Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Khoá luận tốt nghiệp thế giới trẻ thơ trong hai tác phẩm “siêu nhân cua” và “những cậu bé mặt trời” của nhà văn võ diệu thanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 73 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
======

BÙI THỊ PHƢỢNG

THẾ GIỚI TRẺ THƠ
TRONG HAI TÁC PHẨM “SIÊU NHÂN CUA”
VÀ “NHỮNG CẬU BÉ MẶT TRỜI”

CỦA NHÀ VĂN VÕ DIỆU THANH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học trẻ em

HÀ NỘI - 2019


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
======

BÙI THỊ PHƢỢNG

THẾ GIỚI TRẺ THƠ
TRONG HAI TÁC PHẨM “SIÊU NHÂN CUA”
VÀ “NHỮNG CẬU BÉ MẶT TRỜI”

CỦA NHÀ VĂN VÕ DIỆU THANH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học trẻ em


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

TS. Dƣơng Thị Thúy Hằng

HÀ NỘI - 2019


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và rèn luyện suốt 4 năm dƣới mái trƣờng Đại
học, em lựa chọn nội dung nghiên cứu và thực hiện khóa luận tốt nghiệp với
đề tài: Thế giới trẻ thơ trong hai tác phẩm “Siêu nhân cua” và “Những cậu
bé mặt trời” của nhà văn Võ Diệu Thanh. Lần đầu tiên làm nghiên cứu khoa
học không tránh khỏi những bỡ ngỡ, lúng túng nhƣng với sự giúp đỡ tận tình
của cô giáo - TS.Dƣơng Thị Thúy Hằng em đã hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp này. Em xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc
trƣớc sự giúp đỡ tận tình của cô!
Qua đây em cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu cùng các thầy
cô của trƣờng Đại học Sƣ Phạm Hà Nội 2, đặc biệt là các thầy cô trong khoa
Giáo dục Mầm non đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ em trong quá trình học tập
tại nhà trƣờng và trong quá trình em thực hiện đề tài này.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

Sinh viên thực hiện


Bùi Thị Phượng


LỜI CAM ĐOAN

Khóa luận này là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi trong quá trình
học tập và nghiên cứu. Bên cạnh đó, tôi đƣợc sự quan tâm của các thầy cô
trong khoa Giáo dục Mầm non, đặc biệt là sự hƣớng dẫn tận tình của cô giáo TS.Dƣơng Thị Thúy Hằng.
Trong khi nghiên cứu, hoàn thành khóa luận tôi đã tham khảo một số
tài liệu đƣợc ghi trong phần tài liệu tham khảo.
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những kết
quả trong khóa luận là hoàn toàn trung thực. Đề tài chƣa đƣợc công bố trong
bất cứ một công trình khoa học nào khác.

Hà Nội, tháng

năm 2019

Sinh viên

Bùi Thị Phượng


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1.Lí do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2
3.Mục đích và Phạm vi nghiên cứu................................................................... 3
4.Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................ 3

5. Bố cục khóa luận ........................................................................................... 3
CHƢƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM THẾ GIỚI TRẺ THƠ TRONG HAI TẬP “SIÊU
NHÂN CUA” VÀ “NHỮNG CẬU BÉ MẶT TRỜI” ...................................... 4
CỦA VÕ DIỆU THANH .................................................................................. 4
1.1.Vài nét về nhà văn Võ Diệu Thanh và tác phẩm ........................................ 4
1.1.1. Nhà văn Võ Diệu Thanh ......................................................................... 4
1.1.2. “Siêu nhân cua” và “Những cậu bé mặt trời” ......................................... 7
1.2. Những khía cạnh cơ bản của thế giới trẻ thơ trong hai tập “Siêu nhân
cua” và “Những cậu bé mặt trời” ...................................................................... 9
1.2.1. Thế giới trẻ thơ nhìn từ sự trong trẻo, hồn nhiên .................................. 10
1.2.2. Thế giới trẻ thơ nhìn từ những nỗi niềm, số phận ................................ 28
CHƢƠNG 2: NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN THẾ GIỚI TRẺ THƠTRONG HAI
TẬP “SIÊU NHÂN CUA” VÀ “NHỮNG CẬU BÉ MẶT TRỜI” CỦA VÕ
DIỆU THANH ................................................................................................ 40
2.1.Nghệ thuật miêu tả .................................................................................... 40
2.1.1.Miêu tả thiên nhiên................................................................................. 41
2.1.2. Miêu tả con ngƣời ................................................................................. 44
2.2.Ngôn ngữ nghệ thuật ................................................................................. 51
2.2.1.Ngôn ngữ kể chuyện .............................................................................. 51


2.2.2.Ngôn ngữ nhân vật ................................................................................. 53
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 67


MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
1.1.M. Gocki đã từng nói “Văn học là nhân học”. Văn học đóng vai trò
là chiếc chìa khóa mở cánh cửa đƣa con ngƣời tới những chân trời rộng lớn.

Hơn thế nữa, những tác phẩm văn học chân chính còn đóng góp một phần to
lớn trong việc bồi đắp, nuôi dƣỡng tình cảm trong tâm hồn con trẻ. Trên thực
tế, trẻ em lớn lên không chỉ bằng những câu hát ru “À ơi” ngọt ngào đằm
thắm, hay những câu chuyện cổ tích với những yếu tố kì ảo, huyền bí. Trẻ còn
cần đƣợc tiếp xúc với những câu chuyện mang nội dung gần gũi, đời thƣờng,
quen thuộc tồn tại ngay trong cuộc sống xung quanh trẻ. Những câu chuyện
này có thể đến với trẻ thông qua con đƣờng mẹ đọc con nghe, bà đọc cháu
nghe… Cũng chính từ những câu chuyện này, trí tƣởng tƣởng của trẻ em sẽ
đƣợc chắp cánh, phát triển. Từ đây, thế giới tinh thần của trẻ sẽ đƣợc mở rộng
và phong phú hơn.
1.2.Một số năm trở lại đây, văn chƣơng viết cho trẻ em có sự phát triển
vƣợt trội so với những giai đoạn trƣớc. Nhiều tác giả mới xuất hiện, với lối
viết thông minh, dí dỏm, cách tiếp cận vấn đề mang đậm màu sắc trẻ thơ.
Trên các trang viết của mình, nhiều tác giả không chỉ thể hiện sự trìu mến, tha
thiết đối với trẻ thơ mà còn cho thấy “sắc thái văn hóa vùng miền” rất rõ rệt.
Trong số đó, Võ Diệu Thanh là một tác giả nổi bật cho tính chất văn chƣơng
Nam Bộ khi viết cho trẻ em. Vốn là một cô giáo dạy Mĩ thuật ở trƣờng tiểu
học, nhƣng bằng tình yêu văn chƣơng và sự đôn hậu, ân tình đối với trẻ em;
Võ Diệu Thanh đã ghi những dấu ấn khá riêng biệt. Hai tác phẩm “Siêu nhân
cua” và “Những cậu bé mặt trời” là những tác phẩm tiêu biểu của chị viết cho
trẻ em. Tìm hiểu thế giới trẻ thơ trong hai tác phẩm “Siêu nhân cua” và
“Những cậu bé mặt trời” là một trong những con đƣờng để khám phá thế giới
nghệ thuật trong sáng tác của cây bút Nam Bộ này.
Trên cơ sở đó, chúng tôi lựa chọn đề tài: Thế giới trẻ thơ trong hai tác
phẩm “Những cậu bé mặt trời” và “Siêu nhân cua” của nhà văn Võ Diệu
Thanh.

