Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

Biến đổi trong trang phục truyền thống của phụ nữ mường ở xã thành công, huyện thạch thành, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.18 MB, 75 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

NGUYỄN THỊ NGỌC THƯƠNG

BIẾN ĐỔI TRONG TRANG PHỤC
TRUYỀN THỐNG CỦA PHỤ NỮ MƯỜNG
Ở XÃ THÀNH CÔNG, HUYỆN THẠCH THÀNH,
TỈNH THANH HÓA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Việt Nam học

HÀ NỘI, tháng 5 năm 2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

NGUYỄN THỊ NGỌC THƯƠNG

BIẾN ĐỔI TRONG TRANG PHỤC
TRUYỀN THỐNG CỦA PHỤ NỮ MƯỜNG
Ở XÃ THÀNH CÔNG, HUYỆN THẠCH THÀNH,
TỈNH THANH HÓA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Việt Nam học
Người hướng dẫn khoa học:

ThS. Dương Thị Mỹ Hằng



HÀ NỘI, tháng 5 năm 2019


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận này trước hết em xin gửi lời cảm ơn chân
thành đến quý thầy giáo, cô giáo trong khoa Ngữ văn - Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội 2 đã giúp đỡ em trong quá trình học tập tại trường và tạo điều
kiện cho em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình. Đặc biệt, em xin tỏ
lòng biết ơn sâu sắc nhất đến cô giáo - Thạc sĩ Dương Thị Mỹ Hằng, người đã
tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và sửa chữa cho khóa luận của em trong suốt quá
trình tiến hành. Em cũng xin chân thành cảm ơn người dân xã Thành Công,
huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được
tìm hiểu thực tiễn đề tài nghiên cứu của mình. Cuối cùng em xin gửi lời cảm
ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã luôn bên cạnh, động viên và khuyến
khích em trong quá trình thực hiện khóa luận. Vì kiến thức bản thân còn hạn
chế nên trong quá trình hoàn thiện khóa luận này em không tránh khỏi những
sai sót, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp từ các thầy giáo, cô giáo
để khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Sinh viên

Nguyễn Thị Ngọc Thương


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn
của Thạc sĩ Dương Thị Mỹ Hằng. Các nội dung nghiên cứu trong khóa luận

tốt nghiệp này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước
đây. Ngoài ra, để hoàn thành khóa luận này tôi đã tham khảo một số tài liệu
được ghi ở mục tài liệu tham khảo. Nếu có sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn
chịu trách nhiệm về nội dung khóa luận tốt nghiệp của mình.

Hà Nội, ngày tháng

năm 2019

Sinh viên

Nguyễn Thị Ngọc Thương


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề............................................................................ 2
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài.................................................................... 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 3
5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 3
6. Bố cục của khóa luận.................................................................................... 4
Chương 1. TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CỦA PHỤ NỮ MƯỜNG
Ở XÃ THÀNH CÔNG, HUYỆN THẠCH THÀNH, TỈNH THANH
HÓA ................................................................................................................. 5
1.1. Khái quát về người Mường ở xã Thành Công, huyện Thạch Thành,
tỉnh Thanh Hóa ................................................................................................. 5
1.1.1. Nguồn gốc ............................................................................................... 5
1.1.2. Phân bố................................................................................................... 6

1.1.3. Vài nét về đời sống văn hóa truyền thống của người Mường ở xã
Thành Công ...................................................................................................... 6
1.2. Khái quát về trang phục truyền thống của phụ nữ Mường ở xã Thành
Công ................................................................................................................. 8
1.2.1. Quan niệm về trang phục........................................................................ 8
1.2.2. Các loại hình trong trang phục truyền thống của phụ nữ Mường.......... 9
1.3. Vẻ đẹp văn hóa trong trang phục truyền thống của phụ nữ Mường ở
xã Thành Công ............................................................................................... 16
1.3.1. Đặc trưng nghệ thuật trong trang phục truyền thống của phụ nữ
Mường ............................................................................................................ 16
1.3.2.Giá trị văn hóa trong trang phục truyền thống của phụ nữ Mường...... 19


Chương 2. BIẾN ĐỔI TRANG PHỤC TRUYỂN THỐNG CỦA PHỤ NỮ
MƯỜNG Ở XÃ THÀNH CÔNG, HUYỆN THẠCH THÀNH, TỈNH
THANH HÓA TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY............................... 23
2.1. Xu hướng biến đổi trong trang phục truyền thống của phụ nữ Mường
ở xã Thành Công ............................................................................................ 23
2.2. Sự biến đổi trong trang phục truyền thống của phụ nữ Mường ở xã
Thành Công .................................................................................................... 25
2.2.1. Biến đổi về cách tạo trang phục ........................................................... 25
2.2.2. Biến đổi về đồ trang sức ....................................................................... 30
2.2.3. Biến đổi về tâm lý của phụ nữ Mường trong việc sử dụng trang
phục truyền thống ........................................................................................... 32
2.3. Nguyên nhân của sự biến đổi trong trang phục truyền thống của phụ
nữ Mường ....................................................................................................... 34
2.3.1. Sự phong phú về nguyên liệu của thị trường hiện nay và sự khan
hiếm của nguyên liệu truyền thống................................................................. 34
2.3.2. Tính tiện dụng của trang phục hiện đại................................................ 35
2.3.3. Yếu tố kinh tế ........................................................................................ 37

2.3.4. Yếu tố tâm lý ......................................................................................... 39
2.3.5. Yếu tố ý thức ......................................................................................... 41
2.4. Hậu quả của sự biến đổi trong trang phục truyền thống của người
phụ nữ Mường ................................................................................................ 42
Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY
BẢN SẮC VĂN HÓA TRONG TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG
CỦA PHỤ NỮ MƯỜNG Ở XÃ THÀNH CÔNG ......................................... 44
3.1. Công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa trong trang phục truyền
thống của phụ nữ Mường tại xã Thành Công ...................................................
44
3.2. Một số biện pháp ...................................................................................... 45


