Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

tiểu luận đai học sư phạm NÉT ĐẸP CỦA HOA VĂN TRANG TRÍ TRÊN TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CỦA PHỤ NỮ LÔ LÔ Ở HÀ GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.72 MB, 40 trang )

Tiểu luận tốt nghiệp Phạm Thị Thanh Sơn - K55A -
SPMT
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chon đền tài
Con người luụn có nhu cầu làm đẹp, nã là nhu cầu không thể thiếu
trong cuộc sống. Nghệ thuật trang trí đi vào lĩnh vực như ăn, mặc, ở, vui
chơi, giải trớ…. Mĩ thuật có vai trò làm đẹp cho cuộc đời. Trải qua hàng ngàn
năm con người đã để lại tác phẩm, những sản phẩm đẹp, trong đó có nghệ
thuật trang trí của cỏc dõn tộc. Mỗi dân tộc đều có bản sắc riêng, nghệ thuật
trang trí của các dân tộc là những nét tinh hoa của nghệ thuật truyền thống.
Những hình tượng nghệ thuật trong các tác phẩm, sản phẩm trang trí vừa
truyền thống vừa khoa học hiện đại.
Những bài học vỡ lòng đều tiên về nghệ thuật, bắt đầu từ các hình
khối: Vuụng, trũn, chữ nhật, tam giác… Các thầy dạy chúng tôi vẽ hình họa,
trước khi diễn hình phải đưa về hình hỷ hà sau đó mới dựng hình. Bài học
trang trí, người học phải biết khai thác vẻ đẹp của thiên nhiên như: Cỏ, cây,
hoa, lá, con người, động thực vật… Bằng những hình ảnh cách điệu, kỉ hà.
Các nghệ nhân không được học về mĩ thuật nhưng lao động sáng tác nghệ
thuật từ đời này sang đời khác, hộ khai thác cái đẹp trong tự nhiờn bằng
những mụ típ trang trí hầu như đều quy vào các đường kỷ hà. Đó chính là sự
gặp nhau của hoạ sĩ những người được học về mĩ thuật và nghệ nhân. Từ hai
con đường tưởng như trái chiều nhưng lại cùng đạt đến tính quy luật, cái đẹp
và tính vĩnh cửu của nghệ thuật- nhìn hình tượng tự nhiên theo cỏc hỡnh đơn
giản hỷ hà.
Nghệ thuật trang trí cỏc dõn téc vừa đẹp, vừa khoa học. Hoạ tiết trang
trí của các dân tộc được khai thác từ vẻ đẹp hình, sắc vốn có của các dân tộc
theo cỏc hỡnh kỷ hà như chúng ta thường thấy trên y phục các dân tộc. Họ đã
khai thác vẻ đẹp trong thiên nhiên như con người, cảnh vật, động vật… Gần
gũi xung quanh trực cảm, tâm linh, tính hồn nhiên trong lao động sáng tạo
nghệ thuật. Các hoạ tiết được thêu dệt trờn cỏc thớ vải (vẽ bằng sáp ong trên
1


Tiểu luận tốt nghiệp Phạm Thị Thanh Sơn - K55A -
SPMT
vải, vẽ bằng các đường thẳng, gấp khúc dễ dàng) nên họ cách điệu hoá bằng
những đường kỷ hà. Nghệ nhân trang trí các dân tộc đã khái quát cách điệu,
xử lý nét, mảng bằng hình thức kỷ hà hoá cao mụ tớp trang trí theo một nhịp
điệu tạo hình. Bố cục cũng có tầng, có lớp như họ đã sử dụng những mảng
đặt cạnh nhau, đặt chồng lên nhau. Họ xử dụng những đường rích rắc, hình
tam giác là mong muốn được làm phong phú nhiều chiều, nhiều hướng của
cỏc mụ tớp trang trí không phải bằng lý trí mà bằng tình cảm hồn nhiên, cảm
tính, để dễ thể hiện được những vẻ đẹp trong cuộc sống. Mặc dù không được
học mĩ thuật người phụ nữ dân tộc đã làm từ đời này sang đời khác và họ đã
tìm ra bản chất sự vật, đã khai thác tất cả các sự vật, hiên tượng thiên nhiên
thành những mụ tớp trang trí, những hình tượng nghệ thuật mang đậm đà bản
sắc truyền thống rất riêng của từng dân tộc.
Những thực trạng hiện nay: Giới trẻ ngày các Ýt quan tâm đến vẻ đẹp
truyền thống của bản sắc dân tộc mình. Họ không còn thói quen tù may cho
mình những bộ trang phục đẹp trước khi về nhà chồng. Hiện nay một số các
bạn trẻ còn không tự mặc cho mình bộ trang phục của dân tộc. Không nói
được tiếng nói của dân tộc mình, họ dễ dãi với cách ăn mặc, lối sống của
mình mà quên đi nét đẹp riêng của bản sắc dân tộc mình. Chính vì vậy họ đã
bị đồng hoá với các dân tộc khác.
Cái mới, cái đẹp của nghệ thuật luôn bắt nguồn từ truyờn thống và tinh
hoa nghệ thuật. Đảng, nhà nước, nhân dân ta, nhất là những người làm công
tác nghệ thuật rất coi trọng và được coi như một mục tiêu phấn đấu để có
được một tác phẩm “tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” như đường lối nghệ
thuật của Đảng.
Là một người rất yêu nghệ thuật, rất yờu cỏc hoạ tiết dân tộc đặc biệt là
hoa văn hoạ tiết các dân tộc thiếu sè. Chính vì vậy tôi đã tìm hiểu và nghiên
cứu về các hoa văn hoạ tiết của dân tộc, sau quá trình tìm hiểu, tôi nhận thấy
dân tộc Lô Lô là một dân tộc có lối tạo hình, màu sắc rất đặc biệt mang đậm

bản sắc riêng của mình… Đó là lý do để tôi chọn đề tài này.
2
Tiểu luận tốt nghiệp Phạm Thị Thanh Sơn - K55A -
SPMT
2. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu:
2.1 Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu vẻ đẹp và nét độc đáo của hoa văn, hoạ tiết trên trang phục nữ
Lô Lô.
- Qua việc tìm hiểu này để học tập vận dụng chúng vào trong học
tập,giảng dạy, sáng tác sau này.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Tìm hiểu về hoa văn hoạ tiết trên trang phục nữ Lô Lô.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.
nghiên cứu các yếu tố nghệ thuật trang trí trên y phục người Lụ Lô
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Ở nước ta, dân tộc Lô Lô sinh sống chủ yếu ở Hà Giang và Cao Bằng. Họ
chia thành ba nhóm Lô Lô Đen, Lô Lô Hoa, Lô Lô Trắng. Người Lô Lô có
cội nguồn lịch sử rất lâu đời và tới tận nay còn bảo lưu được nhiều sinh hoạt
văn hoá rất độc đáo, trong đó cái dễ nhận ra hơn cả là hoa văn, hoạ tiết, màu
sắc trên trang phục của họ. Do điều kiện nghiên cứu có hạn nên trong bài tiểu
luận nay tôi chỉ nghiên cứu về hoa văm hoạ tiết trên y phục nữ Lô Lô ở tỉnh
Hà Giang.
3.2 Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu hoa văn trên trang phục nữ người Lô Lô ở tỉnh Hà Giang.
4. Phương pháp nghiên cứu:
4.1 Phương pháp khảo sát thực tế.
4.2 Nghiên cứu tài liệu.
4.3 Trực quan.
4.4 Phân tích, so sánh, tổng hợp.
5. Dự kiến đóng góp của đề tài:

- Giới thiệu cho bạn bè, đồng nghiệp về vẻ đẹp của hoa văn hoạ tiết trên trang
phục người phụ nữ Lô Lô ở Hà Giang.
3
Tiểu luận tốt nghiệp Phạm Thị Thanh Sơn - K55A -
SPMT
- Góp phần làm phong phú thêm vốn kiến thức của bản thân và đồng nghiệp
về nghệ thuật trang trí trên trang phục của phụ nữ Lô Lô nói riêng và các dân
tộc thiểu số nói chung ở Việt Nam.
6. Bố cục của tiểu luận:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tiểu luận gồm có hai chương chính:
Chương 1: Khái quát về những hoa văn, hoạ tiết trang trí trên trang phục nữ
Lụ Lụ ở Hà Giang.
Chương 2: Nét đẹp của hoa văn, hoạ tiết trang trí trên trang phục truyền
thống phụ nữ Lụ Lụ ở Hà Giang.
4
Tiểu luận tốt nghiệp Phạm Thị Thanh Sơn - K55A -
SPMT
B. NỘI DUNG
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ NHỮNG HOA VĂN HOẠ TIẾT TRANG
TRÍ TRấN TRANG PHỤC NỮ Lễ Lễ Ở HÀ GIANG
1.1 Trang trí với đời sống đồng bào dân tộc thiểu số:
Có thể nói không riờng gỡ cỏc dân tộc thiểu số mà cả xã hội loài người
từ buổi bình minh của lịch sử, khi thoát thai khỏi loài vượn, yếu tố trang trí
đó đúng một vai trò cực kì quan trọng trong đời sống: Nó là nhân tố góp phần
thúc đẩy sự phát triển của xã hội, là hội đó. Đặc biệt đối với đồng bào các dân
tộc thiểu số, trang trí không những giữ vai trò làm đẹp cho cuộc sống mà còn
là sự khảng định sự tồn tại và phát triển độc lập của mỗi trong cộng đồng các
dân tộc sinh sống trên cùng một mảnh đất. Nếu mỗi dân tộc không tự thể hiện
yếu tố văn hoá như ngôn ngữ, phong tục tập quán cũng như trang phục và các
hoa văn hoạ tiết trang trí trên đó thí dân tộc đó dần dần đồng hoá bởi các dân

tộc khỏc. Chớnh vì lẽ đó, dù lịch sử có thay đổi, cuộc sống mưu sinh có thăng
trầm thì bằng mọi giá họ phải giữ gìn và giáo dục cho con cháu biết kế thừa,
chọn lọc và phát triển các giá trị truyền thống. thực tế đã chứng minh có rất
nhiều các dân tộc đã làm được điều đó, và người Lụ Lụ là một trong số đó.
Họ không những đã chứng minh được sự tồn tại của mình mà còn chứng tổ
sự phát triển đến một trình độ ngang bằng trình độ phát triển khác. Khả năng
sáng tạo của họ là khôn cùng, với các yếu tố trang trí hết sức độc đáo, có một
không hai trên trang phục của mình.
1.2 Nhìn chung về hoạ tiết hoa văn trang trí trên trang phục phụ nữ Lụ
Lụ ở Hà Giang:
Dân tộc Lụ Lụ ở hiện nay có hơn 300 người, sống tập trung ở các huyện
Đồng Văn, Mèo Vạc tỉnh Hà Giang, huyện Bảo Lâm, Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng
và rải rác một số tỉnh thành phía Bắc nước ta. Người Lụ Lụ thuộc nhòm
người Tạng-Miến. Người Lụ Lụ sống chủ yếu ở cỏc vựng dọc biên giới cực
5
Tiểu luận tốt nghiệp Phạm Thị Thanh Sơn - K55A -
SPMT
bắc của nước ta, tập trung thành các làng, bản, trong các thung lũng, các triền
sông, ở các bãi đất rộng để sinh hoạt.
Trong đời sống của dân tộc Lô Lô, hoa văn trên vải có thể nói đó là ngôn
ngữ quan trọng để nhận biết sắc thái văn hoá riêng. Khi tìm hiểu về văn hoá
trên vải của người Lô Lô các nhà dân tộc học quan tâm đến các chi tiết: Kỹ
thuật tạo hoa văn, màu sắc hoa văn, phong cách, bố cục của hoa văn và từng
bộ phận, tổng thể và cuối cùng là ý nghĩa của hoa văn trên vải. Phụ nữ Lô Lô
thường sử dụng những mảng hoa văn hình vuông, gồm nhiều hình tam giác
vuông nhỏ nằm trong hai hình tam giác vuông lớn. Trong mỗi hinh vuông lai
chia ra làm hai hình tam giác vuông cân theo các màu khác nhau, màu nọ làm
nền cho màu kia mang tinh “âm dương” tạo nên những tam giác trùng điệp
với các màu chủ đạo: Đỏ, vàng, trắng. Mỗi tam giác lại có các tam giác nhỏ
khác nhau tương phản tạo nên sự trùng điệp vô tận. Các tam giác nhỏ cùng

màu đều có đỉnh quay về một hướng và so le giữa các mảng màu sáng- tối,
nóng- lạnh. Đây là phong cách thẩm mỹ và loại đồ án hoa văn khá phổ biến
mang tính đẳc trưng của ngươi phụ nữ Lô Lô Hoa cũng giồng như phụ nữ Lô
Lô Đen, phụ nữ Lô Lô Hoa rất rực rỡ trong trang phục truyền thống. Sống ở
vùng núi thấp nên phụ nữ Lô Lô Hoa có điều kiện tiếp cận với cuộc sống
phong phú, chính vì vậy trang phục của họ có phần rực rỡ hơn. Để hoàn
thành một bộ trang phục người phụ nữ Lô Lô Hoa phải mất 3 đến 4 năm.
Trang phục nữ Lụ Lụ qua lời kể của các cụ cao tuổi người Lụ Lụ ở
người địa phương, từ lâu đời phụ nữ Lụ Lụ mắc quần hoặc váy màu đen, mặc
áo ngắn có trang trí nhiều hoa văn với các sắc màu đỏ, hông, trắng, xanh da
trời và vàng. Trên cơ sở tư liệu điền dã dân tộc học năm 2001 đến năm 2005
cho thấy, y phục của phụ nữ Lụ lụ gồm các thành tố như: Khăn, áo, thắt lưng,
quần, ống quân chân và tạp dề hay còn gọi là tấm quấn ra ngoài váy.
1.3 Sự khác biệt giữa tranh phục nữ Lô Lô ở Hà Giang với trang phục
nữ của các dân tộc:
6
Tiểu luận tốt nghiệp Phạm Thị Thanh Sơn - K55A -
SPMT
Nghệ thuật trang trí của các dân tộc đều có một bản sắc riêng ví như:
Trang phục đồng bào dân tộc ở cỏc vựng Đụng Bắc- Tõy Bắc sống với rừng
xanh, núi cao thiên về màu chàm, màu đen. Trang phục đồng bào Tõy
Nguyên sống trên cao nguyờn đất đỏ Ba Zan thiên về màu đen và đỏ. Trong
các đường nét hoa văn của mỗi dân tộc có mụ típ trang trí của riêng họ, để
khẳng định sự tồn tại, sự khác biệt của mỗi dân tộc, nó phản ánh tư tưởng,
tình cảm, lối sống, nguyện vọng có ý trí đấu tranh sinh tồn giữa con người và
thiên nhiên.
Cùng với nhà ở, hệ thống nông cụ và vận chuyên, trang phục cũng là một
nét đặc sắc của văn hoá vật chất, tạo nên những sắc thái khác nhau giữa các
dân tộc, thậm chí giữa các nhóm địa phương trong cộng đồng tộc người. Mặc
dù có nhiều yếu tố trong quá trình lịch sử và giao lưu văn hoá với nhiều dân

