Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Bảo tồn và phát huy giá trị di tích chùa trấn quốc (hà nội)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.72 MB, 79 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
=======o0o=======

NGÔ THỊ HOÀI LINH

BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ
DI TÍCH CHÙA TRẤN QUỐC (HÀ NỘI)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Việt Nam học

HÀ NỘI, 2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
=======o0o=======

NGÔ THỊ HOÀI LINH

BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ
DI TÍCH CHÙA TRẤN QUỐC (HÀ NỘI)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Việt Nam học
Người hướng dẫn khoa học:

Th.S Nguyễn Thị Nhung

HÀ NỘI, 2019




LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến quý
thầy giáo, cô giáo trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, các thầy cô giáo khoa
Ngữ Văn đã tạo điều kiện cho em được tham gia làm khóa luận tốt nghiệp,
đặc biệt là các thầy cô giáo trong tổ phương pháp đã luôn đồng hành, quan
tâm trong suốt quá trình nghiên cứu.
Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới cô giáo Th.s Nguyễn
Thị Nhung đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và tạo điều kiện tốt nhất
để em hoàn thành bản khóa luận tốt nghiệp này.
Một lần nữa em xin cảm ơn sự giúp đỡ của tất cả các thầy cô. Đồng
thời do trình độ lí luận và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên khóa luận của
em còn nhiều thiếu sót, kính mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô để
khóa luận của em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Sinh viên

Ngô Thị Hoài Linh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả
nghiên cứu không sao chép và không trùng với bất kì khóa luận nào.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019


Sinh viên

Ngô Thị Hoài Linh


DANH SÁCH VIẾT TẮT
LBN

: Liên Bang Nga

UBND

: Ủy ban nhân dân

NXB

: Nhà xuất bản

VN

: Việt Nam

VHTT

: Văn hóa thông tin


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
NỘI DUNG....................................................................................................... 6
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI
SẢN VĂN HÓA VÀ TỔNG QUAN VỀ CHÙA TRẤN QUỐC.................. 6
1.1. Những vấn đề về công tác quản lý di sản............................................... 6
1.1.1. Khái niệm ............................................................................................... 6
* Di sản văn hóa............................................................................................... 6
1.1.2. Những quy định, đường lối, chính sách của Nhà nước về vấn đề bảo
tồn di sản .......................................................................................................... 8
1.1.3. Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Việt Nam hiện nay... 10
1.2. Tổng quan về chùa Trấn Quốc ............................................................. 13
1.2.1. Vị trí địa lý, cảnh quan chùa Trấn Quốc .......................................... 13
1.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển của chùa Trấn Quốc ................ 14
1.2.3. Kiến trúc chùa Trấn Quốc............................................................... 16
1.2.4. Một số lễ hội tại chùa Trấn Quốc.................................................... 24
Chương 2: NHỮNG GIÁ TRỊ NỔI BẬT CỦA CHÙA TRẤN QUỐC.... 31
(HÀ NỘI)........................................................................................................ 31
2.1. Giá trị lịch sử .......................................................................................... 31
2.2. Giá trị văn hóa tâm linh ........................................................................ 32
2.3. Giá trị kiến trúc...................................................................................... 34
2.4. Giá trị du lịch.......................................................................................... 36
2.5. Giá trị giáo dục ....................................................................................... 37
2.6. Giá trị khoa học...................................................................................... 39
Chương 3: BIỆN PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ............... 41
DI TÍCH CHÙA TRẤN QUỐC (HÀ NỘI)................................................. 41
3.1. Đánh giá việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích chùa Trấn Quốc ... 41
3.1.1. Những mặt tích cực ............................................................................. 41
3.1.2. Những mặt hạn chế ............................................................................. 42



3.2. Một số biện pháp .................................................................................... 44
3.2.1. Về công tác lãnh đạo, chỉ đạo và kiện toàn bộ máy quản lý di tích......
44
3.2.2. Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về di tích............... 45
3.2.3. Giải pháp về bảo tồn và phát huy các giá trị di tích ..................... 46
3.2.4. Về công tác xã hội hoá ........................................................................ 47
3.2.5. Áp dụng khoa học kĩ thuật vào quá trình bảo tồn và phát huy giá
trị văn hóa ...................................................................................................... 48
KẾT LUẬN .................................................................................................... 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 52
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một đất nước xinh đẹp mang trong mình nhiều bản sắc văn
hóa đặc trưng, phong phú. Không chỉ đa dân tộc mà còn đa dạng về tôn giáo.
Một trong những tôn giáo chính ở Việt Nam là Phật Giáo. Phật Giáo du nhập
vào Việt Nam từ rất lâu đời tạo làn sóng ảnh hưởng sâu sắc trong văn hóa,
chính điều này đã tạo nên một hệ thống các ngôi chùa tại Việt Nam theo ước
tính lên tới 14401 chùa (theo số liệu thống kê của Giáo hội Phật Giáo VN
ngày 27/12/ 2013). Trong tâm thức của người Việt chùa không chỉ là nơi
tưởng nhớ các vị anh hùng, các vị thánh nhân, nơi thờ Phật mà đây còn là nơi
trú ngụ của những linh hồn, là nơi chứa đựng giá trị tinh thần vô giá. Đến
chùa không chỉ cầu may, cầu an, cầu tự, cầu tài lộc mà còn là chốn yên bình
để con người tĩnh tâm, hướng thiện.
Chùa Việt không phải là một công trình đơn lẻ mà là một quần thể kiến
trúc, gồm những ngôi nhà nối vào nhau hoặc xếp cạnh nhau. Tùy theo cách bố
trí mà người ta chia thành những kiểu chùa khác nhau. Theo biến thiên thời
gian, kiến trúc chùa Việt Nam được xây dựng và phát triển đa dạng. Những

