Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Khoá luận tốt nghiệp Nhân vật nữ trong chèo cổ Việt Nam (Khảo sát qua “Quan Âm Thị Kính”, “Chu Mãi Thần”, “Kim Nham”)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 59 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

======

TRẦN TIỂU LINH

NHÂN VẬT NỮ
TRONG CHÈO CỔ VIỆT NAM
(Khảo sát qua “Quan Âm Thị Kính”, “Chu Mãi Thần”, “Kim Nham”)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

HÀ NỘI - 2019


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

======

TRẦN TIỂU LINH

NHÂN VẬT NỮ
TRONG CHÈO CỔ VIỆT NAM
(Khảo sát qua “Quan Âm Thị Kính”, “Chu Mãi Thần”, “Kim Nham”)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học



TS. Nguyễn Thị Ngọc Lan

HÀ NỘI - 2019


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến cô giáo, TS. Nguyễn Thị
Ngọc Lan đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ văn học Việt Nam,
khoa Ngữ Văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi hoàn thành khóa luận.
Hà Nội, tháng 5 năm 2019
Sinh viên

Trần Tiểu Linh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, khóa luận với đề tài Nhân vật nữ trong chèo cổ Việt
Nam được hoàn thành dưới sự cố gắng của bản thân cùng với sự hướng dẫn
tận tình của TS. Nguyễn Thị Ngọc Lan cũng như các thầy cô giáo trong Tổ
văn học Việt Nam.
Khóa luận của tôi không trùng với kết quả nghiên cứu của tác giả nào
đã từng công bố. Nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn.
Hà Nội, tháng 5 năm 2019
Sinh viên

Trần Tiểu Linh



MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 4
5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................... 5
6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 5
7. Bố cục của khóa luận .................................................................................... 5
NỘI DUNG....................................................................................................... 6
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ........................................................ 6
1.1. Nhân vật và nhân vật nữ............................................................................. 6
1.1.1. Khái niệm nhân vật ................................................................................. 6
1.1.2. Nhân vật nữ ............................................................................................. 8
1.2. Chèo cổ Việt Nam ...................................................................................... 9
1.2.1. Sự ra đời của chèo cổ .............................................................................. 9
1.2.2. Quá trình phát triển ............................................................................... 12
1.2.3. Các kiểu nhân vật nữ trong chèo cổ ...................................................... 14
Tiểu kết chương 1............................................................................................ 16
Chƣơng 2: ĐẶC ĐIỂM NHÂN VẬT NỮ TRONG CHÈO CỔ ................ 17
2.1. Người phụ nữ gắn liền với các mối quan hệ gia đình .............................. 17
2.1.1. Người phụ nữ chịu nhiều thiệt thòi, bất hạnh ....................................... 17
2.1.2. Người phụ nữ cam chịu số phận ........................................................... 26
2.2. Người phụ nữ gắn liền với các tiêu chuẩn đạo đức phong kiến .............. 30
2.2.1. Người phụ nữ “công, dung, ngôn, hạnh” .............................................. 30
2.2.2. Người phụ nữ “nổi loạn” ....................................................................... 34
Tiểu kết chương 2............................................................................................ 39
Chƣơng 3: MỘT SỐ PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN

NHÂN VẬT NỮ TRONG CHÈO CỔ ......................................................... 40
3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật nữ ............................................................ 40


3.1.1. Miêu tả ngoại hình ................................................................................ 40
3.1.2. Miêu tả tâm lí ........................................................................................ 42
3.2. Ngôn ngữ, giọng điệu ............................................................................... 46
3.2.1. Ngôn ngữ ............................................................................................... 46
3.2.2. Giọng điệu ............................................................................................. 48
Tiểu kết chương 3............................................................................................ 50
KẾT LUẬN .................................................................................................... 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Hệ thống văn học Việt Nam rất đa dạng và phong phú, trong đó văn học
dân gian đã xuất hiện từ lâu và phát triển cho đến tận ngày nay. Trong văn học dân
gian có rất nhiều các thể loại khác nhau như: Truyện cổ tích, ca dao, truyền thuyết,
sử thi,… tuy nhiên không thể không nhắc đến một thể loại rất đặc biệt của văn học
dân gian đó chính là chèo cổ, đây là một trong số các loại hình nghệ thuật tiêu biểu
của dân tộc Việt Nam. Chèo cổ được hình thành từ lâu và cho đến bây giờ vẫn hiện
hữu trong đời sống của người dân đất Việt như một món ăn “tinh thần” thuần túy
không thể thiếu. Chèo cổ tồn tại không chỉ trong một vài thế hệ mà còn tồn tại ở
nhiều thế hệ, không phải trong một hoặc hai thế kỷ mà trải qua nhiều thế kỷ, không
phải chỉ ở một số nơi mà khắp cả một vùng châu thổ sông Hồng. Dòng nghệ thuật
của sự kết tinh những truyền thống tốt đẹp, đặc sắc của dân tộc, là thành quả về trí
tuệ của dân gian, mang những vẻ đẹp tâm hồn in đậm dấu ấn của con người lao
động, là khát vọng tự do với những lý tưởng nhân văn hướng tới sự chân thiện - mỹ.
1.2. Chèo cổ là một ngành nghệ thuật văn hóa và cũng thuộc một trong số

những thể loại của dòng văn học dân gian nói chung và trong hệ thống văn học Việt
Nam nói riêng. Đến với chèo cổ ta được thả hồn về với tinh hoa của dân tộc, vốn
văn hóa vùng miền đã được hình thành từ bao đời nay. Nhằm khơi gợi lại truyền
thống của quê hương, đồng thời gìn giữ, phát huy những truyền thống quý báu và
tốt đẹp của văn hóa dân tộc ấy những thế hệ sau đã không ngừng đưa chèo cổ ngày
càng phát triển hơn mà còn được nhiều bạn bè quốc tế biết đến. Nhắc đến chèo cổ,
có thể thấy rất nhiều vở đặc sắc như: “Trương Viên”, “Kim Nham”, “Quan Âm Thị
Kính”, “Chu Mãi Thần”, “Lưu Bình - Dương Lễ”,... để lại nhiều dấu ấn trong lòng
khán giả.
1.3. Đọc và thưởng thức chèo cổ ta có thể thấy hệ thống nhân vật trong chèo
cổ khá đa dạng, mỗi vở chèo đều thành công trong việc khắc họa một hình tượng
nhân vật trung tâm là nhân vật người phụ nữ. Và đã từ lâu người phụ nữ trở thành
một đề tài rất thân thuộc, không chỉ xuất hiện riêng ở văn học dân gian mà mạch
nguồn về người phụ nữ vẫn tiếp tục chảy cho đến tận ngày nay, đó vẫn là đề tài
được nhiều nhà văn lựa chọn trong các sáng tác của mình. Những người phụ nữ, họ
đã phải chịu nhiều thiệt thòi, bất hạnh với những hủ tục lạc hậu, nghi lễ thời phong
kiến mà họ không dám lên tiếng. Vì vậy, người phụ nữ phải được tôn trọng và ngợi
ca trong cuộc sống, ngược lại cũng có số ít người phụ nữ nên bị phê phán do những
1


thói hư tật xấu. Chèo cổ đã góp phần thể hiện rõ những băn khoăn, trăn trở, những
cảm xúc trong tâm hồn người phụ nữ khi rơi vào hoàn cảnh cuộc sống khó khăn.
Nhân vật nữ trong chèo cổ vừa mang những nét chung đồng thời cũng thể hiện cả
những nét riêng tạo nên sự độc đáo, có cá tính và chứa đầy bản lĩnh. Chính yếu tố
đặc biệt này giúp tạo nên sự mới lạ và khác biệt về nhân vật người phụ nữ trong
chèo cổ so với những sáng tác về sau. Cũng là yếu tố góp phần vào việc hình thành
nét độc đáo riêng của thể loại chèo cổ trong cách thể hiện về người phụ nữ, tạo nên
những bức tranh màu sắc trong việc tái hiện lại chân dung người phụ nữ. Nhận thức
rõ những giá trị của chèo cổ và vai trò quan trọng của người phụ nữ chúng tôi đã