tộc anh em, nhưng cho đến nay phụ nữ Lụ Lụ ở nước ta vẫn còn sử dụng khá
rộng rãi bộ trang phục cổ truyền. Cụ thể là tại một số địa phương trong tỉnh
Hà Giang, đặc biệt là ở tỉnh Cao Bằng, những bộ trang phục này vẫn còn phổ
biến trong cộng đồng người Lụ Lụ. Cũng là sắc nóng nhưng bộ trang phục
của đồng bào Lô Lô lại có phần trầm hơn bởi cách phối màu, sự kệt hợp của
nhiều loại hình công phu. Các nhà nghiên cứu đã phải thối nên rằng: “thật
khó có thể so sánh y phục của họ với các dân tộc khác sông trên đất nước ta
bởi sự cầu kỳ và rù rì của nó”. Trên áo váy hay quần khăn đội đầu thắt lưng,
tấm Pù Giáo… Đều được trang trí những hoạ tiết hoa văn hình vuông hình
quả trám…. Chỉ riêng tấm khăn quấn đầu của người phụ nữ Lô Lô đã cho ta
thấy sự cầu kỳ khiếu thẩm mỹ của dân tộc này. Trên nền chàm xanh thẫm là
những hoa văn được tạo nên bởi kỹ thuật nhuộm kỹ thuật thêu tay, kỹ thuật
ghép vải màu, đính cườm, đính tua vải…. Tất cả đều được phối hợp một cách
hài hoà tinh tế.
7
Tiểu luận tốt nghiệp Phạm Thị Thanh Sơn - K55A -
SPMT
Chương 2: NẫT ĐẸP CỦA HOA VĂN TRANG TRÍ TRấN TRANG
PHỤC TRUYỀN THỐNG CỦA PHỤ NỮ Lễ Lễ Ở HÀ GIANG
2.1 Chất liệu trang phục phụ nữ Lụ Lô ở Hà Giang:
Chất liệu vải lanh, sợi dệt nguyên từ cây lanh không có hoá chất pha tạp,
vải thô, mát, rất bền…
Một vài nét về nghề dệt vải của người Lụ Lụ: Nhúm ngừi Tạng-Miến
chỉ có một số ít (trong đó có người Lụ Lụ) biết trồng bông dệt vải. Tất cả làm
theo quy trình khép kín: Tự cung tự cấp, tự trồng bông – cỏn bụng-kộo sợi-
dệt vải- nhuộm các màu phục vụ cho việc cắt, may, trang trí y phục và các đồ
dựng khác bằng vải phục vụ đời sống cho dân tộc mình.
Các đồ dựng bông vải của người Lụ Lụ gồm có:
-Y phục:
-Khăn đội đầu: Nhiều loại.

-Áo (loại xẻ ngực và loại chui đầu).
-Quần và yờm quần.
-ống quấn chân.
-Dây lưng.
-Các đồ dùng khác.
-Rèm bàn thờ.
-Chăn, gối đệm.
Cũng từ các sản phẩm thiên nhiên như cây Kà Đế tạo màu đỏ, củ Nâu
pha lẫn chất màu của cây Kà Đế tạo màu huyết dụ, rễ của cây 30 nhánh cho
màu vàng, cây chàm tạo màu đen (xanh thẫm)… Những người Lô Lô miệt
mài hong đi, sấy lại hàng tháng trời mới có tấm vải đẹp. Chỉ có cây bông và
8
Tiểu luận tốt nghiệp Phạm Thị Thanh Sơn - K55A -
SPMT
lòng kiên nhẫn mới biệt được bộ trang phục Lô Lô hoàn thanh trọn vẹn vào
lúc nào:
Bông cho sợi người chăm
Sợi cho vải người đẹp
Vải qua màu khó phai
Màu vải làm đẹp người
Màu áo làm đẹp đời
chỉ có bông và bông
bông nói thật người đẹp
nuôi con không kể công
trồng bông không tính tháng
quần áo phải làm lâu
làm lâu cho lâu bền…
2.2 Cách tạo những hoa văn, hoạ tiết trang trí trên trang phục nữ của
người Lô Lô
2.2.1 Mụ típ điển hình của hoa văn trang trí:

Điều dễ nhận biết khi so sánh trang phục phụ nữ Lô Lô với trang phục
của những dân tộc khác chủ yếu ở cách bố cục tạo cảm giác khoẻ khắn và tôn
các đường nét cơ thể. Hầu như toàn bộ áo trước và sau lưng đều trang trí các
mạng hình tam giác ghép lại với nhau thành các khối hình vuông. Hai vạt
trước có hai hình trang trí lớn dọc theo nẹp áo và đường ngang sát gấu quần.
Vạt lưng cũng có hai đường trang trí như vậy chạy dọc sống lưng và nằm
ngang sát gấu áo. Trong một ô trang trí hình vuông như vậy thường là ghép
từ 12 đến 20 miếng vải màu hình tam giác nhiều lớp màu. Tay áo gồm bốn
đoạn vải may nối lại với nhau và trên các đoạn đều đáp những miếng vải màu
trên đó là những đường kẻ song song. Xen giữa những ô vải ghép giống như
trang trí trên thân áo. Phụ nữ thắt lưng bằmg vải trên có trang trí hoa văn.
Mép và hai đầu thắt lưng có đính thêm tua màu và hạt cườm. Khi thắt để
thõng hai đầu thắt lưng ra phía trước (hình21,22,23) . Phối màu làm phong
9
Tiểu luận tốt nghiệp Phạm Thị Thanh Sơn - K55A -
SPMT
phú thêm sắc màu áo quần.…Hoa văn của người Lô lô Đen là những là
những hình tam giác xếp ngược chiều nhau, nối so le với nhau và được thể
hiện theo nguyên tắc đối xứng. Với một số lượng hoa văn dày đặc, màu sắc
phong phó: Xanh, đỏ,trắng, vàng… Nhưng không có cảm giác rối mắt, loè
loẹt bởi cách phối màu hợp lý sự sắp xếp hoa văn xen lẫn nhau hài hoà, toạ
cho bé trang phụ của người Lô Lô đặt được giá trị thẩm mỹ cao.
Cách thức các đường nét hoa văn cũng không phải chủ yếu theo bố cục
giải pháp như trang trí của người Thái, Mừơng… mà phần lớn là bố cục
mảnh, tạo nên không phải là đường nét hoa văn, mà là hình khối hoa văn. Chỉ
kỹ thuật tạo hoa văn bằng ghép màu và bố cục theo mảng, đã tạo hiệu quả
dày đặc, Sặc sỡ màu sắc trên trang phục.
2.2.2 Kĩ thuật tạo hoa văn hoạ tiết trang trí:
Trang phục của phụ nữ Lô Lô Hoa kết hợp các biện pháp kỹ thuật thêu,
vẽ và khâu ghép vải màu để tạo nên những trang trí đẹp cho nền của trang

