Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Khoá luận tốt nghiệp Thế giới nhân vật trong Cô gái đến từ hôm qua của Nguyễn Nhật Ánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (676.74 KB, 64 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

======

ĐÀO THỊ NGỌC

THẾ GIỚI NHÂN VẬT
TRONG CÔ GÁI ĐẾN TỪ HÔM QUA
CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

HÀ NỘI, 2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

======

ĐÀO THỊ NGỌC

THẾ GIỚI NHÂN VẬT
TRONG CÔ GÁI ĐẾN TỪ HÔM QUA
CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học



TS. THÀNH ĐỨC BẢO THẮNG

HÀ NỘI, 2019


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân
thành nhất đến TS. Thành Đức Bảo Thắng - người đã tận tình hướng dẫn,
động viên và tạo điều kiện tốt nhất để tôi thực hiện khóa luận này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các Thầy, Cô trong khoa Ngữ văn, đặc biệt
là các thầy cô trong tổ Văn học Việt Nam, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, 05 ngày 05 tháng năm 2019
Tác giả khóa luận

Đào Thị Ngọc


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận này công trình nghiên cứu riêng của cá
nhân tôi dưới sự hướng dẫn tận tình của TS. Thành Đức Bảo Thắng. Các nội
dung nêu trong khóa luận là kết quả làm việc của tôi chưa từng được công bố
trong bất kì công trình nghiên cứu nào khác. Nếu có sai phạm, tôi xin chịu
mọi hình thức kỷ luật theo đúng quy định của việc nghiên cứu khoa học.
Hà Nội, 05 ngày 05 tháng năm 2019
Tác giả khóa luận


Đào Thị Ngọc


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 3
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 5
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 5
5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................... 6
6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 6
7. Cấu trúc khóa luận ........................................................................................ 6
NỘI DUNG....................................................................................................... 7
Chương 1. KHÁI LƯỢC CHUNG VỀ THẾ GIỚI NHÂN VẬT VÀ
HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC VĂN HỌC DÀNH CHO THIẾU NHI CỦA
NGUYỄN NHẬT ÁNH ................................................................................... 7
1.1. Nhân vật và thế giới nhân vật .................................................................... 7
1.1.1. Nhân vật .................................................................................................. 7
1.1.2. Thế giới nhân vật..................................................................................... 9
1.2. Hành trình sáng tác và quan điểm nghệ thuật của tác giả Nguyễn Nhật
Ánh .................................................................................................................. 10
1.2.1. Hành trình sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh .......................................... 10
1.2.2. Quan điểm nghệ thuật ........................................................................... 15
Tiểu kết ........................................................................................................... 18
Chương 2. CÁC KIỂU NHÂN VẬT TRONG CÔ GÁI ĐẾN TỪ HÔM QUA
......................................................................................................................... 19
2.1. Kiểu nhân vật trẻ em trong hồi ức về tuổi thơ ......................................... 19
2.1.1. Trẻ em với tuổi thơ trong sáng, tươi đẹp .............................................. 19
2.1.2. Trẻ em với tuổi thơ tinh nghịch, hiếu động .......................................... 26
2.2. Kiểu nhân vật trẻ em của hiện tại............................................................. 29

2.2.1. Trẻ em của hiện tại với những tình cảm, rung động đầu đời ................ 30
2.2.2 Trẻ em của hiện tại với những thông điệp nhân văn .............................. 37
Tiểu kết ........................................................................................................... 39


Chương 3. PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN NHÂN VẬT TRONG CÔ GÁI
ĐẾN TỪ HÔM QUA ...................................................................................... 40
3.1. Nghệ thuật tạo dựng tình huống ............................................................... 40
3.2. Nghệ thuật khắc họa nhân vật .................................................................. 44
3.2.1. Khắc họa nhân vật qua ngoại hình ........................................................ 44
3.2.2. Khắc họa nhân vật qua hành động ........................................................ 47
3.2.3. Khắc họa nhân vật qua ngôn ngữ .......................................................... 51
3.2.3.1. Khắc họa nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại........................................ 52
3.2.3.2. Khắc họa nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại ....................................... 54
Tiểu kết ........................................................................................................... 55
KẾT LUẬN .................................................................................................... 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Theo Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử,
Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên), văn học thiếu nhi được hiểu: “Theo nghĩa
hẹp, văn học thiếu nhi gồm những tác phẩm văn học hoặc phổ cập khoa học
dành riêng cho thiếu nhi. Tuy vậy, khái niệm văn học thiếu nhi cũng bao gồm
một phạm vi rộng rãi những tác phẩm văn học thông thường (cho người lớn)
đã đi vào phạm vi đọc của thiếu nhi, như Đôn Ki-hô-tê của M. Xéc-van-tex,
Rô-bin-sơn Cơ-ru-xô của Đ.Đi-phô, Gu-li-vơ du kí của Gi.Xuýp-tơ, Túp lều
bác Tôm của H.Bi-sơ-Xtâu,…” [5-tr.412].
Mỗi tác phẩm mà các nhà văn đã sáng tạo ra ở trong đó đều là các mục

đích giáo dục, bồi dưỡng nhân cách và tâm hồn trẻ nhỏ. Để các em biết được
cách làm người, cách ứng xử tốt trong cuộc sống. “Bởi vì các em đã tìm thấy
trong đó cách nghĩ cách cảm cùng những hành động gần gũi với cách nghĩ
cách cảm và cách hành động của chính các em, hơn thế, các em còn tìm được
ở trong đó một lời nhắc nhở, một sự răn dạy, với những nguồn động viên
khích lệ, những sự dẫn dắt ý nhị, bổ ích… trong quá trình hoàn thiện tính cách
của mình.” [8].
Tính đến thời điểm hiện nay, có vô vàn các tác phẩm văn học thiếu nhi
trên thế giới xuất hiện ở Việt Nam. Nhiều tác phẩm nước ngoài tiêu biểu như:
Truyện cổ Andersen, Không gia đình của Hector Malot, Phù thủy xứ OZ của
Frank Baum... đây là những tác phẩm vĩ đại của nhân loại hàm chứa nhiều giá
trị nhân văn, nhiều bài học bổ ích, phát triển tư duy sáng tạo, bồi dưỡng tình
cảm và tâm hồn không chỉ cho lứa tuổi thiếu nhi mà còn hấp dẫn cả mọi lứa
tuổi khác. Vì những lí do trên, đã làm cho con đường sáng tác thơ văn của các
tác giả ở Việt Nam trở thành một thử thách cam go, nó đòi hỏi những yêu cầu
cao, cần sự tâm huyết, trí tuệ tài năng và sự nhạy bén trong tâm hồn để các
nhà văn có thể viết lên những tác phẩm hay để phục vụ các em thiếu nhi. Hiện
nay, có rất nhiều cây bút nổi tiếng, trong số những cây bút viết truyện hay cho
thiếu nhi hiện nay, với sức viết mạnh mẽ nhất phải kể đến tác giả Nguyễn
Nhật Ánh - được mệnh danh là người viết truyện xuất sắc cho thiếu nhi với
trên dưới hơn 100 tác phẩm. Không chỉ là nhà văn có sức viết rất “khủng
1