quyết định chọn đề tài: Nhân vật nữ trong chèo cổ Việt Nam (khảo sát qua “Quan
Âm Thị Kính”, “Chu Mãi Thần”, “Kim Nham” làm đối tượng nghiên cứu. Với
mong muốn đóng góp thêm cái nhìn cụ thể về hình tượng nhân vật người phụ nữ
trong chèo cổ Việt Nam. Mặt khác, trên cơ sở những kết quả nghiên cứu đã đạt
được, đề tài của chúng tôi cũng góp phần khẳng định giá trị, ý nghĩa của chèo cổ, từ
đó bồi đắp thêm ý thức gìn giữ loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc này.
2. Lịch sử vấn đề
Chèo cổ là một thể loại đã có từ rất lâu, ra đời cách đây khoảng 10 thế kỷ
song các công trình nghiên cứu về chèo cổ thì đến thế kỷ thứ XX mới bắt đầu xuất
hiện. Trước thời điểm này, chèo cổ chỉ được nhắc tới với một vài cuốn sách chép sử
với lời giới thiệu sơ lược.
Đầu tiên phải kể đến Nguyễn Thúc Khiêm (?- 1944) với hai bài khảo cứu của
ông mang tên “Các bài hát chèo cổ, Khảo về hát chèo và tuồng” được đăng trên tạp
chí Nam Phong vào những năm của đầu thế kỷ XX, đây là một trong những ý kiến
đầu tiên mang tính chất nghiên cứu về chèo cổ Việt Nam. Trong hai bài khảo cứu
này, tác giả đã ghi lại một số bài hát phổ biến của chèo cổ và trình bày về những đặc
điểm mang tính cốt yếu, cơ bản của hát chèo trong tương quan so sánh với hát
tuồng. Hai bài khảo cứu dù chưa thật sự sâu sắc, đầy đủ nhưng đã để lại tấm lòng
trân trọng thiết tha của nghệ sĩ với văn hóa dân tộc.
Sau Nguyễn Thúc Khiêm, lịch sử nghiên cứu chèo cổ gắn với những tên tuổi
như: Hoàng Ngọc Phách, Huỳnh Lý, Hà Văn Cầu, Trần Việt Ngữ, Trần Bảng, Tất
Thắng, Trần Đình Ngôn,... Khi nghiên cứu, các tác giả quan tâm đến nhiều khía
cạnh, trong đó vấn đề nguồn gốc, thời điểm ra đời, đặc trưng diễn xướng chèo dưới
góc độ một kịch bản văn học và tìm ra những yếu tố văn học đặc trưng của nó.
Trong các công trình nghiên cứu này đều ít nhiều đề cập đến nhân vật trong chèo cổ.
2


Trong mảng nghiên cứu khi nhắc đến vấn đề nhân vật trong chèo cổ, mặc dù trước
đây chưa có công trình nào đi vào nghiên cứu chuyên sâu một cách cụ thể mang tính

hệ thống và toàn diện về vấn đề này, nhưng tất cả các công trình của nhiều giáo sư,
nhiều nhà nghiên cứu đang đứng đầu ngành của làng chèo như: GS. Trần Bảng, PGS.
Hà Văn Cầu, nhà nghiên cứu Trần Việt Ngữ, TS. Trần Đình Ngôn,... đều có chung
quan điểm khi khẳng định tầm quan trọng của nhân vật trong chèo cổ.
Trong cuốn “Chèo và Tuồng”, Hoàng Ngọc Phách và Huỳnh Lý đã thuyết
minh ngắn gọn thế nào là chèo, thế nào là tuồng và khẳng định vị trí quan trọng của
nó trong hệ thống văn học Việt Nam. Theo đó, sự hình thành và thành phát triển
cũng như đặc trưng về nội dung tư tưởng, nghệ thuật của từng loại hình sân khấu
trên được giới thiệu vắn tắt. Hai tác giả đã cung cấp đến cho độc giả những kiến
thức liên quan đến vấn đề cơ bản trong chèo, tuồng, đồng thời cũng đã làm nổi bật
nên sự khác nhau giữa hai bộ môn nghệ thuật này. Phần còn lại của cuốn sách, giới
thiệu những vở và những trích đoạn tiêu biểu của cả chèo và tuồng.
Năm 1974, Vũ Khắc Khoan đã cho ra một công trình nghiên cứu mang tên
“Tìm hiểu sân khấu chèo”. Tác giả đã đưa ra định nghĩa về kịch nghệ nói chung và
khẳng định vị trí của sân khấu chèo. Trong đó, tác giả đặt ra vấn đề về nguồn gốc và
danh xưng dựa trên cứ liệu là tác phẩm “Chèo đưa linh” (theo tác giả đây là tác
phẩm cổ xưa nhất) và “Vũ Trung tùy bút” của Phạm Đình Hổ (theo tác giả đây là
cuốn sách chép sử đề cập tới danh xưng chèo sớm nhất). Lịch sử của sân khấu chèo
được Vũ Khắc Khoan khảo sát qua ba giai đoạn: phôi phai, chuyển tiếp và hình
thành kèm theo những đặc tính sân khấu của nó.
Tuy nhiên, khi nhắc đến lịch sử nghiên cứu chèo cổ, ta không thể không nhắc
đến một tác giả đã dành trọn cả cuộc đời mình để nghiên cứu lĩnh vực này - giáo sư
Hà Văn Cầu. Ông đã để lại cho hậu thế nhiều công trình nổi tiếng như: “Tìm hiểu
phương pháp viết chèo”, “Chèo cổ tuyển tập”, “Mấy vấn đề trong kịch bản chèo”,
“Cách viết một vở chèo”,... Trong cuốn “Tìm hiểu phương pháp viết chèo” tác giả
đã dành một phần nói về nhân vật chèo. Tác giả đã cho thấy tầm quan trọng về vai
trò của các nhân vật trong những kịch bản chèo cổ để tập trung giải quyết việc phân
loại nhân vật. Bằng những lí lẽ chặt chẽ của mình, nhà nghiên cứu đã vạch ra được
các đặc điểm mang tính nổi bật của chèo cổ trong việc xây dựng các nhân vật một
cách riêng biệt của từng vở chèo với sự định hình về tính cách.

Trong cuốn “Chèo cổ tuyển tập” nhà nghiên cứu Hà Văn Cầu đã sưu tầm và
chú thích lại bảy vở chèo cổ tiêu biểu nhất. Những kịch bản này được tác giả ghi lại
3


dựa trên những vai diễn của các nghệ nhân nổi tiếng và được đối chiếu lại với văn
bản chữ Nôm hoặc văn bản chép tay do chính các nghệ nhân Việt Nam cung cấp
cho tác giả. Theo Hà Văn Cầu tính dị bản của các vở chèo cổ được xuất phát từ việc
lựa chọn những lời trò. Công trình này cũng đã ít nhiều đi tìm hiểu về các loại nhân
vật trong chèo cổ. Đây là những văn bản chèo cổ được đánh giá là cơ bản nhất và
được nhiều người sử làm tư liệu khi nghiên cứu về chèo truyền thống, trong đó có
nghiên cứu về vấn đề nhân vật. Năm 2003, tác giả Hà Văn Cầu còn chủ biên công
trình “Tổng hợp văn học dân gian người Việt tập 17 - Kịch bản chèo”.
Nhìn chung, hình tượng nhân vật nữ trong chèo cổ Việt Nam là vấn đề đã
được quan tâm trên một số bình diện có ý nghĩa gợi mở, định hướng đến kiểu nhân
vật nữ, một số nét tiêu biểu về tính cách, những cuộc đời đầy bất hạnh và số phận
của họ. Trong đó, cũng có nhiều nhà nghiên cứu đã quan tâm đến khía cạnh nghệ
thuật khi xây dựng nhân vật nữ. Mặc dù các công trình có nghiên cứu cả về nội
dung và nghệ thuật trong việc xây dựng hình tượng nhân vật nữ trong chèo cổ, song
những công trình nghiên cứu vẫn chưa đi sâu một cách cụ thể mà chỉ mang tính chất
nhỏ lẻ. Tuy nhiên, đó chính là những gợi ý quý báu giúp cho chúng tôi trong quá
trình nghiên cứu được dễ dàng hơn.
3. Mục đích nghiên cứu
- Thứ nhất: Tìm hiểu về nhân vật người phụ nữ trong chèo cổ Việt Nam để
thấy được những vấn đề đặc điểm cơ bản về nhân vật người phụ nữ trong chèo cổ.
Đồng thời nhằm lí giải số phận của những người phụ nữ, họ là những người luôn
phải chịu nhiều thiệt thòi, bất hạnh trong cuộc sống, nhưng trong tâm hồn của mỗi
người phụ nữ lại luôn chất chứa nhiều suy tư và tình cảm. Ở họ là những con người
mang tâm hồn cao thượng, trái tim bồ tát, luôn có niềm khao khát về tình yêu
thương với một mái ấm gia đình có hạnh phúc.