1



2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vừa là một giáo viên tiểu học, vừa là một nhà văn; cho đến nay, Võ
Diệu Thanh đã có nhiều tác phẩm ghi dấu ấn trong lòng độc giả nhƣ: Những
cậu bé mặt trời, Siêu nhân cua, Bờ vai của bờ vai… Sáng tác của chị đôn hậu,
ân tình, nhƣng cũng bộc lộ sự sắc sảo, đào sâu suy tƣ. Nhiều ý kiến đã ghi
nhận điều này.
Tác giả An Khê trong bài viết “Võ Diệu Thanh và câu chuyện Siêu
nhân cua hóm hỉnh” đã nhận định: “Tác giả Võ Diệu Thanh đã đứng dưới một
góc nhìn đầy công bằng và bao dung của người lớn để viết nên một câu
chuyện hóm hỉnh mà cảm động dành cho các bạn nhỏ. (…) độc giả biết đến
chị với tư cách là một cây bút nữ vỡi giọng văn từng trải, gai góc và đầy cá
tính” [1].
Tác giả Dƣơng Tử Thành thì nhận định: “Truyện ngắn của chị đậm chất
dân dã miền Tây với những con ngƣời bình dị mà ẩn chứa biết bao nhân tình.
Chị tự nhận văn mình “quê, cũ” nhƣng với ngƣời yêu văn chƣơng nó có sức
quyến rũ đặc biệt”.
Trên báo Giáo dục thời đại, tác giả Thùy Trang cũng khẳng định:
“Lặng lẽ cống hiến cho đời, đến nay chị đã cho ra đời mƣời một cuốn sách về
các thể loại nhƣ tiểu thuyết, tản văn, truyện ngắn, truyện vừa… dành cho
ngƣời lớn và thiếu nhi. Những tác phẩm ấy thấm đẫm chất trữ tình miền Tây,
những câu chuyện bình dị nhẹ nhàng nhƣng đầy bổ ích, khẳng định ý nghĩa
cuộc sống, niềm đam mê nghệ thuật chân thành của cô giáo, nhà văn” [6].
Trong cuộc phỏng vấn nhà văn Võ Diệu Thanh có tên “Võ Diệu Thanh:
chiến tranh nên lùi xa mãi mãi”, báo Sài Gòn giải phóng ngày 18/11/2018
nhận xét: “Kể từ sau giải nhì Văn học tuổi 20 lần 4, nhà văn Võ Diệu Thanh
đã có những bƣớc tiến dài trong văn chƣơng với hàng loạt tác phẩm dành cho
ngƣời lớn và thiếu nhi”.
Nhìn chung, các ý kiến đều nêu rõ những đóng góp cũng nhƣ những
đặc trƣng trong văn chƣơng Võ Diệu Thanh. Tuy nhiên, cho đến nay, chƣa có
bài viết hay công trình nào tìm hiểu về trẻ thơ, thế giới trẻ thơ trong các sáng


2


tác viết cho trẻ thơ của Võ Diệu Thanh. Đó là khoảng trống để chúng tôi thực
hiện đề tài.
3.Mục đích và Phạm vi nghiên cứu
3.1.Mục đích nghiên cứu
-Bƣớc đầu chỉ ra những đặc điểm cơ bản về thế giới trẻ thơ trong “Siêu
nhân Cua” và “Những cậu bé mặt trời” của Võ Diệu Thanh.
-Bƣớc đầu chỉ ra tính chất Nam Bộ khi khắc họa thế giới trẻ thơ trong
hai tác phẩm nói trên của Võ Diệu Thanh.
3.2.Phạm vi nghiên cứu
-Tập truyện “Siêu nhân cua” – Nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành năm
2015.
-Tập truyện “Những cậu bé mặt trời” – Nhà xuất bản Kim Đồng ấn
hành năm 2017.
4.Phƣơng pháp nghiên cứu
-Phƣơng pháp thống kê, phân loại
-Phƣơng pháp phân tích, đánh giá
-Phƣơng pháp so sánh, đối chiếu
5.Bố cục khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Khóa luận gồm hai
chƣơng nhƣ sau
Chƣơng 1: Đặc điểm thế giới trẻ thơ trong hai tập “Siêu nhân cua” và
“Những cậu bé mặt trời” của Võ Diệu Thanh
Chƣơng 2: Nghệ thuật thể hiện thế giới trẻ thơ trong hai tập “Siêu nhân
cua” và “Những cậu bé mặt trời” của Võ Diệu Thanh

3



CHƢƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM THẾ GIỚI TRẺ THƠ TRONG HAI TẬP
“SIÊU NHÂN CUA” VÀ “NHỮNG CẬU BÉ MẶT TRỜI”
CỦA VÕ DIỆU THANH
1.1.Vài nét về nhà văn Võ Diệu Thanh và tác phẩm
1.1.1. Nhà văn Võ Diệu Thanh
Võ Diệu Thanh sinh năm 1975, quê ở tỉnh An Giang. Chị vừa dạy học,
vừa sáng tác văn chƣơng. Hiện Võ Diệu Thanh là một giáo viên tại trƣờng
tiểu học Chợ Vàm huyện Tân Phú tỉnh An Giang. Chị đã cống hiến cho sự
nghiệp giáo dục ngay trên quê hƣơng của mình. Là một giáo viên nhƣng niềm
đam mê với văn chƣơng luôn thôi thúc trong nhà văn Võ Diệu Thanh. Có thể
nói, sự nghiệp văn chƣơng của Võ Diệu Thanh thành công cũng bởi năng
khiếu và sự say mê. Võ Diệu Thanh bắt đầu sự nghiệp từ năm 18 tuổi. Từ khi
còn là nữ sinh trung học phổ thông, nhà văn đã đạt giải Nhất Văn chƣơng Thủ
Khoa Nghĩa do Hội Văn học nghệ thuật phối hợp với Sở GD&ĐT tỉnh An
Giang tổ chức năm 1994. Thành công đầu đời đã đƣa Võ Diệu Thanh đến sâu
hơn với nghiệp sáng tác văn chƣơng và nhà văn cũng sớm trở thành một thành
viên của Hội nhà văn Việt Nam vào năm 2012. Cho đến nay cô giáo, nhà văn
Võ Diệu Thanh đã có nhiều tác phẩm để lại dấu ấn trong lòng độc giả không
chỉ văn học dành cho ngƣời lớn mà còn có cả những sáng tác dành cho trẻ em
nhƣ: Cô con gái ngỗ ngược, Gạt đi nước mắt, Lời thề đá, Mười bảy cây số
đường ma, Siêu nhân cua, Những cậu bé mặt trời...
Trên mỗi trang viết, Võ Diệu Thanh cho ngƣời đọc thấy đƣợc sự đam
mê và đầu tƣ kỹ lƣỡng trong từng câu chữ. Nhà văn nhƣ viết bằng chính vốn
sống của mình của một con ngƣời từng trải, viết bằng những chất liệu của
cuộc sống xung quanh gần gũi và thân thuộc. Không khó để tìm thấy trong
sáng tác của Võ Diệu Thanh những hình ảnh quen thuộc của vùng đất Nam
Bộ; từ mảnh đất, con sông những cảnh vật thiên nhiên bình dị; đâu đó còn là
những con ngƣời của vùng quê thân thƣơng ấy, những con ngƣời mộc mạc,

giàu tình cảm cho dù cuộc sống còn khó khăn, cơ cực. Đó chính là những số
phận, những nỗi niềm của những con ngƣời của quê hƣơng mà nhà văn gửi
gắm, gìn giữ và sẻ chia trong mỗi trang văn. Đọc những sáng tác của Võ Diệu

