Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

bài giảng HEN PHẾ QUẢN ykv

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.73 MB, 70 trang )

HEN PHẾ QUẢN
GV: Nguyễn Thị Thùy Dung



Dịch tễ học
• Hen phế quản là một bệnh thường gặp, xuất hiện ở mọi
lứa tuổi, trẻ em chiếm đa số so với người lớn, tỉ lệ 2/1
• Tần suất trung bình khoảng 5 %, trẻ em dưới 5 tuổi 10 %

• Tần suất ngày càng gia tăng
• Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (2004), hiện
nay trên thế giới có 300 triệu người hen. Đến năm 2025,
con số này sẽ tăng lên 400 triệu người.
• Đông Nam châu á là khu vực có độ lưu hành gia tăng
nhanh nhất


Dịch tễ
• Trên phạm vi toàn cầu, tử vong do hen có xu thế tăng rõ rệt.
Mỗi năm có khoảng 200.000 trường hợp tử vong do hen
(Beasley, 2003)
• 85% những trường hợp tử vong do hen có thể tránh được
bằng cách chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời, tiên lượng đúng
diễn biến của bệnh.
• Phí tổn do hen ngày một tăng, bao gồm chi phí trực tiếp (tiền,
thuốc, xét nghiệm, viện phí) và chi phí gián tiếp (ngày nghỉ
việc, nghỉ học, giảm năng suất lao động, tàn phế, chết sớm).
• Theo Tổ chức Y tế Thế giới (1998), hen gây tổn phí cho nhân
loại lớn hơn chi phí cho 2 căn bệnh hiểm nghèo của thế kỷ là
lao và HIV/AIDS cộng lại.




Định nghĩa
• Hen là một bệnh lý đa dạng, thường đặc trưng
bởi viêm đường dẫn khí mạn tính
• Sự hiện diện của bệnh sử có các triệu chứng
hô hấp như khò khè, khó thở, nặng ngực và ho
• Các triệu chứng này thay đổi theo thời gian và
về cường độ, đi cùng với sự dao động của giới
hạn dòng khí thở ra.


Bệnh nguyên
1.Hen phế quản dị ứng
• Hen phế quản dị ứng không nhiễm khuẩn
– Dị ứng nguyên hô hấp: trong nhà, trong khí quyển,
nghề nghiệp
– Dị ứng nguyên là thuốc
– Dị ứng nguyên thực phẩm

• Hen phế quản dị ứng nhiễm khuẩn
– Vi khuẩn
– Virus
– Nấm


Bệnh nguyên
2. Hen phế quản không do dị ứng








Di truyền
Gắng sức
Thời tiết
Rối loạn nội tiết
Béo phì
Yếu tố tâm lý


CÁC KIỂU HÌNH HEN PHẾ QUẢN
• Hen dị ứng : khởi phát từ trẻ, bệnh sử/tiền sử gia đình
có bệnh dị ứng, đáp ứng tốt với ICS
• Hen không dị ứng : đàm có bạch cầu trung tính, ái toan
hoặc chỉ chứa một vài tế bào viêm, đáp ứng với ICS
kém hơn.
• Hen khởi phát muộn : không dị ứng và thường đòi hỏi
ICS liều cao hơn hoặc không đáp ứng với ICS
• Hen có giới hạn luồng khí cố định : do bị tái cấu trúc.
• Hen béo phì : một số bệnh nhân béo phì bị hen có các
triệu chứng hô hấp nổi bật và viêm nhẹ đường thở có
bạch cầu ái toan.


Cơ chế sinh bệnh
1. Viêm phế quản
• Những tế bào gây viêm phế quản bao gồm tế bào mast,

bạch cầu ưa acid, Lympho T, đại thực bào
• Các hóa chất trung gian gây viêm:, histamine, sérotonine,
bradykinine, prostaglandine, leucotriène, cytokine ( IL, TNFα,
chemokine)…
2.Co thắt phế quản
• Do tác động của các chất trung gian hóa học gây viêm và
vai trò của hệ thần kinh tự động
3. Tăng phản ứng phế quản
• Xảy ra sau khi dị ứng nguyên vào cơ thể, qua tác động của
các tế bào gây viêm.




