Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ CÁC BIỆN PHÁP THỰC THI QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ THEO QUI ĐỊNH CỦA HIỆP ĐỊNH TRIPS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.65 KB, 7 trang )

I, TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:
Khi xã hội càng phát triển với những thành tựu và những biến đổi không
ngừng của khoa học kỹ thuật thì giá trị sở hữu trí tuệ ngày càng được đề cao và
coi trọng trong mỗi sản phẩm, mỗi thành quả lao động. Sở hữu trí tuệ có vai trò
to lớn trong việc thúc đẩy nền kinh tế nói chung và hoạt động thương mại nói
riêng.
Việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ từ lâu đã được các nước phát triển quan
tâm và là vấn đề gây nhức nhối trên tất cả các diễn đàn, là đề tài gây tranh cãi
trên tất cả các hoạt động kinh doanh hay hoạt động khác của đời sống xã hội.
Chiến lược nhấn mạnh việc thực hiện bảo hộ thích đáng, coi sức lao động trí tuệ
là một loại hàng hóa đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, phải được trả giá
tương xứng. Thực tế ở Việt Nam cho thấy, tình trạng vi phạm về sở hữu trí tuệ
đang ngày một gia tăng. Các loại hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, sao chép bản
quyền bất hợp pháp đang được bày bán gần như công khai trên khắp mọi miền
của đất nước. Nguy cơ này sẽ ngày càng tăng khi chúng ta mở cửa rộng rãi hơn,
hội nhập sâu sắc hơn với nền kinh tế khu vực và thế giới. Chính vì vậy, việc
thực thi quyền sở hữu trí tuệ theo hiệp định TRIPS đang là nhu cầu phát sinh từ
lợi ích quốc gia và lợi ích quốc tế nhất là đối với một quốc gia mới gia nhập
WTO như Việt Nam.
II. NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ CÁC BIỆN PHÁP THỰC THI QUYỀN
SỞ HỮU TRÍ TUỆ THEO QUI ĐỊNH CỦA HIỆP ĐỊNH TRIPS.
1. Thực thi quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự và các chế tài áp
dụng.
Phù hợp để áp dụng cho việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ, biện pháp dân
sự được coi là biện pháp chủ đạo và là biện pháp có khả năng giải quyết thỏa
đáng những thiệt hại mà chủ sở hữu quyền phải gánh chịu. Nội dung chủ yếu
của biện pháp này bao gồm:
- Các biện pháp chế tài dân sự: tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm
quyền, người nắm giữ quyền đối với quyền sở hữu trí tuệ có thể yêu cầu tòa án
áp dụng biện pháp buộc bên có hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi đó.
Theo điều 45 Hiệp định Trips qui định: Các cơ quan xét xử có quyền ra lệnh


buộc người xâm phạm phải trả cho chủ thể quyền khoản đền bù thoả đáng để bồi
thường thiệt hại mà chủ thể quyền sở hữu trí tuệ đã phải gánh chịu do hành vi
xâm phạm của người thực hiện hành vi xâm phạm quyền khi đã biết hoặc có cơ
sở để biết điều đó.
Các cơ quan xét xử phải có quyền ra lệnh buộc người xâm phạm phải trả
cho chủ thể quyền các phí tổn, trong đó có thể bao gồm cả phí đại diện thích
hợp. Trong những trường thích hợp, các Thành viên có thể cho các cơ quan xét
xử được quyền ra lệnh thu hồi các khoản lợi nhuận và/hoặc trả các khoản đền bù
thiệt hại đã ấn định trước, kể cả trường hợp người xâm phạm đã thực hiện hành
vi xâm phạm khi không biết hoặc không có căn cứ để biết điều đó.
- Các biện pháp chế tài khác: Nhằm mục đích ngăn chặn các hành vi xâm
phạm và tránh bất cứ thiệt hại nào cho bên chủ thể quyền, các cơ quan xét xử có
1
quyền ra lệnh xử lý ngoài kênh thương mại những hàng hóa bị coi là xâm phạm,
các vật liệu và phương tiện phục vụ cho sản xuất hàng hóa đó, kể cả việc tiêu
hủy, tịch thu mà không phải bồi thường dưới bất cứ hình thức nào, trừ việc tiêu
hủy đó trái với hiến pháp hiện hành ( Điều 46 Hiệp định Trips).
- Bồi thường cho bên bị: Các cơ quan xét xử phải có quyền ra lệnh buộc
bên đã đưa ra yêu cầu thực hiện các biện pháp chế tài và đã lạm dụng các thủ tục
thực thi phải trả cho bên đã bị áp dụng các biện pháp đó hoặc bị hạn chế một
cách sai trái khoản bồi thường tương xứng với thiệt hại do sự lạm dụng đó gây
ra. Các cơ quan xét xử cũng phải có quyền ra lệnh buộc nguyên đơn phải trả cho
bị đơn các chi phí, trong đó có thể bao gồm cả phí đại diện thích hợp. (Điều 48
Hiệp định trips).
2. Thực thi quyền sở hữu trí tuệ bằng các biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Các cơ quan xét xử của các quốc gia thành viên có thể ra lệnh áp dụng khẩn
cấp và hữu hiệu các biện pháp tạm thời trong một số trường hợp sau:
- Nhằm ngăn chặn các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt
ngăn chặn hàng hóa nhập khẩu vào kênh thương mại ngay khi hoàn tất thủ tục
hải quan.

