Tải bản đầy đủ (.doc) (109 trang)

BỘ ĐỀ ÔN ĐỘI TUYỂN HSG NGỮ VĂN 10 CHUYÊN ĐỀ NLVH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (457.76 KB, 109 trang )

Nhà văn Nhữ Bá Sĩ cho rằng: Thơ là để nói chí, nhưng biểu hiện ở nơi tình.
Anh/Chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng hiểu biết của mình về hai bài thơ Cảnh
ngày hè (Nguyễn Trãi) và Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm), hãy làm sáng tỏ.
1. Giải thích
* Cắt nghĩa ý kiến:
- Chí: ý chí, khát vọng, mục tiêu, quan điểm, lí tưởng… con người muốn hướng tới. Thơ
là để nói chí: Khẳng định mục đích của thơ ca là để bày tỏ ý chí, khát vọng, lí tưởng,
quan điểm sống… của nhà thơ trước cuộc đời.
- Tình: tình cảm, cảm xúc, tấm lòng của người viết. Biểu hiện ở nơi tình: Thơ ca nói chí,
tỏ lòng nhưng không thể hiện một cách khô khan mà thông qua con đường tình cảm, làm
lay động cảm xúc, trái tim người đọc.
=> Nhận định của Nhữ Bá Sĩ khẳng định: nói chí là mục đích của thơ ca nhưng biểu hiện
ở nơi tình là đặc trưng, là cội nguồn, là gốc của thể loại thơ.
* Lí giải ý kiến:
Ý kiến của Nhữ Bá Sĩ đúng đắn và xác đáng vì:
- Xuất phát từ quan điểm về mục đích sáng tác: quan điểm thời trung đại là thi dĩ ngôn
chí - dùng thơ để nói chí, tỏ lòng, cốt làm nổi bật cái hùng tâm tráng trí của con người.
- Xuất phát từ chức năng của văn học: văn học có nhiều chức năng trong đó phải kể đến
chức năng giáo dục. Gắn với chức năng này, thơ văn suy cho cùng là phương tiện để nói
chí, chở đạo nhằm giáo dục người đọc có lí tưởng sống, mục đích sống, quan điểm
sống… lành mạnh, tiến bộ.
- Xuất phát từ khát vọng của người viết: nhà thơ bao giờ cũng muốn gửi gắm vào trong
tác phẩm những tư tưởng, triết lí, lí tưởng, cảm xúc… của mình và truyền đến cho người
đọc để được chia sẻ, thấu hiểu.
- Xuất phát từ đặc trưng của thơ: là tiếng nói của tình cảm mãnh liệt. Vì thế, thơ ca nói
chí, chở đạo theo con đường riêng, đó là cách thể hiện giàu cảm xúc với những rung
động tình cảm mãnh liệt (khác văn xuôi thiên về kể, tả sự việc…).
- Xuất phát từ thực tiễn: trong sáng tác thơ ca từ xưa tới nay, những tác phẩm có giá trị
đều là những tác phẩm có tư tưởng sâu sắc được tạo nên từ trái tim giàu cảm xúc của
người cầm bút.
2. Chứng minh qua Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi) và Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm)


* Chứng minh qua Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi)
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Thơ là để nói chí: Bài thơ thể hiện khát vọng, lí tưởng của Nguyễn Trãi là làm sao cho
muôn dân được ấm no, hạnh phúc (Dân giàu đủ khắp đòi phương).
- Biểu hiện ở nơi tình: Khát vọng ấy của Nguyễn Trãi không nói một cách khô khan mà
được thể hiện gián tiếp thông qua tình yêu với thiên nhiên, cuộc sống, con người, cùng
mong ước của ông:
+ Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, đầy âm thanh, màu sắc (Hòe lục đùn đùn tán rợp
giương/Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ/Hồng liên trì đã tiễn mùi hương…) cùng bức
tranh sinh hoạt đời sống sôi động (Lao xao chợ cá làng ngư phủ) đã gián tiếp cho thấy
1


tình cảm thiết tha của Nguyễn Trãi về một cuộc sống no đủ cho nhân dân, yên bình cho
đất nước.
+ Ước mong tha thiết có chiếc đàn của vua Ngu Thuấn để gảy khúc Nam phong cho mưa
thuận, gió hòa, nhân dân làm ăn no đủ, khắp mọi người, khắp mọi nơi.
- Nghệ thuật thể hiện chí và tình: ngôn ngữ trong sáng, giản dị; hình ảnh thơ sinh động;
giọng điệu giàu cảm xúc; sự cách tân ở câu lục ngôn xen lẫn câu thất ngôn tạo nên sự
dồn nén cảm xúc của bài thơ,… tất cả đã góp phần thể hiện cái chí của tác giả một cách
rất tình khiến người đọc xúc động.
* Chứng minh qua Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm)
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Thơ là để nói chí: Bài thơ thể hiện quan niệm sống, triết lí sống nhàn, lánh đục về trong
của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đây là cái chí của những nhà nho sống trong thời loạn, họ coi
trọng nhân cách, hành đạo bằng việc giữ gìn lối sống thanh cao, không chấp nhận con
đường công danh, phú quý mà giành giật, hãm hại nhau, hay áp bức, bóc lột nhân dân.
- Biểu hiện ở nơi tình: Quan niệm sống, triết lí sống ấy của Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng
được thể hiện đầy cảm xúc qua sự an nhiên, phong cách thư thái khi hòa hợp với tự
nhiên, cùng thái độ vượt lên mọi cám dỗ danh lợi của một nhà nho ưu thời mẫn thế:

+ Sự ung dung, nhàn tản khi trở về với cuộc sống thuần hậu, nguyên thủy (Một mai, một
cuốc, một cần câu/Thơ thẩn dầu ai vui thú nào).
+ Thái độ xa lánh nơi phồn hoa, cửa quyền (Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ/Người khôn,
người đến chốn lao xao).
+ An nhiên hòa hợp với tự nhiên (Thu ăn măng trúc, đông ăn giá/Xuân tắm hồ sen, hạ
tắm ao).
+ Xem công danh, phú quý tựa như giấc chiêm bao (Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống/Nhìn
xem phú quý tựa chiêm bao).
- Nghệ thuật thể hiện chí và tình: Thể thơ thất ngôn bát cú; ngôn ngữ trong sáng; hình
ảnh giản dị, gần gũi với cuộc sống hàng ngày; cách ngắt nhịp độc đáo; sử dụng điển tích
chọn lọc; giọng thơ nhẹ nhàng, thâm trầm, sâu sắc; chất trữ tình kết hợp chất triết lí
nhuần nhuyễn... đã khiến cái chí của tác giả được thể hiện rất tình, có khả năng tác động
sâu sắc đến tâm hồn người đọc.
3. Đánh giá, nâng cao vấn đề
- Ý kiến đã đề cập đến mối quan hệ mật thiết giữa chí và tình trong thơ: quan hệ tác động
qua lại, bổ sung hỗ trợ cho nhau.
+ Cái chí nâng tầm vóc, vai trò của thơ ca trong đời sống.
+ Cái tình làm cho cái chí tỏa sáng, đọng lại trong trái tim người đọc.
- Hai bài thơ Cảnh ngày hè và Nhàn được viết nên từ chí và tình của những nhà nho có tư
tưởng tiến bộ là minh chứng tiêu biểu cho quan điểm của Nhữ Bá Sĩ. Cảnh ngày hè và
Nhàn cũng như tên tuổi của hai tác giả luôn bất tử với thời gian.
- Ý kiến là bài học ý nghĩa:

2


+ Với người sáng tác: tác phẩm văn học chỉ đọng lại nơi người đọc khi nó chứa đựng
những tư tưởng, triêt lí sống đáng quý cùng một tình cảm thiết tha, mãnh liệt của người
sáng tạo; chí và tình cần được thể hiện bằng những phương tiện nghệ thuật phù hợp.
+ Với người tiếp nhận: cần thông qua các phương tiện nghệ thuật của tác phẩm và bằng

tấm lòng đồng cảm, tri âm với người viết để hiểu được giá trị tư tưởng của tác phẩm; trân
trọng tài năng của tác giả; bồi dưỡng tâm hồn vươn đến Chân - Thiện - Mĩ.
- Ý kiến không chỉ đúng với thơ mà còn đúng với các thể loại văn học khác (khuyến
khích).
Bình luận nhận định: Không gian trong ca dao chủ yếu là không gian trần thế, đời
thường, bình dị, phiếm chỉ với những nhân vật chưa được cá thể hóa, mang tâm
trạng, tình cảm chung của nhiều người.
1. Giải thích
- Ca dao là lời thơ trữ tình dân gian, có thể kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng để diễn
tả đời sống tình cảm, nội tâm của người bình dân.
- Không gian nghệ thuật là một phương diện của thi pháp văn học, nó là hình thức tồn tại
của thế giới nghệ thuật, không có hình tượng nào không có không gian, không có một
nhân vật nào không có một nền cảnh nào đó.
- Nhân vật trữ tình là chủ thể trực tiếp bộc lộ, giãi bày thể hiện nội tâm, cảm xúc, tâm
trạng…
- Nhận định đề cập đến một đặc trưng thi pháp ca dao, đó là không gian đời thường, gắn
bó gần gũi với cuộc sống lao động sinh hoạt hàng ngày của người bình dân Việt Nam
xưa, ứng với không gian ấy, là những nhân vật trữ tình phiếm chỉ, mang tính phổ quát,
đại diện cho những kiểu tâm trạng, cảm xúc…của đời sống nội tâm con người muôn
thuở.
2. Bình luận
2.1. Đặc điểm không gian nghệ thuật trong ca dao
a. Các hình thức không gian của ca dao
- Không gian trần thế, đời thường gắn với làng quê, thân thuộc, gần gũi như mái đình,
cây đa, bến nước, dòng sông, con đò…
- Không gian gắn với tên đất tên làng, với những địa danh của quê hương đất nước
- Không gian gắn với môi trường lao động, sản xuất…
-> Đó là những không gian mang tính chung chung, phiếm chỉ có thể phù hợp với nỗi
lòng, trạng huống, hoàn cảnh…của nhiều đối tượng khác nhau.
b. Ý nghĩa

- Không gian nghệ thuật ấy thể hiện những đặc trưng hoàn cảnh ra đời của ca dao: nảy
sinh từ cuộc sống lao động hàng ngày của người bình dân; gắn với những cuộc hát giao
duyên của những đôi lứa…