khiếp”, Nguyễn Nhật Ánh hiện nay còn là một trong những tác giả lớn luôn
luôn nhận được sự yêu mến của đông đảo các lứa tuổi độc giả trong đó có
thiếu nhi và cả người lớn. Đọc tác phẩm của ông, PGS.TS Lã Thị Bắc Lý đã
nhận định rằng: “Cũng giống như các nhà văn khác viết cho thiếu nhi,
Nguyễn Nhật Ánh đứng trước nhiều khó khăn và thách thức trong công cuộc
đổi mới của văn học... Nguyễn Nhật Ánh đã vượt qua những khó khăn, thách

thức để tìm ra lối viết cho riêng mình, anh thuộc số người viết có bút lực dồi
dào vào bậc nhất Việt Nam và là người đã gánh sứ mệnh lịch sử - Người giữ
lửa cho văn học thiếu nhi Việt Nam.” [9].
Việc tìm ra “chất riêng”, khiến các tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh
được các em yêu thích và nhiều nhà nghiên cứu phải “ngả mũ kính phục”.
GS.TS Lê Huy Bắc cho biết: “Cứ trên những gì được viết ra ta thấy bóng
dáng của một số bậc thầy văn chương thế giới đã hiện diện trên trang sách của
Nguyễn Nhật Ánh… những ai trót lỡ đánh mất tuổi thơ thì thế giới đã hiện
diện trên trang sách của Nguyễn Nhật Ánh… những ai trót lỡ đánh mất tuổi
thơ thì có thể quay tìm lại, dẫu đã muộn, trên những trang viết ma mị những
thấm đẫm tình người của ông.” [9].
Với khối lượng các tác phẩm lớn của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, hầu
hết các tác phẩm của ông đều là truyện viết cho lứa tuổi thiếu nhi và tuổi mới
lớn, nên nhân vật chủ yếu trong truyện là trẻ em. Tính đến thời điểm hiện nay
đã có nhiều công trình nghiên cứu lớn nhỏ về các tác phẩm tiểu biểu nhất của
Nguyễn Nhật Ánh, nhưng đối với riêng bản thân của tôi xuất phát từ sự yêu
mến tác giả, sự yêu thích trẻ nhỏ, nhớ về miền ký ức của tuổi thơ và hơn hết
là sự khâm phục tài năng của cây bút luôn say mê với nghề của Nguyễn Nhật
Ánh, sự yêu thích tìm đọc tất cả các sáng tác của ông. Do vậy, bản thân tôi đã
lựa chọn đề tài Thế giới nhân vật trong Cô gái đến từ hôm qua của Nguyễn
Nhật Ánh để làm đề tài khóa luận cho riêng mình. Ngày nay, nền văn học
thiếu nhi nước nhà đang thiếu sự đổi mới, nền văn học này cần đi sâu để
khám phá và phát triển để giáo dục hình thành nhân cách của trẻ nhỏ. Qua
công trình nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn tất cả bạn đọc sẽ có một cái
nhìn đầy mới mẻ và chi tiết về thế giới nhân vật trong truyện của Nguyễn
Nhật Ánh, đồng thời sẽ hiểu lí do vì sao mà nhà văn Nguyễn Nhật Ánh luôn
nhận được sự yêu mến của đông đảo các lứa tuổi bạn đọc.
2



2. Lịch sử vấn đề
Có thể nói, nền văn học thiếu nhi là một bộ phận văn học không thể
tách rời với phát triển của nền văn học dân tộc. Trong bất cứ một nền văn học
nào cũng chứa đựng trong nó một bộ phận không thể thiếu đó là “văn học
thiếu nhi”. Các cây bút viết cho thiếu nhi ngày càng đông đảo, cho ra đời
hàng trăm các tác phẩm xuất sắc và nhận được sự yếu mến của vô vàn các độc
giả. Vì vậy, nền văn học thiếu nhi đã đóng góp lớn cho nền văn học nước nhà
nói chung về cả chất lượng và số lượng.
Ở Việt Nam, tất cả các tác phẩm văn học viết dành cho lứa tuổi thiếu
nhi đã dần manh nha và phát triển vào đầu thế kỉ XX, nhưng phải cho đến sau
thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, thì nền văn học dành thiếu nhi
mới chính thức được thừa nhận. Tuy nhiên, văn học thiếu nhi trước năm 1945
chưa thực sự khởi sắc, nhưng các tác phẩm ở giai đoạn này đã có một bước
tiến không nhỏ cho sự hình thành và phát triển của nền văn học thiếu nhi sau
này. Sau năm 1975, các nhà văn dần chú trọng hơn khi khai thác nhân vật trẻ
em đặt trong nhiều mối quan hệ xã hội như về mặt gia đình, nhà trường và
hơn hết là mặt xã hội. Trong đó, các nhà văn chú trọng nhấn mạnh những cảm
xúc, suy nghĩ đầu đời của trẻ và phản ánh thực tế cuộc sống mà các em đang
phải đối mặt. Cho đến ngày hôm nay, trải qua rất nhiều biến cố thăng trầm,
nền văn học viết cho thiếu nhi đã dần trưởng thành, ngày càng phát triển
phong phú và đa dạng, trở thành một bộ phận văn học đóng góp không nhỏ
cho nền văn học nước nhà.
Nguyễn Nhật Ánh từ rất lâu đã được rất nhiều độc giả mọi lứa tuổi yêu
mến và kính trọng khi nhắc đến một cây bút trẻ tuổi mà tài năng, ông luôn say
mê trong những tác phẩm của mình khi viết về thiếu nhi, bởi vì ông là nhà
văn, là người bạn thân thiết của các em. Nguyễn Nhật Ánh luôn viết bằng cả
trái tim, ông đã hóa thân thành những người bạn của các em, nhìn nhận tâm
hồn của trẻ nhỏ qua lăng kính trẻ thơ. Đó là những giá trị tinh thần cao đẹp
mà ông đã dành tặng cho nền văn học thiếu nhi nước nhà.
Nguyễn Nhật Ánh đã cho ra đời tác phẩm Cô gái đến từ hôm qua vào

năm 1988 (nhưng đến năm 1989 sách mới chính thức được phát hành). Ngay
từ khi sách phát hành, truyện Cô gái đến từ hôm qua đã được đánh giá một

3


cách rất xuất sắc, đây là một trong những tác phẩm viết về tuổi học trò lãng
mạn mà nhẹ nhàng, xúc động của Nguyễn Nhật Ánh. Viết về một câu chuyện
sự rung động đầu đời của lứa tuổi mực tím. Cuốn sách là kho tàng bất tận, lưu
giữ cả khung trời phượng đỏ mà sau này các em không thể tìm đọc ở những
cuốn sách khác.
Nguyễn Nhật Ánh và các tác phẩm đặc sắc của ông xuất hiện nhiều trên
các bài báo, các trang tạp chí mạng hay nhiều trang thông tin điện tử... Từ tất
cả những trang văn, Nguyễn Nhật Ánh còn là một người thầy, một người bạn
thân thiết, đã nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ. Lòng tin yêu về một cuộc sống tươi
đẹp, ý chí và nghị lực vượt lên cuộc sống. Bởi lòng yêu mến trẻ thơ, hóa thân
là các em nhỏ, để cùng các em sống, cùng các em nghĩ, mọi khó khăn không
phải là những thử thách đáng ngại mà sẽ là những đức tính cao đẹp của các
em khi vượt qua nó. Đã được ông viết rất say, rất hay, nội dung thì tinh tế mà
không thiếu những bài học và thông điệp bổ ích của các em thiếu nhi.
Tác giả Lê Phương Liên đã viết trong bài viết Thăng trầm văn học
thiếu nhi đã nhận xét về tác giả Nguyễn Nhật Ánh như sau: “Nhà văn Nguyễn
Nhật Ánh là một tác giả thành công với bạn đọc trẻ, anh là người có một
“khóe văn” riêng.” [11].
Từ sự nhìn nhận cơ bản như trên, ta đã nhìn rõ được tầm quan trọng
của cây bút tài năng như Nguyễn Nhật Ánh. Nhà nghiên cứu đa tài như PGS.
TS Lã Thị Bắc Lý đã rất nhiều lần nhắc đến những thành công đáng khen
ngợi của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh trong những sáng tác viết riêng dành cho
thiếu nhi: “Và quả nhiên, Nguyễn Nhật Ánh đã không làm bạn đọc thất vọng.
Anh tiếp tục trình làng Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ. Vẫn với lối viết dí dỏm