Bệnh nguyên


Cơ chế sinh bệnh


Triệu chứng lâm sàng
1. Giai đoạn khởi phát


Cơn hen phế quản thường xuất hiện đột ngột vào ban đêm



Thời gian xuất hiện tùy thuộc vào nhiều yếu tố


• Các tiền triệu: ngứa mũi, hắt hơi, chảy nước mũi, nước mắt, ho
từng cơn, bồn chồn v.v...
2. Giai đoạn lên cơn


Cơn khó thở xuất hiện , khó thở chậm, khó thở kỳ thở ra,

• Trong cơn hen lồng ngực bệnh nhân căng ra, các cơ hô hấp
phụ nổi rõ, tím da niêm mạc, tiếng thở rít.


Nghe phổi có nhiều ran rít và ran ngáy.


Triệu chứng lâm sàng
3.Giai đoạn lui cơn
• Cơn hen giảm dần, bệnh nhân ho khạc đàm đặc quánh,
có nhiều hạt nhỏ như hạt trai.
• Nghe phổi phát hiện được nhiều ran ẩm, một ít ran
ngáy.

4.Giai đoạn giữa các cơn
• Giữa các cơn, các triệu chứng trên không còn
• Khám lâm sàng bình thường.


Cận lâm sàng
1. Thăm dò chức năng hô hấp
• Đo FEV1 (thể tích thở ra tối đa trong giây đầu) và FEV1/FVC
(tỉ số Tiffeneau)

• Đo PEF (lưu lượng thở ra đỉnh)
2. Khí máu:
• Đo PaO2, PaCO2, SaO2, và pH máu
3. Các xét nghiệm về dị ứng:
• Test da
• Test tìm kháng thể.
• Định lượng lgE toàn phần và lgE đặc hiệu.
• Test phản ứng phế quản


4. Phim lồng ngực
• Trong cơn hen, lồng
ngực căng phồng
• Các khoảng gian sườn
giãn rộng,
• Cơ hoành hạ thấp
• Phổi tăng sáng, rốn phổi
đậm.


Chẩn đoán
• Các kiểu triệu chứng hô hấp điển hình của hen
– Có > 1 triệu chứng : khò khè, khó thở, ho, nặng ngực
– Triệu chứng thường trở nặng về đêm hoặc lúc sáng sớm
– Triệu chứng thay đổi theo thời gian và về cường độ
– Triệu chứng khởi phát do nhiễm vi rút (cảm cúm), vận
động, phơi nhiễm dị nguyên, thay đổi thời tiết, cười hoặc
gặp chất kích thích như khói xe, khói thuốc lá hoặc mùi
nồng gắt



Chẩn đoán
• Các tính chất làm giảm khả năng triệu chứng hô hấp là do
hen
– Chỉ ho mà không có các triệu chứng hô hấp khác
– Khạc đàm mạn tính
– Khó thở kèm theo choáng váng, chóng mặt hoặc tê ở ngoại
biên (dị cảm)
– Đau ngực
– Khó thở sau khi vận động với tiếng hít vào lớn


Chẩn đoán
Lâm sàng
1. Bốn triệu chứng: Ho , khò khè, nặng ngực, khó thở
• Bốn đặc điểm: tái lại, xuất hiện về đêm, liên quan
thời tiết, tăng hoặc xuất hiện khi tiếp xúc yếu tố kích
thích
2. Có các đợt khó thở cấp phải nhập viện
• Trong cơn khó thở cấp phổi có ran rít, ran ngáy
• Ngoài cơn, sinh hoạt gần như bình thường

Chức năng hô hấp




Chẩn đoán phân biệt
1. Hen tim:
• Bệnh nhân có tiền sử các bệnh van tim, suy tim

• Các dấu hiệu này thường xuất hiện khi gắng sức, làm việc
nặng nhọc
• Triệu chứng của suy tim
• Khó thở nhanh, cả 2 kỳ, phổi nghe nhiều ran ứ dịch, rất ít ran
ngáy
• Phim phổi cho thấy hình ảnh ứ dịch, điện tâm đồ dày thất trái
2. Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
• Người lớn tuổi, hút thuốc lá
• Tiền sử
• Phổi nghe ran ẩm to hạt kèm ran rít và ran ngáy,
• Test phục hồi phế quản với đồng vận bêta 2 âm tính.


Biến chứng







Hen phế quản cấp nặng
Tràn khí màng phổi
Nhiễm khuẩn phế quản - phổi
Khi phế thủng đa tiểu thùy
Suy hô hấp mạn
Tâm phế mạn


Điều trị

• 1. Tránh các yếu tố khởi phát cơn hen


×