Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

bệnh học VIÊM kết mạc mắt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (401.28 KB, 9 trang )

05/09/2018

BÀI TRUYỀN THÔNG SỨC KHỎE VỀ BỆNH
VIÊM KẾT MẠC MẮT

I, ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm kết mạc còn được gọi đau mắt đỏ. Bệnh thường xảy ra ở trẻ em nhưng
bất kỳ lứa tuổi nào cũng có thể bị bệnh. Kết mạc là lớp màng niêm mạc che phủ
phần củng mạc (lòng trắng) của nhãn cầu và phía trong của mi mắt, có vai trò
đảm bảo cho mi mắt không dính chặt vào nhãn cầu và trượt dễ dàng trên bề mặt
nhãn cầu. Khi lớp niêm mạc này bị viêm được gọi là viêm kết mạc. Viêm kết
mạc là bệnh lý nhẹ mặc dù gây lo lắng nhưng ít khi gây biến chứng nghiêm
trọng. Đại đa số những trường hợp viêm kết mạc là nhẹ không gây tổn thương
nhãn cầu và không ảnh hưởng đến thị lực. Thế nhưng trong một số ít trường hợp
có thể gây biến chứng, đồng thời sự lây lan của bệnh rất phức tạp, bệnh nhân
viêm kết mạc cần được kiểm soát về mặt chăm sóc. Vì vậy, bài viết này nhằm
cung cấp những thông tin cơ bản, thiết yếu của bệnh viêm kết mạc mắt. Các nội
dung được đề cập bao gồm: triệu chứng, nguyên nhân của các hình thái viêm
kết mạc mắt và cách chăm sóc và phòng bệnh đối với viêm kết mạc mắt nói
chung.
II, CÁC HÌNH THÁI VIÊM KẾT MẠC MẮT
Vũ Thúy Nga – tổ 2 – lớp 14YB


05/09/2018

Phân loại viêm kết mạc thường dựa theo nguyên nhân. Theo đó có các hình
thái viêm kết mạc phổ biến là: viêm kết mạc do virus, viêm kết mạc do vi khuẩn,
viêm kết mạc dị ứng, viêm kết mạc do Chlamydia.

1. Viêm kết mạc do virus


Viêm kết mạc do virus hay còn gọi là viêm kết mạc có tính chất dịch, là
một hình thái viêm kết mạc rất phổ biến.
Tác nhân thường gặp nhất là Adenovirus. Viêm kết mạc do virus có tính
chất lây lan mạnh, có thể lây lan thành dịch trong môi trường đông người
như trường học, cơ quan, phòng khám bệnh, …. Đường lây lan chủ yếu là
tiếp xúc trực tiếp qua bắt tay hoặc tiếp xúc gián tiếp với các đồ vật bị
nhiễm virus (qua khăn, qua dụng cụ tiếp xúc với mắt,…). Bệnh cũng có
thể lây qua đường hô hấp nếu có bệnh lý hô hấp do Adenovirus.
Thời kì ủ bệnh thường khoảng 4 – 10 ngày.
Dấu hiệu của viêm kết mạc do virus thường gặp:

Vũ Thúy Nga – tổ 2 – lớp 14YB


05/09/2018

- Thường khởi phát một bên, với đỏ mắt, chảy nước mắt, sợ ánh sáng.
Sau 1 – 2 ngày sẽ lan sang bên kia.
- Đau họng, sốt, nổi hạch trước tai.
- Mi mắt sưng
- Sung huyết kết mạc
- Nhú kết mạc
- Xuất huyết kết mạc nếu bệnh nặng
- Viêm giác mạc chấm nông có thể xảy ra sau 7 – 10 ngày.
2. Viêm kết mạc do vi khuẩn
Viêm kết mạc do vi khuẩn thường khởi phát cấp với đỏ mắt, kích thích,
nóng rát. Bệnh thường khởi đầu một bên, sau 1 – 2 ngày thì lan sang bên
kia. Bệnh nhân thường khó mở mắt, nhất là khi mới ngủ dậy, mắt nhiều
ghèn.