kiểu Kính vạn hoa, Tôi là Bê tô nhưng dấu ấn tâm trạng tác giả đã in đậm nét
hơn, tâm trạng của con người càng đi xa tuổi thơ càng da diết nhớ về tuổi thơ.
Đây là tập sách được giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam và giải thưởng
Asean, 2010... Cùng với Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh và Lá nằm trong lá,
Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ... Nguyễn Nhật Ánh đã thể hiện sức viết bền
bỉ của mình.” [12]. Còn nhà văn Lê Minh Khuê viết trên báo Tiền phong đã
cho rằng: “Nguyễn Nhật Ánh trong sáng từ cách nghĩ, cách cảm, từ ngôn ngữ
đối thoại, từ cách miêu tả đến xây dựng nhân vật. Tất cả đều đầy sức khơi gợi
tới cái đẹp. Anh khơi dậy sự tự tin, tin vào sức mạnh của trí tuệ, tin vào con
đường của mỗi người trong đời.” [6].
4


Là một trong những nhà văn có lối viết riêng, nhưng vẫn luôn nhận
được sự yêu mến của bạn đọc: “Cũng vì thế mà khó có thể xác định nhà văn
viết cho về thế hệ nào, thời đại nào. Có cảm tưởng, người đọc sau trăm năm
nữa vẫn sẽ có được một Nguyễn Nhật Ánh đồng hành với ký ức tuổi thơ của
mình như thế này mà thôi!” [1].
Bên cạnh các bài viết đề cập đến nhà văn Nguyễn Nhật Ánh nói trên,
các tác phẩm xuất sắc của ông còn luôn được xuất hiện trên các mặt báo như
báo Lao động, Thanh niên và xuất hiện trên nhiều trang thông tin điện tử như
Evan.net, Phongdiep.net... Hơn thế nữa, đó là truyện dài Cô gái đến từ hôm
qua đã được đạo diễn trẻ Phan Gia Nhật Linh chuyển thể thành phim đã nhận
được sự ủng hộ của các bạn trẻ tuổi... Qua đó, có thể thấy Nguyễn Nhật Ánh
là tác giả đang dành được sự quan tâm của đông đảo giới trẻ đặc biệt là các
em thiếu nhi.
3. Mục đích nghiên cứu
Từ cách đặt tên của đề tài này, chúng tôi đã tập trung đi tìm hiểu toàn
diện và sâu sắc hơn về đặc điểm thế giới nhân vật trong tác phẩm Cô gái đến
từ hôm qua của Nguyễn Nhật Ánh.

Thông qua khảo sát một số phương diện nghệ thuật cơ bản trong việc
đi sâu khắc họa thế giới nhân vật, từ đó khẳng định tài năng và những đóng
góp lớn lao của Nguyễn Nhật Ánh trong mảng đề tài cho các em thiếu nhi nói
riêng và những đóng góp của Nguyễn Nhật Ánh đối với nền văn học Việt
Nam nói chung.
Thông qua quá trình nghiên cứu, khảo sát đề tài, chúng tôi nhằm đóng
góp về mặt bồi dưỡng tâm hồn trẻ nhỏ, giáo dục lối sống, nhân cách và tình
cảm cho các em.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khi thực hiện khóa luận này, chúng tôi hướng tới nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Đi sâu tìm hiểu những kiến thức về lý luận liên quan đến đề tài khóa
luận như: thể loại, nhân vật, các biện pháp nghệ thuật...
- Tìm hiểu về đặc điểm thế giới nhân vật trong Cô gái đến từ hôm qua
của Nguyễn Nhật Ánh.
5


- Tìm hiểu về nghệ thuật khắc họa thế giới nhân vật trong tác phẩm Cô
gái đến từ hôm qua.
5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
- Thế giới nhân vật trong tác phẩm Cô gái đến từ hôm qua của Nguyễn
Nhật Ánh.
- Khóa luận sẽ khảo sát và phân tích tác phẩm Cô gái đến từ hôm qua,
tái bản 2017, Nhà xuất bản trẻ.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
- Tác phẩm Cô gái đến từ hôm qua của Nguyễn Nhật Ánh.
6. Phương pháp nghiên cứu
Xuất phát từ mục đích nghiên cứu khóa luận này, tôi đã vận dụng một
số phương pháp nghiên cứu như sau :

- Phương pháp tiếp cận hệ thống.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu.
7. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Nội dung khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Khái lược chung về thế giới nhân vật và hành trình sáng tác
văn học dành cho thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh
Chương 2: Các kiểu nhân vật trong Cô gái đến từ hôm qua
Chương 3: Phương thức thể hiện nhân vật trong Cô gái đến từ hôm qua

6


NỘI DUNG
Chương 1
KHÁI LƯỢC CHUNG VỀ THẾ GIỚI NHÂN VẬT VÀ HÀNH
TRÌNH SÁNG TÁC VĂN HỌC DÀNH CHO THIẾU NHI
CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH
1.1. Nhân vật và thế giới nhân vật
1.1.1. Nhân vật
Từ khi nền văn học nước nhà phát triển, vì vậy đã và đang tồn tại rất
nhiều các định nghĩa về nhân vật khác nhau. Nhưng đối với phạm vi nghiên
cứu của khóa luận này này, chúng tôi xin nêu ra một số quan niệm về vấn đề
nhân vật như sau:
Trong giáo trình Lí luận văn học do tác giả Phương Lựu chủ biên đã chỉ
ra khá rõ về khái niệm nhân vật văn học: “Nói đến nhân vật văn học là nói
đến con người được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm bằng phương tiện văn
học. Đó là những nhân vật có tên như Tấm, Cám, Thạch Sanh... Khái niệm
nhân vật có khỉ chỉ sử dụng một cách ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể
nào mà chỉ một hiện tượng nổi bật trong tác phẩm. Nhân vật văn học là một

hiện tượng nghệ thuật ước lệ, có những dấu hiệu để ta nhận biết.” [7-tr.277].
Mỗi một tác phẩm văn học thì không bao giờ thiếu vắng sự xuất hiện của các
nhân vật. Như vậy, thông qua các hình tượng nhân vật, nhà văn đã có thể tái
hiện được hiện thực của cuộc sống một cách khách quan nhất và cũng từ các
nhân vật này nhà văn đã gửi gắm vào đó những nỗi niềm, tư tưởng hay quan
niệm sống của mình về cuộc sống thực tế.
Còn đối với giáo trình Lí luận văn học do giáo sư Hà Minh Đức chủ
biên cho rằng: “Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật mang tính ước
lệ, đó không phải là sự sao chụp đầy đủ một chỉ tiết biểu hiện đầy đủ của con
người mà chỉ là sự thể hiện con người qua những đặc điểm điển hình về tiểu
sử, nghề nghiệp, tính cách... Cũng có khi đó không phải là những con người,
sự vật cụ thể mà chỉ là một hiện tượng về con người hoặc liên quan đến con
người, được thể hiện nổi bật trong tác phẩm.” [4-tr.126].