3


- Không gian nghệ thuật thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người bình dân xưa: yêu và gắn bó
với quê hương, đất nước; tâm hồn nghệ sĩ biết phát hiện những vẻ đẹp phong phú của
thiên nhiên, của mảnh đất nơi mình sinh ra…;
- Không gian nghệ thuật thể hiện hồn quê, màu sắc dân tộc, tính chất thuần Việt của ca
dao trữ tình, tạo nên những giá trị thẩm mĩ mang đặc trưng truyền thống, làm tiền đề cho
sự phát triển của nền thơ ca trữ tình của dân tộc…
- Cùng một không gian, sắc cảnh, sự vật… nhưng có thể gắn với nhiều sắc thái tình cảm,
cung bậc nội tâm khác nhau của con người, thể hiện những quan niệm, tư tưởng khác
nhau của con người…Điều này thể hiện ở việc tồn tại các mô típ không gian: bến nướccon đò, thuyền- bến, muối- gừng, mái đình- cây đa…Rõ ràng có rất nhiều câu dao có sự
lặp lại của những hình ảnh không gian này nhưng ở mỗi câu lại thể hiện những vẻ đẹp
riêng biệt, độc đáo, khác biệt…
2.2. Nhân vật trữ tình trong ca dao
a. Một số đặc điểm nhân vật trữ tình trong ca dao
- Nhân vật trữ tình xuất hiện trong những không gian trần thế, bình dị, phiếm chỉ, họ là
những người bình dân trong cuộc sống lao động, sinh hoạt hàng ngày với những vất vả,
lo toan, những yêu thương, hờn giận, buồn tủi…
- Nhân vật trữ tình đồng thời là chủ thể sáng tạo của ca dao không phải là một nhân vật
cá biệt cụ thể mà là mà nhân vật phiếm chỉ, đại diện cho một kiểu người, kiểu thân phận,
kiểu tâm trạng…Ví dụ: kiểu người phụ nữ bé nhỏ, tội nghiệp là nạn nhân của chế độ
phong kiến bất công; kiểu chàng trai, cô gái lỡ duyên, bi kịch trong tình yêu; những
người chồng, người vợ nghĩa tình sâu nặng; những người nông dân chân lấm tay bùn,
nghèo đói nhưng lạc quan, hóm hỉnh,…
b. Ý nghĩa

- Tính phiếm chỉ của nhân vật trữ tình thể hiện một đặc điểm của ca dao nói riêng và văn
học dân gian nói chung, đó là tính tập thể. Ca dao cũng như các thể loại văn học dân gian
khác, nó được ra đời từ môi trường diễn xướng và không phải là sản phẩm của cá thể
riêng lẻ mà là của nhân dân lao động qua nhiều thế hệ. Nó được gọt giũa, sáng tạo, trau
chuốt thêm qua nhiều thế hệ để trở nên hoàn thiện, đẹp đẽ như bây giờ.
- Nhân vật trữ tình với các nét tâm trạng tâm lý, sắc thái cảm xúc thể hiện vẻ đẹp tâm
hồn, phẩm chất, nhân cách… của người bình dân Việt Nam. Ca dao trở thành thơ của vạn
nhà, là tấm gương soi tâm hồn dân tộc chính là vì vậy.
- Nhiều hình tượng nhân vật trong ca dao trở thành điển hình của kiểu nhân vật trữ tình
dân gian, tạo nên đặc trưng giá trị thẩm mĩ mang đậm bản sắc dân tộc, trở thành chủ đề,
chất liệu sáng tác cho nền thơ trữ tình Việt Nam…
- Thế giới cảm xúc nội tâm vô cùng phong phú tinh vi, cũng đầy bí ẩn nên ca dao không
những khái quát được những kiểu dạng, mô tip tâm lý chung, phổ biến nhất mà còn diễn
tả, gọi tên được những trạng thái xúc cảm mong manh, mơ hồ trong tâm hồn con người,
ứng với các tình huống cụ thể của cuộc sống con người. Điều này làm nên tính khái quát
nhưng cũng rất cụ thể, sinh động của tâm trạng nhân vật trữ tình trong ca dao.
3. Luận, mở rộng
4


- Không gian nghệ thuật trong ca dao không chỉ là bối cảnh, phông nền để nhân vật xuất
hiện mà có khi còn hiện lên như những khách thể thẩm mĩ với những vẻ đẹp tự nhiên,
sinh động được những người nghệ sĩ bình dân khám phá, phát hiện…
- Không gian không chỉ phản ánh thế giới hiện thực, môi trường hoàn cảnh sống mà còn
là không gian tâm tưởng tưởng tượng, phi hiện thực được sáng tạo nhằm thể hiện một
quan niệm, tình cảm nào đó của nhân dân…
- Mặc dù tồn tại những kiểu tâm trạng, cảm xúc chung chung, phổ biến nhưng với tài
năng, sự sáng tạo, tài hoa của người nghệ sĩ bình dân, nên ca dao vẫn tồn tại nhiều vẻ đẹp
độc đáo riêng biệt. Ví dụ có hàng trăm câu ca dao diễn tả những trạng thái tâm lý rất
quen thuộc phổ quát như nỗi tương tư, hay tỏ tình trong tình yêu, nhưng câu nào cũng có

vẻ đẹp riêng, không trộn lẫn…
- Mỗi không gian nghệ thuật ứng với một kiểu nhân vật khác nhau. Không gian nghệ
thuật trần thế, bình dị gắn với nhân vật là những người lao động bình dân, chân lấm tay
bùn; không gian phiếm chỉ ứng với nhân vật chưa được cá thể hóa, mang tình cảm, tâm
trạng chung của nhiều người…

Thơ vẫn là sự sống, nhưng đây là sự sống đọng lại, biến thành cái đẹp.
Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Từ bài thơ Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm,
Ngữ văn 10, tập một, NXBGD Việt Nam 2018) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
1. Giải thích ý kiến
* Cắt nghĩa ý kiến
- Thơ vẫn là sự sống: thơ là tiếng vọng của đời, mỗi trang thơ đều mang bóng dáng, hơi
thở nồng nàn của cuộc sống.
- Sự sống đọng lại: sự sống trong thơ không phải là “bản sao nguyên si” sự sống bên
ngoài. Đó là cuộc sống được thanh lọc qua tư tưởng, tình cảm của nhà thơ.
- Biến thành cái đẹp: cái đẹp trong thơ rất đa dạng, có thể là vẻ đẹp của một hình ảnh, vẻ
đẹp của một nội dung tình cảm thẩm mĩ; song tất cả phải thấm nhuần trong vẻ đẹp của
ngôn từ và các phương tiện nghệ thuật. Điều đó đòi hỏi tài năng của nhà thơ.
=> Ý kiến đề cập đến bản chất của thơ ca nói riêng và văn chương nghệ thuật nói
chung. Cái đẹp trong thơ bắt rễ từ cuộc đời, từ chiều sâu của tâm hồn và tài năng sáng tạo
của thi nhân.
* Lí giải ý kiến
- Sự sống và cái đẹp trong thơ có mối quan hệ biện chứng với nhau: Cái đẹp phải bắt
nguồn từ sự sống và cảm xúc của thi nhân. Nói như R.Gamzatop “chỉ có niềm vui của
chính anh, nỗi buồn trong chính trái tim anh mới khiến anh cầm bút”. Cái đẹp của nghệ
thuật sẽ nâng sự sống lên tầm cao mới.
- Khởi nguyên từ sự sống, qua sự rung động tâm hồn nhà thơ và thăng hoa trong cái đẹp
của nghệ thuật, trở thành tiếng lòng chung, rung động lòng người.
5



2. Cảm nhận bài thơ Nhàn để làm sáng tỏ ý kiến
a. Giới thiệu tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm và bài thơ Nhàn
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491– 1595) là người có học vấn uyên thâm, trí tuệ hơn người,
sáng suốt thông thái. Bao trùm thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm từ khi về trí sĩ ở quê nhà là cảm
hứng thanh nhàn, tự tại, gắn bó với thiên nhiên, không bon chen phú quý.
- Bài thơ Nhàn trích trong Bạch Vân quốc ngữ thi. Với lời thơ tự nhiên, giản dị, bài thơ
Nhàn thể hiện một cách sâu sắc ý nghĩa triết lí về lối sống nhàn mà tác giả đã lựa chọn.
Đó là quan niệm sống hoà hợp với thiên nhiên, giữ cốt cách thanh cao, vượt lên danh lợi.
b. Cảm nhận bài thơ Nhàn
* Bài thơ Nhàn là cuộc sống đọng lại biến thành cái đẹp với lối sống nhàn được thể hiện
xuyên suốt bài thơ, nổi bật là tâm trạng thảnh thơi, tự do lựa chọn cách sống cho mìnhhòa mình với thiên nhiên.
- Nguyễn Bỉnh Khiêm mở rộng tấm lòng, hòa mình với cuộc sống nơi thôn dã. Theo đó,
cái “dại” của “ta” là cái “dại” của bậc đại trí, với trí tuệ lớn, thấu triệt lẽ thịnh suy, vong
tồn của cuộc đời, sống thanh thản. Cho nên, nơi “ta” chọn là “nơi vắng vẻ”, nghĩa là nơi
có thể tĩnh tại, sống an nhàn, không có tranh giành. Còn “người khôn” chọn “chốn lao
xao”, nghĩa là nơi con người chen chúc, xô đẩy nhau để giành giật lợi danh, thì lại hoá ra
“dại”.
- Theo vòng quay bốn mùa quanh năm, việc “ăn”, “tắm” của “ta” thuận theo tự nhiên,
hoà hợp với tự nhiên; đạm bạc, thanh bần nhưng thú vị.
- Vẫn là những hình ảnh dân dã, đời thư¬ờng, cuộc sống nơi thôn dã quê mùa chẳng
những không gợi vẻ khắc khổ mà còn toát lên vẻ thanh cao. Thanh cao trong cách ăn
uống sinh hoạt và cả trong niềm thích thú khi đư¬ợc hòa mình vào cuộc sống thiên nhiên
của một bậc danh nho đang muốn lánh đời.
=>Xét trong hoàn cảnh cụ thể của nhà thơ, việc về nhàn là cách duy nhất để giữ trọn khí
tiết, là nét đẹp của tâm hồn giữa cuộc sống tranh đua danh lợi.
* Bài thơ Nhàn thể hiện sâu sắc quan niệm nhân sinh coi công danh phú quý tựa chiêm
bao. Đó như là biểu hiện tập trung cho bản lĩnh cứng cỏi, nhân cách cao đẹp, gần gũi với
nhân dân, được nhân dân tôn trọng của một người trí thức chân chính:
R¬ượu, đến cội cây, ta sẽ uống,

Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.
- Mượn tích xưa, một người nằm ngủ dưới gốc cây hòe chiêm bao thấy mình được làm
quan, giàu có, tỉnh dậy thấy vẫn nằm dưới cây hòe, mới biết chỉ là chiêm bao. Tác giả
mượn tích xưa để bộc lộ thái độ xem thường phú quý công danh, qua đó khẳng định
thêm một lần nữa sự lựa chọn phương châm sống, cách sống thực sự thoải mái về tinh
thần cũng như thể xác.
- Phú quý đi với chức quyền, đối với Nguyễn Bỉnh Khiêm chỉ là cuộc sống của bọn
người bạc ác thủ đoạn, giẫm đạp lên nhau mà sống. Bởi thế, có thể hiểu thái độ nhìn xem
phú quý tựa chiêm bao cũng là cách nhà thơ chọn lựa con đường sống gần gũi, chia sẻ
với nhân dân. Cuộc sống đạm bạc mà thanh cao của người bình dân đáng quý, đáng trọng
6


vì đem lại sự thanh thản cũng như giữ cho nhân cách không bị hoen ố vẩn đục trong xã
hội đương thời. Cội nguồn triết lí của Nguyễn Bỉnh Khiêm gắn liền với quan niệm sống
lành vững tốt đẹp của nhân dân.
* Về mặt nghệ thuật, qua bài thơ Nhàn, Nguyễn Bỉnh Khiêm đưa chữ Nôm trở thành
ngôn ngữ nghệ thuật giàu sức biểu cảm. Tác giả đã thành công trong việc sử dụng nghệ
thuật đối lập, ngôn từ giản dị nhưng không kém phần tinh tế, nhịp thơ linh hoạt. Ông
cũng đưa vào thơ những hình ảnh dân dã, gần gũi, bình dị, rất đỗi Việt Nam như hình ảnh
cuốc, cần câu, măng trúc, giá, ... là những nét hiện thực dân dã mà văn chương trung đại
thường kiêng kị. Đó chính là điểm mới, những cách tân về nghệ thuật của Nguyễn Bỉnh
Khiêm trong bài thơ Nhàn.
c. Đánh giá về bài thơ Nhàn
- Thơ vẫn là sự sống, nhưng ở bài thơ Nhàn sự sống đọng lại, biến thành cái đẹp với lời
tâm sự thâm trầm, sâu sắc, khẳng định quan niệm sống nhàn là hòa hợp với thiên nhiên,
giữ được cốt cách thanh cao, khí tiết cương trực, vượt lên những danh lợi tầm thường,
gắn bó với nhân dân.
- Từ quan niệm sống nhàn, coi thường công danh phú quý, bài thơ thể hiện chân dung
một con người giản dị, mộc mạc, một nhân cách cao quý, vẻ đẹp trí tuệ của một nhà nho

ẩn dật- kiểu nhân vật trữ tình thường thấy trong văn học trung đại. Cả bài thơ toát lên
một vẻ đẹp hoàn mỹ trong thế giới của tao nhân mặc khách, triết lý nhân sinh hướng tới
việc thoát khỏi vòng luẩn quẩn trước những cám dỗ cuộc đời.
3. Bình luận ý kiến
- Văn chương phải gắn bó với đời sống và có những tác động tích cực đến đời sống con
người và xã hội. Nghệ sĩ là người sáng tạo nghệ thuật chân chính, đem tài năng, tâm
huyết, khát vọng trải nghiệm “cuộc sống” để sáng tạo ra cái đẹp, ra những tác phẩm nghệ
thuật có ý nghĩa.
- Ý kiến đặt ra yêu cầu đối với người sáng tác và định hướng đối với người tiếp nhận.
Đối với người sáng tác cần phải “sống đã rồi hãy viết”, hiểu được giá trị cuộc sống để tạo
nên những tác phẩm có giá trị chứa đựng tính nhân văn cao cả để góp phần “thanh lọc
tâm hồn người đọc”. Đối với người tiếp nhận cần phải nhạy cảm với cuộc đời, nuôi
dưỡng cho mình những tình cảm thẩm mĩ để cảm thụ và khám phá được những cái hay,
cái đẹp của thơ văn. Ý kiến này và cách sống nhà của Nguyễn Bỉnh Khiêm luôn có ý
nghĩa thời sự trong cuộc sống hiện nay.
“Các tác giả văn học trung đại, đặc biệt là những tác giả tài năng, một mặt tuân thủ
tính qui phạm, mặt khác lại phá vỡ tính qui phạm, phát huy cá tính sáng tạo trong cả
nội dung và hình thức biểu hiện”.
(Ngữ văn 10, Tập 1, NXB Giáo dục, 2011, tr 110)
Anh/Chị hiểu nhận định trên như thế nào ?
7


Phân tích bài thơ Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới - bài 43) của Nguyễn Trãi
để làm sáng tỏ vấn đề.
1. Làm rõ nội dung nhận định:
a. Giải thích khái niệm:
- Văn học trung đại: Văn học viết Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX, là nền văn
học tồn tại và phát triển trong xã hội phong kiến.
- Tính qui phạm: Một đặc điểm nổi bật của văn học trung đại, là sự qui định chặt chẽ

theo khuôn mẫu. Tính qui phạm thể hiện ở một số phương diện cơ bản sau:
+ Quan niệm văn học: Đề cao chức năng xã hội của văn học, coi trọng mục đích giáo
huấn, thơ dĩ ngôn chí, văn dĩ tải đạo.
+ Tư duy nghệ thuật: Lối tư duy trừu tượng, gián tiếp, quen nghĩ và phải nghĩ theo một
kiểu mẫu nghệ thuật có sẵn đã thành công thức gắn với tính ước lệ, tượng trưng, bút pháp
gợi hơn tả…
+ Quan niệm thẩm mĩ: Cái đẹp của quá khứ là chuẩn mực, tạo nên tính sùng cổ, sử dụng
nhiều điển tích, điển cố, nhiều thi liệu truyền thống…
+ Thể loại: Sử dụng những thể loại có kết cấu định hình.
+ Ngôn ngữ: uyên bác, trang trọng, đề cao phép đối, điển tích, điển cố…
- Sự phá vỡ tính qui phạm thể hiện trên một số phương diện cơ bản sau:
+ Quan niệm văn học: hướng vào đời sống cá nhân, mô tả hiện thực khách quan…
+Tư duy nghệ thuật: Xuất hiện lối tư duy trực quan cụ thể, đưa những hình ảnh chân thực
của cuộc sống vào thơ.
+ Thể loại: những thể thơ mới, thay đổi tiết tấu, nhịp điệu…
+ Ngôn ngữ: Vận dụng lời ăn tiếng nói hàng ngày, câu thơ mang ngữ điệu nói…
- Cá tính sáng tạo: Là biểu hiện rực rỡ của các phạm trù cái chủ quan, cái cá biệt, cái
không lặp lại trong tài năng của người nghệ sĩ. Cá tính sáng tạo biểu hiện tập trung ở cái
nhìn nghệ thuật độc đáo, ở cách cảm, cách nghĩ riêng của nhà văn…
b. Ý cả câu: Các tác giả trung đại, đặc biệt là các tác giả tài năng đã phá vỡ những qui
định chặt chẽ, theo khuôn mẫu của văn học trung đại để thể hiện những nét riêng, mới
mẻ trên phương diện nội dung lẫn hình thức nghệ thuật.
2. Bàn bạc, mở rộng:
- Tại sao các tác giả trung đại, đặc biệt là các tác giả tài năng, một mặt tuân thủ tính
qui phạm, mặt khác lại phá vỡ tính qui phạm:
+ Văn học trung đại ra đời và phát triển trong xã hội phong kiến, chịu ảnh hưởng của
văn hóa, văn học Trung Quốc, với những ràng buộc, phép tắc, ý thức cá nhân, cá thể
chưa có điều kiện phát triển. Xã hội có phép tắc, văn học có khuôn mẫu.
+ Tính qui phạm khiến cho văn học bị hạn chế trong việc phản ánh hiện thực, coi trọng
thuyết minh cho đạo lý gắn với con người bổn phận. Nhà văn sáng tác không bằng con

mắt quan sát của cá nhân mà bằng những hình thức có tính cố định, hạn chế tối đa sự
sáng tạo cua người nghệ sĩ.
8


+ Nhà văn tài năng là những người có bản lĩnh, có cá tính sáng tạo mạnh mẽ, không
chấp nhận cái cũ, sự rập khuôn, khao khát sáng tạo, khao khát thể hiện cái tôi, thể hiện
bản sắc riêng.
- Việc phá vỡ tính qui phạm của văn học trung đại có ý nghĩa như thế nào
+ Văn học mang hơi thở của cuộc sống, thúc đẩy văn học trung đại phát triển theo theo
hướng dân tộc hóa, hiện đại hóa, thể hiện tinh thần dân tộc sâu sắc.
+ Bài học sáng tạo cho người cầm bút: trong sự chi phối của tính qui phạm vẫn thể hiện
được cá tính sáng tạo với cách nhìn, cách miêu tả riêng.
+ Đối với người đọc, khi tìm hiểu văn học trung đại, cần chú ý đến việc phá vỡ tính qui
phạm để nhận thức được đặc sắc của mỗi tác phẩm, đóng góp của mỗi tác giả.
3. Phân tích “Cảnh ngày hè”để làm sáng tỏ nhận định
- Qua phân tích, thí sinh cần làm nổi bật được những khía cạnh mà nhận định đã đề cập.
Bài viết có nhiều cách triển khai, song cần đảm bảo các yêu cầu nội dung như phần giải
thích, bàn bạc vấn đề, với những định hướng cơ bản sau:
- Tính qui phạm trong Cảnh ngày hè:
+ Quan niệm văn học: Nói chí tỏ lòng - lý tưởng dân giàu đủ khắp đòi phương
+ Tư duy nghệ thuât: Miêu tả cảnh ngày hè bằng những hình ảnh ước lệ (ngày hè, lựu,
sen, lầu tịch dương…)
+ Sử dụng điển tích, điển cố gắn với quan niệm thẩm mĩ cái đẹp của quá khứ là chuẩn
mực.
+ Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật
- Sự phá vỡ tính qui phạm, thể hiện cá tính sáng tạo:
+ Nằm trong mục Bảo kính cảnh giới (gương báu răn mình) nhưng bài thơ này không
nặng về giáo huấn, khuyên răn mà thể hiện cảm nhận tinh tế của một tâm hồn rất thi sĩ.
+ Sử dụng thể thơ thất ngôn đường luật phá cách, câu thơ thất ngôn xen lục ngôn, nhịp

thơ, cấu trúc bài thơ thay đổi.
+ Thi nhân xưa đến với thiên nhiên bằng bút pháp vịnh, Nguyễn Trãi thiên về bút pháp
tả. Hình tượng nghệ thuật là những gì gần gũi với cuộc sống thường ngày
+ Sử dụng ngôn ngữ tài tình, vừa giản dị, quen thuộc mà gợi cảm với những động từ
mạnh, tính từ gợi tả.
- Trong quá trình phân tích cần làm nổi bật:
+ Vẻ đẹp độc đáo của bức tranh thiên nhiên, cuộc sống
+ Vẻ đẹp của tâm hồn Nguyễn Trãi: Tâm hồn yêu thiên nhiên, tâm hồn yêu đời, yêu
cuộc sống; tấm lòng ưu ái với dân với nước.