4


Thanh, chúng ta nhƣ thấy quê hƣơng miền Tây đang hiện hữu bởi những chất
liệu làm nên sáng tác của nhà văn mang đặc trƣng, dấu ấn của vùng đất ấy.
Mỗi một yếu tố đƣợc đƣa vào trang văn giúp ngƣời đọc thấy đƣợc sự tinh tế,
sắc sảo trong sáng tác của tác giả Võ Diệu Thanh. Đâu đó còn là sự suy tƣ sâu
lắng, sự yêu mến, là nỗi niềm gửi gắm và cả những sự chia sẻ, cảm thông mà
tác giả Võ Diệu Thanh dành cho mảnh đất cũng nhƣ những con ngƣời, những
số phận của miền quê hƣơng gần gũi và thân thuộc.
Vừa làm công tác giảng dạy, vừa sáng tác văn chƣơng nên những sáng
tác của nhà văn Võ Diệu Thanh dành cho trẻ thơ thật vô cùng trong trẻo, hồn
nhiên và sáng lấp lánh nhƣ lứa tuổi học trò. Có lẽ nghề giáo đã góp phần bồi
thêm cho sự nghiệp văn chƣơng, giúp cho Võ Diệu Thanh có đƣợc những ý
tƣởng mới cùng những sự sáng tạo không chỉ ở nội dung mà còn trong lối viết;
để từ đó nhà văn có thể viết lên những tác phẩm có sự đầu tƣ kỹ lƣỡng, câu từ
trau chuốt dành cho tuổi thơ. Sáng tác của Võ Diệu Thanh mở ra một thế giới
trẻ thơ, nơi đó hội tụ đầy đủ những thanh âm trong trẻo nhất, tƣơi đẹp nhất của
tuổi thơ. Bên cạnh đó, thế giới trẻ thơ trong sáng tác của nhà văn cũng có
những nốt trầm, những nhịp trầm khiến cho ngƣời đọc phải suy ngẫm, phải
thấm thía và rồi thấu hiểu hơn về thế giới thơ trẻ. Không chỉ là sự khắc họa nét
hồn nhiên của trẻ thơ trong tác phẩm của mình; Võ Diệu Thanh còn cho độc
giả thấy trong sáng tác của mình những hoàn cảnh, những mảnh đời trẻ thơ bất
hạnh. Mỗi nhân vật, mỗi câu chuyện là mỗi hoàn cảnh khác nhau với những
nỗi niềm khác nhau. Đằng sau những số phận, những nỗi niềm đó là sự thấu
hiểu, cảm thông và chia sẻ đƣợc tác giả gửi gắm. Có thể thấy, trong sáng tác

dành cho trẻ thơ Võ Diệu Thanh đã đƣa vào đó những tình thƣơng, sự bao dung
của chính mình dành cho mỗi nhân vật, điều ấy đã tạo nên sự đôn hậu, nhân
tình, sự suy tƣ sâu lắng trong mỗi tác phẩm của nhà văn Võ Diệu Thanh dành
cho độc giả nhỏ tuổi.
Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Võ Diệu Thanh đã đóng góp nhiều
tác phẩm giá trị cho nền văn học, trong đó có cả những sáng tác dành cho trẻ em
và ngƣời lớn. Một số tác phẩm của Võ Diệu Thanh đã đƣợc xuất bản nhƣ:
- Lời thề đá - tập truyện, NXB Phƣơng Đông 2008

5


- Cô con gái ngỗ ngược - tập truyện ngắn, NXB Trẻ 2010
- Gạt nước mắt đi - tập truyện ngắn, NXB Trẻ 2011
- Lần đầu thấy trăng - tiểu thuyết, NXB Phụ nữ 2013
- Siêu nhân cua - truyện thiếu nhi, NXB Kim Đồng 2015
- Những cậu bé mặt trời - tập truyện thiếu nhi, NXB Kim Đồng 2017
Với những đóng góp cho sự nghiệp văn chƣơng, nhà văn Võ Diệu
Thanh đã đạt đƣợc một số giải thƣởng nhƣ:
- Năm 2004,tác giả đã đoạt liền giải Nhất, Nhì, Ba cuộc thi viết Gương
người tốt việc tốt trong phong trào khuyến học do Hội Liên Hiệp Văn học
Nghệt thuật tỉnh An Giang, kết hợp với báo An Giang và Hội khuyến học tỉnh
An Giang tổ chức.
- Năm 2005, đoạt giải khuyến khích cuộc thi viết Kỉ niệm 30 năm giải
phóng miền Nam do Hội Liên hiệp Văn học tỉnh An Giang tổ chức.
- Giải Nhì văn học tuổi hai mươi lần thứ 4 do nhà xuất bản trẻ phối hợp
với báo Tuổi Trẻ, Hội Văn học Nghệ thuật thành phố Hồ Chí Minh tổ chức tập truyện ngắn Cô con gái ngỗ ngược.
- Năm 2011, đoạt giải Nhất cuộc thi truyện ngắn trên trang mạng xã
hội Yume.
- Giải Khuyến khích cuộc thi truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long tập truyện ngắn Mười bảy cây số đường ma.

- Giải Nhì cuộc thi truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long - truyện
Giống mùa nghịch.
- Giải C do Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật toàn quốc xét tặng
hàng năm - tập truyện ngắn Lời thề đá.
-Giải thƣởng truyện ngắn hay tạp chí Nhà văn và Tác phẩm - truyện
Đường về Cheo Reo.
- Giải C cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi do Dự án Hỗ trợ Văn học
Thiếu nhi Việt Nam - Đan Mạch tổ chức - truyện ngắn Tiền của thần cây.

6


- Năm 2016, đoạt giải Ba cuộc thi truyện ngắn viết cho thiếu nhi do
NXB Kim Đồng phối hợp cùng Hội nhà văn Đan Mạch tổ chức.
- Giải Ba cuộc thi viết về tôn giáo do Giáo xứ Xuân Lộc tổ chức.
1.1.2. “Siêu nhân cua” và “Những cậu bé mặt trời”
“Siêu nhân cua” là một trong số những tác phẩm nổi bật của tác giả Võ
Diệu Thanh viết dành cho trẻ em, cũng là truyện thiếu nhi đầu tay của Võ
Diệu Thanh. Truyện đƣợc xuất bản năm 2015 bởi Nhà xuất bản Kim Đồng.
Nguồn cảm hứng của tác phẩm chính là những kỉ niệm đáng nhớ của tác giả
đã trải qua với học trò của mình tại trƣờng Tiểu học Cồn Vàm, tỉnh An Giang.
Tập truyện bao gồm mƣời tám chƣơng, mỗi chƣơng đƣợc tác giả đặt nhan đề
phù hợp với nội dung của mỗi câu chuyện trong tập “Siêu nhân cua”. Mạch
chảy xuyên suốt tác phẩm là những câu chuyện về bạn bè, thầy cô, trƣờng lớp
của ba bạn nhỏ Hƣng, Nam và Mai. Ba bạn nhỏ trong một lớp học nhất quỉ
nhì ma, mỗi ngƣời một tính cách chẳng ai chịu nhƣờng ai, ba bạn nhỏ thƣờng
ganh đua nhau, chọc phá nhau nhƣng cũng rất yêu thƣơng nhau và đoàn kết,
không chỉ vậy, ba bạn nhỏ lại có chung một sở thích là học vẽ. Với tác phẩm
“Siêu nhân cua” tác giả đã khắc họa nên một tuổi thơ vô cùng trong trẻo,
khiến cho ngƣời đọc cảm thấy vui tƣơi và thú vị bởi nhiều điều bất ngờ về trí

tƣởng tƣợng trong thế giới của trẻ thơ. Sự tƣởng tƣợng của trẻ thơ luôn rộng
lớn và kì ảo, khó để có thể diễn tả hết thế. Thế nhƣng trong sáng tác của mình,
Võ Diệu Thanh đã đƣa ngƣời đọc đến gần hơn, sâu hơn vào thế giới tƣởng
tƣợng ấy. Ngƣời đọc không khỏi giật mình khi đọc “Siêu nhân cua” để nhớ lại
tuổi thơ của mình cũng đã từng trải qua những điều bình dị, giản đơn nhƣ thế.
Đó chính là câu chuyện về những giờ học vẽ của ba bạn nhỏ Nam, Hƣng và
Mai. Tất cả chƣa dừng lại ở đó bởi sự xuất hiện của một cô giáo dạy mĩ thuật
vô cùng cá tính và đăc biệt. Cô đặc biệt đến nỗi học sinh nghĩ cô nhẹ dạ, cô
thù vặt rồi còn cả nghi ngờ cô có vấn đề về mĩ thuật trong chƣơng mƣời tám
“Cô Thanh có vấn đề về mĩ thuật” của tập truyện “Siêu nhân cua”. Chính cô
giáo đặc biệt ấy là ngƣời hƣớng dẫn các bạn nhỏ trở thành những họa sĩ nhí
tài năng, vẽ lên những bức tranh độc nhất. Cô chính là ngƣời đƣa sự sáng tạo
và tƣởng tƣợng của trẻ bay cao và bay xa, đƣa trẻ vào một thế giới mà trẻ
luôn đƣợc khích lệ động viên cho những ý tƣởng sáng tạo kỳ lạ. Chính điều
7


