Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

BAI GIẢNG CHĂM sóc sức KHỎE CỘNG ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.11 KB, 12 trang )

bài giảng

CHM SểC SC KHE TM THN TI CNG NG
Bs
CKII.Phan Kim Thìn
Môn học : Tâm thần
Tên bài học : CHM SểC SC KHE TM THN TI CNG NG
Đối tợng: SV BSK Y4 h Chớnh quy 6 nm
Số lợng học viên :
Số tiết học: 2 tiết
Bài giảng lý thuyết :
Mục tiêu học tập:
1. Nắm đợc tm vai trũ v tm quan trng ca chm súc sc khe tõm
thn ti cng ng.
2. Nm c cỏc vn u tiờn trong CSSKTTC.
3. Trỡnh by c cỏch t chc h thng v qun lý SKTT ti cng ng.
Nội dung :

I. CHM SểC SC KHE TM THN TI CNG NG
1. TNH CP THIT CA CễNG TC CSSKTT.
Trong sc khe núi chung bao gm 3 thnh phn:
Th hỡnh
Th cht
Th lc

Sc khe

Tõm thn

Trớ tu
Ngh lc



Xó hi

Mi quan h ng x
Cụng bng, bỡnh ng,
vn minh


Như vậy sức khỏe không chỉ là trạng thái không bệnh, không tật mà còn
là trạng thái hoàn toàn thoải mái về cơ thể TT và XH.
Theo thông báo của WHO (2000) trên hành tinh cứ 4 người thì có 1
người có vấn đề SKTT tức là có khoảng 450 triệu người trong đó có 120 triệu
người bị bệnh trầm cảm, 50 triệu người mắc bệnh động kinh, 40 triệu người
mắc bệnh TTPL, 1 triệu người tự sát và 10-20 triệu người có ý định tự sát.
Theo thông báo của một số nước trên thế giới 1998 điều tra 5 loại bệnh TT
thường gặp: Mỹ (21,7%); Hàn Quốc (16,9%); Ấn Độ (15%).
2. TẦM QUAN TRỌNG
- Điều trị bệnh tâm thần, đặc biệt là những bệnh tâm thần tiến triển
mạn tính tại các cơ sở điều trị nội trú chỉ là một giải pháp điều trị nhất thời
của thời kỳ bệnh tiến triển cấp tính, nó chỉ chiếm một thời gian không đáng
kể trong quá trình điều trị người bệnh.
- Người bệnh được điều trị và phục hồi chức năng tâm lý, xã hội chủ yếu

tại cộng đồng.
- Nếu tại cộng đồng chỉ biết sử dụng thuốc cho bệnh nhân uống đều đặn
hàng ngày, vẫn chưa đủ bởi vì mục tiêu của chúng ta là điều trị bệnh và giúp
cho người bệnh hòa nhập cộng đồng.
- Để đạt được mục tiêu trên, chúng ta cần phối hợp nhiều liệu pháp điều trị,
phối hợp nhiều tổ chức trong xã hội, phối hợp cùng với gia đình và đặc biệt là
sự hợp tác cuả người bệnh trong suốt quá trình điều trị, mới có thể đạt được

mục tiêu đề ra.
3. CÁC MÔ HÌNH CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN CỘNG ĐỒNG
MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI.
Từ những năm 1960, nghành Tâm thần học thế giới có những bước
chuyển biến quan trọng đó là :
- Chủ trương không xây dựng các bệnh viện Tâm thần lớn ( 1000- 1500
giường) tập trung cách ly khu vực dân mà xây dựng các bệnh viện tâm thần
cỡ nhỏ (100 – 500 giường ) ở gần khu vực khu dân cư.
- Xây dựng mô hình CSSK hướng về cộng đồng và lồng ghép vào y tế
cộng đồng và chăm sóc sức khỏe ban đầu.
- Thành lập đội nhóm chăm sóc sức khỏe đa chuyên nghành : Bác sĩ tâm
thần, nhà tâm lý học, cán bộ xã hội …
- Ở Pháp : Từ năm 1960 quy định khu vực tâm thần tương ứng với
khu vực địa lý và dân số 67.000 dân nhằm :
+ Người bệnh được chăm sóc gần nơi mình sống.


