Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Nghiên cứu tiền khả thi dự án hợp tác đầu tư NHÀ máy THỦY điện tại lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (418.39 KB, 11 trang )

Nghiên cứu tiền khả thi DỰ

ÁN HỢP TÁC

ĐẦU TƯ NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN TẠI
LÀO

I. Phần 1:

Mở đầu

II. Phần 2: Nội dung
1. Nghiên cứu vĩ mô
(địa lý, lịch sử, văn hóa, chính trị, chính sách, kinh tế, pháp luật …)
2. Nghiên cứu vi mô
(nhu cầu, thị trường, tiềm năng, đối thủ cạnh tranh, khó khăn, thuận lợi …)
3. Kết luận và khuyến nghị của Nhóm.
Tài liệu tham khảo

I. Mở đầu
Kinh tế thế giới hiện nay vẫn nằm trong giai đoạn khủng hoảng, việc các công
ty và tập đoàn lớn mang vốn đi đầu tư tại các quốc gia khác được họ cân nhắc rất kỹ
lưỡng. Do vậy khi nghiên cứu dự án hợp tác đầu tư xây dựng nhà máy thủy điện tại


Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào (viết tắt là Lào) chúng tôi nghiên cứu rất kỹ và
căn cứ vào một số lý do sau để hợp tác đầu tư:
− Lợi thế về tiềm năng thủy điện tại Lào là rất lớn nhưng do nền kinh tế chưa
phát triển và sau này, khi đã phát triển ở mức tương đối cao thì việc đáp ứng
cho nhu cầu điện năng nội địa cũng không nhiều. Sản lượng thủy điện khai
thác sẽ chủ yếu tập trung cho xuất khẩu sang các nước láng giềng đang rất


thiếu điện để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội như Thái Lan, Việt
Nam, Campuchia.
− Lào nằm ngay cạnh các nước có nhu cầu nhập điện năng lớn như Việt Nam,
Thái Lan nên dễ dàng trong việc xây dựng các hệ thống lưới điện đấu nối, chi
phí đấu nối, truyền tải điện sẽ thấp.
− Hiện nay nhu cầu cung cấp điện phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế của
Việt Nam, Thái Lan là rất cao, trung bình tăng khoảng 15% năm nhưng hiện
tại, nguồn thủy điện lớn tại hai nước đã được khai thác và sử dụng hầu hết.
Các nguồn điện khác như chạy than, dầu, khí đang tiếp tục được xây dựng và
khai thác nhưng giá thành sản xuất rất đắt, điện hạt nhân là nguồn điện giá rẻ
tương đương với thủy điện hiện nay đang có kế hoạch xây dựng nhưng tiềm
ẩn nguy cơ về an toàn, môi trường là rất lớn. Vì vậy, đối với Việt Nam và Thái
Lan, để có thể cân bằng giá điện theo mức thị trường chấp nhận được và bảo
đảm được sản lượng điện cho nhu cầu phát triển trong nước, cần thiết phải tìm
nguồn nhập khẩu điện, đặc biệt là thủy điện ở các nước láng giềng như Trung
quốc, Lào.
− Do tình hình khủng hoảng kinh tế, một số chủ đàu tư các dự án thủy điện ở
Lào đã rút khỏi các hợp đồng đầu tư, trong cơ hội này, nếu có khả năng thu
xếp tài chính, nên tận dụng cơ hội để đầu tư xây dựng, khai thác thủy điện tại
lào.
− Lý do quan trọng hơn, thủy điện là ngành đang được khuyến khích, ưu đãi,
đặc biệt là đối với Việt Nam.


II. Nội Dung
1. Nghiên cứu vĩ mô:
Lào là một quốc gia nằm ở Đông Nam Á, trên bán đảo Đông Dương, tiếp giáp
với Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Campuchia và Miến Điến. Đây là một đât
nước chủ yếu là đồi núi cao, nhiều sông suối là các chi lưu của sông Mekong chảy
dọc theo đất nước Lào. Các chi lưu sông Mekong như sông Nam Uo, Nam Thuen,

Sekong, Nam Ngum và sông Mekong có tiềm năng khai thác và phát triển thủy điện
rất lớn, như: sông Mekong có tiềm năng khoảng 11.000 MW với 11 dự án; sông Nam
Uo có tiềm năng khoảng 1.400 MW với 9 dự án; sông Nam Ngum có tiềm năng
khoảng 2.000 MW với hơn 10 dự án; sông Nam Thuen có hơn 17 dự án với công
suất khai thác khoảng gần 3.000 MW. …
1.1. Thông tin chung về Quốc gia Lào:
Tên đầy đủ: Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào (từ 2/12/75)

