Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

Đánh giá khả năng kháng sâu, bệnh hại của một số giống dưa lưới Cucumis melo L. tại huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 48 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ

Khoa Nông Học

KHÓA LUẬN

TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:

Đánh giá khả năng kháng sâu, bệnh hại của một số giống
dưa lưới Cucumis melo L. tại huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế

Sinh viên thực hiện: Trần Công Bảo
Lớp: Bảo vệ thực vật 49A
Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS. Lê Như Cương
Bộ môn: Bảo vệ thực vật

HUẾ, NĂM 2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ

Khoa Nông Học

KHÓA LUẬN

TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:

Đánh giá khả năng kháng sâu, bệnh hại của một số giống
dưa lưới Cucumis melo L. tại huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế



Sinh viên thực hiện: Trần Công Bảo
Lớp: Bảo vệ thực vật 49A
Thời gian thực hiện: Từ 12/2018 đến 05/2019
Địa điểm thực hiện: Huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế
Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS. Lê Như Cương
Bộ môn: Bảo vệ thực vật

HUẾ, NĂM 2019


LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn rất quan trọng để sinh viên tiếp cận, vận
dụng các kiến thức tiếp thu được ở nhà trường. Đồng thời bổ sung những kiến
thức đó vào kinh nghiệm thực tiễn, củng cố nâng cao trình độ nghiệp vụ để giải
quyết những vấn đề nói chung và trong sản xuất nông nghiệp hiện nay nói riêng.
Được sự nhất trí của khoa Nông học, trường Đại học Nông Lâm Huế và
sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo hướng dẫn trong thời gian từ ngày 14/12/2018
đến ngày 4/5/2019. Tôi tiến hành làm đề tài thực tập của mình tại xã Lộc An,
huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế.
Để thực hiện và hoàn thành tốt đề tài này, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản
thân còn có sự giúp đỡ tận tình của các cá nhân và tổ chức. Cho phép tôi bày tỏ
lòng biết ơn tới khoa Nông học, trường đại học Nông Lâm, các thầy cô trong và
ngoài khoa và đặc biệt nhất là giáo viên hướng dẫn: PGS. TS. Lê Như Cương đã
giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Xí nghiệp Bạch Mã – Công ty Cổ phần Cấp
nước Thừa Thiên Huế đã tạo điều kiện hỗ trợ và giúp đỡ tôi trong quá trình thực
hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh,
song với ý kiến, kinh nghiệm thực tiễn của mình còn hạn chế, do vậy chắc chắn

còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự chỉ bảo đóng góp của thầy, cô để tôi
hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này!
Huế, ngày 14 tháng 5 năm 2019
Sinh viên

Trần Công Bảo
DANH MỤC BẢNG BIỂ


Bảng 2.1. Giá trị dinh dưỡng trong 100g melon ..................................................5
Bảng 2.2. Tình hình sản xuất dưa melon trên thế giới..........................................6
Bảng 2.3. Chế độ tưới cho dưa lưới......................................................................9
Bảng 3.1. Bảng phân cấp hại đối với nhóm chích hút.........................................19
Bảng 3.2. Quy định tỷ lệ cây bị hại để thống kê diện tích nhiễm đối với bệnh hại
thân, rễ, cũ...........................................................................................................21
Bảng 4.1. Diễn biến, mức độ gây hại nhện đỏ Tetranychus urticae....................25
Bảng 4.2. Diễn biến, mức độ gây hại bọ trĩ Thrips palmi...................................27
Bảng 4.3. Diễn biến, mức độ gây hại bọ phấn trắng Bemisia tabaci..................30
Bảng 4.4. Diễn biến bệnh nứt thân chảy nhựa Didymella bryoniae....................32
Bảng 4.5. Diễn biến bệnh giả sương mai Pseudomonospora cubensis...............34
Bảng 4.6. Diễn biến bệnh phấn trắng Erysiphe cichoracearum..........................36


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, HÌNH
Y
Hình 2.1. Thành trùng, ấu trùng của bọ phấn trắng Bemisia tabaci....................10
Hình 2.2. Ấu trùng cận cảnh................................................................................11
Hình 2.3. Đầu và ngực của bọ trĩ dưa..................................................................12
Hình 2.4. Nhện đỏ gây hại ở mặt dưới lá............................................................13
Hình 4.1. Một số sâu, nhện hại trên dưa lưới......................................................24

Hình 4.2. Một số bệnh hại trên dưa lưới.............................................................24
Hình 4.3. Diễn biến gây hại nhện đỏ Tetranychus urticae..................................26
Hình 4.4. Mức độ gây hại nhện đỏ Tetranychus urticae.....................................27
Hình 4.5. Diễn biến gây hại bọ trĩ Thrips palmi Karny.......................................29
Hình 4.6. Mức độ gây hại bọ trĩ Thrips palmi Karny..........................................29
Hình 4.7. Diễn biến gây hại bọ phấn trắng Bemisia tabaci.................................31
Hình 4.8. Mức độ gây hại bọ phấn trắng Bemisia tabaci....................................31
Hình 4.9. Diễn biến gây hại bệnh nứt thân chảy nhựa Didymella bryoniae ......33
Hình 4.10. Mức độ gây hại bệnh nứt thân chảy nhựa Didymella bryoniae........33
Hình 4.11. Diễn biến gây hại bệnh giả sương mai Pseudomonospora................35
Hình 4.12. Mức độ gây hại bệnh giả sương mai Pseudomonospora...................35
Hình 4.13. Diễn biến gây hại bệnh phấn trắng Erysiphe cichoracearum...........37
Hình 4.14. Mức độ gây hại bệnh phấn trắng Erysiphe cichoracearum...............37


DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
Kí hiệu
AUDPC
AUIPC
CSB
CSB TB
CSH
CSH TB
FAO
TLB
TLB TB
TLH
TLH TB
USDA


Ghi chú
: Area Under Disease Progress Curve
: Area Under Integrated Progress Curve
: Chỉ số bệnh
: Chỉ số bệnh trung bình
: Chỉ số hại
: Chỉ số hại trung bình
: Tổ chức Lương Thực và Nông Nghiệp Liên Hiệp Quốc (The
Food and Agriculture Organization of the United Nations
: Tỉ lệ bệnh
: Tỉ lệ bệnh trung bình
: Tỉ lệ hại
: Tỉ lệ hại trung bình
: Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ Dịch vụ nghiên cứu Nông nghiệp


MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU...............................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề.......................................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài......................................................................2
1.3. Yêu cầu của đề tài...........................................................................................2
1.4. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................2
PHẦN 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU....................................3
2.1. Giới thiệu về cây dưa lưới..............................................................................3
2.1.1. Nguồn gốc...................................................................................................3
2.1.2. Phân loại......................................................................................................3
2.2. Đặc điểm thực vật học....................................................................................4
2.3. Giá trị dinh dưỡng..........................................................................................4
2.4. Tình hình sản xuất dưa tại Việt Nam và thế giới............................................6
2.4.1. Tình hình sản xuất dưa trên thế giới............................................................6

2.4.2. Tình hình sản xuất dưa tại Việt Nam...........................................................7
2.5. Kỹ thuật trồng dưa lưới..................................................................................7
2.6. Một sâu bệnh hại chính trên cây dưa lưới....................................................10
2.6.1. Sâu hại.......................................................................................................10
2.6.2. Bệnh hại.....................................................................................................13
2.7. Cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn................................................................15
2.7.1. Cơ sở khoa học..........................................................................................15
2.7.2. Cơ sở thực tiễn..........................................................................................15
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......16
3.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................16
3.2. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................16
3.3. Nội dung nghiên cứu....................................................................................16
3.4. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................16
3.4.1. Các chỉ tiêu về sâu hại và phương pháp theo dõi......................................17
3.4.2. Các chỉ tiêu về bệnh hại và phương pháp theo dõi....................................20


PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...................................22
4.1. Tình hình trồng dưa lưới tại Phú Lộc, Thừa Thiên Huế...............................22
4.2. Kết quả điều tra thành phần sâu bệnh hại trên dưa lưới trong nhà màng tại
huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế.........................................................................23
4.3. Diễn biễn một số đối tượng sâu bệnh hại chính trên dưa lưới.....................25
4.3.1. Kết quả điều tra tình hình sâu hại..............................................................25
4.3.2. Kết quả điều tra tình hình bệnh hại...........................................................31
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.................................................................38
5.1. Kết luận........................................................................................................38
5.2. Kiến nghị......................................................................................................38
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................39



PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Rau quả là một thực phẩm không thể thiếu trong cơ cấu bữa ăn hàng ngày
của con người trên khắp hành tinh. Đặc biệt, khi lương thực và các thức ăn giàu
đạm đã được đảm bảo thì yêu cầu về số lượng và chất lượng rau lại càng gia
tăng (Trần Khắc Thi, Trần Ngọc Hùng, 2002).
Một số rau họ bầu bí như mướp đắng, dưa chuột, dưa lê, bí, v.v... ngày
càng cần thiết và có vị trí quan trọng đối với mỗi người. Nhu cầu về rau trên thị
trường thực phẩm ngày càng lớn và giá trị cao nên càng thôi thúc nông dân áp
dụng các biện pháp thâm canh nhằm tăng năng suất cây trồng.
Dưa lưới (Cucumis melo L.) là loại cây trồng thuộc họ bầu bí
(Cucurbitaceae) được trồng rộng rãi tại vùng nhiệt đới, cận nhiệt đến ôn đới.
Dưa lưới ở khu vực Đông Á có nguồn gốc từ Ấn Độ qua quá trình du nhập đã
hình thành nhiều loại dưa khác nhau (Hoàng Anh Tuấn, 2008).Tại Việt Nam
nghiên cứu về đa dạng dưa melon ghi nhận có 6 loại dưa khác nhau l : dưa vàng,
dưa gang, dưa bở, dưa lê, dưa dại và dưa thơm. Tất cả các giống dưa melon bản
địa của Việt Nam đều là dưa vỏ mỏng, không có vân lưới trên vỏ quả. Bên cạnh
những giống dưa địa phương trên, những năm gần đây giống dưa lưới cũng
được du nhập vào Việt Nam, dưa lưới có một số ưu điểm như mùi thơm, vị ngọt
thanh rất đặc biệt khiến nhiều người thích. Loại trái cây có tính giải nhiệt, giá trị
dinh dưỡng cao đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng nên rất được ưa chuộng.
Dưa lưới có thời gian sinh trưởng ngắn, trồng được nhiều vụ trong năm
với năng suất khá cao. Dưa lưới có quả hình oval có lớp da quả màu xanh. Khi
chín thương phẩm có màu xanh với những đường vân màu trắng đan xen nhau
rất độc đáo. Quả dưa lưới có trọng lượng trung bình từ 1,5 – 3,5kg. Có nguồn
gốc từ châu Phi và Ấn Độ. Người Ai Cập là người đầu tiên trồng giống này, ban
đầu dưa lưới nhỏ và ít ngọt, sau một thời gian không ngừng phát triển và tới nay
trở thành một loại trái to và ngọt.
Dưa lưới có chứa nhiều chất xơ nên có tác dụng nhuận trường, chống táo