3.2.1. Tăng cường nâng cao nhận thức và khơi dậy niềm tự hào cho
đồng bào dân tộc Mường ở xã Thành Công trong việc bảo tồn và phát
huy trang
phục truyền thống của người phụ nữ................................................................ 45
3.2.2. Thực hiện các chính sách văn hóa nhằm khôi phục bản sắc văn hóa
trang phục truyền thống của phụ nữ Mường ở xã Thành Công. .......................
47
3.3.3. Xây dựng nơi trưng bày lưu giữ những hiện vật văn hóa về bộ trang
phục truyền thống của người phụ nữ Mường Thành Công ...............................
48
3.2.4. Tăng cường quảng bá nét đẹp và bản sắc văn hóa trong trang phục
truyền thống của phụ nữ Mường ở xã Thành Công ..........................................
49
3.2.5. Kết hợp giảng dạy về bản sắc văn hoán của người Mường nói chung
và trang phục truyền thống của phụ nữ Mường nói riêng trong nhà trường.....
50
3.2.6. Kết hợp giữ gìn trang phục truyền thống của phụ nữ Mường trong

hoạt động du lịch ............................................................................................. 50
KẾT LUẬN..................................................................................................... 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 53
PHỤ LỤC........................................................................................................ 53


KÝ HIỆU VIẾT TẮT

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

Nxb

Nhà xuất bản

Tr

trang


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nước ta có 54 dân tộc anh em gắn bó với nhau, phân bố khắp các vùng
lãnh thổ khác nhau trên cả nước. Mỗi dân tộc lại mang những bản sắc văn hóa
riêng, hòa vào nhau tạo nên sự đa dạng, phong phú và đậm đà của nền văn
hóa Việt Nam. Ở tỉnh Thanh Hóa có nhiều dân tộc sinh sống, nhưng chủ yếu
là các dân tộc Kinh, Mường, Thổ, Dao, H’Mông, Khơ Mú. Trong đó, dân tộc
Mường chiếm đại đa số trong các dân tộc thiểu số, sống tập trung chủ yếu ở
vùng đồi và núi thấp như các huyện Ngọc Lặc, Thạch Thành, Bá Thước, Cẩm

Thủy và một số xã miền núi. Người Mường có nền văn hóa truyền thống
phong phú, thể hiện rõ qua ngôn ngữ, trang phục hay những phong tục cưới
xin, tang ma.
Trang phục là một trong những thành tố cơ bản không thể thiếu đối với
đời sống con người. Trang phục của mỗi dân tộc trên đất nước ta lại có những
nét đẹp riêng, những giá trị văn hóa riêng. Ngoài chức năng sử dụng để che
đậy bảo vệ cơ thể con người, trang phục còn phản ánh văn hóa, nếp sống tộc
người, trình độ phát triển thủ công nghiệp, tín ngưỡng, quan niệm thẩm mỹ
của tộc người đó. Trang phục truyền thống của các dân tộc mang nhiều bản sắc
văn hóa độc đáo và phong phú, góp phần quan trọng vào kho tàng văn hóa
Việt Nam.
Với xu hướng phát triển không ngừng của xã hội thì đời sống văn hóa
của mỗi tộc người cũng bị biến đổi. Trang phục cũng không nằm ngoài xu
hướng đó. Chính sự biến đổi nhanh chóng như vậy của văn hóa đời sống xã
hội đã dẫn đến nguy cơ cuốn đi những giá trị văn hóa truyền thống trong trang
phục của các tộc người, đặc biệt là các đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có
người Mường ở xã Thành Công, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa. Hiện
nay, những bộ trang phục truyền thống của dân tộc Mường trên địa bàn xã
Thành Công cũng được giao thoa với cộng đồng xã hội phát triển và ngày
càng ít dần đi, không còn sử dụng phổ biến rộng rãi như trước kia nữa.
Chính vì những lý do trên nên tôi quyết định chọn đề tài “Biến đổi
trong trang phục truyền thống của phụ nữ Mường ở xã Thành Công,
huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa” làm đề tài khóa luận của mình. Là
1


người con của Thanh Hóa, tôi muốn tìm hiểu về văn hóa Mường nói chung và
trang phục phụ nữ Mường nói riêng một cách sâu sắc hơn trên quê hương
mình. Đồng thời, cùng với đề tài này tôi hy vọng sẽ góp phần giới thiệu tới
bạn bè dân tộc gần xa biết đến một phần văn hóa của người Mường tại xã

Thành Công, đặc biệt góp phần vào việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị
văn hóa người Mường thông qua trang phục truyền thống của họ trước những
biến đổi của thời đại.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Văn hóa trang phục dân tộc Mường là một trong những vấn đề đã thu
hút được nhiều sự quan tâm của nhiều người. Trang phục của người Mường
đã được đề cập đến trong một số các công trình nghiên cứu hay bài viết như:
Cuốn “Trang phục truyền thống của các dân tộc Việt Nam” [7] của hai
tác giả Đặng Trường - Hoài Thu. Cuốn sách tuyển chọn giới thiệu trang phục
của 46 tộc người trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam với những yếu tố
riêng và bản sắc độc đáo mà không bị lẫn với các dân tộc khác. Tác phẩm
cũng đã giới thiệu về trang phục truyền thống của người Mường trong phần
trang phục dân tộc của nhóm Việt - Mường.
Thông qua cuốn sách “Trang phục cổ truyền các dân tộc Việt Nam” [5],
nhà nghiên cứu Ngô Đức Thịnh đã khái quát trang phục của tất cả các dân tộc
thiểu số Việt Nam qua các thời kì lịch sử, trong đó có trang phục dân tộc
Mường nói chung.
Tác giải Trần Từ với cuốn“Hoa văn Mường” [8] đã giới thiệu về kiểu
loại hoa văn độc đáo trên cạp váy của phụ nữ Mường và mối liên hệ của hoa
văn Mường với văn hóa trên trống đồng Đông Sơn. Hoa văn trên cạp váy
Mường được xem là một nét vô cùng đặc trưng trong trang phục truyền thống
cũng như nghệ thuật tạo hình của người Mường qua đôi bàn tay khéo léo của
người phụ nữ, đồng thời thể hiện chiều sâu văn hóa của dân tộc Mường.
Trong tài liệu“Tiếp cận văn hóa bản Mường” [1], tác giả Vương Anh
cũng đề cập đến rất nhiều vấn đề như nguồn gốc hình thành người Mường xứ
Thanh, về phong tục đời sống sinh hoạt văn hóa vật chất, tinh thần của người


Mường Thanh Hóa, trong đó đề cập đến cả người Mường ở huyện Thạch
Thành (Thanh Hóa).

