Tải bản đầy đủ (.doc) (263 trang)

Nghi lễ trong chu kỳ đời người của người tày huyện na hang, tỉnh tuyên quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.7 MB, 263 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT
NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
---------------------------------

NGUYỄN THỊ HOA MAI

NGHI LỄ TRONG CHU KỲ ĐỜI
NGƯỜI CỦA NGƯỜI TÀY HUYỆN NÀ
HANG TỈNH TUYÊN QUANG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC

Hà Nội - 2019


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT
NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
---------------------------------

NGUYỄN THỊ HOA MAI

NGHI LỄ TRONG CHU KỲ ĐỜI
NGƯỜI CỦA NGƯỜI TÀY HUYỆN NÀ
HANG TỈNH TUYÊN QUANG
Ngành: Nhân học
Mã số : 9 31 03
02



LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA
HỌC: PGS.TS. PHẠM QUANG
HOAN

Hà Nội- 2019


LỜI CAM ĐOAN
Luận án với đề tài: “Nghi lễ trong chu kỳ đời người của người Tày
ở huyện Nà Hang, tỉnh Tuyên Quang” là công trình nghiên cứu khoa học
của riêng tôi. Tôi xin cam đoan các kết quả nghiên cứu của luận án là trung
thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Nghiên cứu sinh

Nguyễn Thị Hoa Mai


LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình học tập và thực hiện đề tài luận án “Nghi lễ trong chu kỳ
đời người của người Tày huyện Nà Hang, tỉnh Tuyên Quang, đến nay luận án
đã được hoàn thành.
Có được kết quả này, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến
PGS.TS. Phạm Quang Hoan, người Thầy đã tận tâm, nhiệt tình hướng dẫn,
chỉ bảo cho tôi trong quá trình thực hiện luận án.
Tôi xin bày tỏ sự biết ơn chân thành đến Khoa Dân tộc học và Nhân
học, đặc biệt là PGS.TS. Nguyễn Thị Song Hà và các thầy, cô giáo trong
Khoa đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án.
Tôi xin bày tỏ sự biết ơn chân thành đến Lãnh đạo và các phòng ban,

đơn vị thuộc Học viện Khoa học xã hội đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi thực
hiện luận án này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến lãnh đạo và các cán bộ Viện
Nghiên cứu Con người, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã tạo
điều kiện thuận lợi về thời gian và vật chất để tôi thực hiện luận án này.
Tôi xin bày tỏ lời biết ơn chân thành đến các thôn, bản, xã, thị trấn
của huyện Nà Hang, tỉnh Tuyên Quang nơi tôi đã tiến hành khảo sát thực
tiễn của đề tài luận án.
Tôi xin bày tỏ lời biết ơn chân thành đến gia đình, người thân và bạn
bè đã động viên và giúp đỡ tôi thực hiện luận án này.
Hà Nội, tháng năm 2019
Nghiên cứu sinh

Nguyễn Thị Hoa Mai


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN, CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ
KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ........................................................8
1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................... 8
1.2.
Cơ sở lý thuyết của đề tài ................................................................................. 18
1.3. Khái quát về Tuyên Quang, về Nà Hang và người Tày ở Nà Hang .............29
Chương 2: NGHI LỄ SINH ĐẺ VÀ NUÔI DẠY CON ......................................40
2.1.
Quan niệm của người Tày về con cái ...............................................................40
2.2.
Cơ sở tín ngưỡng của nghi lễ sinh đẻ ...............................................................48
2.3.

Chăm sóc và nuôi dạy trẻ ................................................................................. 62
Chương 3: NGHI LỄ HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI TÀY ......................................68
3.1. Quan niệm của người Tày về hôn nhân .......................................................................68
3.2. Nguyên tắc kết hôn của người Tày ..............................................................................76
3.3. Phong tục và các nghi lễ hôn nhân của người Tày ......................................................78
Chương 4: NGHI LỄ TANG MA CỦA NGƯỜI TÀY .........................................95
4.1.
Quan niệm về sự sống, cái chết và linh hồn ..................................................... 95
4.2.
Quan niệm hồn vía con người ...........................................................................98
4.3.
Các loại tang ma ............................................................................................... 99
4.4.
Trình tự nghi lễ tang ma của người Tày ..........................................................101
4.5. Lễ chôn cất người chết. ............................................................................111
4.6.
Các nghi lễ sau khi chôn cất người chết .........................................................114
Chương 5: BIẾN ĐỔI CỦA NGHI LỄ CHU KỲ ĐỜI NGƯỜI VÀ MỘT SỐ
NHẬN XÉT .........................................................................................................125
5.1. Những biến đổi của nghi lễ chu kỳ đời người của người Tày ....................................125
5.2. Những mặt tích cực và hạn chế của nghi lễ trong sinh đẻ và nuôi dạy con 135
5.3. Những mặt tích cực và hạn chế của hôn nhân và nghi lễ trong hôn nhân . 139
5.4. Những mặt tích cực và hạn chế của nghi lễ trong tang ma ........................................ 140
5.5. Một vài kiến nghị ...................................................................................................... 141
5.6. Một số giải pháp ...................................................................................... 143
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 148
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC
GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............................................................151
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 152



DANH MỤC BẢNG
Bảng 5.1: Đánh giá sự biến đổi về sinh đẻ và nghi lễ trong sinh đẻ, nuôi dạy con. 125
Bảng 5.2: Đánh giá sự biến đổi về hôn nhân và nghi lễ trong hôn nhân................130
Bảng 5.3: Đánh giá sự biến đổi của nghi lễ tang macủa người Tày ở Nà Hang
hiện nay.......................................................................................................133


MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề
tài

1


Trong bối cảnh đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập
khu vực và quốc tế hiện nay, văn hóa dân tộc nói chung và phong tục tập quán, các
nghi lễ trong chu kỳ đời người của các tộc người trong đại gia đình các dân tộc
Việt Nam nói riêng cũng có những biến đổi nhất định do những nguyên nhân khác
nhau.Việc tìm hiểu thực trạng và sự biến đổi văn hóa tộc người, trong đó có nghi lễ
trong chu kỳ đời người, đặc biệt là việc bảo tồn và phát huy những giá trị của các
nghi lễ đó là rất cần thiết trong tiến trình xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà
bản sắc dân tộc Việt Nam thống nhất trong đa dạng.
Dân tộc Tày là một dân tộc thiểu số đông dân nhất ở nước ta hiện nay chỉ sau
người Kinh, có một bản sắc văn hóa đặc thù, phong phú. Họ sống tập trung tại một
số tỉnh như Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang.... Cho đến
nay đã có nhiều công trình về người Tày, các công trình nghiên cứu của các nhà
khoa học đi trước chủ yếu tập trung nghiên cứu về người Tày ở các tỉnh miền núi
biên giới, nơi mà người Tày có điều kiện được giao lưu, tiếp xúc và trao đổi với
nhiều nền văn hóa, kinh tế, chính trị, giáo dục khác nhau. Trong khi đó, dân tộc Tày

đang sinh sống ở tỉnh Tuyên Quang, đặc biệt là một bộ phận người Tày ở huyện Nà
Hang thì các dạng thức văn hóa, trong đó có nghi lễ trong chu kỳ đời người thường
chậm biến đổi hơn so với người Tày ở một số tỉnh khác. Người Tày ở huyện Nà
Hang hiện nay vẫn được coi là người Tày cổ, còn bảo tồn được nhiều yếu tố văn
hóa truyền thống, nhất là trong các nghi lễ chu kỳ đời người của họ. Việc nghiên
cứu nghi lễ trong chu kỳ đời người của người Tày ở Nà Hang, sẽ giúp chúng ta biết
được những bảo lưu, cũng như những biến đổi của nghi lễ trong chu kỳ đời người
của người Tày ở Nà Hang, qua đó phát huy được những giá trị văn hóa tốt đẹp, phù
hợp và hạn chế được những biểu hiện tiêu cực, không phù hợp của nghi lễ trong
chu kỳ đời người của người Tày ở Nà Hang, để có những giải pháp góp phần giúp
người Tày ở Nà Hang phát triển kinh tế, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá của
mình.
Mặt khác, cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu và
có tính hệ thống, toàn diện về nghi lễ trong chu kỳ đời người của người Tày ở
huyện Nà Hang. Có thể nói, việc nghiên cứu nghi lễ trong chu kỳ đời người của
người Tày tại một địa bàn cụ thể là huyện Nà Hang, có ý nghĩa cả về lý luận và
thực tiễn. Kết quả

1


nghiên cứu của đề tài luận án góp phần làm sáng tỏ hơn các đặc trưng văn hóa,
những vấn đề thực trạng và nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi văn hóa, cũng như việc
bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong nghi lễ chu kỳ đời người
của dân tộc Tày tại huyện Nà Hang. Kết quả đạt được của đề tài cũng có đóng góp
cho việc thực hiện có hiệu quả chính sách dân tộc, chính sách phát triển văn hóa dân
tộc của Đảng và Nhà nước ta, phù hợp với tinh thần nghị quyết Trung ương V
(khóa VIII) và Nghị quyết Trung ương IX ( khóa XI), đồng thời góp phần thực hiện
trực tiếp chương trình xây dựng nông thôn mới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số
hiện nay .

2.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích
Luận án đi sâu tìm hiểu đời sống văn hóa của người Tày ở huyện Nà Hang, tỉnh
Tuyên Quang thông qua các nghi lễ trong chu kỳ đời người bao gồm nghi lễ sinh
đẻ, hôn nhân và tang ma. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất một số kiến nghị và giải
pháp phục vụ công tác bảo tồn, gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa của tộc
người nhằm góp phần xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của nhóm tộc người
này trong tình hình mới hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ
- Luận án tập trung làm sáng tỏ một số vấn đề liên quan tới nghi lễ trong chu kỳ
đời người (quan niệm và thực hành nghi lễ gồm sinh đẻ, hôn nhân, tang ma) của
người Tày ở huyện Nà Hang trong truyền thống;
- Làm rõ những biến đổi trong nghi lễ chu kì đời người của người Tày ở huyện
Nà Hang hiện nay và phân tích các nguyên nhân dẫn tới sự biến đổi đó;
- Từ các kết quả đạt được, luận án đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm bảo
tồn và phát huy các giá trị văn hóa phù hợp trong nghi lễ chu kỳ đời người của
người Tày tại huyện Nà Hang trong tình hình hiện nay.

3.

Đối tượngvà phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các nghi lễ chu kỳ đời người của người
Tày huyện Nà Hang.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu sâu về nghi lễ trong chu kỳ đời người của

2



người Tày ở huyện Nà Hang bao gồm: nghi lễ sinh đẻ, nghi lễ hôn nhân và nghi lễ
tang ma

2


từ truyền thống đến biến đổi. Phạm vi truyền thống được giới hạn là giai đoạn trước
năm 1986; Giai đoạn biến đổi được xác định là từ đổi mới năm 1986 đến nay và
nhất là từ khi có Thủy điện Tuyên Quang đã tác động đáng kể đến văn hóa của
người Tày và một số tộc người sinh sống ở nơi đây.
4.

Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở phương pháp luận
Tác giả luận án dựa trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử và duy vật
biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc,
văn hóa dân tộc để luận giải các sự vật, hiện tượng trong nghi lễ chu kỳ vòng đời
trong hệ thống và bối cảnh cụ thể, có sự tác động qua lại lẫn nhau và luôn luôn có
sự vận động, biến đổi. NCS còn vận dụng các quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về
dân tộc và bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc vùng đồng bào dân tộc thiểu
số để làm sáng tỏ hơn những nội dung nghiên cứu dưới góc nhìn về chính sách
quản lý và phát triển văn hóa tộc người trong xã hội hiện tại. Cùng với đó, luận
án sử dụng các cơ sở lý luận chuyên ngành, các lý thuyết tiếp cận phù hợp để làm
sáng tỏ các vấn đề trong văn hóa tộc người thông qua hệ thống các nghi lễ trong
chu kỳ đời người của người Tày ở huyện Nà Hang, tỉnh Tuyên Quang dưới góc
nhìn Dân tộc học/Nhân học.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:

- Thu thập tổng hợp và kế thừa các tài liệu sẵn có: NCS đã tìm đọc và xử lý
nhiều nguồn tài liệu từ sách, tạp chí, luận án, luận văn và báo cáo kết quả của các
chương trình, dự án nghiên cứu trong nước, các báo cáo tổng kết của các cơ quan
trung ương và địa phương liên quan đến đề tài nghiên cứu; những nguồn số liệu
thống kê ở trung ương và địa phương;...
- Phương pháp điền dã Dân tộc học/ Nhân học:
Đây là phương pháp nghiên cứu chủ đạo được NCS sử dụng để khai thác, thu
thập các nguồn thông tin, tư liệu tại địa bàn nghiên cứu ở huyện Nà Hang. Với
phương pháp này, các thao tác kỹ thuật được sử dụng gồm có:
+ Quan sát và quan sát tham dự: Việc quan sát được thực hiện trong suốt quá
trình nghiên cứu tại thực địa tại các điểm nghiên cứu, giúp tác giả có cơ hội tiếp cận
với chủ thể văn hóa và cộng đồng, dễ hòa nhập, gần gũi với người Tày, hiểu biết
3


sâu về văn hóa Tày, về từng nghi lễ liên quan đến chu kỳ vòng đời của người Tày
tại các điểm nghiên cứu được lựa chọn.
+ Phỏng vấn sâu: Công cụ này đã được tác giả luận án sử dụng cho nhiều đối
tượng là người Tày ở huyện Nà Hang. Các thông tin viên ở các bản được lựa chọn
để phỏng vấn sâu, khai thác thông tin khác nhau về giới tính, độ tuổi, nghề
nghiệp... Trong đó, đối tượng được tác giả chú ý nhiều hơn là những người cao
tuổi, am hiểu phong tục tập quán, những người làm thầy Tào, thầy Pụt, mai mối và
các chủ hộ gia đình, phụ nữ, nam nữ thanh niên đã xây dựng gia đình. Tác giả
cũng gặp gỡ, phỏng vấn những người trẻ tuổi để tìm hiểu quan niệm của họ về
sinh nở, về nguyên vọng sinh con trai hay gái, lựa chọn bạn đời, về xu hướng biến
đổi trong các nghi lễ vòng đời của người Tày ở huyện Nà Hang hiện nay cũng như
các yếu tố tác động đến sự biến đổi...
+ Thảo luận nhóm cũng được tác giả luận án sử dụng để thu thập thông tin, tư
liệu từ người Tày, qua đó thấy được những nhận định, đánh giá của họ về giá trị
truyền thống và biến đổi của các nghi lễ chu kỳ đời người, cũng như các yếu tố có

ảnh hưởng đến sự biến đổi đó; các quan điểm và giải pháp cụ thể nhằm bảo tồn và
phát huy các giá trị của các nghi lễ vòng đời trong bối cảnh mới, phục vụ cho mục
tiêu phát triển từ góc nhìn của người Tày.
+ Trong những chuyến điền dã dân tộc học/ nhân học tại các bản làng của
người Tày, tác giả luận án cũng tiến hành quay phim, chụp ảnh, kết hợp với phỏng
vấn để thu thập những thông tin, tư liệu cập nhật liên quan đến các nghi lễ chủ yếu
trong chu kỳ vòng đời của người Tày tại địa bàn nghiên cứu.
Để có thể thu thập thông tin, tư liệu hoàn thành luận án, nghiên cứu đã tiến hành
các đợt điền dã từ năm 2015 - 2018 tại các xã của huyện Nà Hang. cụ thể như sau:
a. Thị trấn Nà Hang: Thị trấn Nà Hang gồm 20 tổ dân phố. Đó là tổ dân phố
số 2 đến tổ dân phố số 17, tổ Hà Vị, tổ Khuôn Phươn, tổ Tân Lập, tổ Ngòi
Nè và tổ Nà Mỏ. Trong 20 tổ dân phố, đề tài luận án đã khảo sát 3 tổ: Tổ 2,
tổ 3, tổ Khuôn Phươn.
b. Xã Sinh Long: bao gồm 9 thôn. Đó là thôn Trung Phàn, thôn Phiêng Ten, thôn
Lũng Khiêng, thôn Phiêng Thốc, thôn Nà Tấu, thôn Nặm Đường, thôn Khuổi Phìn,

4


thôn Bản Lá, thôn Phiêng Ngàn. Trong số 9 thôn của xã Sinh Long đề tài luận án đã
khảo sát 3 thôn: Thôn Trung Phàn, thôn Nà Tấu, thôn Nặm Đường
c.

Xã Thượng Giáp: gồm có 6 thôn là thôn Nà Ngoa, thôn Bản Cườm, thôn Nà

Thài, thôn Bản Muông, thôn Bản Vịt, thôn Năm Cằn.
Trong số 6 thôn của xã Thượng Giáp đề tài luận án đã khảo sát 3 thôn: Thôn Bản
Muông, thôn Bản Vịt, thôn Năm Cằn.
d.


