Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Nghiên cứu khoa học về bạo lực học đường ở học sinh tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 57 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------------------------------

TRẦN DUY PHƯƠNG
NGUYỄN THÁI XUÂN MAI
NGUYỄN THẠCH PHƯƠNG LINH
LÊ THỊ ĐỨC NÊN
XU HƯỚNG GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG BẠO LỰC HỌC
ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC
Khoa: Giáo dục Tiểu học

ĐỀ TÀI KẾT THÚC HỌC PHẦN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU KHOA HỌC (TIỂU HỌC)
Người hướng dẫn khoa học: TS. Dương Minh Thành

TP. HCM - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của riêng chúng tôi dưới sự hướng
dẫn của TS. Dương Minh Thành.
Chúng tôi xin cam đoan đề tài này không trùng với bất cứ đề tài nào khác đã được
công bố tại Việt Nam. Các số liệu, kết quả nêu ra trong nghiên cứu là trung thực và chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của đề tài.

TP. HCM, tháng 6 năm 2019
Nhóm tác giả đề tài
Trần Duy Phương
Nguyễn Thái Xuân Mai


Nguyễn Thạch Phương Linh
Lê Thị Đức Nên

1


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài này, chúng tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các thầy cô
giáo, bạn bè và nhà trường.
Trước hết, chúng tôi xin chân thành cảm ơn thầy Dương Minh Thành đã tận tâm, nhiệt
tình chỉ dạy kiến thức, kinh nghiệm quý báu của thầy cho nhóm và xin cảm ơn những tình
cảm chân thành mà thầy dành cho những người học trò của mình.
Chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến quý thầy cô giáo ở Trường Tiểu học Trần Văn Ơn
đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ cho chúng tôi trong suốt quá trình khảo sát số liệu.
Cuối cùng, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả bạn bè trong lớp, trong Khoa Giáo
dục Tiểu học đã gửi những lời góp ý giá trị và nhiệt tình giúp đỡ để chúng tôi có thể hoàn
thành đề tài một cách tốt nhất có thể.
Xin trân trọng cảm ơn!

TP. HCM, tháng 6 năm 2019
Nhóm tác giả đề tài
Trần Duy Phương
Nguyễn Thái Xuân Mai
Nguyễn Thạch Phương Linh
Lê Thị Đức Nên

2


MỤC LỤC


LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................... 1
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................... 2
MỤC LỤC .......................................................................................................................... 3
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM ............................................................................. 6
DANH MỤC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ................................................................. 7
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ..................................................................................................... 8
HỆ THỐNG HÌNH ẢNH ................................................................................................ 10
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................... 11
1. Giới thiệu đề tài ......................................................................................................... 11
2. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 12
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................................... 14
3.1. Ngoài nước ........................................................................................................... 14
3.2. Trong nước ........................................................................................................... 16
4. Đặt vấn đề .................................................................................................................. 17
5. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................. 17
6. Giả thuyết nghiên cứu................................................................................................ 18
7. Nhiệm vụ ................................................................................................................... 18
NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. 19
CHƯƠNG MỘT: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÁC ĐỊNH
XU HƯỚNG GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở
TRƯỜNG CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC ...................................................................... 19

3


I. CƠ SỞ LÍ LUẬN ........................................................................................................ 19
1. Một số khái niệm hữu quan ....................................................................................... 19
2. Một số yếu tố tâm lí lứa tuổi ảnh hưởng đến xu hướng giải quyết tình huống bạo lực
ở trường của học sinh tiểu học........................................................................................... 22

II. CƠ SỞ THỰC TIỄN ................................................................................................ 25
CHƯƠNG HAI: KHẢO SÁT THỰC TẾ VẤN ĐỀ “XU HƯỚNG GIẢI QUYẾT CÁC
TÌNH HUỐNG BẠO LỰC Ở TRƯỜNG CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC” TẠI
TRƯỜNG TRẦN VĂN ƠN ............................................................................................ 26
1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................ 26
2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................... 26
3. Thời gian nghiên cứu: ................................................................................................ 28
4. Phương pháp và phương tiện nghiên cứu .................................................................. 28
5. Các bước nghiên cứu ................................................................................................. 29
CHƯƠNG BA: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 30
1. THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG HỌC SINH .................................................................. 30
2. ĐÁNH GIÁ TÌNH HUỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG THƯỜNG GẶP VÀ XU
HƯỚNG GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG MẪU THUẪN CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC
VỚI TƯ CÁCH LÀ CHỦ THỂ CỦA HÀNH VI BẠO LỰC ...................................... 36
3. ĐÁNH GIÁ XU HƯỚNG GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG BẠO LỰC HỌC
ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC VỚI TƯ CÁCH LÀ ĐỐI
TƯỢNG CHỊU TÁC ĐỘNG CỦA HÀNH VI BẠO LỰC ........................................... 44
CHƯƠNG BỐN: KẾT LUẬN – ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ............................................ 52
1. KẾT LUẬN ............................................................................................................... 52
2. KIẾN NGHỊ ............................................................................................................... 53
3. THẢO LUẬN PHÁT TRIỂN VẤN ĐỀ .................................................................... 54
4


TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 54
PHỤ LỤC ......................................................................................................................... 56