Tuy nhiên, về trang phục truyền thống của người phụ nữ Mường ở
huyện Thạch Thành nói chung và trên địa bàn xã Thành Công thì vẫn chưa có
tác phẩm nghiên cứu nào đi sâu và miêu tả cụ thể, chi tiết. Vì thế, khóa luận
“Biến đổi trong trang phục truyền thống của phụ nữ Mường ở xã Thành
Công, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa” mong muốn được đóng góp
một phần tư liệu về vấn đề này.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài nhằm mục đích tìm hiểu, nghiên cứu về trang phục truyền thống
của người phụ nữ Mường ở xã Thành Công, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh
Hóa cùng với sự biến đổi của nó. Qua đó đề xuất một số biện pháp nhằm bảo
tồn những giá trị văn hóa của trang phục truyền thống người phụ nữ Mường ở
xã Thành Công trong giai đoạn hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Trang phục truyền thống của người phụ nữ Mường ở xã Thành Công,
huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa.
Những biến đổi và các biện pháp bảo tồn trang phục truyền thống của
phụ nữ Mường ở xã Thành Công hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận chỉ đi vào nghiên cứu trang phục của phụ nữ Mường trên địa
bàn xã Thành Công, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích tài liệu, tìm đọc các tài liệu có liên quan, các tác
phẩm nghiên cứu về người Mường và trang phục phụ nữ Mường tỉnh Hòa
Bình và Thanh Hóa, trong đó có huyện Thạch Thành.
Phương pháp điền dã thực địa để thu thập các tài liệu thực tế trên địa bàn
xã Thành Công, phỏng vấn và ghi chép tư liệu truyền miệng trong nhân dân.


Ngoài ra, có các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp.

6. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, tài liệu tham khảo, bố cục bài
khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Trang phục truyền thống của phụ nữ Mường ở xã Thành
Công, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa
Chương 2: Biến đổi trang phục truyền thống của phụ nữ Mường ở xã
Thành Công, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa trong bối cảnh hiện nay
Chương 3: Một số biện pháp nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn
hóa trong trang phục truyền thống của phụ nữ Mường ở xã Thành Công


Chương 1
TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CỦA PHỤ NỮ MƯỜNG Ở XÃ
THÀNH CÔNG, HUYỆN THẠCH THÀNH, TỈNH THANH HÓA
1.1. Khái quát về người Mường ở xã Thành Công, huyện Thạch Thành,
tỉnh Thanh Hóa
1.1.1. Nguồn gốc
Trong 54 thành phần dân tộc của Việt Nam thì dân tộc Mường được coi
là một trong những sắc tộc cội nguồn của người Việt. Do sự biến thiên lịch
sử, đã có nhiều cuộc thiên di của dòng người Mường từ Hòa Bình vào huyện
Thạch Thành từ cuối thế kỷ X và cho đến tận các thế kỷ sau. Họ dừng chân ở
nhiều nơi, khai phá đất đai và lập thành các mường, bản, các xóm làng để xây
dựng cuộc sống, trong đó có xã Thành Công, huyện Thạch Thành ngày nay.
Tại xã Thành Công thì tùy vào mỗi gia phả của các dòng họ sẽ có lưu
truyền những lý giải khác nhau về sự di dân đến nơi đây định cư của người
Mường Hòa Bình. Các nguyên nhân có thể là do xảy ra chiến tranh nên đồng
bào phải chạy giặc, chạy loạn hay do sự tranh giành quyền lực, sự áp bức bóc
lột quá nặng nề của các Lang Đạo nên khiến họ phải rời bỏ quê hương đến nơi
khác sinh sống.
Một trong những câu chuyện liên quan đến cội nguồn của người

Mường ở xã Thành Công được những người cao tuổi kể lại đó là: “Vào thế kỷ
XVIII, vua Quang Trung từ Phú Xuân (Huế) tiến ra Thăng Long đại phá quân
Thanh có chia thành 5 đạo quân gồm cả quân lính và voi chiến. Nhưng khi
đạo quân đi qua vùng Hòa Bình thì có một con voi chiến bị chết, nên nghi ngờ
thổ dân ở đây giết voi và bắt chu di tam tộc. Bởi thế nên họ mới phải chạy
loạn và người Mường gọi là “chạy vạ voi”. Trong đó có một nhóm người
Mường Hòa Bình thuộc các dòng họ Quách, Bùi, Đinh, Trương,... đã chạy
vào vùng này và định cư sinh sống”.
Từ những dòng họ Mường đầu tiên đặt chân đến nơi đây đã tạo nên cội
nguồn cho mảnh đất Thành Công lúc bấy giờ. Dù không kế thừa hoàn toàn
nhưng phần nào họ vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc từ quê hương Hòa
Bình. Trải qua quá trình phát triển, hội nhập văn hóa thì đến hiện trên địa bàn


xã cũng có thêm dân tộc Kinh và các dòng họ khác cùng sinh sống, nhưng
những dòng họ gốc vẫn chiếm đại đa số. Bên cạnh đó, nhiều người Mường
hiện nay vẫn nhớ về tổ tiên nguồn cội, về với Hòa Bình để nhận lại họ hàng
cũng như tham gia vào các ngày giỗ Tổ với một lòng thành kính biết ơn.
1.1.2. Phân bố
Người Mường từ lâu đời đã phân bố chủ yếu ở gần chân núi, sườn đồi
hay thung lũng gần các nguồn nước như sông, suối,... Xã Thành Công là xã
miền núi với diện tích chủ yếu là đồi núi thấp có độ cao trung bình từ 100 m 200 m.
Thành Công là một trong 26 xã của huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh
2

Hóa, cách trung tâm huyện Thạch Thành 10 km và cách thành phố Thanh
2

Hóa 63 km về phía Tây Bắc.
Hiện nay, xã Thành Công có hai dân tộc cùng sinh sống đó là dân tộc

Mường và dân tộc Kinh. Trong đó dân tộc Mường chiếm 98% dân số, còn lại
là dân tộc Kinh, họ sống với nhau thành các thôn xóm.
2