- Nhằm bảo tồn các chứng cứ liên quan đến hành vi bị khiếu kiện là xâm
phạm quyền, đề phòng tình trạng tẩu tán, tiêu hủy tang vật xâm phạm, tài sản
dùng để thi hành xử lý hoặc bồi thường thiệt hại.
Hiệp định Trips cho phép các cơ quan xét xử tạm thời giữ hàng hóa, sản
phẩm bị coi là xâm phạm, kể cả hàng hóa nhập khẩu đã hoàn tất thủ tục hải
quan, khi có căn cứ nghi ngờ bên xâm phạm có thể tẩu tán hoặc tiêu hủy chứng
cứ vi phạm, đặc biệt nếu có chứng cứ cho rằng bất cứ sự chậm chễ nào cũng có
nguy cơ gây ra không thể khắc phục được cho chủ thể quyền.
Nguyên đơn, người yêu cầu cơ quan xét xử áp dụng biện pháp khẩn cấp
tạm thời có nghĩa vụ phải cung cấp chứng cứ một cách thuyết phục rằng mình là
chủ thể có quyền và quyền đó đang bị xâm phạm.
Liên quan đến việc hủy bỏ, đình chỉ hiệu lực các biện pháp khẩn cấp, tạm
thời, hiệp định cũng qui định các trường hợp bị đơn được quyền ra các yêu cầu
này nếu thủ tục tố tụng để xét xử vụ việc không được tiến hành trong một thời
gian hợp lý.
3. Thực thi quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hành chính và chế tài áp
dụng (Điều 49 Hiệp định Trips)
Với bản chất là sử dụng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước thông qua
quyết định hành chính, thủ tục hành chính cho phép cơ quan có thẩm quyền đưa
ra các biện pháp trừng phạt đối với người có hành vi vi phạm quyền sở hữu trí
tuệ mà không cần đòi hỏi bắt buộc phải có người khiếu nại. Việc áp dụng thủ tục
hành chính cũng phải tuân theo một số nguyên tắc cơ bản và thẩm quyền xử lý
vi phạm hành chính trong lĩnh vực này được qui định cụ thể trong pháp luật mỗi
quốc gia.
4. Thực thi quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hình sự và chế tài áp dụng.
( Điều 61 Hiệp định Trips)
2
Các hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ có mức độ bị coi là tội phạm thì
áp dụng chế tài hình sự. Các biện pháp chế tài bao gồm phạt tiền hoặc phạt tù,
bắt giữ, tịch thu, tiêu hủy hàng hóa xâm phạm, vật liệu, phương tiện sử dụng để

