Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Khóa luận tốt nghiệp Đặc điểm nhân vật trẻ em và nhân vật loài vật trong truyện ngắn của tô hoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (826.01 KB, 81 trang )


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết
quả nghiên cứu ghi trong khóa luận là trung thực, khách quan và chưa từng được công
bố trong bất kì một công trình nào khác.

Đồng Hới, tháng 05 năm 2015
Tác giả

Phạm Thị Bích Diệp
























ii

Lêi c¶m ¬n

Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô Trường Đại học Quảng
Bình và các thầy cô trong khoa Sư phạm Tiểu học – Mầm non đã truyền đạt cho em
những kiến thức cơ bản trong suốt bốn năm học tại trường. Đó là hành trang quý giá
để em tự tin, vững vàng hơn trong cuộc sống cũng như trong sự nghiệp sau này của
mình.
Em đặc biệt gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo Tiến sĩ Mai Thị Liên Giang đã
tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, cung cấp tài liệu và động viên em trong suốt thời gian
qua để em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Cảm ơn những người thân yêu trong gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi
trong thời gian học tập và thực hiện khóa luận.
Tác giả

Phạm Thị Bích Diệp














iii

KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI
STT

Kí hiệu Chú giải

1

[1, tr.120]

Trích dẫn tài liệu tham khảo 1, trang 120


iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN i
KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI iii
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài: 1
2. Lịch sử đề tài nghiên cứu. 2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. 5
4. Nhiệm vụ nghiên cứu. 6
5. Phương pháp nghiên cứu. 6
6. Đóng góp của khóa luận 7
7. Cấu trúc đề tài nghiên cứu. 7

CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ NHÂN VẬT VĂN HỌC VÀ NHÂN VẬT TRONG
TRUYỆN NGẮN CỦA TÔ HOÀI. 8
1.1. Nhân vật văn học và chức năng của nhân vật văn học 8
1.1.1. Nhân vật văn học. 8
1.1.2. Chức năng của nhân vật văn học. 9
1.2. Phân loại nhân vật văn học. 11
1.3. Các kiểu nhân vật trong truyện ngắn của Tô Hoài. 14
1.3.1. Nhân vật nông dân, thợ thủ công 14
1.3.2. Nhân vật trí thức 18
1.3.3. Nhân vật loài vật 20
1.3.4. Nhân vật trẻ em. 22
CHƯƠNG 2. TÊN GỌI, NGOẠI HÌNH, TÍNH CÁCH, HÀNH ĐỘNG VÀ DIỄN
BIẾN TÂM LÍ CỦA NHÂN VẬT TRẺ EM VÀ NHÂN VẬT LOÀI VẬT TRONG
TRUYỆN NGẮN CỦA TÔ HOÀI 25
2.1. Tên gọi của nhân vật trẻ em và nhân vật loài vật. 25
2.2. Tính cách và hành động của các nhân vật trẻ em và nhân vật loài vật. 34
2.2.1. Ngây thơ, hồn nhiên, vô tư. 35
2.2.2. Hiếu thảo, chăm ngoan, biết vâng lời. 37
2.2.3. Nghịch ngợm, thích được trêu đùa. 41

v
2.3. Diễn biến tâm lí nhân vật trẻ em và nhân vật loài vật 46
CHƯƠNG 3. NGÔN NGỮ NHÂN VẬT TRẺ EM VÀ NHÂN VẬT LOÀI VẬT
TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA TÔ HOÀI 51
3.1. Khái quát về ngôn ngữ văn học. 51
3.1.1. Ngôn ngữ văn học là gì? 51
3.1.2. Đặc điểm ngôn ngữ văn học. 52
3.2. Ngôn ngữ nhân vật. 54
3.3. Đặc điểm ngôn ngữ nhân vật trẻ em và nhân vật loài vật trong các truyện ngắn của
Tô Hoài. 55

3.3.1. Tính tự nhiên, đơn giản, gần gũi. 57
3.3.2. Tính sinh động, hấp dẫn, giàu cảm xúc, sử dụng nhiều biện pháp tu từ. 61
3.3.3. Tính hài hước, hóm hỉnh. 64
3.3.4. Tính giáo dục. 67
KẾT LUẬN 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO 75




1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đến với con đường nghệ thuật từ những năm ba mươi đến nay, Tô Hoài là một
trong số những nhà văn tiêu biểu của nền văn học hiện đại. Tác phẩm của ông phản
ánh chân thực, sâu sắc cuộc sống của người dân Việt Nam. Chân dung con người trong
tác phẩm của Tô Hoài là cả một dòng sông cuộc đời trôi chảy của bao nhiêu sự việc,
câu chuyện, đời người. Người đọc quan tâm đến ông không chỉ vì ông là một cây bút
có bút lực dồi dào mà còn thấy ở ông những ý tưởng mới mẻ, táo bạo và khá sâu sắc
trong việc khám phá, lí giải con người. Đóng góp ấy của ông cùng với một số nhà văn
đương thời đang làm nên một diện mạo mới cho nền văn học Việt Nam đương đại. Tô
Hoài bước vào nghề văn khá sớm và nổi danh từ trước năm 1945, ông có một khả
năng quan sát đặc biệt, rất thông minh, hóm hỉnh và tinh tế. Những nhân vật, những
cảnh đời trong tác phẩm của Tô Hoài có vẻ hồn nhiên như hơi thở của sự sống, một
dáng dấp dân gian mạnh khỏe, thuần phác, trữ tình. Lối viết chân thực, giản dị rất đời
thường trong cách xây dựng nhân vật. Đọc tác phẩm của Tô Hoài, chúng tôi nhận thấy,
kiểu nhân vật được nhà văn quan tâm và thể hiện nhiều là nhân vật người dân miền
núi, người anh hùng dân tộc, nhân vật cán bộ và nông dân trong công cuộc xây dựng
xã hội chủ nghĩa, nhân vật loài vật và trẻ em. Những kiểu nhân vật này xuất hiện trong
các sáng tác của ông và tạo nên một xúc cảm mạnh mẽ trong lòng độc giả.

Trong tác phẩm văn học, đặc biệt là thể loại truyện ngắn, xây dựng nhân vật là
vấn đề rất quan trọng mà nhà văn quan tâm. Bởi bản chất của văn học là mối quan hệ
với đời sống, văn học tái hiện đời sống qua những chủ thể nhất định, đóng vai trò như
những tấm gương của đời sống. Nhân vật trong tác phẩm không chỉ thể hiện chủ đề, tư
tưởng của tác phẩm mà còn thể hiện quan điểm nghệ thuật về con người của một nhà
văn ở những thời điểm lịch sử nhất định. Nhà văn Tô Hoài cho rằng nhân vật không
chỉ là nơi bộc lộ tư tưởng, chủ đề tác phẩm mà còn là nơi tập trung các giá trị của tác
phẩm. Thành bại của một đời văn, của một tác phẩm phụ thuộc rất nhiều vào việc xây
dựng nhân vật. Khi nhắc đến tên của tác giả hoặc tác phẩm của nhà văn, người đọc
thường nhớ đến tên nhân vật của họ. Chẳng hạn khi nhắc đến Nam Cao, người đọc
nghĩ ngay đến các nhân vật văn học: Chí Phèo, Lão Hạc, Thứ, Hộ, … nhắc đến Vũ
Trọng Phụng người ta nghĩ ngay đến Xuân Tóc Đỏ, Nghị Hách,… Nhân vật vừa mang
chức năng xã hội, vừa phải làm tròn chức năng văn học của nó. Nhân vật thể hiện


