Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Quản lý kiến trúc cảnh quan trục đường cách mạng tháng 8 thành phố thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.27 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

NGUYỄN TIẾN DŨNG (1980)

QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
TRỤC ĐƯỜNG CÁCH MẠNG THÁNG 8
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

Hà Nội – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

NGUYỄN TIẾN DŨNG (1980)
LỚP CH17QL6 - KHÓA: 2017 – 2019

QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
TRỤC ĐƯỜNG CÁCH MẠNG THÁNG 8
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
(Đoạn từ Đường tròn Gang Thép – Cổng văn phòng Công ty


CP Gang Thép Thái Nguyên)
Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số: 60.58.01.06
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. BÙI ĐỨC DŨNG
XÁC NHẬN
CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN
PGS.TS. PHẠM TRỌNG THUẬT

Hà Nội– 2019


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian theo học chương trình sau đại học của Trường Đại học Kiến trúc Hà
Nội tôi đã cơ bản lĩnh hội được một số vấn đề về Ngành học Quản lý Đô thị và Công trình.
Để có kết quả hôm nay trước hết Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô, gia
đình, bạn bè cùng cơ quan đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn
thành khóa học .
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo TS.KTS. Bùi Đức Dũng,
người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo, góp ý kiến quý báu và luôn động viên, khích lệ tôi
trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin chân cảm ơn đến Ban Giám hiệu nhà trường, các quý thầy cô đang
công tác tại Khoa Sau đại học, các quý thầy cô tham gia giảng dạy đã nhiệt tình giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trường.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gian đình, bạn bè, đồng nghiệp và các tổ chức,
cơ quan đã động viên, khích lệ, tạo mọi điều kiện cũng như cung cấp các số liệu nghiên
cứu để giúp tôi hoàn thành luận văn.
Một lần nữa tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất!


TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Tiến Dũng


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luâ ̣n văn tha ̣c si ̃ này là công trình nghiên cứu khoa
ho ̣c đô ̣c lâ ̣p của tôi. Các số liêụ khoa ho ̣c, kế t quả nghiên cứu của Luâ ̣n văn là
trung thực và có nguồ n gố c rõ ràng..
Thái Nguyên, tháng

năm 2019

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Tiến Dũng


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
* Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 1
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 3
* Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 3

* Mục đích nghiên cứu ................................................................................ 4
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài................................................ 4
* Những khái niệm khoa học, thuật ngữ dùng trong luận văn ............... 5
* Cấu trúc luận văn ..................................................................................... 6
NỘI DUNG....................................................................................................... 7
CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KIẾN TRÚC
CẢNH QUAN TRỤC ĐƯỜNG CÁCH MẠNG THÁNG TÁM THÀNH
PHỐ THÁI NGUYÊN..................................................................................... 7
1.1. Khái quát chung về kiến trúc cảnh quan thành phố Thái Nguyên . 7
1.1.1. Giới thiệu chung thành phố Thái Nguyên................................................ 7
1.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ................................................................... 8
1.1.3. Khái quát chung về các trục đô thị thành phố Thái Nguyên....................... 9
1.2. Khái quát về tuyến đường Cách Mạnh Tháng Tám và đoạn từ đường
tròn Gang Thép đến cổng Công ty CP Gang Thép Thái Nguyên ............. 10
1.2.1 Khái quát trục đường Cách Mạng Tháng Tám...................................... 10


1.2.2. Đoạn từ đường tròn Gang Thép đến cổng Công ty CP Gang Thép Thái
Nguyên ...................................................................................................... 12
1.3. Thực trạng kiến trúc cảnh quan trục đường Cách Mạng Tháng 8
từ Đường tròn Gang thép đến cổng Công ty CP Gang thép Thái
Nguyên ........................................................................................................ 17
1.3.1 Hiện trạng sử dụng đất .................................................................. 17
1.3.2 Hình thức kiến trúc và công trình kiến trúc: .................................. 19
1.3.3 Hiện trạng cây xanh......................................................................... 22
1.3.4 Hiện trạng giao thông ...................................................................... 23
1.3.5 Hiện trạng công trình tiện ích đô thị .............................................. 24
1.3.6 Đánh giá chung kiến trúc cảnh quan tuyến đường .......................... 25
1.4. Thực trạng quản lý kiến trúc cảnh quan trục đường Cách Mạng
Tháng Tám từ Đường tròn Gang Thép đến cổng công ty CP Gang