thực hiện phạm tội.
Hiệp định qui định các hình phạt tiền hoặc phạt tù để ngăn chặn hành vi
xâm phạm, có thể bao gồm cả việc bắt giữ, tịch thu và tiêu hủy hàng hóa xâm
phạm và bất cứ vật liệu hoặc phương tiện nào khác được sử dụng chủ yếu để
thực hiện tội phạm, áp dụng đối với hành vi cố tình giả mạo nhãn hiệu hàng hóa.
5. Thực thi quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp kiểm soát biên giới.
Biện pháp đình chỉ thông quan không được áp dụng đối với việc nhập khẩu
hàng hóa đã được chủ thể quyền hoặc người được sự đồng ý của chủ thể quyền
đưa ra thị trường nước khác hoặc đối với hàng hóa quá cảnh. Chỉ khi có căn cứ
hợp lý để nghi ngờ rằng việc nhập khẩu các hàng hóa mạng nhãn hiệu hàng hóa
giả mạo có thể xảy ra thì các thành viên phải ban hành các thủ tục phù hợp.
Điều 51 qui định các thành viên có thể qui định các thủ tục tương ứng về
việc đình chỉ thông quan tại cơ quan hải quan đối với những hàng hóa vi phạm
nhập khẩu vào lãnh thổ nước thành viên mà không áp dụng bắt buộc đối với
những hàng hóa vi phạm được tập kết để xuất khẩu ra khỏi lãnh thổ nước mình.
Để đảm bảo sự công bằng trong việc áp dụng các thủ tục đình chỉ thông
quan, Hiệp định đưa ra quyền kiểm tra hàng hóa và thông tin đối với cả hai bên
nguyên đơn và người nhập khẩu. Bên cạnh đó hiệp định cũng qui định một số
hành động mặc nhiên của cơ quan có thẩm quyền, người nhập khẩu, chủ thể
quyền hoặc các quốc gia thành viên có thể thực hiện.
Để ngăn chặn các hàng hóa vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, các cơ quan có
thẩm quyền phải có quyền ra lệnh tiêu huỷ hoặc xử lý hàng hoá xâm phạm theo
các nguyên tắc nêu tại Điều 46 trên đây. Đối với hàng hoá mang nhãn hiệu giả
mạo, các cơ quan có thẩm quyền không được cho phép tái xuất những hàng hoá
xâm phạm vẫn giữ nguyên trạng hoặc xử lý chúng theo một thủ tục hải quan
khác, trừ các trường hợp ngoại lệ.( Điều 59 Hiệp định Trips).
Tóm lại, các qui định của hiệp định Trips nói chung và các qui định về
thực thi quyền sở hữu trí tuệ nói riêng được thiết lập nhằm đưa ra các yêu cầu tối
thiểu mà các quốc gia thành viên phải có nghĩa vụ tuân theo, trong đó các nước
thành viên tự quyết định các phương pháp thích hợp để thực hiện các qui định

của Hiệp định Trips, các biện pháp mà các nước thành viên áp dụng trên cơ sở
các biện pháp được nêu trong Hiệp định Trips.
III. SỰ TƯƠNG THÍCH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM.
Các quy định của pháp luật Việt Nam về các biện pháp thực thi quyền sở
hữu trí tuệ được quy định ở nhiều văn bản khác nhau như: Luật sở hữu trí tuệ
2005, Bộ luật tố tụng dân sự 2004, Luật hải quan 2001,Bộ luật hình sự 1999,
Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính,….
1. Thực thi quyền sở hữu trí tuệ theo thủ tục dân sự và các chế tài áp dụng.
3
Một trong những nguyên tắc cơ bản của bộ luật tố tụng dân sự 2004 là
nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự của tất cả các
công dân (Điều 8 Bộ luật TTDS 2004). Điều này hoàn toàn phù hợp và tuân theo
quy định tại Điều 42 Hiệp định TRIPs. Theo đúng yêu cầu của Hiệp định, pháp
luật Việt Nam dành quyền bình đẳng và sự công bằng đúng đắn cho cả hai bên
trong vụ tranh chấp, cả với nguyên đơn và bị đơn. Hai bên được phép có cố vấn
pháp luật độc lập, bên bị đơn dược thông báo bằng văn bản một cách kịp thời và
chi tiết về lý do bị kiện cũng như các yêu cầu cần thiết để trả lời cho phía
nguyên đơn. Nếu như Hiệp định TRIPs đảm bảo tối đa quyền tự bảo vệ cho
đương sự hoặc ủy quyền cho người khác thì luật Việt Nam cũng có những điều
khoản cụ thể về vấn đề này khi ghi nhận các nguyên tắc cơ bản trong Bộ luật tố
tụng dân sự.
Tiếp thu tinh thần của Hiệp định TRIPs, Luật sở hữu trí tuệ và các văn bản
pháp luật liên quan trú trọng đến việc xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu
trí tuệ theo thủ tục dân sự. Việc khởi kiện dân sự nhằm mục đích yêu cầu người
thực hiện hành vi xâm phạm chấm dứt hành vi xâm phạm của mình và bồi
thường thiệt hại đã xảy ra. Người có quyền khởi kiện có thể là chủ sở hữu hoặc
người được chuyển giao hay được thừa kế.
Về chứng cứ: Các quy định về chứng cứ của Bộ luật tố tụng dân sự nhìn
chung là phù hợp với quy định của Hiệp định TRIPs, đó là khi đưa ra yêu cầu
khởi kiện trước toàn nguyên đơn hoặc người đại diện hợp pháp của họ phải cung