bón. Đây còn là nguồn cung cấp beta-crotein, acid folic, kali và vitamin A, C….
Nguồn gốc kali trong dưa lưới còn giúp bài tiết thải sodium (Chất trong muối) vì
vậy sử dụng dưa lưới có tác dụng giảm huyết áp, tốt cho mắt phòng các bệnh
ung thư tốt cho tim mạch hỗ trợ quá trình giảm cân, tốt cho người bị tiểu đường
1


và tăng cường hệ miễn dịch, làm đẹp da và hạn chế các tình trạng viêm
nhiễm…. (Adams và ctv., 1981; Lester và ctv., 1996)
Tại Việt Nam dưa lưới rất được ưa chuộng và được trồng tại các khu công
nghệ cao như TP.HCM, Bình Dương. Tuy nhiên chất lượng đặc biệt là độ ngọt
chưa đáp ứng được nhu cầu người dùng. Các giống hiện tại trồng tại Việt Nam
là: Chu Phấn, Đan Phượng, Thúy Phượng và Taki….
Hiện nay Huế vẫn chưa có nghiên cứu nào đánh giá về khả năng thích
ứng, tình hình sâu bệnh hại trên cây dưa lưới. Đặc biệt, trong điều kiện nhà
màng các yếu tố ngoại cảnh có thể chủ động được nên thời vụ là quanh năm.
Đây cũng là yếu tố làm gia tăng thành phần các loại sâu bệnh hại. Vì vậy chúng
tôi tiến hành đề tài “Đánh giá khả năng kháng sâu, bệnh hại của một số giống
dưa lưới Cucumis melo L. tại huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế” nhằm bước đầu
nghiên cứu khả năng thích ứng của một số giống dưa lưới tại Thừa Thiên Huế.
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Tìm hiểu thành phần sâu bệnh hại trên dưa lưới trong nhà màng. Đánh giá
mức độ xuất hiện và gây hại của một số loại sâu bệnh hại chính. Ảnh hưởng của
sâu bệnh hại đến năng suất và chất lượng sản phẩm.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Ghi nhận các loại sâu hại và bệnh hại trong nhà màng.
- Điều tra mật độ và tình hình gây hại của một số sâu bệnh chính.
- Biết cách thi công và bố trí thí nghiệm, đo đếm và thu thập số liệu.
- Biết cách tổng hợp, xử lý và phân tích số liệu, viết và trình bày báo cáo
khoa học.

1.4. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được tiến hành trong nhà màng trồng dưa của Công ty Cổ phần Cấp
nước Thừa Thiên Huế, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế

2


PHẦN 2
TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Giới thiệu về cây dưa lưới
Tên khoa học: Cucumis melo L.
Họ bầu bí: Cucurbitaceae
Tên tiếng anh: Muskmelon
Tên tiếng việt: Dưa lưới
2.1.1. Nguồn gốc
Dưa lưới được xem là loại trái cây số một tại Châu Âu và chiếm giữ vị trí
quan trọng trên thị trường này trong suốt 25 năm qua. Trong đó, Galia
muskmelon (Cucumis melo L. var. Reticulatus Ser.) là giống dưa lai F1 nổi tiếng
và được ưa chuộng nhất. Kể từ khi được giới thiệu ra thị trường năm 1973 bởi
nhà chọn giống người Israel (Zvi Karchi), “Galia” đã trở thành tên thương mại
để gọi chung cho hơn 60 giống dưa lê có hình dạng tương tự (vỏ quả màu xanh
hoặc hơi vàng, vỏ có lưới, ngọt và có mùi thơm). Dưa lê được trồng nhiều ở Tây
Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Ma Rốc, Ai Cập, Trung Đông và một số quốc gia Châu Á
(Hoàng Anh Tuấn, 2008).
Dưa lưới thuộc họ Cucurbitaceae, có nguồn gốc từ Ấn Độ và Châu Phi.
Người Ai Cập là những người đầu tiên trồng cây này sau đó là người Hy Lạp và
người La Mã. Cây dưa lưới đầu tiên được Cristoforo Colombo đưa đến Châu
Mỹ trong hành trình lần thứ hai tìm đến Châu Mỹ của ông năm 1994. Hiện tại
được trồng khắp nơi trên thế giới.
2.1.2. Phân loại

Theo từ điển bách khoa của Britanicia năm 1963, có 7 nhóm dưa chính
được trồng là (1) nhóm cantalupensis (bắt nguồn từ tên thánh phố cantalupo của
Ý, nơi trồng nhiều loại dưa này), đây là loại dưa có vở dày, thịt quả màu cam,
ngọt; (2) nhóm Indorous, vỏ quả dày, có vân lưới, thịt quả ngọt, thơm mát; (3)
nhóm Reticulatis; (4) nhóm Flexuosus dưa rắn, quả rất dài, có quả dài hơn 1m;
(5) nhóm dưa Conomon - dưa phương Đông (tìm thấy nhiều ở Trung Quốc, Việt
Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản); (6) nhóm Chito và (7) nhóm Dudain (Encyclopedia
Britanica 1993, Kirkbride 1993, PFAF 2011, Simon et al 1993, Whitaker and
Davis 1962).

