Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

IP INCOME TRONG BEPS THU NHẬP TỪ BẢN QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.65 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN THUẾ QUỐC TẾ

▬▪▬▪▬

TIỂU LUẬN
CHỦ ĐỀ THU NHẬP TỪ SẢN PHẨM BẢN
QUYỀN TRÍ TUỆ TRONG XÓI MÒN CƠ SỞ
THUẾ VÀ DỊCH CHUYỂN LỢI NHUẬN
(IP INCOME – BEPS)
Giảng viên bộ môn: Đặng Thị Bạch Vân
Nhóm thực hiện: Nhóm 16
Nhóm 16

1


CÁC THÀNH VIÊN:
1. Võ Thị Kim Thương

TQ001

2. Lê Nguyễn Thu Trang

FN002

3. Nguyễn Hạ Trâm

FN002


4. Ngô Thị Diễm Tú

FN002

5. Trần Thị Yến Vy

FN002

Nhóm 16

2


MỤC LỤC
Lời nói đầu.......................................................................................................................................4
Tài liệu tham khảo...........................................................................................................................5
I. ĐỊNH NGHĨA VÀ CÁC VẤN ĐỀ TỔNG QUÁT VỀ BEPS VÀ IP INCOME.........................6
1.1. BEPS.........................................................................................................................................6
1.2. IP INCOME..............................................................................................................................6
1.3. IP INCOME – BEPS.................................................................................................................7
II. THUẾ TRÊN IP INCOME.......................................................................... ..............................8
III.THU NHẬP ĐỐI VỚI TIỀN BẢN QUYỀN VÀ MỘT SỐ CÁCH DOANH NGHIỆP TRÁNH
THUẾ................................................................................................................................8
1. Nghĩa vụ thuế đối với thu nhập từ tiền bản quyền.......................................................................8
2. Tránh đánh thuế hai lần..............................................................................................................10
2.1. Đối với bên bán là một cá nhân Việt Nam..............................................................................10
2.2. Đối với bên bán là pháp nhân Việt Nam.................................................................................11
2.3. Đối với bên bán là người cư trú nước ngoài...........................................................................11
3. Đối tượng thực hưởng đối với thu nhập từ tiền bản quyền........................................................11
IV.NHỮNG BIỆN PHÁP HẠN CHẾ BEPS VÀ LIÊN HỆ VIỆT NAM ....................................12

1. Những biện pháp hạn BEPS......................................................................................................12
2. Liên hệ Việt Nam.......................................................................................................................14
V. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA CHỐNG HÀNH VI CHUYỂN GIÁ...............15
1. Anh.............................................................................................................................................15
2.Trung Quốc.................................................................................................................................15
3.Ấn Độ..........................................................................................................................................16
4. Indonesia....................................................................................................................................16
5. Malaysia.....................................................................................................................................16
6. Tunisia, Pháp, Brazil…..............................................................................................................17

Nhóm 16

3


VI. Lời cảm ơn...............................................................................................................................17

LỜI MỞ ĐẦU
∞∞∞
Các công ty đa quốc gia cùng với sự phát triển của thời đại công
nghệ số đã không ngừng tìm cách tối thiểu hóa nghĩa vụ thuế của họ đối
với các quốc gia. Một trong số đó là sự lợi dụng thuế trên thu nhập từ
sản phẩm trí tuệ ( Intellectual Property Income). Điều này gây ra sự thất
thu ngân sách của chính phủ, đòi hỏi sự quan tâm đặc biệc của chính phủ
các nước đối với sự xói mòn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận ( BEPS).
Xuất phát từ vấn đề vừa nêu, bài tiểu luận sẽ trình bày những nội
dung liên quan đến việc giải thích trọng tâm các khái niệm, cách xác
định thuế thu nhập sản phẩm trí tuệ, các cách thức sử dụng thuế thu nhập
từ sản phẩm trí tuệ trong BEPS cũng như các nổ lực chống lại BEPS của
các quốc gia.

Với những nỗ lực hết mình, nhóm thực hiện hi vọng có thể mang
đến cái nhìn tương đối đầy đủ và rõ ràng về IP Income cũng như BEPS,
đồng thời tạo điều kiện cơ sở để nghiên cứu những vấn đề khác của bộ
môn Thuế quốc tế.
Chân thành cảm ơn cô đã tạo điều kiện để nhóm có cơ hội làm việc
cùng nhau, cùng nghiên cứu, thảo luận và học tập một cách sâu sắc hơn,
chi tiết hơn về đề tài cũng như bộ môn. Hơn hết là sự cung cấp những
kiến thức nền tảng của cô về Thuế quốc tế trước khi nhóm bắt đầu làm
tiểu luận.
Nhóm thực hiện cũng xin đồng cảm ơn đến tác giả của các nguồn
tư liệu thu thập được.