Xã Côn Lôn: gồm có 7 thôn: Thôn Phia Lếch, thôn Nà Ngoãng, thôn Nà

Thưa, thôn Pom Pán, thôn Đon Thài, thôn Pác Bẻ, thôn Lũng VàiTrong số 7 thôn
của xã Sinh Long đề tài luận án đã khảo sát 3 thôn: Thôn Nà Ngoãng, thôn Nà
Thưa, thôn Pom Pán.
e.

Xã Hồng Thái gồm có 7 thôn là Thôn Nà Khiếu, thôn Bản Muông, thôn

Khau Tràng, thôn Hồng Ba, thôn Nà Mụ, thôn Khuổi Phẩy, thôn Pắc Khoang.
Trong số 7 thôn của xã Sinh Long đề tài luận án đã khảo sát 3 thôn: Thôn Nà
Mụ, thôn Khuổi Phẩy, thôn Pắc Khoang.
g. Xã Khau Tình gồm có 4 thôn: Thôn Nà Lũng, thôn Khau Tình, thôn Khau
Phiêng và thôn Nà TạngTrong số 4 thôn của xã Sinh Long, luận án đã khảo sát 3
thôn: Thôn Nà Lũng, thôn Khau Phiêng, thôn Khau Tình.
Tại địa bàn, nghiên cứu tập trung phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm với các
đối tượng cụ thể như sau:
Bảng 1: Mẫu khách thể phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm
TT
1.1
1.2
1.3
1.4

Đối tượng nghiên cứu
Cán bộ lãnh đạo thị trấn/ xã
Cán bộ lãnh đạo thôn và tổ dân phố
Người dân là dân tộc Tày ở thị trấn và xã
Thày mo


Số lượng
6
36
54
6

Như vậy, nghiên cứu đã khảo sát 06 điểm bao gồm 1 thị trấn và 5 xã, đều là
những nơi có người Tày sinh sống tập trung, trong đó có những điểm như thị trấn
có sự giao thoa văn hóa khá mạnh mẽ để luận án có thể thấy được mức độ biến
đổi trong thực hành nghi lễ của người Tày tại các điểm nghiên cứu.
- Phương pháp chuyên gia
Phương pháp này giúp cho chúng tôi được gặp gỡ trao đổi với các chuyên gia
về lĩnh vực nghiên cứu của mình, là những người có kiến thức, kinh nghiệm sâu về
5


văn hóa tộc người, về người Tày và là những người có uy tín trong cộng đồng
người Tày tại địa bàn đã chọn để nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện đề tài
luận án chúng tôi sẽ trao đổi, xin ý kiến của một số chuyên gia đầu ngành trong
lĩnh vực văn hóa, dân tộc học/ nhân học để tìm hiểu sâu hơn về những biểu
hiện, nguyên nhân của nghi lễ chu kỳ đời người của người Tày, đặc biệt là những
nguyên nhân biến đổi của nghi lễ này ở người dân tộc Tày huyện Nà Hang, tỉnh
Tuyên Quang.
- Phương pháp so sánh: Nghiên cứu này đã sử dụng các phương pháp so
sánh, để làm rõ những điểm tương đồng và khác biệt, cũng như sự biến đổi của
nghi lễ trong chu kỳ đời người của người Tày ở huyện Nà Hang thời kỳ trước
1986 và sau 1986 đến nay; đồng thời so sánh nghi lễ chu kỳ đời người của người
Tày ở Nà Hang với người Tày ở địa phương khác.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Luận án là công trình nghiên cứu tổng thể, toàn diện, có hệ thống và chuyên

sâu dưới góc độ chuyên ngành Nhân học về nghi lễ trong chu kỳ đời người của
người Tày ở huyện Nà Hang, tỉnh Tuyên Quang.
- Trên cơ sở các tư liệu có được, luận án góp phần hiểu biết sâu sắc hơn về
những đặc trưng văn hoá của người Tày ở huyện Nà Hang, thông qua các nghi lễ
trong chu kỳ đời người.
- Luận án đã cho thấy được sự biến đổi nghi lễ trong chu kỳ đời người của
người Tày ở huyện Nà Hang, dưới tác động của quá trình đổi mới, hội nhập và giao
thoa văn hóa. Đồng thời qua hệ thống các nghi lễ trong chu kỳ đời người, luận án
cung cấp cứ liệu để người Tày và chính quyền địa phương thấy được các giá trị văn
hóa cần được bảo tồn và phát huy.
- Luận án đề xuất một số giải pháp nhằm giữ gìn và phát huy các giá trị tốt
đẹp, hạn chế những mặt không phù hợp của nghi lễ trong chu kỳ đời người của
người Tày huyện Nà Hang, Tuyên Quang hiện nay.
6.

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp những luận cứ khoa học
cho việc hoàn thiện những vấn đề lý luận về các nghi lễ trong chu kỳ đời người
6


của

7


người Tày ở Việt Nam, chỉ ra được những biểu hiện, các yếu tố ảnh hưởng đến các
nghi lễ này.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án

Kết quả nghiên cứu của luận án có thể là tài liệu tham khảo trong việc nghiên
cứu và giảng dạy về các nghi lễ trong chu kỳ đời người của người Tày tại các cơ sở
đào tạo ở nước ta hiện nay.
Đây cũng là tài liệu tham khảo cho lãnh đạo địa phương có dân tộc Tày sinh
sống, trước hết là cán bộ quản lý ngành văn hóa để phát huy các giá trị văn hóa tốt
đẹp của các nghi lễ trong chu kỳ đời người của người Tày, hạn chế những biểu hiện
không phù hợp trong các nghi lễ trong chu kỳ đời người của người Tày ở Nà Hang
nói riêng và ở khu vực miền núi phía Bắc nói chung.
7.

Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án có kết cấu
5 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và khái quát về địa
bàn nghiên cứu
Chương 2: Nghi lễ sinh đẻ và nuôi dạy con
Chương 3: Nghi lễ hôn nhân của người
Tày Chương 4: Nghi lễ tang ma của người
Tày
Chương 5. Biến đổi của nghi lễ chu kỳ đời người và một số nhận xét

8


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN, CƠ SỞ LÍ
THUYẾT VÀ KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Các nghiên cứu của học giả nước ngoài về người Tày
Đã từ lâu, sử sách Trung Quốc có đề cập tới các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ

Tày – Thái, trong đó có tộc người Tày ở Việt Nam. Các nghiên cứu này đã viết về
mối liên hệ giữa cộng đồng người Choang - Đồng ở Trung Quốc với một số tộc
người thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái hiện nay ở Việt Nam, Lào…
Thời kỳ cận hiện đại, các học giả Trung Quốc tập trung chủ yếu nghiên cứu
về lịch sử hình thành và phát triển của các tộc người, trong khi lại ít quan tâm đến
các khía cạnh văn hóa tộc người cũng như sự giao lưu, tiếp biến văn hóa giữa các tộc
người.
Từ đầu thế kỷ XX, một số học giả phương Tây đã bắt đầu quan tâm nghiên
cứu về các khía cạnh như lịch sử, ngôn ngữ, văn hóa… của các tộc người thuộc
nhóm ngôn ngữ Choang - Đồng ở Trung Quốc và nhóm Tày - Thái ở Việt Nam.
Một số cuốn sách đã được công bố như Vân Nam – cái chốt giữa Ấn Độ và sông
Dương Tử của H. R. Danes, Tính năng động chủng tộc ở Đông Á và từ Vân Nam
đến Thái Lan của V. Eichstedt, hay Thái - Kađai và Indonexia, một cách phân loại
mới ở Đông Nam Á của Paul K. Benedict...
Đáng chú ý là, vào những thập kỷ 60 - 70 của thế kỷ XX, các nhà Dân tộc học
Xô Viết như IU. Bromlei, N. Cheboksarov, M. Kriucov… đã tiến hành các nghiên
cứu và công bố một số ấn phẩm, trong đó có đề cập đến tộc người Tày như: Các
dân tộc trên thế giới (Moscova, 1965), Những vấn đề dân tộc học hiện đại và Lịch
sử tộc người Nam Đông Á (Moscova, 1972). Tuy nhiên, các công trình nêu trên
chưa phải là những nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện , có hệ thống về các tộc
người, về văn hóa của tộc người Tày ở Việt Nam nói riêng.
1.1.2. Các nghiên cứu của tác giả trong nước về người Tày
Từ những năm 60 của thế kỷ XX, nhiều nhà dân tộc học Việt Nam đã quan
tâm nghiên cứu sâu về tộc người Tày từ những góc nhìn chuyên ngành khác nhau.
Có thể phân chia các nghiên cứu này theo các hướng chủ yếu như sau:
9


- Hướng nghiên cứu tổng hợp về người Tày: Các công trình nghiên cứu này đề
cập khá toàn diện về điều kiện địa lý tự nhiên, lịch sử tộc người, đặc điểm kinh tế,

văn hóa, xã hội của người Tày như Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía
Bắc) (Viện Dân tộc học, 1978), Một số vấn đề về lịch sử tộc người và những đặc
điểm chủ yếu của văn hóa các dân tộc Tày - Thái và Các dân tộc Tày - Nùng ở Việt
Nam (Bế Viết Đẳng chủ biên, 1992), Văn hóa Tày – Nùng (Lã Văn Lô, Hà Văn
Thư); Nguồn gốc lịch sử tộc người vùng biên giới phía Bắc Việt Nam (Hoàng Hoa
Toàn, Nguyễn Chí Huyên chủ biên, 2000),v.v.
- Nghiên cứu về ngôn ngữ của tộc người Tày: Có thể đưa ra một số công
trình tiêu biểu nghiên cứu về tiếng Tày - Nùng và mối quan hệ giữa tiếng Tày Nùng và tiếng Việt của Nguyễn Hàm Dương và Nguyễn Thiện Giáp công bố trên
các Tạp chí Ngôn ngữ như Nguồn gốc lịch sử tiếng Tày - Nùng, Quan hệ giữa tiếng
Tày - Nùng và tiếng Việt và vấn đề ngôn ngữ; Các chức năng xã hội của tiếng
Tày – Nùng; Hiện tượng mượn từ trong tiếng Tày - Nùng và cách làm giàu vốn từ
vựng Tày – Nùng, v.v.
Cũng trong giai đoạn này, nhiều các tác giả là người Tày và người Nùng cũng
đã tiến hành nghiên cứu chuyên sâu và công bố nhiều công trình có giá trị như Vấn
đề chữ Tày - Nùng (Nông Quốc Chấn, 1960); Vài ý kiến nhỏ trong việc dùng tiếng
và chữ Tày - Nùng (Ban Giáo dục Khu Việt Bắc, 1962); Tiếng nói chữ viết Tày –
Nùng với việc xây dựng âm tiêu chuẩn cho chữ Tày – Nùng (Ma Thế Dân, 1969);
Ngữ pháp tiếng Tày - Nùng (Hoàng Văn Ma - Lục Văn Pảo - Hoàng Chí, 1971); Từ
điển Tày - Nùng - Việt (Hoàng Văn Ma - Lục Văn Pảo - Hoàng Chí, 1974); Từ điển
thành ngữ - tụcngữ dân tộc Tày (Triều Ân, Hoàng Quyết, 1996); Việc xây dựng chữ
dân tộc ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta (Phương Bằng, 1985),v.v.
Từ những năm 80 của thế kỷ XX đã xuất hiện những nghiên cứu chuyên sâu
về tiếp xúc ngôn ngữ, về các trạng thái song đa/ ngữ giữa các tộc người thiểu số và
người Việt dưới góc độ Xã hội học – ngôn ngữ. Trong đó, đáng chú ý là tác giả
Đặng Thanh Phương (1979), đã tiếp cận với phương pháp nghiên cứu định lượng
và định tính trong nghiên cứu ngôn ngữ dân tộc, để chỉ ra sự tiếp xúc ngôn ngữ
Tày - Việt trên bình diện chức năng xã hội và cấu trúc ngôn ngữ qua nghiên cứu
trường hợp ở huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn,v.v.
- Nghiên cứu, sưu tầm, giới thiệu về văn hóa dân gian Tày, Nùng: Đáng chú ý
9