phục. Để có được bộ trang phục rực rỡ và đầy tính sáng tạo nghệ thuật của nữ
dân tộc Lô Lô đòi hỏi người phụ nữ không chỉ có lòng kiên trì, chịu khó mà
còn khéo léo, trình độ thẩm mỹ.
Kỹ thuật thờu: Cũng là một cách khâu toạ hình hoa văn mà người Lụ
Lụ hay dựng. Nú cùng với cỏch khõu tạo hình hoạ tiết hoạ tiết cho nhau, tôn
lẫn nhau, họ thường thêu những kiểu như: Vặn thừng, xưng cá, cành cây. Chủ
yếu đây là kỹ thuật mà người Lô Lô Đen sử dụng. Bên cạnh kỹ thuật khâu
ghép vải màu chủ yếu người phụ nữ dân tộc Lô Lô còn dùng kỹ thuật thêu
tạo hình hoa văn. Nó cùng với cách khâu ghép vải màu toạ hình hoa văn hoạ
tiết bổ xung cho nhau, tôn lẫn nhau. song có thể nói kỹ thuật thêu của họ còn
đơn giản. Họ thường thêu các kiểu: Vặn thừng, xưng cá, cành cây. Kỹ thuật
thêu chủ yếu hiện diệm trên mặt trước, sau của thân áo, ngoài còn được thêu
điểm một vài chỗ trên hai đầu của khăn và thân quần. (hình 1,2,5)
Kỹ thuật ghép vải màu: Các hoa văn trên dân tộc nữ Lô Lô Hoa được
thể hiện chủ yếu với kỹ thuật ghép vải màu. Vải đực cắt hình vuông, hình tam
10
Tiểu luận tốt nghiệp Phạm Thị Thanh Sơn - K55A -
SPMT
giác…… Theo ý đồ thiết kế sau đó khâu lên vải nền hoặc đò án trang trí. Để
diễn tả ý đồ của mình về hình, màu, đậm nhạt,người ta còn khâu chồng rất
nhiều lớp lên nhau làm cho tấm vải có hoạ tiết trang trí với nhiều lớp. Một
phong cách rất thẩm mỹ và phổ biến trên trang phục Lô Lô Hoa.
Kỹ in sáp ong: Kết hợp với kỹ thuật khâu ghép vải màu, thêu- kỹ
thuật in sáp ong (sáp ong đun chảy, dùng que vọn nhọn vẽ hình hoạ tiết lên
vải nền). Để khô và đem nhúng chàm. Phơi khô giặt sạch được hoa văn hoạ
tiết màu trắng trên nền chàm, giống với kỹ thuật in sáp ong trên vải lanh của
người Hmông và một số dân tộc khác ở phía Bắc. Song kỹ thuật in còn đơn
giản, hoa văn dễ vẽ không có sự cầu kỳ, kỹ thuật này chỉ được dùng để in
khăn mà không được dùng để tạo hình hoa văn ở những vị trí khác nhau trên
trang phục… Ngoài ra người Lụ Lụ cũn sử dụng kỹ thuật in sáp ong (sáp ong

đun chẩy, dùng que vót nhọn vẽ hình hoạ tiết lờn hỡnh vải nền, để khô và
đem nhúng chàm, phơi khô giặt sạch được hoa văn hoạ tiết màu trắng trên
nền chàm). Giống với mét số dân tộc khác ở phía Bắc song kĩ thuật còn đơn
giản, hoa văn dễ vẽ không có sự cầu kỳ. Kỹ thuật này chỉ được sử dụng để in
nền khăn mà không được sử dụng để in hình hoa văn ở những vị trớ khỏc
trờn trang phục
Kỹ thuật đính hạt óng ánh, hạt cườm, cục bông màu: Ngoài ba biện
pháp kỹ thuật nêu trên. Người Lô Lô còn sử dụng kỹ thuật đính hạt óng ánh,
hạt cườm, cục bông màu lên trang phục như khăn và trên day lưng. người ta
gắn nhiều chuỗi hạt óng ánh, hạt cườm, chùm bông nhiêu màu sắc làm cho
những chiếc khăn và dây lưng này có vẻ đẹp độc đáo, rực rỡ làm cho các mô
típ trở nên sống động, uyển chuyển, mang đầy tính biểu tượng.
Trang phục dân tộc Lụ Lô phong phú về chủng loại, kỹ thuật tạo dỏng
ỏo và độc đáo về phong cách mỹ thuật, khó lẫn lộn với bất cứ tộc người nào.
Trang phục dân tộc Lụ Lụ trang trí bằng nhiều đồ án hoa văn khác nhau, đắc
trưng của cả Lô Lô Đen và Lụ Lụ Hoa là họ dùng nhiều phương pháp dắp
ghép vải và ưa dựng các gam màu sặc sỡ. Nữ mặc áo cổ tròn xẻ ngực, quần
11
Tiểu luận tốt nghiệp Phạm Thị Thanh Sơn - K55A -
SPMT
chân què, ngoài quần còn quấn thờm vỏy lửng. Phụ nữ Lụ Lụ Đen mặc quần
chân què, áo cổ vuông chui đầu. Phụ nữ Lụ Lụ Đen để tóc dài quấn ngang
đầu. Bên cạnh đó họ quấn khăn thành nhiều lớp trên đầu hoặc đội. Khăn cũng
được trang trí hoa văn và các tua dài sặc sỡ. Người Lụ Lụ phổ biến loại áo
dài cổ vuông, tay dài, chui đầu, hoặc áo ngắn cổ vuông ống tay nối vào thân,
cú thể tháo ra. Cạnh đú cũn cú loại áo cánh ngắn, xẻ ngực, cổ cao, tròn cài
cúc. Nhúm Lụ Lụ Hoa có áo dài ống tay rộng, xẻ nách cao theo kiểu đuôi
tôm, cổ áo, gấu áo trước và sau được trang trí hoa văn trên nền sáng, hoặc
cũn cú loại tương tự màu chàm nhưng ít trang trí hoa văn. Váy là loại kín
(hình ống). Cạp váy chỉ dùng để dắt váy, dưới cạp được chiết ly, thõn vỏy

được thờu, ghộp hoa văn sặc sỡ. Bên ngoài có tấm choàng váy, hai mép và
phía dưới được trang trí hoa văn. Cú nhúm mặc quần đi giày vải.
2.3 Đặc điểm của các hoa văn, hoạ tiết trang trí:
2.3.1 Hoa văn, hoạ tiết trang trí trên khăn
Khăn đội đầu của người Lô Lô Hoa là điểm dễ phân biệt với các nhóm Lô
Lô khác, khăn quấn ngoài có tua rua dài, các hoa văn thêu cách xa nhau với
đường chỉ màu hoa mười giờ ở trong đường viền trắng kép ở ngoài hoặc ở
ngoài có pha màu vàng, xanh lá cây. Nhìn vào trang phục có thể nhận thấy khả
năng thẩm mỹ của người phụ nữ Lô Lô rất tinh tế, họ biết chọn những sắc mầu
của tự nhiên để đưa vào trang phục một cách khéo léo, biết làm nổi bật mình
trong các dịp lễ hội. Do mất nhiều thời gian công sức nên mỗi cô gái Lô Lô chỉ
có một bộ trang phục đẹp trong suốt cuộc đời mình, họ chỉ mặc vào những dịp
như đám ma, đám cưới, lễ hội … Trong ngày hội nhìn vào cách vấn khăn
người ta có thể biết những cô gai Lô Lô có chồng và những cô gái chưa có
chồng. Phụ nữ có chồng không vắt khăn qua đỉnh đầu ma chỉ quấn khăn quanh
đầu, còn những cô gái chưa có chồng có một chiếc khăn qua đỉnh đầu, khăn
rộng khoảng 20cm được thêu các hình răng cưu gọi là Chà Khế, xen lẫn hình
tam giác và được trang trí thêm những chiếc cúc theo nguyên tắc đối xứng.
(Hình 5,8,10.12). Có hai loại loại đội ngày thường và loại đội ngày lễ.
12
Tiểu luận tốt nghiệp Phạm Thị Thanh Sơn - K55A -
SPMT
Khăn đội ngày thường: Phụ nữ người Lụ Lụ ở Hà Giang thường dùng
loại khăn quấn đầu màu chàm hoặc màu đen với nhiều kích cỡ khác nhau tuỳ
thuộc vào tập quán của từng địa phương, có chiều đài từ 150 đến 200 cm,
rộng khoảng 25cm với các tua màu ở hai đầu khăn. Những tua này có thể có
màu chàm hoặc đen, tức là màu của nền khăc dài khoảng 30 đến 35 cm. đối
với trẻ em kích cỡ khăn bé hơn tuỳ thuộc vào từng lứa tuổi của các em, nó
được cắt theo một tỷ lệ nhất định theo kích cỡ của chiếc khăn người lớn. Có
một đặc điểm là khăn của phụ nữ Lụ Lụ đều được trang trí khác công phu ở