7


Ngoài ra, khái niệm nhân vật văn học còn được hình bày khá rõ trong
cuốn Từ điển thuật ngữ văn học của nhóm các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình
Sử, Nguyễn Khắc Phi: “Nhân vật văn học là con người cụ thể được miêu tả
trong tác phẩm văn học. Nhân vật văn học có thể có tên riêng (Tấm, Cám, Chị
Dậu, Anh Pha) cũng có thể không có tên riêng. Khái niệm nhân vật văn học
có khi được sử dụng như một ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể nào cả,
mà chỉ một hiện tượng nổi bật trong tác phẩm... Nhân vật văn học là một đơn
vị đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người có thật trong đời
sống.” [5-tr.235].
Trong một tác phẩm văn học, nhân vật có thể là con người có tên, có
thể là con người không có tên tuổi hay chỉ gọi bằng cái tên đơn giản mà được
tác giả đặt cho. Nhà văn khi tái hiện lại hình tượng nhân vật văn học đều được
thể hiện qua chất liệu riêng khó trộn lẫn là chất liệu bằng ngôn từ. Do đó, nó

luôn đòi hỏi bạn đọc phải liên kết, vận dụng trí tưởng tượng, óc liên tưởng sâu
rộng để có thể vẽ lên một hình tượng con người hoàn chỉnh. Bên cạnh đó, nhà
văn Tô Hoài đã có nhận xét rằng: “Nhân vật là nơi tập trung hết thảy, giải
quyết hết thảy trong mọi sáng tác”. Như vậy, khi chúng ta đi tìm hiểu một
nhân vật trong tác phẩm văn học, bên cạnh việc xác định tính cách của nhân
vật đó, chúng ta cần thông minh để nhận ra những vấn đề của cuộc sống và
quan niệm, những thông điệp, kinh nghiệm sống của nhà văn gửi gắm vào
nhân vật. Những nhân vật văn học khi được xây dựng lên, tất cả đều độc đáo
và mới lạ.
Khi nghiên cứu từ góc độ nội dung, thì có thể có các loại nhân vật như
nhân vật chính diện, nhân vật phản diện. Nhân vật chính diện là nhân vật thể
hiện những giá trị tinh thần, phẩm chất tốt đẹp. Luôn theo phe chính nghĩa,
đại diện cho cái tốt, cái cao cả, cho lý tưởng tốt đẹp. Đối lập với nhân vật
chính diện là phản diện, đây là kiểu nhân vật bị xã hội lên án, phê phán. Từ
khi văn học được manh nha hình thành, thì sự phân chia các nhân vật cũng
chưa được rõ ràng.
Tiếp theo khi xét đến nhiệm vụ về chức năng và vị trí của nhân vật, có
thể chia thành các kiểu loại nhân vật như: nhân vật chính, nhân vật trung tâm
và có cả nhân vật phụ. Nhân vật chính là nhân vật luôn có vai trò quan trọng
8


khi tổ chức và triển khai các chi tiết quan trọng. Nhà văn luôn tập trung miêu
tả nhân vật chính từ ngoại hình đến tính cách. Để thông qua nhân vật chính
tác giả gửi gắm thông điệp của mình đến bạn đọc. Đây là nhân vật giữ vai trò
thứ yếu trong việc phát triển các mối quan hệ trong tác phẩm. Do đó, các nhân
vật chính ấy là các nhân vật quan trọng nhất của một tác phẩm văn học và có
ý nghĩa nhất thì được gọi là nhân vật trung tâm. So với nhân vật chính, nhân
vật phụ thường ít gắn liền với những chi tiết, biến cố trong một tác phẩm văn
học. Nhưng trong một số trường hợp, nhân vật phụ lại rất có thể được xây

dựng để thể hiện những tư tưởng quan trọng. Do đó, nhân vật phụ không thể
thiếu trong một tác phẩm văn học.
Xét từ khía cạnh góc độ thể loại ta sẽ phân thành các loại nhân vật như:
nhân vật trữ tình, nhân vật tự sự và nhân vật kịch. Xét từ góc độ miêu tả nhân
vật ta có thể chia thành các kiểu nhân vật tính cách hay là nhân vật điển hình.
Vì vậy, nhân vật là những con người được nói chung, được miêu tả chi tiết
trong tác phẩm văn học. Nhà văn có thể miêu tả hình dáng bên ngoài qua điệu
bộ, cử chỉ nhưng tất cả đều nói lên tích cách, số phận của nhân vật.
Như vậy, nhân vật văn học là hình tượng mà tác giả đã gửi vào đó
những hiện thực của đời sống. Tóm lại, nhân vật luôn mang trong mình hạt
nhân là tính cách, nhân vật là linh hồn của một tác phẩm văn học. Trong các
tác phẩm văn chương, tùy vào sự xây dựng của nhà văn, có nhân vật được
khắc họa tính cách nhiều, có nhân vật ít được chú ý về mặt tính cách.
1.1.2. Thế giới nhân vật
Xét về khía cạnh của độc giả, thế giới nhân vật hiện lên qua ngoại hình,
hoàn cảnh và số phận khi tác giả miêu tả về nhân vật đó. Từ đó, người đọc dễ
dàng tiếp nhận được tác phẩm, hiểu được ý nghĩa của tác phẩm về nhiều
phương diện khác nhau. Thế giới nhân vật trong thơ là các chủ thể trữ tình,
qua các chủ thể này tác giả sẽ phát triển nội dung của bài thơ. Thể loại thơ trữ
tình thì luôn quan tâm đến cảm xúc của nhân vật trữ tình, nó luôn chú trọng
đến sâu thẳm tình cảm bên trong của con người. Cũng cùng là một chủ thể
con người, nhưng tác giả của thể loại tiểu thuyết lại quan tâm hơn về các sự
kiện, đời sống khách quan. Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết thường đa

9


dạng và phong phú với nhiều tuyến nhân vật. Với dung lượng lớn, tiêu thuyết
có khả năng phản ánh nhiều mặt của cuộc sống trong nhiều giai đoạn của lịch
sử với những biến động. Và vì vậy, nhân vật của tiểu thuyết thường nhiều hơn