3


Kirkbride (1993) đã phân dưa ra thành hai phân loài đó là C. melo
subspecies. melo và C. melo subspecies. agrestis, dựa vào lông trên bầu hoa. C.
melo ssp. melo có lông dài và dày trên bề mặt bầu hoa và chủ yếu phân bố ở
Trung và Tây Ấn Độ, Cận Đông, Châu Âu và Châu Mỹ (Jefrrey, C. 1980). C.
melo ssp. agrestis có lông ngắn và thưa trên bầu hoa và thường được tìm thấy ở
châu Phi, từ Ấn Độ đến Viễn Đông (Kirkbride, Joseph H. 1993).
2.2. Đặc điểm thực vật học
Dưa lưới có dạng quả hình oval, da quả màu xanh, khi chín có màu xanh
vàng và có các đường gân trắng đan xen như lưới nên có tên gọi là dưa lưới.
Thịt của dưa lưới có màu vàng cam như đu đủ, giàu caroten, ăn giòn, mát và
thơm ngọt, hàm lượng đường cao đạt bình quân 15 – 16 độ đường. Vỏ quả dưa
lưới dày, cứng nên rất dễ vận chuyển mà không sợ dập nát.
Dưa có thời gian sinh trưởng từ khi trồng đến khi ra quả khoảng 45 – 55
ngày tùy theo vụ và nền nhiệt. Sau khi ra quả 30 – 35 ngày thì có thể thu hoạch.
2.3. Giá trị dinh dưỡng
Dưa được người Ai Cập, Hy Lạp và Ba Tư cổ đại sử dụng như một loại
thuốc chữa bệnh. Herbals 16 và 17 thế kỷ Châu Âu đã liệt kê ra nhiều công dụng

của dưa để làm thuốc. Các hạt giống được sử dụng để điều trị ký sinh trùng
đường ruột, nhưng phải sử dụng rất thận trọng, như việc nảy mầm sản xuất các
tổ hợp các chất độc hại. Dưa lưới chủ yếu để ăn tươi, nhưng ở nhiều nước
khác như Châu Phi dầu dưa được bày bán sử dụng trong nấu ăn (Encyclopedia
Britanica 1993, Kirkbride 1993, PFAF 2011, Simon et al 1993, Whitaker and
Davis 1962).
Dưa lưới là nguồn chứa chất oxy hóa dạng pholyphenol, là chất có lợi cho
sức khỏe trong việc phòng chống bệnh ung thư tăng cường hệ miễn dịch. Các
chất này điều tiết tạo thành nitric ocid, một chất quan trọng đối với hệ nội mạch
và hệ tim mạch khỏe mạnh. Nhờ có hàm lượng chất beta carotene phong phú mà
loại dưa này cũng có thể giúp kiểm soát sự thoái hóa điểm vàng, một bệnh làm
suy giảm thị lực ở người có tuổi. Dưa lưới taki có giá trị dinh dưỡng cao và
nhiều công năng tuyệt vời trong phòng bệnh.
Dưa lưới cung cấp rất nhiều vitamin A (beta- carotene), vitamin C các loại
dinh dưỡng như vitamim E acid folic những chất oxy hóa quan trọng trong quá
trình biến dinh dưỡng của con người .

4


Bảng 2.1. Giá trị dinh dưỡng trong 100g melon :
Thành phần
Năng lượng
Cacbohidrat
Đường
Chất xơ
Đạm
Protein
Vitamin A
Beta-carotene

Lutein zeaxanthin
Thiamine B1
Riboflavin B2
Niacin B3
Acid pantothenic B5
Vitamin B6
Folate B9
Cholin
Vitamin C
Vitamin K
Canxi
Magie
Mangan
Photpho
Kali
Natri
Kẽm
Nước

Giá trị dinh dưỡng trong 100g dưa
34 kcal
8.16g
7.86g
0.9g
0.19g
0.19g
169μg
2020μg
26μg
0.041mg

0.19 mg
0.734mg
0.15 mg
0.072 mg
21μg
7.6 mg
36.7 mg
2,5μg
9 mg
12 mg
0.041 mg
16 mg
267 mg
16 mg
0.18 mg
90,2 g
(Nguồn: USDA 2018-12-09)

Dưa lưới có nhiều lợi ích về sức khỏe bao gồm còn hổ trợ giảm cân, ngăn
ngừa một số bệnh ung thư, cải thiện thị lực, chống lại bệnh tiểu đường,.... Quỹ y
tế thế giới cũng liệt kê dưa lưới vào danh sách các loại quả mang lại lợi ích cho
phổi vì nó chứa nhiều vitamin A (250 mg dưa lưới chứa tới 40% lượng vitamin
A cơ thể cần mỗi ngày). Ngoài ra nhờ hàm lượng chất beta- carotene phong phú
mà loại dưa này cũng kiểm soát sự thoái hóa điểm vàng, một bệnh làm suy giảm
thị lực ở người lớn tuổi. Giá trị dinh dưỡng của dưa lưới cao tốt cho sức khỏe.
2.4. Tình hình sản xuất dưa tại Việt Nam và thế giới
2.4.1. Tình hình sản xuất dưa trên thế giới
5



Trong năm 2016 sản lượng dưa toàn cầu, bao gồm dưa đỏ là 31,2 triệu
tấn. Với Trung Quốc chiếm 51% tổng số thế giới ( 15,9 triệu tấn) (Production of
melon, including cantaloupes for 2016). Các quốc gia trồng nhiều khác như là
Thổ Nhĩ Kì, Iran, Ai Cập, với mỗi nước sản lượng từ 1- 1.9 triệu tấn.
Bảng 2.2. Tình hình sản xuất dưa melon trên thế giới:
Stt
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20

Quốc gia
Trung Quốc
Ấn Độ

Brazil
Mỹ
Ý
Tây Ban Nha
Mexico
Indonesia
Iran
Philippin
Thổ Nhĩ Kỳ
Uganda
Pháp
Nigeria
Ai Cập
Thái Lan
Colombia
Pakistan
Ecuador
Nam Phi

Triệu tấn/ năm
87,055,600
47,031,300
35,423,429
25,872,900
19,203,132
14,805,000
14,758,654
13,776,664
13,143,110
12,452,620

