Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ 4 5 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1014.34 KB, 67 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

BÀN THỊ TON

GIÁO DỤC KĨ NĂNG HỢP TÁC
CHO TRẺ 4-5 TUỔI THÔNG QUA TRÕ CHƠI
ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục Mầm non

HÀ NỘI, 2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

BÀN THỊ TON

GIÁO DỤC KĨ NĂNG HỢP TÁC
CHO TRẺ 4-5 TUỔI THÔNG QUA TRÕ CHƠI
ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục Mầm non
Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS.Nguyễn Dục Quang

HÀ NỘI, 2019




LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này tôi đã được sự hướng dẫn, giúp đỡ và
đóng góp rất ý nghĩa của thầy cô giáo của trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi đến PGS.TS.Nguyễn
Dục Quang, đã hết lòng quan tâm giúp đỡ tận tình, hướng dẫn nghiên cứu tạo
điều kiện cho tôi hoàn thành khóa luận này.
Đồng thời tôi xin được cảm ơn ban giám hiệu nhà trường, giáo viên
cũng như các cháu lớp 4 tuổi A của trường Mâm non Xuân Hòa thuộc thành
phố Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc đã tạo điều kiện cho tôi khảo sát để hoàn thành
bài khóa luận này.
Xin cảm ơn các thầy cô trong hội đồng đánh giá khóa luận đã cho tôi
những đóng góp chân thành, quý báu để tôi hoàn chỉnh khóa luận tốt hơn.
Hà Nội, ngày 01 tháng 5 năm 2019
Tác giả khóa luận

Bàn Thị Ton


LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là: Bàn Thị Ton
Tôi xin cam đoan bài khóa luận này là kết quả nghiên cứu của bản thân
tôi, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS.Nguyễn Dục Quang. Các số liệu, tài liệu
được trích dẫn trong khóa luận hoàn toàn trung thực và rõ ràng. Kết quả
nghiên cứu này không trùng với bất kì công trình nào được công bố trước đó.
Hà Nội, ngày 01 tháng 5 năm 2019
Tác giả khóa luận

Bàn Thị Ton



MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài......................................................................................... 1
2. Mục đích của việc nghiên cứu .................................................................... 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 2
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ............................................................ 2
5. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................ 2
6. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................... 2
7. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 3
8. Cấu trúc của đề tài nghiên cứu.................................................................... 3
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA GIÁO DỤC KỸ NĂNG HỢP TÁC
CHO TRẺ 4 - 5 TUỔI .................................................................................... 4
1.1. Tổng quan về giáo dục KNHT cho trẻ ..................................................... 4
1.1.1. Trên thế giới ......................................................................................... 4
1.1.2. Ở Việt Nam........................................................................................... 5
1.2. Một số khái niệm cơ bản ......................................................................... 6
1.2.1. Khái niệm hợp tác ................................................................................ 6
1.2.2. Khái niệm kĩ năng................................................................................. 7
1.2.3. Khái niệm kĩ năng hợp tác .................................................................... 9
1.2.4. Giáo dục kĩ năng hợp tác.................................................................... 10
1.3. Trò chơi đóng vai theo chủ đề ............................................................... 10
1.3.1. Khái niệm trò chơi.............................................................................. 10
1.3.2. Khái niệm trò chơi đóng vai theo chủ đề ............................................ 11
1.3.3. Đặc điểm và cấu trúc của trò chơi đóng vai theo chủ đề .................... 11
1.3.4. Cách tổ chức thực hiện ...................................................................... 15



