Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Giáo dục phổ thông ở huyện Võ Nhai giai đoạn 1986 2016 (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.48 MB, 96 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

HOÀNG NGỌC THỊNH

GIÁO DỤC PHỔ THÔNG Ở HUYỆN VÕ NHAI
GIAI ĐOẠN 1986 - 2016

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

THÁI NGUYÊN, NĂM 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

HOÀNG NGỌC THỊNH

GIÁO DỤC PHỔ THÔNG Ở HUYỆN VÕ NHAI
GIAI ĐOẠN 1986 - 2016
Ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 8.22.03.13

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học: TS. Hoàng Thị Mỹ Hạnh

THÁI NGUYÊN, NĂM 2019



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi về giáo dục phổ
thông ở huyện Võ Nhai giai đoạn 1986 2016. Các số liệu và kết quả nghiên cứu
trong luận văn là trung thực, dựa trên nguồn tư liệu chính thức với độ tin cậy cao
và chưa được công bố trong bất cứ công trình nào khác.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2019
Tác giả

Hoàng Ngọc Thịnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn TS. Hoàng Thị

Mỹ Hạnh, cùng các thầy cô trong Khoa Lịch sử, trường Đại học sư phạm Đại
học Thái Nguyên đã chỉ bảo tận tình, động viên, khích lệ tôi trong quá trình học
tập và hoàn thành luận văn.
Trong thời gian đi thực tế, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của Ủy ban
nhân dân, các Phòng lưu trữ, Phòng giáo dục, Phòng thống kê, Phòng hành chính
huyện Võ Nhai và các thầy cô giáo, cán bộ nhân viên của các trường THPT, THCS,

TH trên địa bàn huyện Võ Nhai. Tôi xin trân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó.
Cuối cùng, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ủy ban xã Tràng Xá Võ Nhai Thái Nguyên nơi tôi công tác, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên,
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Thái Nguyên, ngày 15 tháng 4 năm 2019
Tác giả luận văn

Hoàng Ngọc Thịnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii
MỤC LỤC ..........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ................................................ iv
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. v
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................... 3
3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài ................. 5
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ..................................................... 6
5. Đóng góp của Luận văn ................................................................................... 7
6. Bố cục của Luận văn ....................................................................................... 7
Chương 1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
CỦA HUYỆN VÕ NHAI TRƯỚC NĂM 1986 ............................................. 10
1.1. Khái quát về Huyện Võ Nhai trước năm 1986 ........................................... 10

1.1.1. Quá trình hình thành ................................................................................ 10
1.1.2. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và dân cư ............................................... 11
1.2. Khái quát về giáo dục Phổ thông huyện Võ Nhai trước năm 1986 ............ 17
1.3. Những tiềm năng, lợi thế và cơ hội phát triển của giáo dục phổ thông
huyện Võ Nhai ................................................................................................... 27
Chương 2. TÌNH HÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG CỦA HUYỆN VÕ
NHAI TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2016 ......................................................... 29
2.1. Chủ trương đổi mới giáo dục của Đảng trong bối cảnh mới ...................... 30
2.1.1. Bối cảnh lịch sử mới .................................................................................. 30
2.1.2. Đổi mới giáo dục phổ thông huyện Võ Nhai theo chủ trương của Đảng ...... 33
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




2.2. Tình hình giáo dục Phổ thông huyện Võ Nhai giai đoạn 1986 - 2016....... 38
2.2.1. Giai đoạn 1986 - 1996 ............................................................................. 38
2.2.2. Giai đoạn 1997-2016 ............................................................................... 44
Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 58
Chương 3. ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
HUYỆN VÕ NHAI TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 1986-2016 ........ 59
3.1. Thành tựu và những nguyên nhân .............................................................. 59
3.1.1. Thành tựu ................................................................................................. 59
3.2. Khó khăn, hạn chế và những nguyên nhân................................................. 65
3.3. Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy phát triển giáo dục phổ thông huyện
Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên ................................................................................ 67
Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 70
KẾT LUẬN....................................................................................................... 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 75
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH MINH HỌA ............................................................. 80


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
STT

Chữ cái viết tắt

Nội dung

1.

HS

Học sinh

2.

KT-XH

Kinh tế - xã hội

3.

TB

Trung bình


4.

TH

Tiểu Học

5.

THCS

Trung học cơ sở

6.

THPT

Trung học phổ thông

7.

TU

Trung Ương

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 2.1.

So sánh số trường, lớp, HS và giáo viên bậc TH năm 1986
và 1995 ......................................................................................... 39

Bảng 2.2.

So sánh số trường, lớp, học sinh và giáo viên bậc THCS năm
1986 và 1995 ................................................................................ 41

Bảng 2.3.

So sánh số trường, lớp, học sinh và giáo viên bậc THPT năm
1986 và 1995 ................................................................................ 42

Bảng 2.4.

Mạng lưới trường, lớp, học sinh bậc giáo dục Tiểu học từ
năm 2010 - 2016........................................................................... 45

Bảng 2.5.

Tỷ lệ học sinh lên lớp và học hai buổi/ngày 2013 - 2016 ............ 46

Bảng 2.6.

Mạng lưới trường, lớp, học sinh bậc giáo dục THCS .................. 49


Bảng 2.7.

Bảng so sánh số trường, lớp, học sinh bậc THPT năm 2000
và 2005 ......................................................................................... 50

Bảng 2.8.

Kết quả xếp loại hạnh kiểm của học sinh các trường THPT
huyện Võ Nhai từ năm 2010 - 2016 ............................................. 51

Bảng 2.9.