Nhóm 16

4


TÀI LIỆU SỬ DỤNG
Tài liệu giảng viên hướng dẫn tham khảo môn thuế quốc tế phần Tax
challenge và OCDE 3.
Wikipedia.
/> />fbclid=IwAR1E9xOpNvRjlSiGLiJOJgN5PS7rPEJGakCN0dwGahtQbnMS4LnD0secu78
/>
Nhóm 16

5


I. Định nghĩa và các vấn đề tổng quát về BEPS và IP INCOME:
1.1. BEPS:

- BEPS là cụm từ viết tắt của “Base Erosion and Profit Shifting”. BEPS được dịch
ra tiếng Việt có nghĩa là “Xói mòn cơ sở thuế và dịch chuyển lợi nhuận”.
- Xói mòn cơ sở thuế và dích chuyển lợi nhuận (BEPS) là hành vi trốn thuế của
người nộp thuế, nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng khoảng trống và những hạn chế
trog chính sách thuế tại những nước nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất
kinh doanh để chuyển lợi nhuận sang những nước hoặc vùng lãnh thổ có mức thuế
suất thấp hơn hoặc bằng 0. Các hành vi này ngày càng trở nên phổ biến và được
thiết lập thông qua hành vi chuyển giá, thương mại điện tử, vốn mỏng, hiệp định
tránh thuế hai lần, cơ sở thường trú hay thiên đường thuế. ( Hội thảo Triển khai
chương trình hành động về chống “Xói mòn cơ sở tính thuế và chuyển lợi nhuận
(BEPS)” trong APEC, 2017).
=> Đây là lý do vì sao chương trình hành động chống “xói mòn cơ sở thu thuế và
chuyển lợi nhuận” (BEPS) ra đời. Chương trình hành động của Tổ chức hợp tác và
phát triển kinh tế (OECD) về BEPS được xuất bản vào tháng 7/2013 nhằm khắc
phục những hạn chế còn tồn tại trong quy định về thuế quốc tế. Nhờ những khuyến
nghị nêu ra trong Dự án BEPS của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD)
mà hệ thống thuế quốc tế đã và đang thay đổi nhanh chóng nhờ sự hợp tác của
chính phủ các nước và các giải pháp đơn phương của từng quốc gia nhằm mục đích
giải quyết những quan ngại về tình trạng xói mòn cơ sở tính thuế và chuyển lợi
nhuận (BEPS) và phát hiện ra những biện pháp né thuế của các doanh nghiệp, tập
đoàn đa quốc gia.
1.2. IP INCOME:
- IP INCOME là cụm từ viết tắt của “Intellectual Property Income”. IP INCOME
được dịch ra tiếng Việt có nghĩa là “Thu nhập từ các sản phẩm sở hữu trí tuệ”.
- Sở hữu trí tuệ (Intellectual property) được định nghĩa là các quyền liên quan tới:



Các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học.
buổi biểu diễn của các nghệ sĩ, bản ghi âm (thu âm), chương trình phát

thanh, truyền hình.

Nhóm 16

6




Sáng chế thuộc mọi lĩnh vực với sự nỗ lực sáng tạo của con người, xem
thêm bằng sáng chế.



Phát minh khoa học.



Kiểu dáng công nghiệp.





Nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu dịch vụ, tên thương mại và chỉ dẫn thương
mại, thương hiệu, biểu trưng.
Quyền bảo hộ chống cạnh tranh không lành mạnh.
Và tất cả các quyền khác liên quan đến hoạt động trí tuệ của con người trong
các lĩnh vực công nghiệp, khoa học, văn học hoặc nghệ thuật.


1.3. IP INCOME – BEPS:
- A patent box (hộp bằng sáng chế) là một chế độ thuế doanh nghiệp đặc biệt rất
thấp được một số quốc gia sử dụng để khuyến khích nghiên cứu và phát triển bằng
cách đánh thuế doanh thu bằng sáng chế khác với các khoản thu thương mại khác.
- Các hộp bằng sáng chế (patent box) cũng đã được các công ty, tập đoàn đa quốc
gia sử dụng làm công cụ xói mòn cơ sở và chuyển lợi nhuận (BEPS) vì các cơ
quan thuế rất khó đánh thuế vào những sản vô hình và ngăn thu nhập từ sản phẩm
sở hữu trí tuệ (IP Income) chuyển ra nước ngoài nên doanh nghiệp các công ty, tập
đoàn đa quốc gia đã lạm dụng việc giảm thuế này để giảm cơ sở thuế của họ và
lạm dụng các hạn chế của cơ quan thuế để chuyển số tiền lãi lớn sang bằng sáng
chế ở các khu vực khác có pháp lý thuế thấp hơn hoặc không có thuế suất nhằm
mục đích để trách thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Ví dụ về việc chuyển lợi nhuận bằng cách sử dụng sản phẩm trí tuệ:
Tập đoàn Samsung có trụ sở chính tại Hàn Quốc và có 4 công ty con ở Việt Nam.
Công ty mẹ có thể tính phí với công ty con với tiền bản quyền về việc sử dụng
nhãn hiệu và bản quyền với thời hạn là 5 năm. Việc thanh toán tiền bản quyền này
sẽ không được coi là chuyển lợi nhuận ra nước ngoài. Đối với công ty mẹ ở Hàn
Quốc thì mức thuế sẽ chịu là 10% thuế thu nhập doanh nghiệp trên tiền bản quyền
theo hợp đồng. Tại Việt Nam, nhờ các hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà Việt
Nam ký kết với hơn 60 nước trên thế giới có quy định thuế đánh trên tiền bản
quyền trong các mức từ 5%-15% tùy từng hiệp định với mỗi nước khác nhau. Nếu
so sánh với mức thuế suất thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam là 25% thì rõ ràng
Nhóm 16