Toàn xã có diện tích là 17,62 km (2018) và dân số là 4350 người
2

(2018), với mật độ dân số là 250 người/km .
Xã Thành Công trước kia bao gồm có 8 thôn là: Đồng Đa, Đồng Hội,
Ngọc Lâu, Đồng Chư, Đồng Thượng, Bất Mê, Trường Châu, Bông Bụt.
Trong đó tại các thôn Đồng Hội, Ngọc Lâu, Đồng Chư, Trường Châu người
Mường chiếm hoàn toàn 100%. Tuy nhiên đến năm 2018 thì 8 thôn đã được
sáp nhập thành 6 thôn, thôn Ngọc Lâu nhập vào với thôn Bông Bụt và thôn
Đồng Thượng nhập vào với thôn Đồng Chư.
1.1.3. Vài nét về đời sống văn hóa truyền thống của người Mường ở xã
Thành Công
* Đời sống sinh hoạt
Nhà ở: Người dân Mường từ Hòa Bình đến khai phá và dựa vào địa
hình tự nhiên đã lập nên các xóm làng, đồng thời vẫn giữ việc làm những ngôi
nhà sàn truyền thống để sinh sống. Các thế hệ trong gia đình sẽ cùng nhau
chung sống trong một ngôi nhà. Họ làm nhà ở những nơi đất bằng phẳng, gần


nguồn nước, phía sau dựa vào đồi, núi để đảm bảo cho đời sống sinh hoạt
hàng ngày. Vật liệu làm nhà chủ yếu từ gỗ, tre, nứa, cỏ tranh,... với kết cấu
chủ yếu ba gian hai chái, tùy theo thế hệ ở mà nới thêm gian chứ không xây
thêm nhà. Nóc nhà được mô phỏng hình mai rùa gắn với chuyện xưa kể về
“Rùa đen” được ông Lang Cun tha chết nên đã dạy cho người Mường cách
làm nhà ở, nơi chứa lương thực. Nhà sàn có rất nhiều cửa sổ gọi là cửa voóng,
điểm chú ý nữa là chiếc cột Cái, bàn thờ tổ tiên thì được đặt duy nhất một bát

hương trên cửa móng gần cột Cái.
Ẩm thực: Với sự ưu đãi từ thiên nhiên thì người dân nơi đây có một
nguồn nguyên liệu thức ăn dồi dào, phong phú. Thức ăn chủ yếu có nguồn
gốc từ động vật và thực vật được chế biến thành nhiều món ăn. Các món ăn
thường có như cơm đồ, cá đồ, cá ủ chua, cơm lam, cá lam, cá nướng, thịt lợn
hấp, rau sống, canh đắng, bánh lá,...
* Đời sống sản xuất
Nghề trồng lúa nước: Nguồn sống chính của người dân vẫn là sản xuất
nông nghiệp gắn với nghề trồng lúa nước. Ruộng được làm ở những vùng
thấp kết hợp với hệ thống thủy lợi hiệu quả. Người dân chọn lựa giống lúa kỹ
lưỡng và chủ yếu dựa vào thời tiết để tính lịch canh tác phù hợp. Quá trình
sản xuất trải qua các khâu làm đất, làm mạ, cấy và chăm bón rồi thu hoạch với
các công cụ chủ đạo như cày, bừa, hái,...
Làm nương rẫy: Được làm ở những vùng đồi núi cao và đây cũng là
nghề truyền thống đem lại nguồn lương thực lớn cho đồng bào. Nương rẫy
cũng được phân loại theo địa hình, chất đất,... để lựa chọn giống cây và áp
dụng các kỹ thuật canh tác phù hợp. Các loại cây trồng chủ yếu là lúa nương,
ngô, khoai, sắn, lạc,... với các công cụ sản xuất chính như dao, rìu, cuốc,
sọt,... Tuy nhiên việc canh tác này cũng có phần khó khăn hơn trong việc tiến
hành chăm sóc và vận chuyển.
Các nghề khác: Ngoài ra đồng bào còn làm các nghề thủ công như dệt
thổ cẩm, đan lát, nghề mộc,... để phục vụ cho cuộc sống. Đồng thời người dân
cũng kết hợp chăn nuôi và săn bắn, hái lượm để góp phần sản xuất lương thực
và ổn định cuộc sống.


* Đời sống xã hội
Tín ngưỡng: Đồng bào vẫn mang tín ngưỡng dân gian tin vào thế giới
thần linh, họ cũng quan niệm vũ trụ bao gồm ba tầng, bốn thế giới gồm tầng
trời cao nhất (Mường Trời); tầng thứ hai là trần gian; tầng thứ ba là thế giới

dưới mặt đất và ở đáy nước. Bởi vậy họ hay thờ tổ tiền và thần, thánh như các
vị Thành Hoàng làng, Bà Chúa Liễu Hạnh, Trần Hưng Đạo,...
Hôn nhân: Hôn nhân do cha mẹ sắp đặt, chỉ sau khi giao lưu văn hóa
với người Kinh thì đôi trai gái mới được tự tìm hiểu chuyện yêu đương. Hôn
nhân một vợ một chồng với các thủ tục có phần khá phức tạp và phải được sự
đồng thuận của hai bên dòng họ gia đình dưới sự mai mối của ông Mơ.
Những tục lệ cơ bản trước nghi thức lễ cưới được diễn ra như là dạm ngõ, ăn
hỏi, nòm, cắt của, thách cưới,... với rất nhiều các sính lễ gồm bánh giày, chè,
cau, lợn, rượu, gạo, trâu, bò, nồi đồng, vải tơ lụa,...
Ma chay: Đồng bào tổ chức tang lễ hết sức chu đáo như sự thể hiện
lòng tưởng nhớ, báo hiếu đến với người đã khuất. Tang chủ thường mời ông
Mo đến để làm lễ cúng và thực hiện các nghi thức truyền thống. Riêng với hai
dòng họ Quách và họ Bùi thì vẫn giữ tục lệ quạt ma, độc đáo với việc dâu
mặc đồ tang phục màu đỏ đứng quạt ma cho người chết. Ngoài ra còn có các
tục như tục nằm đường, tục chôn 9 hòn đó quanh mộ,...
Lễ hội: Đồng bào Mường nơi đây thường tổ chức các ngày lễ gắn với
hội làng vào mùa xuân, lễ cơm mới, hội xuống đồng,... hay các trò chơi dân
gian như ném còn, chơi đu, đánh mảng,...; hát giao duyên, múa cồng chiêng,
hát hoa đất Mường, hát đúm,...
1.2. Khái quát về trang phục truyền thống của phụ nữ Mường ở xã
Thành Công
1.2.1. Quan niệm về trang phục
Ở thời kỳ tiền sử, khi con người còn ăn lông ở lỗ, họ chưa hề biết tới
trang phục. Cùng với quá trình phát triển của xã hội loài người thì con người
đã dần dần nhận thức được vấn đề đó và nghĩ đến một thứ gì đó để che chắn.
Mới đầu họ đã biết lấy vỏ cây, lá cây làm khố để mặc, lấy xương thú, đá, vỏ
ốc,... để trang trí làm vòng đeo tay, đeo cổ, nhưng ở một trình độ còn quá đơn


