Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

đánh giá kiến trúc trụ sở hành chính cấp xã của huyện thanh oai , thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (18.75 MB, 115 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

NGUYỄN THỊ PHƯỢNG

ĐÁNH GIÁ KIẾN TRÚC TRỤ SỞ HÀNH CHÍNH
CẤP XÃ CỦA HUYỆN THANH OAI , THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KIẾN TRÚC

Hà Nội - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

NGUYỄN THỊ PHƯỢNG
KHÓA: 2017-2019

ĐÁNH GIÁ KIẾN TRÚC TRỤ SỞ HÀNH CHÍNH
CẤP XÃ CỦA HUYỆN THANH OAI , THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Kiến trúc


Mã số: 60.58.01.02
LUẬN VĂN THẠC SĨ KIẾN TRÚC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. ĐẶNG ĐỨC QUANG

XÁC NHẬN
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN:
PGS.TS. CHẾ ĐÌNH HOÀNG

Hà Nội - 2019


i

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn Thạc sĩ Kiến trúc, với lòng kính trọng và biết ơn sâu
sắc, tôi xin chân thành bày tỏ lời cảm ơn tới:
PGS.TS. ĐẶNG ĐỨC QUANG là người hướng dẫn khoa học có trình độ
cao và kinh nghiệm, đã hướng dẫn tận tình, trách nhiệm, khoa học và hiệu quả.
Khoa Sau Đại học – Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội đã nhiệt tình hướng dẫn
giúp đỡ, tạo điều kiện để tôi hoàn thành tốt khóa học và luận văn Thạc sỹ.
Tôi cũng bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo là giảng viên Khoa
Sau Đại học – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã giảng dạy, giúp tôi tiếp thu
được những kiến thức quý báu chuyên ngành Kiến trúc trong thời gian học tập tại
Trường.
Gia đình, cùng bạn bè đồng nghiệp, những người đã chia sẻ khó khăn, động
viên, tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận
văn Thạc sĩ Kiến trúc.
Tuy đã rất cố gắng, nhưng do điều kiện thời gian, kiến thức của bản thân còn
hạn chế nên nội dung Luận văn cũng không tránh khỏi những thiếu sót, tôi mong

nhận được sự đóng góp những ý kiến quý báu của Hội đồng khoa học nhà Trường
cùng các thầy cô giáo, đồng nghiệp và bạn bè. Đặc biệt mong mỏi được sự quan tâm
sâu sắc của các thầy cô trực tiếp phản biện đối với Luận văn này để nội dung Luận
văn được hoàn thiện hơn, nội dung nghiên cứu của tôi có tính thực tiễn cao hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Phượng


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn Thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học
độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của luận văn là trung thực
và có nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Phượng


iii

MỤC LỤC
Lời cảm ơn………………………………………………………………….…......i
Lời cam đoan………………………………………………………………..……ii
Mục lục……………………………………………………………………….….iii
Danh mục các từ viết tắt……………………………………………..………….vi
Danh mục hình ảnh…………………………..………………………….....…...vii
Danh mục bảng biểu…………………………………………………………….ix

MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
*Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1
*Mục đích nghiên cứu ........................................................................................ 1
*Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 2
*Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 2
*Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........................................................ 2
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG VỀ KIẾN TRÚC TRỤ SỞ HÀNH CHÍNH
CẤP XÃ CỦA HUYỆN THANH OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI. ..................... 4
1.1 Giới thiệu về các công trình trụ sở hành chính cấp xã của huyện Thanh
Oai, Thành phố Hà Nội. ..................................................................................... 4
1.2 Khái quát tình hình xây dựng trụ sở hành chính cấp xã huyện Thanh
Oai, Thành phố Hà Nội. ..................................................................................... 5
1.3 Thực trạng kiến trúc trụ sở hành chính cấp xã của huyện Thanh Oai,
Thành phố Hà Nội. ............................................................................................. 7
1.3.1 Thực trạng kiến trúc trụ sở hành chính cấp xã xây dựng từ giai đoạn 2005
– 2008. .............................................................................................................. 7
1.3.2 Thực trạng kiến trúc trụ sở hành chính cấp xã xây dựng từ giai đoạn 2009
– 20014. ............................................................................................................. 16
1.3.3 Thực trạng kiến trúc trụ sở hành chính cấp xã xây dựng từ giai đoạn 2015
– 20018. ............................................................................................................. 22
1.4 Tổng hợp ý kiến đánh giá và các vấn đề cần nghiên cứu giải quyết. ....... 29
1.4.1 Tổng hợp ý kiến đánh giá. ...................................................................... 29


