Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Khoá luận tốt nghiệp nhân vật nữ trong tập truyện người sót lại của rừng cười (võ thị hảo) và tiểu thuyết chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ (svetlana alexievich)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (857.04 KB, 67 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
======

PHÍ KHÁNH LINH

NHÂN VẬT NỮ TRONG TẬP TRUYỆN
NGƯỜI SÓT LẠI CỦA RỪNG CƯỜI (VÕ THỊ HẢO)
VÀ TIỂU THUYẾT
CHIẾN TRANH KHÔNG CÓ MỘT KHUÔN MẶT PHỤ NỮ

(SVETLANA ALEXIEVICH)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lí luận văn học

HÀ NỘI - 2019


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
======

PHÍ KHÁNH LINH

NHÂN VẬT NỮ TRONG TẬP TRUYỆN
NGƯỜI SÓT LẠI CỦA RỪNG CƯỜI (VÕ THỊ HẢO)
VÀ TIỂU THUYẾT
CHIẾN TRANH KHÔNG CÓ MỘT KHUÔN MẶT PHỤ NỮ
(SVETLANA ALEXIEVICH)


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lí luận văn học
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:

TS. NGUYỄN THỊ VÂN ANH

HÀ NỘI - 2019


LỜI CẢM ƠN
Khóa luận đƣợc hoàn thành tại trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2. Trong
quá trình làm khóa luận tốt nghiệp em đã nhận đƣợc sự giúp đỡ từ nhiều phía.
Trƣớc tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Nguyễn Thị Vân
Anh đã tận tình hƣớng dẫn, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho em trong
suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin gửi lời cảm ơn đến thầy cô trong khoa Ngữ Văn, tổ Lí luận văn
học, những ngƣời đã truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho em trong thời
gian học tập ở đại học.
Khóa luận này còn thiếu sót vì thiếu kiến thức chuyên môn và kinh
nghiện thực tế. Em mong sẽ nhận đƣợc những ý kiến đóng góp từ các thầy cô
và bạn bè để nội dung khóa luận tốt nghiệp có thể hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm 2019
Tác giả khóa luận

Phí Khánh Linh


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu nghiêm túc của riêng tôi
dƣới sự hƣớng dẫn TS. Nguyễn Thị Vân Anh. Nội dung nghiên cứu và kết
quả nghiêm cứu là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố hình thức nào trƣớc
đây. Ngoài ra, trong khóa luận có sử dụng những nhận xét, đánh giá đã đƣợc
chú thích ghi rõ nguồn gốc.
Nếu có phát hiện hình thức gian lận nào em xin chịu hoàn toàn trách
nhiệm về nội dung khóa luận của mình.

Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm 2019

Phí Khánh Linh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2
3. Đối tƣợng nghiên cứu.................................................................................... 3
4. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 4
5. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................. 4
6. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 4
7. Cấu trúc khóa luận ........................................................................................ 5
NỘI DUNG ....................................................................................................... 6
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN HỌC SO SÁNH .............. 6
1.1. Khái niệm văn học so sánh và sự hình thành bộ môn văn học so sánh ....... 6
1.1.1. Khái niệm văn học so sánh ...................................................................... 6
1.1.2. Sự hình thành bộ môn văn học so sánh................................................... 8
1.2. Các loại hình nghiên cứu của văn học so sánh .......................................... 9
1.2.1. Nghiên cứu ảnh hƣởng ............................................................................ 9
1.2.2. Nghiên cứu song hành ........................................................................... 12

1.2.3. Nghiên cứu liên ngành .......................................................................... 15
1.3. Ý nghĩa của việc tiếp cận văn học từ lí thuyết văn học so sánh .............. 15
CHƢƠNG 2: NÉT TƢƠNG ĐỒNG GIỮA KIỂU NHÂN VẬT NỮ TRONG
NGƯỜI SÓT LẠI CỦA RỪNG CƯỜI VÀ CHIẾN TRANH KHÔNG CÓ MỘT
KHUÔN MẶT PHỤ NỮ .................................................................................. 17
2.1. Phụ nữ là nạn nhân đau thƣơng của chiến tranh ...................................... 17
2.1.1. Những mất mát về tinh thần .................................................................. 17
2.1.2. Những thiếu thốn về vật chất ................................................................ 23
2.2. Cảm quan về chiến tranh của ngƣời phụ nữ ............................................ 25
2.2.1. Chiến tranh - nguồn gốc của những chấn thƣơng về mặt tâm lí ........... 26
2.2.2. Chiến tranh - kẻ cƣớp đạt bản thể giới .................................................. 29
2.3. Cảm quan về ngƣời phụ nữ trong chiến tranh.......................................... 31
2.3.1. Ngợi ca vẻ đẹp nữ tính .......................................................................... 31


2.3.2. Cái nhìn đồng cảm, thƣơng xót ............................................................. 35
CHƢƠNG 3: ĐIỂM KHÁC BIỆT GIỮA KIỂU NHÂN VẬT NỮ TRONG
NGƯỜI SÓT LẠI CỦA RỪNG CƯỜI VÀ CHIẾN TRANH KHÔNG CÓ MỘT
KHUÔN MẶT PHỤ NỮ .................................................................................. 39
3.1. Vai xã hội của giới nữ .............................................................................. 39
3.2. Tâm lý, tính cách và số phận của nhân vật nữ ......................................... 45
3.3. Những vấn đề đặt ra ................................................................................. 51
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Theo lí luận văn học: “Văn học phản ánh hiện thực nhƣng không phải
là chụp ảnh sao chép hiện thực một cách hời hợt nông cạn. Nhà văn không bê

nguyên si các sự kiện, con ngƣời vào trong sách một cách thụ động, giản đơn.
Tác phẩm nghệ thuật là kết quả của một quá trình nuôi dƣỡng cảm hứng, thai
nghén sáng tạo ra một thế giới hấp dẫn, sinh động... thể hiện những vấn đề có
ý nghĩa sâu sắc, bản chất của đời sống xã hội con ngƣời... Nhân vật trong tác
phẩm của một thiên tài thực sự nhiều khi thật hơn cả con ngƣời ngoài đời, bởi
sức sống lâu bền, bởi ý nghĩa điển hình của nó. Qua nhân vật, ta thấy cả một
tầng lớp, một giai cấp, một thời đại, thậm chí có nhân vật vƣợt lên cả thời đại,
có ý nghĩa nhân loại, vĩnh cửu sống mãi với thời gian” [2]. Văn học không thể
thiếu nhân vật, bởi đó là hình thức cơ bản để văn học miêu tả thế giới một
cách rõ nét. Văn học thực chất có mối quan hệ với đời sống hiện thực, nó tái
hiện đời sống qua đối tƣợng nhất định. Nhân vật văn học là một hiện tƣợng
nghệ thuật ƣớc lệ, đóng vai trò là những tấm gƣơng phản chiếu cuộc đời.
Nhân vật văn học khác với nhân vật trong hội họa, điêu khắc ở chỗ nó thể
hiện qua hành động, lời nói. Nó luôn hứa hẹn những điều chƣa biết, những
điều sẽ xảy ra trong quá trình giao tiếp. Việc nghiên cứu nhân vật văn học sẽ
cung cấp những phƣơng diện về giá trị tƣ tƣởng, cảm quan nghệ thuật của nhà
văn cũng nhƣ những đóng góp vào văn chƣơng các tiếp nhận mới.
Nhân vật trong văn học đƣợc lấy từ những con ngƣời thực ngoài đời
sống, phụ thuộc vào thời gian, quốc gia, dân tộc, tôn giáo, thời đại… mà nhân
vật trong mỗi tác phẩm có đặc điểm khác nhau. Cũng giống nhƣ ngoài đời
sống, nhân vật văn học có giới tính, có độ tuổi, quê quán rõ ràng. Về giới tính,
nhân vật nam và nhân vật nữ có tính cách phụ thuộc vào quan điểm của tác
giả. Xuất hiện trong các thể loại văn học, các nền văn học và thời gian khác
nhau, điều đó cho thấy nhân vật nữ là nguồn cảm hứng vô tận cho các tác giả
nhân loại. Không chỉ đƣợc khắc họa ở vẻ đẹp ngoại hình mà các nhân vật nữ
còn đƣợc khám phá ở tâm lý, suy nghĩ, tính cách, ngôn ngữ, hành động. Các
nhân vật nữ có thể mang vẻ đẹp toàn mĩ về cả tâm hồn và ngoại hình những
cũng chỉ có một trong hai phƣơng diện đó. Ở đó các nhân vật nữ đƣợc tái hiện
từ những khuôn mẫu ngƣời phụ nữ ngoài đời thực một các chân thực nhất.
1