1.3.5. Ý nghĩa của trò chơi đóng vai theo chủ đề đối với trẻ mẫu giáo
nói chung và trẻ 4-5 tuổi nói riêng ............................................................... 16
1.4. Đặc điểm của trẻ 4 - 5 tuổi: Tâm, sinh lí của trẻ .................................... 17
1.5. Nội dung giáo dục KNHT: Những biểu hiện về KNHT của trẻ mẫu
giáo 4-5 tuổi và các tiêu chí đánh giá KNHT cho trẻ ở trong độ tuổi này ..... 18
1.5.1. Biểu hiện ............................................................................................ 18
1.5.2. Các tiêu chí đánh giá.......................................................................... 19
Chương 2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG HỢP TÁC CỦA
TRẺ 4-5 TUỔI QUA TRÕ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ Ở
TRƯỜNG MẦM NON ................................................................................ 20
2.1. Khái quát về trường Mầm non Xuân Hòa nói chung và lớp mẫu giáo
nhỡ 4-5 tuổi nói riêng ................................................................................... 20
2.2. Thực trạng việc giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ 4-5 tuổi thông qua
trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường Mầm non Xuân Hòa ........................ 20
2.2.1. Qua các phương pháp nghiên cứu tại trường tôi có một số nhận
xét về thực trạng giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ 4-5 tuổi thông trò chơi
đóng vai theo chủ đề ở trường Mầm non Xuân Hòa ..................................... 20
2.2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ 45 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề............................................. 21
2.2.3. Thực trạng mức độ KNHT của trẻ 4-5 tuổi thông qua trò chơi
đóng vai theo chủ đề qua sự đánh giá của giáo viên..................................... 23
2.2.4. Những biểu hiện về KNHT của trẻ 4-5 tuổi thông qua TC ĐVTCĐ..... 26
2.2.5. Thực trạng việc tổ chức hoạt động giáo dục KNHT cho trẻ 4-5 tuổi
thông qua TC ĐVTCĐ .................................................................................. 27
2.2.6. Thực trạng về việc sử dụng các biện pháp trong giáo dục KNHT
cho trẻ 4-5 tuổi............................................................................................. 27
2.2.7. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục KNHT cho trẻ 4-5
tuổi thông qua TCĐVTCĐ ............................................................................ 29


Chương 3. BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG HỢP TÁC CHO TRẺ

4-5 TUỔI THÔNG QUA TRÕ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ............ 30
3.1. Nguyên tắc xác định các biện pháp........................................................ 30
3.1.1. Cần tôn trọng tính tự nguyện tự do của trẻ trong khi chơi .................. 30
3.1.2. Cần mở rộng chủ đề và làm phong phú nội dung chơi, từ đó trẻ có
thể trải nghiệm nhiêu để giáo dục và rèn luyện KNHT cho trẻ ..................... 30
3.1.3. Cần phát huy được tính tích cực chủ động của trẻ trong khi chơi....... 31
3.1.4. Giúp trẻ thiết lập điều chỉnh các mối quan hệ giữa các vai chơi ........ 31
3.2. Biện pháp .............................................................................................. 31
3.2.1. Tạo ra các tình huống để trẻ có thể giải quyết vấn đề......................... 31
3.2.2. Tạo mối quan hệ tinh thần, tôn trọng lẫn nhau giữa người hướng
dẫn với trẻ em trong khi chơi........................................................................ 32
3.2.3. Tổ chức giáo dục KNHT cho trẻ 4-5 tuổi thông qua TC ĐVTCĐ ........ 32
3.2.4. Kết quả thực nghiệm........................................................................... 41
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 47
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Nghĩa của từ viết tắt

ĐVTCĐ

: Đóng vai theo chủ đề

GV


: Giáo viên

KNHT

: Kỹ năng hợp tác

MN

: Mầm non

TC

: Mầm non


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Nhận thức của cán bộ quản lí và giáo viên về sự cần thiết giáo
dục kĩ năng hợp tác....................................................................... 22
Bảng 2.2: Nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên về vai trò giáo dục kĩ
năng hợp tác trong trò chơi đóng vai theo chủ đề.......................... 22
Bảng 2.3: Nhận thức của giáo viên về biểu hiện đặc trưng giáo dục
KNHT thông qua TC ĐVTCĐ của trẻ 4-5 tuổi. ............................ 23
Bảng 2.4: Biết cùng hòa thuận với các bạn và chấp nhận sự phân công
nhiệm vụ chơi của nhóm............................................................... 24
Bảng 2.5: Biết lắng nghe chia sẻ kinh nghiệm, ý tưởng với bạn ................... 25
Bảng 2.6: Hoạt động tổ chức giáo dục KNHT cho trẻ 4-5 tuổi thông qua
TC ĐVTCĐ .................................................................................. 27
Bảng 2.7. Thực trạng về việc sử dụng các biện pháp trong giáo dục
KNHT cho trẻ 4-5 tuổi.................................................................. 28



MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên của các cấp học có vai trò quan
trọng trong việc giáo dục tri thức và nhân cách của trẻ cũng như của một con
người.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ IV ( Khóa VII, 1993), Hội nghị III (Khóa
VII, 1997) của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam có chỉ
rõ: “Mục tiêu giáo dục – đào tạo phải hướng vào đào tạo những con người lao
động tự chủ, sáng tạo, có năng lực giải quyết vấn đề thường gặp và mục tiêu
mới của nước ta đối với lứa tuổi Mầm non là phát triển toàn diện cho trẻ: Trí
tuệ, thẩm mỹ. ngôn ngữ, tình cảm xã hội”.
Giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ 4-5 tuổi thông qua trò chơi đóng vai
theo chủ đề ở trường mầm non có vai trò quan trọng trong quá trình hình
thành và phát triển nhân cách trẻ.
Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ lứa tuổi mầm non. Ở
trường mầm non các hoạt động hang ngày của trẻ thường gắn với các trò chơi
và thường tổ chức các hoạt động ấy thành trò chơi để trẻ tham gia một cách
hứng thú và tích cực hơn.
Việc giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ 4-5 tuổi thông qua trò chơi đóng
vai theo chủ đề ở trường mầm non là phương thức giáo dục tích cực và phù
hợp đối với trẻ. Thông qua đó trẻ sẽ hứng thú, tích cực tiếp thu và từ đó hoạt
động giáo dục sẽ đạt được kết quả cao.
Tuy nhiên trên thực tế nhiều trường vẫn chưa nhận thức được vai trò và
tầm quan trọng, cũng như những ưu điểm của việc giáo dục kĩ năng hợp tác
cho trẻ 4-5 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non.
Họ chỉ quan tâm nhiều vào sự sáng tạo về đồ dùng đồ chơi, môi trường chơi
và cách thức tổ chức các hoạt động nhiều hơn là về kỹ năng phối hợp hoạt
động nhóm của trẻ, các cô chưa có các biện pháp cụ thể để giải quyết các vấn
đề xảy ra trong quá trình chơi, cùng nhau hoàn thành tốt công việc chung của

nhóm. Chính vì những lí do mà TC ĐVTCĐ thường mang tính rập khuôn, tẻ
nhạt, mau tan rã. Trẻ tham gia chơi còn vụng về trong cách xử lí các tình

1


huống và phải phụ thuộc vào người lớn nhiều nên hiệu quả giờ hoạt động TC
ĐVTCĐ chưa cao.
Chính vì những lí do trên nên chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài
“Giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ 4-5 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo
chủ đề” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục đích của việc nghiên cứu
Đề xuất các biện pháp giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ 4-5 tuổi ở
trường mầm non.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Cơ sở lí luận của việc giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ 4-5 tuổi thông
qua trò chơi đóng vai theo chủ đề
- Thực trạng giáo dục kĩ năng hợp tác của trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non.
- Đề xuất biện pháp giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ 4-5 tuổi thông qua
trò chơi đóng vai theo chủ đề
- Tiến hành thực nghiệm ở trường mầm non.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: quá trình giáo dục KNHT cho trẻ 4-5 tuổi.
- Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ
thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề.
5. Giả thuyết nghiên cứu
Nếu các biện pháp giáo dục đưa ra có hiệu quả thì sẽ giúp trẻ hứng thú,
tích cực tiếp thu. Từ đó nâng cao chất lượng giaó dục và hình thành kĩ năng
hợp tác cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non.
6. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nội dung: Giáo dục mầm non về giáo dục kĩ năng hợp tác cho
trẻ 4-5 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề.
- Thời gian thực nghiệm: tháng 12-2018 đến tháng 4-2019
- Địa điểm: trường mầm non Xuân Hòa


7. Phương pháp nghiên cứu
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
+ Nghiên cứu tài liệu
+ Phân tích tổng hợp
+ So sánh
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
+ Điều tra
+ Thực nghiệm
8. Cấu trúc của đề tài nghiên cứu
- Chương 1. Cơ sở lí luận của giáo dục KNHT cho trẻ 4-5 tuổi.
- Chương 2. Thực trạng giáo dục kĩ năng hợp tác của trẻ 4-5 tuổi ở
trường mầm non
- Chương 3. Đề xuất một số biện pháp giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ
4-5 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non.


Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA GIÁO DỤC KỸ NĂNG
HỢP TÁC CHO TRẺ 4 - 5 TUỔI
1.1. Tổng quan về giáo dục KNHT cho trẻ
1.1.1. Trên thế giới
Trên thế giới có rất nhiều công trình nghiên cứu về các kĩ năng sống cơ
bản cho trẻ lứa tuổi mầm non nói chung và cho trẻ 4-5 tuổi nói riêng.
Hợp tác là một kĩ năng được các nước Phương Tây rất chú trọng và

quan tâm đến rất nhiều. Từ cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX dạy học hợp tác
đã được áp dụng trong các nước này, năm 1789, Linh mục A. Bel và các thầy
giáo đã đưa ra hình thức dạy học tương trợ. Đối với hình thức này , người học
được chia ra thành các nhóm sau đó đàm thoại, hợp tác chia sẻ , giúp đỡ lẫn
nhau thông qua đó người học giải quyết vấn đề trở nên dễ dàng hơn tiết kiệm
thời gian làm việc một cách có hiệu quả. Cũng qua phương pháp này hình
thành kĩ năng hợp tác cho người học đối với bản thân mỗi người học [7].
Cũng vào cuối thế kỉ XIX, học hợp tác được phát triển mạnh mẽ bởi đại
tá Francis Parker khi ông được giữ chức vụ quản lí các trường công ở Quycy,
bang Masa chusetts. Ông khuyến khích sử dụng các phương pháp dạy học
hợp tác trong các ngôi trường và đã nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao[7].
Tiếp theo đó , vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, John Dewey – một
nhà giáo dục Mỹ cùng các cộng sự: “Đề ra và thực thi tư tưởng dân chủ đề
cao khía cạnh xã hội của việc học và vai trò của nhà giáo dục trong việc giáo
dục học sinh một cuộc sống dân chủ, theo đó ông cho rằng để hình thành và
phát triển kĩ năng hợp tác cho người học phải thông qua các hoạt động trải
nghiệm của chính người học”[7].
Theo Fisher, qua hoạt động vui chơi trẻ có thể sáng tạo lại những
nguyên tắc tình huống phản chiếu lại thế giới văn hóa thế giới văn hóa – xã
hội của bản thân, chúng học cách đưa ra nguyên tắc xã hội, hợp tác với người
khác một cách mạnh mẽ và thúc đẩy hành vi xã hội phù hợp. việc cùng nhau
hoạt động phối hợp với nhau cùng chơi với bạn trong lớp hay chơi với nhóm
sẽ giúp trẻ có nhiều cơ hội được học hỏi và phát triển toàn diện [15].


1.1.2. Ở Việt Nam
Kĩ năng hợp tác cũng là một vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan
tâm ở Việt Nam.
Tác giả Nguyễn Ánh Tuyết “Tâm lí học trẻ em lứa tuổi mầm non” cũng
đã đề cập đến việc hình thành kĩ năng hợp tác qua trò chơi đóng vai theo chủ

đề, tác giả đã phân tích một cách củ thể về bản chất, cấu trúc, đặc điểm hoạt
động của trẻ em. Ở đây tác giả nhấn mạnh về trò chơi đóng vai theo chủ đề,
trong trò chơi trẻ không thể chơi một mình mà phải chơi theo nhóm trẻ hoặc
nhiều người nhiều vai chơi cùng chơi với nhau chính điều này làm thúc đẩy
sự hợp tác ở trẻ[9].
Tác giả Lê Xuân Hồng (1996), trong mối quan hệ chơi trong trò chơi
đóng vai theo chủ đề, tác giả đã phát hiện tính tích cực chủ động hợp tác với
nhau trong khi chơi đặc biệt là giữa các trẻ không cùng một độ tuổi. Chính
nhờ có mối quan hệ nhiều chiều, trẻ có cơ hội thể hiện tinh thần học hỏi, hợp
tác tương trợ lẫn nhau tạo cho trẻ mối quan hệ tốt, các quan hệ vui chơi, thực
tế giữa các trẻ với nhau được thiết lập một cách dễ dàng[14].
Tác giả Đinh Thị Tứ - Phan Trọng Ngọ (2007) cũng có đề cập đến vấn
đề: “Các khía cạnh của bạn ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ: Vai trò
của bạn đối với đứa trẻ, sự tương tác với bạn ngang hàng phát triển ở trẻ mô
hình kĩ năng xã hội cơ bản, phát triển cách ứng xử giữa bạn bè với nhau và
mọi người xung quanh đứa trẻ...” chính vì vậy bạn bè là những tác nhân để trẻ
điều chỉnh những hành vi của mình. Chính sự tương tác trong khi chơi của
trẻ là những điều kiện để tạo ra tính hợp tác trong mối quan hệ của trẻ. Chính
vì vậy khi xuất hiện các trò chơi cần có sự giúp đỡ lần nhau thì trẻ mới có
tiêu chuẩn về bạn[10].
Tác giả Lê Minh Thuận với quyển sách “Trò chơi phân vai theo chủ đề
và việc hình thành nhân cách cho trẻ mẫu giáo” cũng đã có đề cập nhiều đến
vấn đề hợp tác của trẻ với nhau thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề và trò
chơi cũng đã được xây dựng hướng dẫn theo từng độ tuổi một cách chi tiết và
rõ ràng[8].
Tiến sĩ Đào Thanh Âm đã có viết về vai trò của việc thiết lập mối
quan hệ với bạn cùng tuổi ở trẻ mẫu giáo. Chính việc thiết lập mối quan hệ
bạn bè