iv

1.4.2 Các vấn đề cần nghiên cứu giải quyết ..................................................... 30
CHƯƠNG II: CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ ĐÁNH GIÁ KIẾN TRÚC TRỤ SỞ
HÀNH CHÍNH CẤP XÃ CỦA HUYỆN THANH OAI, TP. HÀNỘI. ........... 33
( XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ) ........................................................... 33

2.1 Cơ sở pháp lý .............................................................................................. 33
2.1.1. Hệ thống Luật và các văn bản pháp lý xây dựng kiến trúc trụ sở hành
chính cấp xã do cấp Bộ ban hành. ................................................................... 33
2.1.2 Các tiêu chuẩn, quy chuẩn. ..................................................................... 35
2.2 Cơ sở lý luận ............................................................................................... 40
2.2.1. Lý thuyết tổ chức không gian trụ sở hành chính cấp xã của huyện Thanh
Oai. ................................................................................................................. 40
2.3.1 Điều kiện tự nhiên. ................................................................................. 47
2.3.2 Điều kiện kinh tế. ................................................................................... 50
2.3.3. Điều kiện văn hóa – xã hội .................................................................... 51
2.3.4. Điều kiện kỹ thuật xây dựng.................................................................. 52
2.4 Xây dựng tiêu chí và thang điểm đánh giá. ............................................... 54
2.4.1 Xây dựng tiêu chí đánh giá. .................................................................... 54
2.4.2 Xây dựng thang điểm đánh giá ............................................................... 54
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ KIẾN TRÚC TRỤ SỞ HÀNH
CHÍNH CẤP XÃ CỦA HUYỆN THANH OAI. ............................................. 56
3.1 Quan điểm và nguyên tắc đánh giá kiến trúc trụ sở hành chính cấp xã
huyện Thanh Oai. ............................................................................................. 56
3.1.1 Quan điểm đánh giá................................................................................ 56
3.2. Tổng hợp kết quả đánh giá. ...................................................................... 57
3.2.1 Kết quả đánh giá trụ sở hành chính cấp xã huyện Thanh Oai xây dựng giai
đoạn từ 2005 -2008. ........................................................................................ 57
3.2.2 Kết quả đánh giá trụ sở hành chính cấp xã huyện Thanh Oai xây dựng giai
đoạn từ 2009 -2014. ........................................................................................ 68
3.2.3 Kết quả đánh giá trụ sở hành chính cấp xã huyện Thanh Oai xây dựng giai
đoạn từ 2015 -2018. ........................................................................................ 78


v


3.3 Định hướng kiến trúc trụ sở hành chính cấp xã huyện Thanh Oai, Thành
phố Hà Nội. ....................................................................................................... 90
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 97
*Kết luận .......................................................................................................... 97
*Kiến nghị......................................................................................................... 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TSHC

Trụ sở hành chính

UBND

Ủy ban nhân dân

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

QH

Quốc hội

TCVN


Tiêu chuẩn Việt Nam

GS

Giáo sư

TS

Tiến sĩ


vii

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Số hiệu

Tên hình

hình
Hình 1.1

Vị trí địa lý huyện Thanh Oai

Hình 1.2

Vị trí TSHC cấp xã của xã Bích Hòa và xã Bình Minh

Hình 1.3


Vị trí TSHC cấp xã của xã Cự Khê và Cao Viên

Hình 1.4

Tổng mặt bằng trụ sở xã Cao Viên

Hình 1.5

Mặt bằng hiện trạng trụ sở xã Bích Hòa

Hình 1.6

Mặt bằng hiện trạng trụ sở xã Cao Viên

Hình 1.7

Mặt đứng trụ sở xã Bích Hòa

Hình 1.8

Mặt đứng cổng trụ sở xã Bích Hòa.