- Thứ hai: Khẳng định vị trí và vai trò của chèo cổ trong nền văn học Việt
Nam nói chung và trên lĩnh vực sân khấu nói riêng. Trong hệ thống văn học Việt
Nam, chèo cổ đã mang lại sự thiết thực với những vở chèo với nhiều ý nghĩa sâu xa
và triết lý về cuộc sống. Với vị trí là một loại hình nghệ thuật sân khấu có từ lâu
đời, chèo cổ ngày càng phát triển và được nhiều người tiếp nhận.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nắm được những kiến thức về đặc điểm của chèo cổ Việt Nam và nhận
diện được các kiểu nhân vật nữ trong chèo cổ (phụ nữ nạn nhân của hoàn cảnh bất
hạnh trớ trêu, thiệt thòi trong cuộc sống hôn nhân gia đình, phụ nữ mang tâm hồn
cao thượng luôn thiết tha được yêu thương).

4


- Chỉ ra một số phương diện nghệ thuật thể hiện về nhân vật nữ trong chèo cổ
Việt Nam.
5. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Khóa luận tập trung tìm hiểu về nhân vật nữ trong
chèo cổ Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Nội dung: Trong phạm vi nội dung nghiên cứu của khóa luận, chúng tôi
nhận diện một số đặc điểm nhân vật nữ trong chèo cổ đồng thời làm rõ một số
phương diện nghệ thuật thể hiện nhân vật.
+ Tư liệu: Chúng tôi tiến hành khảo sát ba vở chèo cổ: “Quan Âm Thị
Kính”, “Chu Mãi Thần”, “Kim Nham”1. Trong đó, chúng tôi tập trung vào một số
đoạn trích tiêu biểu như: “Tuần Ty Đào Huế”, “Xúy Vân giả dại”…
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Khóa luận tập trung những phương pháp sau:
- Phương pháp tiếp cận hệ thống
- Phương pháp so sánh

- Phương pháp phân tích, tổng hợp
7. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung chính của khóa
luận gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung
Chương 2: Đặc điểm nhân vật nữ trong chèo cổ
Chương 3: Một số phương diện nghệ thuật thể hiện nhân vật nữ trong chèo cổ

1

Hà Văn Cầu (1976), “Chèo cổ tuyển tập”, Nxb Văn hóa

5


NỘI DUNG
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Nhân vật và nhân vật nữ
1.1.1. Khái niệm nhân vật
Trong mỗi tác phẩm văn học bao giờ cũng có các nhân vật, bao gồm cả nhân
vật chính và nhân vật phụ. Nhân vật là một yếu tố quan trọng, tạo nên linh hồn và là
cầu nối giúp nhà văn gửi gắm thông điệp đến bạn đọc. Vì vậy, khái niệm nhân vật
được hiểu với nhiều nghĩa khác nhau.
Từ trước đến giờ đã có rất nhiều các ý kiến đưa ra khi tiến hành nghiên cứu
về nhân vật trong văn học. Trong tiếng Hy Lạp cổ thuật ngữ “nhân vật” xuất hiện
khá sớm, ban đầu thuật ngữ này chỉ mang một nghĩa là “cái mặt nạ” tức là chỉ vật
dùng để biểu diễn của các diễn viên. Theo dòng chảy của thời gian, chúng ta ngày
càng sử dụng nhiều và phổ biến hơn thuật ngữ này khi thể hiện nhân vật ở các tác
phẩm văn học. Tuy nhiên, một số trường hợp khác nhau các nhà nghiên cứu đã
dùng đến thuật ngữ “vai” và “tính cách” để thay thế cho thuật ngữ “nhân vật” trong

văn học. Thuật ngữ “tính cách” được dùng để nói đến các nhân vật mang tính cách
riêng biệt, còn thuật ngữ “vai” thì chỉ hành động của mỗi cá nhân. Nhưng trên thực
tế, không phải tất cả các nhân vật trong văn học đều mang những hành động và tính
cách thể hiện một cách rõ rệt. Vậy nên, ta thấy rằng thuật ngữ “nhân vật” vừa thể
hiện nội hàm phong phú, lại có sự đa dạng hơn hai thuật ngữ trên. Nên hai thuật ngữ
“tính cách” và “vai” chưa thể hiện được hết sự bao quát về tất cả những biểu hiện
của nhân vật ở mỗi tác phẩm văn học.
Các nhà nghiên cứu và nhà phê bình văn học đã đưa ra rất nhiều định nghĩa
khác nhau về nhân vật.
Tác giả cuốn “Từ điển văn học” định nghĩa “nhân vật” như sau: “Nhân vật là
yếu tố cơ bản nhất trong tác phẩm văn học, tiêu điểm để bộc lộ chủ đề, tư tưởng và
đến lượt mình nó lại được các yếu tố có tính chất hình thức của tác phẩm tập trung
khắc họa. Nhân vật, do đó là nơi tập trung giá trị tư tưởng, nghệ thuật của tác
phẩm.” [13-tr.86]
Ngoài ra còn có cuốn “150 thuật ngữ văn học”, trong cuốn sách này tác giả
Lại Nguyên Ân đưa ra một định nghĩa khá hoàn chỉnh về nhân vật. Theo tác giả
“Nhân vật văn học là một trong những khái niệm trung tâm để xem xét sáng tác của
6


một nhà văn, một khuynh hướng, trường phái hoặc dòng phong cách. Nhân vật văn
học là hình tượng nghệ thuật về con người, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại
toàn vẹn của con người trong ngôn từ nghệ thuật. Bên cạnh con người, nhân vật văn
học có khi là các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đường được gán cho
những đặc điểm giống con người” [1-tr.241]. Ta có thể thấy rằng, nhân vật văn học
đều được đặt vào mối quan hệ tương quan giữa sự cá tính và sáng tạo, thể hiện phong
cách của mỗi nhà văn với nhiều trường phái của các dòng văn học có sự khác nhau.
Tìm hiểu cuốn “Từ điển thuật ngữ văn học” của các tác giả Trần Đình Sử, Lê
Bá Hán, Nguyễn Khắc Phi, đưa ra định nghĩa sau: “Nhân vật văn học là con người cụ
thể được miêu tả trong tác phẩm. Nhân vật văn học có thể có tên riêng hoặc không có

tên riêng... nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật mang tính ước lệ không thể
đồng nhất với con người có thật trong đời sống. Chức năng cơ bản của nhân vật văn
học là khái quát tính cách con người. Nhân vật văn học còn thể hiện quan niệm nghệ
thuật và lý tưởng thẩm mĩ luôn gắn với chủ thể tác phẩm.” [5-tr.235]
Cuốn giáo trình “Lí luận văn học” GS. Hà Minh Đức (chủ biên), có đưa ra
nhận định rằng: “Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật mang tính ước lệ,
đó không phải là sự sao chụp đầy đủ một chi tiết, biểu hiện đầy đủ của con người
mà chỉ là sự thể hiện con người qua những đặc điểm điển hình về tiểu sử nghề
nghiệp, tính cách,... Cũng có khi đó không phải là những con người sự vật cụ thể
mà chỉ là một hiện tượng về con người hoặc liên quan tới con người, được thể hiện
nổi bật trong tác phẩm.” [4-tr.126]
Không chỉ có vậy, GS. Phương Lựu (chủ biên) trong cuốn giáo trình “Lí luận
văn học”, khái niệm nhân vật trong văn học được tác giả nhận định như sau: “Nói
đến nhân vật văn học là nói đến con người được miêu tả, được thể hiện trong tác
phẩm bằng phương tiện văn học. Đó là những nhân vật có tên như Tấm Cám,
Thạch Sanh,... Đó là những nhân vật mang nội dung và ý nghĩa con người... Khái
niệm nhân vật có khi được sử dụng một cách ẩn dụ không chỉ một con người cụ thể
nào mà chỉ một hiện tượng cụ thể trong tác phẩm. Nhân vật văn học là một hiện
tượng mang tính ước lệ, có những dấu hiệu để nhận ra.” [6-tr.277]
Khái niệm về nhân vật có rất nhiều ý kiến khác nhau nhưng tất cả đều thể
hiện những điểm chung như sau: Nhân vật chính là đối tượng được nhà văn miêu tả
tỉ mỉ từng chi tiết trong tác phẩm. Nhân vật trong các tác phẩm văn chương có khi là
những con người cụ thể hoặc cũng có thể là con vật, hiện tượng mang những bóng
dáng, tính cách và hành trạng của con người. Nó được sử dụng như các phương
7