5



DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM
STT HỌ TÊN

MSSV

ĐÁNH GIÁ

1

Trần Duy Phương

43.01.901.150

100%

2

Nguyễn Thái Xuân Mai

43.01.901.102

100%

3

Nguyễn Thạch Phương Linh

43.01.901.092

100%


4

Lê Thị Đức Nên

43.01.901.108

100%

6

KÍ TÊN


DANH MỤC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
THCS

: Trung học cơ sở

THPT

: Trung học phổ thông

Bộ GD&ĐT

: Bộ Giáo dục và Đào tạo

BLHĐ

: Bạo lực học đường


HS

: Học sinh

7


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1. Biểu đồ thể hiện sự phân bổ số lượng học sinh của các khối lớp trong khảo sát
Biểu đồ 2. Biểu đồ thể hiện khả năng nhận diện các hành vi BLHĐ của HS lớp 2
Biểu đồ 3. Biểu đồ thể hiện khả năng nhận diện các hành vi BLHĐ của HS lớp 3
Biểu đồ 4. Biểu đồ thể hiện khả năng nhận diện các hành vi BLHĐ của HS lớp 4
Biểu đồ 5. Biểu đồ thể hiện khả năng nhận diện các hành vi BLHĐ của HS lớp 5
Biểu đồ 6. Biểu đồ so sánh tần suất khả năng nhận diện hành vi đánh nhau của HS giữa
các lớp
Biểu đồ 7. Biểu đồ so sánh tần suất khả năng nhận diện các hành vi bạo lực tinh thần của
HS giữa các lớp
Biểu đồ 8. Biểu đồ thể hiện các tình huống bạo lực học đường thường gặp của học sinh
lớp 2
Biểu đồ 9. Biểu đồ thể hiện các tình huống bạo lực học đường thường gặp của học sinh
lớp 3
Biểu đồ 10. Biểu đồ thể hiện các tình huống bạo lực học đường thường gặp của học sinh
lớp 4
Biểu đồ 11. Biểu đồ thể hiện các tình huống bạo lực học đường thường gặp của học sinh
lớp 5
Biểu đồ 12. Biểu đồ so sánh các tình huống bạo lực như bị bạn tát và bị bạn xô đẩy mà học
sinh thường gặp ở trường giữa các khối lớp
Biểu đồ 13. Biểu đồ thể hiện cách phản ứng với tình huống mâu thuẫn của học sinh lớp 2
với tư cách là chủ thể hành vi bạo lực

Biểu đồ 14. Biểu đồ thể hiện cách phản ứng với tình huống mâu thuẫn của học sinh lớp 3
với tư cách là chủ thể hành vi bạo lực
Biểu đồ 15. Biểu đồ thể hiện cách phản ứng với tình huống mâu thuẫn của học sinh lớp 4
với tư cách là chủ thể hành vi bạo lực
Biểu đồ 16. Biểu đồ thể hiện số HS nam và HS nữ của lớp 4
8


Biểu đồ 17. Biểu đồ thể hiện cách phản ứng với tình huống mâu thuẫn của học sinh lớp 5
với tư cách là chủ thể hành vi bạo lực
Biểu đồ 18. Biểu đồ về xu hướng giải quyết các tình huống BLHĐ ở trường của HS lớp 2
với tư cách là đối tượng chịu tác động của hành vi bạo lực
Biểu đồ 19. Biểu đồ về xu hướng giải quyết các tình huống BLHĐ ở trường của HS lớp 3
với tư cách là đối tượng chịu tác động của hành vi bạo lực
Biểu đồ 20. Biểu đồ về xu hướng giải quyết các tình huống BLHĐ ở trường của HS lớp 4
với tư cách là đối tượng chịu tác động của hành vi bạo lực
Biểu đồ 21. Biểu đồ về xu hướng giải quyết các tình huống BLHĐ ở trường của HS lớp 5
với tư cách là đối tượng chịu tác động của hành vi bạo lực
Biểu đồ 22. Biểu đồ phần trăm số học sinh các khối lớp chọn cách báo lại với thầy cô khi
rơi vào các tình huống giả định
Biểu đồ 23. Biểu đồ phần trăm số học sinh các khối lớp chọn cách đánh lại bạn khi
Biểu đồ 24. Biểu đồ biểu diễn phần trăm số lượng HS nam, HS nữ của lớp 5

9


HỆ THỐNG HÌNH ẢNH
Hình 1. Bức tranh thể hiện khả năng nhận thức và trải nghiệm của học sinh tiểu học
đối với các hành vi bạo lực học đường
Hình 2. Bảng hỏi


10


MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu đề tài
Cùng với tốc độ phát triển của xã hội, cuộc sống của con người dần có những thay đổi
nhất định. Ngày nay, trẻ em đã được quan tâm, chăm sóc tốt hơn, những nhu cầu về mặt
vật chất, tinh thần cũng được đáp ứng đầy đủ hơn rất nhiều so với trước đây. Nhưng bên
cạnh những mặt tích cực ấy thì vẫn còn tồn đọng những mặt tiêu cực đang âm thầm diễn
ra, trong đó có tình trạng bạo lực học đường.
Những hành vi bạo lực có thể dễ dàng nhìn thấy ở mọi nơi trong cuộc sống cũng như
trong chính trường học. Bạo lực học đường được hiểu là những hành vi áp đặt sức mạnh
từ một hay một nhóm chủ thể này đến một hay một nhóm đối tượng khác làm tổn hại đến
thể chất, tinh thần và vật chất dưới những hình thức khác nhau, diễn ra trong môi trường
học đường. Bạo lực học đường là một vấn đề đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của
toàn xã hội, từ những nhà giáo dục cho đến các bậc phụ huynh.
Những năm gần đây, bạo lực học đường đã trở thành một vấn đề được chú ý rất nhiều
trong ngành giáo dục. Những vụ việc về bạo lực học đường không ngừng gia tăng với tính
chất ngày càng nguy hiểm, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình đào tạo và phát
triển con người ở mỗi nhà trường phổ thông. Nhà trường - nơi được xem là cái nôi hình
thành và phát triển toàn diện con người cả về trí tuệ lẫn nhân cách, là nơi tồn tại những
phương thức ứng xử và hành vi chuẩn mực - lại bị ảnh hưởng rất nhiều bởi vấn nạn bạo
lực học đường. Mặt khác, dường như chúng ta chỉ đang tập trung sự chú ý đến thực trạng
và những hành vi bạo lực học đường của học sinh ở các trường THCS, THPT mà ít có sự
quan tâm đến tình trạng bạo lực học đường đã dần manh nha và phát triển ở bậc tiểu học.
Đây thật sự là một điều đáng quan ngại. Học sinh tiểu học, tuy chỉ rơi vào khoảng từ 7 11 tuổi, khả năng nhận thức và hành vi vẫn chưa thật sự hoàn thiện, nhưng việc đối diện
với các tình trạng bạo lực học đường là một điều thật sự không tốt. Việc này có thể dẫn tới
những hậu quả khó kiểm soát về mặt hành vi, nhận thức khi học sinh phải chịu áp lực lâu
dài của những tình trạng bạo lực học đường.