7


tại Việt Nam, Samsung được hưởng rất nhiều ưu đãi về thuế từ 10-20% trên tổng
lợi nhuận ròng của các công ty con nên tiết kiệm được rất nhiều tiền thuế thu nhập
doanh nghiệp.


II. Thuế trên IP Income:
- Theo Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009 (Luật Sở hữu trí
tuệ), quyền sở hữu trí tuệ (QSHTT) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí
tuệ, gồm 3 nhóm quyền chính, chủ thể các quyền này có thể là cá nhân, tổ chức.
+ Quyền tác giả là các quyền đối với tác phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn
học, nghệ thuật, khoa học, thể hiện dưới bất cứ hình thức nào. Quyền liên quan đến
quyền tác giả là các quyền đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương
trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
+ Quyền sở hữu công nghiệp là quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công
nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn
địa lý, bí mật kinh doanh và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
+ Quyền đối với giống cây trồng là quyền đối với giống cây trồng mới do
mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu.
- Một vấn đề cần lưu ý trong quyền sở hữu trí tuệ là phân biệt khái niệm chủ sở
hữu và người tạo ra tài sản trí tuệ. Hai đối tượng này không phải luôn đồng nhất.
Đó là trường hợp người tạo ra tài sản trí tuệ là người sáng tạo, làm ra tài sản nhưng
chủ sở hữu lại là người đặt hàng, trả tiền sản xuất, thử nghiệm, thậm chí đầu tư
toàn bộ trang thiết bị phục vụ hoạt động tạo ra tài sản trí tuệ đó.
Theo thông tư số 205/2013/TT-BTC, tại điều 22: xác định nghĩa vụ thuế đối với
thu nhập từ tiền bản quyền:Tỷ lệ % thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế đối
với thu nhập bản quyền thường không quá 10%
III.THU NHẬP ĐỐI VỚI TIỀN BẢN QUYỀN VÀ MỘT SỐ CÁCH DOANH
NGHIỆP TRÁNH THUẾ.
1. Nghĩa vụ thuế đối với thu nhập từ tiền bản quyền:
Như đã trình bày ở phần hai rằng Việt Nam có quyền thu thuế với thu nhập
bản quyền với mức thuế suất thường sẽ không vượt quá 10% ( điều kiện đối tượng
nhận là đối tượng thụ hưởng).
Nhóm 16


8


Tiền bản quyền phát sinh tại Việt Nam là các khoản tiền bản quyền do bất kỳ một
đối tượng cư trú nào của Việt Nam chịu và phải trả, kể cả các khoản tiền bản
quyền được chịu và phải trả bởi Chính phủ và các cơ quan chính quyền địa
phương Việt Nam hoặc các cơ sở thường trú hoặc cơ sở cố định mà một đối tượng
cư trú nước ngoài có tại Việt Nam.- Điều 22 TT205/2013
Mặc khác tại khoản 2 điều này có chỉ rõ: "Trường hợp một đối tượng cư trú của
Việt Nam nhận được tiền bản quyền phát sinh tại Nước ký kết Hiệp định với Việt
Nam thì Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam có quyền đánh thuế thu nhập theo
như quy định tại Khoản 1 nêu trên, Việt Nam có quyền thu thuế đối với thu nhập
này theo quy định tại pháp luật hiện hành về thuế ở Việt Nam; nhưng đồng thời
Việt Nam phải thực hiện các biện pháp tránh đánh thuế hai lần đối với khoản thu
nhập này (quy định tại Chương III. Biện pháp tránh đánh thuế hai lần tại Việt Nam
của Thông tư này)."
Ví dụ:
Công ty A ở Mỹ chuyển giao công nghệ chế tạo Khóa an toàn 5.0 cho một công ty
con B ở Việt Nam. Khi công ty B trả tiền bản quyền cho công ty A thì Việt Nam có
quyền đánh thuế trên số tiền theo mức thuế suất hiện hành ( giả sử 10%). Tức công
ty B sẽ khấu trừ thuế trên tiền bản quyền là 10% trên tổng số tiền bản quyền để nộp
vào ngân sách nhà nước.
Nhưng điều gì sẽ xẩy ra nếu như thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam là 35%
và ở Mỹ là 20%?
Công ty B có thể tạo được một khoảng tiết kiệm thuế trong thu nhập doanh nghiệp
thông qua việc trả tiền bản quyền cho công ty mẹ A. Đây là một trong những cách
các công ty doanh nghiệp dịch chuyển lợi nhuận từ nơi có thuế suất cao sang nơi
có thuế suất thấp.
Tuy nhiên việc khấu trừ thuế còn phụ thuộc vào hiệp định tránh đánh thuế được kí
kết bởi hai quốc gia.