Thép Thái Nguyên ..................................................................................... 25
1.4.1 Cơ chế chính sách quản lý.............................................................. 25
1.4.2 Bộ máy quản lý .............................................................................. 27
1.4.3 Các văn bản quản lý Kiến trúc cảnh quan trục đường Cách mạng tháng
Tám ........................................................................................................... 29
1.4.4 Thực trạng về vai trò của cộng đồng trong quản lý kiến trúc cảnh
quan .......................................................................................................... 29
1.5. Đánh giá chung và những tồn tại ...................................................... 30
1.5.1 Đánh gía chung................................................................................ 30
1.5.2 Những vấn đề tồn tại cần nghiên cứu.............................................. 32
1.5.3 Những nghiên cứu liên quan đến đề tài .......................................... 36
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ KIẾN
TRÚC CẢNH QUAN TRỤC ĐƯỜNG CÁCH MẠNG THÁNG 8 (Đoạn


từ Đường Tròn Gang Thép – Cổng văn phòng Công ty CP Gang Thép Thái
Nguyên) THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN................................................... 39
2.1. Cơ sở Lý thuyết ................................................................................... 39
2.2.1 Cơ sở lý thuyết về kiến trúc cảnh quan ........................................... 39
2.2.2. Cơ sở lý thuyết về quản lý kiến trúc cảnh quan ............................. 40
2.2. Cơ sở pháp lý ....................................................................................... 47
2.2.1. Hệ thống các văn bản pháp luật, pháp quy .................................... 47
2.2.2 Các đồ án quy hoạch lien quan ....................................................... 49
2.2.3 Một số Quy định quản lý kiến trúc cảnh quan tuyến đường của
Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. ........................................... 49
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý kiến trúc cảnh quan trục đường
Cách mạng tháng 8. ................................................................................... 50
2.3.1 Điều kiện đặc thù tự nhiên ............................................................. 50
2.3.2 Các yếu tố kinh tế - xã hội – văn hóa .............................................. 51
2.3.3 Điều kiện khoa học kỹ thuật và công nghệ ..................................... 52

2.3.4 Định hướng quy hoạch kiến trúc cảnh quan tuyến đường Cách mạng
tháng Tám ................................................................................................. 53
2.4. Bài học kinh nghiệm ........................................................................... 55
2.4.1 Kinh nghiệm trong nước ................................................................. 55
2.4.2 Kinh nghiệm nước ngoài ................................................................. 58
2.4.3. Các bài học kinh nghiệm có thể rút ra ........................................... 60
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TRỤC
ĐƯỜNG CÁCH MẠNG THÁNG 8 (Đoạn từ Đường Tròn Gang Thép –
Cổng văn phòng Công ty CP Gang thép Thái Nguyên) THÀNH PHỐ
THÁI NGUYÊN ............................................................................................ 61
3.1. Quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc ...................................................... 61
3.1.1 Quan điểm ....................................................................................... 61


3.1.2 Mục tiêu........................................................................................... 61
3.1.3. Nguyên tắc...................................................................................... 62
3.2. Phân vùng quản lý kiến trúc cảnh quan ........................................... 63
3.3 Giải pháp quản lý kiến trúc cảnh quan ............................................. 65
3.3.1 Các giải pháp chung ........................................................................ 65
3.3.2 Giải pháp quản lý kiến trúc công trình ............................................ 67
3.3.3 Giải pháp Quản lý cảnh quan cây xanh ........................................... 72
3.3.4 Quy định quản lý hạ tầng kỹ thuật .................................................. 74
3.4. Giải pháp hoàn thiện, bổ sung các cơ sở pháp lý............................. 77
3.4.1 Bổ sung thiết kế đô thị riêng trục đường Cách Mạng tháng Tám (Đoạn
từ Đường tròn Gang Thép – Cổng văn phòng Công ty CP Gang Thép Thái
Nguyên)..................................................................................................... 77
3.4.2. Bổ sung các giải pháp để quản lý ................................................... 80
3.5 Giải pháp về cơ chế chính sách........................................................... 80
3.5.1 Giải pháp cải cách hành chính ........................................................ 80
3.5.2 Giải pháp về huy động vốn ............................................................. 83

3.6 Giải pháp về bộ máy quản lý .............................................................. 84
3.6.1 Bộ máy quản lý ............................................................................... 84
3.6.2 Nhiệm vụ, cơ cấu chức năng ........................................................... 85
3.6.3 Nội dung quản lý ............................................................................. 87
3.6.4 Kinh phí hoạt động .......................................................................... 87
3.7. Giải pháp quản lý có sự tham gia của cộng đồng ............................ 87
3.8 Tổ chức thực hiện ................................................................................ 91
3.8.1 Thanh tra kiểm soát ......................................................................... 91
3.8.2 Kế hoạch thực hiện ......................................................................... 92
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 94
CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BQLDA