11,480,900
10,567,650
10,339,100
9,127,000
8,195,635
8,138,000
7,840,222
7,753,423
5,751,800
5,447,383
(Nguồn: FAO 2017)

2.4.2. Tình hình sản xuất dưa tại Việt Nam
Dưa lưới còn được gọi là dưa vua bởi trồng rất khó ở điều kiện khí hậu
Việt Nam. Ngoại trừ khu vực Long Điền, Long Đất của Bà Rịa – Vũng Tàu là
trồng được ngoài trời, còn lại phải trồng trong nhà kính với quy trình chăm sóc
khắt khe của người Nhật. Dưa trồng ngoài trời cây ra bao nhiêu trái thu hoạch
bấy nhiêu nên chất lượng kém.
Do đó các nghiên cứu cũng như các hoạt động sản xuất về chúng rất ít và
chưa có số liệu cụ thể. Hiện nay, dưa melon được trồng rải rác, nhỏ lẻ, đặt biệt
những khu nông nghiệp công nghệ cao như Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh, nên
vẫn chưa có những thống kê rõ về tình hình sản xuất dưa melon nước ta.
6


2.5. Kỹ thuật trồng dưa lưới
* Chuẩn bị cây con
- Sử dụng các khay ươm cây để gieo hạt. Khay ươm thường làm bằng vật
liệu xốp, có kích thước dài 50 cm, rộng 35 cm, cao 5 cm (có 50 lỗ/khay).
- Sử dụng mụn xơ dừa hoặc trộn với tro trấu và phân hữu cơ để làm giá

thể gieo hạt.
+ Mụn xơ dừa: phải xử lý chất chát (tanin) trước khi trồng. Xử lý bằng
cách ngâm và xả, thời gian xử lý là 7 – 10 ngày (lúc này nước xã đã trong) thì
đem trồng được.
+ Phân hữu cơ: sử dụng phân trùn quế hoặc phân chuồng đã hoai mục.
Phân này đã được xử lý nguồn bệnh bằng Trichoderma (Dùng 500gr
Trichoderma pha với 150 – 200 lít nước cho 5-6 khối phân chuồng rồi tưới hoặc
phun xịt đều dịch pha lên đống ủ. Ủ bạt để giữ ẩm và giữ nhiệt từ 10-15 ngày.
Định kỳ đảo trộn để đảm bảo bào tử phân tán đều và cung cấp oxy).
+ Giá thể: dùng gieo hạt gồm phân phân hữu cơ, mụn xơ dừa và tro trấu
đã qua xử lý và được phối trộn theo tỷ lệ 70% mụn xơ dừa + 20% phân hữu cơ +
10% tro trấu, giá thể được cho vào đầy lỗ mặt khay, sau đó tiến hành gieo 1
hạt/lỗ.
- Tiêu chuẩn cây giống: Ngày gieo ươm từ 10 – 15 ngày, chiều cao cây
12 – 15 cm, đạt 2-3 lá thật. Cây khoẻ mạnh, không dị hình, không bị dập nát,
ngọn phát triển tốt, không có các biểu hiện nhiễm sâu bệnh.

* Chuẩn bị giá thể trồng
Giá thể được sử dụng là mụn xơ dừa phối trộn với phân hữu cơ (phân trùn
quế,phân bò hoai,phân gà hoai,…) với tỷ lệ 80 mụn xơ dừa + 20 % phân hữu cơ.
Mụn xơ dừa, trước khi trồng cần phải xử lý tanin. Sử dụng hồ chứa để xử
lý mụn xơ dừa bằng cách ngâm và xã, sáng bơm nước vào hồ đến đầy, chiều xã
sạch nước, thời gian xử lý từ 7 – 10 ngày (lúc này nước xã đã trong) thì đem
trồng được.
* Trồng và chăm sóc
- Trồng cây: Nên trồng vào buổi chiều mát, khi trồng đặt cây nhẹ nhàng
để tránh tổn thương cây con, không nén quá chặt. Sau khi trồng phải tưới nước
7



ngay để cây không bị héo. Cần trồng dự phòng 5-10% cây con đúng tuổi để
dặm.Trồng và chăm sóc
Đối với trồng túi nilon: trồng 1 cây/túi
- Mật độ, cự ly trồng:
+ Mùa khô: trồng hàng kép: hàng x hàng=1,4 m, cây x cây= 40 cm, mật
độ: 2.500 – 2.700 cây/1000 m2.
+ Mùa mưa: trồng hàng kép, cây x cây 50 cm, hàng x hàng 1,4 m, mật
độ 2.200 – 2.500 cây/1000 m2.
Từ 7-10 ngày sau trồng tiến hành kiểm tra trồng dặm lại các cây bị chết.
- Tưới nước và bón phân
+ Tưới tưới: sử dụng nước giếng khoang hay nước song suối, pH từ 6 -7,
nước không mặn, không phèn.
+ Loại phân bón sử dụng:
Các phân như KNO3, MgSO4, K2SO4, (NH4)2SO4, Ure, KH2PO4,
Ca(NO3)2 thường được hòa tan vào nước thành dung dịch dinh dưỡng tưới cây.
Trong các loại phân này phải đảm bảo chứa đủ các nguyên tố cần thiết cho quá
trình sinh trưởng và phát triển của cây. Đó chính là K, N, P, S, Ca, Mg. Đa số
các loại phân bón này là phân vô cơ, dễ tan trong nước, chúng thường ở dạng
rắn (dễ bảo quản hơn so với phân dạng lỏng).
+ Dung dịch dinh dưỡng và nước tưới được cung cấp đồng thời thông qua
hệ thống tuới nhỏ giọt. Dựa vào nhu cầu dinh dưỡng và giai đoạn sinh trưởng
của cây để xác định nồng độ dung dịch tưới phù hợp.
+ Chế độ tưới cho dưa lưới được thực hiện như sau:
Bảng 2.3. Chế độ tưới cho dưa lưới
Số lần tưới
(lần/ngày)