Bàn về thơ, tác giả Xuân Diệu có ý kiến:
"Người đọc thơ muốn rằng, thơ phải xuất phát từ thực tại, từ đời sống, nhưng
phải đi qua một tâm hồn, một trí tuệ và khi đi qua như vậy, tâm hồn, trí tuệ phải in
dấu vào đó thật sâu sắc, càng cá thể, càng độc đáo càng hay".
9


Anh (chị) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí (Nguyễn
Du) và đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (Trích"Chinh phụ ngâm" Đặng Trần Côn, dịch giả: Đoàn Thị Điểm).
1. Giải thích
- “Thơ": là thể loại văn học thuộc phương thức trữ tình nghiêng về thể hiện thế giới nội
tâm của con người, được tổ chức qua hình thức ngôn ngữ đặc biệt gợi hình, gợi cảm, giàu
nhạc điệu.
- “Thơ phải xuất phát từ thực tại, từ đời sống": thơ ca phải bắt nguồn từ hiện thực đời
sống. Hiện thực cuộc đời vừa là nơi cung cấp chất liệu vừa là mạch nguồn nuôi dưỡng
thơ ca.
- “Đi qua một tâm hồn, một trí tuệ”: thơ ca phải in dấu tình cảm và tư tưởng của tác giả.
Thơ ca khác với văn xuôi ở chỗ thể hiện rõ cảm xúc chủ quan của người nghệ sĩ.
- “Càng cá thể, càng độc đáo, càng hay”: nhấn mạnh yêu cầu sự sáng tạo của người nghệ
sĩ.

=> Một tác phẩm thơ cần bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống, có giá trị tư tưởng sâu sắc.
Nhưng tác phẩm thơ muốn độc đáo cần thể hiện rõ những dấu ấn riêng của tác giả trên
phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật.
2. Lí giải
- Cuộc sống là điểm xuất phát, là đích đến của văn học nghệ thuật nói chung và thơ ca
nói riêng. Thơ ca nghệ thuật luôn vận động và phát triển trong sự ràng buộc tự nhiên với
đời sống xã hội.
(Học sinh vận dụng kiến thức về mối liên hệ giữa văn học và hiện thực đời sống để lí
giải ngắn gọn)
- Cái riêng của thơ ca là luôn in đậm tình cảm, tư tưởng của người nghệ sĩ. (Học sinh vận
dụng kiến thức lí luận về đặc trưng nội dung của sáng tác thơ để lí giải)
- Thơ ca cũng khác các thể loại khác ở hình thức thể hiện. Mọi yếu tố hình thức của thơ
ca (thể loại, ngôn ngữ, nhịp điệu, thanh điệu,…) đều cần đến sự cách điệu, độc đáo riêng
biệt. (Học sinh vận dụng kiến thức lí luận về đặc trưng hình thức của thơ ca để lí giải)
3. Phân tích chứng minh
3.1. Cả hai văn bản Đọc Tiểu Thanh kí và Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ đều
xuất phát từ thực tại, đời sống: phản ánh số phận bất hạnh của những người phụ nữ,
phơi bày hiện thực đời sống của xã hội Việt Nam thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ
XIX.
- Hai văn bản cùng phản ánh số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến:
+ Đọc Tiểu Thanh kí dựa trên một câu chuyện có thật về cuộc đời nàng Tiểu Thanh,
người phụ nữ tài sắc hơn người nhưng số phận bi kịch.
+ Đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ phản ánh thân phận đáng thương của
người phụ nữ có chồng ra trận, vì chiến tranh phi nghĩa mà hạnh phúc bị chia lìa.
- Hai văn bản còn phản ánh khái quát một giai đoạn xã hội phong kiến với nhiều bất công
phi lí, nhiều biến động dữ dội:
10


+ Đọc Tiểu Thanh kí mượn câu chuyện nàng Tiểu Thanh phản ánh những bất công của

xã hội phong kiến nước ta thế kỉ XVIII. Từ số phận nàng Tiểu Thanh tác phẩm còn khái
quát bi kịch chung của thân phận những người phụ nữ trong xã hội phong kiến và bi kịch
của người tài hoa.
+ Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ phản ánh mặt trái của chiến tranh phi nghĩa giữa
các tập đoàn phong kiến. Vì chiến tranh mà tuổi xuân của con người bị đánh mất, hạnh
phúc bị tước đoạt.
(Học sinh chọn phân tích những câu thơ tiêu biểu)
3.2. Hai văn bản in dấu tâm hồn, trí tuệ của hai tác giả với những nghệ thuật biểu đạt
đặc sắc.
- Đọc Tiểu Thanh kí:
+ Bài thơ thể hiện sự xót thương của tác giả với những người phụ nữ tài hoa nhưng số
phận ngang trái. Cái mới trong tư tưởng của bài thơ là không chỉ bàn về những hiện
tượng hồng nhan đa truân mà tác giả còn nói đến bi kịch tài tử đa cùng. Cái mới của bài
thơ còn ở chỗ từ nỗi thương người nhà thơ tự thương mình, từ chỗ khóc người nhà thơ tự
khóc chính mình. Bài thơ vì thế đã manh nha thể hiện ý thức cái tôi cá nhân của một cá
tính sáng tạo, đồng thời mang đến những giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ.
+ Bài thơ được viết bằng thể thơ thất ngôn bát cú hàm súc, cô đọng với những hình ảnh
thơ ẩn dụ mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc, nghệ thuật tương phản đối lập, những câu hỏi
tu từ day dứt,… Với khả năng ngôn ngữ bậc thầy, bài thơ thể hiện tầm tư tưởng của một
thi nhân có con mắt trông thấu sáu cõi và tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời.
(Học sinh chọn và phân tích những dẫn chứng tiêu biểu)
- Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ:
+ Đoạn trích thể hiện sự đồng cảm của tác giả với số phận của những người phụ nữ có
gia đình mà không được hưởng hạnh phúc một cách trọn vẹn. Thông qua nỗi đau của
người phụ nữ có chồng ra trận, Đặng Trần Côn đã có sự sáng tạo trong việc thể hiện tiếng
nói phản chiến. Chiến tranh không chỉ gây nỗi đau cho người ra trận mà còn gây thương
tổn cho những người ở lại. Cái mới của đoạn trích còn nằm ở sự quan tâm tới quyền
sống, thấu hiểu sâu sắc những nỗi đau và khát vọng về hạnh phúc của con người, đặc biệt
là người phụ nữ.
+ Đoạn trích được dịch giả Đoàn Thị Điểm thể hiện bằng thể thơ song thất lục bát với âm

hưởng mênh mang, dàn trải đầy réo rắt. Đoạn trích cũng đặc biệt thành công với nghệ
thuật miêu tả tâm lí, cách sử dụng những từ láy, những phép so sánh độc đáo, phép điệp
liên hoàn,…(Học sinh chọn lọc và phân tích những dẫn chứng tiêu biểu).
4. Bàn luận, mở rộng
- Ý kiến của Xuân Diệu đã nêu lên đặc trưng của một tác phẩm văn học, cũng là yêu cầu
đặt ra cho tác phẩm thơ ca. Một tác phẩm có giá trị phải gắn bó với hiện thực cuộc sống,
phải chứa đựng những tâm tư tình cảm mãnh liệt, có những đóng góp mới mẻ vể tư
tưởng, nghệ thuật.
- Bài học đối với người sáng tác và tiếp nhận thơ ca:
11


+ Nhà thơ: phải gắn bó, có những trải nghiệm phong phú với cuộc sống, sống sâu sắc với
thế giới nội tâm của mình; cần trau dồi vốn sống, lao động công phu, nỗ lực không
ngừng trong hoạt động sáng tạo.
+ Người đọc: cần có sự đồng cảm sâu sắc, mãnh liệt với thế giới cảm xúc của tác giả, từ
đó thấu hiểu giá trị tư tưởng, nghệ thuật mới mẻ, độc đáo của tác phẩm.
Thơ cần có hình cho người ta thấy, có ý cho người ta nghĩ và cần có tình để rung
động trái tim.
Bằng việc lựa chọn một số tác phẩm thơ trung đại Việt Nam trong chương trình
Ngữ văn 10, anh/chị hãy làm sáng tỏ nhận định.
1. Giải thích
Thơ cần có hình cho người ta thấy, có ý cho người ta nghĩ và cần có tình để rung động
trái tim.
- Thơ cần có hình: Thơ cần có hình ảnh (thiên nhiên, cuộc sống, con người…) để biểu
hiện cảm xúc, tư tưởng của nhà thơ. Đây là phương diện hình thức thơ.
- Thơ cần có ý: ý nghĩa nội dung, tư tưởng; có tình: tình cảm, cảm xúc. Đây là phương
diện nội dung thơ.
=> Ý nghĩa: tác phẩm thơ cần có sự kết hợp hài hòa giữa hình, ý, tình (hình ảnh, tư
tưởng, tình cảm, cảm xúc…). Hay nói cách khác, bài thơ cần kết hợp cả hai phương diện

nội dung và hình thức.
2. Cơ sở lí luận.
- Đặc trưng của văn chương nói chung và thơ ca nói riêng là phản ánh, biểu
đạt thông qua hình tượng nghệ thuật. Không có các hình tượng, thế giới tinh thần không
thể biểu hiện cụ thể, nhà thơ không thể truyền dẫn thông điệp nội dung, tư tưởng, tình
cảm một cách trọn vẹn, ấn tượng đến người đọc.
- Thơ ca thuộc phương thức trữ tình, thiên về biểu hiện thế giới chủ quan của con người
bằng nhiều cách thức khác nhau nhằm biểu đạt những trạng thái tư tưởng, tình cảm và ý
nghĩa phức tạp, đa dạng. Mỗi tác phẩm đều mang một ý nghĩa tư tưởng, thông điệp nhất
định đòi hỏi người đọc phải căn cứ vào hình, ý, tình mới cảm nhận được.
- Biểu hiện, yêu cầu về hình, ý, tình trong thơ:
+ Hình ảnh (thiên nhiên, cuộc sống, con người…) những hình ảnh đó phải chọn lọc, đặc
sắc, có sức khái quát, chân thực, đa nghĩa, nhằm để lại ấn tượng, dấu ấn sâu sắc.
+Ý, tình (tư tưởng, cảm xúc, tình cảm..) phải trong sáng, tiến bộ, có tính nhân văn,
hướng con người tới các giá trị Chân - Thiện - Mĩ…
+ Cảm xúc trong thơ phải mãnh liệt, chân thành, nhà thơ phải lựa chọn được những hình
ảnh phù hợp để biểu đạt nội dung tư tưởng, cảm xúc một cách tự nhiên, sâu sắc có sức
lay động lớn lao.
=> Tác phẩm văn học nói chung, thơ ca nói riêng chỉ hay khi có sự kết hợp hài hòa giữa
hình, ý, tình (nội dung và hình thức).
3. Làm sáng tỏ qua một số tác phẩm thơ trung đại Việt Nam trong chương trình
Ngữ văn 10
12