11


Đồng thời, trong thực tế hiện nay, học sinh tiểu học đã được tiếp xúc với công nghệ
thông tin từ khá sớm, điều này góp phần tạo điều kiện thuận lợi giúp trẻ có thể tích lũy
thêm nhiều vốn kiến thức về thế giới xung quanh. Tuy nhiên, mặt trái tất yếu của công
nghệ thông tin là làm cho trẻ dần thiếu đi sự trải nghiệm và kinh nghiệm sống thực tiễn.
Đó là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển tâm lí của trẻ
tiểu học, chẳng hạn như máy tính sẽ làm mất đi khả năng nhạy cảm trong cảm xúc của các
em đối với mọi vật xung quanh, học sinh có thể thiếu rất nhiều kĩ năng cần thiết để giải
quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn, đặc biệt là đối với những tình huống bạo lực
học đường.
Vậy trước những tình huống học đường diễn ra hằng ngày, học sinh tiểu học sẽ có những
cách phản ứng và hành động ra sao? Xu hướng giải quyết nào được học sinh lựa chọn nhiều
nhất? Và sự khác nhau cơ bản trong cách lựa chọn hình thức giải quyết những tình huống
bạo lực học đường ở học sinh tiểu học của các khối lớp là gì? Trong nghiên cứu này, nhóm
chúng tôi sẽ lần lượt làm sáng tỏ những vấn đề nêu trên.

2. Tính cấp thiết của đề tài
Bạo lực học đường là một trong những hiện tượng xã hội có tính toàn cầu, diễn ra phổ
biến ở các trường học phổ thông từ cấp tiểu học cho đến bậc đại học trên toàn thế giới. Ở
Mỹ, theo thống kê của Hiệp hội Giáo dục quốc gia Mỹ (2015), có đến 83% bé gái và 79%
bé trai báo cáo là đã từng trải qua việc bị bạo hành; 6/10 học sinh nói rằng họ chứng kiến
bạo lực học đường ít nhất một lần/ngày; và ước tính có khoảng 160.000 học sinh không
đến trường mỗi ngày vì sợ bị bạo hành hoặc lời hăm dọa của học sinh khác. Ở Đức, theo
kết quả nghiên cứu của Đại học Tổng hợp Leuphana Lüneburg (2015), có tới hơn 30% số
học sinh ở Đức đã từng bị tấn công, bạo hành bởi bạn học. Có 9% số trường hợp xâm hại
nghiêm trọng đến thân thể của nạn nhân. Các khảo sát ở Anh Quốc và Mỹ cũng cho thấy
mối lo lớn nhất của các bậc cha mẹ khi con đến tuổi đi học là chúng sẽ bị bạn bè bắt nạt.

Tại Nhật, ngày càng nhiều học sinh tự sát vào ngày 1.9, chỉ trước khi bắt đầu học kỳ mới,
nhiều hơn bất kỳ ngày nào khác.

12


Bạo lực học đường ở Việt Nam cũng gắn liền với những con số đáng suy ngẫm. Trong
một nghiên cứu mới đây về đề tài bạo lực học, tác giả Nguyễn Thị Mỹ Trinh thuộc Viện
Khoa học Giáo dục Việt Nam cho biết: “Tình trạng bạo lực học đường ở Việt nam xảy ra
ngày càng thường xuyên hơn, mở rộng đối tượng bị bạo lực và gây bạo lực”. Số liệu thống
kê năm 2012 cho thấy tình trạng bạo lực học đường ở Việt Nam đã tăng gấp 10 lần so với
10 năm trước đó. Một báo cáo về bạo lực học đường do UNESCO thực hiện ở Việt Nam
năm 2014 - 2015 cũng cho thấy, hơn một nửa (51.9%) số học sinh tham gia khảo sát (2636
em) cho biết là đã trải qua ít nhất một hình thức bạo lực trong vòng 6 tháng trước cuộc
khảo sát. Theo đó, một số liệu cụ thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2018 cho thấy: trong
một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1600 vụ học sinh đánh nhau trong và ngoài trường học,
cứ khoảng 5.200 học sinh thì có một vụ đánh nhau và trong khoảng 11.000 học sinh thì có
một em bị thôi học vì liên quan đến hành vi bạo lực học đường.
Những con số ấy sẽ tiếp tục tăng theo từng năm, không chỉ ở các cấp trung học cơ sở và
trung học phổ thông mà cả ở tiểu học. Khi đề cập đến các vấn đề về bạo lực học đường,
người ra thường ít chú ý đến đối tượng là học sinh tiểu học. Tuy nhiên, xét về đặc điểm
tâm lý và sinh lý lứa tuổi thì học sinh cấp tiểu học cũng rất dễ trở thành chủ thể và đối
tượng của các hành vi bạo lực học đường. Các hành vi bạo lực xấu sẽ ảnh hưởng nghiêm
trọng đến sức khỏe và nhân phẩm của học sinh, cả người bị hại lẫn người hại. Đây là mầm
móng của các hành vi gây rối trật tự, an ninh, thậm chí nguy hiểm đối với cộng đồng, xã
hội, bởi bậc tiểu học là bậc học đầu tiên để hình thành thói quen và ý thức về các hành vi,
thái độ, đây là cấp học mà học sinh cần phải được giáo dục tốt. Do đó, việc trước hết vẫn
là phải nỗ lực ngăn chặn các hành vi bạo lực như đánh, gây gỗ, xúc phạm lẫn nhau. Và khi
ấy, chúng ta cần phải hướng đến những biện pháp xử lý hiệu quả mà trong số đó, biện pháp
tốt nhất vẫn là trang bị cho học sinh tiểu học ý thức tự bảo vệ, khả năng tự xử lý, ứng biến