mái chùa cổ kính đã góp phần điểm tô cho vẻ đẹp truyền thống của làng quê.
Ngôi chùa dần dần chiếm một vị trí quan trọng và trở thành một phần thể
thiếu trong đời sống tâm linh của người Việt. Trải qua những biến cố của thời
gian, lịch sử và xã hội khiến cho nhiều di tích lịch sử văn hoá bị phá hoại bởi
chiến tranh ác liệt, sự khắc nghiệt của khí hậu nắng nóng mưa nhiều và thêm
nữa bị huỷ hoại dưới bàn tay của con người, đó có thể do vô tình hay hữu ý
khiến cho di tích bị xuống cấp hay bị lãng quên. Công tác trùng tu tôn tạo, bảo
vệ và giữ gìn nét văn hoá, các di tích lịch sử văn hoá là nhiệm vụ cấp bách của
sự nghiệp xây dựng văn hoá, xây dựng đất nước. Nghiên cứu về chùa không
đơn giản chỉ dừng lại ở tính chất tôn giáo tín ngưỡng, đời sống sinh hoạt mà
qua đó chúng ta còn hiểu thêm về những vấn đề lịch sử và xã hội.
1


Với lịch sử hơn 1500 năm, chùa Trấn Quốc được xem là ngôi chùa lâu
đời bậc nhất tại kinh thành Thăng Long. Kiến trúc chùa có sự kết hợp hài hoà
giữa sự uy nghiêm, cổ kính với khung cảnh thanh nhã trong nền tĩnh lặng của
một hồ nước trong xanh. Nơi đây từng là trung tâm Phật giáo của kinh thành
Thăng Long vào thời nhà Lý và nhà Trần. Với những giá trị về lịch sử và kiến
trúc, chùa Trấn Quốc nổi tiếng là chốn cửa Phật linh thiêng, là điểm thu hút
rất nhiều tín đồ Phật tử, khách tham quan, du lịch trong và ngoài Việt Nam.
Có rất nhiều công trình nghiên cứu của nhà sử học, nhà văn hoá học có giá trị
về chùa như: “Chùa Trấn Quốc” - tác giả Ngô Văn Tấn và Nguyễn Văn Cự;
“Chùa Trấn Quốc cảnh đẹp hồ Tây” - tác giả Hoà thượng Kim Cương Từ và
nhà báo Phạm Kế hay “Chùa Trấn Quốc - danh thắng bậc nhất kinh kì” - tác
giả Quý Long, Kim Thư. Tuy nhiên, những công trình kể trên mới chỉ đề cập
đến kiến trúc, tôn giáo, danh thắng của di tích ở những góc độ độc lập. Hiện
nay, chưa có công trình nào nghiên cứu đi sâu vào vấn đề bảo tồn và phát huy
giá trị khu di tích chùa Trấn Quốc một cách chuyên sâu.
Là một sinh viên ngành Việt Nam học, một ngành học nghiên cứu về

đất nước con người Việt Nam tôi luôn mong muốn vận dụng các kiến thức
chuyên ngành đã được học vào thực tiễn cuộc sống. Từ thực tế trên tôi chọn
vấn đề “Bảo tồn và phát huy giá trị di tích chùa Trấn Quốc (Hà Nội)” làm đề
tài nghiên cứu khóa luận để có thể rút ra những mặt tích cực, tiêu cực, các
biện pháp để góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di tích chùa Trấn Quốc.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đề tài nghiên cứu về chùa Trấn Quốc đã trở thành đề tài nghiên cứu
quen thuộc. Có rất nhiều công trình nghiên cứu, các bài luận văn của nhiều tác
giả nghiên cứu đề tài này theo nhiều góc độ khác nhau.
Đầu tiên, phải kể đến cuốn giáo trình “Quản lý Di sản văn hóa” của tác
giả Nguyễn Thị Kim Loan. Trong cuốn sách đã cung cấp cơ sở lý luận giúp
tôi thực hiện đề tài nghiên cứu này. Tuy vậy, nội dung mới chỉ dừng lại ở việc

2


cung cấp những lý luận chung về vấn đề quản lý di sản, công tác bảo tồn và
phát huy giá trị di sản chỉ được nhắc đến ở một vài trường hợp tiêu biểu chứ
chưa đi sâu vào trường hợp chùa Trấn Quốc.
Tiếp đó, phải nhắc đến cuốn “Chùa Việt Nam” của tác giả Hà Văn
Tuấn, Nguyễn Văn Kự đã nghiên cứu về chùa Trấn Quốc qua các giai đoạn
lịch sử, nét độc đáo trong kiến trúc, tầm ảnh hưởng của nó đến đời sống tâm
linh người Việt. “Chùa Trấn Quốc” của Phòng văn hóa thông tin Quận Tây
Hồ (2000). Ngoài ra cuốn sách “Chùa Trấn Quốc - khảo sát về tư liệu Hán
Nôm” do nhà xuất bản Văn học xuất hành năm 2009 còn nghiên cứu về các di
sản văn hóa phi vật thể (thơ bằng chữ Hán, Nôm) ở trong chùa và còn nhiều
các tài liệu nghiên cứu khác nữa. Các tài liệu nói trên đã đưa ra những kiến
thức vô cùng phong phú và sâu sắc về chùa Trấn Quốc trên các phương diện:
Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, tôn giáo và danh thắng.
Bên cạnh đó, công tác tu bổ các di tích lịch sử - văn hóa ở Hà Nội cũng