2
những quy luật của cuộc sống con người, những hiểu biết, ao ước và kỳ vọng về con
người. Chính vì thế, thành công trong việc xây dựng nhân vật chính là sự thành công
của tác phẩm văn học. Để đánh giá thành công của một nhà văn nói chung, chúng ta
không thể không quan tâm đến nhân vật, nhất là kiểu nhân vật đặc biệt, xuất hiện với
tần số cao và gây được ấn tượng mạnh mẽ với độc giả. Nhân vật không chỉ là nơi thể
hiện những chiêm nghiệm cuộc sống, tư duy nghệ thuật mà còn là nơi ký thác, bày tỏ
những ước mơ khát vọng của nhà văn về xã hội và con người. Vì vậy, muốn hiểu và
đánh giá đúng về nhà văn Tô Hoài, chúng ta không thể không đi sâu tìm hiểu một cách
nghiêm túc và khoa học về kiểu nhân vật trong các tác phẩm của ông.
Thế giới nhân vật của ông đa dạng và hết sức bình dị, thế giới ấy luôn gần gũi
với mỗi chúng ta, trong bất kỳ hoàn cảnh nào thế giới nhân vật của ông cũng gắn với
công việc, cũng được đặt trong môi trường sinh hoạt thường ngày và gắn bó thiết tha
với con người, với quê hương đất nước. Tô Hoài là nhà văn của chuyện thường, của
người thường, của đời thường. Và khi chúng ta nhắc đến thế giới nhân vật trong truyện

của Tô Hoài thì không thể không nhắc đến thế giới nhân vật loài vật và nhân vật trẻ
em. Đó quả là yếu tố đặc sắc và độc đáo trong thế giới truyện Tô Hoài. Qua việc
nghiên cứu về thế giới nhân vật, chúng ta có cái nhìn đầy đủ, sâu sắc và toàn diện hơn
về tài năng của ông. Đó là lí do để chúng tôi lựa chọn đề tài: “ Đặc điểm nhân vật trẻ
em và nhân vật loài vật trong truyện ngắn của Tô Hoài” để nghiên cứu.
2. Lịch sử đề tài nghiên cứu
Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu bàn về nhân vật văn học.
Tuy nhiên tính đến thời điểm hiện nay, những bài viết, công trình nghiên cứu về thế
giới thế giới nhân vật trong các tác phẩm truyện ngắn nói chung còn đang hạn chế về
số lượng. Tô Hoài sinh năm 1920, đến nay đã có 80 năm tuổi đời, và 60 năm tuổi viết.
Ông có nhiều đóng góp đặc sắc cả trước và sau cách mạng tháng 8. Truyện ngắn là
mảng sáng tác khá thành công với phong cách riêng. Đã có rất nhiều bài viết trên các
tạp chí, những tham luận, luận văn, luận án, chuyên khảo, đánh giá, nghiên cứu về
mảng sáng tác này.
Dõi theo lịch sử phê bình, chúng tôi thống kê, đã có khoảng trên dưới 97 công
trình nghiên cứu về tác giả Tô Hoài. Đặc biệt, trong đó có 3 nhà nghiên cứu người
nước ngoài với bốn bài viết rất độc đáo. “(Đó là các tác giả G.Gôlôpnép, Nicullin,


3
Accađi Xtơrugaxki). Tổng hợp lại chúng tôi cho rằng: hiện có bốn hướng cơ bản
nghiên cứu về Tô Hoài.
Hướng 1: Đề cao các sáng tác cho thiếu nhi của Tô Hoài. Những nhà nghiên cứu
theo hướng này hầu như xem tất cả công sức lao động nghệ thuật của Tô Hoài tập
trung vào “Dế mèn phiêu lưu ký” và những sáng tác viết cho lứa tuổi học sinh Tiểu
học, học sinh phổ thông cơ sở. Từ đó các nhà nghiên cứu đi sâu phân tích một số tác
phẩm cụ thể. Ví dụ: “Dế mèn phiêu lưu ký”, “Con mèo lười”,…. Tiêu biểu cho quan
điểm viết theo hướng này có G.Gôlôpnép, Accađi Xtơrugaxki, Phan Cự Đệ, Vân
Thanh,….
Hướng 2: Tập trung khai thác giá trị những tác phẩm tiêu biểu của Tô Hoài sau

cách mạng như: “Cát bụi chân ai”, “Vợ chồng A Phủ”, “truyện Tậy Bắc”,… Các tác
giả đi theo hướng này, cho dù có một số vấn đề chưa đồng tình với tác giả nhưng đều
thừa nhận những cách tân nghệ thuật của Tô Hoài.
Hướng 3: Nghiên cứu một cách khái quát từ cách nhìn tổng hợp về quá trình lao
động sáng tạo nghệ thuật của Tô Hoài. Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này là các tác
giả: Vũ Ngọc Phan, Vũ Quần Phương, Vương Trí Nhàn,… Các bài viết đề cập nhiều
đến những thăng trầm trong cuộc đời Tô Hoài ảnh hưởng đến sáng tác.
Hướng 4: Đánh giá phong cách tác giả qua những thời gian được làm việc,
tiếp xúc, trò chuyện, phỏng vấn nhà văn. (Ví dụ: Bài viết của Nguyễn Công Hoan,
Nguyễn Văn Bổng, Phan Thị Thanh Nhàn, )
Qua bốn hướng nghiên cứu như đã nêu, chúng tôi tìm thấy một số ý kiến liên
quan đến các phương diện nhân vật, kết cấu và ngôn ngữ trong sáng tác của Tô Hoài
như sau:
1.Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan bằng cách viết khái quát, đã đánh giá cao sáng
tác của Tô Hoài trước cách mạng. Ông cho rằng: “Tô Hoài tỏ ra không giống một nhà
văn nào trước ông và cũng không giống một nhà văn nào mới nhập tịch làng văn như
ông. Truyện của ông có những tính chung nửa tâm lý, nửa triết lý mà các vai lại là loài
vật. Mới nghe tưởng như truyện ngụ ngôn, nhưng thật không có tính cách ngụ ngôn
chút nào”(52-123).
2. Ở tác phẩm “Đi tìm chân lý nghệ thuật” nhà nghiên cứu Hà Minh Đức cũng
rất khâm phục tài năng của Tô Hoài. Giáo sư tổng kết: “ Trong sự nghiệp sáng tác của
Tô Hoài, tác phẩm viết về loài vật không phải là chủ yếu. Tuy nhiên bộ phận tác phẩm


4
này đã góp phần chứng minh cho phong cách đa dạng và ngòi bút tài hoa của ông”
(34-42). Những nhận định này giúp chúng tôi tìm hiểu phần nhân vật loài vật trong
sáng tác Tô Hoài được chính xác hơn.
3. Nói về nhân vật loài vật ở sáng tác Tô Hoài; trong cuốn văn học Việt Nam
1945-1975 (tập II) NXBGD 1990, Trần Hữu Tá viết: “Dưới ngòi bút Tô Hoài, những

con vật ấy cũng có tình cảm, cá tính và cả tâm trạng, số phận nữa. Thông qua thế giới
loài vật này, tác giả muốn nói truyện loài người, đến số phận người thợ thủ công vùng
Bưởi” (45-143).
4. Giáo sư Phan Cự Đệ nhận định: “Trong tác phẩm Tô Hoài, nhìn chung ngôn
ngữ quần chúng được nâng cao bằng nghệ thuật hóa. Anh đã trải qua quá trình lao
động ngôn ngữ khá công phu, nhất là mặt trau dồi cú pháp và hình tượng ngôn
ngữ.(32-99). Nhận định này phần nào giúp người viết trình bày rõ hơn chương 3 của
khóa luận.
5. Trong bài viết giới thiệu tuyển tập Tô Hoài hấp dẫn của giáo sư Hà Minh
Đức cũng cho thấy Tô Hoài rất được tôn trọng: “Vì vậy câu văn của Tô Hoài thường
mới mẽ. Ông sáng tạo ra những quan hệ mới, cấu trúc mới trong cú pháp thi ca,…
Trong lĩnh vực ngôn từ, Tô Hoài đặc biệt chú ý đến cái mới, cái đẹp của chữ nghĩa.
Làm sao để trong văn mạch chữ nghĩa ánh lên màu sắc mới” (18-49). Qủa thật, ngôn
ngữ của Tô Hoài xứng đáng được đánh giá như vậy.
6. Trong quyển “Truyện viết cho thiếu nhi dưới chế độ mới”, sau khi phân tích
một số yếu tố mới của tác phẩm, tác giả Vân Thanh đã khẳng định về vai trò kỹ thuật
sử dụng ngôn ngữ của Tô Hoài.)
7. Nhà nghiên cứu người Nga G.Gôlôpnép cũng rất mê cách kể chuyện của Tô
Hoài. Những ý kiến của nhà nghiên cứu này giúp người viết hiểu sâu về ngôn ngữ
người kể chuyện trong sáng tác Tô Hoài. Tác giả nói rằng: “Có một thời, bạn đọc của
đất nước Xô Viết, lớn cũng như nhỏ không biết rằng ngoài Andecxen, Hopman, Grim
và Sơ vác, còn có một nhà kể chuyện xuất sắc ở Việt Nam xa xôi, người ấy là Tô
Hoài”. Ông còn dẫn thêm câu nói của Vladimia Xoolôukihin để chứng minh: “Ngay từ
những trang đầu người đọc đã bị hấp dẫn bởi thể văn tâm tình và sự châm biếm tinh tế
bởi lối phóng tác rất nhẹ nhàng, những chuyện phiêu lưu mạo hiểm … không còn nghi
ngờ gì nữa, cuốn sách này sẽ được tái bản ở nước ta và được dịch ra nhiều thứ tiếng


