Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Phân tích văn hóa và thị trường nhật bản trong việc đầu tư xuất khẩu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.09 KB, 11 trang )

Quản trị Kinh doanh quốc tế

Gi ảng viên: Dr. Larry Williams

Chương trình đào tạo
Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh quốc tế

Bài tập nhóm IV
Môn: Quản trị kinh doanh quốc tế
Giảng viên: Dr. Larry Williams
Thời gian: 01-02/2012
Phân tích văn hóa và thị trường Nhật bản trong việc đầu tư xuất khẩu
Đề tài:

Các anh chị hãy chọn một quốc gia và một sản phẩm hoặc dịch vụ để đầu tư
mở rộng doanh nghiệp Việt Nam của các anh chị vào một thị trường nước
ngoài.

Thành viên:
Lê Thanh Nhàn
Trần Công Long
Phạm Xuân Nam
Hoàng Ngọc Thanh
Nguyễn Hoàng Hanh
Lê Phạm Thúy Nga
I.

Giới thiệu
Thực phẩm là ngành nghề mà việc đầu tư vào đó được xem là có lợi nhuận cao và bền

vững - ít bị ảnh hưởng mạnh bởi khủng hoảng kinh tế, chính trị...Hải sản là nhóm hàng thực


phẩm có nhu cầu tiêu thụ lớn và ngày càng gia tăng trên phạm vi toàn thế giới. Vì vậy đầu tư
S01 – Nhóm IV

Page 1


Quản trị Kinh doanh quốc tế

Gi ảng viên: Dr. Larry Williams

vào ngành hải sản là khoản đầu tư "thông minh”. Bên cạnh đó, xu hướng thực phẩm ăn nhanh
ngày càng phổ biến, nhằm đáp ứng nhu cầu của những người có ít thời gian. Đặc biệt là sản
phẩm an toàn, bổ dưỡng dành cho những người có thu nhập khá. Từ cơ sở đó, ra đời ý tưởng
“Vi cá ghim tẩm gia vị ăn liền” (instant dried seasoned sting ray) là một sản phẩm chiến lược
để kinh doanh.
Ngoài khai khác thị trường trong nước thì xuất khẩu luôn là giấc mơ đối với tất cả các
doanh nghiệp trong ngành – vì lợi ích nhận được không đơn thuần chỉ từ số lãi của lượng hàng
bán ra mà là cả giá trị thương hiệu to lớn và nền tảng để vươn ra toàn cầu. Trong đó, thị
trường Nhật Bản luôn là một thách thức to lớn vì những rào cản kỹ thuật và hệ thống phân
phối nhiều cấp của thị trường hàng đầu thế giới này.
Trong phạm vi đề tài, chúng tôi dùng thông tin thực tế của Công ty cổ phần Đại Thuận
(Công ty của anh Phan Xuân Nam - thành viên trong nhóm) để phân tích hai vấn đề: “Tại sao
lại quyết định đầu tư vào thị trường Nhật Bản?” Và “Tại sao lại kinh doanh sản phẩm Vi cá
ghim tẩm gia vị ăn liền.”
II.

Nội dung
1. Nhật Bản – những lợi thế và hạn chế khi đầu tư
 Những lợi thế khi đầu tư vào Nhật Bản
Theo CIA the world factbook thống kê vào tháng 7, 2011, dân số Nhật Bản ước tính

khoảng 126,475,664. Trong năm 2011, Nhật Bản được xem như là nền kinh tế lớn thứ 3
trên thế giớ chỉ sau Hoa Kỳ và Trung Quốc xét về chỉ số GDP danh nghĩa và là nền
kinh tế lớn thứ 4 thế giới sau Hoa Kỳ, Trung Quốc, và Ấn Độ xét về sức mua tương
đương. Bên cạnh lợi thế về đông dân số và sức mua mạnh, Nhật Bản được coi như là
một thị trường lớn vì thu nhập trung bình của người dân ở mức cao. Nhật Bản còn có
một số lợi thế khác mà chúng ta có thể thấy từ liệt kê dưới đây, khi chúng ta xem xét
Nhật Bản là môi trường đầu tư cho sản phẩm hải sản của chúng ta:
• Xét về phương diện địa lý, Nhật Bản có thể coi là một Quốc gia gần Việt Nam. Về mặt
lịch sử, giữa hai quốc gia đã từng có những trao đổi thương mại văn hóa trong quá khứ,
do đó có nhiều tính tương đồng về tập tính và sinh hoạt.