được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến trong các tạp chí chuyên ngành. Có thể
kể đến bài “Về giá trị văn hoá vật thể Thăng Long - Hà Nội và vấn đề tu bổ”
đăng trên Tạp chí Di sản văn hoá của Hiếu Giang (số 3/ 2003, Cục Di sản văn
hóa). Bài viết trình bày các giá trị văn hóa vật thể nói chung ở Thăng Long Hà Nội và phân tích một số điểm mạnh cũng như những hạn chế trong công
tác tu bổ, phục hồi các di sản này. Điểm chung của các nguồn tư liệu trên là
chưa đề cập đến vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của chùa Trấn Quốc
một cách chi tiết và hệ thống. Tuy nhiên, những tài liệu này đã phần nào định
giúp tôi định hướng và triển khai đề tài nghiên cứu của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu giá trị của chùa Trấn Quốc.
- Thực trạng chùa Trấn Quốc hiện nay.

3


- Đề xuất những biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị di tích chùa Trấn
Quốc.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống những vấn đề lý luận về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa
di tích chùa Trấn Quốc.
- Khảo sát di tích chùa Trấn Quốc, từ đó:
+ Tìm hiểu chùa Trấn Quốc.
+ Phân tích thực trạng công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích
chùa Trấn Quốc.
4. Đối tượng phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu đề tài là chùa Trấn Quốc (đường Thanh Niên,
quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội).
* Phạm vi nghiên cứu:

- Không gian: Chùa Trấn Quốc.
- Thời gian: Từ khi chùa Trấn Quốc được hình thành đến nay
5. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp tổng hợp tư liệu.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp so sánh.
+ Phương pháp thống kê.
+ Phương pháp điều tra.
+ Phương pháp quan sát.
- Phương pháp khác:
+ Phương pháp thư viện.
6. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
4


khóa luận gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa và
tồng quan về chùa Trấn Quốc (Hà Nội)
Chương 2: Những giá trị nổi bật của chùa Trấn Quốc (Hà Nội)
Chương 3: Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di tích chùa Trấn Quốc
(Hà Nội)


NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI
SẢN VĂN HÓA VÀ TỔNG QUAN VỀ CHÙA TRẤN QUỐC
1.1. Những vấn đề về công tác quản lý di sản
1.1.1. Khái niệm

* Di sản văn hóa
Di sản văn hóa là di sản của các hiện vật vật lý và các thuộc tính phi
vật thể của một nhóm hay xã hội được kế thừa từ các thế hệ trước, đã duy trì
đến hiện nay và dành cho các thế hệ mai sau. Trong "Quản lý di sản văn hóa"
có nêu khái niệm như sau: “Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của
cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân
loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta”
[9-tr.12].
Di sản văn hóa bao gồm: Di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi
vật thể. Theo điều 4 chương 1 “Luật Di sản văn hóa 2001” số 28/2001/QH10
Việt Nam có đưa ra khái niệm về di sản văn hóa phi vật thể: “Di sản văn hóa
phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử văn hóa khoa học, được
lưu trữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền
nghề, trình diễn và các hình thức lưu trữ, lưu truyền khác bao gồm tiếng nói,
chữ viết trong tác phẩm văn học, nghệ thuật khoa học, ngữ văn truyền miệng,
diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết và nghề thủ công
truyền thống, tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn học ẩm thực, về trang
phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác”. Và di sản văn
hóa vật thể như sau: “Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị
lịch sử văn hóa, khoa học bao gồm di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng
cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia” [10-tr.25].
Tuy vậy, những khái niệm này chỉ mang tính tương đối, nhằm mục
đích nghiên cứu những đặc tính riêng của từng di sản trong thực tế yếu tố vật


thể và phi vật thể liên kết chặt chẽ với nhau tồn tại song song tạo nên giá trị
của một di sản. Di sản văn hóa phi vật thể chính là linh hồn, là cốt lõi là biểu
hiện tinh thần của di sản văn hóa vật thể.
 Di tích
Di tích là dấu hiệu của quá khứ còn lưu lại trong lòng đất hoặc trên mặt

đất có ý nghĩa về mặt văn hóa lịch sử. Tại Việt Nam di tích được chia làm 4
loại sau: Di tích lịch sử - văn hóa, di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích khảo cổ,
di tích thắng cảnh, di tích lịch sử cách mạng.
 Giá trị
Giá trị được hiểu là một phạm trù triết học dùng để đánh giá những
thành quả lao động sáng tạo về vật chất và tinh thần của con người. Có tác
dụng định hướng, điều chỉnh các hoạt động của xã hội nhằm mục đích hướng
tới những điều đúng đắn, điều tốt, cái đẹp và thúc đẩy sự tiến bộ xã hội.
Giá trị là phạm trù riêng, nó liên quan đến không chỉ lợi ích vật chất mà
còn cả tinh thần của con người. Bản chất và ý nghĩa của giá trị chính là tính
nhân văn. Chức năng cơ bản của giá trị là định hướng, đánh giá, điều chỉnh
các hoạt động của cá nhân và cộng đồng. Giá trị đi liền với nhu cầu con
người, nhu cầu của con người càng lớn càng trở thành động cơ thúc đẩy hành
động của con người, giúp con người sáng tạo nên những giá trị vật chất và
tinh thần. Garrick Bailey và James People từng nhận định rằng: "Giá trị là cái
ý tưởng về các loại mục đích hay các loại lối sống của một cá thể, nó được
chia sẻ trong một nhóm hay trong toàn xã hội, nó được cá thể, nhóm hoặc
toàn xã hội mong muốn hay được coi là có ý nghĩa. Đó là phẩm chất cơ bản
cần phải có để đảm bảo con đường sống, các chuẩn tối thượng chỉ đạo mọi
hoàn cảnh thực tiễn. Có những giá trị có thể định lượng bởi một giá, nhưng
cũng có những giá trị không thể định giá - vô giá: lòng yêu nước, tình yêu
tình bạn, các tác phẩm nghệ thuật”.