+ Người bệnh được chăm sóc liên tục từ Bệnh viện về cộng đồng của
cùng một nhóm chăm sóc ( Bác sĩ, y tá, tâm lý, cán bộ xã hội …)
+ Có nhiều mô hình đáp ứng nhu cầu khác nhau của người bệnh như :
Bệnh viện, Bệnh viện ban ngày, phòng khám Y – Tâm lý, giáo dục …
+ Khu vực tâm thần trẻ em tương đương 2 khu vực tâm thần người lớn.
- Ở Mỹ : Năm 1963 chia theo khu vực dịch tễ học ( ECA) quản lý khu vực địa
lý tương đương với 200.000 dân. Nhiệm vụ giống khu vực tâm thần ở Pháp.
Thực tế ngày nay áp dụng : Quản lý theo ca bệnh, lồng ghép mô hình …
4. THỰC TRẠNG SỨC KHỎE TÂM THẦN VÀ CÁC DỊCH VỤ CSSKTT Ở
VIỆT NAM SAU QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI DỰ ÁN CSSKTT TẠI CỘNG ĐỒNG.
Với sự phát triển của nền kinh tế mở cửa và sự phát triển như vũ bão
của tiến bộ kỹ thuật thông tin, đã có tác động không ít đến sức khỏe tâm thần
trong toàn dân. Dự án phòng chống một số bệnh có tính chất nguy hiểm tại

cộng đồng và trẻ em được Thủ tướng Chính phủ duyệt ban hành tại Quyết
định số 199/QĐ-TTg ngày 04/11/1999. Hiện nay dự án nâng cao sức khỏe tâm
thần cộng đông đã được đưa vào chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống
một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS, từ năm 2018 là
CTMT Y tế - dân số.
Công tác bảo vệ sức khỏe tâm thần không đơn thuần chỉ là việc chữa
bệnh tâm thần, mà còn là phòng bệnh, phát hiện sớm, can thiệt sớm các rối
loạn tâm thần tại cộng đồng. Can thiệp đi đối với phục hồi chức năng tâm lý
xã hội làm cho người bệnh nhanh chóng hòa nhập với cộng đồng và xã hội,
làm giảm tỷ lệ mãn tính, tàn phế và giảm tỷ lệ gây rối, gây nguy hại mà những
bệnh loạn thần nặng có thể gây ra, góp phần làm giảm bớt những gánh nặng
cho gia đình, cộng đồng và xã hội.
Hệ thống các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần ở Việt Nam hiện nay
chủ yếu vẫn là do Nhà nước quản lý. Các cơ sở điều trị tư đã hình thành
nhưng còn manh mún và nhỏ lẻ. Chủ yếu là điều trị ngoại trú các bệnh nhân
tâm thần đã ổn định tại nhà.
Hiện nay cả nước có 34 bệnh viện Tâm thần/63 tỉnh; thành, các tỉnh còn
lại thì hoạt động CSSKTT được triển khai trong Trung tâm phòng chống
bệnh xã hội và khoa tâm thần nằm trong bệnh viện đa khoa tỉnh. Tổng số
giường bệnh tâm thần trong cả nước là trên 5000 giường và khoảng 2000
giường giành cho bệnh nhân mãn tính thuộc trại tâm thần TW và tỉnh do Bộ
Lao động TBXH và Sở Lao động TBXH quản lý.
Cả nước có 800 bác sỹ chuyên khoa tâm thần, 12 cán sự tâm lý lâm
sàng, chưa có cán sự xã hội chiếm tỷ lệ 0,9 bác sỹ/100.000 dân, các quận huyện
chưa có bác sỹ chuyên khoa TT.
- Dự án đã triển khai 63/63 tỉnh thành với hệ thống mạng lưới có sự
tham gia của chính quyền và nhiều ban nghành. Kết quả đến hết năm 2014