đó đã tạo ra một hình tƣợng siêu nhân cua độc đáo và duy nhất chỉ có trong
tác phẩm “Siêu nhân cua” của Võ Diệu Thanh. Không những thế, tác phẩm
còn đƣa ngƣời đọc về với miền đất Nam Bộ, với không gian sông nƣớc cùng
cảnh sinh hoạt của những con ngƣời của vùng đất ấy. Có thể nói, “Siêu nhân
cua” của Võ Diệu Thanh là một tác phẩm hay dành cho bạn đọc nhỏ tuổi. Nó
nhƣ một món quà nhỏ nhắn, đáng yêu; mang đến sự tƣơi vui, mới mẻ bằng
chính những điều giản dị, gần gũi với trẻ thơ.
Cùng mạch chảy viết cho trẻ thơ, tiếp nối thành công của tập truyện
đầu tay “Siêu nhân Cua”; Võ Diệu Thanh đã viết tác phẩm “Những cậu bé
mặt trời”. Tập truyện đƣợc xuất bản năm 2017 bởi Nhà xuất bản Kim Đồng.
Nguồn cảm hứng để Võ Diệu Thanh viết lên “Những cậu bé mặt trời” chính
là những câu chuyện thật về hoàn cảnh của học trò mà cô dạy dỗ trên cƣơng
vị là một giáo viên; với tất cả sự thấu hiểu, sẻ chia cùng với học sinh của

mình. Tác phẩm gồm sáu truyện ngắn, mỗi truyện có một nội dung khác nhau
phản ánh sự muôn màu trong bức tranh cuộc sống. Mỗi câu chuyện là mỗi
hoàn cảnh khác nhau của những đứa trẻ tƣởng chừng nhƣ tinh nghịch, quậy
phá làm cho ngƣời lớn phát điên; nhƣng đằng sau đó lại là những câu chuyện
khiến cho ngƣời lớn phải thắt lòng, xót xa. Dƣới ngòi bút của mình, tác giả
Võ Diệu Thanh đã đƣa ngƣời đọc tới với những đứa trẻ thật đặc biệt: ban đầu
chúng xuất hiện với nghịch ngợm, sự phá phách, sự lầm lì gai góc; nhƣng sau
đó là cả những câu chuyện khiến sự thƣơng cảm trào dâng. Những đứa trẻ đó
vốn chịu sự cô đơn, thiếu thốn về tình cảm, chắc do vậy mà tính cách của
chúng, suy nghĩ của chúng cũng đƣợc nhào nặn một cách đặc biệt. Chính tác
giả Võ Diệu Thanh cũng từng nói về “Những cậu bé mặt trời”: “Những đứa
trẻ cô đơn quậy tưng bừng giữa đám đông bạn bè. Vì cớ gì? Ai thấy đó là
bóng tối, ai thấy đó là lạnh giá vô cảm? Tôi thấy nó là ánh sáng chói lòa, rực
nóng và đơn độc. Những mặt trời vô tư đốt cô đơn của chính mình để làm gì
cũng không biết nữa. Là học trò tôi đó, bởi một thời tôi cũng là một mặt trời
đơn độc. Không sao cả. Vì rồi ánh sáng của mặt trời vẫn lộng lẫy bốn mùa.
Vì rồi cũng có ai đó nhận được ánh sáng của nó. Chắc chắn vậy.”
Mỗi số phận, hoàn cảnh của những đứa trẻ trong tập truyện khiến cho
độc giả có cái nhìn sâu sắc hơn về sự bất hạnh trong cuộc sống. Sẽ ra sao nếu

8


không có sự động viên, sự bao dung, che chở và hơn hết là tình thƣơng với
những số phận đặc biệt ấy. Võ Diệu Thanh đã dành trọn tâm tình của mình
cho số phận của mỗi nhân vật; để tới cuối mỗi tác phẩm, các nhân vật đều có
những bƣớc chuyển mình thật sự tốt đẹp, với sự sẻ chia từ bạn bè, thầy cô.
Chính điều đó đã đem đến ánh sáng cho những số phận trẻ thơ bất hạnh. Là
một tác phẩm dành cho trẻ em nhƣng “Những cậu bé mặt trời” lại cũng nhƣ
một lời gửi gắm, nhắn nhủ tới những bậc phụ huynh, những ngƣời làm cha

mẹ về tình thƣơng và sự bao dung đối với những đứa trẻ thơ. Phải chăng
trong xã hội ngày nay, ngƣời lớn đang đòi hỏi ở trẻ thơ những điều quá lớn
lao, phi lý; tuổi thơ của con trẻ cần đƣợc dành cho những điều tốt đẹp nhất.
Trẻ thơ khi sinh ra không chỉ cần nhận đƣợc sự chăm sóc và yêu thƣơng, trẻ
thơ cần nhận đƣợc sự thấu hiểu từ ngƣời lớn. Để thấu hiểu, ngƣời lớn cần phải
kiên nhẫn và bao dung với con trẻ nhiều hơn.
Để giúp trẻ thơ có những điều kiện tốt nhất để phát triển, việc tạo cho
các em những suy nghĩ đầu đời trong sáng là điều vô cùng quan trọng. Hai tác
phẩm “Siêu nhân cua” và “Những cậu bé mặt trời” của Võ Diệu Thanh là hai
tác phẩm tiêu biểu giúp mang đến cho trẻ thơ cảm nhận về tuổi thơ hồn nhiên,
trong sáng; mang đến cho trẻ những tiếng cƣời sảng khoái, những bài học
giáo dục nhẹ nhàng nhƣng thấm sâu vào tâm hồn trẻ. Cùng với đó, nó giúp
cho trẻ trƣởng thành hơn, giúp cho ngƣời lớn có cái nhìn thấu hiểu hơn đối
với con trẻ.
1.2. Những khía cạnh cơ bản của thế giới trẻ thơ trong hai tập “Siêu
nhân cua” và “Những cậu bé mặt trời”
Nhà thơ Victor Hugo đã viết:
“Đẹp sao con trẻ! Với môi chúm chím đáng yêu
Lòng em dịu hiền tin cậy, giọng em muốn nói muôn điều
Tiếng khóc em dễ dàng chóng nín
Đƣa mắt khắp nơi nhìn ngạc nhiên thƣơng mến
Bốn phía hiến dâng cho đời cả tâm hồn
Và sẵn sàng đƣa má đón hôn!”

9


(Khi trẻ con xuất hiện)
Tuổi thơ là giai đoạn ai cũng trải qua trong đời, ai cũng bƣớc qua rồi
mới thành ngƣời lớn. Khi mới sinh ra, trẻ em nhƣ những thiên thần nhỏ vô tƣ

và trong sáng, mọi điều xung quanh đều mới mẻ, đều là những điều ham thích
tìm tòi, khám phá. Có lẽ bởi thế mà thế giới của trẻ thơ luôn sinh động và
nhiều sắc màu khiến cho đời sống của những đứa trẻ trở lên tƣơi vui, náo
nhiệt. Và rồi thế giới ấy cũng trở thành một niềm nhớ nhung cho mỗi ngƣời
khi đã lớn lên, ai ai đến khi trƣởng thành đều mong ƣớc đƣợc quay về tuổi thơ
của mình. Phải chăng thế giới ngày thơ bé ấy có một sức hút lớn lao, hay có
một phép màu để ai cũng muốn trở lại cho dù đã lớn khôn.
Trong hai tác phẩm “Siêu nhân cua” và “Những cậu bé mặt trời”, Võ
Diệu Thanh đã xây dựng nên một thế giới trẻ thơ với nhiều góc độ khác nhau:
Một thế giới trẻ thơ trong trẻo, hồn nhiên song hành cùng một thế giới trẻ thơ
với những nỗi niềm và số phận của những đứa trẻ. Thế giới ấy không chỉ tƣơi
vui, rạng rỡ mà còn sâu lắng, thấm thía; để lại những dƣ âm khiến độc giả suy
ngẫm.
1.2.1. Thế giới trẻ thơ nhìn từ sự trong trẻo, hồn nhiên
Trong trẻo, hồn nhiên vốn là những điểm sáng nổi bật ở thế giới của trẻ
thơ. Trong sáng tác của mình, nhà văn Võ Diệu Thanh đã tận dụng cái trong
trẻo, hồn nhiên ấy để xây dựng một thế giới trẻ thơ với những điều gần gũi,
giản dị với lứa tuổi trẻ em. Đó chính là những câu chuyện hằng ngày xoay
quanh những đứa trẻ; những câu chuyện về thiên nhiên và con ngƣời ở chính
nơi mà những đứa trẻ sinh ra và lớn lên.
Trong tác phẩm “Siêu nhân cua”, hình ảnh thế giới trẻ thơ hồn nhiên
đƣợc bộc lộ qua ba nhân vật Hƣng, Nam và Mai; sự trong trẻo ở thế giới trẻ thơ
của những đứa trẻ cùng trang lứa ấy đƣợc thể hiện từ lời nói, hành động cho
đến suy nghĩ và cả tính cách của mỗi bạn nhỏ. Mỗi nhân vật trong “Siêu nhân
cua” là một màu sắc giữa những gam màu phong phú của thế giới trẻ thơ.
Chúng nghịch ngợm nhƣng cũng ngô nghê, hóm hỉnh đôi khi lại có nét sâu sắc
khiến ngƣời đọc cảm thấy bất ngờ.

