Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

Giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông huỳnh thúc kháng, thành phố vinh, tỉnh nghệ an trong giai đoạn hiện nay luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (371.52 KB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGUYỄN THỊ THANH HƯƠNG

GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUỲNH
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUỲNH
THÚC KHÁNG, THÀNH PHỐ VINH, TỈNH
THÚC KHÁNG, THÀNH PHỐ VINH, TỈNH
NGHỆ AN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
NGHỆ AN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGHỆ AN - 2012
MỤC LỤC

NGHỆ AN - 2012

Trang


A.

MỞ ĐẦU …………………………………………...………
NỘI DUNG…………………………………………………


B.
Chương 1

ĐẠO ĐỨC VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC GIÁO
DỤC ĐẠO ĐỨC ĐỐI VỚI HỌC SINH THPT ……………….

Đạo đức và vai trò của đạo đức trong quá trình hình thành

1.1

và phát triển nhân cách của học sinh………………………...
Cơng tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT…………….
Kết luận Chương 1 …………………………………………

1.2

4
9
9
9
18
33

THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH

Chương 2

TRƯỜNG THPT HUỲNH THÚC KHÁNG TRONG GIAI

35


ĐOẠN HIỆN NAY………………………………………………

Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của Trường

2.1

Trung học phổ thông Huỳnh Thúc Kháng
Thực trạng đạo đức của học sinh Trường THPT Huỳnh

2.2

Thúc Kháng, Thành phố Vinh, Nghệ An..…………………..
Kết luận Chương 2 ………………………………………….

35
37
54

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT

Chương 3

LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH
TRƯỜNG THPT HUỲNH THÚC KHÁNG, THÀNH PHỐ

55

VINH, NGHỆ AN……………………………………………….


3.1
3.2

C
D
E

Định hướng giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT
Huỳnh Thúc Kháng, Thành phố Vinh……………………….
Những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng giáo dục

55

đạo đức cho học sinh Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng,

64

Thành phố Vinh........................................... ………………...
Kết luận Chương 3 ………………………………………….
KẾT LUẬN ………………………………………………..
TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………...
PHỤ LỤC…………………………………………………..
LỜi CẢM ƠN

74
75
77
80

Tôi xin bày tỏ lịng biết ơn tới các thầy, cơ giáo Khoa Giáo dục chính trị,

Phịng Đào tạo Sau Đại học – Trường Đại học Vinh đã tận tình giúp đỡ, truyền
đạt mọi tri thức để tơi có thể hồn thành khóa học và luận văn này.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Đồn Minh Duệ đã
tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.


Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu, Tổ Sử - Địa – GDCD và các
em học sinh khối 10 Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng cùng gia đình, bạn bè đã
động viên, tạo điều kiện tốt nhất cho tơi trong qúa trình theo học chương trình
Cao học cũng như hoàn thành luận văn tốt nghiệp .
Vinh, tháng 9 năm 2012
Người làm luận văn
Nguyễn Thị Thanh Hương

BẢNG QUY ĐỊNH CHỮ VIẾT TẮT
BCH TW

:

Ban chấp hành Trung ương

CNH, HĐH
CNXH
DBHB
GDCD

:
:
:
:


Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Chủ nghĩa xã hội
Diễn biến hịa bình
Giáo dục cơng dân


GD-ĐT
GV

:
:

Giáo dục và đào tạo
Giáo viên

HS

:

Học sinh

THPT

:

Trung học phổ thông

XHCN


:

Xã hội chủ nghĩa

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cách đây 528 năm (1484-2012), trên tấm bia Tiến sĩ đầu tiên dựng tại Văn
Miếu Quốc Tử Giám có khắc ghi những dịng chữ: "...Hiền tài là ngun khí của
quốc gia, ngun khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, ngun khí suy thì
thế nước yếu mà thấp hèn. Vì thế các bậc đế vương thánh minh không đời nào
không coi việc giáo dục nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng ngun khí quốc gia
làm cơng việc cần thiết...". Người soạn ra những câu nói nổi tiếng đó là vị Tiến sĩ
triều Lê, Thân Nhân Trung. Điều này cho thấy, ngay từ thuở ban đầu của đất nước


các bậc hiền nhân đã rất coi trọng vai trò của giáo dục trong sự nghiệp xây dụng và
phát triển đất nước.
Việt Nam đang chuyển mình trong cơng cuộc CNH, HĐH đất nước để theo
kịp bạn bè năm châu trên thế giới. Với tốc độ phát triển của nền kinh tế tri thức
như hiện nay thì GD - ĐT đóng vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội. Trong các văn kiện của BCH Trung ương Đảng khố X trình Đại
hội XI của Đảng đã xác định mục tiêu phát triển giáo dục trong những năm tới đó
là: "Chăm lo giáo dục, bồi dưỡng, đào tạo phát triển tồn diện về chính trị, tư
tưởng, đạo đức, lối sống, văn hoá, sức khoẻ, nghề nghiệp; phát triển tài năng và
sức sáng tạo, phát huy vai trị xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc" [12; 126], để thế hệ trẻ xứng đáng là những người kế tục sự nghiệp xây dựng
CNXH, là những người vừa “hồng” vừa "chuyên", như lời căn dặn của Bác Hồ.
Trong điều kiện hiện nay, xã hội đang có những thay đổi sâu sắc và to lớn về
mọi mặt, tuy nhiên, mặt trái của sự thay đổi đó đang tác động mạnh tới đạo đức và
lối sống của một bộ phận không nhỏ giới trẻ, đang xâm nhập vào các trường học,

nhất là ở cấp học THPT, vì đây là lứa tuổi đang có những biến đổi sâu sắc cả về
tâm sinh lý. Học sinh đang muốn tự chứng tỏ bản thân mình, muốn thể hiện cá
tính, cái tơi của riêng mình. Nó làm cho một bộ phận không nhỏ thế hệ trẻ, đặc biệt
là lứa tuổi học sinh THPT có cuộc sống bng thả, có lối sống vị kỷ, thực dụng,
khơng có niềm tin, lập trường. Trong những năm gần đây tình trạng thanh niên,
học sinh vi phạm đạo đức có xu hướng gia tăng khơng chỉ về số lượng mà cả về
tính chất và mức độ nguy hiểm, như Văn kiện Hội nghị Ban chấp hành Trung ương
lần 2, khóa VIII đã đánh giá: “một bộ phận học sinh, sinh viên có tình trạng suy
thối đạo đức, mờ nhạt lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hồi bão lập thân,
lập nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước” [9; 22]. Các hành vi lệch chuẩn,
đặc biệt là những hành vi vi phạm pháp luật của thanh niên có xu hướng ngày càng
gia tăng như: vi phạm luật giao thông, đua xe trái phép, bạo lực trong nhà trường,
thiếu tôn sư trọng đạo, cùng với một số hành vi lệch chuẩn về đạo đức khác là:


sống hưởng thụ, coi nặng giá trị vật chất, đồng tiền, lười lao động, thờ ơ vô cảm, vị
kỷ…. Với vai trò đặc biệt quan trọng của thanh niên, nếu để tình trạng suy thối
đạo đức kéo dài và trở thành hiện tượng phổ biến trong xã hội sẽ dẫn đến hậu quả
khôn lường.
Nhắc đến Nghệ An người ta thường nghĩ ngay đến vùng đất học, truyền thống
hiếu học và học giỏi của con người xứ Nghệ xưa nay. Toàn dân chăm lo cho việc
học, trong gia đình, người đi học luôn được ưu tiên tạo mọi điều kiện thuận lợi
nhất. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, hiện tượng học sinh ở một số trường
THPT trong đó có Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng đang có những biểu hiện
xuống cấp về đạo đức, các vụ bạo lực học đường, vi phạm pháp luật, sa vào
các tệ nạn xã hội, sống vô cảm, sống lai căng, trái với truyền thống, bản sắc
dân tộc… đang có xu hướng ngày càng tăng đã đặt ra một vấn đề lớn cho
những người làm giáo dục đó là phải làm sao để chuyển những tri thức các em
vẫn được học trên lớp thành vốn văn hoá, kỹ năng, thái độ sống cho các em.
Xuất phát từ thực tế trên, tác giả đã chọn vấn đề: “Giáo dục đạo đức cho

học sinh Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
trong giai đoạn hiện nay” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sỹ.

2. Tình hình nghiên cứu
Trong những năm qua đã có nhiều cơng trình nghiên cứu, nhiều bài viết về
vấn đề giáo dục đạo đức trong trường học cũng như vai trò của giáo dục đạo đức
đối với thanh, thiếu niên, học sinh, sinh viên - lứa tuổi đang ngồi trên ghế nhà
trường, cụ thể như:
- Luận án Tiến sỹ Triết học của Đỗ Tuyết Bảo (2001): “Giáo dục đạo đức cho
học sinh các trường THCS ở Thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới hiện
nay” đã làm rõ ảnh hưởng của cơ chế thị trường đối với công tác giáo dục đạo đức,


lối sống của thế hệ trẻ nói chung và học sinh THCS ở Thành phố Hồ Chí Minh nói
riêng.
- TS Đồn Minh Duệ và nhóm cộng tác viên với đề tài (1997): “Tình hình tư
tưởng đạo đức, lối sống của sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng thuộc các tỉnh
Bắc Miền Trung”. Báo cáo khoa học đã phân tích vấn đề đạo đức, lối sống nhưng
chưa đi sâu tìm hiểu về giáo dục đạo đức cho học sinh THPT mà chỉ dừng lại ở các
trường Đại học, Cao đẳng.
- Luận văn Thạc sỹ khoa học giáo dục của Nguyễn Thị Hồng Oanh (2009):
“Những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu qua giáo dục đạo đức cho học sinh
Trường THPT Phan Bội Châu, tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay” đã đưa ra
những phương hướng và giải pháp cụ thể, nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo
đức, lối sống cho học sinh Trường THPT Phan Bội Châu. Tuy nhiên luận văn chỉ
giới hạn phân tích và đề ra giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức ở
một số Trường điểm, ở đó gần như tuyệt đối học sinh học giỏi chăm ngoan.
-

Bài viết đăng trên Tạp chí Triết học của PGS. TS Nguyễn Văn Phúc:


“Quan niệm của C.Mác về đạo đức và ý nghĩa của nó đối với sự nghiệp xây dựng
nền đạo đức mới ở Việt Nam hiện nay” đã trình bày và phân tích quan niệm của
C.Mác về bản chất của đạo đức, quan hệ giữa lợi ích và đạo đức, tiến bộ đạo đức,
dự báo về sự hình thành nền đạo đức cộng sản chủ nghĩa đồng thời khẳng định
trong điều kiện hiện nay ở nước ta, vấn đề đặt ra là cần đẩy mạnh hơn nữa việc vận
dụng và phát triển một cách sáng tạo quan niệm đó trong xây dựng đạo đức.
Các cơng trình trên đã đi sâu nghiên cứu công tác giáo dục đạo đức cho học
sinh cả về lý luận lẫn thực tiễn. Vì vậy, đó là những tài liệu hết sức bổ ích cho tơi
khi nghiên cứu vấn đề này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích ngiên cứu
Góp phần nâng cao phẩm chất đạo đức cho học sinh ở Trường THPT Huỳnh
Thúc Kháng.


3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu, làm rõ những vấn đề sau:
- Vai trò của việc giáo dục đạo đức cho học sinh THPT trong sự nghiệp giáo
dục.
- Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh ở
Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, Tp.Vinh.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh
Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng phù hợp với yêu cầu của nhà trường nói riêng
và đáp ứng nhu cầu của xã hội trong giai đoạn hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu đề tài, ngoài việc vận dụng phương pháp luận của
Chủ nghĩa Mác – Lênin, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ
Chí Minh, luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thống kê

- Phương pháp điều tra xã hội học
- Phương pháp phân tích và tổng hợp
5. Đối tượng nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh Trường THPT
Huỳnh Thúc Kháng, Thành phố Vinh, Nghệ An.
6. Giả thuyết khoa học
Nếu thực hiện đồng bộ các giải pháp mà đề tài đề xuất sẽ góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh của các Trường THPT nói chung và học
sinh Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng nói riêng.
7. Đóng góp của đề tài
- Góp phần làm rõ thêm những nội dung và đặc điểm của giáo dục đạo đức
cho học sinh phổ thông.


- Phân tích những nhân tố tác động tới quá trình giáo dục đạo đức cho học
sinh phổ thơng trong bối cảnh hiện nay. Chỉ rõ những yêu cầu mới đặt ra đối với
giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông.
- Đề xuất những định hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu
quả giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông hiện nay.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được kết cấu thành 3 chương 6 tiết.
Chương 1: Đạo đức và tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho học
sinh THPT.
Chương 2: Thực trạng công tác giáo dục đạo đức cho học sinh Trường THPT
Huỳnh Thúc Kháng, Thành Phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
Chương 3: Phương hướng và một số giải pháp giáo dục đạo đức cho học sinh
Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng TP Vinh, tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện
nay.