Người sót lại của rừng cười của Võ Thị Hảo và Chiến tranh không có
một khuôn mặt phụ nữ của Svetlana Alexievich là hai tác phẩm cùng viết về
ngƣời phụ nữ là nạn nhân của chiến tranh. Nhƣng đồng thời, hai tác phẩm này
thuộc hai nền văn học khác nhau, hai dân tộc khác nhau và thời điểm sáng tác
khác nhau. Đã có những nghiêm cứu về hai tác phẩm này trên nhiều phƣơng
diện, song chƣa đƣợc nhìn nhận ở góc độ văn học so sánh.
Bộ môn Văn học so sánh hình thành tƣơng đối muộn vì văn học thế
giới đã có sự giao lƣu rất lâu đời. Trong nghiên cứu văn học xuất hiện nhu
cầu khái quát văn học nhân loại và xác định tính đặc thù của mỗi nền văn học
quốc gia. Chúng ta không thể nhìn thế giới bằng con mắt dân tộc mình mà
phải thƣờng xuyên nhìn văn học dân tộc mình bằng con mắt thế giới.Văn học
so sánh, do đó, là bộ phận vƣợt lên giới hạn của văn học dân tộc để nghiên
cứu mối quan hệ giữa các nền văn học trên thế giới.
Qua bài nghiên cứu về nhân vật nữ Người sót lại của rừng cười của Võ
Thị Hảo và tiểu thuyết Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ của Sve-lana
Alexievich với mục đích chỉ ra nét tƣơng đồng và điểm khác biệt về kiểu nhân
vật nữ trong hai tác phẩm này. Đồng thời cho thấy tính thực tiễn của bộ môn
Văn học so sánh.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Về tập truyện ngắn Người sót lại của rừng cười của Võ Thị Hảo với 27
truyện ngắn trong tập truyện này. Mỗi câu chuyện là một số phận, một cảnh
đời khác nhau đƣợc khắc họa dƣới ngòi bút chân thực nhất từ những câu
chuyện trong đời sống về những ngƣời phụ nữ là nạn nhân của chiến tranh.
Đã có không ít những ý kiến nhận xét về nhân vật nữ trong truyện ngắn Người
sót lại của rừng cười, chúng tôi xin đƣa ra những đánh giá, bình luận tiêu biểu
nhƣ sau:
Qua bài phỏng vấn Võ Thị Hảo Suốt đời chỉ mơ một giấc, Nguyễn
Hằng đƣa ra nhận định: “Chị đƣợc xếp vào hàng những cây bút sắc sảo và

giàu nữ tính. Những phận đàn bà, những con ngƣời nhỏ bé trƣớc bão lũ cuộc
đời, những gì rất riêng tƣ mà chẳng riêng tƣ chút nào, là điều mà chị luôn trăn
trở trên các trang viết của mình”.

2


Ở bài viết Huyền thoại tình yêu, Nguyễn Văn Lƣu có đánh giá: “Tác
giả giành cho trái tim ngƣời phụ nữ, cho số phận ngƣời phụ nữ lòng yêu
thƣơng đau xót sâu sắc nhất. Thân phận ngƣời phụ nữ lòng trở thành tâm
niệm thƣờng xuyên, da diết trong những trang viết của Võ Thị Hảo”.
Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ - Một tác phẩm của tác
giả Svetlana Alexievich - Nobel văn chƣơng 2015. Cuốn tiểu thuyết Chiến
tranh không có một khuôn mặt phụ nữ của Svetlana Alexievich là một trong
nhiều cuốn sách viết về chiến tranh của Svetlana Alexievich. Tác phẩm đƣợc
xuất bản lần đầu tiên tại Nga năm 1983, đƣợc nhà văn Nguyên Ngọc dịch và
xuất bản ở Việt Nam cuối thập niên 1980. Tới năm 2013, Svetlana Alexievich
viết lại hoàn toàn cuốn sách, bản mới đƣợc dịch và ra mắt khán giả sau đó.
Trong tạp chí Sông Hƣơng - số 20 (T.8 - 1986) đăng bài: Xet-la-na và
tác phẩm chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ do Vƣơng Kiều dịch
bằng tiếng Pháp đã ghi lại cuộc phỏng vấn của bà về một số vấn đề xoay
quanh tác phẩm, đặc biệt là những ngƣời phụ nữ trong chiến tranh: “Tôi đã
tiếp xúc với những mẫu phụ nữ hết sức khác nhau, có ngƣời thái độ của họ
quả quyết trong chiến tranh, có ngƣời bị chiến tranh đè bẹp, có ngƣời giữ
đƣợc bản chất thanh khiết, lại có ngƣời bị tƣớc mất tinh thần thơ mộng, có
ngƣời e dè khép kín, có ngƣời lại cởi mở. Đó là những phụ nữ với sức mạnh
tinh thần của họ, cộng với khả năng to lớn của tâm hồn nhân bản, họ đã tạo
nên chủ đề cuốn sách của tôi” [14].
Nhìn chung qua việc khảo sát tình hình nghiên cứu trên, chúng tôi nhận
thấy hai tác phẩm Người sót lại của rừng cười của Võ Thị Hảo và tiểu thuyết

Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ của Svetlanna Alexievich đã
đƣợc nhiều nhà nghiên cứu ở các phƣơng diện khác nhau. Tuy nhiên, nhân vật
nữ trong hai tác phẩm chƣa đƣợc nhìn nhận một rõ nét khi đối sánh hai tác
phẩm với nhau. Vì vậy, với lý thuyết của bộ môn Văn học so sánh và đặc
điểm của nhân vật nữ trong hai tác phẩm này chúng tôi sẽ làm sáng rõ nét
tƣơng đồng và điểm khác biệt. Từ đó đóng góp vào thực tiễn nghiên cứu của
bộ môn Văn học so sánh.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Phân tích, so sánh nhân vật nữ trong hai tác phẩm Người sót lại của
Rường cười (Võ Thị Hảo) và Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ

3


(Alexievich) nhằm thấy đƣợc nét tƣơng đồng và khác biệt của những hiện
tƣợng văn học nói trên.
4. Phạm vi nghiên cứu
Thực hiện đề tài nghiên cứu trên, chúng tôi tập trung khảo sát và phân
tích trong hai tác phẩm:
- Người sót lại của rừng cười của Võ Thị Hảo, NXB Phụ Nữ, 2006.
- Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ của Svetlana Alexievich
(Nguyên Ngọc dịch), NXB Hà Nội, 2015.
Ngoài ra, nhằm chứng minh thuyết phục hơn về những đặc điểm tƣơng
đồng và khác biệt cũng nhƣ sự độc đáo của hai tác phẩm nói trên, tác giả khóa
luận còn mở rộng phạm vi khảo sát và nghiên cứu sang một số hiện tƣợng văn
học tiêu biểu khác, chẳng hạn nhƣ: Chiến tranh và hòa bình của L. Tônxtôi,
các tác phẩm của Juri Bondarev…
5. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
Vận dụng lý thuyết của Văn học so sánh vào việc nghiên cứu đề tài
“Nhân vật nữ trong tập truyện Người sót lại của rừng cười (Võ Thị Hảo) và

tiểu thuyết Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ (Svetlana Ale-ievich)”
để thấy đƣợc giá trị nội dung và nghệ thuật của hai tác phẩm này.
So sánh kiểu nhân vật nữ trong hai tác phẩm để thấy đƣợc những đặc
điểm, sáng tạo và ảnh hƣởng của mỗi tác phẩm. Đồng thời khẳng định sự
thành công về đề tài giới nữ của hai tác giảthuộc hai nền văn học khác nhau,
ta nhận thấy vị trí, tầm quan trọng của bộ môn Văn học so sánh.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng một số phƣơng
pháp nghiên cứu cụ thể nhƣ sau:
- Phƣơng pháp so sánh
- Phƣơng pháp phân tích tổng hợp
- Phƣơng pháp hệ thống
- Phƣơng pháp thống kê
- Phƣơng pháp nghiên cứu
4


Trong các phƣơng pháp kể trên chúng tôi sử dụng phƣơng pháp so sánh
là phƣơng pháp chủ yếu.
7. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính
của khóa luận đƣợc triển khai làm 3 chƣơng cụ thể nhƣ sau:
- Chƣơng 1: Những vấn đề chung về văn học so sánh
- Chƣơng 2: Nét tƣơng đồng giữa kiểu nhân vật nữ trong Người sót lại
của rừng cười và Chiến tranh không có khuôn mặt người phụ nữ.
- Chƣơng 3: Điểm khác biệt giữa kiểu nhân vật nữ trong Người sót lại
của rừng cười và Chiến tranh không có khuôn mặt người phụ nữ.

5



NỘI DUNG
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN HỌC SO SÁNH
1.1. Khái niệm văn học so sánh và sự hình thành bộ môn văn học so sánh
1.1.1. Khái niệm văn học so sánh
Thuật ngữ “littérature comparée” trong tiếng Pháp đƣợc dịch sang tiếng
Việt có nghĩa là “văn học so sánh”, xuất hiện đầu ở nƣớc Pháp năm 1816 trong
giáo trình Văn học so sánh của Noel và Laplace và lan rộng sang các nƣớc
Châu Âu. Bên cạnh tiếng Pháp, các nƣớc khác cũng đƣa ra các thuật ngữ khác
nhau. Trong tiếng Anh có thuật ngữ Comparative literature, tiếng Nga có thuật
ngữ “Изучите сравнительную литературу” đƣợc hiểu là “nghiên cứu văn học
so sánh”, tiếng Đức có thuật ngữ “Vergleichende Literaturgeschichte”. Tuy
nhiên đến nửa sau thế kỷ XIX đến nay, thuật ngữ “littérature comparée” trong
tiếng Pháp và “Comparative literature” trong tiếng Anh đƣợc sử dụng phổ biến.
Ban đầu là một thuật ngữ đƣợc ít ngƣời biết đến, sau này, khi nhu cầu nghiên
cứu sự giao thoa các nền văn học lớn trên thế giới trở nên cần thiết thì thuật
ngữ này mới đƣợc nhắc đến nhiều hơn. Cho đến nay, trên thế giới có hàng trăm
định nghĩa về văn học so sánh. Mỗi nhà nghiên cứu ít nhiều liên quan đến bộ
môn mới này đều có cách định nghĩa riêng và các cách định nghĩa đó có những
nét tƣơng đồng và dị biệt khi cắt nghĩa.
Đại diện cho trƣờng phái văn học so sánh Pháp, ông J.P. Carré đã định
nghĩa: “Văn học so sánh là một phân ngành của văn học lịch sử. Nó nghiên
cứu những quan hệ tinh thần mang tính quốc tế, nghiên cứu những mối liên hệ
thực tế giữa Bairon và Puskin vv, nghiên cứu những mối liên hệ thực tế trên
các phƣơng diện tác phẩm, linh cảm, thậm chí cả cuộc sống giữa các nhà văn
của những nền văn học khác nhau”.
Văn học so sánh Mỹ, họ đã mở rộng đối tƣợng so sánh của khoa học này
ra các môn nghệ thuật khác. Ông Henry H.H. Remark đƣa ra quan điểm: “Văn
học so sánh là sự nghiên cứu văn chƣơng bên ngoài giới hạn của một xứ sở
riêng biệt, và là sự nghiên cứu mối liên hệ giữa văn chƣơng một bên với các

lĩnh vực tri thức và tín ngƣỡng khác, nhƣ nghệ thuật (hội họa, điêu khắc, kiến
trúc, âm nhạc), triết học, lịch sử, các khoa học xã hội (chính trị, xã hội học,
6