là công trình Văn hóa truyền thống Tày, Nùng của Hoàng Quyết và các cộng sự

10


(1993); Ca dao Tày, Nùng của Triều Ân (1994); Truyện thơ nôm Tày của Hoàng
Quyết và Triều Ân (1994); Từ điển thành ngữ - tục ngữ dân tộc Tày của Triều Ân
và Hoàng Quyết (1996); Phong Slư của Phương Bằng (1994), Lượn cọi: Ngữ Tày Quốc Tày của Lục Văn Pảo (1994).
Cũng theo hướng nghiên cứu này còn có Lượn Tày Lạng Sơn (song ngữ Tày Kinh) của Hoàng Văn Páo, 2003), đã nêu rõ giá trị tinh thần của hát lượn trong đời
sống đồng bào Tày, trên cơ sở đó đề ra những giải pháp thích hợp nhằm bảo tồn và
phát huy hát lượn Lạng Sơn. Cuốn sách Nghệ thuật múa rối Tày, Nùng (Nguyễn
Huy Hồng, 2003) đã giới thiệu một số trò rối của người Tày, Nùng ở các tỉnh Bắc
Kạn, Thái Nguyên và Cao Bằng.
Nghệ thuật diễn xướng Then Tày được mô tả khá sinh động và tỷ mỉ trong
công trình Nét chung và riêng của âm nhạc trong Then Tày - Nùng (Nông Thị
Nhình, 2004). Tác giả đã đề cập tới phần âm nhạc trong Then, sự giống nhau và
khác nhau về âm nhạc Then của mỗi vùng, qua đó thấy được sự phong phú, đa dạng
cũng như giá trị nghệ thuật trong Then của người Tày, Nùng ở Việt Nam. Cuốn Lễ
hội Nàng Hai của người Tày Cao Bằng (Nguyễn Thị Yên, 2003) đã đi sâu tìm hiểu
đặc điểm, vị trí và ý nghĩa của lễ hội Nàng Hai trong hệ thống các lễ hội ở tỉnh Cao
Bằng, từ đó rút ra những nhận xét ban đầu về sự hình thành và phát triển của lễ hội
Nàng Hai ở tỉnh này. Cuốn Then Tày - những khúc hát (Triều Ân, 2000), đã giới
thiệu những khúc hát cầu chúc và lễ hội: Thì thầm dân ca nghi lễ (Vi Hồng, 2001),
giới thiệu dân ca nghi lễ của người Tày ở tỉnh Cao Bằng,v.v.
- Nghiên cứu về tôn giáo, tín ngưỡng cổ truyền: Đáng chú ý là Bộ Then Tứ
Bách, do nhà nghiên cứu quá cố Lục Văn Pảo dịch và biên soạn (1996). Cuốn sách
giới thiệu một thể loại nghi lễ cúng bái của dân cư Tày ở Việt Bắc - bộ tứ bách
gồm: Bách cốc, Bách thú, Bách điểu, Bách va. Cùng thể loại này còn có Then

Bách điểu (Vi Quốc Bình, Nông Văn Tư, Hoàng Hạc, 1994). “Bách điểu” là một xã
hội thu nhỏ của các loài chim, nhưng phản ánh rõ những bất công, ích kỷ, oan trái,
buồn vui, v.v… mà trung tâm là chúa. Then “Bách điểu” có 3.980 câu, 27.860 từ
bằng chữ Nôm Tày.
Liên quan đến tín ngưỡng của người Tày có cuốn Tàng mừa pjá lệ đẳm
(Hoàng Hạc, sưu tầm và biên soạn, 2004), sách gồm hai phần: Phần tiếng Tày là
11


“Tằng mừa

12


pjá lệ đẳm” và phần dịch ra tiếng Việt là “Đường lên dâng lễ tổ”, giới thiệu hình
thức hát bụt trong lễ cúng vía và cúng mụ của dân tộc Tày,v.v.
Viện Dân tộc học đã thực hiện dự án điều tra cơ bản kinh tế, xã hội, văn hóa
các dân tộc ở Việt Nam (2000) do Khổng Diễn làm chủ nhiệm. Đề tài đã phác họa
một bức tranh khá phong phú về các dân tộc thuộc bốn vùng ở nước ta (Tây Bắc
Bộ, Đông Bắc, Trung Bộ và Nam Bộ). Tại vùng Đông Bắc, đã khảo sát dân tộc Tày,
Nùng ở Cao Bằng. Ở đây đề tài chỉ ra thực trạng dân tộc, tỷ lệ sinh, chết, tăng dân
số, những nơi đặc biệt khó khăn tỷ lệ đi học, không biết chữ, biết chữ, hộ nghèo,
nhà ở, di dân tự do, đời sống tinh thần của hai dân tộc Tày, Nùng tại Cao Bằng.
Tác giả Lê Thị Hường (2006), đã tìm hiểu nghi lễ hôn nhân của người Tày
huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn. Trong nghiên cứu này, tác giả đã phân tích quá
trình hôn nhân và các bước tiến hành nghi lễ hôn nhân của người Tày. Đó là quá
trình từ lúc đôi trai gái tìm hiểu nhau, đến lễ dạm hỏi, lễ báo lá số, lễ ăn hỏi, lễ cưới
chính thức, lễ lại mặt. Tác giả đã phân tích biểu hiện của từng lễ trong nghi lễ cưới
này. Nghiên cứu cũng chỉ ra những biến đổi trong nghi lễ hôn nhân của người Tày ở
Văn Lãng. Đó là quyền lựa chọn người yêu của con cái, sự giảm bớt các lễ vật