 Quản lý
Trong nghiên cứu khoa học có rất nhiều khái niệm về quản lý khác
nhau nhưng đều tập trung về hai vấn đề cơ bản: Quản lý là một hoạt động có
hướng đích của chủ thể quản lý tác động đến đối tượng quản lý nhằm đạt mục
tiêu của tổ chức và quản lý là phương thức làm cho những hoạt động hoàn
thành với hiệu quả cao bằng cách thông qua những người khác. Từ đó chúng

ta có thể đưa ra định nghĩa:
Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có hướng đích, có mục đích,
có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý sao cho sử dụng một
cách tốt nhất mọi tiềm năng và cơ hội nhằm đạt được mục tiêu đề ra theo
đúng luật định và thông lệ hiện hành. Theo tác giả Nguyễn Thị Kim Loan:
“Quản lý là quá trình tác động có mục đích của chủ thể quản lý lên đới tượng
quản lý để đạt được mục đích nhất định thông qua hệ thống pháp luật và các
quy định có tính pháp lý” [9-tr. 251].
Nhiệm vụ cơ bản của quản lý là: Hoạch định, tổ chức, bố trí nhân lực,
lãnh đạo, kiểm soát. Có 2 cấp độ quản lý cơ bản dưới góc độ văn hóa là quản
lý vi mô và quản lý vĩ mô. Về bản chất, quản lý di sản văn hóa là quản lý các
hoạt động của con người, cộng đồng xã hội có thể tác động tới di sản văn hóa.
Cũng có thể hiểu, quản lý di sản văn hóa là tạo lập mối quan hệ gắn bó giữa
cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa với cộng đồng dân cư địa phương nơi
có di sản cần được bảo vệ, phát huy. Như vậy, quản lý di sản dưới góc độ văn
hóa cũng chính là bảo tồn và phát huy di sản.
1.1.2. Những quy định, đường lối, chính sách của Nhà nước về vấn đề bảo
tồn di sản
Theo điều 5 chương 1 của “Luật di sản Văn hóa” quy định: “Nhà nước
thống nhất quản lý di sản văn hoá thuộc sở hữu toàn dân, công dân và bảo vệ
các hình thức sở hữu tập thể, sở hữu chung của cộng đồng, sở hữu tư nhân và
các hình thức sở hữu khác về di sản văn hoá theo quy định của pháp luật”


[10-tr.25]. Luật di sản quy định về các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di
sản văn hoá, xác định quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với di sản
văn hoá ở Việt Nam.
Nhà nước có chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa nhằm
mục đích nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, góp phần phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước, khuyến khích tổ các cá nhân, tổ chức trong nước và

ngoài nước đóng góp, tài trợ cho việc bảo tồn và phát triển giá trị di sản văn
hóa. Bàn về vấn đề này, nhà nghiên cứu Đặng Văn Bài cho biết: “Nhà nước
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu di sản văn hóa. Chủ sở hữu
di sản văn hóa có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa” [2tr. 11]. Việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa đóng vai trò vô cùng
quan trọng với sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Do đó, nhà nước cần có
sự đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nghiên cứu, ứng
dụng khoa học và công nghệ trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn
hóa.
Cùng với đó, cơ quan, tổ chức nhà nước, các cá nhân cần có trách
nhiệm trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. Đối với các cơ sở
văn hóa, các cơ quan thông tin đại chúng nên tang cường tuyên truyền, phổ
biến ở cả trong nước và nước ngoài về các giá trị di sản văn hóa đặc sắc của
dân tộc Việt Nam, góp phần nâng cao ý thức bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá
trị di sản văn hóa trong nhân dân.
Di sản văn hóa Việt Nam được sử dụng với mục đích: Phát huy giá trị
di sản văn hóa vì lợi ích cộng đồng; phát huy truyền thống tốt đẹp của dân
tộc; phát huy tinh thần yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc; sáng tạo những
giá trị văn hóa mới, làm giàu kho tàng di sản văn hóa Việt; mở rộng giao lưu
văn hóa quốc tế. Để phát huy những mục tiêu đó Nhà nước đã đưa ra nhiều
quy định nghiêm cấm về các hành vi gây tổn hại đến di sản như: Chiếm đoạt,
làm sai lệch di sản văn hóa, hủy hoại hoặc gây nguy cơ hủy hoại di sản văn


hóa, đào bới trái phép địa điểm khảo cổ, xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai
thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, mua bán, trao đổi và vận
chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích lịch sử - văn
hóa, danh lam thắng cảnh, đưa trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra
nước ngoài, lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa để thực
hiện những hành vi trái pháp luật.
1.1.3. Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Việt Nam hiện nay

Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã nhận thức sâu sắc về
tầm quan trọng của di sản văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội. Di sản văn
hóa trở thành cốt lỗi của bản sắc dân tộc, được coi là yếu tố cấu thành đặc
trưng của nền văn hóa. Đề cao vị trí của di sản văn hóa cũng chính là đề cao
những thành quả lao động, giá trị đời sống tinh thần của nhân dân trong quá
trình lịch sử dựng nước và giữ nước. Một hệ thống đình, chùa, lăng tẩm,
thành quách đồ sộ không chỉ minh chứng cho sức lao động, tính sáng tạo, sự
cần cù chịu khó, mà ở đó còn ẩn chứa khát vọng, ý chí và nghị lực của cha
ông. Việc giữ gìn, bảo vệ, tôn tạo các giá trị di sản văn hóa không chỉ thể hiện
đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” từ ngàn xưa, mà nó còn góp phần làm phong
phú đời sống tinh thần các thế hệ tương lai.
Nhờ các chính sách đúng đắn, nghiêm ngặt của Đảng, Nhà nước trong
những năm qua đã góp phần bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa, ngăn
ngừa tình trạng xuống cấp của di tích lịch sử, tác động tích cực đến sự nghiệp
xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Bằng chính
sách xếp hạng của Nhà nước nhiều di tích có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn
hóa và khoa học đã được đặt dưới sự bảo vệ của pháp luật. Tác giả “Vấn đề
quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo tồn di sản văn hóa” cho biết: “Chương
trình mục tiêu quốc gia tu bổ tôn tạo di tích ngày càng có hiệu quả, góp phần
thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa các hoạt động bảo tồn, bảo tàng. Nhờ
nguồn ngân sách được đầu tư kịp thời của Nhà nước và cộng đồng xã hội mà


nhiều di tích lịch sử cách mạng đã được cứu thoát khỏi tình trạng xuống cấp
nghiêm trọng” [2-tr.12]. Đồng thời, quá trình thực hiện các chương trình với
mục tiêu về chống xuống cấp và tôn tạo di tích đã góp phần tạo nên các sản
phẩm văn hóa đặc thù, có sức hấp dẫn mới. Ngoài sự quan tâm của các cấp
chính quyền, các di sản còn nhận được sự tham gia tích cực của cộng đồng
vào quá trình bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Không chỉ trong công tác tổ
chức, xây dựng bộ máy đội ngũ cán bộ chuyên môn nghiệp vụ, các di sản văn

hóa còn nhận được sự hỗ trợ về chuyên môn của các tổ chức, cá nhân trong và
ngoài nước. Các khóa tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, những hội thảo khoa
học được tổ chức với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu thuộc nhiều
chuyên ngành khác nhau cả trong nước và quốc tế góp phần làm tăng chất
lượng đội ngũ cán bộ của các đơn vị quản lý.
Nhờ vào việc từng bước hoàn chỉnh hệ thống luật pháp về bảo tồn,
phát huy giá trị di sản văn hóa với việc ban hành “Luật Di sản văn hóa” và
các quyết định có liên quan, việc tổ chức sắp xếp lại bộ máy quản lí nhà
nước để phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, kêu gọi sự tham gia của toàn xã
hội với hoạt động giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa, việc triển khai
liên tiếp các chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa. Hoạt động bảo tồn
phát huy di sản văn hóa đã đạt nhiều thành tựu, không chỉ dừng lại ở đáp
ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao và phong phú của nhân dân,
mà còn góp phần đưa hình ảnh quốc gia ra thế giới, tạo động lực thúc đẩy
cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
Tuy đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ như trên, song đối với
vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa ở Việt Nam vẫn còn tồn tại những
mặt hạn chế:
- Vấn đề bảo tồn di sản nếu không được coi trọng bằng việc khai thác
di sản thì sẽ dẫn đến tình trạng phá hoại di sản, khiến di sản bị xuống cấp, mai
một nhanh chóng. Cùng với đó là nhận thức của người dân về luật di sản văn


hóa còn chưa đầy đủ nên tình trạng vi phạm bảo tồn di tích còn xảy ra.
- Sự quản lý còn lỏng lẻo buông thả, mang tính chất nhắc nhở răn đe,
dẫn đến nhiều di tích tiếp tục bị xâm phạm, lấn chiếm, nhiều di sản đánh cắp,
làm hư hại, thất thoát khá nặng nề, nhiều di sản quý không còn khả năng khôi
phục. Ở một số địa phương, trong quá trình bảo tồn, trùng tu thiếu trách
nhiệm, thiếu năng lực chuyên môn, làm biến dạng, mất giá trị di tích, đặc biệt
là các di tích lịch sử cách mạng, kháng chiến. Nhiều hoạt động lễ hội văn hóa