giản, thô sơ. Lâu dần trải qua quá trình biến đổi với thời gian, để thích nghi

được với cuộc sống thì họ đã biết chế tạo vải để mặc với trình độ kỹ thuật
ngày càng trở nên tinh xảo.
“Trang phục chỉ chung quần áo và đồ trang sức mang trên người” [3tr.1489]. Nó không chỉ để bảo vệ con người tránh khỏi những tác động của
môi trường và thiên nhiên khắc nghiệt, mà còn mang tính thẩm mỹ làm đẹp
cho con người. Ngoài chức năng đáp ứng nhu cầu mặc thì trang phục còn giúp
con người tự tin hơn, thể hiện được tính cách, phẩm chất và địa vị xã hội.
Trải qua các thời kỳ thì trang phục đã ngày càng phát triển và được
phân chia thành nhiều loại khác nhau. Trang phục không đơn giản là chỉ để
mặc mà nó còn chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc mà con người muốn gửi
gắm. Trong đó phải kể đến những bộ trang phục truyền thống của các dân tộc.
“Trang phục truyền thống là quần áo và trang phục truyền thống của
một quốc gia, một địa phương, một dân tộc, hoặc có khi là một thời kỳ lịch sử
nào đó của một nhóm người” [9]. Mỗi dân tộc trên đất nước ta lại có những
cách thức may, trang trí và sáng tạo nghệ thuật độc đáo riêng. Nó không chỉ
mang những thông điệp, giá trị văn hóa đặc sắc và còn là niềm tự hào của mỗi
tộc người. Đây cũng là một trong những yếu tố văn hóa vật chất quan trọng
giúp phân biệt các dân tộc với nhau. Từ những sắc thái riêng trong trang phục
truyền thống của các dân tộc đã làm phong phú thêm bản sắc văn hóa Việt
Nam. Trong đó cũng có sự góp phần của dân tộc Mường ở xã Thành Công,
huyện Thạch Thành với bộ trang phục truyền thống vừa riêng, vừa chung tạo
nên nét độc đáo cho địa phương mình.
1.2.2. Các loại hình trong trang phục truyền thống của phụ nữ Mường
* Y phục
Do có nguồn gốc từ Hòa Bình nên người Mường nơi đây cũng có phần
chịu ảnh hưởng và tiếp nhận bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình,
trong đó có trang phục. Đậm đà và duyên dáng, bộ y phục nữ đa dạng hơn
nam giới với nhiều chi tiết nổi bật.
Nền văn hóa Mường mang nhiều giá trị đặc sắc, mà tinh tế hơn cả là bộ
trang phục của người phụ nữ. Bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Mường



nổi bật phong cách thẩm mỹ và tạo hình, nó được thêu dệt rất công phu qua
bàn tay điêu luyện của người phụ nữ, với chất liệu từ sợi bông, sợi tơ tằm và
mang màu sắc từ tự nhiên.
Cấu tạo của bộ trang phục cơ bản bao gồm khăn đội đầu, áo, váy, thắt
lưng và xà tích.
Khăn đội đầu
Các cô gái Mường đến tuổi, chải ngược tóc về phía sau gáy rồi cuộn lại
thành búi sao cho gọn và chắc. Tuy vấn tóc theo những cách thức khác nhau,
nhưng không mấy khi thấy phụ nữ Mường để đầu trần, mà thường đội khăn.
Họ vẫn giữ việc dùng khăn đội đầu theo người Mường Hòa Bình. Khăn có
màu chàm xanh hoặc đen, khác với người Mường Hòa Bình lại đội khăn màu
trắng, kiểu đội giống như người chít khăn tang. Bởi theo những người lớn tuổi
trong xã kể lại thì nguyên nhân do chiến tranh, chạy giặc, chạy loạn nên họ
phải thay đổi màu sắc chiếc khăn để không bị phát hiện ra. Tuy nhiên trong sự
giao lưu văn hóa thì người Mường Thành Công cũng đã tiếp thu chiếc khăn
màu trắng của Mường Hòa Bình. Nhưng chiếc khăn trắng của người Mường
xã Thành Công lại không được trang trí họa tiết, hình chữ nhật có chiều dài
khoảng 60 cm, rộng khoảng 15 - 20 cm. Khi chít khăn thì người phụ nữ phải
khéo léo cuộn khăn lên đầu sao cho đẹp và để cho khăn được chắc chắn thì họ
dùng kẹp ghim cố định ở hai bên đầu.
Khăn có tác dụng che đầu khi mưa nắng, mùa đông lạnh giá tránh lại
cái khắc nghiệt của điều kiện tự nhiên và sự bất trắc khi đi rừng làm nương
rẫy. Ngoài ra chiếc khăn còn giúp tóc gọn gàng không bị vướng khi lao động,
hay cũng để các bà thấm mồ hôi. Đồng thời khăn cũng là một đồ trang sức khi
đi chơi, đi hội hè,... để tôn lên nét đẹp cho người phụ nữ. Chiếc khăn trắng thì
không có hình trang trí và thường được các cô gái, những người phụ nữ trẻ
tuổi dùng hơn. Còn với những chiếc khăn màu chàm xanh hay đen thì vẫn
được thêu dệt hoa văn nhưng chủ yếu là dành cho các cụ lớn tuổi dùng (xem
phụ lục hình 1.1 và 1.2).