10



Truyện “Siêu nhân cua” mở đầu với câu chuyện “Rất là Trán Dồ” đầy
hóm hỉnh và hồn nhiên. Câu chuyện xoay quanh một cái tên vô cùng hài
hƣớc, cái tên đặc biệt đến nỗi nó làm cho bạn thì cƣời bò ra, bạn thì nổi giận,
rồi nó kéo theo cả sự hờn giận khiến cho cô giáo cũng phải ra tay để phân xử,
xoay quanh cái tên ấy mà các nhân vật nhƣ đƣợc bộc lộ những gì hồn nhiên,
trong sáng nhất với tính cách của những đứa trẻ thơ. Một cậu trò đƣợc ông
ngoại đến lớp tìm, cậu trò ấy không chỉ đƣợc tìm bằng cái tên gọi hằng ngày
mà ông tìm cậu bé bằng đặc điểm riêng của cậu. Đó chính là cậu bé Nam với
cái “trán dồ”. Chắc hẳn nghe thấy cụm “trán dồ”, nhiều bạn nhỏ còn lạ lẫm
lắm, đó là một cái trán cao và rộng mà mọi ngƣời vẫn thƣờng nói đó là cái
trán dô. Khi cái tên đó đƣợc nói ra, ngay lập tức trở thành một cái tên hay ho,
lí thú, để Hƣng - một cậu bé cùng lớp với Nam nhắc đi nhắc lại suốt mà
không biết chán. Lần đầu tiên Hƣng gọi Nam là trán dồ có lẽ Nam chƣa kịp
để ý tới Hƣng đã làm gì với cái tên của mình nhƣng đến lần thứ hai, khi Hƣng
đứng trƣớc mặt Nam và nói: “Trán Dồ ơi, Trán Dồ à, Trán Dồ...” [4;6], Nam
òa khóc chạy đi mách với cô Thanh, một giáo viên dạy mĩ thuật nhƣng cũng
nhƣ cô giáo chủ nhiệm vậy. Cô Thanh đã giúp phân xử nhƣng Hƣng chẳng
thể quên cái tên hay ho khi gọi Nam. Sự ham thích với việc trêu chọc đối với
cái tên ấy có thể khiến cho hai cậu trò nhỏ có thể lao vào nhau mà đấm đá cho
bõ tức,“thằng Nam nổi điên vác nguyên cuốn sách chọi vô mặt tôi” [4;9]. Nét
trẻ con, ngây thơ của đứa trẻ ấy chính là khi thấy mình đang bị trêu trọc, bị
bắt nạt thì ngay lập tức tìm ngay tới một nơi, một ngƣời mà bản thân có thể
tin tƣởng để phân bua nỗi ấm ức đang ở trong lòng, mặc dù cũng cảm thấy
mình là ngƣời gây ra lỗi. Cô Thanh xuất hiện để giải quyết mọi mâu thuẫn của
những đứa học trò nhỏ. Cô công bằng, phân minh bằng mọi cách giúp học trò
của mình cảm thấy ổn thỏa nhất; dù bằng cách nào đi chăng nữa, kể cả việc
vào nhà vệ sinh nam tìm Hƣng lôi về lớp để hỏi tội, nơi mà Hƣng vốn cho
rằng đó là “một chỗ trốn ngon lành”. Nhƣng với cô Thanh thì hoàn toàn
không, Hƣng cũng sợ cô Thanh, đến cả suy nghĩ cũng nhƣ ghi nhớ điều đó.

Hƣng đã nghĩ cô Thanh gắn với hình ảnh “cặp mắt sáng hơn đèn xe ô tô” hay
cô có “cặp mắt xuyên thấu qua tƣờng”. Suy nghĩ ngô nghê ấy làm cho một cô
giáo vốn là ngƣời trang nghiêm, học trò ai nấy đều e dè lại trở thành một
ngƣời vô cùng thân thiết, giống nhƣ ngƣời bạn có thể sẻ chia nhiều điều. Cô
11


Thanh luôn sẵn sàng giải quyết mọi chuyện của đám học trò dù là chuyện nhỏ
nhất. Mặc dù chỉ là trêu chọc nhau nhƣng cô luôn phân xử thỏa đáng. Quay
trở lại với cái tên “Trán Dồ”, khi đã nhắc Hƣng nhiều lần mà không đƣợc vậy
là cuối cùng cô đã chọn cách giải thích để Nam hiểu “trán dồ là trán của
người thông minh. Không có gì phải lo lắng xấu hổ hết. Mà em có thấy em
thông minh hơn Hưng đúng không” [4;10]. Cách mà cô Thanh giải thích đã
tạo cho Nam sự tự tin hơn với cái đặc điểm của mình, cách nói của cô khiến
cho Hƣng nhận ra một cái khó nữa để hiểu ngoài cái tên “trán dồ”. Bằng sự
hồn nhiên, vô lo vô nghĩ của tuổi thơ, Hƣng vẫn luôn cảm thấy thích thú với cái
tên “Trán Dồ”. Tuy vậy, nói một mình mãi cũng chán, Hƣng nghĩ rằng khi gọi
Nam nhƣ thế Nam sẽ nổi cáu và đuổi theo mình: “Giá như Nam rượt tôi thì
vui hơn” [4;12], rồi tới một ngày khi Hƣng đang làm trò với cái tên “Trán dồ”
để gọi Nam thì Nam chợt để ý tới Hƣng với cái mặt “chành bành” và Nam cƣời
phá lên kéo theo Mai cƣời làm cho Hƣng thấy ngƣợng. Nhƣng rồi đứa trẻ cũng
mau quên cái ngƣợng ấy, hòa chung tiếng cƣời cùng hai bạn nhỏ kia. Lớp học
nhỏ trở nên vui nhộn với những cái tên, cái biệt danh khó có thể quên “Hƣng
mặt bành và Nam trán dồ”. Câu chuyện đƣa ngƣời đọc vào thế giới của trẻ thơ,
tinh nghịch, hờn dỗi, trêu chọc, ... tất cả đều hồn nhiên, sáng trong không một
vệt u buồn, sự sáng trong lấp lánh nhƣ chính lứa tuổi của các em.
Lớp học nhỏ của ba bạn học trò Hƣng, Nam và Mai, không chỉ xôn xao
bởi câu chuyện về những cái tên, mà trong lớp học ấy còn có đủ các trò khác
cần ngƣời phán xử nhƣ cô Thanh giải quyết. Trong những chƣơng tiếp theo của
truyện “Siêu nhân cua”, độc giả sẽ thấy thế giới trẻ thơ trong trẻo hồn nhiên ấy

hiện lên vô cùng sống động với mỗi nhân vật, mỗi câu chuyện đƣợc xây dựng
để tạo nên một thế giới trẻ thơ trong truyện.
Câu chuyện về những cái tên khép lại, cô Thanh lại đau đầu với chuyện
“Phân ranh” trong chƣơng hai của truyện. Chắc hẳn ở thời còn đi học thì bạn
học sinh nào cũng từng làm cái chuyện phân ranh giới với ngƣời bạn cùng bàn
của mình, vì muôn vàn lý do mà những vạch kẻ trắng, kẻ xanh cứ xuất hiện
trên mặt bàn, tại vị trí giữa hai ngƣời bạn ngồi chung bàn; và rồi không có ai
đƣợc đi qua cái vạch ấy cả. Phần “Phân ranh” trong truyện “Siêu nhân cua”
cũng là một câu chuyện chia vạch ranh giới khiến cô Thanh phải đau đầu. Lý
12