S01 – Nhóm IV

Page 2


Quản trị Kinh doanh quốc tế

Gi ảng viên: Dr. Larry Williams

• Theo thống kê của Ngân hàng thế giới vào tháng 6, 2011 Nhật Bản đứng trong top
20/183 quốc gia dễ dàng trong việc làm thương mại và đầu tư.
• Thời gian để nhận được thông tin đầu tư khá là ngắn và thủ tục để tiến hành đầu tư rõ
ràng, được đăng tải tại trang “invest Japan”. Thời gian trung bình để có câu trả lời từ
cơ quan chính quyền là 10 ngày.
• Về mặt nhân lực, Nhật Bản có lực lượng lao động được đào tào dồi dào và có đạo đức
làm việc rất tốt.
• Nhật Bản được xem như là một quốc gia rất phát triển về công nghệ - tạo điều kiện dễ
dàng trong việc giao tiếp và kết nối giữa chi nhánh của các Công ty đầu tư vào đây.
• Dù rằng Nhật Bản có mật độ dân số rất đông trên một diện tích nhỏ, tuy nhiên, Nhật

Bản là quốc gia có cơ sở hạ tầng giao thông rất hiện đại bao gồm, đường cao tốc, xe lửa
nội đô, xe lửa liên thành phố, hệ thống tàu điện ngầm, cảng biển, hàng không, … Điều
này tạo điều kiện thuận lợi trong việc vận chuyển hàng hóa của các nhà đầu tư.
• Về truyền thông, sự phát triển nhanh chóng của internet băng thông rộng, thông tin liên
lạc, truyền hình tạo điều kiện thuận lợi trong việc quảng bá sản phẩm tới người tiêu
dùng.
• Nhật Bản có hệ thống phân phối đa dạng, hiện đại và rộng khắp như là siêu thị, cửa
hàng tạp hóa, cửa hàng bán lẻ đã được xây dựng và quản lý rất tốt. Hệ thống này giúp
cho người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận hàng hóa.
• Thông tin văn phòng kinh doanh và thương mại Canada thống kê, Nhật Bản là một
nước tiêu thụ và nhập khẩu các sản phẩm cá và hải sản lớn nhất thế giới. Thêm vào đó,
những món ăn thường có trong bữa ăn của người Nhật Bản bao gồm cá, thịt, rau, có thể
có hải sản nói chung và cơm.
• Thuế quan: Hiện Việt nam đã được hưởng mức thuế ưu đãi từ chính phủ Nhật. Chi tiết
thuế suất được tính theo mặt hàng, nhưng nhìn chung, đã không còn là rào cản thuế
quan để xuất khẩu hải sản vào Nhật. Thuế suất đối với mặt hàng “vi cá ghim tẩm gia vị
ăn liền” là 3,6 %.

S01 – Nhóm IV

Page 3


Quản trị Kinh doanh quốc tế

Gi ảng viên: Dr. Larry Williams

 Những hạn chế khi đầu tư vào Nhật Bản
Bên cạnh nhiều lợi thế, Nhật Bản cũng có một số hạn chế mà chúng ta cần xem xét
khi đầu tư vào thị trường này như liệt kê dưới đây:

• Người tiêu dùng có đòi hỏi rất cao trong việc thống nhất thông tin từ số, chất lượng,
và tài liệu kỹ thuật so với những sản phẩm thực tế bày bán trên thị trường.
• Người Nhật kỹ càng đến chi tiết trong quá trình kiểm tra điều kiện, năng lực sản
xuất, đàm phán và thực hiện hợp đồng. Với các nhà máy chế biến thực phẩm, phải
hết sức chú trọng đến các điều kiện vệ sinh, sinh hoạt và sức khỏe của người lao
động – cả trong và ngoài nhà máy. Hệ thống và qui trình cũng thuộc mối quan tâm
hàng đầu của họ.
• Nhật Bản là nước có luật lệ khá chặt chẽ về việc nhập khẩu thực phẩm nói chung và
hải sản nói riêng – nhất là các qui định về cấm sử dụng các hóa chất có nguy cơ gây
hại sức khỏe.
• Người Nhật Bản ưu tiên dùng ngôn ngữ mẹ đẻ trong việc giao tiếp và làm ăn. Hơn
nữa, Nhật Bản có văn hóa kinh doanh riêng khá là đặc sắc, điều này cũng gây trở
ngại và ảnh ưởng đến quá trình giao tiếp và hiệu quả làm việc đối với những người
mới bắt đầu tham gia đầu tư ở Nhật Bản nếu chưa tìm hiểu kĩ.
• Về vị trí địa lý, Nhật Bản tọa lạc trên vùng cung nơi kiến tạo núi lửa của Châu Á
Thái Bình Dương, vì vậy, thường xảy ra động đất, bão lớn cũng như sóng thần.
Điều này có thể ảnh hưởng tới quá trình hoạt động kinh doanh của nhà đầu tư, nếu
một trong những hiện tượng thiên nhiên trên xảy ra. Và cũng có thể nhà đầu tư phải
mất chi phí phục hồi cho công việc kinh doanh của mình.
• Cạnh tranh từ các Công ty cùng ngành trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, những hạn chế nêu trên có thể được khắc phục thông qua những nghiên
cứu thị trường một cách bài bản và có đầu tư, đồng thời phát huy những lợi thế khi
chọn Nhật Bản là thị trường xuất khẩu mục tiêu. Từ đó tạo ra “sân chơi” đầy tiềm năng
và thách thức, buộc các doanh nghiệp phải có những định hướng rõ ràng và hoàn thiện
mình khi tham gia vào lĩnh vực này.
S01 – Nhóm IV