mang đến nhà gái, sự thay đổi phương tiện đi đón dâu, thay đổi trang phục, thay đổi
tục hát lượn. Tuy có một số thay đổi, song về cơ bản các phong tục truyền thống
của nghi lễ cưới của người Tày ở Văn Lãng vẫn giữ được bản sắc truyền thống [37].
Tác giả Đặng Thanh Phương (2007), đã tìm hiểu về người phụ nữ Tày ở
vùng ven thị trấn trong quá trình đô thị hóa hiện nay. Trong nghiên cứu này, tác giả
đã phân tích đặc điểm nghề nghiệp và phân công lao động của phụ nữ Tày. Tác giả
cũng phân tích về trình độ học vấn, việc giáo dục con cái của phụ nữ Tày. Kết quả
khảo sát cho thấy, người phụ nữ Tày tham gia vào nhiều hoạt động sản xuất ngoài
nông nghiệp. Các gia đình nhiều thế hệ của người Tày giảm và gia đình hai thế hệ
có xu hướng tăng. Qua nghiên cứu này cho chúng ta thấy sự phát triển của người
phụ nữ Tày trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế của đất
nước hiện nay. Đó là sự phát triển về năng lực sản xuất, sự thay đổi quan hệ trong
gia đình người Tày. Nghiên cứu không tập trung tìm hiểu về nghi lễ sinh đẻ của
người Tày, cũng như các nghi lễ vòng đời khác của dân tộc này [52].

13


Nguyễn Thị Yên (2009), đã xuất bản cuốn sách có tựa đề: “Tín ngưỡng dân
gian Tày – Nùng”. Trong cuốn sách này, tác giả đã đi sâu phân tích các hình thức
văn hóa tín ngưỡng của người Tày, nùng (then, pụt; Tào và sinh hoạt tín ngưỡng
tào; Một số hình thức văn hóa tín ngưỡng khác). Tác giả cũng đi sâu vào phân tích
sự hình thành và biến đổi của các hình thức văn hóa tín ngưỡng Tày, nùng cũng như
hiện trượng đời sống sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của người Tày, Nùng, vai trò
hình thức văn hóa tín ngưỡng trong đời sống của người Tày, Nùng.
Bên cạnh công trình tiêu biểu về tín ngưỡng dân gian Tày, Nùng đã phân tích
ở trên, tác giả Nguyễn Thị Yên (2010) cũng đã cho người đọc thấy được bức tranh
đời sống tín ngưỡng của người Tày ở Cao Bằng thông qua cuốn sách Đời sống tín
ngưỡng của người Tày ven biên giới Hạ Lang, Cao Bằng. Trong đó, tác giả đã đi
sâu phân tích về đời sống kinh tế, đời sống văn hóa của người Tày. Đặc biệt, tác giả

đã đi sâu vào việc phân tích tín ngưỡng dân gian của người Tày thông qua việc
phân tích quan niệm về thế giới ba tầng, đối tượng thờ cúng, các hình thức văn
hóa tín ngưỡng của người Tày như là Then và sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng Then;
Tào và sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng Tào; Siên và sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng
Siên; Thầy Phường,... Nghiên cứu này đã khẳng định đời sống tín ngưỡng của
người Tày ven biên giới Hạ Lang, Cao Bằng đã góp phần bảo lưu các phong tục
tập quá cổ truyền của địa phương.
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Nga (2010), trong công trình nghiên cứu về các
dân tộc vùng Tây Bắc đã phân tích một số nghi lễ của người Tày như: Lễ mừng
năm mới, lễ cưới xin, lễ tang ma. Tác giả đã phân tích quan niệm, ý thức về tầm
quan trọng của các lễ này đối với dân tộc Tày, chỉ ra cách thức tiến hành các lễ.
Ngoài ra, tác giả còn phân tích một số nghi lễ liên quan đến tín ngưỡng tang ma, lễ
thờ cúng của người Tày. Đây là những nghi lễ quan trọng của dân tộc này trong
cuộc đời và cuộc sống của cộng đồng. Cũng trong công trình nghiên cứu này, tác
giả Nguyễn Thị Thanh Nga đã phân tích một số nghi lễ của người Thái như lễ
cúng nhà, lễ cầu hồn, chúc thọ, lễ hỏa táng, lễ đưa hồn về nghĩa địa, lễ đưa hồn lên
trời gặp tổ tiên… Tác giả cũng chỉ ra sự bảo tồn và phát triển bản sắc của các dân
tộc Tây Bắc trong bối cảnh hiện nay. Có thể nói, trong công trình nghiên cứu của
tác giả Nguyễn Thị Thanh Nga đã phân tich một số nghi lễ trong cuộc đời của người
H’mông và người Thái – Những
14