5
khác, cho tới khi nó trở thành một trong những cuốn sách hay nhất, bằng tiếng loài

người (45-461).
8. Đặc biệt phải kể đến những bài viết của tác giả Phong Lê trên các tạp chí.
Ông cho rằng: “Trước cách mạng, truyện Tô Hoài in đậm cảm quan nghệ thuật và
giọng điệu riêng của ông- Một cây bút sung sức đứng bên Nam Cao, làm nên dấu ấn
đặc trưng cho trào lưu văn học hiện thực Việt Nam những năm tiền cách mạng. Bên
cạnh đó, cùng với Vân Thanh, tác giả có công trình: “Tô Hoài về tác giả và tác phẩm”
NXBGD năm 2001. Cuốn sách đã tập hợp các bài viết tiêu biểu về Tô Hoài. Đây là tác
phẩm quan trọng giúp chúng tôi có điều kiện so sánh, đối chiếu trong quá trình tìm
hiểu sáng tác của Tô Hoài.
9. Những năm gần đây, nhiều sinh viên ở các trường đại học cũng thực hiện
một số đề tài luận văn tốt nghiệp về sáng tác Tô Hoài. (Ví dụ: Đề tài “Đặc điểm truyện
ngắn Tô Hoài trước 1945”, tiểu luận tốt nghiệp (1994-1998) của sinh viên Phan Nhã
Hằng, đề tài “Thế giới loài vật trong tác phẩm Tô Hoài” – Niên luận văn học hiện đại
III, Huế, tháng 5/1999 của sinh viên Hồ Thị Tâm; đề tài: “Triết lý nhân sinh trong
truyện loài vật của Tô Hoài trước 1945” của sinh viên Lê Thị Quang Tuyến,…) đây là
những tài liệu quý giúp người viết tìm hiểu sáng tác của Tô Hoài được cụ thể hơn.
Như vậy, nói về nhân vật trẻ em và nhân vật loài vật trong sáng tác của Tô Hoài,
các nhà nghiên cứu chỉ mới dừng lại ở những nhận định khái quát, chưa đi sâu vào
phân tích giá trị cụ thể của nó.
Những công trình nghiên cứu trên là những gợi ý quý giá cho chúng tôi trong quá
trình thực hiện đề tài này. Tuy có nói đến nhân vật văn học nhưng các công trình
nghiên cứu trên chưa phân tích chi tiết về thế giới nhân vật trẻ em và nhân vật loài vật
trong các truyện ngắn của Tô Hoài. Với việc giải quyết các luận điểm trong đề tài: “
Thế giới nhân vật trẻ em và nhân vật loài vật trong truyện ngắn của Tô Hoài”, hi vọng
chúng tôi sẽ đưa đến cho bạn đọc cái nhìn đúng về bản chất của các tác phẩm truyện
ngắn của Tô Hoài và giá trị của nó đối với bạn đọc nói chung và học sinh Tiểu học nói
riêng.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đặc điểm nhân vật trẻ em và nhân vật loài vật trong
truyện ngắn của Tô Hoài.



6
3.2. Phạm vi nghiên cứu: Chúng tôi khảo sát truyện ngắn của Tô Hoài ở 3 cuốn sách
chủ yếu sau:
- Tô Hoài về tác giả và tác phẩm, NXB giáo dục, do Phong Lê giới thiệu và Vân
Thanh tuyển chọn.
- Tuyển tập Tô Hoài (Tập I), NXB văn học Hà Nội, năm 1996.
- Tô Hoài, Tác phẩm văn học được giải thưởng Hồ Chí Minh, NXB văn học.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Đề tài tập trung nghiên cứu các đặc điểm về tên gọi, ngoại hình, hành động, tính
cách và diễn biến tâm lý của thế giới nhân vật trẻ em và nhân vật loài vật .
- Nghiên cứu về đặc điểm ngôn ngữ nhân vật trẻ em và nhân vật loài vật trong
truyện ngắn của Tô Hoài.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài: “ Đặc điểm nhân vật trẻ em và nhân vật loài vật trong truyện
ngắn của Tô Hoài”, chúng tôi đã sử dụng 3 phương pháp nghiên cứu chính sau:
5.1. Phương pháp đọc sách và tài liệu:
Phương pháp này giúp chúng tôi tìm hiểu, tham khảo những vấn đề liên quan
đến đề tài như truyện ngắn, nhân vật văn học, nhân vật trẻ em và nhân vật loài vật
trong các tác phẩm truyện ngắn của Tô Hoài.
5.2. Phương pháp phân tích- tổng hợp:
Dùng để phân tích, làm rõ được nét đẹp và ý nghĩa của từng nhân vật trong
truyện ngắn. Phân tích yếu tố ngôn ngữ nhân vật, góp phần làm rõ đặc điểm của các
nhân vật được nhắc đến. Phương pháp tổng hợp giúp cho người viết có cái nhìn khái
quát, toàn diện về nhân vật trẻ em và nhân vật loài vật trong các tác phẩm truyện ngắn
của Tô Hoài.
5.3. Phương pháp khảo sát – thống kê:
Phương pháp này hỗ trợ chúng tôi khảo sát và thống kê các tài liệu đã tham
khảo, các tác phẩm truyện ngắn của Tô Hoài có sự tham gia của nhân vật trẻ em và

nhân vật loài vật. Từ đó xác định được tầm quan trọng và vị trí của từng kiểu nhân vật
trẻ em và loài vật trong truyện ngắn của Tô Hoài.
Ngoài ra để phân loại nhân vật, chúng tôi kết hợp sử dụng phương pháp phân loại
những nét đặc trưng của đặc điểm nhân vật trẻ em và nhân vật loài vật trong truyện
ngắn của Tô Hoài.


7
6. Đóng góp của khóa luận
Từ việc phân tích đặc điểm của thế giới nhân vật trẻ em và nhân vật loài vật trong
các truyện ngắn của Tô Hoài, chúng tôi làm rõ hơn giá trị của tác phẩm Tô Hoài, góp
phần giúp người đọc có cái nhìn sâu sắc hơn về bản chất truyện ngắn của Tô Hoài.
Nếu thành công đề tài cũng là tài liệu tham khảo bổ ích cho sinh viên và cho giáo
viên và sinh viên ngành giáo dục Tiểu học.
7. Cấu trúc đề tài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung của
khóa luận gồm có ba chương:
Chương 1: Khái quát về nhân vật văn học và nhân vật trong tác phẩm của Tô
Hoài.
Chương 2: Tên gọi, ngoại hình, tính cách, hành động và diễn biến tâm lí của nhân
vật trẻ em và nhân vật loài vật trong truyện ngắn của Tô Hoài.
Chương 3: Ngôn ngữ nhân vật trẻ em và nhân vật loài vật trong tác phẩm truyện
ngắn của Tô Hoài




















8
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ NHÂN VẬT VĂN HỌC VÀ
NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA TÔ HOÀI.

Tìm hiểu, nghiên cứu thế giới nhân vật trong các tác phẩm truyện ngắn trước
tiên phải tìm hiểu quan niệm về nhân vật văn học, chức năng cũng như cách phân loại
về nhân vật của các nhà nghiên cứu. Từ đó làm cơ sở để nghiên cứu về thế giới nhân
vật loài vật và nhân vật trẻ em trong truyện ngắn của Tô Hoài được cụ thể và chính
xác hơn.
1.1. Nhân vật văn học và chức năng của nhân vật văn học
1.1.1. Nhân vật văn học
Nhân vật văn học là phương tiện, là công cụ tinh vi sắc bén nhất để khái quát hiện
thực. Việc xây dựng thành bại yếu tố này gắn liền với sự thành bại của tác phẩm văn học.
Cũng nhờ nó mà tác phẩm văn học và tên tuổi tác giả trở nên bất hủ. Theo “Từ điển thuật
ngữ văn học” của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử thì nhân vật văn học là con người cụ thể được
miêu tả trong tác phẩm văn học. Còn theo Lại Nguyên Ân trong “150 thuật ngữ văn học”
thì nhân vật văn học là hình tượng nghệ thuật về con người, một trong những dấu hiệu về sự

tồn tại toàn vẹn của con người trong nghệ thuật ngôn từ. Như vậy, nhân vật văn học là hình
tượng nghệ thuật, nó mang tính ước lệ, không bị đồng nhất với con người có thật, ngay cả
khi tác giả xây dựng nhân vật với những nét gần với nguyên mẫu có thật. Nhân vật là sản
phẩm của tư duy nghệ thuật, sự sáng tạo của nhà văn nhằm thể hiện một tư tưởng nghệ
thuật cụ thể. Nhân vật văn học là con người được nhà văn miêu tả trong những tác phẩm
bằng phương tiện nghệ thuật.
Nhân vật văn học là con người được nhà văn miêu tả trong tác phẩm bằng phương
tiện văn học. Những con người này có thể được miêu tả kỹ hay sơ lược, sinh động hay
không rõ nét, xuất hiện một hay nhiều lần, thường xuyên hay từng lúc, giữ vai trò quan
trọng nhiều, ít hoặc không ảnh hưởng nhiều lắm đối với tác phẩm. Nhân vật văn học có
thể là con người có tên (như Tấm Cám, Thúy Vân, Thúy Kiều, Từ Hải, Kim Trọng ),
có thể là những người không có tên (như thằng bán tơ, viên quan, mụ quản gia ) hay
có thể là một đại từ nhân xưng nào đó (như một số nhân vật xưng tôi trong các truyện
ngắn, tiểu thuyết hiện đại, như mình- ta trong ca dao ). Khái niệm con người này
cũng cần được hiểu một cách rộng rãi trên 2 phương diện: số lượng: hầu hết các tác