B. NỘI DUNG
Chương 1
ĐẠO ĐỨC VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO
ĐỨC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THƠNG
1.1. Đạo đức và vai trị của đạo đức trong quá trình hình thành và phát
triển nhân cách của học sinh
1.1.1. Đạo đức


1.1.1.1. Một số quan điểm về đạo đức
Trong Triết học từ thời cổ đại đến nay, vấn đề đạo đức luôn được đề cập như
là những vấn đề trung tâm.
Ở phương Đông, trong các học thuyết của Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo đều
lấy đạo đức làm cơ sở trong việc đối nhân xử thế và đề xuất các quy tắc, các chuẩn
mực cũng như những ràng buộc trong các hoạt động sống của con người.
Tư tưởng đạo đức Nho giáo chủ yếu thể hiện trong quan điểm về “tu thân” và
những nguyên tắc đạo đức cơ bản như: “tam cương” “ngũ thường”, “tam tịng”,
“tứ đức”. Đó là những quy tắc ứng xử với nhau trong quan hệ xã hội giữa vua tôi, cha - con, chồng - vợ, anh - em, bạn bè. Cụ thể là mỗi người phải tùy theo
danh phận của mình phải thực hiện những chuẩn mực “trung, hiếu, nghĩa”, “nhân,
lễ, nghĩa, trí, tín”, “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” và “công,
dung, ngôn, hạnh”…
Tư tưởng đạo đức của Đạo giáo nêu những chuẩn mực đạo đức của cá nhân
như “vô kỷ”, “vô công”, “vô danh”, “bất tranh”, “dĩ đức báo oán”. Những chuẩn
mực này đòi hỏi con người gạt bỏ dục vọng của bản thân mình, khơng cậy cơng,
kể cơng, không ham danh vọng, ứng xử uyển chuyển, lấy nhu thắng cương, dùng
nhược để thắng cường trong đối nhân xử thế, lấy lòng nhân đức để đối xử với
người đã gây ra ốn thù với mình.
Trong đạo đức Phật giáo, nội dung cơ bản là những yêu cầu đạo đức đối với
hai loại người là người đời và Phật tử. Đối với người đời, những yêu cầu đạo đức
nhìn chung khuyên con người trong bất cứ mối quan hệ nào cũng phải thể hiện

tình u thương, kính trọng nhau, chăm sóc giúp đỡ nhau, làm trịn bổn phận của
mình. Đối với Phật tử, ngoài việc thực hiện những đức hạnh của người đời, họ còn
phải thực hiện Ngũ giới; Thập thiện nghiệp, Bát chính đạo… Đó là những chuẩn
mực đạo đức để đạt được trạng thái siêu thoát, giải thoát cho mình và mọi người
khỏi nỗi khổ do dục vọng của con người gây ra. Những chuẩn mực này thể hiện
lịng từ bi hỷ xả, thương xót đồng loại và cả chúng sinh.


Tuy nhiên, những trường phái tư tưởng đạo đức này có những hạn chế nhất
định như khơng thể lý giải được nguồn gốc, bản chất, những quy luật hình thành,
phát sinh, phát triển của đạo đức và mang tính thốt tục, xa rời hiện thực; nhưng
nhìn chung, đó là những tư tưởng có giá trị lịch sử to lớn, có ảnh hưởng tích cực
giúp con người xây dựng xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
Tư tưởng đạo đức phương Tây thể hiện trong tư tưởng của các nhà triết học,
đạo đức học từ thời cổ đại đến hiện đại với nhiều quan điểm khác nhau mang hơi
thở cuộc sống, giúp con người ngày càng hiểu rõ hơn nguồn gốc, bản chất và
những yêu cầu của đạo đức.
Trong thời kỳ cổ đại, tư tưởng đạo đức nổi bật nhất là quan điểm của Socrate
và Aristote. Theo Socrate, cái thiện phổ biến (cái chung) là cơ sở của đạo đức, là
tiêu chuẩn của đức hạnh. Muốn tuân theo cái thiện phổ biến thì phải nắm bắt được
nó, hiểu nó. Ơng cho rằng, đạo đức và tri thức của con người thống nhất là một.
Ơng tuyệt đối hóa vai trị tri thức đối với đạo đức khi khẳng định: mọi hành vi vô
đạo đức đều là kết quả của sự dốt nát, kém hiểu biết, con người biết thế nào là tốt
thì anh ta không bao giờ làm điều xấu.
Aristote là người đầu tiên tiếp cận tới bản chất của đạo đức. Ông quan niệm
đức tính của con người là hoạt động thực tiễn có ích cho xã hội của chính bản thân
con người do rèn luyện mà có chứ khơng phải là bẩm sinh. Ông cũng đề cập đến
vấn đề động cơ của hành động đạo đức, hành động đạo đức phải là hành động tự
nguyện và được lựa chọn một cách tự do.
Đạo đức khổ hạnh của Thiên Chúa giáo Tây Âu trung cổ cho rằng nguyên tắc

chủ yếu của đạo đức là mọi người đều bình đẳng và bác ái, nhưng sự bình đẳng đó
chỉ là sự bình đẳng trước Chúa. Để chống lại Triết học Tây Âu thời kỳ trung cổ và
khôi phục, phát triển những tư tưởng đạo đức nhân đạo và tiến bộ trong thời cổ
đại, tư tưởng đạo đức học Tây Âu thời kỳ từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII với
những nhà tư tưởng như Hegel, Phobach,… đã bàn về đạo đức trần thế chống lại
đạo đức thần học; bàn về mối quan hệ tự do và tất yếu, tự do và hạnh phúc; hạnh


phúc của mỗi cá nhân chỉ có thể đạt được bằng con đường kết hợp lợi ích cá nhân
với lợi ích xã hội… Họ cho rằng, con người không phải sinh ra là đã có đạo đức
mà đạo đức nảy sinh từ tác động của môi trường xã hội, trước hết là chính trị và
pháp luật. Tuy nhiên, những tư tưởng này vẫn chứa đựng những sai lầm, mâu
thuẫn do quan điểm duy tâm về xã hội của các nhà tư tưởng thời kỳ này.
Khắc phục những sai lầm và mâu thuẫn đó C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin
đã nghiên cứu vấn đề nguốn gốc, bản chất, vai trò của đạo đức trong đời sống xã
hội, vạch ra mối quan hệ giữa đạo đức và cơ sở kinh tế của nó, phân tích những
quan hệ đạo đức trong xã hội Tư bản chủ nghĩa, sự tha hóa con người trong xã hội
đó và chủ trương xây dựng xã hội mới XHCN và CSCN làm nền tảng hình thành
và phát triển đạo đức cao đẹp - đạo đức Cộng sản. V.I.Lênin đã nêu giá trị đạo đức
được xác định ở chỗ nó phục vụ cho tiến bộ xã hội vì hạnh phúc của con người:
"Đạo đức giúp cho xã hội loài người tiến lên trình độ cao hơn, thốt khỏi ách bóc
lột lao động" [23; 356] và chỉ ra đạo đức Cộng sản là "những gì góp phần phá hủy
xã hội cũ của bọn bóc lột và góp phần đồn kết tất cả những người lao động chung
quanh giai cấp vô sản đang sáng tạo ra xã hội mới, Cộng sản chủ nghĩa"[23; 354].
Nói đến tư tưởng đạo đức của nhân loại khơng thể khơng nhắc đến tư tưởng
đạo đức của Hồ Chí Minh. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là kết quả sự vận dụng
và phát triển sáng tạo tư tưởng đạo đức cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin và
những tinh hoa văn hóa, đạo đức của nhân loại, trên cơ sở truyền thống đạo đức
của dân tộc Việt Nam. Đó là là một hệ thống các quan điểm về vai trò của đạo
đức; những phẩm chất đạo đức cơ bản, đạo đức cách mạng và những nguyên tắc