Vũ Thúy Nga – tổ 2 – lớp 14YB


05/09/2018

Cương tụ kết mạc lan tỏa, có thể kèm theo phản ứng kết mạc ở nhiều mức
độ khác nhau.
Dịch tiết ở mắt lúc đầu loãng, sau đó đặc dần.
3. Viêm kết mạc dị ứng
Viêm kết mạc dị ứng gồm các loại viêm kết mạc nhú gai khổng lồ, viêm
kết mạc cơ địa, viêm kết mạc dị ứng, viêm kết mạc mùa xuân.
a. Viêm kết mạc dị ứng

Là một bệnh thường gặp, là hệ quả của một phản ứng quá mẫn tức thời
của bề mặt mắt với các kháng nguyên trong không khí, bao gồm phấn
hoa, cỏ khô, …
Viêm kết mạc dị ứng thường khởi phát nhanh với các triệu chứng:
- ngứa mắt
- đỏ mắt
- chảy nước mắt
- rát mắt
- nhạy cảm ánh sáng
- cộm mắt/ cảm giác dị vật
- nhìn mờ
- thường kèm với viêm mũi dị ứng. Bệnh nhân đi khám có thể thấy
cương tụ rõ rệt ở mạch máu kết mạc và thượng củng mạc, cũng có
Vũ Thúy Nga – tổ 2 – lớp 14YB


05/09/2018


thể kèm với có phù kết mạc nhẹ , dây ghèn và phù mí mắt. Phần
giác mạc không bị ảnh hưởng.
Viêm kết mạc dị ứng thường xảy ra trên bệnh nhân có tiền sử cá nhân
hoặc gia định về hiện tượng dị ứng như: hen, chàm, hoặc viêm mũi
theo mùa,…. Về mặt dịch tễ, khác với vùng ôn đới, nơi mà viêm kết
mạc thường xảy ra theo mùa, ở vùng nhiệt đới, vi khuẩn, dị ứng xảy ra
lẻ tẻ và tản phát trên bệnh nhân có cơ địa dị ứng.
b. Viêm kết mạc mùa xuân

Bệnh này chiếm 0,5% trong các bệnh mắt dị ứng. Là một bệnh có liên
quan đến phản ứng quá mẫn type 1, 4 và có tính chất mạn tính với đặc
điểm có các nhú gai khổng lồ như đá cuội ở kết mạc mí mắt trên, phì
đại rìa kết mạc và bệnh biểu mô giác mạc. Bệnh cả 2 bên mắt và được
chia thành thể mí mắt và thể viền.
Các triệu chứng của viêm kết mạc mùa xuân gồm:
- Ngứa dai dẳng
- Sợ ánh sáng
- Có ghèn quánh thành dây chứa nhiều bạch cầu ái toan

Vũ Thúy Nga – tổ 2 – lớp 14YB


05/09/2018

Viêm kết mạc mùa xuân chủ yếu xảy ra ở vùng có khí hậu ấm như:
Trung Đông, vùng Địa Trung Hải, vùng Đông Nam Á. Ở bắc bán cầu,
bệnh thườn xảy ra theo mùa và có xu hướng tái diễn trong tháng 5 và
tháng 6. Ở vùng khí hậu nhiệt đới, viêm kết mạc mùa xuân có xu
hướng diễn ra quanh năm.

Một lưu ý là 5% số bệnh nhân sẽ có tổn thương giác mạc từ nhẹ đến
nặng. Trong các trường hợp nhẹ, có thể thấy giác mạc chấm nông, nếu
không điều trị sẽ tiến triển đến tổn thương ăn mòn lớn và loét hình
thẫn mùa xuân, vốn là một vế loét hình bầu dục thường ở một phần ba
trên của giác mạc, từ đó có thể dẫn đến sẹo giác mạc.
Theo đó, các dấu hiệu khác đi kèm có thể gồm:
- Loạn thị kèm cận thì và giác mạc hình chóp
- Giả đục rìa giác mạc – đục vòng cung ngoại vi do thoái hóa
c. Viêm kết mạc nhú gai khổng lồ
Đây là một biến chứng thường gặp do mang kính áp tròng. Khi mang
kính kéo dài, thường xuyên thì tỉ lệ mắc khoảng 15 – 30%. Nguyên
nhân có thể do sự tương tác của các yếu tố cơ học ở rìa và bề mặt kính
áp tròng, do sự lắng đọng protein dị nguyên trên kính hoặc do bản chất
di truyền cá nhân, ví dụ đặc ứng, hen,…
Các triệu chứng của viêm kết mạc nhú gai khổng lồ gồm:

- Mắt đỏ
Vũ Thúy Nga – tổ 2 – lớp 14YB


05/09/2018

- Tăng ngứa và hình thành chất nhầy
- Thị giác dao động và nhìn mở
- Viêm nhú gai lộ rõ ở mặt trong mí mắt trên
4. Viêm kết mạc do Chlamydia
Là bệnh viêm kết mạc mạn tính do vi khuẩn Chlamydia Trachomatis gây
nên. Bệnh nhân mắc phải bệnh này cần được kiểm soát điều trị nghiêm
ngặt nếu không sẽ để lại nhiều biến chứng, có thể gây mù lòa.
Bệnh gồm 3 giai đoạn:

a. Giai đoạn hoạt tính
Các triệu chứng gồm:
- Viêm kết mạc với nhú gai, hột
- Có thể thấy hõm Herbert
- Viêm giác mạc với màng máu
b. Giai đoạn mạn tính
Giai đoạn này xuất hiện sẹo giác mạc, có thể có tổn thương sụn mi.
c. Giai đoạn biến chứng
Xuất hiện biến chứng trên màng máu giác mạc, quặm mi, sẹo giác
mạc, khô mắt.

Vũ Thúy Nga – tổ 2 – lớp 14YB


05/09/2018

III, ĐIỀU TRỊ BỆNH CƠ BẢN VÀ PHÒNG BỆNH
Khi mắc bệnh yêu cầu người bệnh đến các cơ sở y tế chuyên khoa về mắt
khám chữa theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Về chế độ điều trị:
- Người bệnh cần thường xuyên rửa mắt bằng nước muối sinh lý, tra
thuốc mắt theo chỉ định.
- Không tra vào mắt lành thuốc nhỏ của mắt đang bị nhiễm khuẩn.
- Lau rửa dịch gỉ mắt 2 lần một ngày bằng khăn giấy hoặc khăn cotton
ẩm, sau đó bỏ vào thùng rác.
- Nếu bị sưng nề thì có thể chườm lạnh.
Về chế độ dinh dưỡng, rèn luyện:
- Tăng cường dinh dưỡng và các vitamin C có trong hoa quả như cam,
chanh, bưởi , … để tăng sức đề kháng.
- Tăng cường tập thể dục.

Về phòng bệnh:
- Giặt ga giường, vỏ gối, khăn tắm trong nước tẩy và ấm.
- Rửa tay trước và sau khi tiếp xúc với người bệnh.
- Những trường hợp khi mắc bệnh nên chú ý để tránh để lây lan ra
những người xung quanh: đeo kính, không dùng chung các vật dụng
sinh hoạt, hạn chế đến nơi đông người.
Công tác phòng bệnh đối với viêm kết mạc mắt đóng vai trò vô cùng quan
trọng. Trong đó, rửa tay trước và sau khi tiếp xúc, chăm sóc bệnh nhân có
giá trị lớn mà thực hiện đơn giản, không tốn nhiều chi phí. Do đó, c ần đ ề
cao việc rửa tay trong cộng đồng nhằm bảo vệ s ức khỏe c ộng đ ồng và
kiểm soát bệnh, dịch.

Vũ Thúy Nga – tổ 2 – lớp 14YB


05/09/2018

IV, KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Nhiều bệnh viêm nhiễm tại mắt có thể phòng được. Việc phòng bệnh là
nhiệm vụ của cả thầy thuốc và bệnh nhân như: đảm bảo tốt vệ sinh và
dinh dưỡng, dùng các thiết bị bảo vệ để hạn chế chấn thương mắt, sử
dụng các thuốc sát khuẩn. Cụ thể:
Đối với nhân viên y tế: rửa tay sau mỗi lần khám bệnh nhân: tránh ti ếp
xúc không cần thiết với ống tra thuốc mắt và các dụng c ụ khác, sát trùng
tất cả các dụng cụ đã được sử dụng sau mỗi lần khám,…
Đối với bệnh nhân: vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, dùng n ước s ạch,
sử dụng dụng cụ bảo hộ lao động khi cần thiết, …

Vũ Thúy Nga – tổ 2 – lớp 14YB




×