kinh tế học), các khoa học, tôn giáo v.v. một bên khác. Tóm lại đây là sự so
sánh một nền văn chƣơng với một hay nhiều nền văn chƣơng khác và sự so
sánh văn chƣơng với các lĩnh vực biểu đạt khác của con ngƣời” [6].
Ông Jirmumsky ngƣời Nga đƣa ra quan điểm: “Văn học so sánh lịch sử
là một phân nhánh của văn học lịch sử, nó nghiên cứu những mối liên hệ và
quan hệ quốc tế, nghiên cứu những chỗ dị đồng trong những hiện tƣợng văn
nghệ của các nƣớc trên thế giới. Những chỗ giống nhau trên thực tế văn học,
một mặt có thể là do sự xúc tiếp về văn học giữa các nƣớc, mặt khác có thể do
sự tƣơng đồng về sự phát triển xã hội và văn hóa của dân tộc. Tƣơng ứng với
chúng có thể phân thành tƣơng đồng loại hình của những quá trình văn học,
cùng những mối liên hệ và ảnh hƣởng qua lại về văn học; thông thƣờng cả hai
thông dụng lẫn nhau, nhƣng không nên lẫn lộn” [17].
Daniel-Henri Pageaux đƣa ra khái niệm: “Văn học so sánh là chuyên
ngành nghiên cứu những mối quan hệ tƣơng đồng, quan hệ họ hàng hay ảnh
hƣởng giữa văn học với các lĩnh vực nghệ thuật hay các lĩnh vực tƣ duy khác,
giữa các sự kiện hay văn bản văn học, những mối quan hệ này có thể gần hay
xa, trong không gian hay trong thời gian, miễn là chúng thuộc nhiều ngôn ngữ
khác nhau, hoặc nhiều văn hoá khác nhau, cho dù có chung một truyền thống”
[26-tr.12].
Ở Việt Nam các nhà nghiên cứu lí luận cũng đƣa ra những quan điểm
của mình. Trƣơng Đăng Dung, trong bài báo Văn học dịch và những vấn đề lý
luận của văn học so sánh, định nghĩa rằng: “Văn học so sánh là một trong
những ngành khoa học văn học, nghiên cứu mối quan hệ qua lại cũng nhƣ
những đặc điểm tƣơng đồng và khác biệt giữa các nền văn học nhằm tiếp cận
tiến trình văn học lớn nhất: Văn học thế giới” [4-tr.21]. Theo ông Nguyễn

Văn Dân, trong cuốn Lí luận văn học so sánh, viết rằng: “Văn học so sánh có
thể đƣợc định nghĩa nhƣ là một bộ môn khoa học nghiên cứu các mối quan hệ
giữa các nền văn học dân tộc” [3-tr.19].
“Xuất phát từ các cách nhìn nhận và ở các thời điểm khác nhau, thế giới
nghiên cứu đƣa ra nhiều dịnh nghĩa khác nhau về văn học so sánh. Văn học so
sánh là một bộ môn nghiên cứu vƣợt ra ngoài phạm vi một nƣớc và nghiên

7


cứu mối quan hệ giữa văn học với các lĩnh vực tri thức khác và lĩnh vực tín
ngƣỡng, bao gồm nghệ thuật (nhƣ hội họa, điêu khắc, kiến trúc, âm nhạc),
triết học, lịch sử, khoa học xã hội (nhƣ chính trị, kinh tế, xã hội học), tự nhiên,
tôn giáo… Nói theo cách khác, Văn học so sánh là so sánh văn học của một
nƣớc này với một nƣớc khác, hoặc nhiều nƣớc khác, là so sánh văn học với
các lĩnh vực biểu hiện khác của nhân loại”.
Trƣớc đổi mới, ngƣời ta thƣờng nhầm lẫn văn học so sánh và so sánh
văn học. Nói so sánh văn học là nói cấp độ phƣơng pháp trong hệ thống phân
cấp phƣơng pháp luận. So sánh là một thao tác của tƣ duy dùng để so sánh các
hiện tƣợng văn học so sánh trong một hoặc nhiều nền văn học. Còn nói tới
văn học so sánh là nói trên phƣơng diện bộ môn khoa học, nó hoàn toàn cao
hơn cấp độ phƣơng pháp. Văn học so sánh không chỉ sử dụng duy nhất một
phƣơng pháp là so sánh văn học, nó có quyền sử dụng không hạn chế bất cứ
phƣơng pháp nào trong cấp tập hợp các phƣơng pháp. Văn học so sánh so
sánh văn học là hai phạm trù hoàn toàn phân biệt với nhau, vì vậy ta cần phân
biệt để tránh đồng nhất hai thuật ngữ này.
1.1.2. Sự hình thành bộ môn văn học so sánh
1.1.2.1. Điều kiện hình thành bộ môn Văn học so sánh
Văn học so sánh ra đời tƣơng đối muộn. Vì văn học thế giới đã có sự giao
thoa rất lâu đời. Nhƣng để nhận ra mối quan hệ đó phải có điều kiện nhất định.

Có ít nhất hai điều kiện là kinh tế - văn hóa - xã hội và điều kiện học thuật:
- Điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội:
Ngay từ thuở đầu nền văn học thế giới tồn tại không biệt lập, văn học
các nƣớc không ngừng giao thoa và tác động lẫn nhau. Trong quá trình đó
diễn ra sự ảnh hƣởng, thâm nhập, tiếp nhận…. Với nhịp độ toàn cầu hóa ngày
mạnh mẽ nhƣ hiện nay thì cục diện về một nền “văn hóa thế giới” xuất hiện
càng rõ hơn sự giao thoa giữa các dân tộc.
Cho đến thế kỷ XVII - XIX, chủ nghĩa tƣ bản phát triển mạnh ở
phƣơng Tây. Sự trao đổi và giao lƣu kinh tế văn hóa trong đó có văn học
đƣợc thực hiện trên phạm vi quốc tế đƣợc thể hiện trong Tuyên ngôn của
Đảng cộng sản (1848) và chủ trƣơng phát triển văn học thế giới của thi hào
8


ngƣời Đức Johann Wolfgang von Goethe (1749 - 1832). Thuật ngữ “văn học
thế giới” ở đây có nghĩa là “nghiên cứu văn học quốc tế”, là việc trao đổi
nghiên cứu văn học giữa các nƣớc với nhau.
- Điều kiện học thuật:
Từ đầu thế kỷ XIX, sự phát triển hƣng thịnh của khoa học lịch sử đã tạo
điều kiện cho các bộ môn lịch sử văn học phát triển nở rộ.
Phƣơng pháp so sánh đƣợc áp dụng chuyên sâu trong nhiều ngành khoa
học nhƣ Lịch sử Folkore so sánh và Lịch sử ngôn ngữ học so sánh…
1.1.2.2. Quá trình phát triển của bộ môn văn học so sánh
Giai đoạn thứ nhất - nửa cuối thế kỷ XIX: Giai đoạn hình thành và
khắng định. Đóng góp xây dựng nền móng bộ môn phải nhắc đến các nhà
nghiên cứu lịch sử văn học nhƣ Pháp, Anh, Đức, Mĩ, Thụy Sĩ, Italia.
Giai đoạn thứ hai - nửa đầu thế kỷ XX: Đây là giai đoạn phát triển. Giai
đoạn này tập trung vào nghiên cứu ảnh hƣởng và vay mƣợn. Nó gắn với công
lao của các nhà nghiên cứu thực chứng - lịch sử ngƣời Pháp nhƣ: Baldenspenger,
Tieghem, Guyard…

Giai đoạn thứ ba - nửa sau thế kỷ XX: Giai đoạn hoàn chỉnh bộ môn
văn học so sánh. Giai đoạn này đã vƣợt qua chủ nghĩa thực chứng, khắc phục
lý thuyết vay mƣợn để nghiên cứu các mối liên hệ quốc tế.Các nhà nghiên
cứu góp công lớn cho giai đoạn này là René Wellek, Etimble ngƣời Pháp,
Zirmunsky, Meletinsky ngƣời Nga - Xô…
1.2. Các loại hình nghiên cứu của văn học so sánh
1.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng
1.2.1.1. Khái niệm
“Nghiên cứu ảnh hƣởng (nghiên cứu các mối quan hệ trực tiếp) là việc
dùng phƣơng pháp lịch sử để xử lý các mối liên hệ thực tế tồn tại giữa các nền
văn học dân tộc khác nhau, căn cứ của nó là sự giao lƣu tiếp xúcc lẫn nhau
giữa các nền văn học dân tộc”.
Hƣớng nghiên cứu này nhấn mạnh đến thực chứng và các mối liên hệ