đoạn cuối của mỗi đầu với khổ rộng 25 đến 35 cm. Sự trang trí đó được thể
hiện bằng cách găn các tua sợi màu cú đớnh hạt cườm thêu hoạch ghộp cỏc
mảnh vải nhỏ bé hình tam giác với những màu sắc khác nhau chủ yếu là màu
đỏ, hồng, xanh, vàng, trắng cùng với màu nền của khăn. Song, việc thêu và
ghộp cỏc mảng màu đó được sáp xếp theo những hình hoa văn nhất định, đó
là những hình vuông, hình tam giác, hình bông hoa 4 cánh, hình mặt trời cách
điệu…Mặt khác ở giữa khăn còn được thờu cỏc hoa văn hoạ tiết hình hoa đào
màu trắng, chỗ mép hai đầu khăn nơi găn các tua màu cũng được trang trí
bằng chỉ màu. Chiếc khăn của người phụ nữ ở đây được trang trí rất cầu
kì.Với người phụ nữ Lụ Lụ của xóm chải thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng
Văn ngoài chiếc khăn dài như trên cũn cú một chiếc khăn mặt còn gọi là piu
pũ, có kích cỡ từ 65cm x 45 cm. Đó là chiếc khăn mặt bình thường, có thể
dùng khăn mặt của Trung Quốc, nhưng đã được người đồng bào trang trí ở
xung quanh cỏc mộp khăn bằng cách gắn các chùm tua len nhiều màu sắc
khác nhau, trong đó chủ yếu sử dụng những màu đỏ, hồng, vàng. Trong mỗi
một chùm tua còn thấy đớnh thờm các hạt cườm có nhiều màu sắc khác nhau.
Trước khi đội khăn dài trên, người ta phủ khăn mặt lên đầu có thể hở trán và
mắt sau đố mới phủ khăn dài ra phía ngoài. Khăn trong của phụ nữ Lô Lô
Hoa rất đa dạng, nó phụ thuộc vào ý thước của tưng người. Đồ án trang trí
hoa văn bố trí theo nguyên tắc tạo thành những mảng màu sắc bắt ngang
khăn. Kỹ thuật trang trí hoa văn chủ yếu bằng hình thức ghép vải, thêu, phẫn
13
Tiểu luận tốt nghiệp Phạm Thị Thanh Sơn - K55A -
SPMT
nút trước khi đem nhuộm màu. Hoa văn hình răng cưa, hoa văn ghép bằng
nhiều mảnh vải nhỏ hình tam giác có các đỉnh góc kề nhau, cứ ba tam giác
tạo thành môt khối hình (bá mỏ), các đường kẻ có màu xanh đỏ, hoa văn hình
hoa thị tám cánh (bá khế), hoa văn hình sóng nước, hình con cua, hoa cúc đối
xứng, hoa văn hình học. Sự đa dạng của hoa văn còn phụ thuộc vào kích cỡ
của hoa văn (hình12, 5,8).

Thõn khăn: Sử dụng kĩ thuật in sắp ông. Hoa văn được in bằng sáp ong
đun nóng lên nền vải. Nhuộm xong giặt sạch, hoa văn (là nền trắng của vải)
sẻ hiện ra trên chàm sẫm. Hoa văn ở đây được thiờt kế thành hai hàng theo
đường dài khăn. Hình hoa văn gồm những bông hoa gồm ba cánh lớn hình
trái tim (cánh lớn gồm hai cánh nhỏ) xen kẽ giữa các cánh hoa là hình nhị
hoa, khoảng cách giữa các bông hoa rất đều đặn theo đúng quy trình trang trí
đường diềm. Do kỹ thuật in vẽ nền hoa văn trông rất mềm mại và sống động
(vì nền chầm đậm nhạt không đều)
Đầu khăn: Mụ tớp hoa văn được lặp đi lặp lại ở hai đầu khăn. Trên nền
chàm, người Lụ Lụ dựng kỹ thuật cắt, khâu và thêu để thể hiện mảng trang
trí này. Đầu khăn được chặn bởi một đồ án đường diềm là mụ tớp hình quả
trám nhiều màu lặp đi lặp lặp lại. Hai bên là hỡnh thờu hỡnh cành cây chạy
dài với máu sắc chìm hơn. Cả đường diềm trông rất cân đối hài hoà và đẹp
mắt. Phía trong đường diềm hoạ tiết được bố trí trên đồ án gồm ba hình
vuông màu da cam. Trong mỗi hình vuông có rất nhiều hình tam giác vuụng
cân nhỏ được khâu đè lên. Điều đáng chú ý là các tam giác này được sắp xếp
đồng hướng (cạnh góc vuông trùng với góc của hình vuông) nhưng gồm hai
màu khác nhau, đối diện qua cạnh huyền, tạo thành hai tam giác lớn thống
nhất trong hỡnh vuụng. Kiểu phối hợp màu này được lặp đi lặp lại ở ba hình
vuông nhưng màu sắc và hướng lại khác nhau. Đõy là cách phối màu hết sức
độc đáo và tài tình mà các dân tộc khác không có. Đồ án trang trí ở hai đầu
khăn thành hai mảnh hình chữ nhật có đường diềm bao quanh hai hình vuông
lớn. Hoa văn đường diềm gồm cỏc mụ tớp hình răng cưa cưa, cành cây thêu
14
Tiểu luận tốt nghiệp Phạm Thị Thanh Sơn - K55A -
SPMT
bằng chỉ màu lam, hồng, da cam trên nền trắng như màu của hoa đào gợi cho
người xem không khí mùa xuân và hoà sắc này góp phần tô điểm khuôn mặt
người thiều nữ khio dội chiếc khăn thêu rực rỡ trong những ngày đi trảy hội.
Hai hình vuông ở trung tâm đồ án vẫn được thiết kế bằng vải màu đỏ cam.

Tinh ý ta sẽ nhận thấy hầy hết các đồ án dạng này dều được người thiết kế
dựng các mảnh vải có màu đỏ cam làm nền cho hoạ tiết. hoạ tiết bên trong
được sắp xếp trong bốn hình vuông nhỏ nội tiếp, trong đó tạo ra từng cặp đối
xứng ngược chiều nhau qua tâm hình vuông và hai đường chéo. Một cặp là
mụ tớp tam giác có màu giống nhau đặt ngược chiều, cặp còn lại là hình
vuông nhỏ phía trong khâu hoa văn hình chữ thập (nét dọc có hai nét) đặt
chéo nhau. Điểm đặc biệt hoạ tiết tam giác được sử dụng nhiều màu tươi sáng
thì hoa văn chữ thập (trong hình vuông) chỉ có các màu vàng hoặc trắng. Màu
sắc của đồ án trang trí của loại khăn này có độ đậm nhạt tinh tế phù hợp với
đường diềm xung quanh. Ngoài ra người phụ nữ Lụ Lụ cũn đớnh thờm cỏc
cục bông màu, các chuỗi hạt thuỷ tinh và hạt kim sa lóng lánh làm tăng vẻ
lộng lẫy cho khăn.
2.3.2 Hoa văn hoạ tiết trờn ỏo:
Tiếng Lụ Lụ là sang mì piảng. Xưa nay phụ nữ Lụ Lụ mạc áo ngắn
bằng vải thô được trang trí bằng rất nhiều loại hoa văn và nhiêu màu sặc sỡ.
Qua nghiên cứu cho thấy chiếc áo của người phụ nữ Lụ Lụ ở Hà Giang rất
lộng lẫy kích cỡ vưa tầm với ngươi sử dụng. Loại áo này có đặc điểm là khá
ngăn, nhưng tay áo lại hơi rộng và chùng một chút. Nếu là áo của phụ nữ Lụ
Lụ Đen thỡ cú dạng cổ vuông và chui đầu; Cũn ỏo của phụ nữ Lụ Lụ Hoa lại
thuộc loại cổ tròn, xẻ ngực và cài khui bằng đồng. Nền vải của áo thường có
màu đen hoặc màu chàm. Song hầu như toàn bộ chiếc áo đều được đáp vải
trang trí với các màu đỏ, hồng, vàng, xanh da trời và tím nhạt, trong dó màu
đỏ là chính. Riêng hai bên nỏch đỏp vải màu xanh, chủ yếu là màu xanh da
trời. Còn hai bên cánh tay được thờu cỏc hoa văn hoạ tiết hình chim, hình
sóng nước…. Kết hợp khõu ghộp nhiều vòng vải màu đỏ, xanh và đen. Các
15
Tiểu luận tốt nghiệp Phạm Thị Thanh Sơn - K55A -
SPMT
phần khác như phần áo phía trước, phía sau lưng, gấu áo cũng được thêu
được ghép vải màu trang trí những hoa văn như ở trên chiếc khăn dài trên. Cụ