do hai ngƣời bạn Nam và Mai chung bàn phải phân ranh là bởi “Mai ở dơ lắm,
đi học không tắm, ngồi gần rất là hôi” [4;13]. Dù cô Thanh có giải thích thế
nào đi nữa thì cái mùi hôi ấy cũng không thể nào hết, vì mùi đó không phải mùi
bùn đất dính trên ngƣời Mai mà là mùi của phân gà. Nam nhất quyết không bỏ
cái ranh giữa Nam và Mai, tuy cũng có những lúc hai bạn quên đi cái đƣờng
phấn ấy mà chồm qua, nhƣng cái mùi hôi ấy nó lại làm cho Nam sực nhớ cái
ranh mà quay về bàn của mình.
Nhân vật Mai trong truyện hiện lên trong hoàn cảnh thật trớ trêu, đi đến
lớp học mà ngƣời lại có mùi và bùn đất bám đầy áo quần, khiến cho các bạn
trong lớp nhƣ chẳng có ai muốn lại gần Mai. Cái tình huống ấy không làm
ngƣời ta trách những đứa trẻ chƣa hiểu chuyện nhƣng lại làm cho ta thấy
thƣơng cái cảnh thật éo le. Chắc hẳn phải có lý do gì đặc biệt thì Mai mới có
bộ dạng nhƣ thế “cái áo trắng của nó ngày nào cũng lấm lem đất”. Và qua
cuộc nói chuyện với cô Thanh thì lý do cũng đƣợc hé lộ:
“- Con đi học có thay đồ không Mai?
- Con thay áo rồi. Nhưng mà con gặp con cua.
- Con cua nó làm áo con dơ à?
- Dạ.’’ [4;15]

Câu trả lời thật thà, ngô nghê của Mai khiến cho các bạn trong lớp nghi
ngờ: “Bạn có bắt cua đâu mà nói con cua nó làm áo bạn dơ. Mà con cua nó
không hôi như vậy”[4;13]. Cái hoàn cảnh của Mai lúc ấy thật là đuối lý, cô bé
ngây thơ nhƣ không biết mình phải làm gì để cho các bạn có thể hiểu đƣợc.
Có lẽ lúc này cô bé ấy cần lắm một sự tin tƣởng, một ai đó đứng về phía
mình. Mai vốn học giỏi, nhƣng cô bé lại khờ, cái “khờ” của Mai chính là cái
hồn nhiên, trong trẻo của tâm hồn thơ bé trong thế giới trẻ thơ đƣợc khắc họa
trong tác phẩm. Mai là một minh chứng rõ ràng cho cái sự thơ ngây, dễ tin
tƣởng vào ai đó, niềm tin của một đứa trẻ vào tất cả những điều tai nghe, mắt
thấy và cả những điều nằm trong suy nghĩ, tất cả đều đƣợc chúng xem nhƣ
một chân lý, xem nhƣ những điều luôn đúng. Cô Thanh nói “nó học giỏi mà
khờ khủng khiếp” [4;16]. Trong mắt bạn bè, Mai cũng là một cô bé “khờ tới
mức tin mấy chuyện không có trên đời. Má nó nói lượm nó được ở bên bụi
13


chuối, kiến bu tùm lum, vậy là nó khóc thút thít thút thít, cằn nhằn cằn nhử.
Nó nói sao mẹ để con nhỏ bị kiến bu tùm lum tội nghiệp con nhỏ quá vậy? Nó
khóc mấy ngày vì cái vụ kiến lửa chỗ bụi chuối” [4;17]. Mai đúng là khờ thật,
khờ đúng nhƣ suy nghĩ non nớt của trẻ thơ, đó chính là một tâm hồn trong
sáng nhƣ nắng ban mai. Mai không phải chỉ là một cô bé khờ mà Mai còn rất
gan, cái gan của Mai không phải giống nhƣ các bạn cùng trang lứa nghĩ đó là
phải đi chọc ma, chọc ong. Cái gan của Mai đƣợc cô Thanh nhận định qua
cách vẽ, cách viết của Mai, chữ nó không giống ai, nó vẽ cũng không ai biết
nó vẽ gì là những gì bạn bè nghĩ về Mai, còn với cô Thanh thì cái gan của
Mai là “cái gì cũng dám vẽ”. Cho dù các bạn có nói gì về những bức tranh
của Mai thì Mai vẫn đƣợc xem là một ngƣời vẽ rất giỏi, tranh của Mai vẽ
thƣờng đƣợc cô Thanh chọn để treo ở lớp, Mai còn đƣợc đi thi vẽ tranh ở tỉnh
và đƣợc giải Ba, đƣợc cả tiền thƣởng mang về.
Qua môn vẽ mà Mai thể hiện đƣợc trí tƣởng tƣợng phong phú của

mình, Mai đƣợc thỏa sức vẽ ra thế giới trong tƣởng tƣợng của mình. Đó cũng
chính là thế giới tuổi thơ trong trẻo nhất của một cô bé học sinh. Bức tranh
Mai vẽ luôn hiện ra những sự tƣởng tƣợng vô cùng phong phú về những điều
đến từ thế giới bên ngoài, Mai đã vẽ nhà cho cá, vẽ chú chim đang bay, vẽ cây
xoài, vẽ cô Thanh,... tất cả đều là những sự vật, con ngƣời gần gũi và thân
thuộc nhất trong cuộc sống của Mai. Mai đƣợc cho là gan vì Mai dám vẽ tất
cả mọi thứ bằng chính sự tƣởng tƣợng của mình mà không theo một khuôn
mẫu nào cả. Cho dù có những thứ Mai sợ thì Mai cũng vẽ nhƣ là vẽ hình con
ma “con Ma nhỏ Mai nó vẽ có hai mắt là hình hai con nhền nhện, mỗi sợi tóc
là một con rắn, hai chân mày là hai con rít, hai cái lỗ tai là hai con sâu...”
[4;18]. Nhƣng điều làm cho Mai sợ nhất đó là con cua vì Mai đã từng bị cua
kẹp rất đau, cái đau đớn ấy nó đi sâu vào trong trí nhớ của Mai khiến cô bé
không thể quên đi, từ đó cua nhƣ trở thành nỗi ám ảnh rất lớn đối với Mai.
Nói đến nỗi sợ, có lẽ không đơn thuần là Mai sợ con cua, mà trong nỗi sợ của
Mai thực ra là cả một “thằng cua”, một con ngƣời thật có cái càng cua; có lẽ
nào lại có một con ngƣời đặc biệt đến thế?
Câu chuyện về “thằng cua” thật cho ngƣời ta thấy rõ hơn cái thế giới
tuổi thơ hồn nhiên của con trẻ, chúng cho những điều lạ lẫm, khác thƣờng xảy
14


ra trong cuộc sống nhƣ một điều vô cùng kỳ dị, kỳ dị đến đáng sợ. Vốn
“thằng cua” trong tập truyện “Siêu nhân cua” là một bé gái có khuôn mặt
giống nhƣ con trai, nhƣng bàn tay của cô bé ấy lại không giống với những bạn
khác, bàn tay ấy có đến mƣời một ngón tay. Và với Mai thì đó là một cái càng
cua thực sự, một điều ám ảnh làm cho Mai sợ hãi mỗi lần gặp “thằng cua”.
Cứ mỗi lần nhƣ thế là Mai chạy, chạy đến ngã lên ngã xuống, quần áo lấm
lem những bùn. Nhƣng rồi thế giới trẻ thơ ấy cũng thật kỳ diệu, bởi những sự
tan biến trong chớp nhoáng khiến cho thế giới ấy có thể dung nạp, hòa hợp
những điều tƣởng chừng là không thể. “Thằng cua” mà Mai vẫn sợ hãi vô