9
phẩm từ văn học dân gian đến văn học hiện đại đều tập trung miêu tả số phận của con
người. Về chất lượng: dù nhà văn miêu tả thần linh, ma quỉ, đồ vật nhưng lại gán cho
nó những phẩm chất của con người. Trong nhiều trường hợp, khái niệm nhân vật được
sử dụng một cách ẩn dụ nhằm chỉ một hiện tượng nổi bật nào đó trong tác phẩm.
Chẳng hạn, người ta thường nói đến nhân dân như là một nhân vật trung tâm trong
Chiến tranh và hòa bình của L. Tônxtôi, chiếc quan tài là nhân vật trong tác phẩm
Chiếc quan tài của Nguyễn Công Hoan Tô Hoài nhận xét về Chiếc quan tài: "Trong
truyện ngắn Chiếc quan tài của Nguyễn Công Hoan, nhân vật không phải là người
mà là một chiếc quan tài. Nhưng chiếc quan tài ấy chẳng phải là vô tri mà là một sự
thê thảm, một bản án tố cáo chế độ thảm khốc thời Pháp thuộc. Như vậy, chiếc quan
tài cũng là một thứ nhân vật". Tuy vậy, nhìn chung, nhân vật vẫn là hình tượng của
con người trong tác phẩm văn học.

Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật có tính ước lệ, có những dấu
hiệu để nhận biết: tên gọi, những dấu hiệu về tiểu sử, nghề nghiệp, những đặc điểm
riêng Những dấu hiệu đó thường được giới thiệu ngay từ đầu và thông thường, sự
phát triển về sau của nhân vật gắn bó mật thiết với những giới thiệu ban đầu đó. Việc
giới thiệu Thúy Vân, Thúy Kiều khác nhau dường như cũng báo trước về số phận của
mỗi người sau này. Hay việc giới thiệu Hoạn Thư
gắn liền với những suy nghĩ, nói năng, hành động trong quá trình phát triển về sau của
nhân vật.Nhân vật văn học không giống với các nhân vật thuộc các loại hình nghệ
thuật khác. Ở đây, nhân vật văn học được thể hiện bằng chất liệu riêng là ngôn từ. Vì
vậy, nhân vật văn học đòi hỏi người đọc phải vận dụng trí tưởng tượng, liên tưởng để
dựng lại một con người hoàn chỉnh trong tất cả các mối quan hệ của nó.
1.1.2. Chức năng của nhân vật văn học
Nhân vật văn học được tác giả xây dựng trong mỗi tác phẩm văn học luôn mang
những chức năng nhất định, góp phần quan trọng trong việc tạo nên sự thành công cho
tác phẩm văn học. Đó là đứa con tinh thần mà các tác giả muốn gửi gắm vào tác phẩm
văn học. Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh vai trò nhân vật ở mỗi chức năng khác nhau.
Tuy nhiên, hiện nay nhiều nhà nghiên cứu đã thấy rõ nhất một số chức năng của nhân
vật như: Chức năng miêu tả và khái quát các loại tính cách xã hội; chức năng tương tự
chức năng của một chìa khóa; chức năng biểu hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn
về thế giới; chức năng tạo nên mối liên kết giữa các sự kiện trong tác phẩm.


10

Đầu tiên, có thể kể đến chức năng miêu tả và khái quát các loại tính cách xã
hội: chức năng của nhân vật là khái quát những quy luật cuộc sống của con người, thể
hiện những hiểu biết, những ước ao và kì vọng về con người. Nhà văn sáng tạo ra nhân
vật là để thể hiện những cá nhân xã hội nhất định và quan niệm về các cá nhân đó. Nói
cách khác nhân vật là phương tiện khái quát các tính cách, số phận của con người và
các quan niêm về chúng. Tính cách, trong ý nghĩa rộng nhất, chung nhất, là sự thể hiện

các phẩm chất xã hội lịch sử của con người qua các đặc điểm cá nhân, gắn liền với
phẩm chất tâm sinh lí của họ. Tính cách có một hạt nhân là sự thống nhất của cá tính,
và cái chung xã hội lịch sử. Nhưng người ta chỉ gọi là tính cách mà sự thống nhất kia
biểu hiện một cách nổi bật các phẩm chất xã hội lịch sử của nó. Tính cách ấy là hiện
tượng nổi bật đời sống của con người. Trong nghệ thuật thi ca, Aristôt viết: “ Tôi hiểu
tính cách là cái lí do mà chúng ta gọi nhân vật bằng một tên nào đó”. Như vậy, tính
cách được hiểu như là đặc điểm của nhân vật, khuynh hướng xã hội và là quy luật
hành động của nhân vật. Đó là nhận thức chung nhất về tính cách như là nội dung của
mọi nhân vật văn học.
Thứ hai là chức năng tương tự chức năng của một chìa khóa: Chức năng này giúp
nhà văn mở cánh cửa bước vào hiện thực rộng lớn, tiếp cận những đề tài, chủ đề mới
mẻ. Tuy nhiên, tính cách là một hiện tượng xã hội, lịch sử, xuất hiện trong hiện thực
khách quan. Do đó, chức năng khái quát của nhân vật cũng mang tính chất lịch sử. Ví
dụ trong thời cổ đại xa xưa, khi nhiệm vụ xã hội của con người là chinh phục thiên
nhiên, khai phá địa bàn cư trú, tạo dựng dân tộc, chống ngoại xâm thì xuất hiện các
nhân vật thần thoại như Nữ oa vác đá vá trời, Lạc Long Quân và Âu Cơ đẻ ra trăm
trứng, hoặc các anh hùng mang tầm cỡ địa phương hay quốc gia. Thánh Gióng cưỡi
ngựa sắt phun lửa giết giặc Ân lại là nhân vật của thời đại muộn hơn. Đó là các nhân
vật cổ tích với các tính cách kẻ giàu, người nghèo, kẻ ác người thiện, có ý nghĩa xác
định những chuẩn mực giá trị trong quan hệ xã hội giữa người với người.
Chức năng thứ ba của nhân vật là chức năng biểu hiện quan niệm nghệ thuật của
nhà văn về thế giới, nội dung khái quát của nhân vật không chỉ là cái tính cách xã hội
lịch sử và mảng đời sống gắn liền với nó mà còn là quan niệm về tính cách và cái tư
tưởng mà tác giả muốn thể hiện. Sẽ rất ấu trĩ nếu hiểu nhân vật văn học như những con
người thật, yêu mến và phán xét nó như những kẻ ngoài đời. Chẳng hạn, đọc truyện
Thạch Sanh không nên chê trách chàng thiếu cảnh giác để đến nổi bị mẹ con Lí Thông