Ban quản lý dự án

BXD

Bộ xây dựng

CQ

Cảnh quan

CĐT

Chủ đầu tư


CTXD

Công trình xây dựng

DAXD

Dự án xây dựng

HTKT

Hạ tầng kỹ thuật

HTXH

Hạ tầng xã hội

KTCQ

Kiến trúc cảnh quan

TKĐT

Thiết kế đô thị

NĐ - CP

Nghị định – Chính phủ

NXB


Nhà xuất bản

QCXDVN

Quy chuẩn xây dựng Việt Nam



Quyết định

QLĐT

Quản lý đô thị

QL

Quản lý

TK

Thiết kế

TT

Thông tư

TTg

Thủ tướng


XD

Xây dựng

UBND

Ủy ban nhân dân


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Số hiệu hình

Tên hình

Trang

Hình 1.1

Sơ đồ định hướng phát triển không gian thành phố

8

Thái Nguyên
Hình 1.2

Sơ đồ vị trí trục đường Cách Mạng tháng Tám trong

12


tổng thể thành phố Thái Nguyên
Hình 1.3

Sơ đồ ranh giới nghiên cứu Cách Mạng Tháng 8

12

Đoạn từ đường tròn Gang Thép đến cổng Công ty CP
Gang Thép Thái Nguyên trên Google Earth
Hình 1.4

Sơ đồ ranh giới nghiên cứu Cách Mạng Tháng 8

14

Đoạn từ đường tròn Gang Thép đến cổng Công ty CP
Gang Thép Thái Nguyên
Hình 1.5

Sơ đồ phân chia ranh giới nghiên cứu

15

Hình 1.6

Đánh giá hiện trạng sử dụng đất tuyến đường Cách

18

Mạng Tháng Tám Đoạn từ đường tròn Gang Thép

đến cổng Công ty CP Gang Thép Thái Nguyên
Hình 1.7

Đánh giá hiện trạng kiến trúc và công trình kiến trúc

20

tuyến đường Cách Mạng Tháng Tám Đoạn từ đường
tròn Gang Thép đến cổng Công ty CP Gang Thép
Thái Nguyên
Hình 1.8

Đánh giá hiện trạng công trình kiến trúc tuyến đường

21

Cách Mạng Tháng Tám Đoạn từ đường tròn Gang
Thép đến cổng Công ty CP Gang Thép Thái Nguyên
Hình 1.9

Đánh giá hiện trạng cây xanh trên tuyến đường Cách
Mạng Tháng Tám Đoạn từ đường tròn Gang Thép
đến cổng Công ty CP Gang Thép Thái Nguyên

22


Hình 1.10

Mặt cắt ngang theo quy hoạch


24

Hình 1.11

Hình ảnh hiện trạng một số công trình tiện ích đô thị

25

Sơ đồ 1.1

Mô hình tổ chức của phòng QLĐT thành phố trong

28

công tác quản lý kiến trúc cảnh quan đô thị thành phố
Thái Nguyên
Hình 3.1

Phân vùng quản lý kiến trúc cảnh quan

65

Hình 3.2

Mặt cắt ngang điển hình trục đường Cách mạng tháng Tám

66

Hình 3.3


Giải pháp trang trí hố trồng cây

73

Hình 3.4

Điểm chờ xe bus trước cửa bưu cục Lưu Xá

75

Hình 3.5

Sự tham gia của cộng đồng dân cư trong quy hoạch

88

quản lý đô thị


1

MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài
Thành phố Thái Nguyên tiền thân là thị xã Thái Nguyên, thủ phủ của
Khu tự trị Việt Bắc. Nơi đây còn vinh dự được Trung ương Đảng, Chính phủ
lựa chọn là trung tâm luyện kim đen đầu tiên của cả nước.
Để phát huy vị thế của một trung tâm công nghiệp lớn, ngày 19/10/1962, Hội
đồng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 114 thành lập thành phố Thái
Nguyên trên cơ sở sáp nhập thị xã Thái Nguyên và một số vùng lân cận với