có những biến tướng xấu nhằm trục lợi gây phản cảm, thậm chí gây ấn tượng
xấu với du khách.
- Bên cạnh đó, dù đã được nhà nước quan tâm đầu tư, nhưng nguồn
kinh phí đưa về các di tích vẫn còn khá hạn hẹp so với nhu cầu thực tế. Cả
nước hiện vẫn còn hàng nghìn di tích quốc gia đã xuống cấp nhưng chưa được
trùng tu, những di tích được tu bổ chủ yếu vẫn bằng nguồn vốn xã hội hóa nên
vừa yếu vừa thiếu. Các di tích được đầu tư mới chỉ đáp ứng được mục tiêu gia
cố, chống xuống cấp cục bộ chứ chưa đủ khả năng thực hiện các dự án tổng
thể nhằm tạo điều kiện cần và đủ để di tích tồn tại lâu dài. Việc xã hội hóa
các hoạt động văn hóa tuy thu được những nguồn lực đáng kể để tu bổ, tôn
tạo di sản, nhưng do yếu kém trong khâu quản lí dẫn đến lộn xộn, nhập
nhằng, thậm chí phô trương phản cảm.
- Tổ chức bộ máy quản lý di sản, mặc dù mỗi di sản văn hóa đã thành
lập một tổ chức quản lý riêng, song cả về quy mô và cơ chế tổ chức của các
cơ quan giữa các di sản còn chưa thống nhất. Đội ngũ cán bộ chuyên môn
nghiệp vụ ở một số cơ quan quản lý di sản còn thiếu về số lượng và yếu về
chất lượng, nhất là trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam có nhiều di sản thế giới
rất cần một đội ngũ cán bộ thực sự có trình độ chuyên môn cao. Việc học tập
chuyên môn, ngoại ngữ của một số cán bộ, nhân viên thiếu bài bản, chỉ nhằm
phục vụ những lợi ích trước mắt, chứ không chú ý chuyên sâu, không thường
xuyên để đáp ứng những đòi hỏi chuyên môn cao của ngành. Sự thiếu đồng


bộ trong tổ chức và đội ngũ cán bộ ảnh hưởng rất rõ đến công tác bảo tồn và
phát huy giá trị di sản văn hóa cũng như tài nguyên du lịch.
- Một vấn đề bất cập khác chính là nhận thức và sự tham gia của cộng
đồng vào quá trình bảo tồn và phát huy giá trị di sản chưa đồng đều. Vẫn còn
tình trạng nhiều di tích chưa được đầu tư đồng bộ: Nơi nhận được dự án của
du lịch thì di tích chưa được quan tâm, nơi di tích được đầu tư thì dự án của
du lịch lại chưa tới. Du lịch phát triển, kéo theo những mặt tiêu cực đối với di

sản, những hiểm họa đe dọa trực tiếp về vấn đề ô nhiễm môi trường ở các di
sản thiên nhiên và di sản văn hóa.
1.2. Tổng quan về chùa Trấn Quốc
1.2.1. Vị trí địa lý, cảnh quan chùa Trấn Quốc
Chùa Trấn Quốc nằm trên đường Thanh Niên, quận Tây Hồ, thành phố
Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội khoảng 3 đến 4km [Hình 1.1]. Chùa quay
hướng nam, đây là một vị trí đẹp và phổ biến trong xây dựng đình, chùa Việt.
Hướng nam là nơi các đức Phật, Bồ Tát ngồi để lắng nghe lời kêu cứu của
chúng sinh trong kiếp đời khổ đau, dùng pháp lực vô biên cứu vớt họ. Trong
tác phẩm “Chùa Việt” có ghi: “Phía Nam đối với đạo Phật là „Bát nhã”, tức
trí tuệ (cứu cánh của Phật đạo), có trí tuệ sẽ diệt trừ được ngu tối, bởi ngu tối
là mầm mống của tội ác, và hướng nam đối với nhà Phật là hướng thiện” [3tr.63].
Chùa Trấn Quốc được bao bọc bởi hồ Tây, thế đất của chùa biểu thị
mối âm dương tứ tượng và dịch học. Kiến trúc chùa biểu tượng cho dương,
diện nước thấp biểu tượng cho âm, tượng trưng cho âm dương hòa hợp,
không ngừng phát triển. Cảnh quan nơi đây là sự kết hợp hài hòa giữa vẻ tĩnh
lặng uy nghiêm cổ kính với sự tĩnh lặng của một hồ nước mênh mang. Chùa
được bao bọc bởi vườn cây xanh tốt mang lại cho con người cảm giác yên
bình khi đặt chân đến nơi đây [Hình 1.2].
Trước đây vườn trước chùa có cây cổ thụ quý hiếm, đó là cây Bồ đề,


biểu tượng của Bát nhã. Tuy cây không còn nhưng đã được thay bằng một cây
Bồ đề khác do Thủ tướng Ấn Độ Parasar sang thăm Việt Nam và trồng tặng
[Hình 1.3]. Vị trí của cây như một trục và trụ ở giữa chính đạo để hội tụ
"Chan – Tâm – Như " và cây Bồ Đề như cánh cửa mở vào cõi Niết bàn.
Cạnh cây Bồ đề có nhà bia, tấm bia dựng trong đó có bài lược dẫn về
cây Bồ Đề: "Đức Thích ca Mẫu Như Như Lai Giáo chủ khi sắp lên ngôi đang
chính giác. Ngài ngồi Thiền định bên gốc cây Bồ đề…". Ngoài ý nghĩa với
đạo Phật thì việc trồng cây Bồ đề ở đây còn có ý nghĩa thắt chặt hơn nữa tình