thức khác nhau dùng để biểu hiện về con người. Để giúp bạn đọc dễ tiếp nhận văn
bản, các nhà văn đã khắc họa nhân vật chính một cách nổi bật và nhân vật chính còn
là cầu nối giúp truyền đạt đến bạn đọc hiểu được về nội dung, tư tưởng của nhà văn.

Như vậy, mỗi nhân vật trong tác phẩm đều được tác giả thể hiện thành công
khác nhau. Tùy vào từng thời đại lại có nhiều khám phá mới để thấy được qua những
khám phá mới ấy, mỗi nhà văn đã khẳng định được lý tưởng thẩm mỹ của bản thân
và làm phong phú, đa dạng cho nền văn học dân tộc. Vì thế mà đã có nhận định rằng:
Đối với các nhà văn lớn thì bạn đọc có thể quên đi tác giả, nhưng không thể quên
được nhân vật chính trong các tác phẩm mà nhà văn đó xây dựng nên. Vậy, đối với
tác phẩm văn học yếu tố quan trọng nhất là nhân vật. Nó là điều kiện cần và đủ để
bạn đọc dễ dàng khám phá, lí giải, đánh giá các văn bản văn học, sự miêu tả của tác
giả về đời sống hàng ngày, về nhân vật mang tính nghệ thuật cao, vừa thể hiện sự
toàn vẹn và chiều sâu của tác phẩm, lại có sức cuốn hút rất riêng biệt với mỗi người
tiếp nhận.
1.1.2. Nhân vật nữ
Nền văn học dân tộc từ truyền thống cho đến hiện đại, viết về người phụ nữ
đối với các nhà văn nó như một mạch nguồn cảm xúc bất tận. Các sáng tác từ ca
dao, tục ngữ cho đến thơ văn hiện đại thì nhân vật người phụ nữ luôn được bắt gặp
nhiều nhất. Có lẽ rằng ở họ luôn gợi lên cho mỗi nhà văn những nguồn cảm xúc dồi
dào nhất và cũng chính từ những người phụ nữ ấy mà mỗi nhà viết văn lại có đất
diễn riêng cho mình. Các tác giả luôn nhìn vào hiện thực của xã hội, những gì được
phơi bày ra trước mắt, họ thấu hiểu và cảm thông cho số phận của những người phụ
nữ, để từ đó viết lên những trang văn bất hủ.
Ngay từ văn học dân gian chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những câu ca dao như:
“Trúc xinh trúc mọc đầu đình
Em xinh em đứng một mình cũng xinh.”
Hay đến với văn học trung đại cũng vậy, hình ảnh người phụ nữ vẫn tiếp tục
được miêu tả với tư tưởng chủ đạo “Hồng nhan bạc mệnh”, đó là một nàng Kiều
được bước ra từ những trang thơ Nôm đặc sắc của đại thi hào Nguyễn Du ở tác
phẩm “Truyện Kiều”.
Không chỉ dừng lại ở nền văn học trung đại, khi chúng ta bước sang thế kỉ
XX văn học Việt Nam tiếp tục phát triển với những sự đổi mới trong việc thể hiện
về hình ảnh nhân vật nữ như: chị Dậu trong tiểu thuyết nổi tiếng “Tắt đèn” - tác giả

8


Ngô Tất Tố hay chị Út Tịch trong tác phẩm “Người mẹ cầm súng” của nhà văn
Nguyễn Thi, cô Nguyệt - một người phụ nữ đẹp trong “Mảnh trăng cuối rừng” của
nhà văn Nguyễn Minh Châu,... Tất cả đều là những người phụ nữ kiên cường, dũng
cảm dám hi sinh chính mình vì gia đình và đất nước.
Sau năm 1975, văn học bước sang một giai đoạn đổi mới. Chịu ảnh hưởng
của trào lưu văn học nữ quyền, đã khiến cho nền văn học của thời kỳ xuất hiện
nhiều cây bút trẻ nổi tiếng như: Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Hoàng Diệu, Phan Thị Vàng
Anh,... và ngoài ra còn rất nhiều những cây bút nữ trẻ khác.
Ngược dòng thời gian trở về với cội nguồn của ông cha, xuất phát từ nền văn
học truyền thống dân gian mà cụ thể là chèo cổ Việt Nam. Nhân vật nữ đã trở thành
một hiện tượng đặc biệt, từ các vở chèo cổ cho đến chèo cách tân luôn lấy người
phụ nữ là nhân vật chính xoay quanh các tình tiết của vở chèo.
Nhân vật nữ được coi là loại hình nhân vật cụ thể có tính chất riêng biệt. Hay
hiểu theo cách sau: Nhân vật nữ được xây dựng, miêu tả gắn với những hình ảnh,
hành động thể hiện ở trong các văn bản văn học thông qua cách nhìn nhận, đánh giá
khác nhau của mỗi tác giả. Nghiên cứu và tìm hiểu về nhân vật nữ, chính là đi
nghiên cứu về kiểu nhân vật văn học có cấu trúc đặc thù. Nhân vật nữ từ xưa cho
đến nay luôn là đại diện điển hình cho cái đẹp. Phụ nữ sinh ra đã mang trên mình
một sứ mệnh cao cả đó là duy trì sự sinh tồn của các thế hệ sau và luân chuyển của
cuộc sống. Viết về người phụ nữ từ lâu đã trở thành đề tài rất quen thuộc, nó như
mạch nguồn cảm hứng bất tận và dồi dào của các nghệ sĩ trong nhiều sáng tác.
Trong nền văn học truyền thống nhân vật người phụ nữ có vị thế quan trọng và luôn
được coi là tâm điểm.
Đối với chèo cổ Việt Nam, nhân vật nữ được khắc họa lên với những hình ảnh
hết sức mới lạ, đặc biệt về ngoại hình và tính cách. Họ là người đại diện cho tất cả
những ước mơ và lý tưởng thẩm mỹ trong cuộc sống. Tuy nhiên, những điều gọi là
chuẩn mực trong cái đẹp về mặt thẩm mỹ của thời đại xưa vẫn chưa được thể hiện cụ

thể, chi tiết khi miêu tả về người phụ nữ. Vì thế, khi chúng ta tiếp nhận các văn bản
chèo cổ chỉ thấy chủ yếu các nhân vật nữ hiện lên cho độc giả cảm nhận qua một số
hành trạng và một số nét tính cách vừa đơn giản, vừa nhất quán.
1.2. Chèo cổ Việt Nam
1.2.1. Sự ra đời của chèo cổ
Sân khấu cổ truyền ở Việt Nam có nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau như:
múa rối, tuồng, chèo, hát xẩm, cải lương,... Mỗi loại hình nghệ thuật lại thể hiện