Áo
Chiếc áo của phụ nữ Mường ở xã Thành Công, huyện Thạch Thành
được gọi là áo khóm (áo ngắn). Người phụ nữ chủ yếu dệt những chiếc áo với
gam màu tươi sáng tùy theo sở thích của mỗi người, nhưng vẫn phổ biến là áo
trắng thể hiện sự trong trắng, thanh cao. Tuy nhiên những người phụ nữ cao
tuổi thì chuộng dùng những gam màu sẫm hơn. Áo thường không có trang trí
hoa văn, vải một màu, có thể được khâu thêm hai chiếc túi nhỏ đằng trước.
Điểm đáng chú ý nữa đó là mặc dù người Mường Thành Công tiếp thu theo
kiểu áo cài cúc của người Mường Hòa Bình, thế nhưng người Mường Thành
Công không dùng chiếc yếm như người Mường Hòa Bình mà lại cài khuy kín
áo, thường thì có 3 khuy. Áo mặc của người phụ nữ là loại áo cài cúc, có hàng
cúc ở đằng trước ngực, tay dài hơn thân áo. Cổ áo hay cổ tay thường làm khác
màu, dưới cổ có đường may làm nẹp thẳng xuống gấu áo, sau lưng và giữa
cánh tay có đường nối, tay may liền với thân và dài hơn thân. Khi mặc thì
phần trước của áo sẽ nằm ẩn trong phần cạp váy khoe được nếp gấp của cạp
váy ở phần trước ngực, còn phần sau thì sẽ thả ra. Đây là loại áo ngắn thông
dụng của phụ nữ Mường Thạch Thành và đặc trưng nhất của phụ nữ Mường ở
xã Thành Công nói riêng (xem phụ lục hình 1.3).
Váy
Đi kèm với áo là váy, váy của phụ nữ Mường thì hết sức độc đáo và
tinh xảo. Dưới bàn tay khéo léo và tư duy sáng tạo của người phụ nữ Mường
thì chiếc váy không chỉ là trang phục để mặc, mà nó còn thể hiện nét văn hoá
độc đáo riêng của dân tộc Mường. Xét về nhiều mặt, chiếc váy của phụ nữ
Mường thực sự đóng vai trò trung tâm trong bộ nữ phục, thể hiện sự duyên
dáng của người phụ nữ Mường.
Váy của phụ nữ Mường được làm từ loại vải bông tự dệt, nhuộm màu
chàm màu đen, phần cạp váy dệt từ sợi tơ tằm. Váy khâu lại thành hình ống,
tuy nhiên vì chiều ngang váy còn rộng, nên khi mặc phải quấn quanh thân,

phần thừa gập lại thành nếp suốt chiều dài thân váy phía trước. Váy được chia
làm ba phần: cạp váy, thân váy và chân váy. Mỗi phần có những chức năng
riêng, có những cách sáng tạo riêng bởi những hoa văn độc đáo, sống động.


Bộ phận cạp váy được coi là bộ phận đẹp nhất của váy, là điểm nhấn
thể hiện nét duyên dáng của người mặc cũng như sự tinh tế, khéo léo và sâu
sắc của người dệt. Trước hết cạp váy ôm sát có tác dụng che ngang phần ngực
đi kèm với thắt lưng, tất cả tạo nên sự duyên dáng, e ấp của người phụ nữ.
Đồng thời còn là vẻ đẹp của sự sáng tạo và óc thẩm mỹ của người Mường.
Cạp váy được dệt thành bộ phận riêng sau đó mới gắn vào thân váy. Với một
diện tích không lớn nhưng trên cạp váy được trang trí rất nhiều hoạ tiết hoa
văn đẹp được thêu dệt bởi kỹ thuật rất công phu, tỉ mỉ của người phụ nữ
Mường tạo nên một tổng thể thống nhất hài hoà, cân đối.
Cạp váy có cấu tạo gồm ba tầng riêng (rang trên, rang dưới, cao) và
được can lại khéo léo với nhau. Chúng khác nhau về vị trí, kích thước và đặc
biệt là các kiểu mô típ hoa văn trang trí, trông rất phức tạp. Bố cục trang trí
trên ba bộ phận này cũng có sự khác biệt (xem phụ lục hình 1.4).
Rang trên có chiều dài khoảng 8 - 10 cm với hai màu cơ bản là đen và
trắng hòa quyện vào nhau, các sợi dệt trắng được thêu theo chiều dọc còn các
sợi dệt đen thì thêu theo chiều ngang. Ngoài ra nó còn được sáng tạo với
nhiều màu sắc khác. Rang trên có các mô típ hình học như hình chữ thập,
hình quả trám, hình tam giác, hình vuông, hình núi mọc,...
Rang dưới có độ dài lớn nhất khoảng 18 - 20 cm, gồm năm tầng song
song, chồng lên nhau hài hòa với nhiều màu sắc nổi bật. Hoa văn chủ yếu
khắc họa hình tượng những con vật như rồng, công, rùa, ly, phượng, hươu, cá,
nhện, bướm,... hay hình hoa thị. Bên cạnh các hoa văn động vật còn xen kẽ
bởi các họa tiết hình học như hình ô vuông, hình chữ thập, hình chữ nhật,...
Cao váy dài khoảng 8 cm, giống như rang trên, cao gồm một chuỗi các
hoa văn chủ đạo là hình học thẳng đứng đan xen với các hình hoa thị. Cao váy

được dệt các sọc màu, mỗi sọc to nhỏ khác nhau với sự kết hợp của nhiều
màu sắc rực rỡ khác nhau như xanh, đỏ, tím, vàng,...
Thoạt nhìn, tưởng chừng như người phụ nữ Mường chỉ tập trung thêu
dệt cho phần cạp váy, còn từ phần thân váy trở xuống lại có phần đơn điệu
hơn với một màu sẫm tối. Tuy nhiên, phụ nữ Mường đã khá công phu trong
việc nhuộm vải phần thân váy để có thể tạo nên màu váy vừa bền vừa đẹp.


Thân váy được dệt bằng vải bông, có màu đen hay màu chàm, dài khoảng 80
cm, đầu trên thân váy được can vào cạp váy. Thân váy được khâu nối với
phần cạp váy và to gấp đôi thân người, khi mặc thì gập phần thừa về trước.
Chân váy hay gấu váy là phần dưới cùng của váy cũng được trang trí
một cách kín đáo nhưng vô cùng tinh tế. Chỉ đơn giản là nó thường được can
thêm một miếng vải màu đỏ chừng một đến hai đốt ngón tay ở bên trong cho
cứng và bền váy. Bình thường sẽ chẳng ai nhìn thấy nhưng khi bước đi đường
vải màu này sẽ thấp thoáng ẩn hiện, uyển chuyển theo bước đi của người phụ
nữ, khiến cho chiếc váy đen giản dị bỗng trở nên rực rỡ (xem phụ lục hình
1.5).
Thắt lưng
Trong bộ nữ phục Mường, chiếc thắt lưng tuy đơn sơ nhưng lại có vị trí
nổi bật, như một điểm nhấn tôn thêm vẻ đẹp sang trọng của cạp váy. Chiếc thắt
lưng dài khoảng 2 m, rộng khoảng 30 cm có màu xanh lá cây được vặn lại gọn
gàng và giắt quanh phần eo. Thắt lưng có chức năng giữ cho cạp váy quấn vào
cơ thể người, thắt đúng giữa eo trên nền cao váy. Phía trong thắt lưng còn được
buộc bằng dây bện làm từ dây sắng tuốt trắng.
Xà tích
Ngoài ra, khi nói tới bộ trang phục phụ nữ Mường thì cũng phải nhắc
tới xà tích. Xà tích là phụ kiện kèm theo được đeo ở bên hông của người phụ
nữ. Đầu chùm xà tích còn được gắn thêm các đồng xu bạc, quả chuông, lục
lạc,... Xà tích trước hết là tạo thêm vẻ đẹp thẩm mỹ cho trang phục của phụ