hữu nghị giữa hai dân tộc Việt Nam - Ấn Độ.
Ngày nay chùa được coi là một trong những chốn cửa Phật linh thiêng,
thu hút rất nhiều tín đồ Phật giáo đến hành lễ, chiêm bái cảnh chùa, đặc biệt là
trong các dịp lễ tết chùa không chỉ đón đông đảo lượt khách thủ đô mà cả du
khách quốc tế.
1.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển của chùa Trấn Quốc
Chùa Trấn Quốc là một ngôi chùa cổ, có lịch sử hình thành từ rất lâu
đời. Hầu hết tư liệu như: Tây Hồ chí, Đại Nam nhất thống chí, Lịch sử thủ đô
Hà Nội, Hà Nội nghìn xưa, Hà Nội và danh lam thắng cảnh đều khá thống
nhất khi đề cập đến niên đại của ngôi chùa. Chùa đã có lịch sử xây dựng trên
1500 năm, được xem là ngôi chùa có lịch sử lâu đời nhất tại Thăng Long Hà
Nội, là trung tâm Phật Giáo của Thăng long thời Lý - Trần. Qua các biến cố
thăng trầm của lịch sử chùa đổi thành nhiều tên gọi khác nhau như: Khai
Quốc, An Quốc, Trấn Quốc, Trấn Bắc, và ngày nay là Trấn Quốc.
Trong cuốn “Hà Nội nghìn xưa” có viết: “Theo truyền thuyết, Lý Bí
xây dựng chùa vào thế kỉ thứ 6 (544-548). Sau khi thắng quân Lương lập
nước Vạn Xuân ông cho xây dựng chùa Khai Quốc (có ý là mở nước, thể hiện
ý chí độc lập của dân tộc). Chùa bên bờ sông Cái (sông Hồng ngày nay)
thuộc phường An Hoa, Yên Hoa (Yên Phụ)” [21-tr.166]. Trong “Tây Hồ chí”
có ghi lại rằng: “Chùa Khai Đế, nhân nền cũ chùa An Trì, mà dựng nên, vì


vậy có tên Khai Quốc” [18-tr.349]. “Tây Hồ chí” cho rằng chùa An Trí vốn
được xây dựng từ thời Hồng Bàng. Các sách “Hà Nội danh lam thắng cảnh”,
“ Lịch sử Phật Giáo Việt Nam” và tư liệu của Sở Văn Hóa Thông Tin Hà Nội
đều có điểm chung là chùa thuộc bãi Yên Phụ, có từ thời Lý Nam Đế, mang
tên là Khai Quốc.
Qua các triều đại Lý - Trần chùa có tên là Khai Quốc đến thời Lê
Thánh Tông (1942) đổi thành An Quốc. Sang thời vua Lê Kính Tông (1600 1619) đê Yên Phụ có dấu hiệu sạt lở vào gần tới chùa, sợ đê vỡ nên người dân
dời chùa từ bãi sông đến đảo Cá Vàng, chính là địa điểm hiện nay. Tới thời

vua Lê Hy Tông (1680 - 1705) An Quốc được đổi thành Trấn Quốc. Các sách
“Tây Hồ chí”, “Hà Nội nghìn xưa”, “Hà Nội và danh lam thắng cảnh”, đều
khẳng định điều này. Năm 1842 (thời Nguyễn) vua Thiệu Trị đã đổi tên chùa
thành Trấn Bắc.
Theo “Hồ sơ của chùa Trấn Quốc” và các tư liệu sử sách ghi chép lại
thì vị trị chùa hiện nay chính là nền của các cung Thúy Hoa thời nhà Lý và
điện Hàn Nguyên thời Trần. Từ những dẫn chứng tư liệu cho ta thấy chùa
Trấn Quốc là một ngôi chùa cổ, gốc tích từ rất xa xưa [Hình 1.4]. Ngôi chùa
ngày nay chúng ta thấy được xây dựng từ thời Lê Kính Tông (1616). Hiện
nay việc này còn được khắc trên bia đá tại chùa: “Xưa chùa ở ngoài bãi, giáp
liền bờ sông. Niên hiệu Hoàng Định (1616), sau khi đắp con đê xong, dân
làng mộ đạo mới chiếm một khu đất rồi bắt đầu xây dựng”. Tấm bia được
khắc năm 1858 cũng đã khẳng định điều trên.
Trong xuất quá trình lịch sử phát triển chùa trải qua nhiều lần trùng tu
xây dựng. Năm 1010, Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long ban lệnh sửa chữa lại
chùa. Đến năm 1616 thì chùa được chuyển tới địa điểm hiện nay. Vào năm
1624 triều Lê Thần Tông dựng nhà Thượng điện, đình đốt hương, Tiền đường
và cổng sau, bốn năm sau chùa được tu sửa lại lần nữa. Chùa được trùng tu
với quy mô lớn nhất là vào thời Lê Thần Tông năm 1639, vua cho sửa lại Hậu