một cách tốt đẹp trước những tình huống bạo lực.
Xét thấy tầm quan trọng của việc xây dựng các biện pháp giáo dục học sinh tiểu học khả
năng giải quyết các tình huống bạo lực trong phạm vi trường học, nhóm tác giả đã lựa chọn
việc khảo sát xu hướng giải quyết các tình huống bạo lực học đường ở trường của học sinh
13


tiểu học để nắm bắt được những cách ứng xử thông thường của học sinh, những trạng thái
tâm lý của trẻ khi tiếp xúc với các tình huống bạo lực, từ đó đề ra các biện pháp giải quyết
tích cực và hiệu quả. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm thiểu vấn nạn bạo
lực học đường ở bậc tiểu học, góp phần hạn chế sự gia tăng của những con số đáng báo
động nêu trên tại Việt Nam.

3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
3.1. Ngoài nước
Bạo lực học đường được hiểu là những hành vi sử dụng, áp đặt sức mạnh từ một
hay một nhóm chủ thể này đến một hoặc một nhóm khách thể khác làm tổn hại đến thể
chất, tinh thần và vật chất dưới những hình thức khác nhau diễn ra trong môi trường học
đường. Hiện tượng bạo lực học đường đã và đang được các nhà nghiên cứu, các nhà giáo
dục quan tâm, tìm hiểu vì tính bất cập và mức độ tác động xấu của nó đến an ninh xã hội
của các nước.
Trên thế giới, bạo lực và bạo lực học đường đã được nghiên cứu từ rất sớm, vào
những năm 70 của thế kỉ trước. Người tiên phong đầu tiên là nhà tâm lý người Na Uy Dan Olweus - với các nghiên cứu chuyên sâu về bạo lực và cả bạo lực học đường. Và cho
đến nay, đã có khá nhiều cuốn sách, bài báo khoa học chuyên ngành bàn bạc về những vấn
đề liên quan đến bạo lực học đường. Tuy nhiên nhìn chung, các bài viết chỉ tập trung phản
ánh thực trạng bạo lực học đường hay chỉ ra một số hình thức bạo lực, bắt nạt học đường,
ảnh hưởng của hành vi bạo lực học đường đến tâm lí, thể chất của thanh thiếu niên và chỉ
ra một số yếu tố góp phần gia tăng hay giảm thiểu tình trạng bạo lực học đường. Cụ thể,
nghiên cứu của C. A. Anderson và B. J. Bushman đã nêu lên nguyên nhân của sự gia tăng
các hành vi bạo lực học đường bắt nguồn từ việc học sinh tiếp xúc quá nhiều với các phim

ảnh, trò chơi điện tử, video mang tính bạo lực [1]. Hay trong cuốn sách Violence in
Schools: The Response in Europe [2] đã tập hợp các đóng góp giá trị từ tất cả các quốc gia
thành viên EU và hai quốc gia liên quan về vấn đề bạo lực học đường. Mỗi chương bắt đầu
bằng việc phác thảo một cách rõ ràng, cụ thể bản chất của tình hình bạo lực học đường ở
quốc gia đó; sau đó tiếp tục mô tả các sáng kiến chính sách xã hội và phương pháp can
14


thiệp đang được sử dụng để giải quyết tình trạng bạo lực trong trường học và đánh giá hiệu
quả của các chiến lược khác nhau này. Ngoài ra, các vấn đề liên quan đến bạo lực học
đường ở học sinh tiểu học cũng đã xuất hiện ít ỏi trên một vài cuốn sách, bài báo khoa học.
Đơn cử như cuốn School Violence and Primary Prevention [3] của Thomas W. Miller, đây
là tập hợp của 22 bài viết khác nhau được chia ra thành hai chủ đề chính, đó là “Lý thuyết,
đánh giá, các hình thức bạo lực học đường” và “Điều trị, phòng chống bạo lực trong trường
học ở cấp bậc tiểu học”.
Bên cạnh đó, trên thế giới đã có một số công trình nghiên cứu về khả năng nhận
thức và những trải nghiệm của học sinh tiểu học đối với các tình huống bạo lực nói chung
bao gồm bạo lực giữa người lớn - người lớn, người lớn – trẻ em, trẻ em – trẻ em. Theo đó,
các em tham gia làm đối tượng nghiên cứu sẽ có cơ hội được mô tả lại những gì các em
biết hoặc đã từng chứng kiến về các hành vi bạo lực học đường diễn ra trên các cặp đối
tượng đã nêu. Và trong một bài nghiên cứu mang tên: “9-11 year old students’ perception
of violence reflected in their drawings” [4] của nhóm tác giả người Thổ Nhĩ Kỳ công bố
vào năm 2018, các nhà khoa học đã cung cấp cho chúng ta một cái nhìn rõ hơn về nhận
thức của học sinh lứa tuổi tiểu học đối với bạo lực cũng như bạo lực học đường thông qua
những bức tranh mà học sinh đã vẽ.