9


thực tế, phàm các suy luận hoặc phán đoán thiếu căn cứ thực tế đều không
thuộc phạm trù nghiên cứu này.
Nghiên cứu ảnh hƣởng là loại hình nghiên cứu có sức thuyết phục,
cũng là phƣơng pháp xuất hiện sớm nhất. Đóng góp trong hai loại hình nghiên
cứu này là các nhà nghiên cứu ngƣời Pháp.
1.2.1.2. Phương pháp nghiên cứu
“Phƣơng pháp mà loại hình nghiên cứu ảnh hƣởng sử dụng những cách
thức sau: Trƣớc hết là đặt giả thiết (phải có tƣ tƣởng mới có giả thiết), từ đó
tìm tƣ liệu để minh chứng và làm sáng rõ giả thiết đó, Khi sƣu tầm đƣợc tƣ
liệu ngƣời viết sử dụng phƣơng pháp phân tích những tƣ liệu để tìm nguồn
gốc sự sáng tạo của đối tƣợng so sánh. Cuối cùng dùng phƣơng pháp tìm ảnh
hƣởng và siêu ảnh hƣởng để nghiên cứu về đối tƣợng”.
1.2.1.3. Điều kiện nảy sinh ảnh hưởng

“Điều kiện nảy sinh ảnh hƣởng bao gồm vật gây ảnh hƣởng và vật chịu
ảnh hƣởng. Vật gây ảnh hƣởng phải có sức lan tỏa, sự phù hợp hoặc tính chất
dẫn đầu. Vật chịu ảnh hƣởng bao gồm: hoàn cảnh xã hội của nƣớc tiếp nhận
(mức độ cởi mở của chính trị, tinh thần dân tộc, kết cấu tâm lí văn hóa…), truyền
thống nghệ thuật, thói quen thƣởng thức của nƣớc tiếp nhận và cuối cùng là điều
kiện nội tại của cá nhân ngƣời chịu ảnh hƣởng (tƣ tƣởng, tính cách, khí chất,
hứng thú của nhà văn với một hiện tƣợng văn hóa cự thể nào đó)”.
1.2.1.4. Tính chất và mức độ ảnh hưởng
“Tính chất ảnh hƣởng bao gồm: ảnh hƣởng trực tiếp và ảnh hƣởng gián
tiếp, ảnh hƣởng tích cực và ảnh hƣởng tiêu cực. Ảnh hƣởng trực tiếp là tiếp
xúc, tiếp nhận trực tiếp. Ảnh hƣởng gián tiếp là tiếp xúc, tiếp nhận thông qua
mối giới nhƣ dịch thuật, bình luận, giới thiệu… ảnh hƣởng tích cực và ảnh
hƣởng tiêu cực có mối liên hệ với nhau. Ảnh hƣởng tích cực giúp thúc đẩy
làm phong phú sáng tác của nƣớc khác. Ảnh hƣởng tiêu cƣc là ngăn cản, phá
hoại sáng tác của ngƣời khác”.
Các mức độ ảnh hƣởng của nghiên cứu ảnh hƣởng bao gồm: ảnh hƣởng
về kĩ thuật viết văn, sự vay mƣợn đề tài, chủ đề và ảnh hƣởng về quan niệm…

10


1.2.1.5. Các loại hình nghiên cứu ảnh hưởng
“Nghiên cứu ảnh hƣởng không chỉ dừng lại ở cái ảnh hƣởng, mà phải
đứng ở góc độ của cái bị ảnh hƣởng, phải xuất phát từ yêu cầu xã hội thực tại
của cái bị ảnh hƣởng mới thấy hết các giá trị đặc thù dân tộc của nó. Ảnh
hƣởng không đơn giản là sao chép, vay mƣợn, mô phỏng, học tập mà còn có
vấn đề đồng hóa, sáng tạo, vƣợt lên để tạo ra những giá trị thẩm mĩ mới.
Nghiên cứu ảnh hƣởng đƣợc thể hiện ở nhiều loại hình khác nhau”:
- Nghiên cứu nhà văn với nhà văn: Có một số nghiên cứu tìm ra sự ảnh
hƣởng trong phong cách viết văn của những nhà văn của thuộc hai quốc gia,

thời đại sinh sống khác nhƣ: Lỗ Tấn và Gôgôn, Xuân Diệu và Baudelaie, Vũ
Trọng Phụng và Zola…
- Tác phẩm và tác phẩm: Một số tác phẩm nổi tiếng đƣợc nghiên cứu
đối sánh với nhau bởi có những nét tƣơng đồng của các tác phẩm về cốt
truyện, về thân phận bi kịch ngƣời phụ nữ nhƣ: Truyện Kiều (Nguyễn Du) Kim Vân Kiều truyện (Thanh Tâm Tài Nhân), Chuyện ngƣời con gái Nam
Xƣơng và Ramayana của Valmiki….
- Nhóm tác phẩm: Các tác phẩm văn học trong một thời kỳ lịch sử có
lối viết giống nhau trong các tác phẩm, tiêu biểu nhƣ giai đoạn Văn học hiện
thực Việt Nam 1930 - 1945 (Vũ Trọng Phụng, Nam Cao …).
- Nhóm nhà văn với Nhóm nhà văn: Các nhóm nhà văn đƣợc đặt vào
nghiên cứu ảnh hƣởng bởi có cùng quê quán nhƣ: Nhóm thơ Bình Định nhƣ một
số tên tuổi (Hàn Mạc Tử. Chế Lan Viên…). Hay Nhóm thơ tƣợng trƣng Pháp
với lối sáng tác tƣợng trƣng có nét tƣơng đồng nhà nhƣ Baudelaire, Verlaine…
- Nhà văn và nền văn học: Các nhà văn đƣợc coi là đi đầu, tiêu biểu và
thể hiện thành công trong các tác phẩm ở mỗi quốc gia nhƣ Đào Tiềm trong
thi ca Việt Nam, Pauxtopxki, Lỗ Tấn, Gorki, Huygo, Banlzac…. ở Việt Nam.
- Nhà văn và trào lƣu văn học: Các nhà văn nổi tiếng với các phong
cách sáng tác tiêu biểu làm nên trào lƣu văn học trong một thời đại của mỗi
quốc gia để các nhà văn khác học hỏi nhƣ: Xuân Diệu - chủ nghĩa tƣợng
trƣng, Ngô Tất Tố - Thơ tƣợng trƣng Pháp (Balzac, Srantal)…