cùng cũng có một ngày về học chung lớp với Mai, Mai chẳng còn sợ “thằng
cua” ấy nữa mà còn có thêm một ngƣời bạn đi học chung. Tuổi thơ ấy thật
đẹp đẽ với những tình bạn thật hồn nhiên, ngây thơ và trong sáng, hơn hết
những tình cảm chân thành của tuổi thơ ấy nhƣ một nguồn sống nuôi dƣỡng
những tâm hồn thơ bé, những tâm hồn đẹp đẽ và sáng trong.
Cùng với Mai, một trong những nhân vật chính trong truyện “Siêu nhân
cua” đó chính là nhân vật Nam, độc giả hẳn ấn tƣợng với nhân vật này với cái
“trán dồ” của một cậu trò thông minh. Nam Trán Dồ trong truyện vốn là một
cậu bé thông minh, học rất giỏi thế nhƣng cái sự trẻ thơ hồn nhiên ở cậu bé
này cũng đƣợc bộc lộ vô cùng trong sáng bởi cái tính nhút nhát“nó nhát ma
chê. Nó đương nhiên không dám đi chọc ma. Gặp con tò vò bay trên trần nhà
là nó chui xuống gậm bàn trốn” [4;32]. Nam cũng hay cằn nhằn, hay tranh
cãi với Mai vì những câu chuyện của trẻ con ở lớp học, từ những bài vẽ cho
đến những lời nói cũng dễ làm cho hai ngƣời bạn này ngay lập tức cãi cọ ồn
ào. Những cuộc tranh cãi dƣờng nhƣ không có hồi kết nếu không có sự xuất
hiện của Hƣng hay cô Thanh. Điều ấy làm cho không khí trong lớp học của ba
bạn nhỏ Hƣng, Nam và Mai lúc nào cũng náo nhiệt hết mức. Độc giả bắt gặp
thế giới trẻ thơ ở cậu bé Nam với hình ảnh Nam òa khóc khi bị gọi là Nam
Trán Dồ. Nam còn mách cô giáo khi bị bạn bè trêu trọc, cái trẻ con ấy là sự dễ
hờn dỗi, nhƣng rồi cũng mau quên. Cái sự ngây thơ, trẻ con ở cậu bé Nam
còn là sự phân biệt rõ ràng khoảng cách với ngƣời bạn cùng bàn là Mai,
không phải là do hờn giận mà cậu bé này cảm thấy sợ sệt bởi cái dơ của Mai
cho dù đƣợc cô Thanh khuyên nhƣ thế nào thì Nam vẫn nhất quyết không thể

15


bỏ cái ranh giới ấy đi, có lẽ ở cậu bé này cũng có chút nào đó cứng đầu và
kiên định hay phải chăng đó là sự khuôn mẫu.
Trong “Siêu nhân cua” độc giả thấy hình ảnh của Nam trong những

giờ học vẽ; cậu bé này không dám vẽ, không dám thể hiện những gì mình
tƣởng tƣợng ra trong suy nghĩ mà luôn làm theo một khuôn mẫu, luôn làm
cho mọi thứ đƣợc vẽ phải giống thật. Sự hồn nhiên ở cậu bé này có chút gì đó
già dặn hơn so với lứa tuổi, ít bay bổng và mơ mộng nhƣ bạn bè cùng trang
lứa. Nam chỉ thấy bài vẽ đẹp khi vẽ giống với trong sách mẫu, khi nhìn vào
hình vẽ phải thật rõ ràng thì mới là vẽ đẹp. Vậy nên Nam thƣờng xuyên cƣời
chê những bài vẽ của cô bé Mai“vẽ xấu hoắc mà cũng để như vậy mang cho
cô chấm” [4;33], Thậm chí Nam còn thấy ấm ức khi cô Thanh khen những
bài vẽ của Mai; nhƣng cậu bé ấy vẫn say sƣa nhìn tranh của Mai đƣợc treo ở
lớp nhƣ để tìm ra lời giải thích. Có những khi Nam ngừng vẽ mặc dù rất thích
môn học ấy, cho đến khi cô Thanh giúp Nam cảm thấy tự tin để vẽ thì cậu bé
cũng tiếp tục vẽ trở lại, tuy có đôi lúc chƣa hài lòng với những bức tranh mình
vẽ đƣợc. Tuy vậy, Nam không quên quan sát và nhận xét bài vẽ của ngƣời
bạn cùng bàn, từ những câu chuyện về vẽ nhà cho cá, vẽ chân cho con chim
đang bay... những câu chuyện ấy luôn gây xáo trộn không gian lớp học làm
cho cô Thanh phải lên tiếng để dập tắt những cuộc cãi cọ ấy. Dù vậy, Nam
luôn là ngƣời cảm thấy ấm ức. Cậu tìm cả ngƣời đến để phân bua nhƣ tìm
ngƣời đứng về phe của mình chỉ để chứng tỏ tranh của Mai là xấu. Cái sự hồn
nhiên vô tƣ ấy, đôi khi là sự khẳng định bản thân, mình là duy nhất, luôn
muốn mình vƣợt trội hơn bạn khác. Nam trong “Siêu nhân cua” nhƣ một hình
ảnh rõ ràng về tính trẻ con chƣa biết nhƣờng nhịn bạn bè và những ngƣời
xung quanh. Thế nhƣng, Nam cũng là một cậu bé hiểu chuyện, cậu cũng biết
lắng nghe để sẻ chia với bạn của mình khi biết Mai có một hoàn cảnh khó
khăn, cậu bé nhƣ cảm thấy có lỗi khi đã làm những điều chƣa tốt với Mai, cậu
bé trở nên thân thiết hơn với Mai từ sau khi đến thăm nhà của cô bé. Hơn thế,
cậu bé Nam còn biết bảo vệ bạn của mình giống nhƣ một siêu nhân dũng cảm,
bảo vệ bạn vƣợt qua nỗi sợ hãi, biết cho bạn mƣợn đồ dùng để cùng học. Tuy
nhiên sự hồn nhiên trong sáng của tuổi thơ đôi khi cũng chứa đựng chút gì đó
tự ti và cùng đó là cả sự ganh tị “ngày con Mai được lãnh phần thưởng bự,


16


Nam nhìn phần thưởng buồn hiu. Vì nó cũng muốn được thi vẽ tranh” [4;84].
Nét vô tƣ trong sáng dƣờng nhƣ không thể giấu đi những nỗi niềm, cậu bé đã
òa lên khóc khi mẹ tới đón về, những giọt nƣớc mắt nhƣ giúp gạt bỏ những sự
tự ti, sự ghen tị và cả những ấm ức đƣợc chất chứa trong suy nghĩ của trẻ thơ;
những giọt nƣớc mắt của một cơn hờn nhƣng rồi cũng làm cho trẻ thơ quên đi
những điều không vui và bắt đầu cho nhƣng điều mới mẻ, tốt đẹp. Võ Diệu
Thanh đã vẽ ra một thế giới trẻ thơ với nhiều cung bậc cảm xúc; mọi thứ đều
rõ ràng, không hòa trộn không mập mờ khiến ngƣời đọc đƣợc lạc vào một thế
giới trẻ thơ thật vô tƣ, thật hồn nhiên và trong sáng, không chút xô bồ, toan
tính.
Bên cạnh hai ngƣời bạn Nam và Mai, thế giới trẻ thơ trong sáng tác của
Võ Diệu Thanh không thể không kể tới Hƣng, nhân vật “tôi” trong truyện.
Hƣng với biệt danh “Hƣng mặt bành”, một trong những nhân vật chính của
câu chuyện góp phần làm sinh động hơn thế giới trẻ thơ trong tác phẩm.
Xuyên suốt tác phẩm, từng câu chuyện nhƣ là dòng hồi ức tuổi thơ về lớp học
nhỏ của cậu bé Hƣng, cậu bé hiếu động, tinh nghịch và quậy phá, thế nhƣng
Hƣng cũng là một cậu bé rất hiểu chuyện. Sự thơ ngây hồn nhiên của cậu bé
Hƣng nhƣ làm cho độc giả nhớ về một tuổi thơ với những trò quậy phá từ
trong lớp cho đến ngoài lớp, cậu bé ấy nhƣ một minh chứng cho sự nhất quỷ
nhì ma. Mỗi khi ở lớp cậu bé luôn bày trò để trọc ghẹo các bạn, cậu bé luôn
hứng thú với những điều mới lạ và cậu rất khoái những thứ hay ho nhƣ cái tên
“Trán Dồ” của Nam. Hƣng học chƣa giỏi nhƣng trò nghịch của cậu bé khiến
cô giáo cũng nhiều lần phải bó tay. Cậu bé lanh lợi, không dễ cả tin và cậu bé
ấy cũng có một trí tƣởng tƣợng vô cùng phong phú. Cậu luôn hình dung ra
những điều kỳ dị nhƣ ma quỷ hay một nhân vật đƣợc vẽ ở trong tranh có thể
bay ra ngoài, một trí tƣởng tƣợng thật kỳ khôi mà có lẽ chỉ có thể có ở trong
suy nghĩ của trẻ thơ. “Bạn biết không, tôi khóc ri ri với cái vết ong chích sưng