tổng diện tích tự nhiên là 16 km2, dân số khoảng 60 nghìn người, gồm 4 khu
phố, 2 thị trấn và 6 xã. 55 năm qua, thành phố đã qua nhiều lần điều chỉnh,
chuyển đổi, nâng cấp để phù hợp với vị trí và tầm vóc của một thành phố
mang tầm khu vực và không ngừng xây dựng, phát triển tạo sự chuyển biến
mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực.
Tháng 9/2010, thành phố Thái Nguyên đã được Thủ tướng Chính phủ
công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh. Ngày 20/12/2016, Thủ tướng Chính
phủ tiếp tục ban hành Quyết định số 2486/QĐ-TTg, về việc phê duyệt điều
chỉnh quy hoạch chung thành phố Thái Nguyên đến năm 2035. Theo đó,
Thành phố sẽ mở rộng theo hướng Đông và hướng Bắc; định hướng phát triển
không gian đô thị thành phố sẽ phát triển hai bên bờ sông Cầu, theo mô hình
đô thị sinh thái, đa trung tâm gắn với việc hình thành các khu chức năng.
Đến nay, thành phố Thái Nguyên đã đạt được những thành tựu to lớn
trên tất cả các lĩnh vực và đang trở thành đầu tầu kinh tế của tỉnh cũng như
vùng trung du miền núi phía Bắc. Kinh tế phát triển khá nhanh và bền vững,
các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, xây dựng Đảng, xây dựng hệ
thống chính trị đều hoàn thành và vượt mức so với kế hoạch, trong đó một số
chỉ tiêu đạt mức tăng cao như: tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2016 đạt


2

15,5%; thu ngân sách năm 2016 đạt 1.479 tỷ đồng, năm 2017 ước đạt 2.500
tỷ đồng (gấp hơn 2 lần so với năm 2012); GDP bình quân đầu người đạt trên
80triệuđồng/người/năm [24]
Lĩnh vực thu hút đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị thành phố
có bước đột phá, phát triển vượt bậc. Nhiều đề án, dự án lớn, công trình trọng
điểm được triển khai trên địa bàn. Tuy nhiên việc phát triển không gian nhanh
không đi liền với chất lượng kiến trúc cảnh quan đô thị, do các nguyên nhân chủ
yếu sau: Dân số tập trung vào đô thị, nhất là thành phố Thái Nguyên tăng liên

tục đã đến nhu cầu lớn về nhà ở, hạ tầng đô thị, dịch vụ đô thị,…tăng mạnh, thúc
đẩy ồ ạt các dự án đầu tư, dẫn đến sự phát triển đô thị một cách tự phát, thiếu
chiến lược, thiếu cơ sở, thiếu tổng thể, thiếu khoa học,...
Trục đường Cách mạng tháng 8 đoạn chạy qua khu vực phía Nam thành
phố Thái Nguyên đã được quy hoạch trong thời gian đầu, ban đầu có tên gọi
là đường 36 ( để chỉ lộ giới đường), giai đoạn bùng nổ xây dựng dọc tuyến
đường này là những năm 1991-1995 của thế kỷ 20. Cùng với sự phát triển của
kinh tế thành phố, bộ mặt kinh tế khu vực phía Nam gắn liền với khu công
nghiệp Gang Thép có nhiều thay đổi, tuyến đường Cách mạng tháng 8 thành
tuyến đường trung tâm của khu vực phía Nam thành phố, kết nối với huyện
Phú Bình trên tuyến đường 37 nối khu dân cư Song Điền và khu giáo dục, y
tế, phía Nam thành phố , là khu vực đang phát triển mạnh mẽ, với các khu
giáo dục, y tế, dịch vụ, thương mại, văn hóa, giải trí, … Đây là những khu
vực phát triển mang đặc thù phát triển theo tuyến, trải qua nhiều thời kỳ phát
triển, nên khá phức tạp trong quản lý không gian kiến trúc cảnh quan.
Vì vậy để quản lý và kiểm soát về kiến trúc cảnh quan công trình xây
dựng 2 bên trục đường, các không gian cây xanh, công viên văn hóa công
cộng, công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, giao thông, nhằm góp phần xây dựng
và phát triển đô thị hiện đại, có bản sắc, nâng cao chất lượng không gian kiến


3

trúc, cảnh quan tại tuyến đường thì việc lập đồ án quản lý kiến trúc Cảnh quan
cho tuyến Đường Cách Mạng Tháng 8 là cần thiết. Nhằm hoàn thiện khung
pháp lý để quản lý kiến trúc cảnh quan theo quy hoạch được duyệt, đảm bảo
tích đồng bộ, hiện đại. Góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý đô
thị trên địa bàn thành phố Thái nguyên nói chung và trục đường Cách Mạng
Tháng 8 nói riêng.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

+ Đối tượng nghiên cứu:
Công tác Quản lý Kiến trúc cảnh quan đô thị trên trục đường Cách Mạng
Tháng 8.
+ Phạm vi nghiên cứu:
- Vị trí: Đoạn từ Đường Tròn Gang Thép đến Cổng văn phòng Công ty
CP Gang Thép Thái Nguyên, phường Hương Sơn, Trung Thành, Cam Giá tp
Thái Nguyên.
- Khu vực nghiên cứu có phạm vi là tuyến đường Cách Mạng Tháng 8
dài 1,5km, quy mô diện tích nghiên cứu 30ha dọc trục đường, ngoài chỉ giới
đường đỏ từ 50-100m.
- Phạm vi thời gian: Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu vực
số 7 thành phố Thái Nguyên.
* Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập thông tin liên quan đến vấn đề
nghiên cứu.
- Thu thập các văn bản, nghị định, quyết định pháp lý có liên quan đến
công tác quản lý kiến trúc cảnh quan, làm tiền đề cho công tác quản lý.
- Khảo sát hiện trạng kiến trúc cảnh quan tuyến đường để có thông tin
chính xác về hiện trạng kiến trúc cảnh quan của tuyến đường.