Kết quả xếp loại học lực của học sinh các trường THPT
huyện Võ Nhai ............................................................................. 52

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lịch sử loài người đã khẳng định dù ở thời đại nào, con người luôn là yếu tố
quyết định sự phát triển của xã hội. Để tạo ra những thành quả lao động tiến bộ con
người đã không ngừng học tập, lao động và sáng tạo. Khi nguồn lực con người được
coi là yếu tố quyết định tới sự phát triển của mỗi quốc gia thì phát triển giáo dục và
đào tạo là phương tiện chủ yếu đem lại tri thức và quyết định chỉ số phát triển con
người. Bởi vậy, giáo dục đào tạo là một trong những nội dung được ưu tiên hàng
đầu trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia, là nền tảng của chiến lược phát

triển con người con người.
Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và Nhà Nước ta luôn
đặc biệt quan tâm đến sự nghiệp chăm sóc và phát huy yếu tố con người. Điều đó
xuất phát từ nhận thức sâu sắc những giá trị lớn lao và ý nghĩa quyết định của yếu
tố con người: chủ thể của tất cả những sáng tạo, những nguồn của cải vật chất, văn
hóa và tinh hoa dân tộc. Xây dựng và phát triển con người có trí tuệ cao, cường
tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức là động lực đồng
thời cũng là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Điều đó được thể hiện trong nghị quyết
của các kỳ Đại hội Đảng. Nghị quyết của Hội nghị ban Chấp hành TU lần thứ 2
(khóa VIII - tháng 12 năm 1986 ) đã khẳng định: “Thực sự coi giáo dục - đào tạo
là quốc sách hàng đầu. Nhận thức sâu sắc giáo dục - đào tạo cùng với khoa học
và công nghệ là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, đầu
tư cho giáo dục - đào tạo là đầu tư phát triển. Thực hiện các chính sách ưu tiên,
ưu đãi đối với giáo dục - đào tạo đặc biệt là chính sách đầu tư và chính sách tiền
lương. Có giải pháp mạnh mẽ để phát triển giáo dục”. Từ Hội nghị TU 8 khóa XI
(tháng 10/2013), vấn đề đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã trở
thành cấp thiết và là chiến lược.
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định vai trò to lớn của giáo
dục: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng
người” hay “Không có giáo dục, không có cán bộ, không có cán bộ thì không
nói gì đến kinh tế văn hóa” [37, Tr.123]. Người căn dặn thế hệ trẻ “Non sông
1


Việt Nam có trở lên tươi đẹp hay không, dân tộc việt Nam có bước tới đài vinh
quang sánh vai cùng với các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ
một phần lớn ở công học tập của các cháu” [36, Tr.33].
Trong các nguồn lực để phát triển nền kinh tế xã hội, nguồn nhân lực có
trí tuệ là nhân tố cơ bản, quyết định nhất đối với sự phát triển của các quốc gia.
Nền giáo dục phát triển nhằm tạo ra lớp người lao động có trí tuệ thích hợp đã

được các quốc gia đặc biệt quan tâm, chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu
từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học;
“học đi đôi với hành”, “lý luận gắn với thực tiễn”, việc đầu tư phát triển đồng bộ
nền giáo dục là một vấn đề có ý nghĩa quốc sách hàng đầu với mỗi dân tộc, địa
phương. Giáo dục đã trở thành chìa khóa vạn năng đưa kinh tế cũng như mọi mặt
của đất nước phát triển.
Võ Nhai là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, phía đông giáp
huyện Bắc Sơn (tỉnh Lạng Sơn); phía tây giáp huyện Đồng Hỷ và huyện Phú
Lương (tỉnh Thái Nguyên); phía nam giáp huyện Đồng Hỷ ( tỉnh Thái Nguyên)
và huyện Yên Thế (tỉnh Bắc Giang); phía bắc giáp huyện Na Rì (tỉnh Bắc Cạn).
Với vị trí địa lí cũng như điều kiện tự nhiên còn nhiều khó khăn nên Võ Nhai
vẫn là một huyện nghèo của tỉnh. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, tuy
đã đạt được một số thành tựu nhưng hiện tại Võ Nhai vẫn còn hạn chế về nhiều
mặt so với nhiều huyện huyện khác trong tỉnh. Đời sống nhân dân còn nhiều
khó khăn, cơ sở vật chất hạ tầng, đặc biệt là cơ sở vật chất phục vụ việc phát
triển kinh tế xã hội, còn thiếu thốn nhiều, chưa được đáp ứng được nhu cầu.
Sau gần 30 năm đổi mới, sự nghiệp giáo dục và đào tạo của huyện đạt được
nhiều thành tựu. Huyện đã hoàn thành phổ cập giáo dục THCS năm 2009, mạng
lưới quy mô trường có nhiều thay đổi, chất lượng giáo dục của huyện từng bước
được nâng lên, hệ thống các trường phổ thông được mở rộng và nâng cấp. Tính
đến năm 2016, huyện Võ Nhai có 03 trường THPT, mặc dù hệ thống trường lớp
đã được đầu tư xây dựng nhưng chất lượng, hiệu quả của giáo dục chưa cao,
tình trạng học sinh bỏ học, kết quả học tập thấp vẫn diễn ra phổ biến.
Được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Võ Nhai, vùng quê tuy nghèo về vật
2


chất nhưng tôi luôn tự hào về nét văn hóa quê mình. Bởi Võ Nhai là huyện có
hơn 70% dân số là người dân tộc thiểu số. Sau khi hoàn thiện quá trình học tập
được may mắn trở về quê hương công tác, tôi nhận thấy cần đi sâu tìm hiểu vấn