và được miêu tả đầy đặn hơn so với truyện ngắn.
Tiểu thuyết là thể loại chiếm lĩnh đời sống, khác với nó là thể loại
truyện ngắn, đây là thể loại hướng tới khắc họa sâu một chi tiết, khám phá bản
chất của một hiện tượng. Vì vậy mà trong thể loại truyện ngắn luôn có ít nhân
vật, ít cả những tình tiết phức tạp hơn thể loại tiểu thuyết. Nếu như nói nhân
vật trong tiểu thuyết họ luôn phải gắn liền với cả một thế giới, tất cả mọi
chuyện đều quay xung quanh họ, thì đối với nhân vật trong truyện ngắn họ chỉ
được miêu tả như một lát cắt bé nhỏ của thế giới rộng lớn đó.
Quan trọng hơn cả, thế giới nhân vật phải bộc lộ mạnh mẽ sức sống nội
tại trong sự gắn kết sinh động, khách quan, phù hợp với hoàn cảnh và đặc
biệt, phải tập trung thể hiện được tư tưởng của tác phẩm, tác giả.
1.2. Hành trình sáng tác và quan điểm nghệ thuật của tác giả Nguyễn
Nhật Ánh
1.2.1. Hành trình sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh
Nguyễn Nhật Ánh sinh vào ngày 7/5/1955. Nguyên quán tại làng Đo
Đo, xã Bình Quế, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Nguyễn Nhật Ánh từ
nhỏ đã sống êm đềm bên gia đình và người thân, điều đó đã ảnh hưởng không
nhỏ trong sáng tác của ông, mà sau này những người thân luôn đi vào tác
phẩm của ông. Vùng quê đất Quảng yên bình đó đã nuôi dưỡng tâm hồn thơ
ông, mà mỗi lần tác giả nhớ lại như một thước phim đẹp không hồi kết.
Những cảnh thiên nhiên tươi đẹp cũng trở đi trở lại trong từng trang viết của
nhà văn, nó vừa hiển hiện mà vừa thấp thoáng. Nguyễn Nhật Ánh khi viết
truyện như những lần hồi tưởng về ký ức tuổi thơ tươi đẹp, từng trang văn
ông viết như kéo cả khoảng trời tuổi thơ trong veo về bên mình vậy. Vì những
lẽ đó, khi ông được sinh ra tại một mảnh đất Quảng Nam xinh đẹp, với một
ký ức tuổi thơ êm đềm mà không ai có được, điều đó đã trở đi trở lại trong
từng trang viết của ông. Đây là một nguồn cảm hứng bất tận để ông càng phát
triển và đi đến thành công như bây giờ đối với sự nghiệp sáng tác của ông.

10



Nguyễn Nhật Ánh đã chia sẻ rằng: “Khi đi vào con đường văn chương, ông
viết đủ thứ nhưng chủ yếu viết cho thiếu nhi, ông nhận thấy đây là mảng đề
tài hợp với mình”. Với niềm say mê về đề tài thiếu nhi như vậy, đã chứng tỏ
ông là một con người dí dỏm, luôn vui tươi, thích đùa. Ông được rất nhiều
bạn trẻ yêu mến.
Hòa mình cùng dòng chảy, một số các tác giả tài năng của miền đất xứ
Quảng (viết truyện cho lứa tuổi thiếu nhi) như Võ Quảng, Bùi Minh Quốc,
Bùi Tự Lực, Thanh Quế…Tên tuổi của ông và các nhà văn trên đã đóng góp
không nhỏ cho nền văn học thiếu nhi sau năm 1975. Có thể nói rằng, ông là
một hiện tượng văn học độc đáo và mới mẻ, với sức viết “khủng khiếp”,
những tác phẩm của ông luôn được mọi người tìm đọc. Với ngôn ngữ gần với
lời ăn tiếng nói hàng ngày của các em, giọng điệu dí dỏm hài hước, ông đã làm
“lạ hóa” cả một bầu trời tuổi thơ, một thế giới tươi đẹp mà ai cũng đã từng trải
qua. Đọc truyện Nguyễn Nhật Ánh, ai ai đều cũng thấy bóng dáng, hình ảnh
con người của chính mình trong đó. Nói cách khác, đây là một sự thành công
lớn trong sự nghiệp sáng tác vô tận của Nguyễn Nhật Ánh, nó làm lên một
“thương hiệu” đầy uy tín. Tên tuổi của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã gần gũi
đến bạn đọc thông qua các tác phẩm tiêu biểu nhất của ông như: Cô gái đến từ
hôm qua, Con chó nhỏ mang giỏ hoa hồng, Lá nằm trong lá, Chú bé rắc rối,
Kính vạn hoa, Tôi là Bê tô, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ… Bên cạnh đó, ông
còn là người bạn lớn tuổi của tất cả các em thiếu nhi trên mọi miền đất nước.
Do có những đóng góp vượt trội, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh từng được bầu
chọn là nhà văn được yêu thích nhất trong 20 năm (1975-1995). Đây là một
bước tiến lớn trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh.
Nguyễn Nhật Ánh là một nhà văn luôn chuyên tâm vào nghề viết văn, ở
ông có sự trách nhiệm hơn là sự theo đuổi tên tuổi. Để có được những vốn
kiến thức phong phú về đời sống thiếu nhi, ông đã đi tìm đọc tất cả sách viết
về sự phát triển của trẻ nhỏ, ngoài ra những buổi tối ông còn đăng kí lớp học

thêm Tiếng Anh để có vốn ngoại ngữ nho nhỏ để phục vụ cho các sáng tác
của mình. Bản thân ông còn tâm sự với chính cô con gái nhỏ của mình, có khi
là đến lớp học để trò chuyện với các bạn của con, để có thể nắm bắt những
suy nghĩ, tình cảm của trẻ nhỏ. Ông làm được những điều như vậy, là do

11


trước đây ông theo nghề dạy học, tuy mới chỉ theo nghề được hai năm ngắn
ngủi, mà ông có rất nhiều kinh nghiệm về kiến thức trẻ nhỏ, từ những kỹ năng
sống và kinh nghiệm thực tế mà ông đã tích lũy được, Nguyễn Nhật Ánh luôn
có được sự yêu quý và yêu mến của các bạn đọc trẻ tuổi.
Trẻ em là người luôn thích nghe kể chuyện. Nhưng ở nhiều em luôn
muốn tự kể câu chuyện của chính bản thân mình cho mọi người nghe, hay các
em rất muốn có người viết lên chính câu chuyện của mình. Ở các em luôn tồn
tại một thế giới trẻ thơ hồn nhiên riêng mà thế giới người lớn sẽ không bao giờ
lí giải được. Vì vậy, viết truyện cho thiếu nhi không hề đơn giản như chúng ta
thường nghĩ. Người viết truyện phải luôn giữ tâm hồn mới mẻ, nhìn hiện thực
đời sống bằng “đôi mắt xanh non”, nếu không hòa mình vào cuộc sống của trẻ
nhỏ thì không bao giờ trở thành người viết truyện cho thiếu nhi được.
Khi ông còn là cậu bé 13 tuổi, Nguyễn Nhật Ánh đã được đăng báo bài
thơ đầu tiên. Tác phẩm đầu tay của ông là tập thơ Thành phố tháng tư, năm
1984, Nhà xuất bản Tác phẩm mới (in chung với Lê Thị Kim). Truyện dài đầu
tiên của ông là tác phẩm Trước vòng chung kết (Nhà xuất bản Măng Non,
1985). Đặc biệt hơn cả là truyện dài Cô gái đến từ hôm qua được xuất bản
đầu tiên năm 1989, được đánh giá rất cao. Sau đó ông tập trung viết về đề tài
thanh thiếu niên hơn. Ông đã đạt được một số thành tích đáng phải kể đến
như: Năm 1990, truyện dài Chú bé rắc rối được Trung ương Đoàn Thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh trao giải Văn học Trẻ hạng A. Năm 1998 ông được
Nhà xuất bản Kim Đồng trao giải thưởng là nhà văn có sách bán chạy nhất lúc