4

Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
- Tổng hợp các tài liệu nghiên cứu đã có trong đó tập trung chủ yếu vào
các tài liệu nghiên cứu trực tiếp về kiến trúc cảnh quan tuyến đường.
- Tổng hợp, đánh giá các kinh nghiệm thực tiễn trong và ngoài nước
về công tác quản lý kiến trúc cảnh quan tuyến đường nói riêng, và đô thị
nói chung.
- Phương pháp phân tích, xử lý các thông tin, số liệu và tư liệu, nhằm

đánh giá thực trạng các vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp tổng hợp, quy nạp để đề xuất giải pháp.
* Mục đích nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Điều tra, khảo sát, đánh giá tổng hợp thực trạng về công tác quản lý
Kiến trúc cảnh quan trục đường Cách Mạng Tháng Tám để làm rõ những kết
quả đạt được và những vấn đề tồn tại, nguyên nhân của những tồn tại yếu
kém.
- Đề xuất một số giải pháp quản lý Kiến trúc cảnh quan trục đường Cách
Mạng Tháng 8 .
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
+ Ý nghĩa khoa học:
- Đề xuất đồng bộ các giải pháp quản lý kiến trúc cảnh quan trục đường
Cách mạng tháng 8 để làm căn cứ áp dụng thực tiễn.
- Là tài liệu tham khảo cho công tác đào tạo quản lý và quy hoạch.
+ Ý nghĩa thực tiễn:
Xây dựng quy định quản lý Kiến trúc Cảnh quan cho trục đường Cách
mạng tháng Tám ( Đoạn từ Đường Tròn Gang Thép đến Cổng văn phòng
Công ty CP Gang Thép Thái Nguyên) là một bộ phận của quy chế quản lý QH
- KT, nhưng cụ thể cho từng khu vực trên phạm vi nghiên cứu.


5

* Những khái niệm khoa học, thuật ngữ dùng trong luận văn
- Đô thị: là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ
yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị,
hành chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát
triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương,
bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị

trấn. (Theo Điều 3, chương 1, Luật Quy hoạch Số: 30/2009/QH12)
- Không gian đô thị: là không gian bao gồm các vật thể kiến trúc đô thị,
cây xanh, mặt nước trong đô thị có ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị.
(Theo Điều 3, chương 1, Luật Quy hoạch Số: 30/2009/QH12)
- Kiến trúc đô thị: là tổ hợp các vật thể trong đô thị, bao gồm các công
trình kiến trúc, kỹ thuật, nghệ thuật, quảng cáo mà sự tồn tại, hình ảnh, kiểu
dáng của chúng chi phối hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị.
(Theo Điều 3, chương 1, Luật Quy hoạch Số: 30/2009/QH12)
- Cảnh quan đô thị: là không gian cụ thể có nhiều hướng quan sát ở
trong đô thị như không gian trước tổ hợp kiến trúc, quảng trường, đường phố,
hè, đường đi bộ, công viên, thảm thực vật, vườn cây, vườn hoa, đồi, núi, gò
đất, đảo, cù lao, triền đất tự nhiên, dải đất ven bờ biển, mặt hồ, mặt sông,
kênh, rạch trong đô thị và không gian sử dụng chung thuộc đô thị. (Theo Điều
3, chương 1, Luật Quy hoạch Số: 30/2009/QH12)
- Thiết kế đô thị: Gồm việc xác định tầng cao xây dựng cho từng công
trình; khoảng lùi của công trình trên từng đường phố và ngã phố; xác định
màu sắc, vật liệu, hình thức, chi tiết kiến trúc của các công trình và các vật thể
kiến trúc khác; tổ chức cây xanh công cộng, sân vườn, cây xanh đường phố và
mặt nước (Theo Điều 33, Luật Quy hoạch Số: 30/2009/QH12).
- Quản lý đô thị: là các hoạt động nhằm huy động mọi nguồn lực vào
công tác quy hoạch, hoạch định các chương trình phát triển và duy trì các hoạt