11


- Thể loại văn học và thể loại văn học: Các thể loại văn học của các
quốc gia đƣợc đặt vào nghiên cứu bởi nó có sự giao lƣu, học hỏi lẫn nhau
nhƣ: Thơ cổ điển Việt Nam - thơ cổ điển Trung Quốc…
- Nền văn học và nền văn học: Các nền văn học có sự giao thoa của mỗi
quốc gia cũng đƣợc đặt trong nghiên cứu ảnh hƣởng nhƣ: Văn học Việt Nam Văn học Trung Quốc.
- Trào lƣu và trào lƣu: Trào lƣu sáng tác của các quốc gia cũng đƣợc

nghiên cứu ảnh hƣởng, trào lƣu dân tộc này ảnh hƣởng đến trào lƣu văn học
khác, hoặc có sự học hỏi, giao thoa nhƣ: Thơ mới Việt Nam - Thơ lãng mạn
Pháp, Văn học hiện thực Việt Nam - Văn học hiện thực Pháp.
1.2.1.6. Ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu ảnh hưởng
“Nghiên cứu ảnh hƣởng do các học giả ngƣời Pháp sáng lập. Khuynh
hƣớng nghiên cứu này còn đƣợc gọi là nghiên cứu thực chứng liên quốc gia.
Trên thực tế, nghiên cứu ảnh hƣởng đã làm phong phú thêm di sản văn học
nhân loại bởi tinh thần thực chứng khoa học, lí luận tỉ mỉ và tác phong nghiên
cứu cẩn trọng. Bên cạnh những ƣu điểm thì nghiên cứu ảnh hƣởng vẫn còn
tồn tại những hạn chế”.
“Nghiên cứu ảnh hƣởng đã bỏ qua tính chỉnh thể thẩm mĩ của tác
phẩm, các tính sáng tạo của nhà văn, ít nhiều làm cản trở sự cảm nhận tác
phẩm của ngƣời đọc do quan tâm nhiều đến mối liên thực tế, chú trọng nguồn
gốc và ảnh hƣởng đặt trọng tâm nghiên cứu vào phát hiện và khảo chứng tƣ
liệu. Đồng thời, phạm vi nghiên cứu bị hạn chế (chủ yếu nghiên cứu văn học
Châu Âu) và việc tổng kết quy luật của văn học gặp nhiều khó khăn khó cải
thiện bởi nhấn mạnh vào việc chứng thực”.
1.2.2. Nghiên cứu song hành
1.2.2.1. Khái niệm
“Nghiên cứu song hành hay còn có tên gọi là nghiên cứu song song,
đồng đẳng. Nghiên cứu song hành là việc nghiên cứu hai hiện tƣợng hoặc hai
nền văn học khác nhau trở lên mà giữa chúng không có mối liên hệ ảnh
hƣởng trực tiếp. Nghiên cứu song hành có thể quan sát văn học các nƣớc khác

12


nhau từ nhiều góc độ, phƣơng diện. Do đó, nó có phạm vi nghiên cứu rất
rộng. Nghiên cứu song song chú trọng tính văn học của đối tƣợng, chú trọng
so sánh chủ đề, thể loại, hình tƣợng nhân vật, phong cách… Các nhà so sánh

luận Hoa Kì đề xuất hƣớng nghiên cứu này”.
1.2.2.2. Cơ sở của hướng nghiên cứu song hành
“Cơ sở nghiên cứu song hành là tính phổ quát và tính đặc thù của văn
hóa văn học. Tính phổ quát: Loài ngƣời có hình thức sinh mệnh giống nhau
(Sinh - lão - bệnh - tử, ngũ quan, tâm - sinh lí…). Do đó, việc thực nghiệm
nhân sinh đều mang tình cảm tƣơng tự, tƣơng đồng (sƣớng - khổ, yêu - ghét,
hợp - tan, sống - chết). Bản thể văn học và cách thức tồn tại của nó trong nền
văn học các dân tộc có sự giống nhau (thể loại, chủ đề, quan niệm nghệ thuật
về thế giới…) Những tính chất này tạo nên cái siêu cá thể, siêu lịch sử của
văn học”.
“Tính đặc thù của nghiên cứu song hành thể hiện qua hình thức thực
nghiệm nhân sinh và thủ pháp trong văn học lại đƣợc làm rõ trong truyên
thống văn hóa, lịch sửu đặc thù của mỗi dân tộc. Vì vậy, trong các trạng thái
tồn tại và phát triển của văn học, nét khác biệt của hiện tƣợng văn học ở mỗi
đất nƣớc là sự tất yếu”.
1.2.2.3. Mục đích của nghiên cứu song hành
“Nghiên cứu song hành giúp nhà văn thấy đƣợc hiện tƣợng tƣơng đồng
của nhân loại, đồng thời phát hiện những nét đặc sắc mang tính chất dân tộc,
văn hóa vùng miền. Tùy theo nhu cầu nghiên cứu mà các nhà nghiên cứu cần
làm nổi bật cái chung hay cái đặc thù”.
1.2.2.4. Một số lĩnh vực nghiên cứu
- Nghiên cứu tác giả: Các tác giả đƣợc nghiên cứu trên các phƣơng diện
phong cách sáng tác, quan niệm nhà văn nhƣ các tác giả: Herder - Đireot,
Shakespeare - Thăng Hiển Tô, Gớt - Đỗ Phủ…
- Nghiên cứu tác phẩm: Các tác phẩm có hệ thống nhân vật có tính cách
giống nhau, hoặc có cố truyện, có thông điệp giống nhau đều đƣợc đối sánh
với nhau. Tuy nhiên là mỗi tác phẩm phải thuộc một dân tộc khác nhau, thời

13



đại sáng tác nhƣ các tác phẩm: Romeo và Juliet (Shakespeare) và Lƣơng Sơn
Bá - Chúc Anh Đài (truyền thuyết Trung Quốc), Tố Tâm (Hoàng Ngọc
Phách) và Nỗi đau của chàng Vecte (Geothe).
- Bút pháp nghệ thuật: Các bút pháp nghệ thuật nổi bật của một tác giả
đƣợc sử dụng trong nhiều tác phẩm vào một thời đại nào đó đều đƣợc nghiên
cứu và đặt tên nhƣ: Kỹ thuật dòng ý thức trong Ulyses (Fame Joyce), Đi tìm
thời gian đã mất (Marcel Proust)…
- Thể loại: Thể loại cũng là một lĩnh vực đƣợc nghiên cứu song hành
chú ý đến, những thể loại làm nên tên tuổi của các tác giả nổi tiếng nhƣ:
Truyện ngắn Sêkhốp và truyện ngắn O. Herry (kết cấu và bố cục).
- Cảnh tƣợng, hình ảnh, chi tiết: Những ảnh tƣợng, hình ảnh, chi tiết gây
ấn tƣợng với ngƣời đọc, tiêu biểu trong các tác phẩm cũng đƣợc nghiên cứu
song hành chú ý đến, tiêu biểu nhƣ một số cảnh tƣợng, hình ảnh, chi tiết nhƣ:
Cảnh giông tố trong vở lịch Giông tố của Ostorosky với cảnh giông tố trong
Đồi gió hú (E. Bronti), con hổ trong kịch của B. Brech với con báo trong Tuyết
trên đỉnh núi Calimạnro của E. Hemingue… Hoặc các hình ảnh mặt trắng,
thiên nhiên, núi trong tác phẩm của các dân tộc khác nhau, so sánh lễ hội, tính
dục, tập quán, tín ngƣỡng… trong các tác phẩm của các dân tộc khác nhau.
- Quá trình văn học: Các trào lƣu, hoặc thể loại văn học của mỗi dân tộc
đƣợc nghiên cứu đồng hành với nhƣ: So sánh thơ hiện đại Trung Quốc với
thơ hiện đại Việt Nam.
1.2.2.5. Ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu song hành
“Ƣu điểm: Nghiên cứu song hành giúp mở ra không gian nghiên cứu
của văn học so sánh. Nghiên cứu song hành vừa chú ý nghiên cứu đi sâu vào
tính chất thẩm mĩ của văn học, đồng thời có thể bổ sung những kiến thức phổ
quát về các quy luật tiến triển của văn học”.
“Hạn chế: Bên cạnh những đóng góp hữu ích thì nghiên cứu song hành
vẫn tồn tại những hạn chế sau: Thứ nhất, lí luận chƣa toàn diện và mang tính
thuyết phục nhất định. Thứ hai, việc lựa chọn đối tƣợng chƣa thực sự là chọn

lọc nghiêm túc, chặt chẽ nên vẫn làm cho tính chất của bộ môn thiếu sự ngắn
gọn, cô đọng”.
14