+ Bệnh TTPL : Triển khai trên 9330 xã phường/11.162 xã, phường( đạt

85 %) và quản lí được 201.936 bệnh nhân.
+ Quản lý điều trị bệnh động kinh : Triển khai trên 6.633 xã
phường/11.162 xã, phường ( đạt 61%) và quản lý được 100.096 bệnh nhân.
- Rối loạn trầm cảm : Đang xây dựng mô hình để nhân rộng trong giai
đoạn tới.
Một số tỷ lệ bệnh tâm thần ở nước ta:
Tỷ lệ mắc bệnh chung 10 bệnh tâm thần là 14,9% dân số trong đó:
- Bệnh TTPL F20: 0,47% dân số
- Động kinh G40: 0,35%.
- Loạn thần sau chấn thương sọ não F07.2: 0,51%.
- Chậm phát triển tâm thần F70-F73: 0,63%.
- Mất trí tuổi già F00-F04: 0,88%.
- Trầm cảm F32: 2,8%.
- Lo âu F41: 2,6%.
- Rối loạn hành vi ở thanh thiếu niên F91: 0,9%.
- Lạm dụng rượu F10.1: 5,3%
- Ma túy F11: 0,3%.
Như vậy chỉ tính 10 rối loạn tâm thần trên thì ở Việt Nam đã có khoảng
trên 10 triệu người cần có sự chăm sóc về SKTT.
5. CHIẾN LƯỢC BẢO VỆ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN TRONG
NHỮNG NĂM TIẾP THEO.
Mục tiêu chung:
Từng bước giảm tỷ lệ mắc bệnh, phát hiện sớm, quản lý điều trị, phục
hồi chức năng tâm lý xã hội, hạn chế tối đa tỷ lệ tái phát và tàn phế, giúp sống
hòa nhập với gia đình và cộng đồng.
Mục tiêu cụ thể:
- Tỷ lệ mắc bệnh giảm xuống dưới 20%.
- Tỷ lệ tái phát giảm xuống dưới 30%.
- Phát hiện quản lý và điều trị 70% số BN.
- Tỷ lệ mãn tính, tàn phế giảm xuống dưới 30%.

- Tỷ lệ gây rối, gây nguy hại giảm xuống dưới 20%.
- Xây dựng luật và chính sách về SKTT.
- Tiếp tục duy trì và đầu tư kinh phí thỏa đáng cho dự án mục tiêu
CSSKTT cộng đồng.
II. VAI TRÒ CỦA MẠNG LƯỚI Y TẾ VÀ CỘNG ĐỒNG – XÃ HỘI
TRONG QUẢN LÝ, ĐIỀU TRỊ, CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TÂM THẦN
1. KHÁI QUÁT


Bệnh nhân tâm thần được quản lý và điều trị tại cộng đồng là những
bệnh nhân ở tình trạng ổn định, hành vi không rối loạn, cảm xúc hoà
hợp, không còn các triệu chứng dương tính hoặc âm tính nặng nề. Việc
quản lý, điều trị và chăm sóc người bệnh tâm thần tại cộng đồng là một
việc hết sức cần thiết, phù hợp với quan điểm, xu thế chung trên thế giới
và trong khu vực. Quản lý, điều trị và chăm sóc người bệnh tại cộng
đồng giúp người bệnh hoà nhập tốt với cộng đồng và xã hội, xoá bỏ sự
mặc cảm, ngăn cách giữa người bệnh và cộng đồng, giữa người bệnh với
cán bộ y tế, làm cho người bệnh nhanh chóng ổn định và phục hồi tốt các
chức năng vốn có.
2. VAI TRÒ CỦA MẠNG LƯỚI Y TẾ ĐỐI VỚI NGƯỜI BỆNH TÂM THẦN TẠI
CỘNG ĐỒNG

+ Bệnh viện tâm thần, trạm, khoa tâm thần tỉnh - thành phố: bao gồm các cán
bộ chuyên môn trong đơn vị có nhiệm vụ chỉ đạo, tập huấn chuyên môn,
nghiệp vụ, lập kế hoạch tổ chức triển khai đến từng xã, phường; kiểm tra,
giám sát và tăng cường cán bộ chuyên môn cho tuyến dưới. + Đội điều trị tâm
thần ngoại trú quận, huyện do bác sỹ chuyên khoa tâm thần phụ trách có thể
được định kỳ tăng cường của Bs chuyên khoa tuyến tỉnh. Có thể hoạt động
độc lập hoặc lồng ghép trong chương trình Y tế khác.


+ Cán bộ chuyên trách tuyến xã: y, bác sỹ phụ trách hoặc
trạm trưởng và dược tá hoặc y tá làm công tác dược tại trạm
y tế được huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức về chuyên khoa
tâm thần, phối hợp tốt với các cộng tác viên y tế thôn bản
theo dõi diễn biến, phát hiện, quản lý, nhắc nhở người bệnh
uống thuốc, nhắc nhở, đôn đốc người bệnh tham gia lao
động và sinh hoạt tích cực tại nhà.