Page 4



Quản trị Kinh doanh quốc tế

Gi ảng viên: Dr. Larry Williams

2. Nhật Bản – thị trường xuất khẩu hải sản tiềm năng của Việt Nam
- Nhật Bản luôn là thị trường lớn nhất thế giới về tiêu thụ hải sản.
- Lao động trong ngành đánh bắt và chế biến hải sản được coi là nặng nhọc nên kém thu
hút - nhất là đối với lực lượng lao động trẻ. Vì vậy, Nhật Bản khó có đủ nguồn nhân
lực cũng như chi phí lao động của họ trong lĩnh vực này rất cao dẫn đến việc họ phải
mua hoặc sản xuất ở nước ngoài. Hạ tầng cần thiết để có thể chế biến hải sản ăn liền có
những đòi hỏi hết sức khắt khe (cả ở Nhật lẫn ở Việt nam) khiến các Công ty Nhật Bản
ngày nay cũng không dễ đáp ứng (diện tích nhà máy phải rộng, nguy cơ gây ô nhiễm
môi trường cao, nhu cầu cấp thoát nước lớn, cần nhiều nhân công..., nói chung, chi phí
sản xuất tại Nhật bản sẽ rất cao.)
- Như vậy, Việt nam có đủ các điểm mạnh để đáp ứng nhu cầu thị trường Nhật Bản về cả
nguyên liệu, nhân công, môi trường...
 Tiềm năng thị trường và xu hướng phát triển
• Nhu cầu về thủy hải sản tăng cao ở Nhật, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị
trường Nhật ngày càng có sự chuyển dịch tích cực, tương đồng với sự chuyển dịch
cơ cấu sản phẩm xuất khẩu ở các thị trường khác, từ các sản phẩm sơ chế, có giá trị
gia tăng thấp, sang các sản phẩm chế biến, có giá trị gia tăng cao hơn.
• Năm 2010, Việt Nam xuất khẩu 898 triệu đô la các sản phẩm thủy sản sang Nhật,
tăng 18,7% so với năm 2009. Việt Nam là nhà cung cấp tôm đông lạnh hàng đầu,
chiếm 21% thị phần, và là nhà cung cấp cá phile đông lạnh lớn thứ 8 cho thị trường
Nhật Bản, chiếm 2,77% thị phần. Theo số liệu thống kê Tổng cục Hải quan, 7 tháng
đầu năm 2011 Việt Nam đã xuất khẩu 5,4 tỷ USD sang thị trường Nhật Bản, tăng
30,05% so với cùng kỳ năm 2010, chiếm 10,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu
của cả nước. Tính riêng tháng 7, Việt Nam đã xuất khẩu 907 triệu USD, tăng
25,47% so với tháng trước đó và tăng 35,72% so với tháng 7/2010. Mặt hàng thủy
sản có kim ngạch tăng trưởng đạt 92,2 triệu USD trong tháng 7, tăng 22,35% so với

tháng 6 và tăng 2,44% so với tháng 7/2010, nâng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng
S01 – Nhóm IV