dân tộc thiểu số lớn ở khu vực Tây Bắc. Qua đó cho chúng ta thấy sự bảo tồn và
những biến đổi của các nghi lễ ở các dân tộc này [47].
Tác giả Bùi Xuân Đính trong đề tài nghiên cứu về một số vấn đề cơ bản của
các dân tộc vùng Đông Bắc đã phân tích các nghi lễ cưới xin, tang ma của người Lô
Lô, H’mông vùng Hà Giang, của người Tày, Nùng ở vùng biên giới Lạng Sơn trong
bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và vùng Đông Bắc hiện nay. Theo
tác giả, các nghi lễ cưới xin, ma chay hiện nay của các dân tộc không thay đổi

nhiều. Điểm thay đổi rõ nhất của nghi lễ cưới xin là thủ tục đơn giản hơn, lễ vật
thách cưới dành cho nhà giái trước đây bằng lễ vật (lợn, gạo, rượu) thì nay bằng
tiền đựng trong phong bì. Các bài hát mới thay cho các bài hát truyền thống
trong lễ cưới. Lễ tang của bộ phận người Tày không thay đổi nhiều. Ngoài ra,
trong nghiên cứu này, tác giả cũng cho rằng, các hình thái tín ngưỡng của các tộc
người thiểu số ở đây vẫn còn được bảo lưu khá tốt như thờ cúng tổ tiên, thờ mụ,
thờ thổ công… Tuy tác giả không phân tích đầy đủ các nghi lễ vòng đời của các
dân tộc thiểu số, song đã phân tích một số nghi lễ trong cuộc đời con người của
một số dân tộc, trong đó có dân tộc Tày vùng Đông Bắc [32].
Gần đây, tác giả Vũ Phương Nga đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ
ngành Nhân học với đề tài: Tiếp biến văn hóa trong bối cảnh gia đình hỗn hợp dân
tộc (qua nghiên cứu về người Tày ở huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn), đã luận giải
khá rõ sự tiếp nhận các giá trị văn hóa của các tộc người khác trong gia đình hỗn hợp
dân tộc là người Tày với người Kinh trên các phương diện ngôn ngữ, phân công lao
động, giáo dục và chăm sóc sức khỏe, quan hệ gia đình và dòng họ, thực hành tôn
giáo, tín ngưỡng, trong đó có các nghi lễ trong chu kì đời người. Theo tác giả, trong
bối cảnh hội nhập, có sự giao thoa văn hóa giữa các gia đình hỗn hợp việc biến đổi
là điều tất yếu và trong quá trình giao thao ấy, sự tự điều chỉnh và thích ứng của mỗi
cá nhân để phù hợp với lối sống của gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc duy
trì gia đình tốt đẹp.
Trong thời gian qua, khi nghiên cứu về các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, một
số tác giả cũng đã tìm hiểu nghi lễ sinh đẻ, tang ma của một số dân tộc. Những
nghiên cứu này bổ sung và làm đậm nét hơn bức tranh về nghi lễ trong chu kỳ đời
người của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam.
15


1.1.3. Những nghiên cứu về nghi lễ trong chu kỳ đời người của người Tày
Khi nghiên cứu về nghi lễ trong chu kỳ đời người của người Tày, một số tác
giả đã quan tâm đến nghi lễ tang ma của dân tộc này. Có thể kể ra một số nghiên

cứu sau:
Tang ma là một việc hệ trọng trong chu kỳ đời người trên cõi trần gian. Mặc
dù mỗi quốc gia, mỗi tộc người có các cách thức tổ chức nghi lễ khác nhau, nhưng
cách tiếp cận nghiên cứu, cách nhìn nhận, đánh giá về tang ma của các tác giả trong
nước cũng như ngoài nước nhìn chung khá thống nhất.
Các tác giả Lã Văn Lô, Đặng Nghiêm Vạn trong cuốn Sơ lược giới thiệu các
nhóm Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam (1968), đã phân tích khá sâu về tôn giáo, tín
ngưỡng, ý niệm về hồn Phi, khoăn và cái chết, về sự tồn tại của thế giới bên kia,
những nghi lễ liên quan đến sản xuất của dân tộc Tày [41].
Trong công trình nghiên cứu Các dân tộc Tày - Nùng ở Việt Nam (1982) của
các tác giả Bế Viết Đẳng, Khổng Diễn, Phạm Quang Hoan, Nguyễn Quang Huy,
Nguyễn Anh Ngọc đã phân tích khá sâu về nghi lễ tang ma của dân tộc Tày.
Trong cuốn sách Văn hóa Tày - Nùng, xuất bản 1984, các tác giả Lã Văn Lô,
Hà Văn Thư đã giới thiệu khá đầy đủ về xã hội, con người và văn hoá của hai dân
tộc Tày, Nùng ở Việt Nam. Các tác giả đã miêu tả về 9 nghi lễ chính và 13 lễ nhỏ
của người Tày. Đây là nghiên cứu khá sâu về nghi lễ chu kỳ đời người của người
Tày ở Việt Nam [42].
Một cuốn sách khác cũng phân tích tương đối đầy đủ về các phong tục tập
quán trong văn hóa dân tộc Tày là cuốn Phong tục tập quán dân tộc Tày ở Việt Bắc
của tác giả Hoàng Quyết (1995). Cuốn sách đã tập trung tìm hiểu về đời sống văn
hoá tinh thần của dân tộc Tày ở khu Việt Bắc, với những phong tục tập quán về
ăn mặc, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tang ma, cưới hỏi,… từ xa xưa của người Tày.
Công trình nghiên cứu này đã cho ta thấy một bức tranh khá sinh động về đời sống
văn hóa của dân tộc Tày ở Việt Nam [55].
Tác giả Đỗ Thúy Bình trong công trình Hôn nhân và gia đình các dân tộc
Tày - Nùng - Thái ở Việt Nam (1994), đã phân tích 6 nghi lễ chính trong tang ma
của 3 dân tộc, trong đó có tang ma của dân tộc Tày [9].

16



×