11


lừa dối mấy lần, hoặc đọc Tấm Cám chớ trách Tấm khờ khạo để mẹ con Cám lừa gạt,
hãm hại,…
Nhân vật văn học có chức năng khái quát những tính cách, hiện thực cuộc sống
và thể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời. Khi xây dựng nhân vật, nhà văn có
mục đích gắn liền nó với những vấn đề mà nhà văn muốn đề cập đến trong tác phẩm.
Vì vậy, tìm hiểu nhân vật trong tác phẩm, bên cạnh việc xác định những nét tính cách
của nó, cần nhận ra những vấn đề của hiện thực và quan niệm của nhà văn mà nhân vật
muốn thể hiện. Chẳng hạn, khi nhắc đến một nhân vật, nhất là các nhân vật chính,
người ta thường nghĩ đến các vấn đề gắn liền với nhân vật đó. Gắn liền với Kiều là
thân phận của người phụ nữ có tài sắc trong xã hội cũ. Gắn liền với Kim Trọng là vấn
đề tình yêu và ước mơ vươn tới hạnh phúc. Gắn liền với Từ Hải là vấn đề đấu tranh để
thực hiện khát vọng tự do, công lí Trong Chí Phèo của Nam Cao, nhân vật Chí Phèo
thể hiện quá trình lưu manh hóa của một bộ phận nông dân trong xã hội thực dân nửa
phong kiên. Ðằng sau nhiều nhân vật trong truyện cổ tích là vấn đề đấu tranh giữa
thiện và ác, tốt và xấu, giàu và nghèo, những ước mơ tốt đẹp của con người
Do nhân vật có chức năng khái quát những tính cách, hiện thực cuộc sống và
thể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời cho nên trong quá trình mô tả nhân vật,
nhà văn có quyền lựa chọn những chi tiết, yếu tố mà họ cho là cần thiết bộc lộ được
quan niệm của mình về con người và cuộc sống. Chính vì vậy, không nên đồng nhất
nhân vật văn học với con người trong cuộc đời. Khi phân tích, nghiên cứu nhân vật,
việc đối chiếu, so sánh có thể cần thiết để hiểu rõ thêm về nhân vật, nhất là những
nhân vật có nguyên mẫu ngoài cuộc đời (anh hùng Núp trong Ðất nước đứng lên; Chị
Sứ trong Hòn Ðất ) nhưng cũng cần luôn luôn nhớ rằng nhân vật văn học là một sáng
tạo nghệ thuật độc đáo gắn liền với ý đồ tư tưởng của nhà văn trong việc nêu lên
những vấn đề của hiện thực cuộc sống. Betông Brecht cho rằng: "Các nhân vật của tác
phẩm nghệ thuật không phải giản đơn là những bản dập của những con người sống mà
là những hình tượng được khắc họa phù hợp với ý đồ tư tưởng của tác giả".
1.2. Phân loại nhân vật văn học
Nhân vật văn học là một hiện tượng hết sức đa dạng. Những nhân vật được xây
dựng thành công từ xưa đến nay bao giờ cũng là những sáng tạo độc đáo, không lặp

lại. Tuy nhiên, xét về mặt nội dung tư tưởng, kết cấu, chất lượng miêu tả , có thể thấy
những hiện tượng lặp đi lặp lại tạo thành các loại nhân vật khác nhau. Ðể nắm bắt


12

được thế giới nhân vật đa dạng, phong phú, có thể tiến hành phân loại chúng ở nhiều
góc độ khác nhau.
Thứ nhất xét từ góc độ nội dung tư tưởng hay phẩm chất nhân vật. Có thể nói
đến các loại nhân vật chính diện (nhân vật tích cực), nhân vật phản diện (nhân vật tiêu
cực). Nhân vật chính diện là nhân vật đại diện cho lực lượng chính nghĩa trong xã hội,
cho cái thiện, cái tiến bộ. Khi nhân vật chính diện được xây dựng với những phẩm chất
hoàn hảo, có tính chất tiêu biểu cho tinh hoa của một giai cấp, một dân tộc, một thời
đại, mang những mầm mống lí tưởng trong cuộc sống có thể được coi là nhân vật lí
tưởng. Ở đây, cũng cần phân biệt nhân vật lí tưởng với nhân vật lí tưởng hóa. Loại
nhân vật sau là loại nhân vật được tô hồng, hoàn toàn theo chủ quan của nhà văn. Ở
đây, nhà văn đã vi phạm tính chân thực của sự thể hiện. Nhân vật phản diện là nhân
vật đại diện cho lực lượng phi nghĩa, cho cái ác, cái lạc hậu, phản động, cần bị lên án.
Trong quá trình phát triển của văn học, trong mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, việc xây
dựng các loại nhân vật trên cũng khác nhau. Nếu như trong thần thoại chưa có sự phân
biệt rạch ròi giữa nhân vật chính diện và nhân vật phản diện thì trong truyện cổ tích,
các truyện thơ Nôm, các nhân vật thường được xây dựng thành 2 tuyến rõ rệt có tính
chất đối kháng quyết liệt. Ở đây, hễ là nhân vật chính diện thường tập trung những đức
tính tốt đẹp còn nhân vật phản diện thì hoàn toàn ngược lại. Trong văn học hiện đại,
nhiều khi khó phân biệt đâu là nhân vật chính diện, đâu là nhân vật phản diện. Việc
miêu tả này phù hợp với quan niệm cho rằng hiện thực nói chung và con người nói
riêng không phải chỉ mang một phẩm chất thẩm mĩ mà bao hàm nhiều phẩm chất thẩm
mĩ khác nhau, cái nhìn của chủ thể đối với sự vật nhiều chiều, phức hợp chứ không
đơn điệu Những nhân vật như Chí Phèo, Thị Nỡ, Tám Bính, Năm Sài Gòn là những
nhân vật có bản chất tốt nhưng đó không phải là phẩm chất duy nhất của nhân vật. Khi

đặt nhân vật vào loại nào để nghiên cứu, cần phải xét khuynh hướng chủ đạo của nó
đồng thời phải chú ý đến các khuynh hướng, phẩm chất thẩm mĩ khác nữa. Trong giai
đoạn trước, những nhân vật như Kiều, Hoạn Thư, Thúc Sinh cũng được Nguyễn Du
miêu tả ở nhiều góc độ, với nhiều phẩm chất khác nhau chứ không phải chỉ có một
phẩm chất chính diện hoặc phản diện.
Thứ hai xét từ góc độ kết cấu, có thể chia thành các loại nhân vật: nhân vật
chính, nhân vật trung tâm, nhân vật phụ. Nhân vật chính là nhân vật giữ vai trò quan
trọng trong việc tổ chức và triển khai tác phẩm. Ở đây, nhà văn thường tập trung miêu


13

tả, khắc họa tỉ mỉ từ ngoại hình, nội tâm, quá trình phát triển tính cách của nhân vật.
Qua nhân vật chính, nhà văn thường nêu lên những vấn đề và những mâu thuẫn cơ bản
trong tác phẩm và từ đó giải quyết vấn đề, bộc lộ cảm hứng tư tưởng và tình điệu thẩm mĩ.
Nhân vật chính có thể có nhiều hoặc ít tùy theo dung lượng hiện thực và những vấn đề
đặt ra trong tác phẩm. Với những tác phẩm lớn có nhiều nhân vật chính thì nhân vật
chính quan trọng nhất xuyên suốt toàn bộ tác phẩm được gọi là nhân vật trung tâm.
Trong không ít trường hợp, nhà văn dùng tên nhân vật trung tâm để đặt tên cho tác
phẩm. Ví dụ: Ðông Kísốt của Cervantes, Anna Karênina của L. Tônxtôi, A.Q chính
truyện của Lỗ Tấn, Truyện Kiều của Nguyễn Du Trừ một hoặc một số nhân vật
chính, những nhân vật còn lại đều là những nhân vật phụ ở các cấp độ khác nhau. Ðó
là những nhân vật giữ vị trí thứ yếu so với nhân vật chính trong quá trình diễn biến của
cốt truyện, của việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Nhân vật phụ phải góp
phần hỗ trợ, bổ sung cho nhân vật chính nhưng không được làm mờ nhạt nhân vật
chính. Có nhiều nhân vật phụ vẫn được các nhà văn miêu tả đậm nét, có cuộc đời và
tính cách riêng, cùng với những nhân vật khác tạo nên một bức tranh đời sống sinh
động và hoàn chỉnh.
Thứ ba, xét từ góc độ thể loại: Có thể phân thành các nhân vật: nhân vật trữ
tình, nhân vật tự sự và nhân vật kịch. (sẽ nói rõ trong phần các loại thể)

Thứ tư, xét từ góc độ chất lượng miêu tả: Có thể phân thành các loại: nhân
vật, tính cách, điển hình. Nhân vật là những con người nói chung được miêu tả trong
tác phẩm. Ở đây, nhà văn có thể chỉ mới nêu lên một vài chi tiết về ngôn ngữ, cử chỉ,
hành động cũng có thể miêu tả kĩ và đậm nét. Tính cách là nhân vật được khắc họa
với một chiều sâu bên trong. Nó như một điểm qui tụ mà từ đó có thể giải thích được
mọi biểu hiện muôn màu, muôn vẻ sinh động bên ngoài của nhân vật. Ðiển hình là tính
cách đã đạt đến độ thực sự sâu sắc, là sự thống nhất giữa cái chung và cái riêng, cái khái
quát và cái cá thể Nói một cách nghiêm ngặt, thuật ngữ này chỉ được áp dụng từ chủ
nghĩa hiện thực phê phán trở về sau. Ngoài những loại nhân vật được trình bày, có thể
nêu lên một số khái niệm khác về nhân vật qua các trào lưu văn học khác nhau. chẳng
hạn, khái niệm nhân vật bé nhỏ trong văn học hiện thực phê phán, khái niệm nhân vật-
con vật người trong chủ nghĩa tự nhiên, nhân vật-phi nhân vật trong các trào lưu văn
học hiện đại chủ nghĩa ở phương Tây Như vậy, từ mỗi góc độ, các nhà lý luận đã có
sự phân chia khác nhau về loại hình nhân vật. Tuy nhiên, khi khảo sát tác phẩm của Tô