+ Hệ thống y tế cần liên hệ với gia đình người bệnh và chính quyền các
cấp, các đoàn thể xã hội như Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, cán bộ xã
hội, phòng Lao động Thương binh Xã hội để chăm sóc toàn diện, làm
công tác tư vấn tâm lý cơ bản, trợ giúp khích lệ người bệnh và giải quyết
các khó khăn vướng mắc của người bệnh. + Tổ chức các lớp tập huấn
cho gia đình người bệnh, tạo các điều kiện giúp ngườibệnh tái hòa nhập
với xã hội và công việc
+ Tranh thủ kêu gọi sự ủng hộ đóng góp công sức và vật chất của các tổ
chức phi chính phủ trong xã hội, hỗ trợ thêm cho người bệnh cũng như
công tác chuyên môn.
3. VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG XUNG QUANH ĐỐI VỚI NGƯỜI BỆNH TÂM
THẦN

3.1

Vai trò của gia đình người bệnh

+ Gia đình: là người thân của bệnh nhân cùng chung sống hoặc sống gần
người bệnh, vì thế gia đình vừa có trách nhiệm, vừa có điều kiện theo dõi diễn
biến của bệnh, đồng thời nhắc nhở nâng đỡ chăm sóc điều trị người bệnh tốt
nhất. + Gia đình phải thực sự là tổ ấm của mọi thành viên. Tạo không khí

tình cảm, thoải mái, hài hoà trong gia đình. Mọi người phải thực sự thông
cảm hiểu biết nhau. Tránh gây căng thẳng, xích mích, to tiếng, tranh luận
hoặc cãi nhau, hiểu lầm nhau... Đó đều là những yếu tố thuận lợi để bệnh
phát triển, tái phát.
+ Gia đình người bệnh rất cần được sự tư vấn, hướng dẫn, tập huấn từ các
nhân viên y tế để họ có thể cùng phối hợp quản lý, chăm sóc, cho người bệnh
uống thuốc tại nhà, theo dõi bệnh nhân để có thể phát hiện kịp thời các triệu
chứng, diễn biến hoặc triệu chứng cấp cứu của người bệnh để có thể đưa đến
cơ sở (bệnh viện) tâm thần kịp thời.
+ Gia đình quản lý thuốc và cho bệnh nhân uống theo đúng giờ quy định của
bác sỹ chuyên khoa để tránh tái phát bệnh và duy trì cuộc sống bình thường
của bệnh nhân. Không tự ý ngừng thuốc.
+ Gia đình thường xuyên thông tin chính xác, đúng sự thực cho các bác sỹ về
biểu hiện bất thường của bệnh nhân và những tiến triển tốt. Tránh điều trị
bằng các phương pháp chưa rõ công năng tác dụng như: mê tín, cúng bái, các
cây thuốc lá v.v...
+ Người nhà cũng được hướng dẫn để có thể tạo điều kiện cho người bệnh
được tham gia các công việc trong gia đình, tạo việc làm từ đơn giản đến các
công việc trước kia người bệnh đã từng làm, có thể có công việc mới phù hợp
với khả năng lao động của từng người bệnh, từ đó giúp người bệnh có thể tự
nuôi sống được bản thân, giúp giảm bớt đi gánh nặng về tinh thần và kinh tế
đối với gia đình - xã hội.
3.2. Vai trò của các cấp chính quyền địa phương
+ Đóng vai trò quan trọng trong việc chỉ đạo, giám sát quá trình thực hiện
chuyên môn nghiệp vụ của mạng lưới y tế, kịp thời đưa ra những quyết sách


hợp lý đối với những vấn đề liên quan đến người bệnh tâm thần. Đồng thời có
vai trò quan trọng trong việc kêu gọi sự chung tay của cộng đồng cùng giúp
đỡ, ủng hộ cả về vật chất lẫn tinh thần cho người bệnh tâm thần. Tích cực vận