1.2.3. Nghiên cứu liên ngành
“Nghiên cứu so sánh liên ngành đặt đối tƣợng so sánh trên hai phƣơng
diện, hai loại hình nghệ thuật, văn hóa khác nhau trở lên. Nghiên cứu so sánh
liên ngành là loại hình nghiên cứu mới, ra đời tƣơng đối muộn vào những
năm 60, đƣợc đƣa ra từ học giả ngƣời Mĩ H. Remak (1916 - 2009). Theo nhà
nghiên cứu Remak, văn học so sánh phải là chiếc cầu nối giữa các lĩnh vực
hoạt động sáng tạo khác nhau của loài ngƣời. Remak viết trong bài báo cáo
Văn học so sánh: Định nghĩa và chức năng: “Văn học so sánh nghiên cứu văn
học vƣợt qua phạm vi một nƣớc, đồng thời nghiên cứu quan hệ văn học với
những lĩnh vực tri thức và tín ngƣỡng khác (nghệ thuật, triết học, lịch sử, các
khoa học xã hội, tôn giáo...). Tóm lại, nó so sánh văn học của một nƣớc với
văn học của một nƣớc hay nhiều nƣớc khác, so sánh văn học với các lĩnh vực
biểu đạt khác của con ngƣời” [29].
Phạm vi khảo sát của nghiên cứu so sánh liên ngành gồm hai nội dung
sau: Nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học với các loại hình nghệ thuật khác
(văn học và hội họa, văn học và âm nhạc, văn học và kiến trúc, văn học và điện
ảnh ...) và nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học với các hình thái ý thức xã hội
khác (văn học và tôn giáo, văn học và đạo đức, văn học và triết học, văn học và
ngôn ngữ học, văn học và tâm lý học, văn học và khoa học kỹ thuật).
1.3. Ý nghĩa của việc tiếp cận văn học từ lí thuyết văn học so sánh
“Trƣớc hết, bộ môn Văn học so sánh giúp mở rộng không gian nghiên
cứu và bổ sung phƣơng pháp nghiên cứu học thuật. Thứ hai, cung cấp tri thức
về lịch sử văn học và lí luận văn trong nƣớc và ngoài nƣớc. Cuối cùng, giúp
đẩy mạnh mối quan hệ và giao lƣu văn học, văn hóa giữa các dân tộc. Thời
đại hiện nay, Văn học so sánh có sự phát triển ngày càng lớn bởi nhu cầu giao

lƣu hội nhập ngày càng cao”.
Việc tiếp cận văn học từ lí thuyết văn học so sánh giúp làm sáng tỏ sự
tƣơng đồng và khác biệt giữa các hiện tƣợng văn học và các nền văn hóa khác
nhau. Đồng thời, làm nổi bật những nét độc đáo nghệ thuật trong các tác
phẩm trên thế giới.
Tóm lại, với nhịp độ toàn cầu hóa ngày càng mạnh mẽ nhƣ hiện nay thì
15


cục diện của một nền “văn học thế giới” xuất hiện càng rõ hơn, sự giao thoa
giữa các dân tộc về văn hóa, văn học ngày càng phát triển. Những tƣ tƣởng
văn học đƣợc truyền bá, các tác phẩm Noel… sẽ càng làm văn học bớt tính
hạn chế, định kiến, nhất là định kiến dân tộc. Nghiên cứu văn học xuất hiện
nhu cầu khái quát văn học nhân loại và xác định tính đặc thù của mỗi nền văn
học quốc gia. Chúng ta không thể nhìn thế giới bằng con mắt dân tộc mình mà
phải thƣờng xuyên nhìn con mắt dân tộc mình bằng con mắt thế giới.

16


CHƢƠNG 2: NÉT TƢƠNG ĐỒNG GIỮA KIỂU NHÂN VẬT NỮ
TRONG NGƯỜI SÓT LẠI CỦA RỪNG CƯỜI VÀ CHIẾN TRANH
KHÔNG CÓ MỘT KHUÔN MẶT PHỤ NỮ
2.1. Phụ nữ là nạn nhân đau thƣơng của chiến tranh
Chiến tranh đã qua đi nhƣng nhũng ký ức đau thƣơng về nó vẫn còn tồn
tại đến tận bây giờ. Đàn ông hồi tƣởng chiến tranh qua những sự kiện, còn
phụ nữ là qua những dòng cảm xúc. Từ trƣớc đến giờ, chiến tranh vẫn luôn
đƣợc biết đến qua những lời kể, qua những lời ca ngợi chiến công, qua những
sự kiện từ góc độ đàn ông. Quả đúng nhƣ vật chiến tranh dƣới góc nhìn của
ngƣời phụ nữ thật khác. Qua hai tác phẩm Người sót lại của rừng cười của Võ

Thị Hảo và Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ của Svetlana Alexievich đã đƣợc cả hai nhà văn tái hiện chiến tranh theo cái nhìn của nhân vật
nữ. Tuy cả hai tác phẩm đƣợc viết ở hai thời điểm khác nhau, ở những quốc
gia khác nhau và nhân vật nữ là những ngƣời tham gia chiến tranh ở hai thời
điểm khác nhau nhƣng qua ngòi bút của Võ Thị Hảo và Svetlana Alexievich
bởi chiến tranh là là nỗi sợ hãi, là ký ức đau thƣơng mà chính là nạn nhân.
2.1.1. Những mất mát về tinh thần
Ngƣời phụ nữ trong hai tác phẩm Người sót lại của rừng cười của Võ Thị
Hảo và Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ của Svetlana Alexievich là
những con ngƣời mang bi kịch mà chiến tranh gây ra. Họ là những mảnh đời
ngoài đời thật đƣợc hai nữ nhà văn xây dựng nên thành các nhân vật trong văn
học. Những bi kịch không thể nói ra với bất cứ ai đã khiến trở thành con ngƣời
cô đơn, biệt lập với mọi ngƣời xung quanh khi trở về sau chiến tranh. Để hiểu
đƣợc những bi kịch của họ, trƣớc hết phải hiểu đƣợc định nghĩa về bi kịch.
Theo Từ điển Tiếng Việt 2000, Giáo sƣ Hoàng Phê làm chủ biên lý giải
“bi kịch là những yếu tố gây thƣơng cảm, bi kịch là cảnh éo le, mâu thuẫn
đến đau thƣơng” [27].
Theo Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán - Trần Đình Sử Nguyễn Khắc Phi (Đồng Chủ Biên), định nghĩa “bi kịch là một thể của loại
hình kịch, thƣờng đƣợc coi là độc lập với hài kịch, bi kịch phản ánh không
bằng tự sự mà bằng hành động của nhân vật chính” [24]. Khái niệm này cũng
17