đề giáo dục phổ thông huyện Võ Nhai và coi đây là một việc làm không chỉ có ý
nghĩa về khoa học, mà công trình nghiên cứu còn có giá trị thực tiễn sâu sắc đối
với việc nâng cao chất lượng giáo dục giáo dục phổ thông nói riêng và giáo dục
nói chung tại huyện Võ Nhai. Xuất phát từ ý nghĩa trên, tôi mạnh dạn chọn vấn
đề “Giáo dục phổ thông ở huyện Võ Nhai giai đoạn 1986 - 2016” làm đề tài
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lịch sử.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Giáo dục là một nội dung luôn được quan tâm ở mọi thời đại và được nhiều
nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực dày công nghiên cứu. Bởi vậy mà từ rất lâu,
có không ít những công trình viết về giáo dục.
Thế kỷ XVII, J. A. Komensky - Nhà giáo dục người Séc đã có nhiều đóng
góp cho lịch sử lý luận giáo dục qua tác phẩm “Khoa sư phạm vĩ đại”. Ông đề
xuất nhiều biện pháp giáo dục và nhấn mạnh con người phải được giáo dục từ lúc
trẻ thơ, bởi trẻ em như cây non trong vườn để cây cỏ lớn lên nhất thiết phải được
sự quan tâm, chăm sóc …. Ông kêu gọi các bậc cha mẹ, các nhà giáo hãy mãi mãi
là một tấm gương trong cuộc sống, trong mọi sinh hoạt để trẻ em noi theo… Ông
coi những trẻ em yếu kém về học tập và hạnh kiểm như là những trái cây chín
muộn, nếu biết cách kiên trì giáo dục sẽ đem lại kết quả tốt đẹp.
Viết về lịch sử giáo dục trong nước có rất nhiều tác phẩm có giá trị, trước
hết phải kể đến cuốn “35 năm phát triển sự nghiệp giáo dục phổ thông” (Nhà
xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 1980), tác giả Võ Thuần Nho đề cập đến lịch sử giáo
dục phổ thông nước ta từ năm 1945 đến 1980. Cuốn sách giúp cho chúng ta nắm
được lịch sử cơ bản của 35 năm phát triển sự nghiệp giáo dục phổ thông Việt
Nam. Năm 1992, nhà xuất bản Giáo dục đã phát hành tác phẩm “45 năm phát
triển giáo dục Việt Nam”của tác giả Phạm Minh Hạc. Cuốn sách đã trình bày sự
3


phát triển của nền giáo dục nước ta qua các thời kỳ chống Pháp (1945 - 1954),
chống Mĩ (1954 - 1975) và thời kì cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội

(1975 - 1990). Năm 1993, Nhà xuất bản Văn Hoá xuất bản cuốn “Khoa cử và
giáo dục Việt Nam” của tác giả Nguyễn Quyết Thắng cũng đã sơ lược về hệ
thống giáo dục Việt Nam thời xưa và hiện đại. Cuốn sách giúp tác giả tìm hiểu
được về các chương trình giáo dục trong lịch sử và hiện tại, từ đó thấy được sự
cố gắng của nhà nước đối với nền giáo dục để thích ứng với thời đại, định hướng
phát triển của giáo dục trong tương lai. Tác giả Lê Văn Giang năm 2003 đã cho
ra đời cuốn sách “Lịch sử giản lược 1000 năm nền giáo dục Việt Nam” năm
2003, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách đề cập đến nền giáo
dục Việt Nam thời phong kiến cho đến thời thuộc Pháp chi tiết và rõ ràng về hình
thức, chế độ thi cử, tổ chức trường lớp.
Ngoài ra, nhiều bài báo được đăng trên các tạp chí như:“Chính phủ nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hoà với sự nghiệp văn hoá, giáo dục thời kỳ kháng
chiến chống Pháp (1945 - 1954)” đăng trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 414
tháng 10 năm 2010, Hồ Khang đã trình bày những quan điểm chỉ đạo của Đảng
về giáo dục thông qua các Sắc lệnh, Nghị định, Thông tư. Ở bài viết này, tác
giả chia giáo dục Việt Nam trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp và
can thiệp Mỹ thành 3 giai đoạn: từ tháng 9 năm 1945 đến tháng 12 năm 1946;
từ tháng 1 năm 1947 đến tháng 12 năm 1950; từ tháng 1 năm 1951 đến tháng
12 năm 1954. Hay bài viết “Hồ Chí Minh với việc xây dựng nền giáo dục phục
vụ kháng chiến (1945 - 1954)” đăng trên tạp chí Lịch sử quân sự số 213 (tháng
9/2009), tác giả Thuỳ Linh cũng đã trình bày những quan điểm của Hồ Chí
Minh về giáo dục cũng như sự chỉ đạo của Người đối với lĩnh vực này trong
thời kỳ 1945 - 1954.
Giáo dục Việt Nam nói chung và giáo dục tỉnh Thái Nguyên nói riêng đã
trở thành đề tài trực tiếp cho các nhà khoa học. Năm 2002, tác giả Nguyễn Minh
Tuấn đã công bố luận văn thạc sĩ của mình khi nghiên cứu về “Giáo dục phổ
4