14

Hoài từ góc độ nội dung, chúng tôi nhận thấy việc phân loại nên theo một hướng cụ
thể.
1.3. Các kiểu nhân vật trong truyện ngắn của Tô Hoài
Tô Hoài quan niệm chỉ viết về những điều mà ông nhìn thấy ở quanh
mình, ở chính mình, viết những sự thực xảy ra trong nhà, trong làng quanh
mình. Ngòi bút Tô Hoài hướng đến những con người, những câu chuyện của làng quê
ông. Viết về người dân quê, nhà văn có cái nhìn giản dị và xác thực về họ. Theo ông,
con người trước khi là một ai đó thì trước hết phải là chính mình, phải là mình với tất
cả những gì mà tạo hoá đã sinh ra chúng ta. Có xấu, có tốt, có dở, có những thói tật
của riêng mình. Con người không phải là thánh nhân cũng không phải là các gì đó
siêu phàm. Bên cạnh những tính tốt con người, con người còn có những hạn chế, thậm
chí những thói xấu. Con người có những phần cao cả nhưng cũng có nhiều khuất lấp

ẩn sâu trong tâm hồn. Vì vậy, nhân vật trong truyện ngắn của ông không xa lạ, họ là
những người nông dân, người thợ thủ công, những người trí thức sống ở làng Nghĩa
Đô, ngay cả đến loài vật cũng hết sức bình thường, gần gũi trong cuộc sống hàng
ngày.
1.3.1. Nhân vật nông dân, thợ thủ công
Nhân vật chiếm đa số trong những trang truyện ngắn của Tô Hoài trước Cách
mạng là những người nông dân thợ thủ công. Họ là hình ảnh người dân làng Nghĩa
Đô, là người chính người thân trong gia đình Tô Hoài. Không giống như Ngô Tất Tố,
Nguyễn Công Hoan, Tô Hoài viết về người nông dân, người thợ thủ công, ông không
đi vào những sự kiện quan trọng, những tình huống gây bất ngờ, hay những cuộc đấu
tranh giai cấp. Dưới con mắt của Tô Hoài, những người nông dân, những người thợ
thủ công đều là con người bình thường, có suy nghĩ, tâm trạng vận động theo quy luật
đời thường. Có lẽ vì vậy, nhân vật của ông không phải là những con người hành động
kiên cường giống như chị Dậu trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố, những kẻ quá ngờ
nghệch dốt nát như con mẹ nuôi trong Đồng hào có ma của tác giả Nguyễn Công
Hoan. Thực sự, nhân vật của Tô Hoài là những con người đời thường. Họ phải chịu
cảnh đói nghèo, thất nghiệp vì những biến động của xã hội. Họ có mặt tốt mặt xấu, có
những suy nghĩ hết sức vụn vặt, những lo toan tính toán trong cuộc sống thường nhật.
Thời ấy, làng Nghĩa Đô, người dân sống chủ yếu bằng nghề dệt cửi, sự sống loanh
quanh buộc vào mấy khung cửi mọt. Xung quanh Tô Hoài là cảnh sống khó khăn túng


15

quẫn của gia đình, của làng xóm nghề dệt thủ công dần dần phá sản. Tô Hoài đã ghi lại
cảnh gia đình trong Tự truyện. Những ngày chợ phiên hàng ế hàng, không khí gia đình
càng trở nên nặng nề: “Nhà tôi, ngày chợ không sinh chuyện này thì chuyện khác.
Hàng ít lại xấu, không đều, không ai mua. Thế là xảy ra xô xát giữa bà ngoại tôi và các
dì tôi. Ông ngoại tôi ngồi uống rượu. Cuối cùng, bao giờ ông tôi cũng vác gậy đuổi
đánh tất cả. Mọi người chạy toán loạn đêm mới về ( ) Sáng hôm sau, lại vẫn cãi vã,

làm ầm cả xóm” Những kí ức ấy đã ăn sâu trong tâm trí của cậu bé Tô Hoài. Vì vậy,
chúng ta hiểu tại sao những nhân vật nông dân và thợ thủ công trong truyện ngắn của
ông đựơc quan tâm nhiều nhất và đều là những con người nghèo đói, khốn khổ, cùng
cực. Chẳng hạn trong Nhà nghèo cái nghèo cũng ám ảnh gia đình anh Duỵên trong
Nhà nghèo. Suốt đời hai vợ chồng anh Duyện chỉ biết cắm mặt làm lụng tối ngày mà
gia đình anh vẫn nghèo chẳng đủ ăn. Nhà nghèo đến mức chẳng có một cái gì đáng
giá, thậm chí không có một chút lửa. “Mỗi bận thổi cơm, cái Gái vẫn phải ra tận đầu
xóm xin lửa. Và tối thì mọi người trong nhà đi ngủ cùng với mặt trời, không cần đèn.”.
Cơn mưa mùa hạ xối xả, rào rào, trắng xoá gợi bao sung sướng. Họ nghĩ đến bữa cơm
“có thịt nhái nướng thơm phức chấm với muối ớt, nhai ròn rau ráu, ngon tuyệt.” Kết
thúc truyện bất ngờ khiến người đọc vô cùng đau xót, cái Gái đứa con gái đầu của hai
vợ chồng anh Duyện đã bị rắn cắn chết trong tư thế “hai tay ôm khư khư cái giỏ nhái.
Lưng nó trần xám ngắt. Chân nó co queo lại”. Phải chăng ngay trong lúc nguy hiểm,
nó vẫn mơ tưởng đến món thịt nhái nướng, đến cảnh gia đình đầm ấm quanh món ăn
này. Anh Duyện đau đớn và nghĩ đến cái khổ của con gái mình: “bấy lâu nó vào cửa
vợ chồng anh, cực khổ trăm đường. Người nó có bao nhiêu xương sườn, giơ hết cả ra”.
Cái nghèo đeo đẳng cuộc sống của dân quê, đe doạ đến hạnh phúc của của họ. Trong
Chớp bể mưa nguồn, anh Mi vì quá nghèo mà không đủ tiền lấy vợ. Cuối cùng một
ngừơi phụ nữ đã theo về nhà, làm vợ anh. Bà Móm vô cùng phản đối vì bà cho rằng đó
là người đàn bà đốn mạt, không cưới xin, lại đàng hoàng đến nằm vạ nhà bà. Nhưng bà
cũng xót xa vì nhận ra hoàn cảnh gia đình mình: “Bà không có tiền ấy vợ cho nó à?
Đâu bà có muốn thế. Chẳng qua là cái ông trời cay đắng kia chưa muốn cho bà khá
Ngày xưa, bà đi lấy chồng, nghèo khó lắm. Vậy mà hàng xóm cũng được nhai bỏm
bẻm miếng trầu. Làng nước cũng nhận được năm chục viên gạch thay tiền cheo ”
Tình huống “nhặt” vợ cũng đựơc đề cập trong truyện Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân.
Anh Tràng cũng không đủ tiền cưới vợ, một người phụ nữ cũng vì đói kém quá mà