9


những đặc điểm rất sinh động, độc đáo và luôn có sự riêng biệt không bị hòa lẫn
vào nhau. Hình thành trong một xã hội có nền nông nghiệp lâu đời, sự phát triển của
các loại hình nghệ thuật sân khấu tương ứng và phù hợp với trình độ, nhu cầu ở
nhiều mặt trong mỗi giai đoạn phát triển khác nhau của lịch sử, dường như nó được
ví là một “món ăn tinh thần” đã được ăn sâu vào tiềm thức đối với người Việt Nam
bây giờ và mãi mãi về sau. Trong đó, sân khấu chèo là loại nghệ thuật truyền thống
có tính đặc sắc cao và có một vị trí quan trọng. Theo thời gian chèo cổ ngày càng
phát triển mạnh hơn nhằm duy trì truyền thống tốt đẹp của dân tộc không bị mai
một, ta sẽ đi tìm hiểu về nguồn gốc và quá trình phát triển của nó. Trên thực tế, có
nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc của chèo, nhưng ta có thể hiểu về nguồn gốc
và mốc thời gian đánh dấu sự xuất hiện của chèo cổ theo một số ý kiến như sau:
Trong cuốn “Lịch sử nghệ thuật chèo” của Hà Văn Cầu, ông cho rằng:
“Chúng ta không thể nghiên cứu chèo một cách cận thị, chỉ dựa vào bản thân các
dữ liệu có liên quan đến nền sân khấu truyền thống này. Những thành tựu khoa học
hiện đại cho phép người làm công tác nghiên cứu phải đặt ra vấn đề đối sánh liên
ngành trong phạm trù văn hóa. Chèo là nghệ thuật ra đời trong hội làng có dính
dáng đến khoảng thời gian nhàn rỗi của nhà nông. Do đó, phải đặt chèo trong bối
cảnh, nói cho đúng hơn, trên cơ tầng văn hóa lúa nước thời xưa.” [3-tr.32]
Nói về nguồn gốc của chèo: Chèo cổ được bắt nguồn từ yếu tố ngoại lai, từ

một sự kiện trong trận đánh ở Tây Kết quân ta đã bắt giữ nghệ nhân Lý Nguyên Cát.
Chèo hình thành khi Trịnh Trọng Tử cho quân hát khúc Long ngân trong lúc tang lễ
được diễn ra để tiễn đưa vua Trần Nhân Tông.
Hay có ý kiến cho rằng: “Chèo nảy sinh từ nghệ nhân Trung Quốc sang ta dạy
vào đời Lý hoặc đời Trần. Trước Cách mạng tháng Tám, ý kiến này được phần lớn học
giả đương thời chấp nhận, qua mấy sự kiện ghi trong sử sách hoặc dã sử.” [9-tr.34]
Chèo là động tác khi chèo thuyền, nghiên cứu về nguồn gốc của chèo nó
được hình thành trong nghi thức ở các đám tang và trong lao động. Ngoài ra, chèo
thuộc vào loại hình nghệ sân khấu mang sự thuần tuý, nằm trong kho tàng văn nghệ
dân gian rất phong phú và có từ lâu ở Việt Nam. Nhắc đến mốc hình thành đã có
nhiều quan điểm cho rằng: “Chèo Việt Nam được hình thành bắt đầu ở thời tiền sử
đến thế kỷ thứ IV trước Công nguyên cho đến thế kỷ thứ I sau Công nguyên, hoặc từ
thế kỷ thứ X thời nhà Ðinh hoặc thế kỷ XIV cuối nhà Trần.” [9-tr.48]
Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng chèo không phải được bắt đầu hình thành từ
nghệ nhân Trung Quốc Lý Nguyên Cát (hay Hứa Tông Ðạo), hoặc được bắt nguồn
10


gốc từ yếu tố ngoại lai nào, dựa trên những gì ghi chép lại trong sử sách của nhiều
đời như nhà Ðinh, Tiền Lê, Lý đến cuối nhà Trần, có một số nhận xét sau:
Trong cuốn “Về nghệ thuật chèo - quyển 1” của tác giả Trần Việt Ngữ cho
rằng: “Nhóm ý kiến của số người căn cứ vào nội dung và nghệ thuật gây cười, chiếm
phần lớn thời gian diễn xuất của chèo cổ đã cho rằng, chèo từ chữ Trào, nghĩa là
riễu cợt mà ra.” [9-tr.38]. Thời nhà Ðinh tương truyền lại cho sau này có Phạm Thị
Chân, Ðào Văn Xó, ở thời nhà Lý vừa có thế lực, lại có quan hệ qua lại với quý tộc
cũ mới, trong đó có đông đảo tầng lớp tăng lữ, thêm sự tín ngưỡng thời nhà Trần
Nho giáo phát triển làm cho đạo Phật bị lấn át, trải qua lịch sử chiến tranh giữ nước
mà tinh thần dân tộc được dâng cao, từ đó chữ Nôm được ra đời giữa sự liên kết của
tăng lữ Từ Đạo Hạnh với nghệ sĩ Sai Ất và Nho sĩ Mai Sinh. Nhưng các vua thời Lý
lại đều thích nghe múa hát của các nghệ nhân như Đào Thị, Đỗ Anh Vũ,...

Hai, khi những mảnh trò có tích rất đơn giản xuất hiện, hầu hết các nghệ
nhân chuyên nghiệp phát triển lên thành các loại như giáp, đào, lão, mụ, hề, những
trò nhại, những bài giáo,...Từ đấy có thể tập hợp những người cùng trong nghề để tổ
chức giáo phường và những nhóm giáo phường đó nhà nước đều có quyền quản lý.
Ba, cùng với hoàn cảnh bấy giờ có người tên là Tây Vương Mẫu đã cất tiếng
hát Trung Quốc với những kiểu ăn mặc và biểu diễn cùng với cả một dàn nhạc theo
phong cách Trung Quốc, tất cả những điều đó không thể phai nhòa, đây được coi
như là mốc khởi điểm cho việc hình thành của thể loại sân khấu mới chứa đầy sự
thuần túy của dân tộc như nghệ thuật chèo. Với sự khác biệt trong quy trình biểu
diễn các tiết mục mang nhiều âm hưởng, hình thức được sách sử ghi chép lại và
miêu tả rất cụ thể. Khi tìm hiểu về yếu tố nghệ thuật như hình thức hát, múa và diễn
kỹ, chúng ta đều không một ai đủ tinh tế để có thể nhận ra đó là chèo. Phải chăng,
do sự mới lạ như cách ăn mặc quần áo, dàn âm nhạc, sân khấu được bố trí và sắp
xếp hẳn hoi cùng với việc biểu diễn của các nghệ nhân có kinh nghiệm. Tất cả
những điều ấy đã góp phần tạo nên cho nền nghệ thuật sân khấu bản địa được phát
triển và thích ứng ngày càng nhanh với những yêu cầu và nhu cầu thưởng thức của
con người đương thời.
Có quan điểm khác cho rằng: “Chèo bắt nguồn từ kho tàng văn hoá nghệ
thuật dân gian, dân tộc, với sự đóng góp quan trọng của giới trí thức bình dân và
quý tộc, từng tồn tại lâu trên đất nước Việt Nam, đúng ra là vùng trung châu và
đồng bằng miền Bắc.” [9-tr.112]. Thế nhưng chỉ có một số loại hình dân ca có khả
năng phát triển thành chèo chứ không phải tất cả, một số loại như hát nói sẽ mang
11