Hình 1.9

Mặt đứng trụ sở xã Bình Minh.

Hình 1.10

Mặt đứng cổng trụ sở xã Bình Minh.


Hình 1.11

Nội thất phòng làm việc Chủ Tịch

Hình 1.12

Vị trí TSHC cấp xã của xã Mỹ Hưng và xã Tam Hưng

Hình 1.13

Vị trí TSHC cấp xã của xã Liên Châu và Tân Ước

Hình 1.14

Tổng mặt bằng hiện trạng trụ sở xã Tam Hưng.

Hình 1.15

Mặt bằng hiện trạng trụ sở xã Tam Hưng

Hình 1.16

Mặt đứng trụ sở Tam Hưng

Hình 1.17

Phòng họp trụ sở Tam Hưng

Hình 1.18


Vị trí TSHC cấp xã của xã Thanh Mai và xã Thanh Thùy

Hình 1.19

Vị trí TSHC cấp xã của xã Đỗ Động và Hồng Dương

Hình 1.20

Mặt bằng tổng thể trụ sở Thanh Thùy

Hình 1..21

Mặt bằng hiện trạng trụ sở xã Thanh Thùy

Hình 1.22

Mặt bằng hiện trạng trụ sở xã Đỗ Động

Hình 1.23

Mặt đứmg trụ sở xã Liên Châu


viii

Hình 1.24

Mặt đứmg trụ sở xã Hồng Dương

Hình 1.25


Mặt đứmg cổng trụ sở xã Thanh Thùy

Hình 1.26

Mặt đứmgcổng trụ sở xã Thanh Văn

Hình 2.1

Giải pháp phân khu chức năng TSHC cấp xã

Hình 3.1

Công trình TSHC tập trung đầu mối giao thông chính

Hình 3.2

Mặt đứng định hướng trụ sở hành chính cấp xã.

Hình 3.3

Phối cảnh định hướng trụ sở hành chính cấp xã


ix

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1

Bảng tổng hợp quy mô xây dựng giai đoạn từ nằm 2005 - 2008


Bảng 1.2

Bảng tổng hợp quy mô xây dựng giai đoạn từ nằm 2009 - 2014

Bảng 1.3

: Bảng tổng hợp quy mô xây dựng giai đoạn từ nằm 2015 - 2018

Bảng 2.1

: Quy định tiêu chuẩn các phòng làm việc

Bảng 2.2

Quy định diện tích để xe

Bảng 2.3

Quy định kích thước hành lang

Bảng 2.4

Quy định kích thước cầu thang

Bảng 3.1

Bảng tổng kết quả đánh giá TSHC xây dựng giai đoạn 2005-2008

Bảng 3.2


Bảng tổng kết quả đánh giá TSHC xây dựng giai đoạn 2009-2014

Bảng 3.3

Bảng tổng kết quả đánh giá TSHC xây dựng giai đoạn 2015-2018


1

MỞ ĐẦU
*Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh chung, hệ thống công sở của cơ quan trụ sở hành chính cấp
xã của huyện Thanh Oai, Thành phố Hà Nội còn nhiều bất cập về kiến trúc và quy
hoạch, bố trí phân tán nhỏ lẻ gây nhiều phiền hà cho người dân trong các thủ tục
hành chính và cho chính cán bộ nhà nước trong quá trình làm việc.
Để giả quyết những vấn đề đó đã xuất hiện một số mô hình mới, đó là tổ hợp
nhiều cơ quan chuyên ngành cấp xã thành một quần thể kiến trúc thống nhất trong
một trụ sở làm việc. Nhưng số lượng những công trình như vậy chưa nhiều.
Trong những năm gần đây, thực hiện chủ trương sắp xếp, nâng cấp, cải tạo
cơ sở vật chất hiện có, đồng thời tăng cường công tác quản lý và hiện đại hóa công
sở của cơ quan hành chính ở địa phương theo hướng tập trung. Đảm bảo tối ưu công
năng trong đó chú trọng khu chức năng giao tiếp giữa công dân và viên chức, công
chức, đảm bảo mạch lạc tiện lợi và hiệu quả.
Mặt khác hình thức kiến trúc trụ sở hành chính cấp xã cũng cần được chú
trọng.Để người dân có thể nhận diện và tiếp cận dễ dàng. Vật liệu cần thân thiện với
môi trường và tiết kiệm chi phí ngân sách nhà nước.
Sau quá trình hình thành, xây dựng và vận hành của trụ sở hành chính cấp xã
của huyện Thanh Oai ta thấy có những mặt tích cực, cũng có những mặt cần xem
xét và đánh giá. Chính vì vậy, đề tài “ Đánh giá kiến trúc trụ sở hành chính cấp