Page 5


Quản trị Kinh doanh quốc tế

Gi ảng viên: Dr. Larry Williams

thủy sản sang thị trường Nhật Bản 7 tháng đầu năm lên 469,4 triệu USD, tăng
2,28% so với cùng kỳ năm trước.
• Dù không có thống kê đầy đủ – do tỷ trọng về doanh số khá thấp – nhưng thống kê
của ngành cho thấy các sản phẩm hải sản khô tẩm gia vị xuất khẩu từ Việt nam vào
Nhật Bản khá ổn định và nhận được sự đánh giá cao về mặt chất lượng. Tuy nhiên,
do nhiều lý do khác nhau, hầu hết các sản phẩm nhóm này đều được xuất dưới dạng
nguyên liệu dù đã được chế biến khá “tinh” (đã tẩm ướp đầy đủ, nhà chế biến ở
Nhật chỉ còn nướng, cán là có thể đóng gói bán ra thị trường). Có những thống kê
rời rạc về các lô hàng ăn liền đã được xuất sang Nhật Bản, nhưng chưa được làm rõ
về thương hiệu. Đã có một thời gian dài, hàng chục ngàn tấn hải sản tẩm gia vị đã
được xuất sang Nhật mỗi năm, và tới nay, thói quen tiêu thụ các loại hải sản khô
tẩm gia vị ăn liền như một loại snack truyền thống của người Nhật Bản vẫn không
suy giảm.
• Có thể khẳng định một điều: tiềm năng thị trường Nhật Bản đối với mặt hàng hải
sản tẩm gia vị ăn liền là cực kỳ to lớn và là “miếng bánh” lớn cho tất cả các doanh
nghiệp Việt Nam đang sản xuất mặt hàng này.
• Sau thảm họa sóng thần 3/2011, “Một làn sóng các doanh nghiệp Nhật Bản chuyển
cơ sở sản xuất từ trong nước ra nước ngoài”. Theo ông Toshiyuki Obama - giám đốc
điều hành, chủ tịch ban quản lý thông tin và phát triển thương mại khu vực châu Á
của Tập đoàn Nikkei, phát biểu tại cuộc họp báo chuẩn bị hội thảo “Các kịch bản

phục hồi và tái thiết Nhật Bản - Xu hướng đầu tư ra nước ngoài” (do Bộ Kế hoạch đầu tư phối hợp với Tập đoàn xuất bản Nikkei tổ chức ngày 10-8-2011) một xu
hướng đáng kể là liên kết với các nhà đầu tư khác để mở rộng phạm vi lĩnh vực
kinh doanh, thay vì tự làm một mình như trước. Thực tế là các cơ sở chế biến thực
phẩm dạng tinh (tốn nhiều nguồn lực và chịu nhiều rủi ro) đưa ra nước ngoài.
Ngành chế biến hải sản cũng không nằm ngoài xu thế này. Đồng thời thuế suất các
mặt hàng tinh chế cũng đã được giảm mạnh tới mức gần như bằng 0% (trước đây
hàng tinh chế được bảo hộ mạnh mẽ bởi hàng rào thuế quan). Chính vì thế đây sẽ là
cơ hội cho cả doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản.
S01 – Nhóm IV

Page 6


Quản trị Kinh doanh quốc tế

Gi ảng viên: Dr. Larry Williams

• Xét trên góc độ khác, sự gián đoạn bởi quá trình chuyển tiếp đã nêu, phần nào đã
phá vỡ và tạo nên những “khoảng trống quyền lực” nhất định trong chuỗi cung ứng
thực phẩm tới người tiêu dùng Nhật Bản (vốn không mấy hiệu quả do phải qua quá
nhiều tầng nấc trung gian). Điều này cho phép các Công ty phân phối Nhật có cơ
hội “thoát ra” (cắt bớt các công đoạn trước) để đặt hàng trực tiếp từ các nhà sản
xuất ngoài biên giới. Chính năng lực chế biến (và năng lực đảm bảo trách nhiệm)
của các nhà sản xuất ngoài biên giới cùng hệ thống kiểm soát chất lượng hàng xuất
nhập khẩu của cả hai nhà nước (xuất và nhập khẩu), cũng như xu hướng cởi mở
hơn của người tiêu dùng Nhật Bản đối với các nhãn hiệu thực phẩm nước ngoài, đã
cho phép các nhà phân phối Nhật “đi tắt đón đầu”. Việc một khách hàng Nhật đề
xuất về khả năng nhập khẩu trực tiếp mặt hàng khô tẩm gia vị ăn liền của Công ty
Đại Thuận dưới dạng bao gói hoàn chỉnh (gói nhỏ), sử dụng nhãn hiệu của Công ty,
để phân phối theo hệ thống kênh bán lẻ hiện đại là một bằng chứng khẳng định điều