đường, cửa gác phía trước và xây dựng thêm hai dãy hành lang. Trạng nguyên
Nguyễn Xuân Chính đã soạn bài văn bia dựng ở chùa vào năm 1639 để ghi lại
công cuộc tôn tạo này. Trên tấm bia dựng năm 1815 có viết: “Năm 1813 cho
sửa lại Tam bảo, Tiền đường, Thiên hương, hành lang gác chuông rồi tô
tượng đúc chuông”. Vào năm 1832 xây một bảo tháp mới đến năm 1939 thì
cho xây dựng lại nhà bia, sửa chữa trùng tu lại năm pho tượng vào năm 1949
và đảo lại ngói của chùa cùng năm đó. Tới năm 1951 và 1954 bồi đất, đổ kè
xung quanh chùa. Chùa được trùng tu gần đây nhất là năm 2010 chào mừng
Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Chùa đã trải qua rất nhiều đời trụ trì như: Vân Phong thiền sư, nhà sư
Thảo Đường, nhà sư Thông Biện. Hiện nay chùa Trấn Quốc còn là chi sơn
môn của Thiền phái Tào động. Phái Thiền Tào động bắt nguồn từ Trung
Quốc. Vào Đàng Ngoài thời vua Lê Thế Tôn (1575 - 1599) do Thủy Nguyệt
hiệu là Thông giác - tổ khai sơn chùa Hồng Phúc đến cuối thế kỉ 17 thì được
truyền vào Đàng Trong.
Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, nhiều lần đổi tên và trùng
tu lại đến nay chùa vẫn giữ nguyên tên gọi thuở ban đầu là Trấn Quốc. Chùa
có một ý nghĩa lịch sử quan trọng trong sự phát triển lịch sử Phật giáo nước
ta, một chứng nhân lịch sử không chỉ có ý nghĩa về vật chất, mà còn chứa
đựng tinh hoa văn hóa Việt.
1.2.3. Kiến trúc chùa Trấn Quốc
Chùa Trấn Quốc là một ngôi chùa cổ, thuần Việt. Ngày nay, chùa Trấn
Quốc tọa lạc trên một hòn đảo nhỏ duy nhất của một hồ nước ngọt lớn nhất
Hà Nội. Phía trên cửa chùa có ghi ba chữ “Phương Tiện môn” và câu đối hai
bên viết bằng chữ Nôm:
“Vang tai xe ngựa qua đường tục
Mở mặt non sông đứng cửa thiền”.


Giống hầu hết các ngôi chùa khác ở Việt Nam kết cấu và nội thất chùa
có sự sắp xếp trình tự, theo nguyên tắc khắt khe của Phật giáo gồm nhiều lớp
nhà với ba ngôi chính là Tiền đường, Thiêu hương, Thượng điện nối thành
hình chữ Công ().
Tiền đường hướng về phía tây (hướng Phật) hai bên nhà Thiêu hương
và Thượng điện là hai dãy hành lang. Sau Thượng điện là gác chuông, gác
chuông chùa là một ngôi ba gian nằm trên trục sảnh đường chính trên gian
giữa gác treo một chuông lớn, bên phải là nhà Tổ phía trước có một vườn cau
dựng một số pháp Phật, bên trái là nhà bia trong có dựng một bia lớn. Các dãy
nhà nối bên phải nhà khách phục vụ cho sinh hoạt của chư tăng, thêm một dãy

hành lang phía trong dọc theo tường ngoài Hậu cung. Kiến trúc chùa tạo
thành khối thống nhất “nội Công, ngoại Quốc”.

Sơ đồ chính chùa Trấn Quốc theo chữ Công ().
- Tòa Tiền đường
Tòa Tiền đường là một dãy nhà bảy gian theo hướng bắc - nam, mặt
hướng phía tây. Kết cấu của Tiền đường giống hầu hết các ngôi chùa Việt
Nam theo lối “Giá Chiêng Chồng Rường con Nhị”, toàn bộ khung được làm
bằng gỗ, bảy gian hai trái, đầu hồi bít với mười hai bộ vì kèo và tám hàng cột


bao gồm: Cột cái, cột quân, cột hiên. Tổng diện tích là 160 với chiều dài 2,
chiều rộng 7m, hiên có chiều dài là 1, chiều rộng 2.
- Tòa Thượng điện
Phần quan trọng nhất của chùa là Thượng điện, nơi trang nghiêm nhất
và cũng là nơi thể hiện rõ nhất những nét kiến trúc độc đáo của ngôi chùa.
Thượng điện có kết cấu gồm bốn gian, năm hàng cột, mỗi gian dài 2, rộng 6.
Hai gian bên trong rộng hơn với hai hàng cột quân tương đương với bốn cột,
chiều rộng lên tới 9m. Điểm đáng chú ý nhất là những bức tượng, không chỉ
đảm bảo về sự khắt khe trong đạo Phật mà nó còn là sự đầy đủ, tinh xảo của
các pho tượng Phật. Trong bảy gian của chính điện thì chùa Trấn Quốc là một
trong những chùa có đầy đủ các bức quấn thư, hoành phi câu đối nhất.
Thường các chùa chỉ có ở chính giữa nhưng ở chùa Trấn Quốc thì từ hoành
phi, câu đối, văn bia hay tên người cúng tiến đều được tiền nhân ghi lại rất
trang trọng. Thượng lương đòn nóc được làm rất chắc chắn, trạm trổ công
phu, các đường nét thể hiện sự tinh xảo khéo léo của người nghệ nhân xưa.
Những họa tiết được thể hiện chủ yếu tượng trưng cho bộ tứ quý, nhiều nhất
vẫn là trạm trổ hình rồng [Hình 1.5].
- Gác chuông
Gác chuông kết cấu theo kiểu giá chiêng. Nhìn chung toàn bộ hệ thống

cấu trúc của gác chuông này giống các hệ thống kiến trúc của các gác chuông
ở các ngôi chùa của Việt với hai tầng, tám mái, bờ nóc có vầng thái dương
đang chiếu tỏa. Sàn gác và cầu thang được làm hoàn toàn bằng gỗ, chính giữa
gác treo một lớn chuông cao 1,05m, quai chuông 0,3m, đường kính miệng là
0,3m [Hình 1.6]. Ngoài ra còn có nhà khách ba gian với chiều dài 9m, rộng
4,8m có 16 cột cái, hiên gác dài 12,6m.
- Hành lang
Hai bên hành lang có tổng là 16 gian, mỗi bên 8 gian, mang kiến trúc
giống với tòa Tiền đường, có 4 trụ để đỡ mái. Gian giữa có treo một bức


×