16


theo anh về. Cuộc sống còn khó khăn nhưng gia đình họ hoà thuận, êm ấm, hạnh phúc
được thắp lên từ những ảm đạm tối tăm của đói nghèo. Giống với tình huống của nhà
văn Kim Lân nhưng Tô Hoài lại khai thác ở khía cạnh bi kịch. Bà Móm không chấp
nhận vợ anh Mí, vì cho rằng đó là người đàn bà đốn mạt. Bà hành hạ cô con dâu của
mình bằng tiếng chửi rủa hàng ngày tưởng như không bao giờ dứt. Người đàn bà ấy đã
không chịu đựng được đành phải bỏ đi và người con trai bà cũng bỏ bà mà ra đi. Một
người phụ nữ đánh đá, chua ngoa như bà Móm cuối cùng cũng phải ôm mặt, hu hu
khóc. “Ối con ơi!”. Tiếng khóc ăn năn hối hận, tiếc nuối, tiếng khóc thương cho con
trai khốn khổ, khóc thương cho cuộc đời tăm tối của bà. Người nông dân đã khốn khổ
vì nghèo đói, họ còn khốn khổ vì những hủ tục làng xã đeo bám. Nếu bà Móm chấp
nhận người con dâu ấy và vun vén vào cho con trai thì đâu đến nỗi gia đình bà nhà tan
cửa nát, mỗi người một nơi. Cuối cùng chỉ còn mỗi mình bà trong căn nhà trống
huếch, trống hoác và chịu dằn vặt trong nỗi cô đơn. Còn chuyện gia đình anh Hối
trong Buổi chiều ở trong nhà cũng gợi cho người đọc bao nỗi xót xa. Câu chuyện mở
ra một khung cảnh gia đình đầm ấm ba bố con quây quần bên nhau: “Hai đứa trẻ thích
bố quá. Bố vừa cho ăn kẹo bột, bố lại hát cho mà nghe”. Có hạnh phúc nào hơn thế. Cái
khung cảnh làm cho ta cảm thấy thú vị nhẹ nhàng. Sự kiện bắt đầu khi người mẹ phát hiện
bị mất chai đựng dầu. Anh Hối đã mang một chai dầu đem bán để mua kẹo cho cả nhà.
Anh không biết rằng một chai dầu khác đã được bán đi để có tiền mua thuốc cho con lúc
ốm. Hơn nữa với anh chị, từ trước đến nay, thắp đèn vào ban tối là một chuyện tiêu
hoang. Nhưng giờ đây chị Hối muốn thắp đèn vì mất hai xu dầu, anh chị có thể làm
thêm được năm xu việc vào buổi tối. Không có cái chai ấy làm sao anh chị có thể làm
thêm, chị sẽ còn trông vào đâu. Chị Hối đã rất giận chồng. Lời qua tiếng lại, dẫn đến xô
xát. Người đọc thấy buồn chỉ vì một chai dầu mà họ đã đánh chửi nhau. Cái nghèo cái
đói luôn bao trùm trong gia đình họ khiến họ trở nên dễ dàng cáu giận. Còn nhân vật
trong Khách nợ góp phần hoàn thiện bức tranh cuộc sống cùng khổ của những người
nông dân. Ba mươi tết, anh hương Cay phải đi trốn vì lái Khế đến đòi nợ. Cảnh nhà
anh hương Cay tan hoang, chẳng có gì. Lái Khế “nhòm cả xuống gầm phản. Chiếc
phản đã mọt sủng, mối đùn dưới gậm từng đống đất to xù. Cầm cái hèo, lão đi xét thật
nhanh gõ đốp đốp vào bức vách. Từng tảng đất vách, trấu trắng phếch ngã xuống, lăn

lóc. Rồi gã ra sân. Mảnh vườn sân non những cây ké dại thấp lè tè, đốm hoa vòng
sọng. Quanh năm dáng chẳng ai bước vào đây.” Tết đến xuân về là dịp cả nhà sum họp


17

đầm ấm. Người ta quét dọn nhà cửa, sửa sang bàn thờ tổ tiên cho sạch sẽ. Vậy mà nhà
anh hương Cay vắng lạnh như không hề biết đến ngày tết. Dẫn đến tình cảnh này là
bởi anh có món nợ truyền kiếp từ bà cụ, cái món nợ được truyền bằng văn tự miệng.
Để rồi hôm nay, khi ngày tết đến, không một nén hương, mẩu nến, trăm vàng. Hai bố
con phải chạy đi trốn nợ. Anh hương Cay còn bị lái Khế lấy đi bát hương, bài vị tổ
tiên. Làm sao ông vải, những người thân của anh đã về nơi suối vàng có thể trở về sum
họp với gia đình trong những ngày tết ? Tô Hoài viết về những con người thật bình
thường, những chuyện diễn ra hàng ngày. Ông còn nhìn thấy ở những người nông dân
thợ thủ công những cái hay cũng như cái dở, cái xấu và cái tốt. Con người miêu tả một
cách tự nhiên, không tô vẽ, con người với đúng nghĩa là “con người”. Vì vậy, ở họ còn
nhiều thói tật. Đàn ông nóng nảy, đàn bà lắm điều. Vợ chồng anh Duyện (Nhà nghèo)
cãi nhau cũng vì những cớ rất nhỏ. Anh chồng đang hát nghêu ngao trong nhà, vợ nhiều
lời làm cho cụt hứng. Lời qua tiếng lại, chị Duyện càng bù lu bù loa khiến anh chồng tức
điên: “Ông giết cả lũ! Ông giết cả lũ chúng mày rồi ông đâm cổ ông sau. Những của nợ
kia, ông nhất quyết sửa chúng mày trước rồi đến con mẹ chúng mày.” Còn chị Duyện
ôm váy chạy ra đầu ngõ rồi tiếp tục nheo nhéo nói vào: “Nào tôi bòn rút của chìm của
nổi gì của ai. Một nhời nói một đọi máu, ăn nói còn có giời đất, có quỷ thần hai vai
chứ”, “Ối ông cả bà nhớn ơi! Nó đốt nhà Thằng Duyện nó đốt nhà ”. Lúc đầu chỉ là
chuyện cãi vã, anh Duyện uất run người đòi đốt nhà. “Họ thường xuyên cãi nhau vì
những cớ rất nhỏ không có nghĩa. Cái đó cũng thành một thói quen. Lúc nào ngứa
miệng, to tiếng là to tiếng liền”[20, tr77]. Điều đáng nói khi xây dựng nhân vât, Tô
Hoài không chỉ nhìn ra sự thấp kém của những nông dân thợ thủ công, ông còn nhận
thấy những phẩm chất đáng quý ở họ. Đằng sau những cuộc cãi vã, những vụ ẩu đả, họ
lại trở về với con người thực- đó là con người giàu tình yêu thương, yêu gia đình, và

khát khao hi vọng về một cuộc sống tươi đẹp hơn. Gia đình anh Duyện cãi nhau kịch
liệt nhưng cơn mưa rào ập đến họ lai nhanh chóng tất tả đi bắt nhái dường như chẳng
có vụ đánh chửi nào xảy ra. Thấy chồng cặm cụi bắt nhái, bao nhiêu yêu thương lại
dâng lên. Họ cáu gắt cũng vì mệt nhọc, vì đói kém chứ bản chất thì hiền lành, chăm
chỉ, cũng mong muốn có một cái gì tốt đẹp hơn dù đơn giản chỉ là một bữa cơm với
món nhái nướng. Anh Hối bán một chai dầu mua kẹo để cho anh và vợ con ăn. Anh
sung sướng bên cạnh những đứa nhỏ vừa cho chúng ăn kẹo và hát cho chúng nghe.
Niềm vui ngập tràn trong lòng anh, khi vợ về, anh muốn chia sẻ ngay điều đó với vợ


18

“Nhà ra tôi cho cái kẹo này”. Niềm vui sướng của anh cũng thật giản dị. Đó là sự đồng
cảm, chia sẻ bên người thân ngay từ những điều nhỏ nhặt nhất. Bà Móm lắm điều, ác
nghiệt là thế. Nhưng thực sự trong lòng bà đâu muốn. Bà đau xót hối hận khi con trai
bỏ đi, một mình bà ở lại trong nỗi cô đơn, tuổi già và bệnh tật. Anh Cuông (Lá thư tình
đầu tiên) sống trong niềm tin hi vọng. Anh yêu thầm nhớ trộm cô Mi, một người con
gái có đôi mắt trong thẳm và đen láy, một người mà biết bao trai làng ngưỡng mộ và
mong ước được lấy làm vợ. Cô Mi đẹp nhất làng còn là người hay chữ nên cô không
chấp nhận một người chồng lại không biết chữ. Thế là anh chàng Cuông hiền lành
chân chất dạy sớm thức khuya âm thầm học chữ. Bức thư tình đầu tiên anh đã hoàn
thành, gửi gắm vào đó những tình cảm yêu thương chân thành thiết tha của anh với cô
Mi. Bức thư tình ấy không thực hiện đựơc sứ mệnh của nó. Bởi vì cô Mi đã đi lấy
chồng và vẫn không biết được tấm chân tình của anh. Câu chuyện thật nhẹ nhàng để
lại trong lòng người đọc niềm thương cảm. Mặc dù đó chỉ là tình yêu đơn phương
nhưng ta cảm nhận được những tình cảm yêu thương đằm thắm của anh Cuông. Tình
yêu đã giúp anh vươn lên trong cuộc sống giúp anh có nghị lực, có chí hơn. Anh trở
thành người biết chữ trong cái làng mà ít người được học hành như thế này. Anh Tại
[Một người đi xa về] cho dù bị người yêu phụ bạc nhưng anh không sa vào tuyệt vọng,
tự huỷ hoại mình, trả thù đời. Anh cay đắng nhận ra rằng người yêu bỏ anh đi lấy

người khác vì anh không có đồng bạc trắng. Anh quyết chí đi làm ăn xa vào tận đất Sài
Gòn. Anh trở về làng quê trong tư thế của người chiến thắng, người có nhiều tiền để
lại cho cô Pha những ngậm ngùi tiếc nuối “giá như thế này thế nọ ta đã chẳng khổ
như bây giờ.”
Nhân vật người nông dân thợ thủ công trong truyện ngắn của Tô Hoài trước
Cách mạng tháng Tám có những nét riêng, độc đáo. Họ có cái khổ, cái đói và thất bại,
họ chịu đau đớn nhưng họ không ác, không buông xuôi và họ có ước mơ hi vọng. Bên
ngoài, đôi lúc họ thô kệch, nóng nảy, chua ngoa nhưng sâu thẳm trong tâm hồn họ, đó
là những con người hiền lành, chân chất và giàu tình yêu thương.
1.3.2. Nhân vật trí thức
Truyện ngắn Tô Hoài trước Cách mạng không đề cập nhiều đến nhân vật trí
thức như Nam Cao. Tuy vậy, những nhân vật này thể hiện một phần nào đó tư tưởng
của sáng tác của ông. Tầng lớp trí thức tiểu tư sản được đề cập nhiều trong văn học
thời kỳ này. Nam Cao là nhà văn rất thành công với hình ảnh người trí thức tiểu tư sản.
Đó là những con người có tài năng , đức đức độ, có niềm say mê nghề nghiệp. Người