đƣợc sử dụng khi đƣa ra định nghĩa về nhân vật bi kịch dƣới góc nhìn của Mỹ
học đại cƣơng.
Theo Lí luận văn học do Phƣơng Lựu chủ biên xuất bản năm 1985 có
viết “Tính cách nhân vật bi kịch không thể yếu đuối, càng không thể tiêu cực
hoặc phản động.” [18-tr.160].
Ở cả hai tác phẩm, những nhân vật nữ là những con ngƣời có số phận
đáng thƣơng, họ bị rơi vào những hoàn cảnh éo le, phải chịu những nỗi ám
ảnh từ chiến tranh đã đẩy họ vào bi kịch. Bi kịch đau đớn nhất của những

ngƣời phụ nữ là không còn là phụ nữ nữa. Những ngƣời phụ nữ trở thành nạn
nhân “bất đắc dĩ” của chiến tranh, họ bị cuốn vào dòng lịch sử chiến tranh.
Trƣớc khi tham gia chiến tranh họ đều là những cô gái mƣời sáu, mƣời bảy trẻ
trung, đầy sức sống hoài bão, ƣớc mơ nhƣng chiến tranh nổ ra, họ trở thành
những cô giao liên, lính du lích, những trung úy, bác sĩ,… những ngƣời thực
hiện nhiệm vụ để bảo vệ Tổ quốc.
Trƣớc hết, trong Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ
của Svetlana Alexievich nhân vật nữ là ngƣời lính Nga chiến đấu trong cuộc
Chiến tranh thế giới thứ II. Họ mang trong mình những mất mát không chỉ ở
cơ thể mà cả về tinh thần. Những ngƣời lính Nga trở về có ngƣời lành lặn
những cũng có ngƣời bị chiến tranh lấy đi một phần cơ thể của họ những họ
đều mang nỗi ám ảnh, sợ hãi khi chứng kiến những đồng đội ngã xuống hay
ngƣời phụ nữ phải sống trong điều kiện chiến đấu thiếu thốn những nhu yếu
phẩm dành cho nữ.
Tác phẩm là những câu chuyện tác giả Svetlana Alexievich phỏng vấn
hàng trăm ngƣời phụ nữ từng là lính Nga trở về, từng câu chuyện lại gợi cho ta
những cảm xúc riêng về những gì những ngƣời phụ nữ đã phải trải qua. Khi họ
nhớ lại những điều mà họ phải trải qua đó là những ám ảnh: “Không, tôi không
muốn. Tôi không thể. Ngay cả hôm nay, tôi không thể xem một phim chiến
tranh” [20-tr.37]. Hay “Tôi không thể quên đƣợc chuyện đó… Không thể…
Tôi đã trở về và tôi phải bắt đầu lại tất cả từ con số không. Tôi phải tập đi lại
giày ban sau ba năm đi ủng ngoài mặt trận. Chúng tôi đã quen lúc nào cũng nai
nịt. Bây giờ tôi có cảm giác quần áo của tôi cứ lòng thòng nhƣ những cái túi,

18


tôi cảm thấy khó chịu. Tôi nhìn một chiếc váy hay một chiếc áo sơ mi một các
ghê tởm. Vì ngoài mặt trận chúng tôi luôn mặc quần” [20-tr.54]. Trong hàng
trăm câu chuyện là hàng trăm gƣơng mặt phụ nữ lần lƣợt hiện ra. Họ kể cho

tác giả nghe nhƣng cũng là nhìn thẳng vào quá khứ của bản thân. Họ là một
xạ thủ bắn tỉa, một y tá, chiến sĩ cáng thƣơng, phi công, xạ thủ phòng không,
nhân viên giao thông, điện thoại viên, lính bộ binh… Câu chuyện của ngƣời
nối tiếp chuyện ngƣời kia, ký ức ngƣời sau gối ký ức ngƣời trƣớc, không ai
giống ai nhƣng kỳ lạ, chúng liền mạch và nhƣ là một câu chuyện không của
riêng ngƣời nào. Svetlana Alexievich có đề tên, chức vụ, công việc của từng
nhân chứng nhƣng rõ ràng khi đọc tác phẩm, danh tính của từng ngƣời không
đƣợc chú ý đến mà đƣợc định danh chung - phụ nữ. Nhƣ Svetlana Alexievich
chia sẻ, sau khi nghe từng ấy câu chuyện, gặp gỡ từng ấy ngƣời, tác giả không
còn nhớ cụ thể một gƣơng mặt nào mà chỉ nghe thấy giọng nói của họ cất lên
với sự trầm buồn khi nhớ về quá khứ. Đối với những ngƣời phụ nữ là lính Nga
họ đƣợc chia sẻ câu chuyện của chính bản thân mình với Svetlana Alexievich
giống nhƣ họ phơi bày ra bi kịch của cuộc đời họ, “Tôi không chịu đƣợc
nữa… Cho tôi thở một chút” [20-tr.166]. Svetlana Alexievich viết: “Tôi
muốn nói! Nói! Nói tất cả trong tim. Cuối cùng, ngƣời ta đã thật lòng muốn
nghe chúng tôi. Biết chúng tôi đã im lặng suốt bao nhiêu năm, ngay cả ở nhà
mình. Suốt nhiều chục năm. Năm đầu tiên, khi trở về từ chiến tranh, tôi nói, tôi
nói nhƣng chẳng ai lắng nghe. Chẳng ai hiểu tôi. Vậy nên tôi đã câm lặng”.
Không nhận đƣợc sự chia sẻ, đồng cảm từ mọi ngƣời xung quanh là bi kịch đầu
tiên sau khi trở về từ chiến trƣờng. Chiến tranh không chỉ cƣớp đi tuổi thanh
xuân, sức khỏe, thể xác của những ngƣời phụ nữ mà còn “đeo bám” họ trong
tâm trí suốt quãng đời còn lại. Có một điều không thể phủ nhận là dù những
ngƣời phụ nữ ấy giữ chức vụ là binh nhì, chiến sĩ cán thƣơng, trung sĩ cận vệ,
chiến sĩ liên lạc, đại uy, hạ sĩ, trung sĩ, thƣợng sĩ nhất thiếu úy… thì họ vẫn
mang trong tâm trí những nỗi ám ảnh, sợ hãi mang tên chiến tranh.
Ngƣời phụ nữ bị đẩy vào những tình cảnh éo le đầy nguy hiểm buộc
phải hi sinh đồng đội, bản thân và ngay cả đứa con của mình: “Cùng chúng
tôi có một nữ điện báo viên. Cô vừa sinh dậy. Đứa bé còn rất nhỏ, phải cho
bú. Nhƣng ngƣời mẹ không đủ ăn, thiếu sữa, và đứa bé khóc. Bọn SS ở rất


19


×