thể các loại hoa văn hình tam giác nhiều màu hoặc nhiều hình tam giác được
khõu ghép thành hình vuụng, hỡnh dớch dắc, hình dấu thập to và hình bốn
dấu nhân con ở bốn góc hình chữ thập, hình đường thẳng song song, hình
sóng nước, hình chim…
Thân áo: Hoa văn được bố trí trên áo gồm hai mảng lớn
Từ ngực xuống tới gấu áo là một đường diềm rộng ngang tới 4 đến 5cm,
được thêu ngũ sắc và được ghép liên tiếp kể nhau.
Mảng vạt áo trước được đặt dọc hai bên vạt áo và phần viền quanh hông
(hình chữ L) vạt áo sau phủ kín lưng . (phần nách được can vải màu chàm
hoặc đen không có hoa văn). Cụ thể vạt áo mỗi bên có bốn hình vuông lớn
(ba hình ở vạt áo và một hình ở hông) thân sau cũng có sáu hình xÕp thành
hai hàng dọc sống lưng. Cơ bản các đò án trang trí này giống nhau: Sử dụng
các mảnh vải tam giác cân, vuông nhỏ khâu lên hình vuông sao cho màu sắc
và đậm nhạt của tam nhỏ làm nổi bật hai hình tam giác lơn (đối xứng nhau
qua hình vuông) hoặc tạo thành bốn hình tam giác xoay chiều như hình cánh
quạt chong chóng. Đây là phong cách thẩm mỹ rất độc đáo trên trang phục
Lô Lô. Các tam giác màu được đặt đối xứng rất khéo léo, ở nửa này là nửa
nến thì nửa đối diện là nửa hoa văn (và ngược lại). Cả đồ án nổi bật sự tưởng
phản về nóng lạnh và đậm nhạt thể hiện tính âm dương trong trang trí. Nhìn
tổng thể các mô típ hoa văn rang trí ttheo quy luận đồng hướng, nhất lá mô
típ dạng cánh quạt chong chónh (Hinh 6,21,22,23). Tạo cho người xem cảm
giác đây là một mô cung tam giác vô hạn trong giới hạn của đồ án. Đây có
thể coi như một biến thể của đò án “thái cực đồ” của người Trung Hoa cổ đại.
Có lễ qua đồ án này, người Lô Lô muốn thể hiên sự vận động không ngừ của
vũ trụ, của cuộc sống. Nếu như vậy thì có thể nói trình độ của vấn đền thế
giới quan vũ trụ và các nền văn minh cổ đại rất cao. Và họ đã vận dụng nó
vào trong cuộc sống của mình.
16
Tiểu luận tốt nghiệp Phạm Thị Thanh Sơn - K55A -
SPMT

Ống tay rộng được nhuộm chàm, đồ án trang trí được thiết kế thầnh
các đường quần vòng lấy ống tay áo từ cổ tay lên tới vai. Các dải băng này
dùng làm nền cho các mô típ trang trí. Chúng có màu nâu đỏ và đen. Thường
cứ cách một đến hai dải băng chơn là đến một dải băng có hoạ tiết. Hoạ tiết là
các tam giac vuông cân nhỏ được khâu trên nền đen, nửa nâu, chia cắt qua
đường chéo. Các mô típ đối đỉnh nhau như hình những cánh bướm rập rờn đủ
màu: Trắng, xanh, vàng, lục… Trên nền sẩm (đen, đỏ). Có lẽ, người thiết kế
muốn biểu hiện sự vận của đôi cách tay. Ý nghĩ và công việc vận động không
ngừng nghỉ để làm ra của cải vật chất. (hình 6,7)
Cách trang trí hoa văn cũng có yếu tố mang tính địa phương. Cụ thể đó
với áo của phụ nữ Lụ Lụ ở Lũng Cú huyện Đồng Văn thì không thấy trang trí
phần phe ngực và phân và phần trên của lưng, tức là chỉ thấy phần áo che
bụng và nửa dưới của phần thắt lưng ỏo. Cũn ỏo của phụ nữ Lụ Lụ ở Mèo
vặc thì chỉ có phần hai vai là không được trang trí, tức là màu của nền áo…
Với những đặc điểm trên, việc hoàn thành một chiếc áo của người phụ nữ Lụ
Lụ nhất là người phụ nữ Lụ Lụ ở Hà Giang không thể một sớm một chiều mà
phải có thời gian và trải qua nhiều khâu chuẩn bị rất công phu như dệt vải,
nhuộm chàm, thêu trang trí các hoa văn theo quy định của tập quán, cắt khõu
cỏc miếng vải màu để ghép thành hoa văn thay cho việc thêu hoặc đáp vào
những chỗ đã được truyền lại. Sau cùng mới được ghép lai cỏc miờng vải đã
được thêu thùa hình hoa văn hay ghép vải màu thành chiếc áo.
2.3.3 Hoa văn hoạ tiết trên túi đựng:
Túi đựng (đồnh mềm) với nhiều hình tượng mang đậm phong cách văn
hoá Lô Lô vùng cao biên giới. Con gái Lô Lô rất giỏi thêu thùa may vá.
Những em gái từ 10 tuổi trở nên đã theo mẹ cùng chị thêu ao, gối, chăn,
đêm… đến lúc về nhà chồng. Đó là một trong những yêu cầu quan trọng để
các ông bố, bà mẹ chọn dâu và những chàng trai Lô Lô kén vợ. Để tạo ra một
bộ trang phục cổ truyền người Lô Lô tự trồng đay dệt vải, thêu thùa, tất cả
đều từ đôi tay khéo léo của người phụ nữ. Để làm ra một bộ trang phục
17

Tiểu luận tốt nghiệp Phạm Thị Thanh Sơn - K55A -
SPMT
truyền thống các cô gái Lô Lô phải tranh thủ thời gian làm việc chăm chỉ
trong hai năm. Sự cầu kỳ trong từng đường kim mũi chỉ đánh giá sự khéo léo
của những cô gai. (Hình 17)
2.3.4 Hoa văn trang trí trên dây lưng:
Day lưng Lụ Lụ cú kích thước nhỏ dùng đẻ quấn yếm vào quần. Hai
đầu cú cú dạng tương tự như chiếc cà vạt của người Âu. Mặt trước là một đồ
án hình lục giác cân, trên đó bố trí những tam giác vuụng cõn xếp như bắt úp
gồm hai màu xanh cây và hồng xếp hai bên với danh giới chia đôi giữa hình
lục giác màu đỏ. Phía đầu ngoài được thêu một đường diềm nhỏ chặn lại.
Trên toàn bộ đồ án người ta người ta cũn đớnh rất nhiều chuỗi hạt thuỷ tinh
có đầu là những chựm bụng ngũ sắc làm cho nó trở lên rực rỡ hơn. (Hình
20,22)
2.3.5. Hoa văn hoạ tiết trên yếm quần (tấm choàng hông):
Đây là một nét độc đáo nữa trong y phục nữ Lụ Lụ mà các dân tộc
khác không có. Đó là một tấm vải hình chữ nhật quõy kớn phía sau, hở và
buông ở phía trước, Yếm có tác dụng làm đẹp, trang trí là chủ yếu. Về cơ bản
màu sắc và các đồ án hoa văn giống như các đồ án trên quần, khích thước các
hình vuông cũng vậy, chỉ có khác chút ít ở cách sắp xếp, đổi chỗ giữa các đồ
án trang trí hình vuông có những đường diềm nhỏ hình quả trám xen kẽ mà
thôi.Trên yếm quần có rát nhiều hoa văn, hoạ tiết sặc sỡ bắt măt (Hình
2,4,15,22)
2.3.6 Hoa văn hoạ tiết trên Quần:
Theo tiếng Lụ Lụ gọi là ‘sang mì lo’. hiện nay phụ nữ Lụ Lụ ở tỉnh
Lũng Cú Hà Giang đều mặc quần đen hay màu chàm cắt may theo kiểu dáng
ống chân què, cạp lá toạ hay luồn dây nhưng không có sự thêu thùa hay khõu
ghộp vải trang trí hoa văn. Chỉ có quần mặc trong lễ hội của phụ nữ Lụ Lụ
theo nhu cầu của người sử dụng, thường dài đến gần mắt cá chân. Song quần
này có đặc điểm là ở cả mặt trước lẫn mặt sau đều trang trí hoa văn ở một vị