xã của huyện Thanh Oai, Thành phố Hà Nội” là thực sự cần thiết. Đồng thời, đề
tài còn nhằm đúc kết lên những tiêu chí đánh giá kiến trúc trụ sở hành chính cấp xã
dựa trên thực tiễn và lý luận, để những quận, huyện có ý định xây dựng trụ sở hành
chính cấp xã có thể tham khảo và áp dụng.
*Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá một cách hệ thống và khách quan nhất kiến trúc trụ sở
hành chính cấp xã của huyện Thanh Oai, Thành phố Hà Nội.Chỉ ra những bất cập
và đưa ra những định hướng nhằm nâng cao chất lượng sử dụng,giá trị kiến trúc của
các trụ sở hành chính cấp xã, phường.


2

*Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Kiến trúc trụ sở hành chính cấp xã của huyện Thanh Oai, Thành
phố Hà Nội.
- Phạm vi: Các trụ sở hành chính cấp xã của huyện Thanh Oai, Thành phố
Hà Nội từ năm 2005 - 2018.
*Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu từ thực tế : Điều tra khảo sát thực địa , quan
sát ghi chép thực địa .
- Phương pháp thu thập số liệu gián tiếp : Thu thấp tài liệu về tổ chức cây
xanh , mặt nước, tài liệu và các đề tài có liên quan trong và ngoài nước.
- Phương pháp tổng hợp : Phân tích xử lý số liệu và đề xuất các giải pháp,
kết luận và kiến nghị.
- Phương pháp so sánh đối chiếu với các quy chuẩn quy phạm , lý thuyết cơ
sở về thiết kế.
- Phương pháp quy nạp và đối chiếu so sánh.
*Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học: Đưa ra những tiêu chí, đánh giá trên cơ sở khoa học về hệ

thống trụ sở hành chính cấp xã hiện nay ở huyện Thanh Oai.
Ý nghĩa thực tiễn: Góp phần hiểu rõ hơn những ưu điểm và điểm còn hạn
chế trong kiến trúc trụ sở hành chính cấp xã của huyện Thanh Oai. Từ đó, xây dựng
những giải pháp phù hợp nhất cho những trụ sở hành chính cấp xã.
*Cấu trúc luận văn:
Luận văn bao gồm 4 phần và 3 chương:
A. Phần mở đầu
B. Phần nội dung
- Chương 1: Thực trạng về kiến trúc trụ sở hành chính cấp xã của huyện
Thanh Oai, Thành phố Hà Nội.
- Chương 2: Cơ sở khoa học để đánh giá kiến trúc trụ sở hành chính cấp xã
của huyện Thanh Oai, Thành phố Hà Nội.


3

- Chương 3: Đánh giá kiến trúc trụ sở hành chính cấp xã của huyện Thanh
Oai, Thành phố Hà Nội.
C. Kết luận và kiến nghị
D. Danh mục các tài liệu tham khảo


4

NỘI DUNG
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG VỀ KIẾN TRÚC TRỤ SỞ HÀNH CHÍNH CẤP
XÃ CỦA HUYỆN THANH OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI.
1.1 Giới thiệu về các công trình trụ sở hành chính cấp xã của huyện
Thanh Oai, Thành phố Hà Nội.
Huyện Thanh Oai là huyện đồng bằng thuần nông, nằm ở cửa ngõ phía Tây

Nam thành phố Hà Nội, có diện tích gần 142km2, với khoảng 161.400 người vào
năm 2009. Vị trí địa lý Huyện Thanh Oai, phía Bắc và phía Tây Bắc giáp quận Hà
Đông; phía Tây giáp huyện Chương Mỹ; phía Tây Nam giáp huyện Ứng Hòa; phía
Đông Nam giáp huyện Phú Xuyên; phía Đông giáp huyện Thường Tín và phía
Đông Bắc giáp huyện Thanh Trì.