bấy giờ. Đến năm 2003, bộ truyện nhiều tập viết về trẻ em thành phố Kính
vạn hoa được Trung ương Đoàn Thanh Niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao huy
chương “Vì thế hệ trẻ” và được Hội nhà văn Việt Nam trao tặng thưởng cao
quý. Bộ truyện là miêu tả lại cuộc sống của trẻ em thành phố, ở đó là những
nỗi niềm, mong ước của các em nhỏ, đã được ông viết rất sinh động… Đến
nay ông đã viết hơn 100 tác phẩm khác nhau, ông được mệnh danh là cây bút
viết nhiều nhất về đề tài thiếu nhi lúc bấy giờ.
Tiếp đó đến năm 2004, Nguyễn Nhật Ánh đã chính thức ký hợp đồng
với Nhà xuất bản Kim Đồng để tiếp tục cho phát hành bộ truyện dài gồm 4
tập mang tên Chuyện xứ Langbiang nói về hai cậu bé nhỏ lạc vào thế giới phù
12


thủy. Bộ truyện được viết do Nguyễn Nhật Ánh dùng trí tưởng tượng của
mình để sáng tác. Vì vậy, để cho ra đời tác phẩm này, ông đã phải mất nhiều
thời gian và công sức cho việc nghiên cứu tài liệu và đọc sách liên quan đến
thế giới phù thủy.
Sau tác phẩm Chuyện xứ Langbiang, những tác phẩm tiếp theo của ông
là thể loại bút ký, câu chuyện kể về một chú chó có tên Tôi là Bêtô. Mọi
chuyện trong tác phẩm đều xoay quanh chú chó nhỏ này… Đến mãi năm
2008, ông đã có một bước ngoặt mới, ông đã cho ra đời tác phẩm Cho tôi xin
một vé đi tuổi thơ, được báo Người Lao động bình chọn là một trong số
những tác phẩm hay nhất thời đại tính đến năm 2008. Năm 2012, Nguyễn
Nhật Ánh cho viết truyện dài Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ. Bên cạnh đó,
là các tác phẩm: Cây chuối non đi giày xanh (phát hành vào 7/1/2018), Bảy
bước tới mùa hè (3/2015), Ngày xưa có một chuyện tình (truyện dài,
18/09/2016) hay gần đây nhất là tác phẩm Cảm ơn người lớn (truyện dài,
17/11/2018)… đã được giới chuyên môn đánh giá rất cao.
Lứa tuổi thiếu nhi có thể xem là giai đoạn đẹp đẽ nhất của một đời
người, bởi lí do như vậy mà gần như bất kì nhà văn, nhà thơ nào cũng từng ít

nhất một lần ngợi ca những kỷ niệm thời thơ ấu bằng những từ ngữ trìu mến.
“Không có tuổi thơ”, “tuổi thơ bị đánh cắp” dường như là một cơn ác mộng
của tất cả những cá nhân trên hành trình bước đến tuổi trưởng thành. Nhưng
khác với những sự kiện phức tập của thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn dành
cho thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh lại thường bắt đầu bởi sự vỡ mộng khi
vào một buổi sáng mùa hè, nhân vật chính đột nhiên phát hiện ra cuộc đời
mình không thể tiếp tục còn lớn lên êm đềm và dịu ngọt, tâm hồn ngây thơ có
thể để hưởng những an lành được nữa: đó là Chuẩn (Trại hoa vàng), là
Chương (Hạ đỏ) khi chia tay cấp hai, đó là Thư (Cô gái đến từ hôm qua) khi
bất ngờ… nhận ra mình thích Việt An, đó là Tường (Tôi thấy hoa vàng trên
cỏ xanh) khi phát hiện ra Mận đang “phơi mặt” vì mới bị đánh đòn hay là anh
chàng Đông (Ngồi khóc trên cây) khi bóng dáng Rùa thấp thoáng phía sau
lưng mình, là Mèo Gấu (Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ) thức dậy và biết sẽ
không được thấy Áo Hoa…

13


Trong ba mươi hai năm miệt mài sáng tác, Nguyễn Nhật Ánh đã cho
độc giả thấy được cuộc sống muôn màu, kì diệu mà nhà văn đã truyền tải vào
các tác phẩm viết cho trẻ em thành phố như Kính vạn hoa, Buổi chiều
Windows hay Con chó nhỏ mang giỏ hoa hồng, những trang viết về nông thôn
dường như vẫn giậm chân tại chỗ ở thập kỷ 80 của thế kỷ trước. Không phải
vì Nguyễn Nhật Ánh quên viết về nông thôn hiện đại, nhưng nếu viết chúng
thì cần phải phản ánh một thực tế đáng buồn khác là khoảng cách giữa thị
thành và làng quê ngày một khác xa.
Như vậy, với sự nghiệp sáng tác đồ sộ như trên Nguyễn Nhật Ánh xứng
đáng là một vây bút tài năng khi viết truyện kể thiếu nhi, mà đối tượng bạn
đọc nhiều nhất cũng là các em thiếu nhi và đối tượng được ông nhắc đến
trong các tác phẩm cũng là thiếu nhi. Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã có một

mối quan hệ khăng khít với các em nhỏ, mà khó có tác giả nào chạm đến
được. Mối quan hệ mà Nguyễn Nhật Ánh có được đối với trẻ nhỏ, không phải
chỉ là quan hệ đơn thuần giữa nhà văn và bạn đọc thông thường. Khi thực
hiện khóa luận này, chúng tôi đã gọi ông là người viết chuyện hay người kể
chuyện cho thiếu nhi, trong từng tác phẩm ông đã kể lại chuyện của các em
một cách xuất sắc, khi ông đã hóa thân khéo léo vào từng vai kể, làm cho câu
chuyện có hồn hơn. Bởi đây là những câu chuyện viết cho thiếu nhi, các em
không quan trọng ai là người viết ra câu chuyện ấy, mà chỉ cần hiểu tác giả đã
viết nên câu chuyện ấy như thế nào.
Suy cho cùng, tuổi ấu thơ êm đềm bên gia đình và những kinh nghiệm
sống đã làm cho Nguyễn Nhật Ánh ngày càng sát gần với bạn đọc nhỏ tuổi,
ông xứng đáng là một cây bút chuyên tâm với nghề, là người bạn gần gũi với
các em thiếu nhi. Tính đến hiện nay, ông là cây bút có số lượng sách được
phát hành nhiều nhất, các tác phẩm của ông đều tập trung viết cho lứa tuổi
thiếu nhi, các tác phẩm của ông còn nhận được vô số giải thưởng cao quý và
đặc biệt là sự yêu thích của đông đảo các độc giả mọi lứa tuổi. Ba mươi hai
năm sáng tác với sự nghiệp đầy đặn, trên dưới 100 tác phẩm viết cho lứa tuổi
thiếu nhi, ông bị một số nhà văn, nhà phê bình chỉ trích là nhà văn một màu,
nhà văn không bao giờ lớn. Nhưng có vẻ như điều này chưa bao giờ là mối
bận tâm của Nguyễn Nhật Ánh. Và trong khi chờ đợi, một ngày nào đó, các