6

động đó để đạt được các mục tiêu phát triển của chính quyền thành phố. Quản
lý đô thị gồm: quản lý đất và nhà ở đô thị, quản lý quy hoạch xây dựng đô thị,
quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị, quản lý môi trường đô thị, quản lý hạ tầng xã
hội đô thị, quản lý kinh tế, tài chính đô thị.
- Quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan là một nội dung trong

“Tổ chức thực hiện và quản lý phát triển đô thị theo quy hoạch” (chương V
của Luật QHĐT) bao gồm 3 nội dung là quản lý không gian đô thị, quản lý
kiến trúc đô thị và quản lý cảnh quan đô thị.
Công cụ chính của quản lý Không gian kiến trúc cảnh quan đô thị là
Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị (chương III của Nghị định
38/2010/NĐ-CP)
* Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm phần 3 phần: Mở đầu, Nội dung (gồm 3 chương) và phần
Kết luận, cụ thể như sau:
Phần mở đầu
Phần nội dung
Chương I. Thực trạng Công tác quản lý Kiến trúc cảnh quan trục đường
Cách Mạng Tháng 8(Đoạn từ Đường Tròn Gang Thép – Cổng văn phòng
Công ty CP Gang thép Thái Nguyên), thành phố Thái Nguyên.
Chương II. Cơ Sở khoa học của Công tác quản lý Kiến trúc cảnh quan
trục đường Cách Mạng Tháng 8(Đoạn từ Đường Tròn Gang Thép – Cổng văn
phòng Công ty CP Gang thép Thái Nguyên), thành phố Thái Nguyên.
Chương III. Đề xuất giải pháp quản lý Kiến trúc cảnh quan trục đường
Cách Mạng Tháng 8(Đoạn từ Đường Tròn Gang Thép – Cổng văn phòng
Công ty CP Gang thép Thái Nguyên), thành phố Thái Nguyên.
Phần kết luận và kiến nghị
Danh mục tài liệu tham khảo


7

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KIẾN TRÚC
CẢNH QUAN TRỤC ĐƯỜNG CÁCH MẠNG THÁNG TÁM THÀNH
PHỐ THÁI NGUYÊN

1.1. Khái quát chung về kiến trúc cảnh quan thành phố Thái Nguyên
1.1.1 Giới thiệu chung thành phố Thái Nguyên
Theo Điều chỉnh quy hoạch vùng Thủ đô Hà Nội được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt ngày 06/05/2016, tỉnh Thái Nguyên được xác định nằm
trong vùng Thủ đô Hà Nội, thành phố Thái Nguyên là đô thị hạt nhân của
vùng đối trọng phía Bắc Thủ đô Hà Nội. Cùng với sự hình thành của hệ thống
hạ tầng giao thông đối ngoại (đường vành đai 5, cao tốc Hà Nội - Thái
Nguyên - Bắc Kạn, đường sắt nội vùng, vv...) đã nâng tầm vị thế, ảnh hưởng
của Thành phố đối với tỉnh và toàn vùng. Đây là cơ hội để Thành phố phát
triển nhanh và toàn diện trong thời gian tới
Thành phố Thái Nguyên là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thái Nguyên,
trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học - kỹ thuật, y tế, du
lịch, dịch vụ của tỉnh Thái Nguyên và vùng trung du miền núi phía Bắc (Dự
kiến là vùng Đông Bắc), cách thủ đô Hà Nội 80 km. Phía bắc giáp huyện
Đồng Hỷ và huyện Phú Lương, phía đông giáp thị xã Sông Công, phía tây
giáp huyện Đại Từ, phía Nam giáp huyện Phổ Yên và huyện Phú Bình.
Thành phố Thái Nguyên hiện có 32 đơn vị hành chính, bao gồm 21
phường là Tân Long, Quan Triều, Quang Vinh, Hoàng Văn Thụ, Túc Duyên,
Đồng Quang, Quang Trung, Phan Đình Phùng, Trưng Vương, Gia Sàng, Cam
Giá, Hương Sơn, Tân Thành, Trung Thành, Tân Lập, Phú Xá, Tân Thịnh,
Thịnh Đán, Tích Lương, Đồng Bẩm, Chùa Hang và 11 xã là Thịnh Đức,


8

Quyết Thắng, Tân Cương, Phúc Trìu, Phúc Xuân, Phúc Hà, Cao Ngạn và Sơn
Cẩm, Linh Sơn, Huống Thượng, Đồng Liên.