" Trường hợp pháp luật hiện hành về thuế ở Việt Nam không quy định thu
thuế thu nhập đối với loại thu nhập này hoặc thu thuế với một mức thuế suất thấp
hơn quy định tại Hiệp định thì đối tượng có thu nhập sẽ thực hiện nghĩa vụ thuế
theo các quy định tại pháp luật hiện hành về thuế ở Việt Nam."- Điều 22 TT
205/2013
Ví dụ:

Nhóm 16

9


Giả sử ở ví dụ trên nếu như Việt Nam không đánh thuế thấp (5%) vào tiền bản
quyền này thì công ty sẽ tiết kiệm được khoảng tiền lớn hơn và sẽ điều đó là tuyệt
vời nếu như Việt Nam hoàn toàn không đánh thuế thì với khoảng tiền nếu ở Việt
Nam công ty B sẽ phải chịu mức thuế TNDN là 35% còn ở Mỹ, công ty A sẽ
không phải chịu thuế trên thu nhập này và mức thuế TNDN thấp hơn so với Việt
Nam là 15%.
2. Tránh đánh thuế hai lần.
Theo thông tư SỐ 08/TC-TCT của Bộ tài chính hướng dẫn về thuế đối với thu
nhập từ tiền bản quyền, thuế thu nhập tiền bản quyền của bên bán nộp theo phương
pháp khấu trừ tại nguồn nên tuỳ theo từng trường hợp việc tránh đánh thuế hai lần
được thực hiện như sau:
2.1. Đối với bên bán là một cá nhân Việt Nam:
Khi nhận được tiền bản quyền do bên mua thanh toán, người nhận tiền phải kê khai
và nộp thuế thu nhập với cục thuế tỉnh, thành phố nơi thường trú. Nếu xuất trình
được thông báo nộp thuế của cơ quan thuế gửi cho bên mua (trường hợp bên mua
là pháp nhân, cá nhân Việt Nam) hoặc chứng từ đã nộp thuế khấu trừ tại nguồn của
cơ quan thuế nước ngoài (trường hợp bên mua là người cư trú tại nước ngoài) thì
sẽ được cơ quan thuế trừ số thuế đã nộp tại nguồn nhưng không lớn hơn số thuế

thu nhập mà cá nhân phải nộp.
Ví dụ 1:
Một người Việt Nam có khoản thu nhập tiền bản quyền phát sinh là 20 triệu đồng
do bên mua tại Việt Nam thanh toán, trước khi thanh toán, bên mua đã khấu trừ
thuế 5% thì việc tránh đánh thuế hai lần được thực hiện như sau:
Thuế thu nhập tiền bản quyền người đó phải nộp thuế tại nơi thường trú là 1 triệu
(20 triệu x 5%), nếu người đó xuất trình thông báo thuế của cơ quan thuế gửi cho
bên mua về việc thu thuế khấu trừ tại nguồn thì sẽ được trừ 1 triệu đồng vào số
thuế phải nộp. Như vậy, trong trường hợp này người đó sẽ không phải nộp thuế
thêm.
Ví dụ 2:
Cũng như ví dụ trên, người bán là người cư trú nước ngoài (và cư trú ở nước
ngoài) và thuế thu nhập tiền bản quyền của nước đó là 3% thì việc tránh đánh thuế
hai lần được thực hiện như sau:
Thuế thu nhập tiền bản quyền phải nộp là 1 triệu đồng (20 triệu x 5%) trừ đi thuế
đã nộp ở nước ngoài là 600.000 đồng (20 triệu x 3%). Thuế thu nhập tiền bản
quyền của người đó còn phải nộp tại Việt Nam là 400.000 đồng (1.000.000 đồng 600.000 đồng).
Nhóm 16

10


Ví dụ 3:
Cũng ví dụ 2 nhưng thuế tiền bản quyền của nước đó là 10% thì việc tránh đánh
thuế hai lần được thực hiện như sau:
Thuế thu nhập tiền bản quyền phải nộp là 1 triệu (20 triệu x 5%) trừ đi số thuế đã
nộp ở nước ngoài là 2 triệu (20 triệu x 10%) nhưng vì trong trường hợp này, thuế
đã nộp ở nước ngoài lớn hơn thuế phải nộp ở Việt Nam nên số được trừ vào thuế
phải nộp tối đa bằng số thuế đã nộp tối đa bằng số thuế phải nộp ở Việt Nam. Như
vậy, người đó không phải nộp thuế thêm ở Việt Nam.