thông Thái Nguyên (1997-2000). Trong nội dung của luận văn, tác giả đã giúp

người đọc thấy được tình hình giáo dục của tỉnh Thái Nguyên từ năm 1997 đến
năm 2000 có những thay đổi về cả chất lượng và số lượng như thế nào. Năm
2011, trong luận văn thạc sĩ của tác giả Bùi Thị Hoa đã nghiên cứu về “Giáo dục
phổ thông tỉnh Thái Nguyên (1945 - 1954)”. Công trình đề cập về các nội dung
giáo dục cũng như quá trình phát triển giáo dục của tỉnh Thái Nguyên trong thời
kỳ chống Pháp.
Võ Nhai là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, nơi có nhiều đồng
bào dân tộc sinh sống mang nhiều nét văn hóa đặc trưng của vùng trung du miền
núi. Cho tới nay, đã có một số tác phẩm trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến nhiều
nội dung về kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện trong đó có giáo dục như cuốn
“Lịch sử Đảng bộ huyện Võ Nhai (1930 -1954), do Ban Thường vụ Huyện ủy
huyện xuất bản năm 1994. Cuốn sách viết về quá trình đấu tranh kiên cường bất
khuất của nhân dân trong huyện.
Bên cạnh đó, kết quả giáo dục huyện Võ Nhai còn được phản ánh trong
các nội dung báo cáo tổng kết năm học của các trường tiểu học, THCS, THPT
của huyện, báo cáo thành tích của các Chi bộ Đảng các nhà trường. Đây là những
nguồn tư liệu sát thực nhất, phản ánh đầy đủ nội dung, kết quả giáo dục của từng
đơn vị trường học phổ thông trên địa bàn huyện, là cơ sở dữ liệu quan trọng cho
đề tài nghiên cứu phản ánh trung thực nhất những thành tựu và hạn chế của giáo
dục phổ thông huyện Võ Nhai giai đoạn 1986 - 2016.
Tuy nhiên, việc tìm hiểu lịch sử giáo dục phổ thông huyện Võ Nhai một
cách hệ thống, đầy đủ chưa có một tác phẩm nào đề cập đến. Bởi vậy, thông qua
những tư liệu thu thập được qua phương pháp điền dã trong quá trình thực hiện
đề tài chúng tôi hy vọng sẽ góp phần làm rõ hơn về quá trình phát triển của nền
giáo dục phổ thông huyện Võ Nhai từ 1986 - 2016.
3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
5



- Đề tài nghiên cứu tình hình của ngành giáo dục phổ thông huyện Võ Nhai
qua các giai đoạn từ 1986 - 1996; từ 1997 - 2016.
- Rút ra được những thành tựu hạn chế, bài học kinh nghiệm, nguyên nhân
của những hạn chế của giáo dục phổ thông huyện Võ Nhai.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu quá trình phát triển và những thành tựu, hạn chế
của giáo dục phổ thông huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên từ năm 1986 - 2016.
3.3. Nhiệm vụ của đề tài
Hệ thống hóa quá trình phát triển của giáo dục THPT huyện Võ Nhai tỉnh
Thái Nguyên từ năm 1986 đến năm 2016.
Phân tích được những kết quả, thành tựu cơ bản và những hạn chế của giáo
dục phổ thông huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên từ năm 1986 đến năm 2016.
Đúc kết những bài học cần thiết cho sự chỉ đạo phát triển giáo dục phổ
thông huyện Võ Nhai trong những năm tiếp theo, phục vụ cho công cuộc phát
triển kinh tế, xã hội chung cho toàn huyện.
3.4. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: từ năm 1986 đến năm 2016.
- Không gian: huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
Nghiên cứu đề tài này, tác giả đã cố gắng khai thác triệt để các nguồn tài
liệu liên quan đến giáo dục phổ thông huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên từ năm
1986 đến năm 2016. Cụ thể các nguồn tài liệu như:
- Các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương và của các cấp Đảng bộ liên quan
đến vấn đề giáo dục.
- Các báo cáo tổng kết của Đảng bộ, Ủy ban, Sở Giáo dục, Phòng Giáo
dục liên quan đến giáo dục phổ thông huyện Võ Nhai.
- Các công trình khoa học liên quan đến đề tài.
- Các tài liệu thu thập từ khảo sát thực tế tại huyện Võ Nhai.


6


4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng 2 phương pháp nghiên cứu
chính là phương pháp lịch sử và phương pháp logic.
Phương pháp lịch sử là nhằm khôi phục, tái hiện trung thực lại một cách
có hệ thống, về các mặt hoạt động của giáo dục phổ thông huyện Võ Nhai tỉnh
Thái Nguyên đúng theo trình tự thời gian. Thông qua nghiên cứu các tài liệu sẵn
có để phục dựng lại toàn cảnh bức tranh 30 năm giáo dục phổ thông huyện Võ
Nhai từ năm 1986 - 2016.
Phương pháp logic là nghiên cứu tổng quát quá trình hình thành và phát triển
giáo dục phổ thông huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 1986-2016, từ đó
thấy được bản chất, tính tất yếu và quy luật vận động phát triển khách quan của sự
nghiệp giáo dục huyện Võ Nhai nói chung và giáo dục phổ thông huyện Võ Nhai
nói riêng. Đồng thời rút ra những nhận xét, đánh giá, bài học kinh nghiệm của giáo
dục phổ thông trên địa bàn huyện giai đoạn 1986 - 2016.
Ngoài ra, để có được kết quả nghiên cứu thuyết phục và khách quan, đề
tài còn sử dụng kết hợp khá linh hoạt một số phương pháp nghiên cứu khác như
phương pháp thống kê, đối chiếu, so sánh để thấy được quá trình phát triển của
giáo dục phổ thông ở huyện Võ Nhai qua các giai đoạn từ 1986 đến 2016, phương
pháp phân tích tổng hợp để thấy được mối liên hệ và tác động qua lại giữa giáo
dục phổ thông với tình hình KT-XH trên địa bàn huyện.
5. Đóng góp của Luận văn
Đề tài làm rõ được những thành tựu cơ bản sau 30 năm thực hiện hoạt động
giáo dục của giáo dục phổ thông của huyện Võ Nhai, đồng thời đưa ra những hạn
chế, những mặt yếu còn tồn tại. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết,
đưa ra những hướng khắc phục những tồn tại, góp phần phát triển hơn nữa vào sự
nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục THPT giai đoạn tiếp theo.
6. Bố cục của Luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và phần Phụ lục, nội

7


dụng của luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Khái quát tình hình giáo dục phổ thông của huyện Võ Nhai tỉnh
Thái Nguyên trước năm 1986
Chương 2: Tình hình giáo dục phổ thông của huyện Võ Nhai tỉnh Thái
Nguyên từ năm 1986 đến năm 2016
Chương 3: Đánh giá về tình hình giáo dục phổ thông huyện Võ Nhai tỉnh
Thái Nguyên giai đoạn 1986 - 2016.