Hình 1. Bức tranh thể hiện khả năng nhận thức và trải nghiệm của học sinh tiểu học
đối với các hành vi bạo lực học đường

15



Đây là bức tranh đã được một học sinh tiểu học vẽ lại mô tả hành vi bạo lực học đường
giữa học sinh với học sinh. Qua bức tranh này, ta có thể nhận thấy được một điều là trẻ tiểu
học đã có thể nhận diện khá rõ các tình huống bạo lực học đường diễn ra xung quanh các
em.
Tóm lại, phần lớn các công trình nghiên cứu, các bài báo của nước ngoài chỉ chủ yếu đề
cập đến một số vấn đề liên quan đến bạo lực học đường như: định nghĩa về bạo lực học
đường, phản ánh thực trạng bạo lực học đường hay chỉ ra ảnh hưởng của hành vi bạo lực
học đường đến tâm lí, thể chất của thanh thiếu niên. Nhìn chung, các vấn đề về bạo lực học
đường ở học sinh tiểu học vẫn chưa được chú ý nhiều. Đặc biệt, xu hướng giải quyết các
mâu thuẫn, tình huống bạo lực học đường ở nhà trường tiểu học vẫn đang là một vấn đề
khá mới mẻ.
3.2. Trong nước
Ở Việt Nam, một số công trình nghiên cứu về bạo lực học đường trong vòng 10 năm trở
lại đây có thể kể đến như: Báo cáo “Hành vi bạo lực của thanh thiếu niên – con đường hình
thành và cách tiếp cận đánh giá” [5] của Đặng Hoàng Minh và Trần Thành Nam, báo cáo
đã đề cập đến con đường hình thành hành vi bạo lực và cách tiếp cận, đánh giá hành vi bạo
lực. Một bài báo khác có tên “Thực trạng bạo lực học đường hiện nay” [6] của Phan Mai
Hương, trong đó tác giả đã trình bày kết quả khảo sát bằng phương pháp cung cấp số liệu
và các số liệu thứ cấp được công bố trên các diễn đàn. Từ đó tác giả tiến hành khái quát
thực trạng hành vi bạo lực và đề ra một số biện pháp nhằm hướng đến giải quyết vấn nạn
bạo lực học đường. Các bài báo liên quan đến bạo lực học đường của học sinh tiểu học có
thể kể đến như “Giáo dục kỹ năng sống phòng chống bạo lực học đường cho học sinh Tiểu
học” [7] của Lê Văn Anh hay “Hành vi bạo lực học đường của học sinh tiểu học ở Hà Nội”
[8] của Nguyễn Phương Hồng.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nêu trên chủ yếu xoay quanh việc phân tích,
đánh giá mức độ ảnh hưởng của bạo lực học đường đến tâm lý và sinh lý của học sinh, từ
đó hướng đến tìm các giải pháp khắc phục, nhưng đối tượng phần đa vẫn là học sinh trung
học cơ sở, trung học phổ thông. Và kết quả là, các nghiên cứu liên quan đến “vấn đề bạo

16


lực học đường của học sinh tiểu học” cũng như “xu hướng giải quyết các tình huống bạo
lực học đường ở trường của trẻ tiểu học” thật sự chưa được đề cập nhiều. Như vậy có thể
thấy, “xu hướng giải quyết các tình huống bạo lực học đường ở trường của học sinh tiểu
học” vẫn còn là vấn đề khá mới mẻ và cần có sự nghiên cứu kĩ càng hơn.

4. Đặt vấn đề
Với đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học, tình trạng bạo lực học đường đang diễn ra
ngày càng phổ biến và trở thành vấn đề nhận được sự quan tâm từ toàn xã hội, từ các nhà
giáo dục và đặc biệt là các bậc phụ huynh học sinh. Từ đó, chúng tôi đặt ra những vấn đề
sau:
Học sinh đã hiểu đúng và đủ về “bạo lực học đường” hay chưa?
Hiện nay, tình trạng bạo lực học đường ở trường tiểu học đang diễn ra như thế nào?
Trước các tình huống bạo lực học đường ở trường, học sinh sẽ có phản ứng, hành động
ra sao?
Xu hướng giải quyết các tình huống bạo lực học đường khác nhau như thế nào ở các
khối lớp?
Và việc giáo dục học sinh tiểu học ý thức tự bảo vệ, khả năng tự xử lí, ứng biến một
cách tốt nhất trước các tình huống bạo lực sẽ được thực hiện như thế nào?

5. Mục tiêu nghiên cứu
Dựa vào việc khảo sát thực trạng bạo lực học đường tại trường tiểu học, đầu tiên chúng
tôi sẽ nắm bắt được sự hiểu biết của học sinh tiểu học về khái niệm “bạo lực học đường”.
Hơn thế nữa, thông qua quá trình khảo sát, bảng hỏi được chúng tôi thiết kế góp phần giúp
trẻ nhận biết đúng và đầy đủ hơn khái niệm bạo lực học đường và các hình thức biểu hiện
của bạo lực học đường.
Thứ hai, nghiên cứu giúp chúng tôi tìm hiểu về cách ứng xử và những xu hướng giải
quyết của trẻ khi gặp phải các tình huống bạo lực học đường trong nhà trường. Qua đó,

chúng tôi sẽ có được những thông tin cần thiết để hỗ trợ cho việc giáo dục học sinh những
biện pháp tự vệ hay những phương pháp giải quyết các tình huống bạo lực một cách hợp lí
nhất.
17


Và cuối cùng, chúng tôi mong muốn có được những số liệu cụ thể, xác thực nhất để giáo
viên và phụ huynh có thể thấy được xu hướng giải quyết của trẻ tiểu học, từ đó đề ra những
phương pháp và biện pháp giáo dục học sinh ý thức tự bảo vệ, khả năng tự xử lí, ứng biến
trước các tình huống bạo lực tốt hơn.

6. Giả thuyết nghiên cứu
Chúng tôi đặt ra những giả thuyết sau đây:
- Học sinh tiểu học có khả năng nhận thức được những biểu hiện của hành vi bạo lực học
đường ở trường. Học sinh nhận diện rõ các hành vi bạo lực thể chất hơn là các hành vi bạo
lực tinh thần.
- Các tình huống bạo lực học đường ở trường bao gồm bạo lực thể chất và bạo lực tinh thần
diễn ra phổ biến ở học sinh tiểu học thuộc các khối lớp.
- Trước những tình huống mâu thuẫn, học sinh tiểu học thường chọn cách xử sự nhu hòa
hơn là cực đoan.
- Học sinh tiểu học thường nhờ cậy đến người lớn như thầy cô và cha mẹ để giải quyết các
tình huống bạo lực học đường hơn là tự mình giải quyết.