ສາທາລະນະລລັດ ປະຊາທທປະໄຕ ປະຊາຊຊົນລາວ

Ngôn ngữ

Tiếng Lào

Đơn vị tiền tệ

đồng Kíp (LAK)

Tổng Diện tích

236,800 km² (hạng 79)

-

Diện tích mặt nước (không có biển)

2,53%

Dân số (điều tra 2009)


6.834.000

Mật độ

26,7 /km² (hạng 102)

Lao động

3.650.000


GDP (theo PPP 2010)

15,42 tỉ USD

GDP danh nghĩa (OER – 2010)

6,341 tỷ USD

Tỷ lệ lạm phát (2010)

6.2%

Tăng trưởng GDP năm 2010

7%

GDP/capita (theo PPP 2010)

2.256 D


1.2 Kinh tế:


− Kinh tế Lào đang có những bước phát triển vượt bậc.
− Lào tiếp tục tạo lập môi trường đầu tư thông thoáng, cải cách thủ tục cấp
phép, tạo điều kiện hợp tác đầu tư.
− Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam là ba nguồn đầu tư FDI lớn nhất của Lào.
Năm 2000 Việt Nam đã đầu tư 2,77 tỉ, Trung Quốc 2,71 tỉ, Thái Lan 2,68 tỉ
USD.
− Sự tăng trưởng kinh tế của Lào chủ yếu dựa vào thủy điện và khai thác mỏ,
chiếm khoảng 80% vốn FDI.
− Về thủy điện, Thái Lan chiếm ưu thế lớn ở Bắc và Trung Lào.
− Việt nam tham gia vào nhiều dự án khai thác khoáng sản, xây dựng giao
thông, dân dụng, thủy điện & nông nghiệp.
− Trung quốc chú trọng khai thác mỏ, giao thông, thủy điện.
1.3 Môi trường pháp luật:


Việc đầu tư nước ngoài vào Lào được Luật hoá bằng luật khuyến khích và xúc
tiến đầu tư tại Lào năm 1994 và trong quá trình áp dụng thì có những lần sửa
đổi, bổ sung để tạo những thuận lợi và những ưu đãi hơn cho các nhà đầu tư
đã, đang và sẽ đầu tư vào Lào. Lần sửa đổi, bổ sung mang tính đột phá nhất
trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài là vào tháng 5/2011. Trong lần sửa đổi bổ
sung này Chính Phủ Lào thể hiện rõ quan điểm thu hút đầu tư và ưu đãi đầu tư
cho từng nhóm nhà đầu tư với các quốc tịch khác nhau và đầu tư vào các lĩnh
vực cũng như những vùng miền khác nhau thì có những ưu đãi đầu tư khác
nhau.

− Quan điểm rõ nhất về sự ưu đãi đầu tư với các nhà đầu tư nước ngoài đó là:

o

Chính Phủ Lào đồng ý miễn tiền thuê đất, hoặc nhượng quyền sử dụng đất
cho những nhà đầu tư vào các dự án xây dựng trường học, bệnh viện, thuỷ
điện. Ngoài ra hết thời hạn miễn thuế các nhà đầu tư có thể làm đơn xin
gia hạn thêm thời gian miễn thuế, thời hạn tối đa là 5 năm.


o

Luật đầu tư mới của Lào cũng cho phép không đánh thuế các mặt hàng
xuất khẩu và nhập khẩu đối với các sản phẩm của các doanh nghiệp nước
ngoài đầu tư vào Lào.

o Nếu nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các lĩnh vực thế mạnh của Lào như
Thuỷ điện thì nhà đầu tư còn nhận được những ưu đãi như có thể miễn
thuế lợi tức trong vòng 10 năm kể từ khi có lãi.
o

Về các cải cách và ưu đãi về lĩnh vực hành chính: Chính Phủ Lào áp dụng
triệt để và rất hiệu quả rút ngắn đáng kể thời gian làm các thủ tục giấy tờ
tạo niềm tin và sự hài lòng với các nhà đầu tư.

o

Thêm một điểm mới nữa trong việc thay đổi cũng tạo ra sự yên tâm cho
nhà đầu tư nước ngoài đó là hệ thống giải quyết tranh chấp: nhà đầu tư
được quyền lựa chọn các tổ chức trọng tài quốc tế và áp dụng luật pháp
quốc tế trong giải quyết các tranh chấp phát sinh.




