Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Nghiên cứu tiền khả thi dự án xây dựng nhà máy sấy nông sản 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.92 KB, 10 trang )

Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Nội dung của chương sẽ trình bày các cơ sở lý thuyết được sử dụng trong luận
văn để đánh giá tính khả thi của dự án bao gồm: Giới thiệu phương pháp thu
thập dữ liệu, phương pháp dự báo, các phương pháp phân tích tài chính, các
phương pháp phân tích rủi ro và phương pháp phân tích kinh tế thông qua hệ số
chuyển đổi giá.
2.1 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU
Dữ liệu là một trong các yếu tố đầu vào hết sức quan trọng mang tính quyết đònh
đến mức độ chính xác của quá trình đánh giá vì thế phương pháp thu thập dữ
liệu như thế nào để vừa đạt mức độ chính xác cần thiết, vừa tiết kiệm được thời
gian và chi phí là một công việc cần được nghiên cứu kỹ lưỡng. Phương pháp thu
thập dữ liệu được sử dụng trong luận văn chủ yếu sẽ dựa vào bảng câu hỏi.
2.1.1 Các loại thang đo
Để tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, các thang đo sau đây sẽ được áp dụng:
- Thang đo chỉ danh: được dùng trong nghiên cứu thò trường để điều tra các
loại sản phẩm mà khách hàng đang tiêu thụ trong đó mỗi một mã số sẽ
được gán cho một loại hàng hóa nhất đònh. Ví dụ mã số “1” sẽ gán cho sản
phẩm là “Hành sấy” chẳng hạn.
- Thang đo thứ tự: Thang đo này cung cấp thông tin về mối quan hệ thứ tự và
mức độ tiêu thụ giữa sản phẩm này với sản phẩm khác. Mức độ đo lường
này cho biết sản phẩm này được tiêu thụ nhiều hơn hay ít hơn sản phẩm kia
nhưng sẽ không cho biết nhiều hơn hay ít hơn bao nhiêu đơn vò.
- Thang đo tỉ lệ: Thang đo tỉ lệ được dùng để điều tra lượng tiêu thụ của mỗi
sản phẩm trên từng khách hàng, đồng thời thang đo này cũng dùng để khảo
sát mức giá của từng loại sản phẩm mà khách hàng sẵn lòng mua.
________________________________________________________________________________________
Chương 2: Cơ Sở Lý Thuyết Trang 5
Để tìm hiểu thái độ của khách hàng đối với sản phẩm về mặt chất lượng, cảm
quan, v..v.., các thang đo sau đây sẽ được áp dụng:
- Thang đo mức độ: Thang đo này dùng các chuỗi cặp tính từ hay nhóm từ
mang tính đối lập nhau để khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng trên


các sản phẩm hiện tại mà thò trường đang cung cấp. Ví dụ ta có thể đánh
giá mức độ hài lòng của khách hàng về vệ sinh thực phẩm của sản phẩm A
nào đó được ung cấp bởi nhà cung cấp B chẳng hạn.
- Thang đo Likert: Thay vì sử dụng các các cặp tính từ hay nhóm từ đối
nghòch nhau, thang đo này chỉ sử dụng từng tính từ, danh từ cụ thể để diễn
tả sự đánh giá của khách hàng từ “Hoàn toàn không đồng ý” đến “Hoàn
toàn đồng ý” dựa trên thang điểm từ thấp đến cao. Ví dụ ta có thể gán cho
mức độ “Hoàn toàn không đồng ý” bằng điểm thấp nhất trong thang đo là
điểm “1” và “Hoàn toàn đồng ý” bằng điểm cao nhất trong thang đo là
điểm “7”.
2.1.2 Thiết kế triển khai bảng câu hỏi
Khi thiết kế bảng câu hỏi, một số giai đoạn sau đây cần được triển khai:
a. Bắt đầu từ vấn đề cần giải quyết, nghóa là xác đònh thông tin cần thu thập.
b. Chuyển các thông tin thành bộ câu hỏi thô.
c. Kiểm tra hình thức câu hỏi về cấu trúc, về thang đo, kiểm tra cách dùng
ngôn từ để tránh gây nhầm lẫn, kiểm tra thứ tự sắp xếp câu hỏi và cách
bố trí trình bày các câu hỏi.
d. Thử nghiệm trước nhằm rà soát lại toàn bộ tính thích hợp của các yếu tố
so với yêu cầu. Triển khai thử ở một số đối tượng thật để khảo sát các
hướng trả lời chưa lường trước được.
e. Sửa đổi bảng câu hỏi, cải tiến và triển khai.
2.2 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ DỮ LIỆU
Số liệu thu thập được qua bảng câu hỏi, qua điều tra từ thò trường, qua các thông
tin của các cơ quan, tổ chức, công ty … sẽ được tập hợp và xử lý bằng phương
pháp nội nghiệp với các công cụ phần mềm hỗ trợ như SPSS, Excel, @RISK.
________________________________________________________________________________________
Chương 2: Cơ Sở Lý Thuyết Trang 6
2.3 PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO
Có nhiều mô hình dự báo được sử dụng trong lónh vực nghiên cứu như Mô hình
nhân quả, Mô hình chuỗi thời gian. Tùy theo mục tiêu dự báo và tính chất của