7. Nhiệm vụ
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài bao gồm:
a) Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài: tìm hiểu về bạo lực học đường và
nắm bắt sự hiểu biết của học sinh về khái niệm “bạo lực học đường” thông qua các
nguồn thông tin và khảo sát thực tế.
b) Khảo sát ngẫu nhiên học sinh từ khối lớp 2 đến khối lớp 5 về xu hướng giải quyết
tình huống bạo lực học đường của học sinh và giúp học sinh nhận biết rõ hơn về

bạo lực học đường thông qua phiếu khảo sát.
c) Thống kê những số liệu cụ thể, xác thực để làm rõ xu hướng giải quyết của học sinh
tiểu học khi gặp phải các tình huống bạo lực học đường nhằm cung cấp cho giáo
viên nguồn thông tin cần thiết để có kế hoạch giáo dục phù hợp.

18


NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG MỘT: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÁC ĐỊNH
XU HƯỚNG GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở
TRƯỜNG CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Một số khái niệm hữu quan
1.1. Khái niệm “bạo lực”
Xét về giác độ nghĩa của từ Hán Việt, bạo là mạnh, lực là sức. Như vậy, bạo lực là
“hành vi sử dụng sức mạnh với mục đích gây thương vong, tổn hại cho một ai đó1”. Cùng
với ý nhấn mạnh đến mục đích của hành vi bạo lực, Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê có
nêu, bạo lực là “dùng sức mạnh để cưỡng bức, trấn áp hoặc lật đổ” [9]. Khái niệm này dễ
làm người ta liên tưởng đến các hoạt động chính trị, nhưng trên thực tế bạo lực được coi
như một phương thức hành xử trong các quan hệ xã hội nói chung. Các mối quan hệ xã hội
vốn rất đa dạng và phức tạp nên hành vi bạo lực cũng rất phong phú, được chia thành nhiều
dạng khác nhau tùy theo từng góc độ nhìn nhận. Xét về đối tượng, bạo lực có thể bao gồm:
bạo lực trẻ em, bạo lực phụ nữ... Xét về hình thức, bạo lực có thể chia thành: bạo lực thể
chất, bạo lực vật chất, bạo lực tâm lí, tình cảm, bạo lực tình dục...
Bạo lực thể chất xảy ra khi một (nhóm) người này bị một (nhóm) người khác sử dụng
công khai những hành động cơ thể để áp đặt sức mạnh. Bạo lực thể chất bao gồm các hành
vi như đá, đấm, đánh, nhéo hoặc các hành động tấn công về mặt thể chất khác. Bạo lực vật
chất là hành động dùng sức mạnh gây thiệt hại về đồ dùng, trang phục, phương tiện đi
lại...cho người bị hại. Ví dụ như hiện tượng trấn lột, bảo kê, hăm dọa nộp tiền hoặc tài sản,

phá hoại đồ đạt của người khác... Bạo lực tâm lí, tình cảm là hành vi dùng lời nói, cử chỉ
mang tính xúc phạm, dọa nạt, mắng mỏ, gây áp lực về mặt tâm lí, tình cảm. Khái niệm bạo
lực tâm lí, tình cảm đôi khi còn được thay thế bởi khái niệm bạo lực tinh thần. Bạo lực tình

1

Bạo lực, />
19


dục có thể chia ra làm hai loại: quấy rối tình dục và lạm dụng tình dục. “Quấy rối tình dục
là hành vi có tính chất tình dục, gây ảnh hưởng đến nhân phẩm của nữ giới và nam giới,
đây là hành vi không được chấp nhận, không mong muốn và không hợp lý làm xúc phạm
đối với người nhận, tạo ra môi trường làm việc bất ổn, thù địch và khó chịu” [10]. Lạm
dụng tình dục là hành vi trong đó một người lợi dụng vị thế của mình nhằm dụ dỗ hay
cưỡng ép người khác tham gia vào hoạt động tình dục.
Khái niệm “bạo lực” đôi lúc cũng cần được phân biệt với khái niệm “bạo hành”, mặc
dù trong nhiều ngữ cảnh, chúng có thể được dùng để thay thế lẫn nhau. Cũng theo Từ điển
Tiếng Việt của Hoàng Phê, bạo hành là “hành động bạo lực tàn ác” [9]. Ví dụ: phụ nữ, trẻ
em thường là nạn nhân của tệ bạo hành. Như vậy, bạo hành cũng là bạo lực nhưng ở mức
độ nghiêm trọng, nặng nề hơn.
1.2. Khái niệm “bạo lực học đường”
“Bạo lực học đường” là một khái niệm được định nghĩa bởi rất nhiều quan điểm khác
nhau. Trung tâm Phòng chống bạo lực trường học tại Sở Tư pháp và ngăn ngừa tội phạm
vị thành niên Bắc Carolina cho rằng: bạo lực học đường là “bất kỳ hành vi vi phạm nhiệm
vụ giáo dục của trường học hoặc gây nguy hiểm cho nhà trường” [11]. Định nghĩa này đã
nêu lên tính chất của các hành vi bạo lực học đường là vi phạm những nhiệm vụ giáo dục
ở trường học đã được quy định dành cho giáo viên, cán bộ và học sinh và gây nguy hiểm
cho các đối tượng trong nhà trường, ảnh hưởng đến uy tín, chất lượng trường học.
Các tác giả Smith, Morita, Junger-Tas, Olweus, Catalano thì cho rằng: “Bạo lực học

đường là những hành động xảy ra trong trường học bao gồm: lời nói, thể chất, tình dục,
bạo lực tâm lý, bạo lực liên quan đến tài sản…”
Một quan niệm khác cho rằng: bạo lực học đường là bất kỳ hình thức hoạt động bạo
lực hoặc các hoạt động bên trong các cơ sở trường học. Nó bao gồm các hành vi bắt nạt,
lạm dụng thân thể, lạm dụng bằng lời nói, ẩu đả, bắn,… Bắt nạt và lạm dụng vật chất là
những hình thức phổ biến nhất của bạo lực có liên quan đến bạo lực học đường. Tuy nhiên,
trường hợp cực đoan như bắn và giết người cũng đã được liệt kê như là bạo lực học đường
[12].
20