Hình 1.1 Sơ đồ định hướng phát triển không gian thành phố Thái Nguyên
1.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội

Thời gian qua, tỉnh Thái Nguyên đã và đang thu hút được nhiều tập
đoàn, doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước quan tâm, đến nghiên cứu, đầu
tư trên địa bàn, tiêu biểu như: Tập đoàn Samsung và các doanh nghiệp FDI;
Tập đoàn Vingroup; Tập đoàn T&T; Tập đoàn FLC; Tập đoàn Masan… Kết
quả này cho thấy nỗ lực của tỉnh trong cải cách thủ tục hành chính, nâng cao
chỉ số năng lực cạnh tranh, tạo cơ hội, điều kiện cho nhà đầu tư có được môi
trường đầu tư thuận lợi, minh bạch, an toàn. Sự có mặt của các nhà đầu tư


9

đến với Thái Nguyên đã góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
Thái Nguyên.
Về kinh tế - xã hội, thành phố Thái Nguyên là trung tâm giáo dục - đào
tạo lớn thứ 3 của cả nước với nhiều trường đại học, cao đẳng, trung học
chuyên nghiệp, hàng năm đào tạo trên khoảng 100 nghìn sinh viên. Là trung
tâm y tế lớn của vùng với nhiều bệnh viện đa khoa, chuyên khoa của Trung
ương và địa phương, với tổng công suất phục vụ khoảng trên 2000 giường.
Thành phố Thái Nguyên còn là cái nôi của nền công nghiệp nặng nước nhà,
với sự hình thành và phát triển Khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên
Năm 2018, T.P Thái Nguyên thực hiện các chỉ tiêu đều đạt và vượt kế
hoạch đề ra, cụ thể: Tốc độ tăng trưởng của các ngành sản xuất ước đạt 16%,
bằng 100% so với kế hoạch. Trong đó, giá trị sản xuất ngành dịch vụ ước đạt
9.800 tỷ đồng, tăng 18,2% so với cùng kỳ; giá trị sản xuất ngành công nghiệp
- xây dựng ước đạt 33.200 tỷ đồng, tăng 16%; giá trị sản xuất ngành nông
nghiệp ước đạt 2.000 tỷ đồng, tăng 5,32%; thu ngân sách ước đạt 2.700 tỷ
đồng, bằng 145,9% kế hoạch tỉnh và bằng 133,5% kế hoạch Thành phố giao.
Công tác an sinh xã hội được đảm bảo, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,3%, hộ cận
nghèo còn 1,13% (theo chuẩn mới); tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn
xã hội trên địa bàn luôn đảm bảo, giữ vững [25]

Khái quát chung về các trục đô thị thành phố Thái Nguyên.
Căn cứ Quyết định số 2486/QĐ-TTg ngày 20/12/2016 của Thủ tướng
Chính phủ về việc Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Thái Nguyên đến
năm 2035 thì thành phố Thái Nguyên sẽ phát triển theo các trục đô thị sau;
Quốc lộ 3: Chạy dọc qua tỉnh và thành phố Thái Nguyên, phía Bắc đi
Bắc Kạn, Cao Bằng và về phía Nam nối với Hà Nội, là trung tâm kinh tế - xã
hội quan trọng nhất miền Bắc. Chiều dài tuyến qua địa bàn tỉnh Thái Nguyên


10

dài 76,35km. Đoạn qua trung tâm Thành phố có chiều dài 23,3km, quy mô
mặt cắt ngang 28-32m.
Quốc lộ 1B: Kết nối giữa tỉnh Thái Nguyên với tỉnh Lạng Sơn và là
tuyến liên vận quốc tế thông qua cửa khẩu Hữu Nghị Quan tỉnh Lạng Sơn.
Tuyến đi từ cầu Mỏ Gà giáp ranh với tỉnh Lạng Sơn, qua địa bàn huyện Võ
Nhai và Đồng Hỷ, tới điểm cuối giao QL.3 tại Ngã tư Tân Long thành phố
Thái Nguyên. Chiều dài đoạn tuyến tránh Thành phố là 3,8km. Bề rộng mặt
đường 15m, nền đường rộng 21m.
Quốc lộ 37: Về phía Bắc liên hệ với Tuyên Quang, về phía Nam liên hệ
với Bắc Giang và một số tỉnh phụ cận khác. Tuyến QL.37 đã nâng cấp, cải tạo
đạt tiêu chuẩn đường cấp IV. Chiều dài đoạn tuyến trong phạm vi thành phố
9,8km. Đoạn qua trung tâm thành phố quy mô mặt cắt ngang từ 18 - 36m.
Căn cứ Quy hoạch chung thành phố Thái Nguyên được Thủ tướng
chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 278/QĐ-TTg ngày 02/11/2005 và
Quyết định số 2486/QĐ-TTg, về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung
thành phố Thái Nguyên đến năm 2035 thì thành phố Thái Nguyên với quy
mô dân số 450000 người năm 2025, không gian đô thị vẫn sẽ phát triển theo
trục dọc theo các tuyến hiện có và các tuyến xây mới như sau:
Trục Bắc Nam bao gồm trục đường Việt Bắc, Tuyến Cách mạng