này.
Rõ ràng, Công ty cần đẩy nhanh quá trình nghiên cứu và chuẩn bị để thâm nhập vào
thị trường Nhật Bản. Trong mọi trường hợp, việc nghiên cứu và chuẩn bị này đều là
bước đi hữu ích và cần thiêt – vì đây là hướng đi chủ động, tích cực, và nhất thiết phải
thực hiện, để tham gia sâu rộng vào chuỗi cung ứng thực phẩm Nhật Bản nói riêng và
toàn cầu nói chung.
3. Công ty cổ phần Đại Thuận trong việc lựa chọn thị trường Nhât Bản để xuất khẩu
“Vi cá ghim tẩm gia vị ăn liền”
 Đôi nét về Công ty cổ phần Đại Thuận
• Thành lập năm 1992, Công ty bắt đầu bằng hoạt động chế biến hải sản - dựa trên
thế mạnh của địa phương (tỉnh Khánh hòa) là nguồn nguyên liệu phong phú và lao
động dồi dào. Sản phẩm tiêu thụ không chỉ trong nước mà còn xuất khẩu sang một
số nước khác trong khu vực – tập trung chính vào Nhật Bản và Hàn quốc. Hiện
Công ty đã tham gia vào tất cả các công đoạn chính trong chuỗi cung ứng thực
phẩm tới người tiêu dùng – từ sản xuất đến phân phối và bán lẻ.
S01 – Nhóm IV

Page 7


Quản trị Kinh doanh quốc tế



Gi ảng viên: Dr. Larry Williams

Để phân tán rủi ro và tận dụng cơ hội, Công ty đã dành khoảng 50% nguồn vốn tự
có để đầu tư vào các Công ty khác - có tiềm năng phát triển lâu dài trong các lĩnh
vực chế biến sữa, nhà hàng, khách sạn, dịch vụ du lịch & chăm sóc sức khỏe;
thương mại, bất động sản. Trong đó, hải sản là ngành nghề truyền thống từ 20 năm

nay, đã có nhiều uy tín với đối tác trên thị trường Nhật Bản từ 15 năm – thông qua
việc xuất khẩu nguyên liệu sơ chế (chỉ trừ công đoạn cuối cùng nướng, cán và đóng
gói dưới thương hiệu của họ). Hiện tại Công ty muốn dùng sản phẩm “vi cá ghim
tẩm gia vị ăn liền” để xây dựng hệ thống phân phối, rồi từ đó làm bàn đạp đưa
những sản phẩm khác vào thị trường Nhật. Các loại cá tẩm khác cũng là những mặt
hàng truyền thống của Công ty, sẽ là những mặt hàng nối gót.

 Thông tin về mặt hàng “Vi cá ghim tẩm gia vị ăn liền”
 Ưu điểm
• Sản phẩm được định vị như một loại snack nước ngoài (sản xuất theo công nghệ và
đặt hàng của Nhật Bản) – đảm bảo an toàn, ngon và giàu dưỡng chất tự nhiên. Đây
là mặt hàng được coi là thay thế cho sản phẩm “mực tẩm gia vị” do sự thiếu hụt
nghiêm trọng và sự chênh lệch giá đáng kể trong thời gian qua giữa hai mặt hàng
này (trong khi không có khác biệt lớn về chất lượng và hình thức cũng như mục
đích sử dụng – trừ thói quen tiêu dùng).
• Mặt hàng cá ghim tẩm gia vị của Đại Thuận gần như đang độc chiếm thị trường
Nhật Bản (so với các doanh nghiệp Việt Nam như: Baseafood, Hải nam, Agrex
Saigon…) và được đánh giá cao hơn sản phẩm của các doanh nghiệp khác từ Thái
lan và Trung quốc. Ưu thế có được là nhờ công nghệ độc đáo và đội ngũ kỹ thuật
viên, công nhân lành nghề cùng hệ thống thiết bị đồng bộ, phù hợp với các tiêu
chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm.
• Về mặt quản lý chất lượng nguyên liệu, hiện nhận thức và kiến thức của ngư dân
trong việc bảo quản nguyên liệu đã được nâng cao – kết hợp với các qui định của
nhà nước trong việc qui chuẩn hóa và quản lý chặt chẽ việc khai báo lộ trình, kết
quả đánh bắt, vùng đánh bắt nguyên liệu – phục vụ cho việc truy xuất nguồn gốc và
S01 – Nhóm IV