2.2. Đối với bên bán là pháp nhân Việt Nam:
Nếu bên bán là một pháp nhân Việt Nam nhận được tiền bản quyền do bên mua
thanh toán kể cả trường hợp bên mua là pháp nhân, cá nhân nước ngoài thì khoản
thu nhập tiền bản quyền đó vẫn phải nộp thuế lợi tức theo quy định của Luật thuế
lợi tức. Nhưng khi xác định thuế lợi tức phải nộp nếu xuất trình được thông báo
nộp thuế của cơ quan thuế gửi cho bên mua (trường hợp bên mua là pháp nhân, cá
nhân Việt Nam) hoặc chứng từ đã nộp thuế của cơ quan thuế nước ngoài (trường
hợp bên mua là người cư trú tại nước ngoài) thì toàn bộ số tiền thuế thu nhập tiền
bản quyền khấu trừ tại nguồn sẽ được coi như một khoản chi phí xác định lợi tức
chịu thuế.
2.3. Đối với bên bán là người cư trú nước ngoài:
Khi cơ quan thuế thu được thuế thu nhập tiền bản quyền của bên bán là người cư
trú nước ngoài do bên mua là cá nhân và pháp nhân Việt Nam khấu trừ nộp, phải
cấp biên lai thu thuế cho bên mua để bên mua gửi cho bên bán là người cư trú nước
ngoài làm thủ tục giảm trừ vào sổ thuế phải nộp ở nước ngoài. Trong trường hợp
giữa Việt Nam và nước mà bên bán là người cư trú đã ký kết Hiệp định tránh đánh
thuế 2 lần thì thực hiện như sau:
- Trường hợp các nước thuế khấu trừ tại nguồn đã nộp theo hướng dẫn tại Thông tư
này cao hơn mức thuế tiền bản quyền quy định tại Hiệp định thì bên bán trực tiếp
hoặc uỷ quyền cho bên mua gửi công văn đến Bộ Tài chính Việt Nam (Tổng cục
thuế) đề nghị thoái trả số thuế chênh lệch, chậm nhất sau 10 ngày, kể từ ngày nhận
được đề nghị thoái trả thuế, Bộ Tài chính sẽ thực hiện xong việc thoái trả hoặc có
văn bản trả lời (nếu phải bổ sung hồ sơ) hoặc từ chối thoái trả (nếu bên bán không
thuộc đối tượng áp dụng của Hiệp định).
- Trường hợp trong Hiệp định có điều khoản quy định khoản thuế đối với thu nhập
từ tiền bản quyền và theo hướng dẫn tại Thông tư này bên bán được miễn thuế thu
nhập tiền bản quyền thì bên bán có công văn gửi đến Bộ Tài chính (Tổng cục thuế)
đề nghị xác nhận số thuế đáng lẽ phải nộp ở Việt Nam nhưng được miễn thuế theo
quy định của Luật pháp Việt Nam để làm cơ sở khấu trừ vào số thuế phải nộp ở
Nhóm 16


11


nước ngoài. Chậm nhất là 10 ngày, Bộ Tài chính sẽ có văn bản trả lời hoặc từ chối
nếu bên bán không thuộc phạm vi áp dụng của Hiệp định
3. Đối tượng thực hưởng đối với thu nhập từ tiền bản quyền:
Theo quy định tại Hiệp định (TT 205/2013), các quy định về thuế đối với tiền bản
quyền chỉ áp dụng đối với các đối tượng trực tiếp nhận và đồng thời là đối tượng
thực hưởng thu nhập bản quyền - nghĩa là người có quyền sở hữu, sử dụng và khai
thác bản quyền. Do đó, sẽ không áp dụng đối với:
1. Đối tượng nhận khoản thanh toán tiền bản quyền nhưng không phải là đối tượng
có quyền sở hữu, quyền sử dụng và quyền khai thác bản quyền; hoặc
2. Tiền bản quyền phát sinh tại Việt Nam liên quan trực tiếp đến một cơ sở thường
trú đặt tại Việt Nam của đối tượng thực hưởng là một đối tượng cư trú của Nước ký
kết Hiệp định với Việt Nam; hoặc
3. Tiền bản quyền phát sinh tại Việt Nam trả cho một cơ sở thường trú của một
công ty khác của Việt Nam đặt tại Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam.
Ví dụ 39: Một chi nhánh của công ty thuốc lá Anh tại Việt Nam cho phép một công
ty Việt Nam sử dụng công thức và nhãn hiệu thương mại của công ty thuốc lá Anh
trong các sản phẩm của công ty Việt Nam với điều kiện chi nhánh kiểm tra và giám
sát quá trình sử dụng. Trong trường hợp này, tiền bản quyền từ việc sử dụng công
thức và nhãn hiệu thương mại của công ty thuốc lá Anh liên quan trực tiếp đến chi
nhánh. Do chi nhánh là cơ sở thường trú tại Việt Nam của công ty thuốc lá Anh,
nên theo quy định tại Hiệp định giữa Việt Nam và Anh (Khoản 4, Điều 12: Tiền
bản quyền), Việt Nam có quyền thu thuế đối với thu nhập này như đối với thu nhập
từ hoạt động kinh doanh (Điều 7: Lợi tức doanh nghiệp của Hiệp định giữa Việt
Nam và Anh).
Các quy định về thuế đối với thu nhập từ tiền bản quyền như trên được nêu tại
Điều khoản Tiền bản quyền (thường là Điều 12) của Hiệp định.