18
Tiểu luận tốt nghiệp Phạm Thị Thanh Sơn - K55A -
SPMT
trí khá tương xứng với nhau, không có tuớ ống rất rộng khoảng từ 35 đến 40
cm, thậm chí còn rộng hơn, cạp cụng rộng cao từ 6 đến 10 cm. (Hình13,22)
Khi mặc quần được giữ chặt bằng việc buộc thắt lưng. Các hoa văn
hoạ tiết trang trí ở trên quần cũng giống hoa văn trang trí trờn ỏo, đó là những
hình tam giác con làm các mảnh vải màu đỏ, hồng, vàng, trắng và tím nhạt.
Trên cơ sở các hình tam giác con đó lại được sắp xếp thành hình vuông hoặc
hình tam giác khác to hơn trước, nhưng hình tam giác này được thêu thua rất
công phu bằng chỉ màu.
Hoa văn trên quần: Khỏc cỏc dân tộc ở phía Bắc phụ nữ thường mặc
váy, phụ nữ Lụ Lụ lại mặc. Quần của họ thường có ống ngắn, lửng và rộng.
Đũng quần có can thêm một miếng vải hình quả trám cho dễ vận động.
Quần thường được nhuộm chàm hoặc màu đen. Hoạ tiết được sắp xếp trong
một dồ án hình chữ U lộn ngược (∩), một nửa ở mặt ống trước, đối xứng với
một nửa mặt sau. Dạng đồ án này không thấy ở các dân tộc khác. Toàn bộ
đồ án được thêu viền hai đến ba lượt bằng chỉ vàng hoặc chỉ đỏ. Các hoạ tiết
là dạng được sử dụng trang trí đầu khăn dùng cho lễ hội nhưng không có
đường diềm trang trí bao quanh. Đồ án với gam màu nóng lạnh được đặt
trên nền chàm làm cho hoạ tiết trở nên chắc chắn hơn.Ở dân tộc Lô Lô Đen
thì họ mặc mọt chiếc vay bên trong có đi ống quấn chân còn bên ngoài
choàng một y\tấm choàng quanh hông rất rực rỡ (hình 8, 12,22,18).
Có thể nói, đặc điểm chủ yếu tạo nên trang phục Lô Lô chính là cách
trang trí hoa văn. Loại hoa văn hình học như ô vuông, vòng tròn, các đường
thẳng song song trang trí ở rìa mép; hình tam giác, hình trâm, hình ngôi
sao… Các hoa văn khác như hình người hoá trang, hình nhà sàn, mặt trời,
hình chim, bò, dê…. Mỗi loại hoa văn trên trang phục Lô Lô đều gắn với
những tích chuyện ly kỳ, Ên tượng, thậm chí hài hước. Dù là hoa văn nào thì
chúng cũng gắn với các sự kiện đã sảy ra trong quá khứ. Như hoa văn tam

giác là biểu tượng của vương quốc- một nhà nước có hình tam giác giúp
người ta dễ nhớ. Chuyện kể rằng, vào thời loạn, thủ lĩnh người Lô Lô gội
19
Tiểu luận tốt nghiệp Phạm Thị Thanh Sơn - K55A -
SPMT
tộc người mình đến để chia tay lánh nạn, mỗi người một nơi. Ông phát cho
mỗi người 12 hạt tam giác mạch, rồi dặn: Hạt mạch là hình ảnh của quốc
gia, khi nào tìm được nơi nào ổn định hãy gieo chúng xuống là giống, để
mãi tưởng nhớ nhà nước thiêng liêng của mình, và nhớ truyền lại cho con
cháu biết. Cho đến ngày nay người Lô Lô vẫn quan niệm, vũng nào có tam
giác mạch gieo thì là vùng đất của người Lô Lô. Việc kết hợp hài hoà giữa
mùa sắc và các loại hình hoa văn trên trang phục tạo nên trang phục tạo nên
bản sắc Lô Lô, chính là sự vận dụng tinh tế các hiện tượng thiên nhiên sinh
động thông qua tiềm thức truyền đời của các thế hệ.
2.4. Ý nghĩ của các hoa văn hoạ tiết:
Người Lô Lô là thế, “đi nhẹ, nói khẽ hay cười”. Có thể, nhờ những đặc
tính trời cho tộc người mình những bộ trang phục rực rỡ săc màu, mà vẫn
tinh tế, hài hoà, mang ý nghĩa giao lưu tình cảm.
Tuy nhiên mỗi vùng, mỗi nhóm Lô Lô lại có những đặc trưng riêng từ
cách vận dung trang phục đến sự thể hiện hoa văn, để dễ dàng nhận dạng và
dễ phân biệt nhau khi giao lưu trong các cuộc lễ.
Hình tượng thần vị Kết Dơ cai quản vũ trụ tạo ra con người, các hình
tròn chữ Hán trên hình chạm bạc, các khuy tròn bằng vỏ trai, vỏ ốc xà cừ có
màu sắc lóng lánh dính thành dãy, thành chùm trên nền khăn đen, các hạt
cườm ngũ sắc dính viền mép khăn đội đầu, thể hiện cho bầu trời vị thần.
Đường diềm trang trí bổ ô thể hiện hoạ tiết biểu trưng cho sự tuần hoàn mặt
trời, mặt trăng, thời tiết, mùa màng viền quanh khăn là một kiểu bố cục khăn
đội đầu của họ.
Hình tượng thần vị Mít Dơ cai quản mặt đất, che chở con người, các
hình tròn có chữ hán trên các chạm bạc ở ô hình vuông thể hiện hoạ tiết