Thêm vào đó: Phó Thủ Tướng Lào – ông Thong Loan Sisoulith nêu rõ “Chính
Phủ Lào sẽ có những ưu đãi hơn đối với doanh nghiệp Việt Nam với công
thức 3+2 trong đó 3 là Việt Nam với vốn + kỹ thuật + thị trường còn 2 là Lào
với lao động rẻ và tài nguyên dồi dào.

2. Nghiên cứu vi mô:
2.1 Địa thế:
Lào có nhiều núi non bao phủ, độ dốc cao tạo thành thế năng lý tưởng cho thủy điện;
sông Mekong chảy dọc gần hết biên giới phía tây và các sông chi lưu rải đều trên
chiều ngang đất nước.
2.2 Tiềm năng:
Tiềm năng khai thác thủy điện ở Lào là rât lớn nhất so với các nước ở hạ lưu sông
Mekong, khoảng 26.000 MW., với một vị trí trung tâm trên thị trường vùng về điện.
2.3 Khả năng khai thác:
Hiện nay Lào mới chỉ khai thác, sử dụng được trên 2% tiềm năng thủy điện. Chính
phủ Lào đã triển khai quy hoạch, xây dựng, và khai thác hơn 70 dự án, đang kêu gọi
đầu tư. Tuy nhiên kế hoạch phát triển thủy điện đến 2010 và 2020 mới chỉ ước đạt


2.500 đến 5.800MW, cùng với tổng công suất các công trình đang vận hành khoảng
660MW, như vậy công suất dự kiến đến 2020 ước đạt 6.500 MW, tương đương với
50% tiềm năng thủy điện của các dòng nhánh ở Lào.
Các yếu tố thúc đẩy khai thác nguồn tài nguyên này là:
− Sự phát triển về dân số & kinh tế của các nước dọc theo sông Mekong.
− Sự gia tăng giá dầu và khí trên thị trường quốc tế.
− Sự cần thiết phải làm giảm lượng khí thải CO2.
− Khả năng kêu gọi các nhà đầu tư tư nhân về mặt tài chánh cho nguồn năng
lượng quan trọng và sinh lợi này.

− Sự hợp tác tốt giữa các nước dọc theo sông, nhất là các nước trong MRC.

Tiềm năng
thủy điện của
Lào


2.4 Nhu cầu điện:
Do kinh tế Lào chưa phát triển nên nhu cầu trong nước chưa cao #1,7 TWh; trong
khi của Việt Nam #59 TWh, Thái Lan 125 TWh; trung bình tăng khoảng 15% năm,
những nguồn thủy điện lớn đã được khai thác hầu hết.
2.5 Thị trường:
Xuất khẩu điện là một nguồn lợi tức rất quan trọng cho Lào từ năm 1971 và nhất là
từ năm 2011 với công trình thủy điện Nam Theun 2 (1.070 MW). Thủy điện là nguồn
tài nguyên tự nhiên chính yếu có thể khai thác và xuất khẩu. Nước Lào tin tưởng
nhiều vào nguồn lợi tức này để nâng cao mức sống người dân và xem thủy điện là
trọng yếu cho sự phát triển đất nước.
Mục tiêu đến năm 2015 sẽ xuất khẩu sang Thái Lan khoảng 7.000 MW, Việt Nam
khoảng 5.000 MW và Campuchia khoảng 1.500 MW. Hiện đang triển khai nhiều dự
án bán điện cho Thái Lan (3.000 MW trong đó có Nam Thuen2), cho Việt Nam
(1.500 MW, trong đó có Sekaman 3) và cho Trung Quốc (630 MW).
2.6 Đối thủ cạnh tranh:
− Đối thủ cạnh tranh chính của Việt nam về thủy điện là Thái Lan, kế đến là
Trung Quốc.
− Với tham vọng lớn về kinh tế, chính trị và chính sách tận dụng tài nguyên
trên thế giới, Trung Quốc đang nổi lên như là thách thức lớn nhất của VN.
2.7 Thuận lợi:
− Nhu cầu điện năng của các nước dọc theo phần hạ lưu sông Mekong.
− Thủy điện là nguồn năng lượng tái sinh chính và là tài nguyên quan trọng
đối với các nước dọc theo sông Mekong, đặc biệt là Lào.