Yêu cầu:
- Đúng giới hạn: Một số bài thơ trung đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn
10.
- Đủ số lượng: Thí sinh chọn ít nhất 02 tác phẩm.
- Quá trình cảm thụ, phân tích:

+ Có thể triển khai ý theo nhiều hướng nhưng không phân tích chung chung mà cần bám
sát các vấn đề lí luận đã lí giải.
+ Sự cảm thụ, phân tích, phải tinh tế, sâu sắc, thuyết phục, làm nổi bật được vấn đề.
4. Đánh giá
- Nhận định trên đã khái quát được đặc trưng cơ bản của thơ nói riêng, văn học nói
chung.
- Ý nghĩa của vấn đề đối với người sáng tác và người tiếp nhận:
+ Với người sáng tác: trong sáng tạo nghệ thuật mỗi nhà thơ phải có thực tài, thực tâm để
tạo nên những tác phẩm hài hòa về hình, ý, tình (nội dung và hình thức).
+ Với người tiếp nhận: cần cảm thụ, đánh giá cái hay, cái đẹp của thi phẩm trên cả hai
phương diện, tạo nên sự đồng cảm giữa tác giả và người đọc.
- Đánh giá các tác giả, tác phẩm được lấy làm dẫn chứng.
Bàn về thơ, tác giả Xuân Diệu có ý kiến:
"Người đọc thơ muốn rằng, thơ phải xuất phát từ thực tại, từ đời sống, nhưng phải
đi qua một tâm hồn, một trí tuệ và khi đi qua như vậy, tâm hồn, trí tuệ phải in dấu vào đó
thật sâu sắc, càng cá thể, càng độc đáo càng hay".
Anh (chị) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí (Nguyễn Du)
và đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (Trích"Chinh phụ ngâm" - Đặng
Trần Côn, dịch giả: Đoàn Thị Điểm).
1. Giải thích
- “Thơ": là thể loại văn học thuộc phương thức trữ tình nghiêng về thể hiện thế giới nội
tâm của con người, được tổ chức qua hình thức ngôn ngữ đặc biệt gợi hình, gợi cảm, giàu
nhạc điệu.
- “Thơ phải xuất phát từ thực tại, từ đời sống": thơ ca phải bắt nguồn từ hiện thực đời
sống. Hiện thực cuộc đời vừa là nơi cung cấp chất liệu vừa là mạch nguồn nuôi dưỡng
thơ ca.
- “Đi qua một tâm hồn, một trí tuệ”: thơ ca phải in dấu tình cảm và tư tưởng của tác giả.
Thơ ca khác với văn xuôi ở chỗ thể hiện rõ cảm xúc chủ quan của người nghệ sĩ.
- “Càng cá thể, càng độc đáo, càng hay”: nhấn mạnh yêu cầu sự sáng tạo của người nghệ
sĩ.

=> Một tác phẩm thơ cần bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống, có giá trị tư tưởng sâu sắc.
Nhưng tác phẩm thơ muốn độc đáo cần thể hiện rõ những dấu ấn riêng của tác giả trên
phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật.
2. Lí giải
13


- Cuộc sống là điểm xuất phát, là đích đến của văn học nghệ thuật nói chung và thơ ca
nói riêng. Thơ ca nghệ thuật luôn vận động và phát triển trong sự ràng buộc tự nhiên với
đời sống xã hội.
(Học sinh vận dụng kiến thức về mối liên hệ giữa văn học và hiện thực đời sống để lí
giải ngắn gọn)
- Cái riêng của thơ ca là luôn in đậm tình cảm, tư tưởng của người nghệ sĩ. (Học sinh vận
dụng kiến thức lí luận về đặc trưng nội dung của sáng tác thơ để lí giải)
- Thơ ca cũng khác các thể loại khác ở hình thức thể hiện. Mọi yếu tố hình thức của thơ
ca (thể loại, ngôn ngữ, nhịp điệu, thanh điệu,…) đều cần đến sự cách điệu, độc đáo riêng
biệt. (Học sinh vận dụng kiến thức lí luận về đặc trưng hình thức của thơ ca để lí giải)
3. Phân tích chứng minh
3.1. Cả hai văn bản Đọc Tiểu Thanh kí và Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ đều xuất
phát từ thực tại, đời sống: phản ánh số phận bất hạnh của những người phụ nữ, phơi bày
hiện thực đời sống của xã hội Việt Nam thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX.
- Hai văn bản cùng phản ánh số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến:
+ Đọc Tiểu Thanh kí dựa trên một câu chuyện có thật về cuộc đời nàng Tiểu Thanh,
người phụ nữ tài sắc hơn người nhưng số phận bi kịch.
+ Đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ phản ánh thân phận đáng thương của
người phụ nữ có chồng ra trận, vì chiến tranh phi nghĩa mà hạnh phúc bị chia lìa.
- Hai văn bản còn phản ánh khái quát một giai đoạn xã hội phong kiến với nhiều bất công
phi lí, nhiều biến động dữ dội:
+ Đọc Tiểu Thanh kí mượn câu chuyện nàng Tiểu Thanh phản ánh những bất công của
xã hội phong kiến nước ta thế kỉ XVIII. Từ số phận nàng Tiểu Thanh tác phẩm còn khái

quát bi kịch chung của thân phận những người phụ nữ trong xã hội phong kiến và bi kịch
của người tài hoa.
+ Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ phản ánh mặt trái của chiến tranh phi nghĩa giữa
các tập đoàn phong kiến. Vì chiến tranh mà tuổi xuân của con người bị đánh mất, hạnh
phúc bị tước đoạt.
(Học sinh chọn phân tích những câu thơ tiêu biểu)
3.2. Hai văn bản in dấu tâm hồn, trí tuệ của hai tác giả với những nghệ thuật biểu
đạt đặc sắc.
- Đọc Tiểu Thanh kí:
+ Bài thơ thể hiện sự xót thương của tác giả với những người phụ nữ tài hoa nhưng số
phận ngang trái. Cái mới trong tư tưởng của bài thơ là không chỉ bàn về những hiện
tượng hồng nhan đa truân mà tác giả còn nói đến bi kịch tài tử đa cùng. Cái mới của bài
thơ còn ở chỗ từ nỗi thương người nhà thơ tự thương mình, từ chỗ khóc người nhà thơ tự
khóc chính mình. Bài thơ vì thế đã manh nha thể hiện ý thức cái tôi cá nhân của một cá
tính sáng tạo, đồng thời mang đến những giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ.
+ Bài thơ được viết bằng thể thơ thất ngôn bát cú hàm súc, cô đọng với những hình ảnh
thơ ẩn dụ mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc, nghệ thuật tương phản đối lập, những câu hỏi
14


tu từ day dứt,… Với khả năng ngôn ngữ bậc thầy, bài thơ thể hiện tầm tư tưởng của một
thi nhân có con mắt trông thấu sáu cõi và tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời.
(Học sinh chọn và phân tích những dẫn chứng tiêu biểu)
- Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ:
+ Đoạn trích thể hiện sự đồng cảm của tác giả với số phận của những người phụ nữ có
gia đình mà không được hưởng hạnh phúc một cách trọn vẹn. Thông qua nỗi đau của
người phụ nữ có chồng ra trận, Đặng Trần Côn đã có sự sáng tạo trong việc thể hiện tiếng
nói phản chiến. Chiến tranh không chỉ gây nỗi đau cho người ra trận mà còn gây thương
tổn cho những người ở lại. Cái mới của đoạn trích còn nằm ở sự quan tâm tới quyền
sống, thấu hiểu sâu sắc những nỗi đau và khát vọng về hạnh phúc của con người, đặc biệt

là người phụ nữ.
+ Đoạn trích được dịch giả Đoàn Thị Điểm thể hiện bằng thể thơ song thất lục bát với âm
hưởng mênh mang, dàn trải đầy réo rắt. Đoạn trích cũng đặc biệt thành công với nghệ
thuật miêu tả tâm lí, cách sử dụng những từ láy, những phép so sánh độc đáo, phép điệp
liên hoàn,…(Học sinh chọn lọc và phân tích những dẫn chứng tiêu biểu).
Lưu ý: Học sinh có thể chọn cách phân tích, chứng minh khác nhau nhưng cần nêu được
những yêu cầu cơ bản trên.
4. Bàn luận, mở rộng
- Ý kiến của Xuân Diệu đã nêu lên đặc trưng của một tác phẩm văn học, cũng là yêu cầu
đặt ra cho tác phẩm thơ ca. Một tác phẩm có giá trị phải gắn bó với hiện thực cuộc sống,
phải chứa đựng những tâm tư tình cảm mãnh liệt, có những đóng góp mới mẻ vể tư
tưởng, nghệ thuật.
- Bài học đối với người sáng tác và tiếp nhận thơ ca:
+ Nhà thơ: phải gắn bó, có những trải nghiệm phong phú với cuộc sống, sống sâu sắc với
thế giới nội tâm của mình; cần trau dồi vốn sống, lao động công phu, nỗ lực không
ngừng trong hoạt động sáng tạo.
+ Người đọc: cần có sự đồng cảm sâu sắc, mãnh liệt với thế giới cảm xúc của tác giả, từ
đó thấu hiểu giá trị tư tưởng, nghệ thuật mới mẻ, độc đáo của tác phẩm.
Nội dung tư tưởng của tác phẩm văn học không bao giờ chỉ là sự lí giải dửng dưng,
lạnh lùng mà gắn liền với cảm xúc mãnh liệt.
(Dẫn theo Lí luận văn học – Phương Lựu chủ biên, NXB Giáo dục, tr.268)
Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua bài thơ Cảnh ngày hè của
Nguyễn Trãi và Đọc Tiểu Thanh Kí (Độc Tiểu Thanh Kí) của Nguyễn Du.
1. Giải thích
- Tác phẩm văn học là những sáng tác nghệ thuật dùng chất liệu ngôn từ để xây dựng
hình tượng và phản ánh đời sống, qua đó gửi gắm tư tưởng, tình cảm của người nghệ sĩ.
15