xây dựng nền đạo đức mới. Hồ Chí Minh đã khẳng định đạo đức là nguồn nuôi
dưỡng và phát triển con người, như gốc của cây, như ngọn nguồn của sông suối.
Những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí
Minh là yêu thương con người, sống có nghĩa, có tình…
Ngồi ra, Hồ Chí Minh còn nêu những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới
như: nói đi đơi với làm, phải nêu gương về đạo đức, xây đi đôi với chống, tu


dưỡng đạo đức suốt đời. Người khẳng định: “đạo đức cách mạng khơng phải trên
trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng
cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”.
Tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh hết sức gần gũi với mỗi người qua những
lời dặn dò về những chuẩn mực đạo đức cụ thể cho từng đối tượng, từ cán bộ,
đảng viên, nông dân, trí thức, cơng an, bộ đội, cho đến văn nghệ sĩ, nhà báo, thanh
niên, thiếu niên. Hơn nữa, không chỉ nêu những yêu cầu về đạo đức mà bản thân
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng ngời về đạo đức, suốt đời khơng
mệt mỏi tự rèn mình, giáo dục, động viên cán bộ, Đảng viên, nhân dân cùng thực
hiện.
Những tư tưởng đạo đức cơ bản trong lịch sử tư tưởng của nhân loại cho thấy
chỉ có học thuyết đạo đức của chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh là
hồn tồn đúng đắn khi gắn đạo đức với đời sống hiện thực của con người, với các
phương thức sản xuất. Đạo đức có tính kế thừa nhất định. Các hình thái kinh tế xã hội thay thế nhau, nhưng xã hội vẫn giữ lại những điều kiện sinh hoạt, những
hình thức cộng đồng chung. Tính kế thừa của đạo đức phản ánh những luật lệ đơn
giản và cơ bản của bất kỳ cộng đồng người nào. Đó là những yêu cầu đạo đức liên
quan đến những hình thức liên hệ đơn giản nhất giữa người với người. Mọi thời
đại đều lên án cái ác, tính tàn bạo, tham lam, hèn nhát, phản bội... và biểu dương
cái thiện, sự dũng cảm, chính trực, độ lượng, khiêm tốn... Nhưng những quan
niệm về điều thiện, điều ác không phải nhất thành bất biến mà thay đổi trong tiến
trình phát triển của xã hội lồi người. Về cơ bản, tương ứng với mỗi hình thái kinh
tế - xã hội là một hình thái đạo đức nhất định.

1.1.1.2. Một số quan điểm về giáo dục đạo đức cho học sinh THPT trong giai
đoạn hiện nay
Nước ta đang bước vào cơng cuộc đổi mới tồn diện và sâu sắc trên tất cả các
lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và giáo dục đào tạo cũng được Đảng ta
đặc biệt coi trọng. Xây dựng nhân tố con người trong đó có thanh niên và học sinh


là động lực trực tiếp và lâu dài cho sự nghiệp phát triển đất nước. Sinh thời, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng văn hóa làm người của các thế hệ con người
Việt Nam. Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt
Nam, Người viết: “Non sơng Việt Nam có trở nên vẻ vang hay khơng, dân tộc Việt
Nam có được vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu hay khơng, chính là nhờ
một phần ở công học tập của các cháu” [27; 33]. Theo Người, học sinh không chỉ
tập tốt mà phải không ngừng tu dưỡng về đạo đức, phấn đấu trở thành những con
người toàn diện. Để làm được điều đó, khi đang ngồi trên ghế nhà trường THPT,
học sinh cần phải chăm chỉ học tập và rèn luyện đạo đức, có ý chí tự lập, tự chủ,
năng động sáng tạo, thực hiện tốt mọi chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật
của Nhà nước, quy định của địa phương, nội quy của trường học. Có tinh thần
khiêm tốn, trung thực, có tư cách đạo đức tốt, có lối sống lành mạnh, giản dị.
Thanh niên, học sinh có vai trị quan trọng đối với tương lai của đất nước.
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích
trăm năm trơng người”. Do vậy việc giáo dục đạo đức cho học sinh THPT trong
giai đoạn hiện nay vẫn là vấn đề then chốt trong sự nghiệp GD- ĐT. Khi đánh giá
một con người, chúng ta thường thông qua những việc làm của họ chứ khơng phải
qua lời nói. Nhà trường đóng vai trị tích cực trong việc đào tạo nguồn nhân lực
cho tương lai của đất nước do vậy, nhà trường cần phải chú ý tới việc dạy người.
Giáo dục đạo đức cho học sinh không chỉ thông qua các bài giảng đạo đức, không
chỉ thông qua cách ứng xử đúng với chuẩn mực của xã hội mà điều quan trọng hơn
cả là nhà trường và đội ngũ các nhà giáo phải là tấm gương cho các em học sinh
noi theo.

Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, mỗi chúng ta được sống trong
mơi trường văn hóa tốt hơn, nhưng kéo theo đó cũng có nhiều vấn đề nảy sinh làm
ảnh hưởng ít nhiều đến đời sống xã hội. Một trong những vấn đề đáng lo ngại hiện
nay, đó là đạo đức học đường của một bộ phận học sinh đang xuống cấp, dẫn đến
tình trạng bạo lực học đường, những vụ án nghiêm trọng, những hành vi gian lận ở