tháng Tám - Bắc Kạn - Dương Tự Minh.
Trục Đông Tây bao gồm Tuyến Quang Trung - Hoàng Văn Thụ - Đội
Cấn qua khu đô thị Đông Tây, Trục đường Bắc Nam kéo dài qua khu vực
phía Đông thành phố, tuyến đường Ga Lưu Xá kết nối với khu vực phía Tây,
tuyến đường Lưu Nhân Chú kết nối với đường vành đai 5.
1.2. Khái quát về tuyến đường Cách Mạnh Tháng Tám và đoạn từ
đường tròn Gang Thép đến cổng Công ty CP Gang Thép Thái Nguyên
1.2.1 Khái quát trục đường Cách Mạng Tháng Tám


11

Lịch sử hình thành: Trục đường Cách mạng tháng Tám đoạn chạy qua
khu vực phía Nam thành phố Thái Nguyên là tuyến đường Quốc lộ 37, đây là
tuyến đường quốc lộ chạy qua thành phố có chiều dài 9,8km. Điểm đầu từ
Đảo tròn Gang Thép đến điểm cuối là Đảo tròn Thành phố Thái Nguyên. Giai
đoạn trước năm 1996 đoạn đường chạy qua khu vực Gang Thép có tên là
đường 36, giai đoạn bùng nổ xây dựng dọc tuyến đường là những năm đầu
thập kỷ 90 của thế kỷ 20, các công trình xây dựng chủ yếu là nhà dân. Ngoài
ra còn có các trụ sở của các cơ quan như Ngân hàng nhà nước, Bưu điện tỉnh
Thái Nguyên, Cục Thuế, Công an Tỉnh…. Đến năm 1996 Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt quy hoạch chung xây dựng thành phố thì lúc đó đường Cách
Mạng Tháng 8 được xác định quy hoạch là 36m. Từ đó lộ giới được quản lý
và cấp đất, xây dựng công trình theo lộ giới này. Giai đoạn này, các công
trình xây dựng chủ yếu vẫn chỉ là nhà ở của nhân dân được xây dựng dọc theo
mặt đường mặt đường từ 15-25m. Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của
thành phố Thái Nguyên, tuyến đường Cách Mạng Tháng 8 được định hướng
là trục đường quan trọng, trục giao thông chính kết nối giữa khu vực phía
Nam với trung tâm thành phố. Việc cải tạo nâng cấp đường Cách mạng tháng
8 giai đoạn vừa qua cũng đặt những công trình đã xây dựng trước đây nằm

trong phạm vi lộ giới, tạo ra nhiều vấn đề phức tạp trong việc quản lý đất đai
cũng như kiến trúc cảnh quan của trục đường.


12

Hình 1.2 Sơ đồ vị trí trục đường Cách Mạng tháng Tám trong tổng thể thành phố Thái Nguyên

1.2.2. Đoạn từ đường tròn Gang Thép đến cổng Công ty CP Gang Thép Thái Nguyên
- Điểm đầu là Đảo tròn Gang Thép, cũng là điểm bắt đầu của trục đường Cách
mạng tháng Tám, và điểm kết khu vực nghiên cứu là đường vào Công ty CP
Gang Thép Thái Nguyên.

Hình 1.3 Sơ đồ ranh giới nghiên cứu Cách Mạng Tháng 8 Đoạn từ đường tròn Gang Thép
đến cổng Công ty CP Gang Thép Thái Nguyên trên Google Earth


13

- Vị trí nghiên cứu
Dọc tuyến đường Cách Mạng Tháng 8, TP Thái Nguyên thuộc các
phường phía Nam của thành phố Thái Nguyên: Trung Thành, Hương Sơn,
Cam Giá,. Trong đó phường Trung Thành, phường Hương Sơn là phường
trung tâm của khu vực phía Nam thành phố.
- Ranh giới nghiên cứu trục đường Cách mạng Tháng 8:
+ Phía Đông - Nam: Giới hạn bởi đường Lưu Nhân Chú
+ Phía Tây – Nam: Giới hạn các trục đường Cách mạng Tháng 8
+ Phía Đông – Bắc : Giới hạn bởi Cách mạng Tháng 8.
+ Phía Tây - Bắc : Giới hạn các trục đường vào Công ty CP Gang Thép
Thái Nguyên



14

Hình 1.4 Sơ đồ ranh giới nghiên cứu Cách Mạng Tháng 8 Đoạn từ đường tròn Gang Thép
đến cổng Công ty CP Gang Thép Thái Nguyên


×