14


nhân vật của ông sẽ bước vào thế giới văn chương người lớn, người đọc cũng
đã đủ hài lòng với các tác phẩm của ông, như một thứ “mì Quảng” tinh thần
đơn giản nhưng chưa bao giờ khiến độc giả ngán ngẩm.
1.2.2. Quan điểm nghệ thuật
Cô gái đến từ hôm qua được phát hành sau một năm sau tác phẩm Còn
chút gì để nhớ ra đời. Lúc bấy giờ, nhà văn đã bước sang tuổi thứ 30. “Tức là

chưa xa tuổi đôi mươi nhiều lắm” - ông nhận xét. Viết nhiều sách và tiếp xúc
với trẻ thơ nhiều như vậy, Nguyễn Nhật Ánh luôn là người vui vẻ, hòa đồng.
Từ tính cách đến giọng nói, ông luôn được mọi người yêu quý và là một nhà
văn “với ai cũng chơi được”.
Nguyễn Nhật Ánh là một cây bút tài năng trong nền văn học thiếu nhi
Việt Nam. Đọc tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh, bạn đọc luôn nhận được sự
vui tươi khi dễ dàng trở về tuổi thơ tươi đẹp của mình. Sự hồn nhiên của trẻ
thơ luôn được thể hiện qua từng trang viết, nhưng vẫn không thiếu những bài
học triết lý. Trong số các sáng tác của nhà văn, tác phẩm Cô gái đến từ hôm
qua là một trong những sáng tác có nhiều nét nổi bật và thú vị. Có thể nói Cô
gái đến từ hôm qua là là một tác phẩm chứa đầy nỗi vui buồn, sự ngộ nghĩnh,
trẻ trung mang đậm dấu ấn tuổi thơ và xuyên suốt trong ký ức tuổi thơ ấy là
cuộc hành trình khám phá tuổi thơ vô giá, tâm hồn trẻ em của “những ai từng
là trẻ em”, hành trang của chuyến đi là sự thấu hiểu, cảm thông, dũng cảm đối
diện và chấp nhận những sai lầm.
Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh từng nói: “Tôi viết về đề tài tuổi thơ có lẽ là
do cái duyên. Lúc mới cầm bút, tôi viết nhiều đề tài, nhưng rốt lại viết về tuổi
thơ là hợp với tôi nhất.” [10].
Hiện nay, ông đã trở thành một cây bút có tài năng, ông nổi tiếng đến
vậy, nhưng Nguyễn Nhật Ánh vẫn ngày đêm miệt mài sáng tác. Nguyễn Nhật
Ánh chia sẻ: “Hiện nay tôi vẫn viết mỗi ngày. Tôi cố sắp xếp công việc để có
thể ngồi viết vào buổi sáng, vì đó là thời khắc tôi cảm thấy đầu óc minh mẫn,
cơ thể khỏe khoắn nhất. Đó là thói quen tôi đã có từ 30 năm nay. Ngày nào
không viết tôi cảm thấy ngày đó mình chưa sống đủ. Tôi viết vì tôi yêu nghề
văn. Vì tôi cảm thấy hạnh phúc khi ngồi dưới mái nhà của mình thong thả viết
những trang văn mình thích.” [10].
15


Có lẽ bởi viết từ những hồi ức, nên văn của Nguyễn Nhật Ánh “có

duyên” với điện ảnh. Năm 1990, bộ phim Áo trắng sân trường dựng theo
truyện dài Nữ sinh của ông được nhiều thế hệ học trò yêu mến. Bộ phim Kính
vạn hoa (năm 2004) cũng được cả một thế hệ tuổi thơ háo hức. Và một bộ
phim đã tạo kỷ lục về độ ăn khách ở các phòng chiếu trong nước Tôi thấy hoa
vàng trên cỏ xanh (năm 2015), bộ phim đoạt giải thưởng Bông sen Vàng này
đạt doanh thu hơn 80 tỷ đồng đã một lần nữa đưa tên tuổi của Nguyễn Nhật
Ánh đã để lại những kỉ niệm khó quên trong lòng bạn đọc nhỏ tuổi.
Những tác phẩm của ông luôn hướng vào thế giới trẻ thơ trong sáng.
Bằng sự chuyên tâm và lòng nhiệt huyết của mình, ông luôn nhìn trẻ thơ qua
lăng kính vốn có của chúng. Nhất là đối với tác phẩm Cô gái đến từ hôm qua
là một trong những tác phẩm thành công nhất của nhà văn tính đến thời điểm
hiện tại. Nguyễn Nhật Ánh tại Lễ trao giải thưởng Văn học Asean tại
Thailand, năm 2010 đã từng phát biểu: “Mỗi dân tộc đều có treo một quả
chuông trước cửa sổ tâm hồn của mình. Nhà văn có sứ mạng phải rung những
quả chuông đó lên, bằng văn chương”.
Mỗi câu chuyện của ông viết nên đều không có cấu trúc tự sự phức tạp.
Đối tượng tiếp nhận chủ yếu là thiếu nhi, nên các tác phẩm được chú trọng về
nội dung hơn là cách kể. Tác phẩm của ông, thường người kể chuyện hay tác
giả ẩn mình (kể chuyện từ ngôi thứ ba), hoặc là tác giả hiện mình (có một
người kể chuyện trong vai là nhà văn và xưng tôi) đều chính là hình ảnh của
nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Mặt khác, ông thường dùng cách kể theo ngôi thứ
nhất để mang đến những câu chuyện có tính chất hồi ức cao hơn. Trong đó,
người kể luôn giấu mình sau những cái “tôi” đó vẫn luôn thấp thoáng là bóng
dáng của tác giả.
Nguyễn Nhật Ánh là một cây bút say mê yêu nghề và chuyên tâm sáng
tác cho thiếu nhi. Lòng yêu nghề là một điểm quan trọng, cần thiết cho bất cứ
nghề nào. Ông sáng tác vì cả đam mê, lòng nhiệt huyết chứ không phải vì thứ
công danh hư ảo. Với quan niệm như trên, ông từ từ bình thản bước vào thế
giới của các em bằng sự yêu quý chân thành nhất.
Ông viết truyện bằng ngôn ngữ và giọng điệu hết sức “lạ hóa”. Nhiều

tác phẩm ông đã dùng ngôn ngữ của các em, mà “đối với người lớn thì ngôn
ngữ trẻ con cũng giống như một thứ ngoại ngữ”. Các chú chó nhỏ như là Binô
16


và chú nhỏ Bêtô trong Tôi là Bê tô đã tìm cách giải thích cách nói đầy ý nghĩa
của cô chủ Ni: “Mẹ ơi, con nhức đầu (có nghĩa) Mẹ ơi, con muốn nghỉ học
sáng nay; Mẹ ơi, hôm nay tháng mấy rồi? (có nghĩa) Mẹ ơi, sắp đến sinh nhật
con rồi đó; Mẹ ơi, ngày mai trời có mưa không hở mẹ? (có nghĩa) Mẹ ơi, mai
mẹ dẫn con đi siêu thị nha mẹ”. Truyện của ông là tiếng nói của các em, ông
luôn gửi gắm những câu chuyện của chính các em nhỏ đến với bố mẹ, thầy cô
của chúng. Có thể khẳng định rằng truyện của Nguyễn Nhật Ánh là những
câu chuyện hấp dẫn được kể lại bằng thứ ngôn ngữ trẻ thơ, dí dỏm nhưng
không hề làm khó hiểu. Truyện của ông thu hút tất cả độc giả là nhờ một phần
do “ngôn ngữ trẻ thơ” hồn nhiên đó.
Điểm hấp dẫn tiếp theo trong các tác phẩm của ông là ở giọng điệu.
Trước muôn vàn cây bút khác nhau viết về đề tài thiếu nhi, ông luôn có một
giọng điệu khó trộn lẫn. Đó là giọng điệu mang đến sự dí dỏm và hài hước. Ở
bất kì tác phẩm nào, cũng là sự dí dỏm pha lẫn chút hồn nhiên của các em, mà
người lớn không tinh mắt sẽ khó nhận ra các em đang nghĩ gì. Từng lời thoại
trong truyện rất tự nhiên mà không hề khó đoán. Nhiều khi tính chất dí dỏm
sẽ được bất ngờ “tung hứng” qua lời kể, lời nói chuyện của các nhân vật. Lạ
hoá thế giới hiện thực từ cái nhìn của trẻ thơ là điểm thành công nhất trong
nghệ thuật kể chuyện của nhà văn.
Đó là những chất liệu làm nên tên tuổi của Nguyễn Nhật Ánh. Trong
truyện của ông, những câu chuyện buồn cũng trở thành một thứ gì đó hết sức
nhẹ nhàng mà tinh tế. Có niềm vui và cả nỗi buồn nhưng rồi người đọc vẫn
bất giác nở nụ cười. Truyện dài Cô gái đến từ hôm qua là như vậy. Có buồn,
có vui nhưng không quá đau lòng và luôn trong trẻo như một dòng sông ở
vùng quê nhỏ cứ êm đềm trôi man mác.