chuỗi dữ liệu quá khứ mà người ta chọn mô hình phù hợp để áp dụng.
Tuy nhiên, khi triển khai khảo sát điều tra, các số liệu quá khứ thu thập được là
không đủ lớn do ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm sấy khô tại
Việt Nam còn khá mới mẻ do đó các mô hình dự báo nêu trên là không thể thực
hiện được. Các mô hình khác được đề nghò áp dụng trong luận văn bao gồm các
mô hình sau: mô hình dự báo gián tiếp thông qua dự báo tăng trưởng của ngành
và phương pháp chuyên gia.
2.3.1 Mô hình dự báo gián tiếp thông qua dự báo tăng trưởng của ngành
Trong Phương pháp dự báo gián tiếp thông qua số liệu dự báo tăng trưởng của
ngành, tốc độ tăng trưởng của nhu cầu các sản phẩm cần nghiên cứu được xem
là có tốc độ tăng trưởng tương ứng với tốc độ tăng trưởng của ngành. Suy luận
này được dựa trên cơ sở các sản phẩm cần nghiên cứu là có quan hệ tương quan
đồng biến với ngành.
2.3.2 Mô hình dự báo bằng phương pháp chuyên gia
Có nhiều phương pháp chuyên gia khác nhau như phương pháp 111, 121, 122…
Riêng việc nghiên cứu thu thập ý kiến đánh giá của các chuyên gia thực hiện
trong luận án này sẽ được đề nghò tiếp cận theo Phương Pháp Chuyên Gia 111.
Trong phương pháp 111, từng chuyên gia sẽ đưa ra ý kiến của mình trong khi
không hay biết ý kiến của các chuyên gia khác. Số lượng chuyên gia được xác
đònh bằng công thức sau:
t
α
2
________________________________________________________________________________________
Chương 2: Cơ Sở Lý Thuyết Trang 7
N =
ε
2
Trong đó:
N: số lượng chuyên gia (có thể tra bảng thông qua α và ε)

t
α

: là đối số tương ứng với độ tin cậy α
ε : là sai số tương đối được xác đònh trước (ε = 0.1 I 3)
Tuy nhiên trong thực tế khi đi tiến hành xác đònh số lượng chuyên gia, phương
pháp được sử dụng phổ biến là xác độ tin cậy α và sai số tương đối ε rồi tra bảng
để được số chuyên gia cần thiết cho việc phân tích. Bảng 2.1 sau đây là những
trường hợp số lượng chuyên gia khả dó cần thiết cho việc giám đònh.
Bảng 2.1: Những trường hợp khả dó của giám đònh chuyên gia
ε
t
α
3 2 1 0.5 0.3 0.2 0.1
99
1 2 7 26 74 165 663
95
1 1 4 15 43 96 384
90
1 1 3 11 31 67 270
85
1 1 2 8 23 51 207
80
1 1 2 7 19 41 164
75
1 1 2 5 15 31 132
70
1 1 2 4 12 27 109
65
1 1 1 4 10 22 86

60
1 1 1 3 8 18 71
55
1 1 1 2 7 15 57
50
1 1 1 2 5 11 45
2.4 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
Trong phân tích dự án, có nhiều chỉ tiêu để đánh giá tính khả thi của dự án về
mặt tài chính. Trong phạm vi luận văn này, Phương pháp giá trò hiện tại ròng và
Phương pháp suất thu lợi nội tại được sử dụng.
________________________________________________________________________________________
Chương 2: Cơ Sở Lý Thuyết Trang 8
B
t
- C
t

(1 + i)
t
t=0
n
B
t
- C
t

(1 + i)
t
t=0
n

2.4.1 Phương pháp giá trò hiện tại ròng
Giá trò hiện tại ròng của dự án NPV là hiệu số giữa giá trò hiện tại lợi ích và giá
trò hiện tại chi phí trong toàn bộ thời gian thực hiện của dự án. Công thức tính
NPV:
NPV = ∑
Trong đó:
NPV : Giá trò hiện tại ròng của dự án
B
t
: Lợi ích năm thứ t
C
t
: Chi phí năm thứ t
t : Thứ tự năm trong thời gian thực hiện dự án
i : Suất chiết khấu yêu cầu
n : Số năm hoạt động của dự án
Với một suất chiết khấu nhất đònh, kết quả NPV của dự án cho biết dự án có
đáng giá về mặt tài chính hay không. Khi NPV ≥ 0, dự án được xem là đáng giá
và khi NPV càng lớn thì dự án càng khả thi.
2.4.2 Phương pháp suất thu lợi nội tại
Suất thu lợi nội tại IRR (IRR: Internal Rate of Return) của dự án là tỉ suất chiết
khấu mà với tỉ suất chiết khấu này giá trò hiện tại ròng NPV của dự án bằng
không. Công thức biểu thò:
NPV = ∑ = 0
________________________________________________________________________________________
Chương 2: Cơ Sở Lý Thuyết Trang 9

×