động cộng đồng tránh phân biệt đối xử với người bệnh tâm thần. + Ở các địa
phương cần tranh thủ sự quan tâm ủng hộ và chỉ đạo của Đảng, chính quyền,
các đoàn thể để công tác chăm sóc người bệnh tâm thần đạt được các mục tiêu
đã đề ra.
3.3. Vai trò của các tổ chức, đoàn thể, cụm dân cư.
+ Các tổ chức chính quyền thôn bản, lực lượng công an, Đoàn thanh niên,
Hội phụ nữ, Hội người cao tuổi, Hội Cựu chiến binh, hội Chữ thập đỏ cùng
tham gia giúp bệnh nhân tham gia lao động, vui chơi, giải trí, hỗ trợ về vật
chất, việc làm…v.v. Giúp tạo môi trường sống thoải mái, tránh các xung đột
không đáng có, tránh xa các yếu tố xấu không có lợi (bạn bè xấu rủ rê, xúi
giục, nghiện ngập, rượu bia, chất kích thích, những việc làm vi phạm pháp
luật…), khích lệ người bệnh tham gia sinh hoạt cùng cộng đồng, tái hòa nhập
xã hội thật tốt. + Đối với cơ quan, nơi làm việc, học tập của người bệnh: Đó là
những địa điểm bệnh nhân học tập hoặc công tác, mọi người cần phải thông
cảm, thấu hiểu bệnh tật của bệnh nhân. Đặc biệt là một số bệnh có liên quan
đến yếu tố stress, để có thái độ cư xử đúng mức tránh gây căng thẳng tâm lý
cho bệnh nhân, tránh phân biệt đối xử, kì thị, hay có những phản ứng mạnh
đối với người bệnh. Tạo điều kiện bố trí công việc phù hợp như lao động nghề
nghiệp đơn giản, lao động chân tay hoặc lao động thông thường nhẹ nhàng
mà người bệnh có thể làm được. Tạo điều kiện cho bệnh nhân tham gia hội
họp, các hoạt động văn hoá văn nghệ vui chơi giải trí trong trường học, cơ
quan, hoặc khi đi thực tập, dã ngoại. Động viên khuyến khích họ khi làm
tốt nhiệm vụ được phân công


3.4. Vai trò của các tổ chức phi chính phủ, tổ chức cá nhân + Vai trò của
các nhóm người chăm sóc, các tổ chức tình nguyện, các tổ chức phi
chính phủ đóng một phần quan trọng trong tâm thần học ngày nay. Các
tổ chức này có nhiều vai trò quan trọng có lợi cho cả người bệnh tâm
thần và chuyên ngành tâm thần. Các hoạt động và các chương trình

được thực hiện bởi các tổ chức tự nguyện như vậy bao gồm hỗ trợ tinh
thần, giáo dục cho gia đình, bệnh nhân và cộng đồng, vận động hỗ trợ
cho các dịch vụ cải thiện , nâng cao chất lượng cuộc sống tốt hơn, và
tăng cường đầu tư xã hội trong việc chăm sóc sức khỏe tâm thần. Việc
tham gia tuyên truyền, giáo dục cộng đồng để giảm sự kỳ thị đối với
người bệnh tâm thần đã được ghi nhận trên toàn thế giới là bằng chứng
mạnh mẽ cho các tác động của các tổ chức này. + Các thành viên của các
nhóm hỗ trợ, tổ chức trên thường luôn sẵn sàng tham gia các chương
trình hỗ trợ, huấn luyện, tư vấn cho gia đình và người bệnh kể cả vào
các buổi tối, hoặc vào cuối tuần và ngày lễ. Thành lập các nhóm gia đình
hay các nhóm người bệnh trợ giúp người bệnh, những người nhận được
sự giúp đỡ hôm nay, những người có kết quả điều trị tốt ổn định, có
kinh nghiệm trong việc tự chăm sóc bản thân vượt qua được các giai
đoạn khó khăn của bệnh tật sẽ chia sẻ thời gian và kinh nghiệm của họ
với gia đình, hay người bệnh khác sau khi tình trạng của mình ổn định.