nữ Mường. Đồng thời nó như là vật để bảo vệ sức khỏe, trừ ma tà, cảm mạo,
cũng như thể hiện sự giàu sang phú quý (xem phụ lục hình 1.6).
“Đồ mặc của phụ nữ Mường không diêm dúa như nữ phục của người
Thái, người Việt. Nó không dụng công kín đáo để đạt đến độ thanh lịch như
nữ phục Tày hay Cao Lan. Nó cũng không thừa thãi hoa văn và màu sắc như
quần áo của một số người Mèo, Dao. “Cái gì đó” làm nên đặc điểm ấn tượng
của nữ phục Mường, xem như một biểu hiện của cảm quan thẩm mỹ dân tộc,
chính là tính hai mặt của nó: đối chọi mà nhạt nhẽo; tương phản trong thầm
lặng” [4-tr.54].


Bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Mường xã Thành Công được sử
dụng trong đời sống sinh hoạt hàng ngày từ tham gia vào các công việc nhà,
các hoạt động sản xuất như làm ruộng, làm nương, đi rừng,... cho đến các
hoạt động xã hội như hội hè, lễ, Tết, cưới hỏi, ma chay,... Tuy nhiên đồng bào
cũng có sự sáng tạo cho trang phục để có thể phù hợp với từng hoàn cảnh và
loại hình công việc.
Trang phục dành cho lao động: Trang phục này thì đơn giản hơn vì nó
được dùng khi người phụ nữ tham gia lao động sản xuất vất vả. Họ thường
mặc những chiếc váy cũ hơn, cạp váy dệt thổ cẩm với màu sắc và hoạ tiết hoa
văn không phức tạp và nổi bật.
Trang phục dành cho lễ, Tết, đi chơi, hội hè,...: Những bộ trang phục
này cần trang trọng và đẹp mắt hơn nên được làm rất cầu kỳ từ kỹ thuật thêu
dệt cho đến các họa tiết hoa văn trang trí cách điệu và sáng tạo. Do đó trang
phục được sử dụng phải trông tươi mới kết hợp với trang sức để làm nổi bật
lên sự tinh tế, tỉ mỉ và khéo léo của người làm ra nó.
Trang phục cưới xin: Đây là bộ trang phục đặc biệt quan trọng đối với
người phụ nữ. Trang phục này phải là bộ trang phục đẹp nhất, cầu kỳ nhất do
tự tay cô dâu thêu dệt, còn mới và chưa mặc lần nào. Bộ y phục được đầu tư
kỳ công kết hợp với bộ trang sức được bố mẹ sắm sửa cho khi về nhà chồng

làm cho cô dâu nổi bật nhất trong ngày trọng đại của mình.
Trang phục tang ma: Trong đám tang thì người phụ nữ sẽ mặc áo tang
trắng, thắt lưng trắng, váy trắng bằng vải xô, đội mũ bằng vải trắng chùm từ
đầu đến chân, nếu là anh em với người mất thì sẽ chít khăn trắng. Tuy nhiên
đối với dòng họ Bùi, họ Quách có tổ tiên là người Mường Hòa Bình di cư vào
đây thì có tục lệ con dâu, cháu dâu phải mặc đồ tang màu đỏ đứng quạt ma
khi trong nhà có người qua đời. Áo tang gồm ba lớp, trong cùng là màu trắng,
lớp giữa là màu đen và bên ngoài là màu đỏ. Họ đội chiếc mũ rất dài với hoa
văn sặc sỡ và đính nhiều lớp hạt cườm bằng gỗ và đeo vòng bạc.
Nhìn chung, dù là loại trang phục nào thì vẫn thể hiện được sự sáng tạo,
tài tình và nét đặc trưng trong nghệ thuật tạo hình và phong cách thẩm mỹ của
đồng bào Mường xã Thành Công.


* Trang sức
Ngoài y phục cơ bản thì còn có một số đồ trang sức kèm theo tạo nên
một tổng thể hết sức hài hòa cho bộ trang phục truyền thống của người phụ nữ
Mường. Khi kết hợp với trang phục thì trang sức được xem là những phụ kiện
góp phần tôn thêm vẻ đẹp và sự duyên dáng cho người phụ nữ.
Chất liệu
Trang sức cơ bản bao gồm vòng tay, kiềng đeo cổ, khuyên tai, nhẫn
hình tròn chủ yếu được làm bằng bạc, đồng hay vàng, chủ yếu là mua của các
thợ chuyên làm đồ trang sức. Tùy vào điều kiện gia đình mà họ sắm sửa các
loại trang sức khác nhau.
Hoa văn
Trên đồ trang sức này thường để trơn ít được chạm khắc các loại hoa
văn độc đáo. Nhưng khi đặt thợ làm thì họ vẫn chọn các loại hoa văn truyền
thống như hình đồi núi chim, thú hay cây cối, hoa, lá.
Chức năng
Ngay từ nhỏ thì người phụ nữ Mường Thành Công cũng đã đeo trên