Thời gian tưới
(phút/lần)


Lượng nước
(lít/bầu/ngày)

Trồng – 14 ngày

7

4

1,04

Trồng 15 ngày – ra hoa

9

6

2,0

Đậu quả – thu hoạch

10

7

2,6

Giai đoạn

+ pH cho dịch tưới: từ 6 – 6,8

- Chăm sóc
8


+ Khi trồng được 7 – 10 ngày, bắt đầu treo dây cố định cây, đến giai đoạn
ra hoa tiến hành thụ phấn bằng Ong hoặc thụ phấn thủ công cho dưa lưới:
Thụ phấn thủ công: thụ phấn bằng thủ công là lấy bông đực để chụp vào
bông cái, thụ từ lúc sáng sớm và thụ trước 9h sáng để đảm bảo hạt phấn còn
sống.
Sử dụng Ong mật để thụ phấn, thả 1 thùng Ong/1000 m2 (thùng Ong có 3
cầu).
+ Tỉa bỏ các cành nách để tạo thông thoáng, hạn chế sâu bệnh và sự tiêu
hao dinh dưỡng.
+ Mỗi cây để lại từ 1 quả, để quả ở lá thứ 9 – 15. Sau đó tỉa hết các cành
nách tạo thông thoáng và hạn chế sự tiêu hao dinh dưỡng. Sau khi quả có đường
kính từ 2 – 4 cm thì tiến hành hãm ngọn (lúc này cây đã có lá thứ 23- 25, tương
đương khoảng 40 ngày sau trồng) để cây tập trung dinh dưỡng nuôi quả.
* Thu hoạch
Cây sau khi trồng khoảng 65 ngày, lưới đẹp, trên cuốn xuất hiện nhiều vết
nứt là thu hoạch được (Lê Nguyễn Tấn Lực, 2018).

9


2.6. Một sâu, nhện bệnh hại chính trên cây dưa lưới
2.6.1. Sâu, nhện hại
a) Bọ phấn trắng

Vị trí phân loại:
- Tên tiếng Anh: Whitefly

- Tên khoa học: Bemisia tabaci
- Bộ: Homoptera
- Họ: Aleyrodidae
- Chi: Bemisia
Bọ phấn trắng là loài có phổ kí chủ rất rộng gây hại trên nhiều loại cây
trồng như cây bông vải, dưa bầu bí, rau màu các loại và nhiều loại cây trồng
khác.
Con trưởng thành dài 0,75 - 1,4 mm, sải cánh dài 1,1 - 2 mm. Hai đôi
cánh trước và sau dài bằng nhau. Toàn thân và cánh được phủ bởi một lớp phấn
màu trắng. Mắt kép có một rãnh ngang chia thành hai phần gần giống hình số
tám. Râu đầu có sáu đốt, chân dài và mảnh, bụng có chín đốt.
Sâu non màu vàng nhạt, khi mới nở có chân, bò dưới mặt lá rồi ở cố định
một chỗ dưới mặt lá. Sau khi lột xác chuyển sang tuổi 2 thì sâu non không còn
chân, có thể nhìn rõ mắt kép và râu đầu.

(Nguồn: Trần Văn Hai, ĐHCT)
Hình 2.1. Thành trùng, ấu trùng của bọ phấn trắng Bemisia tabaci

10


(Nguồn: NSW Agriculture)
Hình 2.2. Ấu trùng cận cảnh
b) Bọ trĩ dưa (Thrips palmi Karny), 1925.
Vị trí phân loại
- Tên tiếng Anh: Melon thrips
- Tên khác: Thrips leucadophilus Priesner, 1936;
Thrips gossipicola Ramakrishna & Margabandhu, 1939;
Thrips gracilis Anantharishnan & Jagadis, 1968
- Bộ: Thysanoptera

- Bộ phụ: Terebrantia (bộ phụ đốt cuối hình nón)
- Họ: Thripidae
Ký chủ:
Bọ trĩ dưa phân bố nhiều nơi trên thế giới, có phổ ký chủ rộng, gây hại
trên nhiều loại cây thuộc các họ: họ cà, họ hành tỏi, họ bầu bí, họ cúc, họ đậu,
cây lúa, cây bông…

Đặc điểm hình thái và sinh học:
Thành trùng có màu vàng, khi đậu xếp cánh mái nhà trên lưng, tạo thành
đường sọc nâu đen ở giữa lưng, đốt cuối bụng hình nón, chiều dài khoảng 1mm.
Trứng hình hạt đậu màu trắng. Ấu trùng có màu trắng khi mới nở và chuyển
sang màu vàng nhạt, vàng đậm khi lớn, cơ thể ấu trùng trong suốt. Nhộng giả có
màu vàng đậm và hình dạng giống như ấu trùng nhưng chỉ có mầm cánh.
Mép trên của mảnh lưng ngực trước không có hàng lông cứng, mép sau
ngực trước có 2 cặp lông cứng ở 2 góc phát triển.
11


Râu đầu có 7 đốt, đốt số 3 và 4 có móc cảm ứng hình nón. Đầu có 3 mắt
đơn màu đỏ. Lông cứng trước mắt đơn dài hơn lông cứng sau mắt kép.
Trên mạch cánh thứ 2 của 2 cánh trước có 3 lông cứng nằm ở một nữa cánh phía
ngoài. Đốt bụng thứ 8 có hàng lông hình lượt đầy đủ. Đốt ngực sau có một cặp
lỗ chân lông ở mép sau, có những đường vân hội tụ về phía sau.