Page 8



Quản trị Kinh doanh quốc tế

Gi ảng viên: Dr. Larry Williams

quản lý nguồn lợi cũng như chất lượng hải sản đánh bắt đã góp phần đắc lực vào
việc nâng cao chất lượng nguồn nguyên liệu của ngành nói chung và doanh nghiệp
nói riêng.
 Hạn chế


Mặc dù đã có hệ thống thu mua và mối quan hệ bạn hàng lâu năm cũng như lợi thế
về giá mua do sự vượt trội trong cạnh tranh trên thương trường, nhưng thực sự,
nguyên liệu đang là điểm yếu nhất có thể dẫn tới tình huống “khủng hoảng” của kế
hoạch này.

• Công ty đang thâu tóm hầu hết thị trường nguyên liệu trong nước (khoảng 70% sản
lượng). Được thu mua từ ngư dân tại nhiều địa phương trong cả nước, hiện sản
lượng thu mua đang khá tốt, nhưng vì nguyên liệu mặt hàng đang được đánh bắt tự
nhiên nên hoàn toàn bị lệ thuộc vào mùa vụ. Việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu nhập
khẩu đang được coi là một giải pháp dự phòng, nhưng vẫn chưa cho những kết quả
rõ ràng. Hiện cũng chưa có thông tin về khả năng tổ chức nuôi một cách có hiệu quả
loại thủy sản này.
• Vì những lý do trên mà chúng tôi phải tính tới giải pháp là tìm mặt hàng thay thế.
Đây là một trong các hướng đi cần thiết và có khả năng thành công cao.
 Với những nền tảng của Công ty cùng những nghiên cứu thị trường về nhu cầu hải

sản tẩm gia vị thị trường Nhật Bản, chúng tôi hoàn toàn tin tưởng vào tiềm năng xâm
nhập thị trường của sản phẩm này.
III.


Kết luận
Để chốt lại những phân tích về hai vấn đề “Tại sao lại quyết định đầu tư và thị trường Nhật

Bản?” Và “Tại sao lại kinh doanh sản phẩm Vi cá ghim tẩm gia vị ăn liền.” chúng tôi tóm tắt
bằng ma trận SWOT như sau:
─ ĐIỂM MẠNH :
• Hệ thống thu mua nguyên liệu rộng khắp
• Hạ tầng (facilities) đồng bộ & đạt chuẩn,
• Năng lực chế biến và chất lượng sản phẩm vượt trội
• Kinh nghiệm phân phối hiện đại (tới các kênh bán lẻ nội địa)
S01 – Nhóm IV

Page 9


Quản trị Kinh doanh quốc tế

Gi ảng viên: Dr. Larry Williams

• Có kinh nghiệm xuất khẩu vào Nhật (B2B)
─ ĐIỂM YẾU :
• Thương hiệu mới đối với người tiêu dùng Nhật Bản
• Chưa có hệ thống phân phối và bán hàng tại Nhật
• Thiếu nhân lực và hiểu biết về luật lệ & và văn hóa Nhật
• Lệ thuộc vào các khách hàng thương mại hiện tại
─ CƠ HỘI
• Nhu cầu tiêu thụ thực phẩm tiện dụng được duy trì
• Hàng rào thuế quan được dỡ bỏ
• Xu hướng đặt hàng tinh chế thành phẩm của nước ngoài
• Rào cản tâm lý, văn hóa xã hội giảm dần

─ THÁCH THỨC :
• Sự yếu thế của thương hiệu và chất lượng Việt nam (hạng 2)
• Sự cạnh tranh từ đối thủ Trung quốc và các nước trong khu vực
• Thách thức của những rào cản về văn hóa, ngôn ngữ, tâm lý
• Khoảng cách địa lý

IV.

Tài liệu tham khảo

#
Title/link

Note

1

/>
2

/>
the Business Sectors Bureau

eng.htm#N_1_

and the
Canadian Trade Commissioner
Service

3




the Japan External Trade
Organization

4

/>
Ministry of Agriculture, Forestry
and Fisheries

5

/>
Easy To Do Business ranking

6

www.vasep.com.vn

Vietname Fisheries Associations

S01 – Nhóm IV

Page 10


Quản trị Kinh doanh quốc tế


Gi ảng viên: Dr. Larry Williams

7

Dai Thuan Co. data report

8

PGSM,

“Internatinal

business

managerment” lecture

S01 – Nhóm IV

Page 11



×