Hình 1.1: Vị trí địa lý huyện Thanh Oai
Thanh Oai có 1 thị trấn Kim Bài và có 20 xã gôm xã: Bích Hòa, Bình Minh,
Cao Dương, Cao Viên, Cự Khê, Dân Hòa, Đỗ Động, Hồng Dương, Kim An, Kim
Thư, Liên Châu, Mỹ Hưng, Phương Trung, Tam Hưng, Tân Ước, Thanh Cao,
Thanh Mai, Thanh Thùy, Thanh Văn, Xuân Dương. Mỗi xã đều có các trụ sở hành
chính cấp xã, tập trung các cơ quan đầu não của một xã được sử dụng quyền lực


5

Nhà nước, để thực hiện các chức năng của Nhà nước đối với các lĩnh vực đời sống
xã hội của nhân dân trong xã.
Huyện Thanh Oai là một vùng với rất nhiều làng nghề như non lá làng
Chuông, tương Cự Đà, giò chả ước lễ, gạo bồ nông Thanh Văn uạt nan, mây tre,
giang đan làng Vác, xã Cao Viên, làng Bình Đà xã Bình Minh ngày xưa nổi tiếng cả
nước với nghề làm pháo, nghề cơ khí ở làng Rùa xã Thanh Thùy. Gần chục năm trở
lại, các khu công nghiệp mở ra thu hút nhiều lao động địa phương.
Do vị trí chỉ cách trung tâm Hà Nội không xa nên Thanh Oai sẽ tiếp tục phát
triển theo hướng Đô thị hóa nhanh chóng. Hiện nay thành phố Hà Nội đang triển
khai xây dựng nhiều dự án trên địa bàn huyện: trục đường phát triển phía nam với
các khu đô thị như Mỹ Hưng, Thanh Hà A, Thanh Hà B...; dự án đường vành đai 4,
cụm công nghiệp Cao Viên - Bình Đà...
Thanh Oai có nét đặc trưng của nền văn hóa đồng bằng Bắc Bộ với rất nhiều
đình chùa cổ kính và những làng nghề lâu đời, đặc sắc nhất là làng làm nón lá ở

Phương Trung (Làng Chuông),điêu khắc ở Võ Lăng (Dân Hoà), Dư Dụ (Thanh
Thuỳ) cùng với nghề làm pháo tại Bình Đà, Cao Viên, Thanh Cao. Ngoài ra rải rác
khắp huyện là nghề mây tre đan. Làng Chuông đã được công nhận là làng điển hình
của văn hóa đồng bằng bắc bộ. Những đình chùa nổi tiếng là chùa Bối Khê, Đền
Nội - Đình Ngoại Bình Đà v.v...
Tôn giáo chủ yếu là đạo Phật và Công giáo. Hầu như mỗi làng đều có đình,
chùa cổ kính. Trung tâm của Công giáo trong vùng là nhà thờ Thạch Bích tại xã
Bích Hòa và nhà thờ Từ Châu tại xã Liên Châu.Ngoài ra còn có các nhà thờ lớn như
Giáo họ Cao Bến, Giáo xứ Cao Bộ, Giáo xứ Đàn Gian....
1.2 Khái quát tình hình xây dựng trụ sở hành chính cấp xã huyện Thanh
Oai, Thành phố Hà Nội.
Sau khi thống nhất đất nước (1975) cả nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã
hội, việc xây dựng những công trình trụ sở làm việc vô cùng hạn chế. Các cơ sở
quản lý nhà nước cấp xã của huyện Thanh Oai thường sử dụng các cơ sở vật chất cũ
- nhà cộng sản từ thời bao cấp với trang thiết bị và công nghệ lạc hậu, xuống cấp và