4. ĐỐI VỚI NGƯỜI BỆNH

Họ cần được giải thích để hiểu tình trạng bệnh, những điều cần biết về
bệnh của họ, hiểu rõ việc cần thiết phải duy trì uống thuốc đều đặn và
thực hiện theo lời khuyên của thầy thuốc. Tránh mọi căng thẳng về tâm
lý trong cuộc sống hàng ngày. Tham gia tập luyện, rèn luyện sức khoẻ và
các chế độ thời gian làm việc thích hợp. Tránh thức khuya hoặc suy nghĩ
bi quan, chán nản về bệnh. Trường hợp cảm thấy không bình thường
cần phải đến bác sỹ thăm khám để điều chỉnh liều lượng thuốc hoặc thay
đổi thuốc. Việc giảm liều thuốc hay ngừng sử dụng thuốc cần phải tham
khảo và theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc.
Bệnh nhân tự giác tham gia các hoạt động gia đình: dọn dẹp nhà cửa,
thổi cơm, quét nhà, dọn vườn, v.v...Tham gia hoạt động, lao động

chân tay trong gia đình; lao động sản xuất nông nghiệp, tăng gia sản
xuất, các dịch vụ nhỏ hoặc các công việc đơn giản của cơ quan. Trường
hợp bệnh nhân ổn định tốt cần tham gia các công việc nghề nghiệp trước
đây đã làm hoặc giảm bớt một phần khối lượng công việc. Hiện nay trên
thế giới cũng như ở Việt Nam đã hình thành rất nhiều nhóm người bệnh
tương trợ cùng giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn, bệnh tật, chia sẻ kinh
nghiệm trong quá trình điều trị bệnh, tìm việc làm (thông qua các trang
mạng xã hội) v.v…
Một số bệnh cần chú ý như:
- Người bệnh động kinh cần tránh các công việc có thể gây nguy hiểm:
lái tầu xe, các phương tiện giao thông khác, tránh gần nước như sông hồ,
ao, suối, tránh gần lửa, tránh hoạt động gắng sức, cần duy trì chế độ sinh
hoạt điều độ.
- Các bệnh nhân nghiện các chất ma túy, nghiện rượu sau khi điều trị ổn
định cần có sự giúp đỡ, động viên và giám sát của gia đình và cộng đồng
xung quanh. Tạo công ăn việc làm cho người bệnh yên tâm quay trở lại
tái hòa nhập cộng đồng, tránh tư tưởng buồn chán dễ dẫn đến tái
nghiện.
- Một số rối loạn như trầm cảm, lo âu, stress thì cần được tư vấn trị liệu
thêm về tâm lý, đồng thời dùng thuốc theo chỉ dẫn của y, bác sỹ. Tránh
những căng thẳng không đáng có trong sinh hoạt và lao động hàng ngày,
khi quay trở lại với công việc thì cần được làm những công việc phù hợp
với tình trạng sức khỏe, làm các công việc từ nhẹ nhàng đơn giản, dần
dần khi đã có sự thích ứng tốt mới đảm nhận các công việc đòi hỏi áp lực
cao hơn.
III. KHÓ KHĂN, THUẬN LỢI VÀ GIẢI PHÁP
1 KHÓ KHĂN.
- Cán bộ chuyên khoa còn thiếu và yếu.



- Mạng lưới tổ chức cơ sở tâm thần, một số tỉnh chưa có. Số giường
bệnh tổng số hiện có 5000 giường. Trong một vài thập kỷ nữa ít nhất cũng cần
khoảng 50.000 giường bệnh, như thể cùng mới chỉ bằng 1/10 số giường bệnh
tâm thần một số nước loại trung bình.
- Số trạm tâm thần mới có 55/64. 23 khoa tâm thần nằm trong
TTPCBXH.
- Dự án quốc gia CSSKTT cộng đồng kinh phí còn quá ít, do vậy tiến độ
triển khai chậm.

- Phần lớn người bệnh tâm thần sống ở gia đình, cộng đồng xã hội,
trong khi cộng đồng xã hội cũng còn ít hiểu biết về bệnh tâm thần. Người
bệnh tâm thần thường bị xã hội mặc cảm, miệt thị, mọi người xa lánh, ít
được tham gia các hoạt động xã hội cũng như các hoạt động nghề
nghiệp.
- Việc điều trị ở cộng đồng cũng gặp phải một vài khó khăn như việc
quản lý, động viên người bệnh uống thuốc đều, duy trì nếp sinh hoạt ăn
ngủ đều đặn, hướng dẫn và tạo điều kiện cho người bệnh tham gia một
số hoạt động như hội họp, các hoạt động văn hoá văn nghệ vui chơi giải
trí trong cộng đồng.
- Những người thân và người gần gũi còn ít hiểu biết về bệnh tâm
thần cũng như còn hạn chế các kỹ năng hướng dẫn phục hồi chức năng
cho người bệnh .