8


Nguồn: Phòng địa chính huyện Võ Nhai

9


Chương 1
KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
CỦA HUYỆN VÕ NHAI TRƯỚC NĂM 1986
1.1. Khái quát về Huyện Võ Nhai trước năm 1986
1.1.1. Quá trình hình thành
Võ Nhai là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên nhưng Võ Nhai có
lịch sử hình thành tương đối sớm. Vùng đất Võ Nhai thời thuộc Đường có tên là
huyện Vũ Lễ, thời Lý - Trần (thế kỷ X-XV) gọi là châu Vạn Nhai; Thời thuộc
Minh (đầu thế kỉ XV), châu Vạn Nhai đổi thành châu Vũ Lễ. Đầu thời nhà Lê

(đời Lê Thuận Thiên), châu Vũ Lễ đổi thành huyện Võ Nhai, thuộc phủ Phú Bình
do phiên thần họ Ma nối đời cai quản. Đến thời Nguyễn, năm Minh Mạng thứ 16
(1836), huyện Võ Nhai gồm 8 tổng gồm 29 xã, trại, cai trị theo chế độ lưu quan.
Đời Đồng Khánh (1885 -1888), huyện Võ Nhai gồm 8 tổng, 28 xã, trại và huyện
lị được đặt ở xã Tràng Xá.
1. Tổng Lâu Thượng, gồm ba xã: Xuất Tác, Phù Trì, Lâu Thượng.
2. Tổng Lâu Hạ, gồm hai xã: Lâu Hạ, Hương Thắng
3. Tổng Tràng Xá, gồm ba xã: Quan Lũng, Tràng Xá, Khắc Kiệm.
4. Tổng Bắc Sơn gồm bốn xã: Bắc Sơn, Hưng Vũ, Chiêu Vũ, Trấn Yên.
5. Tổng Nhất Thể gồm năm xã, trại: Vũ Lăng, Nhất Thể, Gia Hòa, Vũ Lễ
và trại Nam Nhi.
6. Tổng Quỳnh Sơn gồm bốn xã: Quỳnh Sơn, Hữu Vĩnh,. Long Giản, Ngự
Viễn.
7. Tổng Tân Tri, gồm năm xã: Tân Tri, Sảng Mộc Nghênh Tường, Phú
Cốc, Vũ Chấn.
8. Tổng Vĩnh Yên, gồm hai xã: Vũ Yên, Vũ Địch.
Theo Sách Đại Nam nhất thống chí “Huyện Võ Nhai cách phủ 82 dặm về
phía Bắc, Đông - Tây cách nhau 124 dặm, Nam - Bắc cách nhau 152 dặm, phía
Đông đến địa giới huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn 35 dặm, phía tây đến địa giới
huyện Cảm Hoá 89 dặm, phía Bắc đến địa giới huyện Văn Quảng tỉnh Lạng Sơn
70 dặm”.
10


Cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp đánh chiếm các tỉnh miền núi phía Bắc.
Năm 1894, chính quyền thực dân Pháp cắt các tổng Bắc Sơn, Nhất Thế, Quỳnh
Sơn, Tân Tri, Vĩnh Yên ra khỏi huyện Võ Nhai để lập thành châu Bắc Sơn, thuộc
tỉnh Lạng Sơn. Huyện Võ Nhai được đổi thành châu Võ Nhai gồm 6 tổng (Lâu
Thượng, Tràng Xá, Phương Giao, Cúc Đình, Thượng Nùng, Vân Lăng), với 22
xã, 1 phố và 5 trại. Vị trí hành chính này được giữ nguyên cho đến sau Cách

mạng tháng Tám năm 1945.
Ngày 25/3/1948, Chủ tịch Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
kí Sắc lệnh số 148/SL bỏ các đơn vị hành chính cấp phủ, châu, quận, tổng. Châu
Võ Nhai đổi thành huyện Võ Nhai gồm 17 xã: Nghinh Tường, Văn Lăng, Vũ
Chấn, Hòa Bình, Xuân Quang, Phương Giao, La Hiên, Phú Thượng, Dân Tiến,
Thần Sa, Thượng Nung, Lịch Sơn, Cường Thịnh - Tràng Xá, Bình Long, Cúc
Đường và Lâu Thượng.
Năm 1965, tỉnh Thái Nguyên sáp nhập với Bắc Kạn thành tỉnh Bắc Thái,
Võ Nhai là một huyện thuộc tỉnh Bắc Thái. Năm 1997, Bắc Thái tách thành 2
tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn, Võ Nhai trở thành huyện của tỉnh Thái Nguyên.
Ngày nay, huyện Võ Nhai có 15 đơn vị hành chính gồm 1 thị trấn (Đình
Cả) và 14 xã (Nghinh Tường, Sảng Mộc, Vũ Chấn, Thần Sa, Cúc Đường, Lâu
Thựơng, Thượng Nung, La Hiên, Phú Thượng, Tràng Xá, Liên Minh, Phương
Giao, Dân Tiến, Bình Long), trong đó có tổng số 174 xóm bản và 2 tổ dân phố.
1.1.2. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và dân cư
* Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên
Võ Nhai là một huyện miền núi thuộc vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh
Thái Nguyên. Huyện nằm ở khu vực Đông Bắc của tỉnh, cách thành phố khoảng
38km theo Quốc lộ 1B. Võ Nhai có toạ độ địa lí 21036' đến 21056' vĩ Bắc và
105045' đến 106017' kinh Đông. Phía bắc Võ Nhai giáp huyện Na Rì (Bắc Kạn),
phía đông và đông bắc giáp huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn), phía nam phía nam giáp
huyện Yên Thế (tỉnh Bắc Giang), phía tây giáp huyện Đồng Hỷ (tỉnh Thái
Nguyên). Tổng diện tích đất tự nhiên năm 2016 của huyện là 845,10 km2, địa
hình phức tạp chủ yếu là đồi núi dốc và núi đá vôi.
11