Một số tác giả Hàn Quốc cho rằng: Bạo lực học đường là bạo lực tinh thần, ngôn ngữ,
thân thể thi hành có ý đồ giữa các học sinh trong và ngoài nhà trường. Cho dù là những
hành động thiếu tôn trọng hay giễu cợt đã làm cho người bị hại bất tiện cũng được xem là
bạo lực học đường [12]. Bạo lực trường học là một tập hợp con của bạo lực thanh niên,
một vấn đề y tế công cộng rộng lớn hơn. Bạo lực thanh niên là việc sử dụng cố ý của vũ
lực hoặc quyền lực của một người trẻ tuổi, độ tuổi từ 10 và 24, với một người khác, nhóm,
hoặc cộng đồng, với hành vi của thanh thiếu niên có khả năng gây ra thiệt hại về thể chất
hoặc tâm lý [12]. Ở định nghĩa này, rõ ràng bạo lực học đường được nhìn nhận trong mối
quan hệ với bạo lực nói chung cũng như hậu quả của nó được phân tích một cách cụ thể.
Còn theo định nghĩa của tác giả Huỳnh Văn Sơn: “bạo lực học đường là một thuật ngữ
dùng để chỉ các hành động làm tổn hại đến thể chất, tinh thần và vật chất của người khác
dưới những hình thức khác nhau diễn ra trong môi trường học đường.” Theo đó, định nghĩa
này đã đề cập tới hình thức và phạm vi của bạo lực học đường. Bạo lực học đường có ba
hình thức phổ biến: bạo lực thể chất, tinh thần và vật chất. Các hành vi bạo lực ấy diễn ra
trong môi trường học đường, có thể là trong hoặc ngoài nhà trường, khu biệt với các phạm
vi môi trường khác như gia đình và xã hội.
Tóm lại, có thể hiểu rằng, bạo lực học đường là một hình thức của bạo lực diễn ra
trong môi trường học đường, là những hành động sử dụng sức mạnh hoặc quyền lực của
người (nhóm người) này gây tổn hại đến thân thể, tinh thần, vật chất của người (nhóm

người) kia. Bạo lực học đường có thể chia thành: bạo lực thân thể, bạo lực tinh thần, bạo
lực vật chất, bạo lực tình dục...
1.3. Tình huống bạo lực học đường ở trường
“Tình huống là toàn thể những sự việc xảy ra tại một nơi, trong một thời gian, buộc
người ta phải suy nghĩ, hành động, đối phó, chịu đựng 2.... Tình huống phải được xác định
bởi một không gian, thời gian cụ thể và hàm chứa những vấn đề nảy sinh cần giải quyết.
Tình huống bạo lực học đường ở trường là toàn bộ những vấn đề nảy sinh trong phạm
vi trường học diễn ra trong một bối cảnh xác định, bao gồm những hành vi bạo lực giữa
2

Tình huống, />
21


học sinh với học sinh, thậm chí giữa học sinh với giáo viên và các đối tượng khác trong
nhà trường mà ở đó, những người tham gia tình huống phải có nhu cầu giải quyết những
vấn đề bạo lực nảy sinh bằng tất cả tư duy và hành động. Tình huống bạo lực học đường
phải mang tính thực tế, tính xác định và hàm chứa mâu thuẫn, diễn ra giữa hai đối tượng
có sự đối nghịch nhau về lợi ích, quan điểm hoặc một vài lí do nào đó cần giải quyết.
Ở bậc tiểu học, tình huống bạo lực học đường trong phạm vi trường học diễn ra rất đa
dạng, bao gồm nhiều hình thức như tình huống bạo lực thể chất, tình huống bạo lực tinh
thần, bạo lực vật chất...Ví dụ về các tình huống bạo lực thể chất như: học sinh bị đe dọa
bằng vũ lực, vũ khí; học sinh bị đánh đập, tát... Hoặc các tình huống bạo lực tinh thần như:
học sinh bị chửi mắng, nói xấu, bị cô lập...Trước mỗi tình huống xảy ra, học sinh sẽ có
những cách xử lý khác nhau tùy vào vốn kinh nghiệm, đặc điểm tâm lí của mỗi em bao
gồm các phạm trù cơ bản: nhận thức, ý chí, tính cách và xúc cảm.
2. Một số yếu tố tâm lí lứa tuổi ảnh hưởng đến xu hướng giải quyết tình huống bạo
lực ở trường của học sinh tiểu học
2.1. Nhận thức
Nhận thức của học sinh tiểu học tác động đến sự nhìn nhận mâu thuẫn và xu hướng

giải quyết tình huống bạo lực học đường, biểu hiện qua các yếu tố tâm lí như tri giác và tư
duy.
Tri giác là quá trình nhận thức phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bên ngoài
của sự vật, hiện tượng khi chúng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của ta. Cùng
với đó, tư duy là quá trình nhận thức phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên
hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật và hiện tượng trong hiện thực khách
quan mà trước đó các em chưa biết. [13] Trong mối quan hệ này, tri giác là nhận thức cảm
tính làm cơ sở cho nhận thức lí tính – tư duy.
“Tri giác của học sinh tiểu học mang tính không chủ định. Trong quá trình tri giác, trẻ
thường tập trung vào một vài chi tiết nào đấy của đối tượng và cho đó là tất cả”[13]. Nói
cách khác, trong các mối quan hệ, học sinh tiểu học thường có xu hướng tri nhận các đối
tượng chỉ dựa vào một số đặc điểm thiếu rõ ràng và đượm màu sắc xúc cảm cá nhân nên
22