nhiều góc độ… xảy ra ngày càng phổ biến. Đây là những biểu hiện lệch lạc trong
hành vi, nhân cách đạo đức học sinh. Trước thực trạng như trên, trong chiến lược
chăm lo, phát triển nguồn lực con người tại Đại hội lần thứ VIII, Đảng ta khẳng
định: “Cùng với đổi mới nội dung giáo dục theo hướng cơ bản, hiện đại, phải tăng
cường giáo dục công dân, giáo dục thế giới quan khoa học, lịng u nước, ý chí
vươn lên vì tương lai của bản thân và tiền đồ của đất nước” [9; 27]. Như vậy, tu
dưỡng và rèn luyện bản thân để trở thành người có nhân cách, vừa có đức vừa có
tài là hết sức quan trọng đối với mỗi người, là nhiệm vụ hàng đầu của thanh niên,
học sinh.
Tuổi trẻ nhất là lứa tuổi học sinh với nhiệm vụ trọng tâm là học tập tốt và rèn
luyện tu dưỡng đạo đức. Bởi đạo đức do quá trình rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà
có. Phải xem đây là việc làm thường xuyên, tích cực trau dồi nhân cách, bồi đắp
những giá trị đạo đức, sống chân thành, trung thực, yêu thương con người, có lòng
nhân ái trong quan hệ với con người và cộng đồng, có hành vi ứng xử văn hóa.
Trách nhiệm của xã hội là phải quan tâm đầy đủ đến vấn đề đạo đức, tiếp tục xây
dựng và hoàn thiện những chuẩn mực đạo đức tiến bộ, góp phần khắc phục sự suy
thối về đạo đức trong xã hội nói chung và trong trường học nói riêng, có như vậy
mới có thể ni dưỡng và phát triển con người.

1.1.2. Vai trò của đạo đức trong quá trình hình thành và phát triển nhân
cách học sinh
1.1.2.1. Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
đối với việc hình thành nhân cách, lối sống

Đạo đức là thước đo, là thang giá trị của con người trong mọi thời đại. Những
giá trị đạo đức thay đổi và biến thiên theo quá trình phát triển xã hội. Điều này
chúng ta sẽ thấy rõ trong cuộc sống hiện đại. Cuộc sống hiện đại đã làm cho con
người có những cách nhìn mới về những giá trị đạo đức. Sự tiến bộ của khoa học


kỹ thuật đã mang lại cho con người nhiều tiện nghi thoải mái. Tuy nhiên, nó cũng
mang lại cho con người nhiều nỗi phiền tối, và cịn lấy mất khỏi con người nhiều
giá trị cao đẹp – vốn là những điều quan trọng trong việc hình thành nhân cách, lý
tưởng sống của con người.
Giới trẻ ngày nay có cách nhìn về cuộc sống, con người, thời đại và về những
giá trị đạo đức khác với người xưa. Đạo đức truyền thống đối với họ không phải là
điều bắt buộc nữa. Những giá trị cao đẹp vốn đã tồn tại bao đời, đang thiếu vắng
nơi một bộ phận các bạn trẻ hôm nay. Mong muốn về một tương lai sáng lạn, một
đất nước giàu và đẹp thì vấn đề giá trị đạo đức nơi người trẻ, hay nói một cách
thực tế hơn là nhân cách của giới trẻ ngày nay là một vấn đề thời sự đang rất đáng
quan tâm.
Hàng ngày, chúng ta có thể xem, thấy hay đọc được trên các phương tiện
thông tin đại chúng những mảnh đời tươi trẻ đang sa vào vũng lầy của tội phạm,
tiêm chích, bạo lực học đường… Có những trường hợp do ngoại cảnh tác động,
nhưng với bản lĩnh chưa vững vàng nên các em dễ sa vào vũng lầy đó. Nhưng
cũng có những trường hợp các em biết, nếu thực hiện những hành vi đó thì sẽ để
lại hậu quả đáng tiếc, nhưng các em vẫn thực hiện. Hậu quả hoặc là bị cảnh cáo, xử
lý kỷ luật, hoặc là chịu sự phán xét của pháp luật.
Đạo đức ngày nay bao gồm nhiều lĩnh vực chứ khơng gói gọn trong cách học
làm người: Đạo đức học sinh, đạo đức trong kinh doanh, đạo đức trong chính trị,
đạo đức trong nhà trường, đạo đức trong tôn giáo… mỗi một nền đạo đức này nói
lên một khía cạnh khác nhau của cuộc sống xã hội. Biểu hiện của chúng khác nhau,
tuy nhiên, chúng có một điểm chung là thể hiện cách ứng xử giữa con người với
con người. Con người khác với con vật là ở chỗ, con người có tình u thương

được thể hiện trong quan hệ giữa người với người. Những tiêu chuẩn hướng dẫn
hành vi giúp con người sống đúng với tính cách của mình. Một xã hội mà trong đó
con người không tôn trọng nhau, nghĩa là không được xây dựng trên những giá trị
đạo đức thì xã hội ấy khơng cịn là xã hội đúng như tên gọi của nó nữa. Một xã hội


trong đó mọi người tơn trọng nhau, cư xử với nhau có trên có dưới thì xã hội đó
mới thực là xã hội của con người.
Như thế đạo đức không phải là gị ép con người và làm cho nó suy giảm, trái
lại đạo đức là làm nảy nở tất cả những gì có giá trị nơi con người. Khơng có đạo
đức thì khơng thể trở nên một con người hồn hảo và khơng thể phát triển tất cả
những gì cao quý tốt đẹp của bản thân chúng ta.
1.1.2.2. Hạn chế sự tác động tiêu cực, phát huy tính tích cực của nền kinh tế
thị trường, nhằm góp phần hình thành những giá trị tốt đẹp cho thanh niên, học
sinh trong giai đoạn hiện nay
Hiện nay, nước ta đang tiến hành đổi mới toàn diện mọi mặt trong đời sống xã
hội mà đổi mới và phát triển kinh tế là trọng tâm. Thực chất của quá trình này là
chuyển từ mơ hình kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang phát triển kinh tế thị
trường, định hướng XHCN. Sự chuyển đổi này đã và đang tác động mạnh mẽ tới
đời sống xã hội và có tác động vừa tích cực vừa tiêu cực đến đạo đức. Có thể khái
quát q trình đó như sau:
Mặt tích cực: Cơ chế thị trường kích thích sự phát triển của xã hội, tạo điều
kiện cho con người phát triển mọi mặt trong đó có đạo đức. Con người khi tham
gia vào nền kinh tế này về nhân cách có sự độc lập, tự do có quyền bình đẳng trong
cạnh tranh, giữ chữ tín và quan tâm phát triển lợi ích chung của tồn xã hội. Bên
cạnh đó, con người cịn có điều kiện phát triển nhân cách cá nhân như: tính quyết
đốn, tự chủ, tính năng động sáng tạo trong lập thân, lập nghiệp. Đây là môi trường
để cho thế hệ trẻ tự khẳng định mình, bởi họ khơng thể sống trong sự khép kín mà
phải tạo lập các mối quan hệ đa chiều để khẳng định bản thân mình.
Tuy nhiên, mặt trái của nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường tự thân nó

cũng chứa đựng những khuyết tật tác động tiêu cực tới nền đạo đức mà sức lan tỏa
của nó nhanh nhất là trong thế hệ trẻ. Do chạy theo lợi nhuận tối đa mà đồng tiền
trở thành mục đích cuối cùng, điều này dẫn tới những lệch chuẩn trong nhận thức
về các chuẩn mực đạo đức, là một trong những nguồn gốc sinh ra các tệ nạn xã hội


