết tổng thể,
trọn gói tất cả các lĩnh vực. Là cam kết sữa chữa những tiến trình chưa

phù hợp với WTO trong chính sách, cam kết về mở cửa thị trường.
Trong đó, cam kết về thuế phải được xác định sau cùng khi đã có đầy đủ
các cân nhắc, tính toán và dự kiến cho những cam kết khác, để đảm bảo
hàng rào thuế quan là hàng rào bảo hộ cuối cùng được phép cho các
doanh nghiệp trong nước, theo đúng quy định của WTO. Cam kết cần
được tính toán kỹ lưỡng đảm bảo khi đưa ra đàm phán phải đạt được
mục tiêu cuối cùng là sản xuất trong nước có thể đứng vững và phát
triển khi thực hiện hội nhập WTO, mở cửa thị trường…
Hai là:Việc sửa đổi các quy định trong hệ thống chính sách thuế và
trong từng sắc thuế theo quy định củaWTO. Việc sửa đổi này phải tiến
hành cẩn trọng trong 1 thời gian xác định đảm bảo không gây hụt hẫng
nguồn ngân sách, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thời gian thích
ứng với những thay đổi.
Khi gia nhập WTO hàng rào thuế quan sẽ giảm một cách căn bản , theo
đó thuế xuất nhập khẩu và thuế gián thu trong ngân sách nhà nước sẽ
giảm mạnh, đồng thời thuế thu nhập và VAT sẽ trở thành 2 sắc thuế chủ
yếu. tuy nhiên về dài hạn khi Việt nam trở thành nước công nghiệp và
thực hiện tự do hóa thương mại với ASEAN thì thuế thu nhập sẽ trở
thanh nguồn thu cơ bản của ngân sách nhà nước.
Ba là:Việc hoàn thiện xây dựng chính sách thuế XNK phải dựa trên
nguyên tắt khuyến khích xuất khẩu và bảo hộ có trọng điểm, có thời hạn
một số ngành sản xuất trong nước. Thông qua hệ thống các mức thuế
được xác định hợp lí, khoa học, phù hợp với trình độ phát triển sản xuất,
hệ thống chính sách thuế sễ thực hiện vai trò khuyến khích xuất khẩu,
bảo hộ hữu hiệu đúng đắn cho các ngành có lợi thế cạnh tranh, những
ngày sản xuất mũi nhọn của đất nước.


Bốn là: Cần xác định chính sách nội địa thống nhất cho tất cả loại hình
doanh nghiệp của mọi thành phần kinh tế không phân biệt doanh nghiệp

trong nước hay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đòi hỏi phài rà
sát, sửa đổi, hoàn thiện chính sách thuế, của từng sắc thuế…ban hành
thuế thu nhập cá nhân thay cho thuế thu nhập đối với những người có
thu nhập cao, xác định rõ mục tiêu cơ bản của từng sắc thuế…
Rà sát lại các loại thuế, phí, lệ phí liên quan đến quá trình hội nhập,
nhanh chóng xây dựng và ban hành luật.
Năm là: Các biện pháp ưu tiên, ưu đãi rất có ý nghĩa đối với quá trình
khuyến khích đầu tư, thực hiện điều tiết vĩ mô, chuyển dịch cơ cấu nền
kinh tế, và thực hiện các chính sách xã hội, đặc biệt trong quá trình
chuyển đổi nền kinh tế…cần xác định thời hạn miễn giảm cụ thể, hạn chế
và chuyển dần sang thực hiện các biện pháp khác để đảm bảo tính trung
lập và vai trò phân bổ các nguồn lực của thuế.. đảm bảo tính công bằng
cùng các cam kết với WTO.
(Nguồn: TS. ĐINH TRỌNG THỊNH (Học viện tài chính))

b) Về chính sách thuế xuất nhập khẩu nói riêng:
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về chính sách thuế,bổ sung
những qui định chưa có đồng thời loại bỏ những qui định không còn phù
hợp với thực tế.
- Sử dụng các biện pháp phòng vệ về thuế:
+Thuế chống bán phá giá: Thuế chống bán phá giá được áp dụng
trong trường hợp hàng hóa bị bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam
gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho sản xuất trong nước.
+Thuế cống trợ cấp:Thuế chống trợ cấp được áp dụng trong trường
hợp hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe
dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.


+Thuế tự vệ:Thuế tự vệ được áp dụng trong trường hợp nhập khẩu
hàng hóa quá mức vào Việt Nam gây thiệt hại nghiêm trọng cho sản

xuất trong nước.
- Phạt thật nặng đối với các hành vi gian lận thương mại mới đủ sức răn
đe.Cần thêm thời gian để công tác quản lý theo nguên tắc “nhập-xuấttồn” đi vào ổn định trên các mặt :công nghệ thông tin,phần mềm quản
lí,tính tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp….
- Qui định của pháp luật phải phù hợp với thực tiễn đảm bảo cho công tác
quản lý,thu thuế xuất nhập khẩu đi vào ổn định.
(nguồn:Báo hải quan)
-

Đối với thuế xuất khẩu:

Trong việc hoàn thiện, sửa đổi biểu thuế nhập khẩu hiện hành thì chính phủ nên bỏ
việc thu thuế xuất khẩu. Bỏ thuế xuất khẩu sẽ hỗ trọ cho hàng hóa Việt Nam khả
năng cạnh tranh tại thị trường nước ngoài. Mặc dù bỏ thuế sẽ giảm nguồn thu ngân
sách nhà nước nhưng bù lại chính phủ sẽ thu được các khoản thuế khác do phát
triển sản xuất và mở rộng xuất khẩu, hoặc ts ra cũng thu hẹp diện các mặt hàng
chịu thuế. Nếu có đánh thuế thì chỉ nên đánh thuế những mặt hàng thật cần thiết.
Trươc mắt xin bỏ thuế xuất khẩu đối với nhóm mặt hàng thủy sản để hỗ trợ them
sản xuất và phát triển ngành nghề khai thác, đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản, tăng
kim ngạch xuất khẩu.

Đoạn kết


Tóm lại, thuế xuất nhập khẩu là một phạm trù kinh tế lịch sử. Sự ra đời và phát
triển của sắc thuế này gắn liền với quá trình phát triển của hoạt động ngoại thương
và Nhà nước. Quan hệ kinh tế đối ngoại phát triển sẽ thúc đẩy sự hoàn thiện cảu
các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ này. Do đó, cùng với sự tiến bộ cảu
hoạt động ngoại thương Việt Nam, viêch hoàn thiện chính sách thuế xuất nhập
khẩu là xu hướng tất yếu khách quan của thời đại.




×