cấp chứng cứ về quyền sở hữu của mình cũng như chứng cứ về hành vi xâm
phạm quyền. Tuy nhiên, trường hợp cần bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bị đơn
trong việc bảo vệ các bí mật thương mại, bảo mật thông tin chưa được trú trọng
trong Bộ luật tố tung dân sự. Các yếu tố chứng cứ cần phải xác định và làm rõ
tính trung thực, Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi có quy định về giám định sở hữu trí
tuệ nhưng chưa cụ thể và minh bạch.
Các biện pháp chế tài áp dụng: Các biện pháp dân sự mà tòa án có thể áp
dụng để xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm gồm: Buộc chấm dứt
hành vi vi phạm, buộc xin lỗi, cải chính công khai, buộc thực hiện nghĩa vụ dân
sự … Có thể nhận thấy, các quy định của pháp luật Việt Nam đã tương thích với
Hiệp định TRIPs, về cơ bản đáp ứng yêu cầu của Hiệp định.
Vấn đề bồi thường thiệt hại: Hiệp định TRIPs quy định người xâm phạm phải
chịu các khoản phí tổn cho vụ kiện bao gồm các chi phí tham gia cho vụ kiện
cũng như các chi phí hợp lí để thuê người đại diện. Trong khi đó, Bộ luật tố tụng
đân sự năm 2004 quy định, toàn án có thể quyết định tỷ lệ án phí dựa trên sự
đúng sai của các bên liên quan và các bên có quyền khiếu nại các quyết định sư
thảm của vụ án lên tòa cấp cao hơn.
Hiệp định TRIPs còn cho phép các cơ quan xét xử có quyền ra lệnh xử lý
ngoài kênh thương mại những hàng hóa bị coi là xâm phạm, các vật liệu và
4
phương tiện phục vụ cho việc sản xuất hàng hóa đó, kể cả việc tiêu hủy, tịch thu
mà không phải bồi thường dưới bất kỳ hình thức nào nhằm giảm thiểu các hành
vi tiếp diễn. Pháp luật Việt Nam chưa có quy định nào về vấn đề này.
2. Thực thi quyền sở hữu trí tuệ bằng các biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Các quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay tương đối phù hợp với các
quy định của Hiệp định TRIPs. Bao gồm các biện pháp: thu giữ, kê biên hoặc
niêm phong. Các biện pháp tạm thời có thể bị đình chỉ nếu các cơ quan có thẩm
quyền áp dụng xét thấy không còn cần thiết.
3. Thực thi quyền sở hữu trí tuệ theo thủ tục hành chính
Theo Hiệp định TRIPs, việc áp dụng các thủ tục hành chính phải tuân theo

pháp luật của từng quốc gia và phải phù hợp với các quy định nêu tại mục 2 của
Hiệp định TRIPs mà các biện pháp hành chính còn được quy định rất cụ thể
trong các văn bản pháp luật có liên quan. Đặc biệt, luật sử đổi bổ sung một số
điều của Luật sở hữu trí tuệ đã điều chỉnh mức phạt hành chính, chức năng của
các cơ quan thực thi đã được xác định rõ ràng hơn nhằm tránh các thủ tục phiền
hà và chồng chéo và một cơ quan điều phối đã được thành lập.
Như vậy, các quy định của pháp luật Việt Nam về thực thi quyền sở hữu trí
tuệ theo thủ tục hành chính đã đáp ứng các yêu cầu của hiệp định TRIPs, và
ngày càng có những thay đổi thích hợp cho xử lí các hành vi xâm phạm.
4. Thực thi quyền sở hữu trí tuệ theo thủ tục hình sự.
Các biện pháp chế tài: Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định cá nhân thực hiện
hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy
cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự. Bộ luật hình sự đã
quy định các chế tài nghiêm khắc bao gồm cả phạt tiền hoặc phạt tù. Tuy nhiên,
so với Điều 61 Hiệp định TRIPs thấy rằng phạm vi truy cứu trách nhiệm hình
sự đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo các quy định của Bộ
luật hình sự có hẹp hơn.
Một điểm tiến bộ rõ rệt được nhận thấy ở Điều 171 Bộ luật hình sự sửa đổi
2009 quy định về tội phạm xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Sự thay đổi
này đã khắc phục được thiếu sót trước kia của Bộ luật hình sự 1999, tạo nên sự
phù hợp giữa pháp luật Việt Nam và Hiệp định TRIPs. Theo đúng tinh thần của
Hiệp định, Điều 171 BLHS quy định tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
với lỗi cố ý xâm phạm và với quy mô thương mại mà không phải trong phạm vi
hẹp như BLHS 1999.
Sự thay đổi này cho thấy các quy định trong pháp luật Hình sự Việt Nam đang
từng bước hoàn thiện và phù hợp hơn với Hiệp định TRIPs.
5. Thực thi quyền sở hữu trí tuệ theo biện pháp kiểm soát biên giới.
5

×