6

phân bố rải rác hoặc được cải tạo xây dựng nâng cấp trang thiết bị mới trên khuôn
viên cũ.
Đến giai đoạn 1986 - 1996, đây là thời kỳ đất nước ta có sự đổi thay lớn về
chính sách kinh tế, từ chế độ kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều
tiết của Nhà nước. Quá trình phát triển mở rộng đô thị, thành lập các khu đô thị mới
đòi hỏi xây dựng các công trình hành chính mới. Các công trình này được quy
hoạch bố trí tại trung tâm các xã với quy mô khoảng 1-2 ha. Các công trình trụ sở
xây dựng vào thời kỳ này của huyện Thanh Oai khá phong phú về phong cách, kiểu
cách kiến trúc. Khó mà phân biệt được chúng thuộc thể loại nào. Các hình thức
trang trí, tổ hợp không gian ngày càng đa dạng hơn TSHC cấp xã là một công trình
gồm nhiều cơ quan hành chính được bố trí trong một khu đất, cho nên sẽ có những

không gian có thể ghép lại để cùng sử dụng và có những không gian hoạt động với
tính chất độc lập không thể ghép với nhau.
Từ năm 19996 – 2005 các công trình trụ sở hành chính cấp xã luôn được đổi
mới chú trọng đến công năng cũng nhưng hình thức kiến trúc nhiều hơn, xứng đáng
với vai trò trụ sở hành chính cấp xã.Qua đó đưa huyện Thanh Oai sớm hoàn thành
mục tiêu chuẩn nông thôn mới trong thời gian sớm nhất.
Từ những năm 2005 – 2018 ( giai đoạn đánh giá) mô hình sử dụng chung
một trụ sở cho các 3 chức năng UBND – HĐND – Đảng ủy chiếm 70%. Trong giai
đoạn này các trụ sở hành chính cấp xã được cải tạo, nâng cấp xây mới khá nhiều để
hội nhập với nông thôn mới.
+ Giai đoạn từ năm 2005 – 2008 các trụ sở hành chính cấp xã được đầu tư
xây dựng: Trụ sở Bích Hòa, Bình Minh, Cao Dương, Cao Viên, Cự Khê, Dân Hòa,
Kim An.
+ Giai đoạn từ năm 2009- 2014 các trụ sở hành chính cấp xã được đầu tư xây
dựng: Trụ sở Liên Châu, Mỹ Hưng, Phương Trung, Tam Hưng, Tân Ước, Kim Thư
+ Giai đoạn từ năm 2015 – 2018 các trụ sở hành chính cấp xã được đầu tư
xây dựng: Thanh Cao, Thanh Mai, Thanh Thùy, Thanh Văn, Xuân Dương, Đỗ
Động, Hồng Dương.


7

1.3 Thực trạng kiến trúc trụ sở hành chính cấp xã của huyện Thanh
Oai, Thành phố Hà Nội.
1.3.1 Thực trạng kiến trúc trụ sở hành chính cấp xã xây dựng từ giai đoạn
2005 – 2008.
a) Lựa chọn vị trí xây dựng.
Vị trí trụ sở thường lựa chọn theo cảm tính, chủ yếu ở trung tâm xã chiếm
63,2%, không có quy hoạch xây dựng chung về xây dựng cho toàn xã nên khi kinh
tế xã hội phát triển, nhiều vị trí trở nên không thích hợp hoặc không phát huy được

lợi thế trong không gian kiến trúc khu trung tâm xã.