đậm chất tự sự và được tiềm ẩn khả năng phát triển thành chèo. Tất nhiên, nhiều
nghệ nhân chèo lâu năm có kinh nghiệm đều có thể “chèo hóa” bất kỳ điệu dân ca
nào đó một cách dễ dàng.
Tuy nhiên, ở mỗi vùng khác nhau mỗi người hát tùy ý muốn có thể chuyển hoá
chút ít câu từ, giai điệu hoặc thêm một số từ để thành những câu khác hoặc là sẽ đảo

nhịp để thêm sự vui nhộn trong câu hát. Một số loại dân ca cổ thì chiêm nghiệm qua
cách sinh hoạt, từ sự phát triển của mỗi thời kỳ mà có một số loại nghệ thuật cũng khá
quen thuộc với chèo cổ như lối hát xoan ở đất tổ Phú Thọ. Tất cả những ý kiến trên
giúp ta có thể hiểu được phần nào về nguồn gốc ra đời của chèo cổ Việt Nam.
Giáo sư Hà Văn Cầu có kết luận rằng: “Chèo là hình thức nghệ thuật dân
gian Việt Nam, hình thành trên cơ sở trò nhại kết hợp với ca múa dân gian của dân
tộc Việt (Kinh). Trải qua hàng ngàn năm tiến hóa chậm chạp, tuy có vở đã đạt tới
trình độ kinh điển, song căn tính chung của chúng vẫn là: Nông nghiêp - Làng xã Nghiệp dư, Công nghiệp - Đô thị - Chuyện nghiệp.” [3-tr.410]
1.2.2. Quá trình phát triển
Chèo là một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian cổ truyền của người Việt
và nằm trong hệ thống văn học dân gian Việt Nam. Chèo có lịch sử hình thành từ
rất lâu, được đánh dấu từ thế kỷ thứ X dưới thời nhà Đinh, kinh đô Hoa Lư ở Ninh
Bình là đất tổ của sân khấu chèo. Phạm Thị Trân là người sáng lập ra chèo, một
người có tài năng trong hoàng cung nhà Đinh, điều này được ghi lại và lưu truyền
trong sử sách, từ thời nhà Đinh, Tiền Lê, Lý đến cuối Trần, chèo ra đời gắn liền với
sinh hoạt văn hóa của con người. Từ đó, chèo cổ phát triển mạnh ra ở phía Bắc
nước ta như châu thổ Bắc bộ và được kéo dài từ Nghệ - Tĩnh trở ra. Chèo được bắt
nguồn từ làn điệu múa hát dân gian, qua dòng chảy của thời gian nhân dân ta đã làm
mới các tích truyện ngắn của chèo dựa trên hình thức nhại lại để có các vở diễn
hoàn thiện và đầy đủ.
Ở Việt Nam chèo được đánh dấu một mốc quan trọng vào thế kỷ thứ XIV, khi
binh sĩ Lý Nguyên Cát bị bắt ở Việt Nam ông là người đã du nhập vào nước ta một
dòng nghệ thuật của Trung Quốc được gọi là Kinh dịch. Trước đó chèo chỉ được thể
hiện bằng lời nói và các khúc ngâm dân ca, sau khi chịu sự ảnh hưởng về mặt nghệ
thuật của người lính bị bắt nên đã có thêm phần hát vào trong chèo Việt Nam.
Nhưng về sau do chịu sự ảnh hưởng của đạo Khổng vua Lê Thánh Tông
nghiêm cấm không cho chèo biểu diễn ở cung đình vào những năm thuộc thế kỷ

12



XV. Chèo đã quay về cùng người nông dân, nhiều kịch bản chèo được lấy từ những
truyện được viết ra bằng chữ Nôm.
Ở nông thôn Việt Nam, chèo ngày càng được phát triển mạnh vào thế kỷ thứ
XVIII và tiếp tục phát triển lên đỉnh cao ở cuối thế kỷ thứ XIX với nhiều vở chèo
nổi tiếng như: “Quan Âm Thị Kính”, “Kim Nham”, “Chu Mãi Thần”, “Lưu Bình
Dương Lễ”... Ngoài ra, chèo còn bị ảnh hưởng từ tuồng hoặc tích truyện Trung
Quốc. Đến thế kỷ XX chèo càng phát triển hơn nữa khi được biểu diễn ở sân khấu
thành thị và đã trở thành sự văn minh của con người. Hiện nay, chèo cổ đã được
cách tân và có nhiều vở chèo kinh điển như: “Nàng Sita”, “Ngọc Hân công chúa”,
“Tấm áo bào hoàng đế”,...
Lịch sử Việt Nam đã ghi chép lại từ thời nhà Đinh Tiên Hoàng cho đến Tiền
Lê, Lý, Trần đã có những hoạt động như nhảy, múa, ca hát, bơi thuyền,... chèo có
thể là một bộ phận nghệ thuật ca múa song song với các môn ca múa khác. Qua các
triều đại và trải qua các thế kỷ chèo ngày càng phát triển và được hoàn thiện hơn.
Chèo không chỉ phát triển và thịnh hành trong cung đình mà còn ăn sâu vào phong
tục, nghi lễ đời sống hàng ngày của con dân đất Việt. Cùng những thăng trầm của
lịch sử dân tộc chèo đã tự mình vận động vươn lên phát triển phù hợp với mỗi giai
đoạn lịch sử khác nhau để kịp thời đáp ứng yêu cầu phát triển nội tâm của con
người cá thể và ngày càng hoàn chỉnh về giai điệu, để trở thành một bộ phận văn
học vô cùng quý báu trong kho tàng dân tộc. Bởi trong chèo đã phản ánh mọi góc
độ của bản sắc văn hóa dân tộc như: tinh thần lạc quan, lòng nhân ái, yêu cuộc sống
yên lành, chống giặc ngoại xâm bảo vệ tổ quốc thân yêu hay thậm chí là sự lên tiếng
phê phán một xã hội đầy những bất công với phụ nữ. Chính từ những tư tưởng lành
mạnh đó trong chèo có đầy đủ các loại hình văn học như: anh hùng ca, sử thi, trữ
tình, thơ ca giáo huấn,... chèo có sự phát triển hơn hẳn các loại hình nghệ thuật khác
như tuồng, chèo, quan họ.
Giáo sư Hà Văn Cầu nhận định: “Trong nhiều thế kỷ qua, chèo đã tiếp thu
nhiều ảnh hưởng sân khấu nước ngoài, song thật rõ ràng, các nghệ sĩ xưa tiếp thu
các yếu tố ngoại sinh một cách tự nguyện và có chọn lọc.” [3-tr.411]

Trải qua nhiều thế kỷ, cùng với những thăng trầm của lịch sử dân tộc chèo đã
tự mình vận động và phát triển phù hợp với xu thế của thời đại, để kịp thời đáp ứng
những yêu cầu phát triển nội tâm của con người. Đồng thời theo thời gian, chèo
không ngừng phát triển cả về giai điệu lẫn sự nhuần nhuyễn tinh vi của lời hát, lời
thơ, chèo đã trở thành một bộ phận văn học vô cùng quý báu của dân tộc.
13


1.2.3. Các kiểu nhân vật nữ trong chèo cổ
Từ xưa đến nay người phụ nữ Việt Nam luôn là đại diện điển hình của tất cả
mọi đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam. Vì vậy, người phụ nữ là một hình ảnh
đặc biệt được khắc họa rõ nét trong các tác phẩm nghệ thuật ở các thể loại như: thơ
ca, hội họa, điêu khắc, âm nhạc, sân khấu,... đặc biệt là trong chèo.
Người phụ nữ trong chèo cổ có vị trí rất quan trọng, họ được hiện lên với
những đặc điểm tiêu biểu, rõ nét từ hình dáng bên ngoài cho đến tính cách nội tâm,
bởi trong họ mang những nét đẹp riêng khác biệt thể hiện đậm chất chèo. Ở họ luôn
ẩn chứa nhiều cảm xúc với những cung bậc tình cảm được thể hiện khác nhau, đặc
biệt là tính cách cũng được hiện hữu rất rõ rệt và khác lạ qua mỗi nhân vật nữ. Thông
qua tính cách của nhân vật ta có thể thấu hiểu được ít nhiều về cuộc đời của mỗi
người với số phận hẩm hiu và những khát vọng, ước muốn có một cuộc sống tốt đẹp
hơn trong xã hội phong kiến. Trong cùng một vở chèo sẽ có nhiều vai diễn khác nhau
nhưng thường có bốn vai nữ điển hình: đầu tiên phải kể đến vai nữ chín (gọi là đào
thương); tiếp theo vai nữ lệch (gọi là vai đào lệch); sau đó là vai nữ pha (gọi là đào
pha) vai nữ này được gọi là đào pha bởi lẽ trong nhân vật mang trong mình hai tâm
trạng, tính cách cùng tồn tại trong một nhân vật, lúc thì chín chắn như vai nữ chín, lúc
lại phá phách của vai đào lệch nên gọi là đào pha, cuối cùng là vai mụ. Vậy, trên đây
là bốn vai nữ tiêu biểu giữ vị trí nòng cốt trong chèo.
Tìm hiểu sâu về các vai nữ trong chèo trước tiên phải nói đến vai nữ chín,
đây là một trong bốn vai nữ chính mà ở hầu hết các vở chèo đều phải có. Theo
truyền thống từ thời xa xưa cha ông ta đã cho rằng người phụ nữ phải có đủ tứ đức