Với quan niệm sáng tác rõ ràng, ông luôn được mệnh danh là người
viết truyện cho thiếu nhi. Sáng tác truyện cho các em không chỉ là sự say mê
của nhà văn mà còn giúp các em nhớ lại ký ức mà các em đã vô tình bỏ quên.
Mỗi tác phẩm của ông đều không quên những kinh nghiệm sống, những bài
học triết lý cho các em nhỏ. Với lòng nhiệt huyết, Nguyễn Nhật Ánh đã làm
được điều đó qua những trang viết đậm chất trẻ thơ và mang đậm tính nhân
văn cao đẹp. Ông đã thổi hồn của các em nhỏ vào từng trang viết, với giọng

17


văn hóm hỉnh và hồn nhiên đã giúp truyện của ông luôn gần gũi với trẻ nhỏ.
Nguyễn Nhật Ánh cũng là một nhà giáo dục cho thiếu nhi. Cùng với sự giáo
dục của gia đình và nhà trường, những cây bút trong văn chương cũng cần
phải là một nhà giáo dục chân chính. Vì vậy, tính giáo dục luôn đi liền với
những sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh.
Những tác phẩm của ông không chỉ có các em thiếu nhi đón nhận,
ngoài ra còn những độc giả người lớn cũng rất yêu thích các tác phẩm của
Nguyễn Nhật Ánh. Xen lẫn lời kể mang sắc thái đậm màu trẻ thơ, nhà văn
không quên lồng vào đó là những bài học triết lý giúp giáo dục trẻ nhỏ.
Những triết lý đó, không chỉ gửi cho riêng các em, mà còn gửi đến cho người
lớn: “Nhìn thấy nắng sau những ngày mưa là một điều thú vị. Nhưng ngay cả
trong những ngày mưa, nếu ta chịu mở ra mọi giác quan như một ngôi nhà mở
tung các cửa sổ, ta cũng sẽ đón nhận được những cảm xúc tuyệt vời”. Hay là:
“Một ngày nào đó bạn sẽ nhận ra ý nghĩa của giấc mơ không phải ở chỗ nó có
phù hợp với khả năng thực tế hay không. Điều quan trọng là nó cho phép bạn
sống thêm một cuộc đời nữa với cảm xúc của riêng bạn” (Tôi là Bê tô). Ngoài
ra, còn những triết lý “sặc mùi của lí thuyết” của các em nhỏ khi muốn học
làm người lớn. Với bản chất dí dỏm, hồn nhiên mà những câu chuyện của ông
không hề “vênh lệch” với suy nghĩ hay lời ăn tiếng nói hằng ngày của trẻ.

Tiểu kết
Với hơn ba mươi hai năm trong nghề viết văn, Nguyễn Nhật Ánh xứng
đáng là một cây bút tài năng, với sức viết “khủng khiếp” ông đã cho ra đời
hơn 100 tác phẩm khác nhau. Những tác phẩm của ông luôn được mọi độc giả
hăm hở tìm đọc. Đọc truyện của Nguyễn Nhật Ánh, ngoài giọng kể như giãi
bãy tâm sự của một người bạn lớn tuổi thân thiết, ông đã khéo léo lồng vào đó
những bài học triết lý để giáo dục và bồi dưỡng tâm hồn của trẻ nhỏ. Nếu bầu
chọn cho một nhà văn chuyên viết cho lứa tuổi “ương ương dở dở”, một nhà
văn kể chuyện tâm tình, vừa hồn nhiên, vừa vụng dại rồi bay bổng xôn xao...
thì chắc chắn người đó ngày xưa là Nguyễn Nhật Ánh và ngày nay vẫn sẽ là
tác giả Nguyễn Nhật Ánh.

18


Chương 2
CÁC KIỂU NHÂN VẬT
TRONG CÔ GÁI ĐẾN TỪ HÔM QUA
Khi đi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đã khảo sát các nhân vật trong
truyện Cô gái đến từ hôm qua của Nguyễn Nhật Ánh và chúng tôi đã tiến hành
chia thành hai nhóm kiểu nhân vật. Đó là kiểu nhân vật trẻ em trong hồi ức về
tuổi thơ và kiểu nhân vật trẻ em của hiện tại (tuổi mới lớn). Như vậy, Nguyễn
Nhật Ánh là người kể chuyện của các em thiếu nhi, những tình tiết trong truyện
đã được nhà văn miêu tả rất rõ nét, đặc biệt là tâm lí của các em nhỏ.
2.1. Kiểu nhân vật trẻ em trong hồi ức về tuổi thơ
Đây là những nhân vật đóng vai trò quan trọng nhất trong truyện của
Nguyễn Nhật Ánh. Trẻ em là tương lai đất nước, sự hình thành và phát triển
của các em quyết định tương lai của đất nước. Vì vậy việc giáo dục, bồi
dưỡng tâm hồn ngay từ khi con nhỏ cho các em là một nhiệm vụ quan trọng
của văn học. Nhân vật thiếu nhi trong truyện của ông đều rất hiếu động, thông

minh và ngoan ngoãn. Mỗi nhân vật là một nét cá tính, một cách suy nghĩ
khác nhau đem đến cho người đọc nhiều bất ngờ thú vị và cả cảm xúc khó nói
cho riêng mình. Thế giới nhân vật mang nhiều gam màu khác nhau nhưng tất
cả đều hài hòa và thống nhất, tạo thành một chỉnh thể hợp lí, bổ sung cho
nhau cùng tạo nên một thế giới trẻ thơ vô cùng sống động.
Nguyễn Nhật Ánh luôn đề cập đến những vấn đề xung quanh các em,
không phải vì thế câu chuyện chỉ mang tính chất một màu. Ông luôn xen kẽ
vào đó là những bài học cuộc sống có ý nghĩa, giúp các em dần trưởng thành
và phát triển mặt nhân cách tốt đẹp của mình. Nhân vật trẻ em luôn mang cái
gì đó rất trong trẻo và mới lạ.
2.1.1. Trẻ em với tuổi thơ trong sáng, tươi đẹp
Tuổi thơ luôn là những kỉ niệm khó quên nhất của đời người, đó là một
bầu trời thương nhớ cất giữ một phần ký ức của tâm hồn mà bạn không bao
giờ muốn đánh mất đi. Là nguồn sức mạnh nhỏ bé mà mãnh liệt, đủ sức nâng
đỡ ta vượt qua bao thử thách cam go của cuộc sống. Bởi vậy, Cô gái đến từ
hôm qua sẽ là một chiếc cầu nối vững chắc, giúp người đọc xuôi dòng từ hiện
tại trở về quá khứ, rồi từ quá khứ trở về hiện tại, nó cứ xen kẽ tạo thành một
19


×