Điểm nổi bật của địa hình Võ Nhai là núi cao, bởi huyện nằm ở vị trí tiếp
giáp của 2 dãy núi cao - dãy Ngân Sơn chạy từ Bắc Kạn theo hướng đông bắc tây nam và dãy Bắc Sơn chạy theo hướng tây bắc - đông nam. Vì vậy, huyện có
địa hình phức tạp. Vùng núi dốc và núi đá vôi chiếm 92% diện tích tự nhiên. Núi

đá vôi tập trung ở khu vực phía Bắc huyện, còn xuống phía nam, độ cao giảm
dần. Khu vực phía Nam huyện phổ biến là những núi đất thấp, đặc trưng của
vùng trung du.
Với địa hình chung là núi dốc và núi đá vôi nên toàn huyện có độ cao trung
bình so với mặt nước biển từ 100m đến 800m. Nhìn chung, những vùng đất bằng
phẳng thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ lệ nhỏ, tập trung chủ yếu theo
các khe suối, dọc các triền và thung lũng của vùng núi đá vôi. Căn cứ vào địa
hình, địa mạo và đất đai, địa hình huyện Võ Nhai được chia làm 3 tiểu vùng như
sau:
Địa hình Võ Nhai được chia thành 3 vùng rõ rệt:
- Vùng núi cao, gồm 6 xã: Nghinh Tường, Sảng Mộc, Thượng Nung, Cúc
Đường, Thần Sa, Vũ Chấn, có đất rừng đa dạng với tập đoàn cây, con phong
phú, tạo nên cảnh đẹp tự nhiên. Nơi đây có khối núi đá vôi Thượng Nung đồ sộ
nhất tỉnh Thái Nguyên, rộng tới 300 km2, độ cao từ 500 đến 600 mét, kéo dài
từ Thần Sa qua Nghinh Tường, đến Liêm Thuỷ (huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn).
- Vùng thấp. Đây là vùng thấp nhất của huyện, có địa hình tương đối bằng
phẳng hơn các vùng còn lại, được tạo nên bởi những thung lũng chạy dọc theo
Quốc lộ 1B, hai bên là hai dãy núi có độ dốc lớn. Vùng này thuận lợi trong việc
trồng cây ăn quả, cây lương thực và phát triển nông nghiệp, bao gồm các xã: La
Hiên, Lâu Thượng, Phú Thượng và thị trấn Đình Cả.
- Vùng gò đồi, gồm 5 xã: Tràng Xá, Liên Minh, Dân Tiến, Bình Long và
Phương Giao, có nhiều đồi đất hình bát úp, bị chia cắt bởi các dòng sông, khe
suối và xen lẫn núi đá vôi.
Mặc dù có địa hình phức tạp bởi có 3 vùng khác nhau nhưng điều kiện khí

12


hậu tương đối đồng nhất. Võ Nhai mang đặc điểm chung của khí hậu miền núi
Bắc Bộ, nhiệt đới ẩm gió mùa. Trong năm có hai mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng

4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình
hằng năm khoảng 230C. Tháng 6 là tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất 39,7 0C,
tháng 1 là tháng có nhiệt độ thấp nhất 10,40C. Nhiệt độ này tạo cho Võ Nhai có
thế mạnh trong việc phát triển các loại cây trồng nhiệt đới, cận nhiệt đới, nhất là
các loại cây ăn quả như vải, na, bưởi...Lượng mưa trung bình hằng năm 1.941,5
mm và phân bổ không đều, chủ yếu tập trung vào các tháng mùa mưa, khoảng
1.765 mm (chiếm 91% tổng lượng mưa cả năm).
Là một huyện miền núi có địa hình chia cắt bởi các dãy núi đá và đất nên
tài nguyên nước của huyện tương đối dồi dào nhưng phân bố không đều và không
có nhiều sông lớn. Trong huyện có hai sông lớn, là nhánh trực thuộc hệ thống
sông Cầu và sông Thương. Đó là sông Nghinh Tường ở phía Bắc của huyện và
sông Rong ở phía Nam của huyện.
Sông Nghinh Tường có chiều dài 46 km, bắt nguồn từ những dãy núi của
vòng cung Bắc Sơn (Lạng Sơn), chảy qua các xã Nghinh Tường, Sảng Mộc,
Thượng Nung, Thần Sa, rồi đổ ra sông Cầu. Khoảng 40% chiều dài dòng chảy là
vùng đá vôi, thung lũng thường hẹp và sâu, vách đá dựng đứng.
Sông Rong bắt nguồn từ xã Phú Thượng, chảy qua thị trấn Đình Cả, Tràng
Xá, Dân Tiến, Bình Long, sang địa phận tỉnh Bắc Giang và đổ về sông Thương.
Ngoài nguồn nước mặt từ sông, suối, ao, hồ, huyện Võ Nhai còn có nguồn
nước ngầm từ các hang động trong núi đá vôi. Tuy nhiên trong những năm gần
đây do nạn chặt phá rừng bất hợp lý, làm nguồn tài nguyên nước của huyện đang
bị suy thoái, gây ra hạn hán về mùa khô và lũ lụt vào mùa mưa.
Trong lòng đất có các mỏ chì, kẽm ở Thần Sa với quy mô, trữ lượng nhỏ,
không tập trung; vàng ở Thần Sa, Sảng Mộc, Liên Minh; phốt pho ở La Hiên (trữ
lượng khoảng 60.000 tấn). Ngoài ra, còn có đá xây dựng, cát, sỏi, sét xi măng ở
La Hiên, Cúc Đường...
Huyện Võ Nhai có những thắng cảnh nổi tiếng, như quần thể hang động
13



Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà, hang Nà Kháo, hang Huyền. Ngoài ra, Võ Nhai còn
có những di tích lịch sử, văn hoá như mái đá Ngườm, rừng Khuôn Mánh...
Trong lòng đất có các mỏ chì, kẽm ở Thần Sa với quy mô, trữ lượng nhỏ,
không tập trung; vàng ở Thần Sa, Sảng Mộc, Liên Minh; phốt pho ở La Hiên (trữ
lượng khoảng 60.000 tấn). Ngoài ra, còn có đá xây dựng, cát, sỏi, sét xi măng ở
La Hiên, Cúc Đường...
Huyện Võ Nhai có những thắng cảnh nổi tiếng, như quần thể hang động
Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà, hang Nà Kháo, hang Huyền. Ngoài ra, Võ Nhai
Khí hậu Võ Nhai mang đặc điểm chung của khí hậu miền núi Bắc Bộ,
nhưng có phần khắc nghiệt hơn. Thời trước, Võ Nhai nổi tiếng là nơi rừng thiêng
nước độc. Sách Đồng Khánh địa dư chí, viết: “Trong huyện rừng núi liên tiếp,
khí núi nặng nề. Khí trời nhiều lạnh rét Khí đất ẩm thấp. Cuối xuân trời vẫn còn
lạnh, mùa hè thì chỉ hơi nóng, đầu thu đã bắt đầu lạnh, đến mùa đông thì rét
đậm. Hằng ngày khoảng trước giờ Tỵ, sau giờ Thân thì không nhìn thấy núi” [45,
Tr.984]. Một năm có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường
diễn ra từ tháng 4 đến tháng 10; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Lượng
mưa trung bình hằng năm 1.941,5mm và phân bố không đều, chủ yếu tập trung
vào các tháng mùa mưa, khoảng 1.765mm (chiếm 91% lượng mưa cả năm).
Lượng mưa lớn nhất thường diễn ra vào tháng 8, trung bình khoảng 372,2mm.
Mưa lớn và tập trung gây xói mòn đất, lũ lụt ảnh hưởng xấu tới cây trồng, độ phì
nhiêu của đất và các công trình thuỷ lợi, đặc biệt là ở tiểu khu III và I, nơi có địa
hình phức tạp, độ dốc cao và bị chia cắt nhiều.
Với chế độ nhiệt và địa hình như trên đã tạo cho Võ Nhai lợi thế để phát
triển các loại cây trồng nhiệt đới, á nhiệt đới như: hồng, táo, na, chè , nhãn,…
Nhìn chung, điều kiện tự nhiên của huyện Võ Nhai có phần không thuận
lợi cho phát triển kinh tế xã hội trong vùng. Nhất là địa hình, vùng đồng bằng
bằng phẳng để trồng lúa, làm nông nghiệp chiến tỷ lệ rất thấp (30%), chủ yếu là
đồi núi thấp vừa và cao. Bên cạnh đó khí hậu có phần khắc nghiệt so với mặt
14



bằng chung của tỉnh. Tuy vậy nhân dân nơi đây vẫn từng bước khắc phục những
khó khăn từ điều kiện tự nhiên để phát triển kinh tế - văn hóa trong huyện ngày
một đi lên.
* Dân cư
Võ Nhai được coi là một trong những cái nôi của của người nguyên thủy.
Bởi có những phát hiện khảo cổ học tại khu di tích Khảo cổ học Thần Sa đã
chứng minh được điều đó. Tại khu di tích khảo cổ học này, các nhà khoa học đã
phát hiện được một loạt các di chỉ khảo cổ học có niên đại từ gần 40.000 năm
đến 10.000 năm cách ngày nay.Ở đây đã có một nền văn hóa thời đại đồ đá cũ văn hóa Thần Sa, chủ nhân của nền văn hóa này là những người Homo Sapien
(người tinh khôn). Người nguyên thủy sinh sống bằng nghề hái lượn và săn bắt,
trải qua một quá trình dài sinh sống và phát triển, họ đã trở thành chủ thể của
vùng đất Võ Nhai. Bên cạnh đó trong quá trình cư trú, dân số tăng lên, nguồn
thức cạn kiệt, có nhiều bộ phận dân cư di chuyển theo các triền sông, khe suối
mở rộng địa bàn sinh sống sang các vùng khác.
“Theo truyền thuyết, từ những năm 40 của thế kỉ I sau công nguyên, khi cuộc
khởi nghĩa Hai Bà Trưng thất bại có một số nghĩa quân chạy về nơi đây khai khẩn
ruộng nương xây dựng làng bản” [49, Tr.988]. Ngoài ra dân số Võ Nhai cũng được
tăng dần lên do những đợt di cư của đồng bào Tày, Nùng, Dao… từ phía Bắc xuống
và nhiều gia đình người Kinh từ đồng bằng Bắc Bộ chuyển lên.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954), hoàn cảnh loạn lạc,
nhiều gia đình từ các tỉnh miền xuôi tản cư đến sinh sống tại vùng đất Võ Nhai,
nơi đây đã trở thành quê hương thứ hai của họ. Không phân biệt tôn giáo, dân
tộc, họ cùng đồng lòng góp sức để đánh đuổi quân Pháp xâm lược và xây dựng
một nền văn hóa thống nhất trong đa dạng.
Vào những năm 1962 - 1965, theo chủ trương của Đảng và Chính Phủ,
huyện Võ Nhai đã tiếp nhận 11.931 nhân khẩu ở các tỉnh miền xuôi lên tham gia
xây dựng và phát triển kinh tế văn hóa. Đến những năm 90 của thế kỷ XX, cùng
15