19

trí thức của Tô Hoài cũng rơi vào hoàn cảnh giống như vậy. Tác giả không đi sâu miêu
tả những bi kịch tinh thần của họ như Nam Cao. Tô Hoài viết một cách nhẹ nhàng tự
nhiên những suy nghĩ, hành động của nhân vật. Truyện Hết một buổi chiều kể về một
nhân vật trí thức mà tác giả gọi ở ngôi thứ ba “gã”. Cả một buổi chiều, anh ta loay
hoay không biết làm thế nào để sáng tác. Cái bàn cái ghế không hợp đôi. Bàn thì thấp
ghế lại quá cao khiến anh đau vai mỏi cổ. Anh loay hoay kê cái bàn cao hơn bằng bốn
viên gạch nhưng cái bàn cuối cùng cũng bị đổ chổng kềnh. Chỉ còn cách cưa cái ghế
nhưng cái ghế là của bà chủ nhà thì làm sao anh cưa được. Hình ảnh cái bàn cái ghế
khập khiễng không đi đôi với nhau phải chăng là hình ảnh ẩn dụ về cuộc sống. Người
trí thức luôn phải đối diện với hiện thực nghèo khổ, khiến họ quẩn quanh không lối
thoát. Đó cũng là cuộc sống nhếch nhác tạm bợ của người trí thức thời bấy giờ. “Gã”

cũng phải đối diện với một hiện thực giống như Độ “phải viết”, nếu không “toà soạn
sẽ kêu lên rằng dạo này hắn lười quá. Gã không dám lười bởi gã cần tiền”. Chấp nhận
hiện thực như việc chấp nhận cái bàn, cái ghế khập khiễng, gã bắt đầu viết. Một cái tên
truyện rất đẹp “Ấp hồ”. Đấy là một truyện diễm tình và suông hết sức. Gã cảm thấy
ngượng. Bởi gã nhận ra rằng: “Mạch sống cuộc đời táp nham này còn có gì đáng lồng
vào một dòng nước, một nhành hoa, một làn mây trắng… Bên cạnh gã, cả một xóm lao
động rách rưới vang rầm lên những tiếng rên la, gầm rít. Những cái gì là trăng, là sao, là
thu vàng mờ mịt trong đầu gã.” Nhận ra hiện thực cuộc sống, người trí thức không thể
cất bút nói những chuyện mơ mộng hão huyền. Mặc dù viết về những trăn trở của
người trí thức nhưng Tô Hoài không đi sâu vào những bi kịch giống như Nam Cao.
Ông còn thắp lên niềm hi vọng trong họ. Ngày mai, gã sẽ tiếp tục viết một tác phẩm
văn chương nói lên hiện thực cuộc đời “Mai mình viết. Mai”. Nhân vật trí thức của Tô
Hoài cũng hiện ra là những con người đời thường. Đi tắm đêm kể về những chàng trai
nghịch ngợm tinh quái. Họ cũng tò mò, thú vị tình cờ được ngắm những cô gái đang
tắm dưới bến “những thành vai trăng nõn, tóc buông loà xoà trên mặt nước, gợn những
vòng vàng vì ánh trăng.” Họ cũng có cái bồn chồn thao thức trước vẻ đẹp đầy nữ tính
ấy. Suốt đêm, Căn thao thức không ngủ “Chúng nó đẹp như tiên sa”. Nhiều đêm trăng,
Căn đã rình mò những cô gái tắm. Bị các cô vạch mặt, Căn xấu hổ và tìm cách trả thù.
Anh đã cất hết quần áo của các cô và còn giả làm ma để các cô sợ phát khiếp. Từ đó,
các cô không còn dám chua ngoa như trước nữa. Rõ ràng, người trí thức trong truyện
ngắn của Tô Hoài không được lí tưởng hoá như là những con người mang trọng trách


20

lớn lao “khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có.” Tác giả đề cập
đến con người đời thường của họ cũng tò mò, thích thú, giận hờn, ghen ghét, và cũng
trả thù vặt vãnh…
1.3.3. Nhân vật loài vật
Tô Hoài là một trong những nhà văn viết về loài vật thành công nhất. Hà Minh

Đức nhận xét rằng: Tô Hoài là nhà văn viết thành công nhất, hấp dẫn nhất về các loài
vật. Còn tác giả Vũ Ngọc Phan cho rằng: Tô Hoài tỏ ra không giống một nhà văn nào
trước ông và cũng không giống một nhà văn nào mới nhập tịch làng văn như ông.
Truyện của ông có những tính chất nửa tâm lí, nửa triết lý, mà các vai là loài vật, nó là
những truyện tả chân về loài vật, về cụôc sống của loài vật, tuy bề ngoài ra vẻ lặng lẽ,
nhưng phần trong có lắm cái “ồn ào”, vui có, buồn có.
Thế giới loài vật trong truyện của Tô Hoài là những con vật hết sức dị đời
thường. Những con vật đã gắn bó với tuổi thơ Tô Hoài. Ẩn chứa trong mỗi trang
truyện về loài vật là câu chuyện về con người. Hà Minh Đức nhận xét: Truyện loài vật
của Tô Hoài làm cho người đọc tưởng tượng và liên tưởng đến cuộc sống hằng ngày
của những dân thường ở quê. Có thể nói ý nghĩa xã hội của chuyện loài vật của Tô
Hoài khá phong phú. Chẳng hạn, Truyện gã chuột bạch gợi chúng ta hình dung về
cuộc đời luẩn quẩn của những người nông dân, bó hẹp sau luỹ tre làng. Hai vợ chồng
chuột bạch sống trong một cái lồng nhỏ hình vuông, đan bằng tre. Giữa lồng, người ta
treo hai cái vòng thép nhỏ, san sát từng cánh như hai chiếc đu tiên tí hon. Chúng chỉ có
việc: ăn, đánh vòng và ngủ. Đó là tóm tắt những công việc của đôi chuột bạch. Thậm
chí ngay cả lúc những đứa trẻ tinh nghịch quên đóng cửa lồng. Ấy vậy mà đôi vợ
chồng ấy cũng chẳng dám ra khỏi lồng, chỉ tha thẩn bò ra ngoài. Hai cái bóng lồm cồm
hếch chiếc mũi nhọn lên ngơ ngác nhìn quanh quẩn. Cũng như vậy O chuột kể về anh
chàng mèo “cơ chừng gã mèo mướp phải dành tất cả cái hoa niên của mình để mà chỉ
quẩn quanh đi o chuột”. “O chuột” ở đây không phải là danh từ mà là động từ có thể
hiểu là o ép, bắt nạt. Gã mèo cũng chẳng oai phong gì, cả đời mình hắn chỉ rình mò,
bắt nạt mấy con chuột nhép ở xó bếp. Còn cuộc đời của vợ chồng Đôi ri đá có khác gì
cuộc đời những người ngụ cư ở làng Nghĩa Đô. Chúng đến ngụ cư ở cây hồng bì.
Hàng ngày tần tảo kiếm ăn làm tổ, sinh con đẻ cái. Cuộc sống cũng đầy những nhọc
nhằn: “Bốn con ri cũng nhớn nhao. Bố mẹ chúng rạc cả người, về nỗi đi kiếm mồi cho
con.” Có lần tổ của chúng bị phá hỏng nhưng đôi chim ri ấy vẫn bền bỉ xây một chiếc
tổ khác. Chúng ăn ở dè lén bình lặng, chịu khó, ít ồn ã. “Cuộc đời trôi chảy âm thầm
dưới khe lá xanh, y như cuộc đời của những người Nghĩa Đô, cần cù và nghèo khổ

×