“Công, dung, ngôn, hạnh” phải biết khiêm nhường, nhẫn nhục mà chịu đựng. Vai
trò của nữ chín trong chèo cũng vậy, họ là những người phụ nữ có vị trí quan trọng
làm nên một vở chèo hay và đầy sức hấp dẫn. Tuy nhiên, hầu hết các nhân vật nữ
chín trong chèo đều gánh trên mình một số phận đầy bất hạnh, họ bị xã hội quay
lưng, bị chà đạp và yếu thế, đại diện cho loại nhân vật này là vai Thị Kính. Ở nàng
ta sẽ nhìn thấy các đức hạnh, sự nhẫn nhịn, cam chịu số phận, những việc làm ấy tất
cả đều để hy sinh cho chồng cho con. Người xưa thường có câu: “Oan như oan Thị
Kính” mà nàng vẫn lặng im không một lời oán trách, than thở. Đã có nhiều người
than rằng: “Sao mình không nói trắng ra mình là phụ nữ để cô Thị Mầu kia khỏi đổ
oan và tại sao lại phải nhẫn nhịn như thế”. Điều đáng trân trọng ở những người phụ
nữ xưa là vì họ luôn biết sống cam chịu, nhẫn nhịn, nhẫn để yêu thương, để được
mọi bề, nhẫn để tìm đường lo toan, để vẹn toàn cho tất cả mọi sự việc, luôn sống tốt

14


với mọi người và không làm khổ hay liên lụy đến bất cứ ai. Thị Kính là một trong
những nhân vật điển hình cho sự cam chịu, nhẫn nhịn và đức hi sinh cao quý của
người phụ nữ Việt Nam.
Trái ngược với nhân vật Thị Kính, vai “nữ lệch” cô Mầu - một biểu hiện cho
phẩm chất khác của người phụ nữ Việt Nam đó là: niềm khao khát được yêu, vì yêu
là quyền cơ bản nhất ai cũng phải có, không chỉ riêng đối với phụ nữ mà tất cả
chúng ta nói chung khi lớn lên phải được tự do tìm hiểu, yêu đương và phải lấy
người mình yêu. Trong khuân khổ hà khắc của chế độ phong kiến xưa, người phụ
nữ luôn phải tuân theo “Tam tòng” hay kiểu cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy, họ không
có quyền được lựa chọn tình yêu và hạnh phúc riêng của mình. Vậy mà cô Thị Mầu
trong chèo cổ đã trở tấm gương điển hình cho lối sống phá phách, dám chống lại
những trói buộc hà khắc của chế độ phong kiến để sống với niềm khát khao được
yêu đương và ước muốn được hạnh phúc.
Nhắc đến Xúy Vân, một nhân vật cũng rất nổi tiếng trong nghệ thuật chèo

Việt Nam - nhân vật vai đào pha mang trong mình với kiểu tính cách thay đổi theo
hoàn cảnh. Bởi vì khi Xúy Vân ở trong nhà Kim Nham nàng là một người phụ nữ
thuần túy, nết na như Thị Kính, nàng nhẫn nhịn và chăm lo cho chồng, phục vụ
chồng ăn học chu đáo để thi đỗ thành danh. Nhưng vì con đường công danh mà
Kim Nham để vợ một mình ở thôn quê sống với người mẹ chồng khắc nghiệt luôn
tỏ ra khó chịu và chèn ép Xúy Vân hết sức tàn nhẫn. Giống như bao người con gái
khác, nàng chỉ mong có một cuộc sống bình dị với ước muốn được yêu và được
hạnh phúc. Trong hoàn cảnh đầy khắc nghiệt như vậy, khi phải xa chồng, rồi mẹ
chồng cũng đối xử không được tử tế, Xúy Vân không còn lựa chọn nào khác, nàng
buộc phải trở thành người phụ nữ mạnh mẽ, không còn nhẫn nhịn, thuần túy mà lại
quyết tâm “phá cái cũi sổ lồng” để bản thân được tự do. Trái tim nàng đã nảy sinh
tình cảm rồi bén duyên với Trần Phương ở trên chùa, nhưng buồn thay số phận
người phụ nữ bất hạnh, cuộc đời nàng cũng gặp đầy trớ trêu. Xúy Vân đã lầm
tưởng, thật thà và cả tin nên cuối cùng nàng vẫn là nạn nhân của cuộc tình. Vì vậy
mà nàng đã bị điên, lúc thì điên thật, lúc thì giả điên, Xúy Vân giả điên đề cương
quyết đòi Kim Nham phải trả tự do cho nàng.
Vai nữ cuối cùng trong chèo cổ là vai mụ, vai này thể hiện tính cách rất rõ
nét, đó tính cách vừa nanh nọc lại độc ác giống như vai mụ Sùng - mẹ của Thiện Sỹ,
vai mụ Kim mẹ của Kim Nham, vai mụ Quán - một con mụ “bán hoa” chuyên dắt
bướm. Chúng ta thường thấy ở trong chèo các vai mụ đều là nhân vật có tính cách

15


độc ác, trưởng giả học làm sang, khi có chút tiền cho con ăn học thành đạt thì bản
thân mình cũng thay đổi, luôn coi thường người khác, tỏ thái độ chê bai, khinh rẻ
người thấp kém hơn mình, không biết trân trọng mọi người xung quanh,... Tóm lại,
đối với chèo cổ Việt Nam nhân vật nữ thường có tất cả bốn vai diễn chính, trong đó
vai nữ chín và nữ lệch giữ vai trò nòng cốt ở các vở chèo. Họ làm nên những giá trị
riêng biệt cũng như sự đặc sắc của chèo cổ dân tộc. Từ những tìm hiểu trên giúp ta

biết được về các kiểu nhân vật người phụ nữ trong chèo cổ Việt Nam.
Tiểu kết chƣơng 1
Qua việc tìm hiểu chương 1, ta có thể thấy được những vấn đề lí thuyết căn
bản về nhân vật, nhân vật nữ trong văn học cũng như trong chèo cổ - một thể loại văn
học dân gian đặc sắc. Nhân vật nữ trong chèo được nhận diện qua các vai diễn điển
hình như: nữ chín, nữ lệch, đào pha, mụ. Mỗi kiểu nhân vật xuất hiện với một vị trí
và vai trò khác nhau trong tích chèo song đều có ý nghĩa quan trọng trong việc biểu
đạt nội dung tác phẩm, thể hiện rõ nét ý đồ sáng tác của người nghệ sĩ dân gian.
Những khảo sát sơ bộ về nhân vật nữ trong chèo cổ ở chương 1, là cơ sở quan trọng
để chúng tôi triển khai nội dung nghiên cứu ở các chương tiếp theo của khóa luận.