như: tham nhũng, bạo lực, sự vô cảm của con người, chủ nghĩa thực dụng. Đặc
biệt, ở những nước mới đi vào nền kinh tế thị trường thì sự đụng độ giữa kinh tế thị
trường và các giá trị đạo đức truyyền thống của dân tộc thường xuyên xảy ra và rất
gay gắt.
Hiện nay nước ta đang thực hiện đổi mới tồn diện đất nước, do đó mọi lĩnh
vực trong đời sống xã hội đang có sự biến đổi sâu sắc và tác động đến đời sống
tinh thần, trong đó các nhân tố tác động chủ yếu đến đạo đức là:
Nền kinh tế chuyển từ tự cung tự cấp sang nền kinh tế hàng hóa, trao đổi lao
động cho nhau qua nấc thang giá trị là tiền. Điều này dẫn tới sự phân hóa xã hội là
khơng tránh khỏi. Do tác động của lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền, có cung
mới có cầu làm cho xã hội xuất hiện những tệ nạn mới, ảnh hưởng đến những
chuẩn mực giá trị đạo đức truyền thống. Sự đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa
lối sống lành mạnh, thủy chung với lối sống ích kỷ, dối trá, chạy theo đồng tiền đã
làm cho nền đạo đức mới vừa phải đấu tranh với các hệ thống đạo đức khác, vừa tự
đổi mới, khẳng định mình để thích ứng được với tình hình mới.
Nước ta mở cửa giao lưu với các quốc gia trên thế giới đã mở ra nhiều cơ
hội cũng có rất nhiều yếu tố tác động đến nền tảng đạo đức dân tộc. Những tư
tưởng tư sản như: chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa thực dụng cũng như những văn hóa
phẩm đồi trụy đang xâm nhập vào nước ta. Thêm vào đó các thế lực phản động
đang thực hiện âm mưu “diễn biến hịa bình” tập trung vào lĩnh vực văn hóa tư
tưởng, đạo đức với âm mưu xóa bỏ CNXH ở Việt Nam.
Trước thực trạng của nền kinh tế thị trường như đã nêu ở trên, ta thấy học sinh
chịu tác động rất lớn tới nền kinh tế thị trường cũng như sự biến đổi của xã hội. Vì
vậy, điều quan trọng là làm sao để chúng ta tận dụng được mặt tích cực, hạn chế

mặt tiêu cực bằng cách tìm ra phương pháp giáo dục đạo đức một cách hiệu quả
nhất, góp phần hình thành những giá trị tốt đẹp mới cho thanh niên học sinh trong
giai đoạn hiện nay.


1.2. Nội dung hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Trung học phổ
thông
1.2.1. Những yếu tố tác động đến việc hình thành đạo đức của học sinh
trung học phổ thông trong giai đoạn hiện nay
Học sinh lứa tuổi THPT là lớp người trẻ, đầy nhiệt huyết, hăng hái muốn cống
hiến sức lực, trí tuệ của mình cho đất nước. Tuy nhiên, lứa tuổi này cũng rất dễ bị
tác động bởi những yếu tố khách quan lẫn chủ quan gây ảnh hưởng trực tiếp tới lối
sống, đạo đức, tư tưởng.
1.2.1.1. Yếu tố tâm sinh lý học sinh THPT
Lứa tuổi thanh niên là một giai đoạn của đời người với những thuộc tính riêng
biệt, khác với tuổi nhi đồng, tuổi thiếu niên hay tuổi trung niên. Chẳng hạn, về sinh
lý, tuổi thanh niên là lứa tuổi có sự phát triển hoàn thiện về thể chất; về tâm lý, đây
là lứa tuổi đang dần trưởng thành, ở các em đang có những biểu hiện phức tạp và
mâu thuẫn như rất nhiệt tình, hăng say, có ý chí tiến thủ nhưng cũng dễ chán nản,
thất vọng, hoài nghi, mất niềm tin; về đạo đức, sự hiểu biết của thanh niên về hệ
thống những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức khá đầy đủ và dần được hồn thiện;
tình cảm đạo đức của thanh niên rất phong phú, sâu sắc và có cơ sở lý tính khá
vững vàng; thường chịu ảnh hưởng của các giá trị hiện đại hơn các giá trị đạo đức
truyền thống.
Học sinh THPT là lứa tuổi luôn muốn tự khẳng định mình, khẳng định cái tơi
cá nhân. Xu hướng này ngày càng phát triển và đuợc thể hiện nhiều nhất ở tính tự
lập, tự chủ cả trong hoạt động học tập cũng như rèn luyện. Để khẳng định mình
nhiều em đã rất cố gắng để đạt kết quả học tập cao nhất. Tuy nhiên, với kinh
nghiệm sống chưa nhiều, các em dễ bị nhầm lẫn giữa việc tự khẳng định mình với
việc q đề cao cái tơi cá nhân, tự khẳng định mình bằng những hành động trái với

chuẩn mực, thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Xét về góc độ xã hội, ở lứa tuổi này sự giao tiếp bạn bè là một nhu cầu rất lớn.
Các em có xu hướng tụ tập thành từng nhóm có chung sở thích, phù hợp tính tình


để kết bạn, vui chơi và cùng nhau học tập. Thêm vào đó là xu thế khoa học cơng
nghệ phát triển nhanh như vũ bão, các em lại có nhiều cơ hội, điều kiện thuận lợi
để tiếp nhận những luồng thông tin mới nhằm mở mang kiến thức, nâng cao hiểu
biết. Nhưng nếu quá trình này diễn ra một cách tự phát mà khơng có sự định
hướng, giáo dục thì các em rất dễ có xu hướng hướng ngoại, coi trọng những yếu
tố kỹ thuật, hiện đại mà lãng quên, làm lu mờ những giá trị nhân văn, truyền thống
đạo đức cuả dân tộc, dễ có những hành động sai, khơng phù hợp với lứa tuổi của
mình.
Việc xây dựng đạo đức của thanh niên phải dựa trên những đặc điểm tâm sinh
lý của học sinh mới có thể đạt hiệu quả cao. Hơn nữa, thanh niên hiện nay sống
trong thời kỳ đổi mới của Đất nước, họ là sản phẩm của thời kỳ đổi mới, cách xa
với quá khứ lịch sử, với những cuộc kháng chiến cứu nước, là lớp người sinh ra,
lớn lên trong một xã hội đã khởi động sự đổi mới tư duy, chuyển đổi mơ hình kinh
tế từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp sang kinh tế hàng hóa
với cơ chế thị trường, dân chủ hóa, mở cửa, hội nhập và giao lưu quốc tế. Do điều
kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội quy định nên thanh niên Việt Nam hiện nay
có những đặc điểm tâm sinh lý và đạo đức khác với thế hệ thanh niên trước đây vì
vậy, địi hỏi nhà giáo dục phải nắm bắt được đặc điểm này để có hình thức giáo
dục tối ưu nhất.
1.2.1.2. Yếu tố gia đình
Mahatma Gandhi – nhà hoạt động Chính trị lỗi lạc của Ấn Độ đã từng nói:
“Khơng có một ngơi trường nào tốt bằng gia đình và khơng có người thầy nào tốt
như cha mẹ”, điều này cho thấy gia đình và vai trị của gia đình trong việc hình
thành nhân cách con người là rất quan trọng.
Trước hết, gia đình là mơi trường giáo dục đầu tiên, là trường học đầu tiên của