IV.NHỮNG BIỆN PHÁP HẠN CHẾ BEPS VÀ LIÊN HỆ VIỆT
NAM :
1. Những biện pháp hạn chế BEPS:
Theo như cục thống kế của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD),các giao
dịch thương mại nội bộ của các tập đoàn đa quốc gia chiếm trên 30% giá trị thương
mại toàn cầu nên việc trốn và tránh thuế là rất cao. Theo kết quả điều tra OECD cho
Nhóm 16

12


thấy ,việc thất thu ngân sách nhà nước từ thuế thu nhập doanh nghiệp khoảng từ 4%
đến 10% trên toàn cầu,tức là khoảng từ 100 đến 240 tỷ USD/1 năm.Những việc xảy
ra như trên là do xói mòn cơ sở tinh thuế và chuyển lợi nhuận (BEPS).BEPS chủ yếu
tác động qua lại giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển.Vì vậy việc
ngăn chặn và hạn chế BEPS thực sự cần thiết đối với các nước .OECD/G20 đã đưa ra
15 hành động ngăn chặn BEPS:
 Giải quyết các thách thức về thuế của nền kinh tế kĩ thuật số ,xác định những
khó khăn của nền kinh tế kĩ thuật số khi áp dụng thuế quốc tế .
 Khuyến nghị về các quy tắc trong nước mà nó làm vô hiệu hóa các tác động
của công cụ thuế .
Ví du : Không đánh thuế 2 lần,khấu trừ kép,...
 Tăng cường các quy tắc về thuế của các các tập đoàn nước ngoài có liên quan
kiểm soát (CFC). Quy tắc này yêu cầu người nộp thuế nộp thuế trên phần thu
nhập hiện tại kiếm được bởi những thực thể nước ngoài mà họ hoặc những
người có liên quan kiểm soát.
 Tiếp cận thực tiễn để ngăn chặn xói mòn thuế mà dùng chi phí lãi vay .Ví dụ :
Các doanh nghiệp thường sử dụng nợ của bên thứ 3 hoặc bên liên quan để được
các khoản khấu trừ lãi hoặc tài trợ để được miễn thuế .

 Tập trung cải thiện ,nâng cao tính minh bạch của thuế,trao đổi về các chế độ ưu
đãi thuế,cần phải có yêu cầu khi có chế độ ưu đãi thuế thì phải chứng minh
bằng các hoạt động rõ ràng.
 Xây dựng các điều khoản của hiệp ước các khuyến nghị liên quan để thiết kế
quy tắc sử dụng trong nước để ngăn chặn,hạn chế lạm dụng hiệp ước để chuyển
lợi nhuận về các nước mà có thuế suất thấp.
 Thay đổi và bổ sung các quy định về cơ sở thường trú để ngăn chặn những
doanh nghiệp lợi dụng cơ sở thường trú để trốn và tránh thuế .Ví dụ :Thông
qua cấu trúc ủy quyền,...
 Không nên bảo đảm hướng dẫn chuyển giá như thế mới bảo đảm rằng việc
chuyển giá là phù hợp với việc tạo ra các giá trị liên quan đến vô hình,vốn,...

Nhóm 16

13


 Thiết lập các phương pháp để thu thập dữ liệu về BEPS và sau đó có các hành
động để giải quyết nó,xây dựng các khuyến nghị liên quan về các chỉ số quy
mô và tác động của BEPS đến nền kinh tế;chắc chắn rằng các công cụ có thể
giám sát và đánh giá hiệu quả tác động kinh tế của các hành động được thực
hiện để ngăn chặn BEPS.
 Đưa ra các khuyến nghị liên quan để thiết kế các quy tắc bắt buộc cho kế hoạch
thuế mạnh mẽ để ngăn chặn xói mòn cơ sở thuế ,xem xét chi phí hành chính
cho chính quyền và doanh nghiệp thuế mà có sử dụng quy tắc trên.
 Hướng dẫn sửa đổi về định giá chuyển giao,bao gồm mẫu báo cáo theo từng
quốc gia để tăng tính minh bạch khi xem xét chi phí được trừ ,...
 Đưa ra các giải pháp để giải quyết các trở ngại mà ngăn chặn các quốc gia giải
quyết các vấn đề tranh chấp liên quan đến hiệp ước .
 Phân tích về các vấn đề pháp lý liên quan đến sự phát triển của một công cụ đa