tượng trưng cho bốn phương và trung tâm viền quanh khăn đội đầu, các
mảng trang trí trung tâm chia thanh nhiều ô vuông có chắp vải các hính tam
giác kèm nhau đôi một, một bên sáng-một bên tối, một bên đâm- một bên
nhạt màu, một bên rực rỡ- một bên trầm u… Thể hiện cho chuyển biến tuần
20
Tiểu luận tốt nghiệp Phạm Thị Thanh Sơn - K55A -
SPMT
hoàn của không gian, thời gian, của vũ trụ kỳ bí là một kiểu bố cục khăn đội
đầu của họ. Cả hai kiểu bố cục sử dụng các hoạ tiết khác nhau nhằm biểu
trưng ch cõi trời, cõi đất, sữ thể hiện nội dung này trong trang trí Lô Lô là
hoàn toàn khác biệt.
Trong trang trí Lô Lô, nhất là trên trang trí Lô Lô Đen ta thấy xuất hiện
hình trang trí chim Ngó Bá. Phải chăng chim Ngó Bá chỉ liên quan đến nhóm
Lô Lô Đen, như hiện tượng dân tộc học về tín ngưỡng vật tổ, còn tồn tại
trong văn hoá của người dân tộc, trong đó có dân tộc Lô Lô. Trên cả hai tấm
khăn người ta còn thấy trên đường diÒm nhá trang trí hình con cừu, đó là
một số 12 con vật tượng trưng để tính lịch, ngày, tháng, năm trong cách tính
thời gian của dân tộc có ngôn ngữ Tạng- Miến. Trang trí Lô Lô thực sự mang
bản sắc dân tộc cách nhìn quan điểm thể hiện nghệ thuật độc đáo riêng (hình
8,9).
2.5 Một số ứng dụng vào viờc giảng dậy phõn mụn trang trí ở bậc tiểu
học và trung học cơ sở:
Phân môn trang trí được áp dông vào giảng dạy ở hai cấp tiểu học và
trung học cơ sở, ở tiểu học các bài tập thường ở mức độ đơn giản, chủ yếu
giúp các em làm quen với những khái niệm về trang trí như: Màu sắc, đường
nét. Kiến thức được nâng dần từ lớp thấp đến lớp cao. ở các lớp 1, 2,3 thường
có các dạng bài tâp dạng: Tập tô màu, tập vẽ các nét, tập trang trí các hình
đơn giản. Từ líp 4, líp 5 lên đến cấp THCS bắt đầu có những bài tập đòi hỏi
sự suy nghĩ, sáng tạo của học sinh như: Xây dựng bố cục, hoạ tiết, cách sử lý
đậm nhạt, màu sắc cho đúng và đẹp.

Khai thác và vận dụng hoạ tiết dân tộc vào bài tập trang trí các bài tâp
đơn giản ở tiểu học. Chúng ta cũng có thể hướng dẫn, gợi ý cho các em cách
vận dụng hoạ tiết vào làm bài.
Trước hết, giáo vên phải tìm hiểu kỹ nội dung của bài sẽ dạy. Sau đó trên
cơ sở hoạ tiết dân tộc sưu tầm được, người giáo viên phải chọn lọc để có
những hoạ tiết phù hợp với nội dung bài dạy.
21
Tiểu luận tốt nghiệp Phạm Thị Thanh Sơn - K55A -
SPMT
Ví dụ1: Với bài tập tô màu dạy các em tô màu vào hình vuông đã có hoạ
tiết. Giáo viên có thể giới thiệu cho các em mét số đồ án có sự sắp xếp tốt để
cho các em quan sát. Sau đó đặt câu hỏi gợi ý về cách đặt màu sắc để các em
tự tìm câu trả lời rồi cất các mảng hoạ tiết đó đi. Cho các em làm bài. Cuối
buổi giáo viên có thể nên giới thiệu tên của dân tộc có dạng hoạ tiết đó.
Ví dụ 2: Với các bài tập đường diềm trên áo váy, miếng bát, đĩa. Giáo viên
cũng có thể chọn một số dạng đường diềm đơn giản ở trang phục Lô Lô như
mô típ hình răng cưa, hoặc hoạ tiết các hình tam giác để hướng dẫn các em
cách sắp xếp vào hình định trang trí.
Ở chương trình trung học cơ sở, các dạng bài tập có yêu cầu cao hơn tiểu
học và đây chính là điều kiện thuận lợi cho chóng ta hướng dẫn học sinh biết
khai thác và ứng dụng hoạ tiết dân tộc váo bài tập của mình.
Ví dô 1: Các bài tâp chép vốn cổ dân tộc (bài 1 sách mỹ thuận lớp 7) giáo
viên có thể lên giới thiệu nhiều dạng đồ án tiêu biểu của các dân tộc trong một
tỉnh, hướng dẫn các em cách chép. Điều này giúp cho các em hiểu được trang
trí của dân tộc trên quê hương mình. Các em sẽ bị quấn hút vào những hình
ảnh, màu sắc rực rỡ mà lại có một chút gì đó bí Èn. Các em sẽ tránh được tình
trạng các bài tập cùng chép một mẫu trong sách giáo khao (điều này dễ làm
các em chán nản) vì tâm lý lứa tuổi này mong muốn tìm hiểu, khám phá những
cái mới lạ, lại có chút gì đó bí hiểm. Mà những cái này có rất sẵn trên các kí
hiệu, màu sắc dân tộc. Từ đó các em sẽ nhập tâm và có thể đem ứng dụng kết

hợp với sự tưởng tượng, trí sáng tạo vào những bài tập trang trí sau này.

22
Tiểu luận tốt nghiệp Phạm Thị Thanh Sơn - K55A -
SPMT
C. KẾT LUẬN
Các dân tộc khác ở Hà Giang cũng sở hữu các kỹ thuật tạo hoa văn
trên trang phục giống như người Lô Lô đó là kỹ thuật dệt, cắt, khâu, thêu,
in….song có thể nói họ sử dụng kỹ thuật này thành thạo hơn người Lô Lô,
Họ thường sử dụng các phương pháp đạt hiệu quả cao về thời gian và độ
chính xác như dệt, thêu mà Ýt dùng các khâu toạ hoạ tiết như người Lô Lô vì
vậy hoạ tiết trên trang phục của họ phong phó và đa dạng hơn rất nhiều. Ta
có thể bắt gặp nhiều dạng đồ án, mô típ khác nhau.Đồng thời các dạng mô típ
này được cài đặt với mô típ, hoạ tiết kia, do vậy, ta thấy ở đây có sự giao thoa
giữa các nền văn hoá của các dân tộc. Đây là ưu điểm xong cũng chính là
nhược điểm khi các đồ án trang trí đó đặt cạnh nhau thì chúng ta khó phân
biệt được đặc điểm hoa văn của từng dân tộc. Điều này một lần nữa chứng
minh sự độc của hoa văn, hoạ tiết trên trang phục của người Lô Lô.
Hoa văn, hoạ tiết trên trang phục người Lô Lô còn nhiều điều thú vị
mà chúng ta có thể nghiên cứu. Nhưng do hạn chế về thời gian và tài liệu
tham khảo cho nên tôi chưa có điều kiện để nghiên cứu sau hơn về vể đẹp
của hoa văn, hoạ tiết trên trang phục người phụ nữ Lô Lô ở Hà Giang. Vì thế
tôi rất mong sau này điều kiện nhiều hơn để có thể nghiên cứu sâu về trang
phục nữ Lô Lô ở Hà Giang nói riêng và trang phục các dân tộc thiểu số nói
chung.
Rất mong được sự góp ý của các thầy cô và các bạn. Tôi xin chân
thành cảm ơn.
23
Tiểu luận tốt nghiệp Phạm Thị Thanh Sơn - K55A -
SPMT

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Văn hoá truyền thống các dân tộc nhóm người Hà Nhì- Lô Lô (luận văn
tiến sĩ sử học- Nguyễn Văn Huy).
2) Dân tộc Lô Lô ở Việt Nam (đề tài tiềm năng năm 2005).
3) Dân ca trong lễ hội của người Lô Lô.
4) Lại bàn bàn về công tác xác minh thành phần dân tộc Việt Nam (tạp chí
dân tộc học).
5) Dân tộc Lô Lô ở Việt Nam.
6) Khoá luận tốt nghiệp: Yêu tố nghệ thuật trang trí trên y phục người Lô
Lô (Đỗ Thị Thuận ĐHMT VN).
7) Khoá luận tốt nghiệp: Hoạ tiết trang trí trên y phục người Lô Lô ở Hà
Giang.
8) Tư liệu điÒn dã 2001-2005.

24
Tiểu luận tốt nghiệp Phạm Thị Thanh Sơn - K55A -
SPMT
PHỤ LỤC
Hình 1: Hoa văn hoạ tiết trên vải- Lô Lô Đen
25

×