- Nội dung tư tưởng của tác phẩm văn học: là sự kết tinh sâu săc nhất những cảm nhận,

suy tư, kiến giải...của nhà văn về hiện thực cuộc sống. Những điều ấy không phải được
nói ra, viết ra một cách dửng dưng, lạnh lùng mà luôn gắn liền với cảm xúc mãnh liệt những tình cảm dạt dào, sâu sắc, những khát vọng lớn lao của người viết về cuộc sống và
con người.
--> Ý kiến trên đã khẳng định: nội dung tư tưởng của tác phẩm văn học luôn luôn là sự
hòa quyện giữa yếu tố khách quan và chủ quan, phản ánh, lí giải hiện thực và cảm xúc
mãnh liệt, tư tưởng và tình cảm, trong đó đặc biệt nhấn mạnh vai trò của yếu tố tình cảm,
cảm xúc của tác giả trong tác phẩm văn học. Đây cũng là đặc trưng cơ bản của văn học.
2. Bàn luận. Ý kiến hoàn toàn xác đáng, thuyết phục.
a. Cơ sở lí luận.
- Nội dung tư tưởng là linh hồn của tác phẩm văn học.
- Đối tượng nhận thức và phản ánh của văn học là hiện thực đời sống con người. Một
trong những yêu cầu quan trọng đối với văn học là phải đảm bảo tính khách quan, trung
thực. Nhưng không có nghĩa là văn học sao chép hiện thực một cách máy móc, lạnh lùng,
dửng dưng vô cảm.
- Hiện thực của cuộc sống con người luôn được phản ánh, lí giải thông qua lăng kính chủ
quan của người nghệ sĩ, nó gắn liền với những tình cảm, những cung bậc cảm xúc mãnh
liệt như vui buồn, hờn giận, căm ghét và khát vọng.
- Tình cảm, cảm xúc chính là động lực thúc đẩy quá trình sáng tác của tác giả. Điều ấy có
thể được bộc lộ dưới những dạng thức khác nhau (trực tiếp hoặc gián tiếp), tùy theo thể
loại (thơ, văn xuôi, kịch), tùy theo phong cách tác giả...
--> Nội dung tư tưởng của một tác phẩm văn học không bao giờ chỉ có hiện thực được
phản ánh, lí giải đơn thuần mà thiếu tình cảm, cảm xúc mãnh liệt.
b. Cơ sở thực tế.
- Nhiều tác phẩm văn học là minh chứng cho tính đúng đắn, thuyết phục của ý kiến trên.
- Học sinh có thể phân tích hai bài thơ: Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi và Đọc Tiểu
Thanh Kí (Độc Tiểu Thanh Kí) của Nguyễn Du theo nhiều cách khác nhau nhưng không
được xa rời, trái lại phải có tác dụng soi tỏ làm rõ cho những vấn đề lí luận:
b.1. Bài Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi)
*.Nội dung khách quan của tác phẩm.
- Bức tranh thiên nhiên ngày hè sinh động, đầy sức sống và khát vọng của thi nhân về

cuộc sống no ấm, thanh bình cho nhân dân.
16


*. Tính cảm, cảm xúc của nhà thơ.
- Tình yêu thiên nhiên tha thiết, tâm hồn rộng mở để giao hòa, khám phá, phát hiện vẻ
đẹp của thiên nhiên, tạo vật.
- Tình yêu cuộc sống trần thế.
- Tình cảm yêu nước, thương dân, lo cho dân, cho nước luôn thường trực, canh cánh.
--> Nguyễn trãi viết về chủ đề Nhàn nhưng từng câu chữ trong bài thơ lại thấy rằng thi
nhân nhàn thân chứ chưa bao giờ được nhàn tâm.
- Hình thức nghệ thuật bài thơ: có nhiều cách tân: thể thơ thất ngôn xen lục ngôn, ngắt
nhịp linh hoạt, hình ảnh gần gũi, bình dị, ngôn ngữ gợi cảm: đùn đùn, giương, phun, tiễn,
biện pháp tu từ: đảo ngữ, dùng điển tích, điển cố.
b.2. Bài ĐọcTiểu Thanh Kí (Độc Tiểu Thanh Kí) của Nguyễn Du
*.Nội dung khách quan của tác phẩm - Hiện thực mà Nguyễn Du đã phản ánh, lí giải
trong tác phẩm.
- Số phận trái ngang, trớ trêu, bất hạnh của nàng Tiểu Thanh: cái chết oan khuất, cuộc đời
dở dang, đứt đoạn, bi kịch tài hoa, bạc mệnh.
- Số phận, bi kịch của bao người phụ nữ tài hoa trong xã hội cũ. (HS có thể liên hệ với
những sáng tác khác của Nguyễn Du)
- Số kiếp oan nghiệt của những con người tài hoa, tài tử trong đó có nhà thơ.
*. Tình, cảm xúc của đại thi hào trong bài thơ.
- Đau đớn, xót thương, đồng cảm cho nàng Tiểu Thanh và những người phụ nữ nhỏ bé,
bất hạnh trong xã hội.
- Đặc biệt thương cảm những người phụ nữ tài hoa, bạc mệnh.
- Tự nhận mình cùng hội, cùng thuyền với những người tài tử, tài hoa.
- Lo lắng, băn khoăn cho số phận của mình ở tương lai và khao khát có được sự tri âm,
đồng điệu.
- Oán hận trước hiện thực đen tối, bất công của xã hội.

--> Cả bài thơ là tiếng khóc lớn, khóc vì thương người, tiếc tài, khóc cho mình và bao số
kiếp tài hoa, tài tử trong xã hội phong kiến. Từ đó mà cất lên tiếng nói đòi quyền sống
cho những người nghệ sĩ, những người đã cống hiến cho cuộc đời những giá trị tinh thần
cao quý. Đó chính là giá trị nhân văn, nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của tác phẩm.
- Hình thức nghệ thuật: thể thơ thất ngôn bát cú hàm súc, cô đọng, ngôn từ chính xác,
biểu cảm, nghệ thuật đối, câu hỏi tu từ được khai thác hiệu quả...
3. Mở rộng.
17


- Đối với người sáng tác: khi viết phải luôn có ý thức tôn trọng hiện thực, trau dồi nhân
cách để định hướng đúng cho tư tưởng, tình cảm trong tác phẩm. Quan trọng nhất là tình
cảm nhân văn nhằm hướng đến mọi người, vì con người. Đây là điều quyết định sự sống
còn của một tác phẩm văn học.
- Đối với người tiếp nhận: khi tiếp cận tác phẩm văn học là tiếp cận một thế giới mở, thế
nên phải ý thức khám phá cái hay cái đẹp, lắng nghe những thông điệp tư tưởng, tình
cảm sâu sắc mà nhà văn gửi gắm trong tác phẩm.

Bàn về “Truyện Kiều”, giáo sư Trần Đình Sử khẳng định: “Truyện Kiều là tiếng nói
thương thân, xót thân vào bậc nhất trong văn học trung đại Việt Nam”.
Anh /chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua hai đoạn trích “Trao duyên” và “Nỗi
thương mình” (Trích “Truyện Kiều”- Nguyễn Du), anh /chị hãy làm sáng tỏ nhận
định trên.
1, Giải thích:
a, Là gì?
- Tiếng nói thương thân, xót thân: Là tiếng nói của nhân vật và người kể chuyện trong tác
phẩm, bày tỏ nỗi đau đớn, xót xa, thương tiếc cho thân xác, thân phận con người bị chà
đạp.
Tiếng nói thương thân, xót thân này chính là biểu hiện của “con người tự ý thức” trong
“Truyện Kiều”, là dấu hiệu cho thấy sự trỗi dậy của con người cá nhân trong văn học, là

một biểu hiện của chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của Nguyễn Du thể hiện trong tác
phẩm.
=> Ý kiến khẳng định giá trị mới mẻ, lớn lao, sâu sắc của “Truyện Kiều” trong việc cất
lên “tiếng nói thương thân, xót thân” của con người cá nhân tự ý thức.
b, Tại sao?
- Tại sao GS Trần Đình Sử có thể khẳng định: “Truyện Kiều là tiếng nói thương thân, xót
thân vào bậc nhất trong văn học trung đại Việt Nam”:
+ Thực ra, trong VHTĐ Việt Nam, đây đó ta cũng đã bắt gặp vài ba tiếng nói thương
thân, xót thân của Hồ Xuân Hương, song không nhiều. Chỉ đến “Truyện Kiều” của
Nguyễn Du, tiếng nói ấy mới trở nên tập trung, cô đọng và rõ nét nhất.
+ Lí do: Truyền thống nhân đạo của VHVN, XHPK thời Nguyễn Du sống, vấn đề thân
phận, quyền sống của con người- đặc biệt là người phụ nữ- trở nên nhức nhối…, sự nhạy
18


cảm của một thiên tài, tất cả kết đọng tạo nên một áng Kiều bất hủ, tạo nên tiếng nói
thương thân, xót thân vào bậc nhất trong văn học trung đại Việt Nam.
c, Biểu hiện:
- Trong “Truyện Kiều”, rất nhiều lần người đọc bắt gặp nhân vật hoặc Nguyễn Du kêu
lên cho thân xác, thân phận con người bị chà đạp phũ phàng. Ví dụ:
“Hóa nhi thật có nỡ lòng
Làm chi giày tía, vò hồng lắm nao!
Thịt da ai cũng là người
Lòng nào hồng rụng, thắm rời chẳng đau!”
hay:
“Thương thay cũng một kiếp người
Hại thay mang lấy sắc tài làm chi!
Những là oan khổ lưu ly
Chờ cho hết kiếp còn gì là thân!”
hoặc:

“ Tiếc thay một đóa trà mi
Con ong đã tỏ đường đi lối về
Một cơn mưa gió nặng nề
Thương gì đến ngọc, tiếc gì đến thân!”
hay:
“Thân ta ta phải lo âu”
“Thân lươn bao quản lấm đầu”
“Xót thay đào lý một cành
Một phen mưa gió tan tành một phen”...
- Cùng với việc xuất hiện dày đặc từ “thân”, những từ thể hiện sự tự ý thức của con
người cá nhân trong “Truyện Kiều” cũng rất nhiều. Đó là những từ như: “phận”,
“mình”, “riêng”. VD:
Đau đớn thay phận đàn bà
Nỗi riêng riêng chạnh tấc riêng một mình
Phận dầu dầu vậy cũng dầu
Lòng riêng lớp lớp sóng dồi
19


v.v..
Có thể nói con người cá nhân tự ý thức về nỗi đau thân phận là một trong những điểm
mới mẻ, sâu sắc trong tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Du trong “Truyện Kiều”.
2, Chứng minh:
“Trao duyên” và “Nỗi thương mình” là hai đoạn trích rất tiêu biểu thể hiện tiếng nói
thương thân, xót thân vào bậc nhất trong văn học trung đại Việt Nam.
- Biểu hiện của tiếng nói tự thương thân, xót thân trong “Trao duyên”:
+ Kiều tự xót xa cho thân phận mình, tự thấy mình là “người mệnh bạc”, tự thấy mình
còn sống mà như đã chết, đã “mất người”:
“Dù em nên...ngày xưa”
+ Hình dung ra một tương lai không xa: Thúy Vân hạnh phúc bên Kim Trọng, còn linh

hồn nàng trở về trong ngọn gió, không siêu thoát được vì còn “mang nặng lời thề”. Kiều
thấy rõ nỗi đau khổ của mình- “người thác oan”:
“Hồn còn...người thác oan”
+ Trở về với nỗi đau hiện tại, đối thoại với Kim Trọng, Kiều càng thấy rõ nỗi đau thân
phận mình:
“Phận sao...lỡ làng”
=> Tiếng nói thương thân, xót thân vang lên mãnh liệt, quằn quại, đau đớn trong giờ phút
đỉnh điểm của “trao duyên”. Trao duyên, với Kiều, đồng nghĩa với trao cả sự sống, hạnh
phúc. Trao duyên đồng nghĩa với việc Kiều sẽ trở thành “người mệnh bạc”, “mất người”,
“người thác oan”, “phận bạc như vôi”... Tiếng nói thương thân, xót thân gắn liền với bi
kịch tình yêu tan vỡ, trao duyên nhưng không thể trao tình, thậm chí duyên đã trao đi mà
tình càng thêm nặng. Vậy mới càng thấy bi kịch tình yêu, vậy mới càng thấy rõ tấm lòng
vị tha, đức hi sinh và tình yêu sâu nặng của Kiều dành cho Kim Trọng.
- Đánh giá:
Người xưa thường không trọng thân, xót thân, thậm chí có xu hướng xem thân thể cha
mẹ cho là một cái gì đó rất phù du. Trong VHTĐ, khi nhân vật làm việc nghĩa, họ thường
có cảm giác thanh thản, hạnh phúc, thậm chí không biết đến nỗi đau thể xác hay tinh thần
(VD: Ngọc Hoa cắt thịt dâng mẹ mà không thấy đau...). Song Kiều của Nguyễn Du
không có được niềm hạnh phúc ấy. Chính nỗi đau thân phận, tiếng nói thương thân, xót
thân đã làm cho Kiều của Nguyễn Du gần gũi, rất người với chúng ta. Chính tiếng nói
thương thân, xót thân mới càng làm cho phẩm chất của Kiều ngời sáng hơn bao giờ hết,
bởi biết tự “thương thân, xót thân” là thế nhưng nàng vẫn hi sinh tất thảy vì hạnh phúc
của người mình yêu.
- Biểu hiện của tiếng nói tự thương thân, xót thân trong “Nỗi thương mình”:
20


+ Tự thức tỉnh, tự xót xa, thương cảm cho thân phận mình:
“Khi tỉnh rượu...xót xa”
+ Nuối tiếc quãng thời gian tươi đẹp trong quá khứ, xót xa cho thân xác bị chà đạp, nhân

phẩm bị đọa đày trong hiện tại:
“Khi sao...bấy thân”
+ Thương thân mình không có niềm vui, hạnh phúc trong cảnh ngộ phải mua vui cho
khách làng chơi:
“Mặc người...có xuân là gì”
“Vui là vui gượng...với ai”
- Đánh giá:
Tiếng nói thương thân, xót thân của Kiều thể hiện sự tự ý thức cao độ về nỗi đau, cảnh
ngộ hiện tại của bản thân nhân vật. Kiều của Nguyễn Du rất gần với nhân vật tiểu thuyết,
ở sự đầy đặn nội tâm, sự “nếm trải” những cảm giác, cảm xúc gần gũi với con người hiện
đại.
Biết thương thân, xót thân trên cả hai khía cạnh: thân thể và thân phận, thân xác và nhân
phẩm của bản thân, đó là điều mới mẻ chưa từng có trong VHTĐ Việt Nam. Nó chứng tỏ
con người cá nhân tự ý thức rất cao của nhân vật, và cũng chính là cái nhìn nhân đạo sâu
sắc, mới mẻ của Nguyễn Du. Lần đầu tiên trong văn học, một người đàn ông và lại là
người xuất thân từ cửa Khổng sân Trình bày tỏ tấm lòng đồng cảm, xót thương cho người
phụ nữ làm thân phận kĩ nữ nhục nhằn. Lần đầu tiên một người đàn ông quan tâm, nâng
niu, xót xa khi thân xác con người bị đày đọa, nhân phẩm con người bị chà đạp. Tiếng
nói thương thân, xót thân ấy thực ra xuất phát từ thái độ trọng thân, đề cao thân (thân
xác, thân thể, thân danh, thân phận con người)- một biểu hiện của tấm lòng nhân đạo
“nghĩ suốt nghìn đời” của Nguyễn Du.
3, Bình luận:
- Khẳng định ý kiến đúng đắn.
- Mở rộng: Ý nghĩa của tiếng nói thương thân, xót thân với nhân vật (làm nên kiểu nhân
vật nếm trải, con người tự ý thức, báo hiệu sự trỗi dậy của ý thức cá nhân); với tác phẩm
(làm nên giá trị nhân đạo sâu sắc), với nhà văn (dấu hiệu của một nhà “nhân đạo từ trong
cốt tủy”); với nền văn học (tạo nên “một lỗ thủng” tấn công vào thành trì “phi ngã” đang
sẵn lung lay).
- Bài học với người sáng tác và nghệ sĩ.
Khi bàn về ngôn ngữ Truyện Kiều, trong bài “Nguyễn Du, một nghệ sĩ lớn”, Hoài

Thanh có viết :
21


“Người đọc xưa nay vẫn xem Truyện Kiều như một hòn ngọc quí cơ hồ không thể
thay đổi, thêm bớt một tí gì, như một tiếng đàn lạ gần như không một lần nào lỡ nhịp
ngang cung” .
Bằng cảm nhận vẻ đẹp ngôn ngữ trong đoạn trích “Trao duyên”, trích
Truyện Kiều của Nguyễn Du, anh/ chị hãy trình suy nghĩ của mình về ý kiến trên.
1. Giải thích- bàn luận:
- Ý kiến của Hoài Thanh đã đánh giá rất cao tài nghệ của Nguyễn Du trong việc sử
dụng ngôn ngữ Truyện Kiều:
+ Ngôn ngữ Truyện Kiều được chọn lọc một cách chính xác đến mức không thể thay
đổi, thêm bớt, được gọt giũa hoàn thiện đến mức đẹp đẽ như “hòn ngọc quí”
+ Ngôn ngữ Truyện Kiều phong phú, sáng tạo, biến hóa như “tiếng đàn lạ” không có
trường hợp nào vụng về “lỡ nhịp ngang cung”
- Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên của văn học nói chung và thơ ca nói riêng. Vẻ đẹp ngôn
ngữ văn học được thể hiện ở việc lựa chọn ngôn từ có tính hình tượng, tính biểu cảm,
tính chính xác, tính hàm súc,… của người nghệ sĩ. Để biểu đạt một cách nhìn, cách cảm
về thế giới, về cuộc đời, về con người, người nghệ sĩ thường tìm đến hình thức nghệ
thuật độc đáo, mới mẻ. Có như thế, tác phẩm văn chương mới có thể diễn tả được những
cung bậc cảm xúc, suy ngẫm tìm được những tâm hồn đồng điệu của người đọc xưa nay.
- Ngôn ngữ nghệ thuật có vai trò hết sức quan trọng trong Truyện Kiều, góp phần làm
nên sức sống Truyện Kiều và giúp cho thiên truyện mãi trường tồn với thời gian.
2. Chứng minh tài sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Du trong trích đoạn “Trao duyên”
trích Truyện Kiều
a. Ngôn ngữ đoạn trích được chọn lọc chính xác, hình tượng, biểu cảm, hàm súc…tới
mức hoàn thiện
+ Ngôn ngữ giàu tính hình tượng tái hiện sống động khung cảnh Trao duyên, khiến nhân
vật hiện lên sinh động như hiện hữu ngoài đời: ngồi lên, lạy, sẽ thưa… … gợi không gian,

thời gian, tư thế, thể hiện tình huống đặc biệt, bất thường- trao duyên “khó xử- khó nóikhó trao”, gợi lên dáng điệu mảnh mai, yếu ớt, đau khổ của Kiều. Ngôn ngữ hàm súc,
dồn nén, chỉ vẻn vẹn bốn câu đầu đoạn trích đã tái hiện đầy đủ có cả công việc cần phải
bàn giao, cả người nhận bàn giao và hoàn cảnh éo le mà Thuý Kiều cần nhờ cậy…
+ Ngôn ngữ biểu cảm làm sống dậy những cung bậc cảm xúc của nhân vật: của chung,
của tin, xót lòng, ắt lòng, phận sao, đã đành, ơi, hỡi…, thể thơ lục bát tạo âm hưởng trầm
lắng xót xa, nhịp ngắt như giằng đi xé lại thể hiện sự dày vò vì tình yêu bị chia rẽ, nỗi xót
xa vì tình yêu tan vỡ, sự hoảng hốt vì tương lai bất trắc, đớn đau. Đồng thời ngôn ngữ
biểu cảm còn thể hiện cảm xúc của tác giả. Nguyễn Du dường như nhập thân vào Kiều,
“cảm thông lạ lùng” với từng cung bậc tâm trạng đớn đau của nhân vật khi phải Trao
duyên.
22