to bằng ngón giò cái”, “nó chỉ khóc ri ri mới ghê chứ” [4;tr30] những hình
ảnh đó hiện lên trong thế giới tuổi thơ nhƣ một điều nhắc nhớ về tuổi thơ dữ
dội, một tuổi thơ đƣợc thỏa sức với thế giới xung quanh bao điều kỳ thú của
những đứa trẻ hiếu động. Có lẽ vì sự hiếu động, nghịch ngợm của bản thân
nên chính Hƣng có những suy nghĩ ngây thơ rằng “cô Thanh không thương

17


tôi” [4;31], cái suy nghĩ ngây ngô luôn nghĩ rằng “Cô Thanh hoàn toàn
không thương tôi mà chỉ nể và sợ tôi thôi” [4;31]; suy nghĩ của cậu bé về cô
giáo của mình thật cho ngƣời ta thấy cái sự trẻ con hết sức, sự chƣa hiểu hết
thế nào là thƣơng, cái tình cảm thƣơng yêu của một cô giáo với học trò là một
sự vô cùng thiêng liêng và cao cả. Cho dù có thích chọc phá, gây trò trong lớp
học; độc giả vẫn có thể hiểu đƣợc tâm lý của một cậu bé nhƣ Hƣng. Với
Hƣng, tuy có hiếu động nhƣng tất cả chỉ là để mọi ngƣời trong lớp chú ý tới
mình, có thể nói Hƣng luôn tha thiết gắn bó với tình cảm bạn bè bởi sự tận
tƣờng mọi câu chuyện của những ngƣời bạn cùng lớp. Cậu bé này cũng rất
hiểu chuyện, biết giúp đỡ và chia sẻ với bạn bè. Mặc dù chƣa thực sự vƣợt
qua những nỗi sợ của bản thân nhƣng cậu bé này vẫn dũng cảm để giúp đỡ
Mai thoát khỏi nỗi sợ về một con cua, một “thằng cua” nào đó. Hơn thế, cậu
bé Hƣng còn rất biết giữ lời hứa. Tƣởng chừng cậu bé nghịch ngợm, không
sợ bất cứ điều gì nhƣng thật ra cậu bé ấy cũng có nỗi sợ. Hƣng rất sợ một
ngƣời bạn cùng lớp là Hào, bởi cậu bé thƣờng xuyên bị Hào bắt nạt. Sự sợ hãi
ấy khiến cho Hƣng phải nghỉ học mà đúng hơn là trốn học; nhƣng cuối cùng
mọi chuyện cũng đƣợc giải quyết nhờ một ngƣời cô giáo luôn bên cạnh các
bạn nhỏ là cô Thanh.
Mỗi nhân vật là mỗi nét tính cách khác nhau, chúng ngây thơ hồn nhiên
và trong trẻo từ tâm hồn, tính cách cho đến suy nghĩ. Thế giới của những đứa
trẻ trở nên tƣơi đẹp cũng nhờ vào những tình cảm đặc biệt đó là tình cảm bạn

bè, tình thầy cô với học trò: “Với chúng tôi, không có yêu thương nhau vĩnh
viễn cũng không có thù hận nhau vĩnh viễn. Nghĩa là buồn vui thương giận gì
cũng chỉ năm phút” [4;95]. Sự trẻ thơ ở những đứa trẻ là những cảm xúc bất
chợt và thoáng qua, chúng nhanh đến và nhanh qua cũng nhƣ một cơn mƣa
rào trong mùa hạ, có chút gì đó xối xả và ào ạt nhƣng cũng đủ làm tƣơi mát
hơn tâm hồn của những đứa trẻ thơ.
Cô Thanh trong truyện “Siêu nhân cua” là một giáo viên rất cá tính. Cô
đối với học trò bằng tình yêu thƣơng. Cô rơi nƣớc mắt bởi cô thƣơng những
đứa học trò nghèo vất vả nhƣ Mai. Cô nhƣ một ngƣời bạn gần gũi và chia sẻ
với học sinh mọi điều. Hẳn vậy mà học trò đến lớp có chuyện gì cũng đều
mách với cô Thanh, và cô luôn luôn giúp học trò giải quyết mọi vấn đề. Cô là
18


một giáo viên thật sự tâm huyết, hiểu tâm lý của trẻ thơ và luôn khuyến khich
để trẻ thơ phát triển theo những gì tự nhiên nhất, đó chính là những bài vẽ của
Mai đƣợc cô ủng hộ, khuyến khích cho trí tƣởng tƣợng phong phú của trẻ thơ,
cô chấp nhận mọi sự sáng tạo của trẻ thơ vì chúng vẽ bằng chính suy nghĩ của
chúng, vẽ ra thế giới tâm hồn của chúng. Cô làm cho những đứa học trò nhút
nhát nhƣ Nam trở nên mạnh dạn và tự tin hơn, giúp những đứa học trò nhƣ Hào
thay đổi để trở nên tốt đẹp hơn. Đôi khi, có cả những sự hiểu lầm dành cho cô
Thanh bởi câu chuyện của những đứa trẻ:
“-Bạn Nam giận cô Thanh nghỉ học rồi.
-Vì sao bạn Nam giận cô Thanh?
- Vì cô thù vặt?” [4;85,86].
Trong suy nghĩ của trẻ thơ những điều chúng thấy chúng luôn cho là
đúng, vội vàng và chớp nhoáng, đôi khi chúng chƣa hiểu đƣợc tấm lòng của
thầy cô. Nhƣng với cô Thanh, mọi chuyện đều có cách để giải quyết, bằng lòng
yêu thƣơng và nhiệt huyết chân thành với nghề giáo mà cô Thanh đã cao cả bao
dung, đón nhận tất cả những đứa học trò của mình để trở thành một phần trong

thế giới tuổi thơ của mỗi đứa trẻ của lớp học nhỏ ấy. Tình cảm bạn bè, thầy cô
đối với lứa tuổi học trò là những điều thú vị, cao cả mà cũng thiêng liêng, nó
tạo cho tuổi thơ của mỗi ngƣời một hồi ức đẹp đẽ. Nhà văn Võ Diệu Thanh đã
khắc họa một thế giới trẻ thơ vô cùng trong trẻo, hồn nhiên với những câu
chuyện mang tính hài hƣớc, tạo tiếng cƣời sảng khoái cho bạn đọc qua những
câu chuyện trong “Siêu nhân cua”.
Tạm khép lại tác phẩm “Siêu nhân cua” với thế giới trẻ thơ đƣợc khắc
họa trong sáng, hài hòa đẹp đẽ nhƣ những gì vốn có của lứa tuổi thần tiên.
Đến với tập truyện “Những cậu bé mặt trời” độc giả cũng không khỏi bất ngờ
với một thế giới trẻ thơ trong trẻo, hồn nhiên của những đứa trẻ với hoàn cảnh
thật đặc biệt.
Thế giới trẻ thơ trong trẻo, hồn nhiên đƣợc khắc họa trong “Những cậu
bé mặt trời” qua hai nhân vật chính Nhóc và Tì Ti, hai cậu bé cùng chung nỗi
niềm nhớ mẹ vì mẹ đi làm ở xa cả năm mới về một lần. Cùng là nỗi nhớ mẹ
nhƣng với Tì Ti, cách thể hiện nỗi nhớ đó là nói ra. Cậu bé có sở thích nói
19


×