( />Hình 2.3. Đầu và ngực của bọ trĩ dưa (Liu, 1990)
c) Nhện đỏ (Tetranychus urticae)
Vị trí phân loại:
- Tên khoa học: Tetranychus urticae
- Bộ: Acariforme
- Họ: Tetranychidae

Đặc điểm hình thái và sinh học:
Thành trùng hình bầu dục, thân rất nhỏ khoảng 0,4 mm, thành trùng đực
có kích thước nhỏ, khoảng 0,3 mm. Toàn thân phủ lông lưa thưa và thường có
màu xanh, trắng hay đỏ với đốm đen ở 2 bên thân mình. Nhện có 8 chân, thành
trùng cái màu vàng nhạt hay hơi ngả sang màu xanh lá cây. Nhìn xuyên qua cơ
thể có thể thấy được hai đốm màu đậm bên trong, đó là nơi chứa thức ăn. Sau
khi bắt cặp, thành trùng cái bắt đầu đẻ trứng từ 2 - 6 ngày, mỗi nhện cái đẻ
khoảng 70 trứng.
Trứng rất nhỏ, hình cầu hoặc hình củ hành, bóng láng và được đẻ sát gân
lá ở cả hai mặt lá (thường là được gắn chặt vào mặt dưới của lá, ở những nơi có
tơ do nhện tạo ra trong khi di chuyển). Khoảng 4 - 5 ngày sau trứng nở.
Ấu trùng nhện đỏ rất giống thành trùng nhưng chỉ có 3 đôi chân. Những
ấu trùng sẽ nở ra thành trùng cái thay da 3 lần trong khi những ấu trùng sẽ nở ra
thành trùng đực thay da chỉ có 2 lần. Giai đoạn ấu trùng phát triển từ 5 - 10
ngày.
12


Nhện đỏ hoàn tất một thế hệ từ 20 - 40 ngày.

Hình 2.4. Nhện đỏ gây hại ở mặt dưới lá
2.6.2. Bệnh hại
a) Bệnh thối thân (Rhizoctonia solani)
- Triệu chứng: Cổ rễ thường bị thối nhũng, cây dễ ngã, lá non vẫn xanh.
Nấm chỉ gây hại ở giai đoạn cây con, bệnh còn làm thối đít trái.
- Đặc điểm phát sinh, phát triển: Bệnh phát triển mạnh khi ẩm độ cao;
nấm lưu tồn trên thân lúa, rơm rạ, cỏ dại, lục bình, hạch nấm tồn tại trong đất
sau mùa lúa.
- Biện pháp quản lý: Khi bệnh chớm xuất hiện và gặp điều kiện thời tiết
thuận lợi cho sự phát sinh gây hại của bệnh, có thể sử dụng các loại thuốc bảo vệ

thực vật có hoạt chất như Validamycin; Hecxaconazole.
b) Bệnh giả sương mai (Pseudoperonospora cubensis)
- Triệu chứng: Vết bệnh hình đa giác có góc cạnh rất rõ, lúc đầu có màu
vàng nhạt sau chuyển thành nâu; sáng sớm quan sát kỹ mặt dưới lá có tơ nấm
màu trắng hoặc vàng nhạt, vết bệnh lúc già rất giòn, dễ vỡ.
- Đặc điểm phát sinh, phát triển: Bệnh thường xuất hiện từ lá già ở gốc lan
lên lá non, phát triển mạnh vào thời điểm ẩm độ cao, mưa nhiều.
- Biện pháp phòng chống: Khi bệnh chớm xuất hiện có thể sử dụng các
loại thuốc bảo vệ thực vật có hoạt chất: Mancozeb (min 85%); Mancozeb 64%
+ Metalaxyl 8%; Metiram Complex (min 85%)…
c) Bệnh phấn trắng (Erysiphe cichoracearum)
- Triệu chứng bệnh: Bệnh xuất hiện phá hại ngay từ thời kỳ cây con hại lá,
thân, cành. Ban đầu trên lá xuất hiện những chòm nhỏ mất màu xanh hoá vàng
13


dần, bao phủ một lớp nấm trắng xám dầy đặc như bột phấn, bao trùm tất cả
phiến lá. Lá bệnh chuyển dần từ màu xanh sang vàng, lá khô cháy và rất dễ
rụng. Bệnh nặng lớp phấn trắng xuất hiện trên cả thân, cành, hoa làm hoa khô và
chết. Cây bị bệnh sinh trưởng yếu, phẩm chất kém (giảm lượng đường và axit
amin) vàphải thu hoạch quả trước thời hạn, năng suất kém.
- Đặc điểm phát sinh, phát triển bệnh: Nấm gây bệnh Erysiphe
cichoracearum De Candolle thuộc bộ Erysiphales, lớp Nấm Túi – là loại ký sinh
chuyên tính, ngoại ký sinh. Sợi nấm bám dầy đặc trên bề mặt lá, tạo các vòi hút
chọc sâu vào trong tế bào để hút các chất dinh dưỡng. Giai đoạn sinh sản vô tính
Oidium ambrosiae Thiimen. Cành bào tử phân sinh thẳng góc với sợi nấm,
không phân nhánh, không màu. Bào tử phân sinh hình trứng hoặc hình bầu dục,
đơn bào, không màu, kích thước 4 – 5 × 5 – 7 pm. Về cuối thời kỳ sinh trưởng
của cây, trên lá bệnh rất hiếm thấy nấm hình thành, các quả thể kín hình cầu, có
lông bám đơn giản, nhỏ, màu đen, đường kính 80 – 140 pm. Bên trong quả thể