2. THUẬN LỢI
- Bước đầu đã được Đảng, Chính phủ, Quốc hội, Bộ Y tế quan tâm 1976
có Nghị Định 15CP. 1998 có Dự án quốc gia CSSKTT cộng đồng.
- Bước đầu chuyên khoa Tâm thần đã làm thay đổi nhận thức của nhân
dân nhất là các địa phương triển khai dự án.
- Nhờ có dự án CSSKTT cộng đồng mà chuyên khoa đã tiến hành điều
tra dịch tễ 10 bệnh TT thường gặp, kết quả có tỷ lệ 14,9%. Đây là cơ sở để lập

kế hoạch hoạt động cho chuyên khoa.
- Nhờ có Dự án mà đã triển khai xây dựng được mô hình CSSKTT cộng
đồng tại 1200 xã phường, 2 huyện và 46 tỉnh thành có Dự án đã quản lý được
20.000 bệnh nhân TTPL. Rất ưu việt là những người bệnh TT ở vùng sâu
vùng xa đã được hưởng quyền lợi.

- Tận dụng được sự hỗ trợ, giúp đỡ của thân nhân người bệnh,
những người gần gũi (hàng xóm, đồng nghiệp ở cơ quan). Gia đình có
điều kiện theo dõi được sát tình trạng của người bệnh để kịp thời báo
cáo với cán bộ y tế có hướng xử trí đối với người bệnh. - Người bệnh


được trực tiếp thực hiện việc tái thích ứng xã hội và lao động đúng với
thực tại phù hợp với người bệnh.
3. GIẢI PHÁP
- Tăng cường tuyên truyền giáo dục SKTT sâu rộng trong nhân dân,

cho cộng đồng có thái độ đúng đắn đối với người bệnh, tránh gây căng
thẳng về tâm lý cho bệnh nhân. Biết phòng tránh các phong tục lạc hậu,
không sử dụng các chất có hại cho sức khỏe tâm thần.
- Tăng cường phát triển củng cố mảng lưới CSSKTT từ TW đến địa
phương.
- Tổ chức hoạt động lồng ghép chuyên ngành tâm thần
với tuyến y tế cơ sở.
- Đào tạo tập huấn nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ tâm thần và
cán bộ y tế tuyến cơ sở (hiện số bác sỹ tâm thần chỉ có 1BS/100.000 dân. Phấn
đấu đến 2010 tỷ lệ 1,5 BS/100.000 dân.
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học về phương pháp phòng chống
bệnh tâm thần.
- Xã hội hóa công tác CSSKTT….

- Đẩy mạnh quan hệ hợp tác quốc tế.
4. KIẾN NGHỊ
- Ưu tiên đào tạo cán bộ chuyên khoa (khi thi tuyển đầu vào các trường
đại học y được hưởng ưu tiên khu vực 3).
- Có chủ trương và kinh phí xây dựng bệnh viện chuyên khoa Tâm
thần. Tuyến trung ương nâng cấp cơ sở và mua sắm trang thiết bị y tế hiện
đại. Mỗi tỉnh thành có 1 bệnh viện chuyên khoa tâm thần đến 2010 từ 10-300
giường lâu dài từ 300-5000 giường.
Mỗi bệnh viện đa khoa Tỉnh có một khoa tâm thần kinh trung bình 30 giường.
Bệnh viện đa khoa huyện có 10 giường tâm thần kinh nằm trong khoa
nội. Tại xã, phường có cán bộ kiêm nhiệm hoạt động theo cơ chế lồng ghép.
Hoàn chỉnh 100% tỉnh, thành có trạm TT. Nằm trong bệnh viện chuyên khoa.
- Tiếp tục duy trì Dự án QGCSSKTT cộng đồng với kinh
phí thỏa đáng hơn.
- Cần quan tâm đến chế độ bệnh nhân TT.
- Nhà nước quan tâm tới nhân viên phục vụ trong ngành tâm thần hơn như:
Chế độ phụ cấp, chế độ thâm niên công tác (5 năm đầu 1 thâm niên, mỗi năm tiếp
theo 1 thâm niên và được tính vào chế độ bảo hiểm khi về hưu)
- Cho thành lập ban phối hợp CSSKTT Quốc gia.
- Cho xây dựng luật Tâm thần và chính sách cho người bệnh TT, nhân
viên phục vụ ngành tâm thần.




×