phương để cho phép các quốc gia hợp lý hóa việc thực hiện dự án ngăn chặn
BEPS.
2. Liên hệ Việt Nam:
Trong những năm qua,Việt Nam đã đẩy mạnh hội nhập vào nền kinh tế thế giới , như
gia nhập ASEAN,WTO,….Việc trở thành thành viên của các tổ chức này và FTA đã đem
lại cho Việt Nam rất nhiều lợi ích như là: ưu đãi thuế,xóa, bỏ các rào cảng thương
mại,mở rộng xuất khẩu qua nhiều nước vì thu hút rất nhiều vốn đầu tư nước ngoài
(FDI).Tuy nhiên,cũng trong thời gian qua,việc “trốn thuế và tránh thuế “ diễn ra rất
nhiều và được thực hiện bằng cách “chuyển giá” của các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài hoặc các giao dịch thương mại điện tử.Vì thế,Việt Nam phải có biện pháp
mạnh để ngăn chặn BEPS.
Năm 2015,Bộ Tài chính Việt Nam đã rà soát nội bộ các nội dung trong chương trình
hành động BEPS để xác định các rủi ro BEPS đối với Việt Nam.
Tháng 7/2017,Việt Nam chính thức trở thành viên thứ 100 của Diễn đàn IF (diễn đàn
hợp tác chung thực hiện các giải pháp chống xói mòn cơ sở tính thuế và chuyển lợi
nhuận ).Việt Nam cam kết thực hiện 4/15 trong tổng giải pháp ngăn chặn BEPS và chủ
yếu trong 4 lĩnh vực chính mà BEPS hay xảy ra là thương mại điện tử và hiệp định
thuế ,định giá chuyển giao,,thuế thu nhập doanh nghiệp ,cụ thể như sau:

Nhóm 16

14


 Thương mại điện tử:
Giai đoạn 2016 – 2020,Bộ Tài chinh sẽ soạn thảo văn bản quy định mức thuế
áp dụng đối với các sản phẩm, dịch vụ điện tử,xem xét ,nghiên cứu về những
điều kiện tạo thanh cơ sở thường trú trong lĩnh vực thương mại điện tử theo
thông lệ quốc tế.
 Định giá chuyển giao:

Chính phủ ban hành các Nghị định 20/2017/NĐ-CP quy định về quản lý thuế
đối với các doanh nghiệp có các bên liên kết .Bên cạnh đó cơ quan thuế cũng
tăng cường kiểm soát đối với giao dịch liên kết của các tập đoàn đa quốc gia vì
các doanh nghiệp phải có nghĩa vụ báo cáo lợi nhuận liên quốc .Ngoài ra, đối
với các doanh nghiệp có quy mô không đáng kể hoặc không áp dụng APA thì
giảm các thủ tục kê khai .
 Hiệp định thuế :
Sửa đổi và bổ sung các quy định để chống tránh thuế ,áp dụng cơ chế giải quyết
tranh chấp theo thỏa thuận song phương,kí kết các Hiệp định đa phương về
thuế,về báo cáo chính phủ về thuế quốc tế,…
 Thuế thu nhập doanh nghiệp:
Kiểm tra lại các quy định về miễn ,giảm thuế.Mặt khác, bổ sung các quy định
về tỷ lệ lãi vay trên vốn chủ sở hữu được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế
thu nhập doanh nghiệp.
APEC diễn ra tháng 10/2017 do Việt Nam chủ trì đã tập trung về vấn đề ngăn chặn
BEPS.
Tóm lại, lợi ích của việc triển khai dự án BEPS tại Việt Nam đã góp phần rất lớn
,chống xói mòn cơ sở tính thuế của ngành Tài chính nói chung và Thuế của Việt Nam
nói riêng trong giai đoạn 2016-2020, vì thuế sẽ giảm các nguồn thất thu thuế từ các
giao dịch qua biên giới hay các giao dịch thương mại điện tử,từ thu nhập từ các sản
phẩm sở hữu trí tuệ (IP Income).

V. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA CHỐNG HÀNH VI
CHUYỂN GIÁ:
1. Anh:

Nhóm 16

15



Tập trung vào các công ty đa quốc gia (đặc biệt là các công ty hoạt động trong lĩnh
vực công nghệ), tăng cường thực hiện việc trao đổi thông tin về thuế giữa các nước
về hoạt động của các công ty đa quốc gia theo hướng dẫn của Tổ chức Hợp tác và
Phát triển kinh tế (OECD); từ chối những khoản giảm trừ thuế đối với những hoạt
động không phù hợp… Tiền phạt được tính trên số thuế bị thất thu với mức phạt từ
30%, 70% đến 100% tùy theo mức độ của sai phạm.
2.Trung Quốc:
Đưa các công ty trong lĩnh vực công nghiệp, dược phẩm, y tế vào diện các công ty
có khả năng chuyển giá đồng thời quy định khá cụ thể các thông tin DN cần phải
cung cấp cho cơ quan thuế trong năm tài chính về các hoạt động kinh tế; áp dụng
cơ chế chống chuyển giá (APA); tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; đặc biệt
chú ý đến những công ty có trụ sở tại các nước có thuế suất thuế Thu nhập DN
(TNDN) thấp. Tại Trung Quốc, mặc dù không áp dụng mức phạt đối với các khoản
điều chỉnh nhưng quốc gia này lại áp dụng mức lãi suất tương ứng với lãi suất cho
vay của ngân hàng cộng thêm 5% và không được khấu trừ khi tính thu nhập chịu
thuế.
3.Ấn Độ:
Sửa đổi quy định về các biện pháp chống chuyển giá gồm: thực hiện cơ chế thỏa
thuận giá trước APA về phương pháp xác định giá tính thuế; áp dụng chế tài xử
phạt nặng đối với những DN không cung cấp các thông tin hay tài liệu về các giao
dịch kinh tế khi cơ quan thuế yêu cầu; quy định mức giá/lợi nhuận để xác định giá
thị trường của sản phẩm; đưa ra những cách thức nhằm hình thành hệ thống số liệu
theo chuỗi các năm để so sánh, đối chiếu. Đối với các khoản phát hiện, mức áp
thuế 100 - 300% mức thuế và mức phạt khoảng 2% tính trên giá trị hợp đồng đối
với một số sai sót như: không lưu trữ đầy đủ hồ sơ, lập hồ sơ không chính xác…
4. Indonesia:
Phương pháp áp dụng biện pháp ngăn chặn hoạt động chuyển giá căn bản nhất
được thực hiện theo hướng dẫn của OECD như: so sánh giá thị trường tự do,
phương pháp dựa vào giá bán ra, phương pháp cộng chi phí vào giá vốn. Mặt khác,

Indonesia áp dụng mức phạt 2%/tháng tính trên số thuế nộp thiếu bị phát hiện do
gian lận qua chuyển giá, mức này sẽ tăng thêm 50% nếu các kiến nghị phản đối bị
xác định là sai, và tăng thêm 100% nếu kết quả kháng cáo vẫn được xác định là sai.
Thu hẹp các ưu đãi về thuế, hoàn thiện hệ thống thông tin, dữ liệu về người, DN
Nhóm 16

16


nộp thuế, để từ đó theo dõi sát sao những thay đổi về doanh thu, lợi nhuận.
5. Malaysia:
Luật hóa bằng các quy định cụ thể về việc ban hành 2 tờ khai về chuyển giá, một
tờ khai dành cho các DN nước ngoài và một tờ khai dành cho các DN trong nước.
Trên cơ sở thông tin kê khai, Cục Thuế sẽ xem xét, rà soát liệu có nên thanh tra DN
này hay không. Điểm nhấn đáng quan tâm nhất trong quy định này là Cục Thuế
Malaysia muốn thấy ở tờ khai này những thông tin về cấu trúc của tập đoàn, những
chi phí mà công ty phải trả như: chi phí bản quyền, chi phí quản lý DN, những
bằng chứng chứng minh DN có hưởng những dịch vụ đó và trả đúng với những
dịch vụ mà DN đã hưởng hay không. Phương thức xác định các DN có thực hiện
chuyển giá hay không được Malaysia áp dụng là so sánh giá thị trường tự do,
phương pháp dựa vào giá bán ra, phương pháp cộng chi phí vào giá vốn, phương
pháp phân chia lợi nhuận, phương pháp lợi tức thuận từ giao dịch. Mức phạt từ
25% -35% số thuế bị phát hiện.
6. Tunisia, Pháp, Brazil…
Ban hành danh sách các thiên đường thuế đồng thời đưa ra những chính sách nhằm
hạn chế việc chuyển giá của các công ty đa quốc gia có trụ sở tại các thiên đường
thuế đó. Tunisia áp dụng mức thuế suất thuế TNDN đối với các đối tượng không
cư trú tại Tunisia nhưng là đối tượng cư trú tại các thiên đường thuế là 25%, cao
hơn so với mức áp dụng với các nước khác (15%). Đồng thời, để phù hợp với xu
hướng các nước ngày càng giảm thuế suất thuế TNDN, Brazil quy định những

quốc gia có mức thuế suất thấp hơn 17% sẽ được coi là thiên đường thuế.
VI. Lời cảm ơn:
Trên đây là toàn bộ những thông tin nhóm em tìm hiểu được về chủ đề “Thu nhập
sản phẩm bản quyền trí tuệtrong xói mòn cơ sở thuế và dịch chuyển lợi nhuận”.
Qua chủ đề trên, có thể thấy, các công ty, tập đoàn đa quốc gia luôn tìm kiếm mọi
ngóc ngách, những điểm yếu chưa nhất quán trong Luật Thuế giữa các quốc gia
khác nhau để thực hiện hành vi trốn thuế và những biện pháp mà chính phủ thực
hiện nhằm hạn chế, ngăn chặn các hành vi gian lận trên. Trong quá trình làm bài,
chúng em không thể tránh khỏi sự thiếu xót mong cô thông cảm, sửa chữa và cảm
ơn vì đã đọc bài tiểu luận của nhóm chúng em.

Nhóm 16

17


XIN CẢM ƠN!

Nhóm 16

18



×