con người. Những bước đi chập chững đầu đời, người đầu tiên chỉ dạy cho bé cách
đi đứng, nói năng đó là cha mẹ. Vì vậy, giáo dục của gia đình như thế nào sẽ hình
thành nên nhân cách của đứa trẻ như thế ấy. Khi con người chưa có hiểu biết về


mình, về xã hội thì đã được định hướng và chỉ dạy từ gia đình; đứa trẻ tiếp xúc với
mơi trường giáo dục đầu tiên, trường học đầu tiên ấy là gia đình.
Thứ hai, gia đình là hành trang khơng thể thiếu với mỗi con người. Từ nhỏ
con người được sống với mọi thành viên trong gia đình. Trong gia đình, mỗi con
người được đùm bọc về vật chất, giáo dục về tâm hồn, trẻ thơ có điều kiện được an
tồn khơn lớn, người già có nơi nương tựa, người lao động được phục hồi về sức
khỏe, thoải mái về tinh thần…Như vậy gia đình gắn bó với mỗi con người trong
từng bước đường của cuộc sống. Trong quá trình sống, gắn bó, trao và nhận tình
u thương che chở của gia đình, mỗi người lại hồn thiện mình, hồn thiện nhân
cách cho bản thân.
Thứ ba, gia đình có mối quan hệ mật thiết với xã hội. Bác Hồ đã từng nói:
“Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình
tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình”[28; 523]. Khơng có gia đình
tái tạo ra con người để xây dựng xã hội thì xã hội không thể tồn tại và phát triển
được. Và ngược lại xã hội cũng có tác động to lớn đến gia đình, xã hội tốt sẽ là cơ
sở để xây dựng gia đình hạnh phúc tiến bộ. Vì sao mối quan hệ mật thiết giữa gia
đình và xã hội lại tác động trực tiếp đến vai trị của gia đình trong việc giáo dục
nhân cách cho con người? Có thể nói gia đình là nơi trao truyền các giá trị văn hóa
của nhân loại từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hơn nữa mỗi thời đại xã hội khác
nhau, có những yêu cầu chuẩn mực đạo đức, lối sống và tác phong khác nhau, vì
vậy chỉ có thơng qua gia đình mới là con đường nhanh nhất và chắc chắn nhất để
giáo dục con người theo những chuẩn mực mà xã hội mong muốn hình thành
những con người có nhân cách tốt và được tự do phát triển một cách toàn diện.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng ta đã nêu ra phương
hướng: “Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, thật sự là tế bào lành mạnh

của xã hội, là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành
nhân cách”[12; 77]. Để thực hiện phương hướng đã đề ra, việc nhận thức rõ vai trò


của yếu tố gia đình trong việc giáo dục hình thành nhân cách cho trẻ em ở Việt
Nam hiện nay là rất quan trọng.
1.2.1.3. Những tác động của môi trường giáo dục trong nhà trường
Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang đặt ra yêu cầu đổi mới trong sự nghiệp
giáo dục để phục vụ cho công cuộc CNH, HĐH đất nước. Chúng ta đang sống
trong thời đại có sự tiến bộ mạnh mẽ về khoa học công nghệ, sự bùng nổ của thơng
tin tồn cầu. Việc này đặt ra yêu cầu cho từng con người phải phấn đấu, nỗ lực
vươn lên trong cuộc sống để không lạc hậu với thời cuộc, từng bước theo kịp tốc
độ phát triển của thời đại. Đây cũng là trách nhiệm nặng nề đặt ra cho nhà trường
bởi đối với thế hệ trẻ, việc học trong nhà trường ngoài nhiệm vụ cung cấp kiến
thức phổ thơng cho học sinh thì nhiệm vụ của nhà trường phải làm sao để học sinh
áp dụng được những kiến thức đó ra ngồi xã hội, các em khơng bị bỡ ngỡ trước
những đòi hỏi của xã hội, để trở thành những người có tài có đức phục vụ xây
dựng thành cơng CNXH.
Trong nhà trường, vai trị của người thầy rất quan trọng bởi họ không chỉ cung
cấp kiến thức mà còn định hướng cho sự phát triển của học sinh. Người thầy giáo
trong xã hội Việt Nam luôn được đề cao, tôn vinh "không thầy đố mày làm nên",
rõ ràng nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Việt Nam là tôn sư trọng đạo, đây là nét
đẹp truyền thống từ đời này truyền sang đời khác. Thầy cô giáo luôn phải là tấm
gương sáng cho học sinh noi theo. Thầy có trách nhiệm phát huy trí sáng tạo, khả
năng vận dụng thực hành của học sinh để chuyển dần mơ hình giáo dục hiện nay
sang mơ hình giáo dục mở, học sinh chủ động tiếp thu kiến thức. Trước bước
chuyển của thời kỳ mới với cuộc vận động của Bộ Giáo dục - Đào tạo " nói khơng
với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục" vai trị của thầy, cơ
giáo lại càng đóng vai trị quan trọng.
Vai trị của học sinh: Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên

sau Cách mạng tháng Tám 1945, Bác Hồ nhắn nhủ "Non sơng Việt Nam có được
vẻ vang hay khơng, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm


châu hay khơng chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu" [27; 33],
Bác Hồ xác định việc học tập của học sinh ngoài quyền lợi còn là nhiệm vụ của các
cháu nữa: "người nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình". Học sinh đến trường
là để được tiếp thu kiến thức mà nhà trường trang bị cho các em từ mẫu giáo lên
tiểu học, phổ thông cơ sở, phổ thông trung học, hệ thống kiến thức liên thông giữa
các môn học, cấp học, ngành học.
Trước yêu cầu đổi mới sự nghiệp giáo dục để phục vụ cho công cuộc CNH,
HĐH đất nước, nhất là trong điều kiện nước ta đang có cơ hội mới, xu hướng hịa
nhập khu vực và thế giới thì vấn đề tinh thần, thái độ học tập của HS cần phải đúng
mức hơn, nếu chỉ dừng lại ở việc học những gì thầy giảng và trong sách giáo khoa
là chưa đủ. Quá trình học tập của HS là quá trình lao động thật sự. Kiến thức thầy
truyền thụ cho HS, HS phải nắm chắc qua quá trình khổ luyện những kiến thức đó
phải trở thành kiến thức của người học. Bên cạnh việc học hỏi những tri thức mới
thì việc tiếp nhận giáo dục đạo đức trong nhà trường là một nhiệm vụ quan trọng
trong quá trình hình thành nhân cách học sinh, bởi nó hình thành cho các em ý thức
tổ chức kỷ luật, động cơ, thái độ học tập đúng đắn; phải trung thực, đoàn kết, tu
dưỡng, phấn đấu theo lý tưởng của người thanh, thiếu niên tiến bộ, lễ độ. Tất cả
những giá trị đạo đức đó các em phải được tiếp thu qua bài giảng của tất cả các bộ
mơn, các hoạt động nội khóa, ngoại khóa.
1.2.1.4. Yếu tố xã hội
Xã hội có vai trị rất quan trọng trong việc định hướng các giá trị, nhất là các
giá trị đạo đức của xã hội đối với thế hệ trẻ. Học sinh ở lứa tuổi THPT đã phát triển
tương đối ổn định về mặt tâm sinh lý, đang trong thời kỳ tích lũy kiến thức, chuẩn
bị cho cuộc sống trưởng thành. Tuy nhiên, trước sự phát triển của cuộc sống hiện
đại, có rất nhiều yếu tố xã hội ảnh hưởng đến nhận thức về chuẩn mực đạo đức,
hình thành thế giới quan và nhân sinh quan của học sinh.



Đầu tiên phải kể đến đó là là nguồn thơng tin từ mạng internet: trang tin, game
online… sức ảnh hưởng của sách báo, tạp chí, phim ảnh và các chương trình trên
truyền hình cũng có tác động đáng kể. Ngồi ra, tệ nạn xã hội đã xâm nhập vào
trong trường học; tình trạng một số ít học sinh lún sâu vào tệ nạn xã hội số này tuy
không phổ biến nhưng có xu hướng gia tăng, làm băng hoại đạo đức, gây nên sự lo
lắng cho các bậc cha, mẹ; đã tác động xấu tới các giá trị đạo đức truyền thống, ảnh
hưởng không nhỏ trực tiếp đến công tác giáo dục đạo đức học sinh. Trong khi đó,
các sự kiện chính trị - xã hội diễn ra hàng ngày trong cuộc sống và các hoạt động
phong trào chưa có tác động nhiều đến nhận thức của học sinh về trách nhiệm,
nghĩa vụ của người công dân và phát triển ý thức tập thể.
Để đẩy mạnh giáo dục đạo đức trên phạm vi xã hội, cần đặc biệt chú ý đến vai
trị của các thiết chế văn hố, các phương tiện thơng tin đại chúng bởi các phương
tiện này có nhiệm vụ truyền bá các tri thức về đạo đức. Ngồi ra, nhà trường cần
khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động xã hội, bằng việc tham gia các hoạt
động xã hội, được tiếp xúc với môi trường rộng lớn, phong phú hơn sẽ giúp các em
học hỏi được nhiều và hồn thiện nhân cách của mình hơn.
1.2.2. Nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông
Chủ nghĩa Mác - Lênin đã khẳng định rằng, mọi sự vật đều tồn tại trong
không gian và thời gian nhất định và mang dấu ấn của không gian và thời gian đó.
Trong khoảng khơng gian, thời gian khác nhau sự vật hiện tượng bộc lộ những
thuộc tính khác nhau nên khi xem xét và giải quyết mọi vấn đề do thực tiễn đặt ra
cần có quan điểm lịch sử - cụ thể. Việc xây dựng đạo đức cũng cần quán triệt quan
điểm này. Đối với mỗi đối tượng khác nhau, có những đặc điểm tâm sinh lý lứa
tuổi, những biểu hiện đặc thù về đạo đức khác nhau thì việc xây dựng đạo đức
cũng khơng giống nhau mà phải có nội dung và phương pháp phù hợp với từng đối
tượng. Nhưng dù có sử dụng bất kỳ phương pháp nào thì mục tiêu của cơng tác
giáo dục đạo đức cho học sinh cần phải làm sao để:



- Hình thành cho học sinh ý thức các hành vi ứng xử của bản thân phù hợp với
lợi ích xã hội, giúp học sinh có thể lĩnh hội một cách đúng mức các chuẩn mực đạo
đức được quy định.
- Giúp học sinh có niềm tin, thái độ đúng đắn với các chuẩn mực đó, đấu tranh
với các biểu hiện tiêu cực, những hành vi trái đạo đức, từ đó học sinh tự giác thực
hiện các hành vi đạo đức cao đẹp. Biết vận dụng những kiến thức đã học để ứng xử
những tình huống đạo đức diễn ra trong cuộc sống, có ý thức rèn luyện, thực hành
các hành vi đạo đức phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.
Để thực hiện được những mục tiêu đó, nhiệm vụ của công tác giáo dục đạo
đức cho học sinh THPT là:
- Giáo dục ý thức đạo đức
Ý thức đạo đức là ý thức về hệ thống những quy tắc, chuẩn mực, hành vi phù
hợp với những quan hệ đạo đức đã và đang tồn tại. Nó là sự thể hiện thái độ nhận
thức của con người trước hành vi của mình trong sự đối chiếu với hệ thống chuẩn
mực hành vi và những quy tắc đạo đức do xã hội đặt ra. Nó giúp con người tự giác
điều chỉnh hành vi và hoàn thành một cách tự giác những nghĩa vụ đạo đức. Trong
ý thức đạo đức còn bao hàm cảm xúc, tình cảm đạo đức của con người. Như vậy, ý
thức đạo đức xét về mặt cấu trúc gồm tri thức đạo đức, tình cảm đạo đức, ý chí đạo
đức.
Ở lứa tuổi học sinh THPT, giáo dục ý thức đạo đức cho các em chính là hình
thành một hệ thống các tri thức đạo đức, nhưng muốn hình thành được điều đó,
nhiệm vụ của các nhà giáo dục là phải giúp các em nắm được:
Những nguyên tắc đạo đức XHCN trong mối quan hệ với truyền thống đạo
đức của dân tộc, trên cơ sở cung cấp nội đung những khái niệm, phạm trù đạo đức
như: Lương tâm, nghĩa vụ, trách nhiệm, danh dự…
Hệ thống các chuẩn mực đạo đức được quy định cho học sinh phổ thông và
các cách thực hiện chúng.



×