mình các món đồ trang sức như điểm tô thêm cho bộ trang phục. Vòng tay,
vòng cổ ngoài chức năng là vật trang trí thì nó còn có chức năng trừ tà ma,
thường ở trẻ con gọi là vòng vía và chức năng y học đánh cảm gió rất tốt. Vào
những ngày lễ, Tết, hội hè, cưới xin,... phụ nữ thường mang những đồ trang
sức làm bằng bạc, vàng có giá trị ra dùng, còn ngày thường thì họ chỉ đeo
những món đồ trang sức đơn giản.
Sự trình bày trên đây là bộ trang phục truyền thống cơ bản của người
phụ nữ Mường ở xã Thành Công, huyện Thạch Thành. Dù có sự tiếp thu từ
bộ trang phục gốc mang bản sắc của người Hòa Bình nhưng để tạo ra nét
riêng thì bộ trang phục của người Mường nơi đây đã có nét biến đổi, rõ rệt
nhất là về chiếc áo và chiếc khăn chít đầu. Để từ đó khi nhìn qua trang phục
của các dân tộc thì có thể dễ dàng nhận ra trang phục phụ nữ Mường ở xã
Thành Công. Bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Mường xã Thành Công


cũng góp phần tạo nên dấu ấn và thể hiện những nét văn hóa đặc sắc rất riêng
trong cái chung của nền văn hóa gốc Mường.
1.3. Vẻ đẹp văn hóa trong trang phục truyền thống của phụ nữ Mường ở
xã Thành Công
1.3.1. Đặc trưng nghệ thuật trong trang phục truyền thống của phụ nữ
Mường
Thành Công là một xã miền núi của huyện Thạch Thành nên cư dân nơi
đây, trong đó chủ yếu là đồng bào dân tộc Mường có đời sống rất gần gũi với
thiên nhiên. Do vậy, thiên nhiên có một tầm ảnh hưởng lớn đến đời sống vật
chất tinh thần của đồng bào nơi đây. Điều đó được thể hiện qua rất nhiều khía
cạnh trong phong tục, tập quán từ ăn uống cho đến nhà cửa, trang phục,… đều
hướng tới thiên nhiên.
Trang phục của người phụ nữ Mường ở Thành Công cũng đều bắt
nguồn với những cảm hứng từ thiên nhiên, không chỉ ở chất liệu, màu sắc mà
còn ở cả các hoạ tiết hoa văn. Bởi thế cái đẹp của núi rừng đã được phản ánh

khá đậm nét trên bố cục của các bộ trang phục, đặc biệt là trang phục của
người phụ nữ Mường nơi đây. Điều quan trọng hơn cả là người Mường nơi
đây vẫn lưu giữ lại những giá trị nghệ thuật thẩm mỹ sâu sắc kế thừa từ mảnh
đất cội nguồn Hòa Bình vào bộ nữ phục truyền thống của đồng bào mình.
* Quy trình sản xuất mang tính thủ công
Không chỉ giỏi giang trong các hoạt động của đời sống hàng ngày mà
người phụ nữ còn thể hiện tài năng qua đôi bàn tay khéo léo của mình với
những kỹ thuật thủ công hết sức độc đáo. Từ khâu chuẩn bị các nguyên liệu
cho đến khâu tạo ra sản phẩm như trồng dâu, nuôi tằm, xe sợi, nhuộm màu,...
đều thể hiện sự tài tình, tư duy sáng tạo và óc thẩm mỹ của đồng bào xã
Thành Công. Những kỹ thuật này được truyền dạy kỹ lưỡng từ thế hệ này đến
thế hệ khác. Quy trình dệt đòi hỏi sự cần mẫn của người dệt, mỗi chiếc cạp
váy phải tốn gần nửa năm mới hoàn thành.
* Hoa văn
Trong sự sáng tạo của mình người Mường luôn hướng tới những hình
ảnh thiên nhiên. Bởi thế các hoạ tiết hoa văn được trang trí trên trang phục
luôn được biểu đạt sinh động qua các hình ảnh của miền núi rừng. Đó là các


hình đồi núi, sông suối,...; hình các con vật như chim, hươu, rùa, rồng,
phượng,...; hình các loại thực vật như cây cối, hoa, lá,... Tất cả những hoa văn
họa tiết này đều gắn với đời sống thiên nhiên quen thuộc, gắn bó gần gũi và
thể hiện thế giới quan của người Mường. Người phụ nữ Mường tỉ mỉ trong
từng cử chỉ, thao tác thêu dệt và thổi hồn vào các họa tiết hoa văn hết sức độc
đáo tinh tế với trình độ thẩm mỹ cao. Những hoa văn, họa tiết đó được bố trí
hợp lý, hài hòa trên các bộ phận của trang phục như cạp váy, khăn.
* Nghệ thuật tạo màu sắc
Khi nói tới thẩm mỹ trên trang phục Mường thì cũng không thể không
nói tới tư duy màu sắc của đồng bào Mường. Người Mường luôn biết tư duy
sáng tạo tìm kiếm ra các công thức pha màu hòa vào cùng cuộc sống sinh hoạt

nơi núi rừng. Các màu cơ bản mà người phụ nữ Mường thường hay dùng cho
bộ trang phục đó là chàm, xanh, đỏ, vàng, tím, đen, trắng. Những màu sắc này
có tác dụng tạo nên sự tương phản gây ấn tượng cho trang phục. Giữa màu
trắng và đen, nổi lên các màu xanh của núi rừng, màu vàng, đỏ của con rồng,
con phượng,... rất có hồn sắc. Ngoài ra các màu trắng, xanh, đen, đỏ, vàng
cũng tương ứng với các hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ gắn với quan niệm
Âm dương ngũ hành của người Mường.
Cách phối màu cũng hết sức tinh tế cho từng loại hoa văn, vải nền tạo
nên một bố cục hết sức hài hoà, ấm áp và đẹp mắt. Người phụ nữ Mường ở xã
Thành Công thường dệt áo một màu với những màu tươi sáng còn thân váy
thì chỉ có màu chàm hoặc đen. Chiếc thắt lưng nằm ở đầu thân váy và cạp váy
cũng tạo nên điểm nhấn cho trang phục. Có thể nói với cách bài trí hoa văn và
màu sắc trên trang phục phụ nữ Mường đã tạo nên nét đặc trưng của văn hoá
Mường nói chung và ở xã Thành Công nói riêng.
* Nghệ thuật cổ truyền trên cạp váy
Ngoài ra, xét về đặc trưng nghệ thuật của bộ nữ phục truyền thống thì
cũng không thể không nhắc riêng tới bộ phận cạp váy. Trong bộ trang phục
của người phụ nữ Mường thì chiếc cạp váy được xem là nơi duy nhất người
phụ nữ Mường dành nhiều công sức và tài sáng tạo để trang trí, tô điểm cho


×