dễ dẫn tới mâu thuẫn và xung đột phát sinh, diễn ra phổ biến ở đầu cấp và giảm dần ở cuối
cấp. Bên cạnh đó, về mặt tư duy, ở giai đoạn đầu cấp, học sinh thường xem xét và đánh giá
bản chất của vấn đề bằng một vài đặc điểm trực quan của đối tượng; ngược lại, ở giai đoạn
cuối cấp học sinh tiểu học sẽ thoát khỏi sự “ám thị” của những dấu hiệu trực quan và nhìn
nhận đúng hơn về bản chất của vấn đề thông qua sự phát triển của tư duy trừu tượng, khái
quát. Nói cách khác, học sinh ở đầu cấp thường có xu hướng xem xét vấn đề thiếu sự cẩn
trọng hay chưa thật đúng bản chất của sự việc so với học sinh cuối cấp. Điều này ít nhiều
cũng chi phối đến xu hướng giải quyết các vấn đề bạo lực học đường của học sinh. Chẳng
hạn, trước những tình huống như bị bạn ăn cắp đồ dùng bị bạn nói xấu, chửi mắng hay bị
bạn đánh, học sinh đầu cấp thường ít có khả năng tư duy tốt để hiểu rõ bản chất của vấn đề
và đưa ra các biện pháp xử lý ổn thỏa hoặc những hành động hợp lí hơn là cuối cấp.
2.2. Ý chí
Ý chí là mặt năng động của ý thức biểu hiện ở năng lực thực hiện những hành động có
mục đích, đòi hỏi phải có sự nỗ lực khắc phục khó khăn. Đó là một phẩm chất của tâm lí
cá nhân, một thuộc tính của nhân cách. [13]

Ở học sinh tiểu học, tính độc lập, kiềm chế và tự chủ còn thấp, rõ rệt ở các lớp đầu
cấp tiểu học và tăng dần đối với học sinh cuối cấp. Do đó, trước những tình huống có hàm
chứa vấn đề mâu thuẫn, học sinh tiểu học ở đầu cấp thường có xu hướng giữ bình tĩnh và
kiềm chế cảm xúc khó hơn học sinh cuối cấp. Mặt khác, một điều dễ thấy là sự kiên định
của ý chí sẽ tỉ lệ thuận với khả năng tư duy bản chất của mâu thuẫn ở học sinh.
Tính độc lập trong khả năng giải quyết vấn đề của học sinh tiểu học – một biểu hiện
của ý chí – cũng còn yếu ở đầu cấp và tăng dần ở cuối cấp. Nó lí giải một điều là học sinh
tiểu học ở đầu cấp thường có khuynh hướng phụ thuộc nhiều vào người lớn như cha mẹ,
thầy cô. Ngược lại, tính tự chủ tăng dần ở học sinh cuối cấp, các em thường sẽ tự giải quyết
những vấn đề đơn giản nằm trong khả năng của mình và chỉ nhờ cậy người lớn khi thật sự
cần thiết.

23


2.3. Tính cách
Tính cách là tổ hợp những đặc điểm bền vững của nhân cách được hình thành và biểu
hiện trong cuộc sống, giao tiếp, quy định những phương thức đặc thù cho hành vi, hoạt
động của cá nhân. Trong cuộc sống, tính cách còn được thay bằng các từ ngữ khác như
“tính tình”, “tính nết”, “tư cách”. Những nét tính cách tốt thường được gọi là “đặc tính”,
“lòng”, “tinh thần”; những nét tính cách xấu thường được gọi là “thói”, “tật”. [13]
Tính cách ở học sinh tiểu học vẫn còn trong giai đoạn được hình thành, chưa ổn định
và những nét tính cách ấy vẫn mang đậm dấu ấn của đặc điểm hệ thần kinh cao cấp nhưng
còn yếu như tính nhút nhát, tính cô độc, tính nóng nảy, khó giữ bình tĩnh, tính xung động
trong hành vi...và thường biểu lộ rõ rệt hơn ở bạn nam so với bạn nữ. Điều này cũng chi
phối đến cách hành xử của học sinh khi rơi vào những tình huống mâu thuẫn.
Ngoài ra, cả tin là một trong những nét tính cách phổ biến ở học sinh tiểu học. Học
sinh tin tưởng một cách tuyệt đối vào người lớn, sách vở và cả bản thân mình. Với trẻ, mọi
điều người lớn (nhất là thầy cô giáo) nói ra đều đúng và chuẩn mực. Tính cả tin cũng góp
phần chi phối xu hướng lựa chọn hình thức xử lý tình huống bạo lực của học sinh, có thể

học sinh sẽ lựa chọn cách nhờ cậy đến những người lớn để xử lí vấn đề hơn là tự mình giải
quyết.
2.4. Xúc cảm
Xúc cảm là những rung động đối với từng sự vật, hiện tượng riêng lẻ có liên quan đến
nhu cầu, động cơ của chủ thể trong những tình huống nhất định. Với học sinh tiểu học, xúc
cảm là nét biểu hiện đặc trưng dễ thấy. Tính xúc cảm thể hiện trước hết ở tính giàu cảm
xúc và tính dễ xúc động [13]. Các em có thể vui sướng reo lên khi được điểm tốt, buồn bả
khi bị điểm kém hay bị chê trách, dễ khóc trước những tình tiết, hoàn cảnh thương tâm.
Như trên đã nói, tính xúc cảm chi phối đến ý chí và tính cách của học sinh tiểu học.
Tính dễ xúc cảm của học sinh tiểu học ảnh hưởng đến từng hành vi và cách ứng xử
của học sinh khi rơi vào các tình huống bạo lực. Học sinh thiếu khả năng kiềm chế cảm
xúc kết hợp với tính dễ xúc động có thể làm cho các em dễ bộc lộ thái độ một cách thẳng
thắn thông qua lời nói hoặc hành vi để giải quyết vấn đề hơn là chọn cách thức im lặng.
24


×