− Là ngành đang được ưu tiên, khuyến khích đầu tư.
2.8 Khó khăn:
− Bên cạnh những dự án đang triển khai tốt như thủy điện Sekaman 3, thủy điện
Nam Sam, thủy điện Nam Ngum 4 hay trồng cao su ở Nam Lào,… không ít


nhà đầu tư Việt Nam đang phải đối mặt với hàng loạt khó khăn, như thiếu
thông tin, thiếu nhân lực, điều kiện cơ sở hạ tầng chưa được cải thiện...
− Thương thảo giá bán – mua điện giữa Nhà nước Lào & Tập đoàn Điện lực VN
vẫn chưa thống nhất.
− Thủ tục xuất – nhập thiết bị, vật tư, vật liệu qua cửa khẩu quá nhiều và phức
tạp ở cả hai phía.
− Trong các khó khăn trên thì nhân lực tại chỗ là một vấn đề nan giải nhất mà
Doanh nghiệp Việt Nam và chính phủ Lào chưa giải quyết được.
− Tuy cát, đá xây dựng, lao động sẵn có; nhưng vật tư kỹ thuật và lao động kỹ
thuật phải nhập nên chi phí xây dựng các công trình, hệ thống lưới điện sẽ
cao.
− Cơ sở vật chất thiếu, các dự án ở vùng rừng núi xa xôi, cư dân thưa thớt, hệ
thống cơ sở hạ tầng yếu kém, lực lượng lao động địa phương chưa đáp ứng
được yêu cầu.
2.9 Rủi ro:
− Sự thiếu minh bạch của đất nước này về các quy định, chính sách;
− Không loại trừ khả năng vận động hành lang hoặc thỏa thuận ngầm với các
chính khách cấp cao của Lào để có được dự án.
− Tác động đến môi trường sinh thái, các đập thủy điện và giao thông làm thu
hẹp diện tích rừng, ảnh hưởng đến động vật hoang dã và thực vật quý hiếm.
3. Kết luận và khuyến nghị của Nhóm:
3.1 Kết luận:
Đặt mình vào vị trí là nhân viên của Công ty điện lực, nhiệm vụ của Nhóm là nghiên
cứu chọn Quốc gia và sản phẩm, cũng như hình thức để giúp Công ty dưa ra quyết

định đầu tư ra nước ngoài. Tuy thời gian nghiên cứu rất ngắn nhưng các vấn đề cần
thiết của một phương án tiền khả thi đã được Nhóm tìm hiểu và trình bày trong báo
cáo; chúng tôi tin tưởng đã cung cấp được các thông tin cần thiết đủ để lãnh đạo
công ty ra quyết định.Nhóm nghiên cứu chúng tôi nhận thấy: đầu tư thuỷ điện nói
riêng và đầu tư trực tiếp FDI vào Lào nói chung trong giai đoạn hiện nay là một


quyết định đầu tư đúng đắn với những ưu điểm cạnh tranh mà khó có khu vực nào có
được.
Ngoài các thông tin cần thiết của phương án tiền khả thi như vừa báo cáo, thiết tưởng
cũng cần nói thêm:
− Nhiều ngân hàng Việt Nam đã có mặt tại Lào, và
− Dự án tăng vốn điều lệ của Ngân hàng liên doanh Lào–Việt từ 15 triệu USD
lên 35 triệu USD.
− Hiệp định Quy chế tài chính và quản lý các chương trình dự án sử dụng vốn
viện trợ …, tháng 3/98
− Hiệp định hợp tác về năng lượng-điện, tháng 7/98 sẽ tạo điều kiện thuận lợi &
củng cố niềm tin cho các DN.
3.2 Kiến nghị:
− Do khủng hoảng kinh tế, một số chủ đầu tư thủy điện đã rút, đây là cơ hội
Công ty nên tận dụng.
− Hình thức đầu tư là “LIÊN DOANH”, quy mô 50MW, địa điểm đầu tư trên
sông Sekong – thuộc tỉnh Sekong, Nam Lào, với tổng chi phí dự kiến 90 triệu
USD., thời gian thực hiện trong 3 năm.
Đầu tư thủy điện ở Lào cũng chính là đầu tư cho tương lai điện năng của Việt Nam
và cân bằng ảnh hưởng chính trị với Trung Quốc.

Tài liệu tham khảo:





Cộng Hòa Dân chủ Nhân dân Lào:
/>


Việt Nam là điển hình về đầu tư nước ngoài tại Lào
/>


Đánh giá môi trường chiến lược của Thủy điện trên dòng chính sông Mekong–
2010
www.nature.org.vn/vn/tai.../SEA-Main-Final-Report-Vietnamese.pdf



Báo cáo định hướng khai thác tiềm năng thủy điện tại Lào, tháng 5/2010 của
Công ty TVXD điện 4.



Báo cáo của Ủy ban sông Mê kông – năm 2010



Và các nguồn nội bộ khác.




×