Hình 1.2: Vị trí TSHC cấp xã của xã Bích Hòa và xã Bình Minh
TSHC cấp xã của xã Bích Hòa và xã Bình Minh đều được nằm gần trục giao
thông QL 21B là tuyến giao thông chính của toàn huyện Thanh Oai. Nhưng lại nằm
cách xa trung tâm của xã.
Mặt khác các trường học, chùa , nghĩa trang liệt sĩ lại được nằm cạnh và
xung quanh trụ sở


8

Hình 1.3: Vị trí TSHC cấp xã của xã Cự Khê và Cao Viên
TSHC cấp xã của Cự Khê và Cao Viên đều được nằm trung tâm xã và gần
các trung tâm văn hóa như trạm y tế, nhà văn hóa, trường học…
Nhưng về giao thông vẫn còn chưa được đầu tư hạ tầng kỹ thuật.
=> Nhận xét hiện trạng vị trí xây dựng:
- Vị trí xây dựng một số TSHC cấp xã còn gặp những vẫn đề:
- Chưa phù hợp với quy hoạch xây dựng
- Diện tích đất xây dựng không phù hợp với nhu cầu sử dụng và điều kiện đất
đai của từng địa phương.
- Giao thông còn chưa thuận tiện
- Khả năng mở rộng không có.
b) Tổ chức không gian chức năng
* Tổ chức tổng mặt bằng
TSHC cấp xã có 87% tổ chức tổng mặt bằng theo hướng phân tán.
Quy mô xây dựng của các xã xây dựng giai đoạn từ năm 2005 – 2008 tương
đối đồng đều:



9

Bảng 1.1: Bảng tổng hợp quy mô xây dựng giai đoạn từ nằm 2005 - 2008
Quy mô

TT

Tên xã

1

Bích Hòa

985m2/3560m2

2

Bình Minh

1500m2/9890m2

3

Cao Dương

870m2/25000m2

4

Cao Viên


1200m2/49850m2

5

Cự Khê

1500m2/9890m2

6

Dân Hòa

1200m2/7590m2

S sàn /đất(m2/m2)

Hình 1.4: Tổng mặt bằng trụ sở xã Cao Viên


10

=> Nhận xét hiện trạng quy hoạch mặt bằng:
- Không có sự liên kết hài hòa, bố cục không gian kiến trúc còn chưa hợp lý,
hiện đại
- Mật độ xây dựng còn chưa hợp lý, chưa tạo được sự hài hòa giữ bộ mặt
kiến trúc địa phương với cảnh quan kiến trúc khu vực.
* Tổ chức không gian chức năng trong công trình.
Nhiều ban ngành cùng tập trung vào một khu, nên sẽ có nhiều loại không
gian sử dụng khác nhau. Mỗi một ban ngành lại có một yêu cầu về không gian làm

việc một khác, vì vậy việc tổ chức không gian làm việc rất phức tạp.


11

MẶT BẰNG HIỆN TRẠNG TẦNG 1

MẶT BẰNG HIỆN TRẠNG TẦNG 2

Hình 1.5: Mặt bằng hiện trạng trụ sở xã Bích Hòa.


12

MẶT BẰNG HIỆN TRẠNG TẦNG 1

MẶT BẰNG HIỆN TRẠNG TẦNG 2

Hình 1.6: Mặt bằng hiện trạng trụ sở xã Cao Viên


13

=> Nhận xét hiện trạng tồ chức không gian chức năng:
- Không gian còn nhở lẻ, vụ vặt dẫn đến sự đơn điệu nhàm chán.
- Diện tích sử dụng cho các phòng chức danh còn bị lạm dụng diện tích dẫn
đến việc sử dụng không hiệu quả và có tính tiết kiệm.
- Các thành phần chức năng trong công trình trụ sở xã không thống nhất, giải
pháp tổ chức không gian chức năng khá tuỳ tiện, lộn xộn, thiếu sự chỉ đạo thống
nhất.

- Chưa áp dụng đầy đủ tiêu chuẩn thiết kế trụ sở cấp xã.
c) Hình thức kiến trúc
Hình thức kiến trúc TSHC cấp xã của huyện Thanh Oai đa số không đạt yêu
cầu về thẩm mỹ kiến trúc do quá sơ sài đơn điệu.

Hình 1.7: Mặt đứng trụ sở xã Bích Hòa.


14

Hình 1.8: Mặt đứng cổng trụ sở xã Bích Hòa.

Hình 1.9: Mặt đứng trụ sở xã Bình Minh.


×