16


Chƣơng 2: ĐẶC ĐIỂM NHÂN VẬT NỮ TRONG CHÈO CỔ
2.1. Ngƣời phụ nữ gắn liền với các mối quan hệ gia đình
2.1.1. Người phụ nữ chịu nhiều thiệt thòi, bất hạnh
Nhân vật người phụ nữ xuất hiện nhiều trong mạch nguồn sáng tác của người
nghệ sĩ, bởi lẽ từ xưa cho đến nay họ luôn là đối tượng trung tâm được các nhà văn
quan tâm khai thác từ nhiều góc độ khác nhau. Mỗi người phụ nữ là một số phận
khác nhau nhưng đều chung cảnh bất hạnh, khi sống trong chế độ phong kiến họ
phải chịu rất nhiều thiệt thòi bất. Ta dễ dàng bắt gặp những số phận bất hạnh điển
hình như một nàng Kiều bạc mệnh, hay là chị Dậu người đàn bà phải chịu sự bất
hạnh dưới chế độ phong kiến... Riêng với phụ nữ, họ là những người yếu ớt không
có khả năng chống chọi và sức phản kháng của họ đã yếu dần, yếu dần cho đến khi
lời cáo buộc trở thành một lời than thân buồn tủi:
“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.” [20]
Người phụ nữ xưa đã cất lên những lời than thân chứa đầy nước mắt, sự yếu
đuối, mỏng manh tựa như khói tỏa vào không gian cho ta cảm nhận được một cuộc

sống đầy ngột ngạt và sự bất công. Ca dao là loại hình văn hóa dân gian có từ lâu
đời, nó đúc kết nhiều tình cảm và những lời than trách về thân phận. Tác giả dân
gian là người thấu hiểu và cảm thông được nỗi đau đó, vậy nên họ đã thể hiện lòng
thương xót của mình với số phận người phụ nữ qua những câu ca dao tục ngữ.
Trong kho tàng văn học dân tộc, người phụ nữ không chỉ được nhắc đến trong
hệ thống ca dao. Mà từ lâu, bắt nguồn từ trong cái nôi truyền thống của dân tộc đã có
nhiều nghệ nhân chèo cổ lấy nhân vật người phụ nữ làm yếu tố nòng cốt của các vở
chèo, để từ đó đi sâu vào khai thác dưới nhiều góc độ trong cuộc sống. Nhắc đến chèo
cổ chắc hẳn ai cũng không thể không biết đến các vở chèo nổi tiếng như: “Lưu Bình
Dương Lễ”, “Quan Âm Thị Kính”, “Chu Mãi Thần”, “Kim Nham”,... là những vở
chèo rất nổi tiếng trong hệ thống các thể loại của ngành sân khấu nghệ thuật dân tộc.
Ở mỗi vở chèo lại mang đến cho bạn đọc và khán giả những bất ngờ khác nhau,
nhưng hầu hết các vở đều có chung một đặc điểm là xoay quanh những người phụ nữ
với nhiều mối quan hệ khác nhau trong xã hội. Đặc biệt, người phụ nữ trong hôn
nhân và gia đình là một khía cạnh đáng để chúng ta quan tâm và tìm hiểu, bởi chỉ khi
đi sâu tìm hiểu vào tận gốc rễ thì mới hiểu vấn đề sâu sắc hơn.

17


Hôn nhân - gia đình là cầu nối giúp cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn, nhưng
ngược lại nó cũng lại là nguyên nhân gây ra nhiều nỗi đau và sự bất hạnh của mỗi
người phụ nữ không chỉ thời nay mà thời xưa cũng vậy. Nhất là khi đất nước còn
đang tồn tại dưới một chế độ phong kiến đầy những hủ tục, lề lối lạc hậu thì hôn
nhân không còn là hạnh phúc nữa mà là yếu tố gây nên những nỗi đau lớn nhất
khiến những người phụ nữ phải chịu tổn thương. Họ yêu nhưng không được yêu, là
người sống thủy chung nhưng cuối cùng lại bị vướng phải hiểu lầm rồi dẫn đến kết
thúc chẳng mấy tốt đẹp. Khi nhắc đến vấn đề hôn nhân - gia đình, chúng tôi tập
trung nghiên cứu khía cạnh này dưới phạm vi trong một số vở chèo cổ nổi tiếng với
các trích đoạn tiêu biểu nhất.

“Kim Nham” là vở chèo nổi tiếng, nội dung chính viết về cuộc đời bất hạnh
của nàng Xúy Vân trong hôn nhân với chàng Kim. Nàng là người con gái nết na,
dịu dàng,... một con người hội tụ đủ những phẩm chất đẹp và đáng quý, nàng phải
xứng đáng được hưởng cái hạnh phúc giản dị của trần thế nhưng rất quý giá đối với
người phụ nữ. Xúy Vân được gả cho Kim Nham không phải xuất phát từ tình yêu
mà do cha mẹ sắp đặt, nàng là cô gái sống theo khuôn phép “Tại gia tòng phụ”.
Chính cái khuôn phép của lễ giáo phong kiến suy tàn ấy đã khiến cho rất nhiều
người con gái phải đánh đổi bằng chính hạnh phúc của mình. Mặc dù ngày đêm bận
đèn sách nhưng chàng Kim không quên nàng là vợ mình, chàng đã nói với Xúy Vân
những câu từ thật tình nghĩa, tất cả đều là “của vợ công chồng”. Ngày đêm chàng
miệt mài đèn sách nhưng khi thành dành thì chàng Kim không bao giờ quên đi tình
nghĩa vợ chồng đối với Xúy Vân “phu quy, phu vinh em có phận”. Bên cạnh đó,
nàng vẫn luôn làm tròn bổn phận của một người vợ hiền, nết na, luôn có những lời
động viên, khuyên bảo chồng gắng công đèn sách để thi đỗ thành danh:
Kim Nham: “Em ơi,
Đạo phu thê gang tấc anh chẳng rời
Dẫn dưa muối anh ở cùng em mới phải
... Nỡ một mai anh chiếm bảng khôi hoa
Thì phu quy, phu vinh em có phận.”
Xúy Vân: “Nghe lời chàng dạy
Thiếp xin về tẩn tảo sớm khuya
Chực phòng không là phận nữ nhi

18


Khuyên chàng sẽ gắng công đèn sách
... Trăm lạy chàng thiếp xin than thở.” [2-tr.153]
Là một người phụ nữ đang trong thời xuân sắc nở rộ, tâm hồn nàng Xúy Vân
luôn nung nấu với những khát vọng yêu đương mãnh liệt, ngày đêm sục sôi cháy rực

trong nàng. Thế nhưng phải sống trong cảnh xa chồng tâm trạng của nàng luôn bị lạc
lõng, cô đơn, nhiều khi với những tiếng thở dài não ruột, tiếng thở dài của sự trống
vắng và cô đơn ở nhà chồng. Mang trong mình với nhiều tâm sự mà khó dãi bày
thành lời, thật đáng thương thay cho số phận của nàng khi phải sống trong cảnh
những tháng năm má còn hồng và môi còn thắm nhưng lại không có chồng bên cạnh.
Trong hoàn cảnh đơn côi như vậy, sự xuất hiện của Trần Phương đã xoa dịu
đi sự thiếu thốn về mặt tình cảm cũng như làm cho tinh thần của Xúy Vân trở nên
đầy sức sống hơn. Con tim nàng rất nhạy cảm khi nghe những lời dụ dỗ ngon ngọt
của Trần Phương để rồi từ từ rơi vào cái bẫy của lưới tình. Đây lại là thời điểm Kim
Nham không có ở nhà, vì vậy mà nàng rất cần có một người đàn ông để được yêu
thương, Trần Phương xuất hiện giống như một sự may mắn đối với nàng mà rồi nhẹ
dạ nghe theo những lời dụ dỗ của hắn, nàng sẵn sàng giả điên để từ bỏ chồng mình.
Có thể nói “Xúy Vân giả dại” là một trích đoạn đặc sắc trong vở chèo “Kim
Nham”, cho ta thấy rõ hơn đời sống tâm lí, tình cảm của nhân vật. Từ một người
bình thường Xúy Vân đã phải giả dại chỉ vì nàng đang gánh chịu nhiều tổn thương
và bất hạnh trong tình yêu, chính những tổn thương và mất mát mà Kim Nham đã
gây ra khiến vết thương trong lòng nàng quá sâu đậm. Vậy nên, nàng đã điên vì tình
khi nghe những lời nói như rót mật của Trần Phương. Những ẩn ức trong tình yêu
khiến nàng luôn canh cánh trong lòng bấy lâu nay, được nghe những lời nói ngọt
ngào ấy mà Xúy Vân đã bồng bột với những hành động không suy nghĩ, giả điên để
được thoát khỏi cuộc sống gò bó của hôn nhân, để được sống tự do với tình yêu của
mình. Nàng là người phụ nữ có cá tính mạnh khi quyết tâm thay đổi cuộc đời mình,
Xúy Vân đại diện cho tiếng nói chung của người con gái như đang muốn phá tung
cái lễ giáo phong kiến đầy những luật lệ hà khắc.
“Con gà rừng ăn lẫn con công
Đắng cay chẳng có chịu được, ức!
Mà để láng giềng ai hay?
Bông bông dắt, bông bông díu
Xa xa lắc, xa xa líu.” [12-tr.130]


19


×