với sự phát triển của các ngành kinh tế, dân số của vùng cũng ngày một tăng lên.
Trong sách Đồng Khánh địa dư chí có ghi rằng: “Trong huyện, người Kinh,
người Thổ (Tày), người Mán sống xen nhau. Người dân thì quê mùa, tập tục thì
thuần phán. Ở thì bắc gỗ làm nhà, nghề nghiệp thì làm ruộng, hoặc khai thác
lâm sản, người làm nghề buôn bán cũng có nhưng rất ít…” [46, Tr 41].Võ Nhai
là huyện có nhiều thành phần dân tộc (8 dân tộc), trong đó: dân tộc Kinh chiếm
34,17%dân số, Tày 29,88%; Nùng 14,52 %; Dao 12,63%; Các dân tộc Mông,
Sán Dìu, Sán Chay, Hoa chiếm 8,7%
Mặc dù khác nhau về phong tục tập quán cũng như trình độ phát triển
không đều; song nhân dân trong huyện luôn đoàn kết tương trợ lẫn nhau vượt
qua những thời kỳ khó khăn nhất để xây dựng một cộng đồng thống nhất.
Lịch sử Võ Nhai gắn với hai cuộc kháng chiến chống Tống xâm lược của
dân tộc ta. Năm 981, tướng giặc Quách Quân Biện cùng tàn quân của mình đã bị
vua Lê Đại Hành (Lê Hoàn) đuổi bắt tại Châu Vạn Nhai (Võ Nhai). Trong cuộc
chống Tống xâm lược lần 2, nhân dân châu Vạn Nhai đã góp phần quan trọng
khi lợi dụng địa hình hiểm trở phục kích tấn công ngăn chặn làm chậm bước tiến
của quân địch tiến sâu vào lãnh thổ nước ta.
Trong kháng chiến chống Pháp, nhân dân trong vùng đã đứng dậy đoàn
kết kháng cự quyết liệt. Mặc dù người Pháp đã chiếm được Đình Cả nhưng
trong thời gian dài chúng không dám lùng sục vào sâu các bản làng. Trong
suốt 40 năm chiếm đóng ở vùng đất này, Thực dân Pháp không thể thiết lập
được một chế độ thuế khóa rõ ràng, chưa đo đạc được ruộng đất chưa lập được
sổ địa chính. Pháp đã phải gọi Võ Nhai là vùng đất nghịch vì chúng không thể
cai trị triệt để.
Truyền thống yêu nước đoàn kết của nhân dân Võ Nhai đã trở thành nền
tảng vững chắc để tiếp thu Cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam. Bởi vậy mà ngay từ sớm cơ sở cách mạng đã được hình thành ở nơi đây.
16



Tháng 11 năm 1940, căn cứ địa Bắc Sơn - Võ Nhai được thành lập, đặt dưới sự
chỉ đạo trực tiếp của Trung ương Đảng. Trải qua bao khó khăn gian khổ nhưng
nhân dân Võ Nhai vẫn kiên định một lòng ủng hộ Đảng, ủng hộ Cách mạng để
chờ đến ngày hòa bình độc lập.
Từ sau ngày hòa bình lập lại (1954), nhân dân Võ Nhai lại tiếp tục thực
hiện nhiệm vụ chung của cả nước cùng xây dựng và phát triển kinh tế; bắt tay
vào công cuộc cải tạo các thành phần kinh tế. Cũng từ đây, bộ mặt kinh tế - xã
hội huyện Võ Nhai ngày một được đổi thay.
1.2. Khái quát về giáo dục Phổ thông huyện Võ Nhai trước năm 1986
Giáo dục Việt Nam trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau để đi đến
một nền giáo dục khoa học phù hợp với hoàn cảnh đất nước như hiện nay. Giáo
dục tỉnh Thái Nguyên nói chung và huyện Võ Nhai nói riêng không hề tách biệt
với lịch sử giáo dục nước nhà, luôn là nơi hỗ trợ và có những đóng góp quan
trọng vào thành tựu của nền giáo dục Việt Nam.
Dưới thời Bắc thuộc, giáo dục Việt Nam có phần ảnh hưởng của tư tưởng
Nho giáo và chữ Hán bắt đầu du nhập vào Việt Nam. Ở thời kỳ này, giáo dục
Việt Nam chủ yếu được mở cho con em quan lại Trung Quốc và nội dung gắn
với những điều nói trong “Tứ Thư, Ngũ Kinh”. Đến thời phong kiến, giáo dục
nước ta gồm có trường công và trường tư. “Trường công tổ chức ở Kinh đô như
Quốc Tử Giám, ở tỉnh (hay lộ, trấn), ở phủ, huyện. Trường tư có thể có ở mọi
nơi, ở kinh đô cũng như ở các xóm làng thôn quê hẻo lánh” [17, Tr.42]. Thời kỳ
này giáo dục Việt Nam chưa có sự phân chia ra thành các cấp học, đồng thời
chương trình, tài liệu cũng chưa được quy định rõ ràng.
Bước sang thời kỳ độc lập đầu tiên của nước ta sau thời Bắc thuộc là các
triều đại phong kiến: Ngô, Đinh, Tiền Lê (thế kỷ X) thì Nho Giáo cũng chưa có
vai trò quan trọng hàng đầu. Hơn nữa đây là buổi đầu độc lập của đất nước nên
giáo dục còn chưa được quan tâm trú trọng. Đến thời nhà Lý và đầu thời nhà
17



×