chứa các túi (10 – 15 túi) hình trứng. Trong mỗi túi thường có hai bào tử túi hình
bầu dục, đơn bào, không màu. Kích thước 12 – 20 × 20 – 28 pm. Trong thời kỳ
cây sinh trưởng, bệnh lây lan nhanh bằng bào tử nhờ không khí và gió. Bào tử
phân sinh nảy mầm thuận lợi ở nhiệt độ 20 – 24ºC và độ ẩm không khí cao. Tuy
vậy bệnh vẫn có thể phát triển được trong điều kiện khô hạn. Sợi nấm và quả thể
bảo tồn trên tàn dư cây bệnh.
- Biện pháp quản lý: Để phòng trừ bệnh này cần áp dụng các biện pháp kỹ
thuật canh tác; đặc biệt chú ý thu dọn sạch tàn dư thân lá bệnh, tiêu diệt cỏ dại;
sử dụng các giống chống bệnh. Phun thuốc phòng trừ kịp thời ngay sau khi phát
hiện bệnh. Dùng Benlat 0,01% hoặc Topsin M. 0,1 % hay Anvil và các loại
thuốc chứa lưu huỳnh.
2.7. Cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn
2.7.1. Cơ sở khoa học
Giống cây trồng là yếu tố quan trọng quyết định rất lớn trong việc phòng
trừ sâu bệnh, tăng năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm. Chọn giống có
hiệu quả là giải quyết tốt mối quan hệ phức tạp giữa cây trồng và môi trường để
đảm bảo cho giống có năng suất cao và ổn định, chống chịu sâu bệnh tốt, phù
hợp với điều kiện sản xuất.

14


Trong sản xuất cần nắm vững các đặc trưng và đặc tính của giống để từ đó
có biện pháp kỹ thuật canh tác nhằm tác động thích hợp để mang lại hiệu quả
phòng trừ sâu bệnh cao nhất.
2.7.2. Cơ sở thực tiễn
Thừa Thiên Huế là một tỉnh thuộc miền Trung, có điều kiện khí hậu khắc
nghiệt, nóng ẩm mưa nhiều. Bên cạnh đó đất đai lại kém màu mỡ. Những năm
gần đây có sản xuất, nghiên cứu dưa lưới nhưng các nghiên cứu bước đầu về các
giống dưa lưới nhập nội và biện pháp canh tác vẫn chưa được công bố rộng rãi.

Do đó để có cơ sở vững chắc nhằm phát triển cây dưa lưới tại Thừa Thiên Huế
thì công tác nghiên cứu về các loại sâu bệnh hại là hết sức cần thiết.

15


PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Giống: 3 giống dưa lưới,
- Sâu, bệnh hại chính trên các giống dưa lưới.
Thí nghiệm được tiến hành trên 3 giống dưa lưới: AB Sweet Gold, Queen
Khang Nguyên và 8H211. Đây là 3 giống dưa lưới đang được trồng và phổ biến
ở khu vực miền Trung và Thừa Thiên Huế.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Thí nghiệm được thực hiện tại hệ thống nhà màng
trồng dưa của Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế, Lộc An, Phú Lộc,
Thừa Thiên Huế
- Phạm vi thời gian: Thí nghiệm được tiến hành từ 14/12/2018 đến ngày
30/04/2019.
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra thành phần sâu bệnh hại trên dưa lưới và trong nhà màng tại
Phú Lộc, Thừa Thiên Huế. Diễn biến và mức độ gây hại của một số sâu bệnh hại
chính.
- Điều tra hiện trạng canh tác và cách phòng trừ sâu bệnh hại trên dưa lưới
trong nhà màng tại Phú Lộc, Thừa Thiên Huế.
- Đánh giá ảnh hưởng của sâu, bệnh hại đến khả năng sinh trưởng phát
triển và năng suất của dưa lưới trong nhà màng tại Phú Lộc, Thừa Thiên Huế.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
- Yêu cầu kỹ thuật Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN 01-38:

2010/BNNPTNT) về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng.
- Điểm điều tra Mỗi yếu tố điều tra 10 điểm ngẫu nhiên hoặc phân bố
ngẫu nhiên trên đường chéo của khu vực điều tra.
- Thí nghiệm được thực hiện với 3 công thức thí nghiêm với 5 lần nhắc lại
và được bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD). Tất cả các
chỉ tiêu nghiên cứu về sâu bệnh hại được thực hiện theo QCVN 01-38:
2010/BNNPTNT.

16


- Thời gian điều tra
+ Đối với sâu hại: Điều tra định kỳ: 5 ngày/lần.
+ Đối với bệnh hại: Điều tra định kỳ: 7 ngày/lần.
- Điểm điều tra: Mỗi yếu tố điều tra 5 cây tại 5 điểm ngẫu nhiên trên
đường chéo của khu vực điều tra.
+ Công thức 1: Giống 8H211
+ Công thức 2: Giống AB Sweet Gold
+ Công thức 3 (ĐC): Giống Queen Khang Nguyên
SƠ ĐỒ BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM
BAO VÊ

BAO VÊ

I.1

II.1

III.1


I.2

II.2

III.2

I.3

II.3

III.3

I.4

II.4

III.4

I.5

II.5

II.5

BAO VÊ

BAO VÊ

Chú ý: I, II, III tương ứng với số công thức
1,2,3,4,5 tương ứng với số lần nhắc lại

3.4.1. Các chỉ tiêu về sâu hại và phương pháp theo dõi
a) Phương pháp điều tra phát hiện nhóm sâu hại lá (sâu xanh bướm trắng,
sâu khoang, …) và thiên địch
- Mật độ sâu (con/m2 );
- Tỷ lệ pha phát dục của sâu (%);
17


×