+ Vẻ đẹp ngôn ngữ của đoạn trích còn thể hiện ở tính cá thể hóa. Mỗi trường đoạn tâm
trạng một kiểu ngôn ngữ riêng. Ban đầu là ngôn ngữ tự sự, lý tính: Kiều đã rất can đảm
và nghị lực, thông minh khéo léo, cố nén nỗi đau tỉnh táo thuyết phục em. Nhưng sau đó
ngôn ngữ mang tính trữ tình, thậm chí đầy mâu thuẫn thể hiện tâm trạng Kiều bị giằng xé
dữ dội, xót xa ân hận, day dứt giày vò. Khi nỗi đau lên đến đỉnh điểm, Kiều rút hết sức
lực cuối cùng ngất đi trong tiếng kêu não nùng, tiếng kêu như mê sảng “ Ôi Kim Lang!
Hỡi Kim Lang/ Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây”
b. Ngôn ngữ đoạn trích sáng tạo biến hóa:
- Sự kết hợp nhuần nhuyễn sáng tạo ngôn ngữ bác học và ngôn ngữ bình dân:
+ Ngôn ngữ bác học: Nguyễn Du sử dụng từ Hán Việt, điển tích điển cố nhuần nhuyễn,
tự nhiên như: keo loan, tương tư, mệnh bạc, bồ liễu, dạ đài, thác, …
+ Ngôn ngữ bình dân: từ thuần Nôm gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân
lao động: cậy, chịu, lạy, của chung…; vận dụng ca dao tục ngữ, thành ngữ( tơ duyên
ngắn ngủi, phận bạc như vôi, nước chảy hoa trôi…) các thán từ, từ chỉ số nhiều( ôi, hỡi,
trăm nghìn gửi lạy…) sử dụng những câu thơ chủ yếu là hư từ như Mai sau dù có bao
giờ,…
=> Sự kết hợp hài hòa giữa ngôn từ bác học và ngôn từ bình dân (như: Giữa đường đứt

gánh tương tư, Hồn còn mang nặng lời thề,…) khiến màn Trao duyên vừa thiêng liêng
trang trọng, vừa thể hiện thế giới tâm trạng của Kiều chân thực sống động.
- Sử dụng linh hoạt sáng tạo ngôn ngữ đối thoại, độc thoại. Nếu như màn Trao
duyên trong “Kim Vân Kiều truyện” (Thanh Tâm Tài Nhân) là cuộc đối thoại của hai chị
em Thúy Vân- Thúy Kiều thì màn Trao Duyên trong “Truyện Kiều” (Nguyễn Du), Thúy
Vân không nói một lời nào, chỉ có Kiều bộc bạch nỗi lòng.
+ Ban đầu, Kiều tâm sự và thuyết phục Vân thay mình trả nghĩa chàng Kim: Kiều sử
dụng ngôn ngữ đối thoại
+ Sau đó, Kiều trao kỉ vật cho Vân: Kiều sử dụng ngôn ngữ nửa đối thoại, Kiều nói với
Vân mà cũng là nói với mình.
+ Kết thúc, Kiều đối diện với tình yêu tan vỡ: ngôn ngữ của Kiều chuyển sang độc
thoại.
=> Sự linh hoạt trong ngôn ngữ đã diễn tả sinh động nỗi niềm tâm trạng đau đớn của
Kiều. Sự chuyển đổi này tạo ra một ngôn ngữ trữ tình đa âm, đa giọng, một điều rất hiếm
thấy trong văn học Trung đại. Đây chính là một sáng tạo nghệ thuật truyện tuyệt vời của
Nguyễn Du so với truyện của Thanh Tâm Tài Nhân và so với văn chương đương thời.
3. Đánh giá, bài học :
- Đoạn trích Trao duyên nói riêng và Truyện Kiều nói chung có thể coi là tuyệt bút, thể
hiện tài năng sử dụng ngôn ngữ bậc thầy của Nguyễn Du. Nguyễn Du đã học tập, trau
23


dồi và vận dụng sáng tạo lời ăn tiếng nói của nhân dân, nâng ngôn ngữ Tiếng Việt lên
một tầm cao mới như “ hòn ngọc quý”, “tiếng đàn lạ”. Không rèn câu, luyện chữ thì
không thể tạo ra những tác phẩm có giá trị. Chính tinh thần dân tộc, tình yêu tiếng Việt
và quan trọng hơn là tài năng nghệ thuật qua quá trình khổ luyện của Nguyễn Du đã làm
nên giá trị bất hủ và sức sống Truyện Kiều.
- Nhưng đằng sau những con chữ phải là “con mắt nhìn thấu sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt
cả nghìn đời”, “ máu rỏ trên đầu ngọn bút, nước mắt thấm qua tờ giấy” ( Mộng liên
đường chủ nhân). Chính vì vậy, để ngôn ngữ Truyện Kiều thăng hoa trở thành “hòn ngọc

quí”, “tiếng đàn lạ” cần đến cái “tài” nhưng quan trọng hơn hết là cái “tâm”của người
nghệ sĩ vĩ đại- nhà nhân đạo từ trong cốt tủy.
Nhà văn Anh, A.L. Huxley cho rằng:
Văn học giống như ánh sáng, nó có thể xuyên thấu mọi thứ.
Trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên. Bằng hiểu biết về kiệt tác Truyện
Kiều của thi hào dân tộc Nguyễn Du hãy làm sáng tỏ quan điểm của mình.
1. Giải thích:
- Ánh sáng: là gợi ra vẻ đẹp lung linh, kì diệu và có khả năng soi rọi, chiếu tỏ.
- Văn học giống như ánh sáng, nó có khả năng xuyên thấu mọi thứ: “Ánh sáng”
của văn học là vẻ đẹp của cảm xúc, tư tưởng, hình thức nghệ thuật…mà nhà văn đã
chuyển hóa vào trong tác phẩm. Ánh sáng ấy có khả năng kì diệu trong việc soi sáng
nhận thức, thắp sáng niềm tin, nâng cao hiểu biết của con người; để lại những ấn tượng
sâu sắc và có giá trị lâu dài. Luồng ánh sáng của văn học có thể “xuyên thấu”, chiếu tỏ,
soi rọi vào mọi phương diện, mọi ngóc ngách của đời sống.
 Như vậy, bằng lối diễn đạt so sánh, ý kiến đã đề cập đến chức năng của văn học đối
với đời sống con người.
2. Bàn luận:
- Văn học là hoạt động nhận thức và sáng tạo thẩm mĩ. Vì thế, thẩm mĩ là một
trong những chức năng cơ bản nhất của văn học. Nó được biểu hiện khi tác phẩm văn
học đem lại cho người đọc khoái cảm trước cái đẹp của đời sống mà nhà văn khám phá,
thể hiện. Đó là cái đẹp được chọn lọc, chưng cất, nhân lên nhiều lần như một thứ “ánh
sáng” diệu kì, đầy sức hấp dẫn.Văn học không chỉ thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con
người, mà còn giáo dục thẩm mĩ, giúp con người có khả năng hành động và sáng tạo theo
quy luật của cái đẹp.
- Văn học nghệ thuật tồn tại với tư cách là một hình thái nhận thức, có tác dụng soi
sáng, mở rộng sự hiểu biết cho con người. Văn học đưa ta tới những chân trời hiểu biết
24


mới, giúp ta hiểu hơn về cuộc sống con người ở mọi không gian và thời gian. Từ đó giúp

ta soi chiếu, liên hệ, nhận thức về chính bản thân mình.
- Văn học thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ, làm bừng sáng nhận thức của con người
cũng chính là văn học đang mở đường cho đạo đức, giúp con người hướng thiện và hoàn
thiện nhân cách.
3. Chứng minh
Học sinh dựa trên những hiểu biết về Truyện Kiều của Đại thi hào Nguyễn Du để
chứng minh cho ý kiến trong đề bài. Có thể có nhiều cách làm nhưng cần làm rõ ánh
sáng của Truyện Kiều được thể hiện ở hai phương diện, nội dung tư tưởng và đặc sắc
nghệ thuật:
- Về nội dung tư tưởng, Truyện Kiều là kết tinh những cảm xúc, suy tư của một
người nghệ sĩ có trái tim nhân ái, bao dung đã cầm bút viết lên những trang thơ có tác
động mạnh mẽ đến tâm hồn người đọc. Đến với Truyện Kiều, con người được thỏa mãn
nhu cầu thẩm mĩ trước vẻ đẹp của thiên nhiên, vẻ đẹp ngoại hình và tâm hồn, tài năng
của con người. Vẻ đẹp của hình tượng nhân vật trong tác phẩm còn có khả năng soi sáng,
giúp cho người đọc nhìn lại mình để hoàn thiện những phẩm chất tốt đẹp như: hiếu thảo,
thủy chung, vị tha...Truyện Kiều còn đưa ta trở về quá khứ, hiểu hơn về cuộc sống của
con người trong xã hội phong kiến đầy rẫy bất công, cảm thông với những nỗi đau khổ,
đồng cảm với ước mơ và khát vọng công lí của họ. Truyện Kiều còn chứa đựng một thứ
ánh sáng đặc biệt có thể chiếu rọi đến những chỗ sâu kín nhất của tâm hồn con người,
phát hiện ra những góc khuất, những bi kịch giằng xé, mâu thuẫn nội tâm không dễ nói ra
của con người…
- Về nghệ thuật, Truyện Kiều đạt được nhiều thành tựu đặc sắc, độc đáo: nghệ thuật xây
dựng nhân vật, kết hợp hài hòa yếu tố tự sự và trữ tình, đặc biệt là nghệ thuật sử dụng
ngôn ngữ. Nói như Nguyễn Đình Thi thì “ngôn ngữ của Truyện Kiều là thứ ngôn ngữ
của ánh sáng”, nó không chỉ đẹp mà còn hàm chứa những tầng ý nghĩa sâu sắc…
4. Mở rộng, nâng cao vấn đề:
- Chỉ những nhà văn có trách nhiệm với cuộc đời, với ngòi bút mới luôn ý thức về
chức năng cao quý của văn học mỗi khi sáng tạo. Mỗi tác phẩm của họ ra đời cũng vì thế
mà có tư tưởng sâu sắc, có ý nghĩa lớn lao đối với con người và cuộc đời.
- Ý kiến khẳng định tác dụng kì diệu của văn học đối với con người và cuộc sống.

Nó cũng nhắc nhở mỗi nhà văn về thiên chức và sứ mệnh cao cả của người cầm bút trong
quá trình sáng tạo.
5. Đánh giá tổng kết vấn đề bàn luận

25


×