sẽ là điều kiện thuận lợi giúp trẻ phát triển kĩ năng hợp tác với nhau nhất là
với những trẻ cùng độ tuổi với nhau[2].
Từ những công trình nghiên cứu trên ta thấy: Trò chơi đóng vai theo
chủ đề mang tính xã hội hợp tác là dạng thức cao nhất trong trò chơi đóng vai
giúp cho trẻ hòa nhập với nhau trong những năm tháng đầu đời ở tuổi mẫu
giáo. Việc nghiên cứu tính hợp tác của trẻ lứa tuổi mẫu giáo tuy đã có nhiều
công trình đề cập đến nhưng vẫn chưa có công trình nào thực sự để tìm hiểu
và đưa ra các biện pháp giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ 4-5 tuổi thông qua
trò chơi đóng vai theo chủ đề.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Khái niệm hợp tác
Có nhiều quan niệm nói về sự hợp tác và rất nhiều nhà nghiên cứu đã
xem xét về khái niệm này.
- Quan điểm thứ nhất: Xem hợp tác là các hình thức hoạt động nhóm.
Theo Slavin (1987), tác giả cho rằng: “hợp tác là hình thức hoạt động
nhóm, làm việc cùng nhau để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ, đạt mục đích
chung”[17].
Theo từ điển Tiếng Việt (1997), “Hợp tác là cùng nhau chung sức, giúp
nhau trong một công việc, trong một lĩnh vực nào đó nhằm đạt được mục đích
chung của nhóm”[13].
- Quan điểm thứ hai: Xem hợp tác là sự phối hợp hành động giữa các cá
nhân.
Theo A.N.Leontiev (1979), “Xem xét như một hình thức cộng tác và
được xác định là một trong những cách thức phối hợp hành động. Sự phối hợp
hành động này mang tính đặc trưng là sự thống nhất nỗ lực của các bên tham
gia nhằm đạt được mục đích chung khi đồng thời giữa họ có sự phân chia
chức năng, vai trò nhiệm vụ”[16].
Theo T.I.Babaeva (2012), “Hợp tác là sự phối hợp hành động giữa các
chủ thể trong hoạt động chung”[12].



 Với các nhìn nhận như trên ta có thể đưa ra kết luận chung về hợp
tác như sau: “Hợp tác là sự phối hợp hành động của các bên tham gia để cùng
nhau nỗ lực đạt được mục đích chung”.
1.2.2. Khái niệm kĩ năng
1.2.2.1. Kĩ năng
Có rất nhiều cách để định nghĩa về kĩ năng. Các định nghĩa này thường
bắt nguồn từ những góc nhìn chuyên môn và các quan niệm cá nhân của
người viết. Tuy nhiên hầu hết chúng ta đều phải thừa nhận rằng kĩ năng được
hình thành khi chúng ta áp dụng các kiến thức mà chúng ta đã học được tiếp
thu được qua các bài học trên lí thuyết vào thực tiễn cuộc sống hằng ngày của
mỗi chúng ta. Kĩ năng được hình thành do quá trình lặp đi lặp lại một hoặc
một nhóm các hành động nhất định nào đó. Kĩ năng luôn có mục đích và các
định hướng rõ ràng.
Theo L.Đ.Leevitov nhà tâm lý học Liên Xô cho rằng: “ Kĩ năng là sự
thực hiện có kết quả một động tác nào đó hay một hoạt động phức tạp hơn
bằng cách lựa chọn và áp dụng những cách thức đúng đắn, có tính đến những
điều kiện nhất định”. Theo ông, người có kĩ năng hành động là người phải
nắm được và vận dụng đúng đắn các cách thức hành động có kết quả. Ông
còn nói thêm, con người có kĩ năng không chỉ nắm lý thuyết về hành động mà
phải vận dụng nó vào thực tế[16].
Theo tác giả Vũ Dũng thì: “Kĩ năng là năng lực vận dụng có kết quả tri
thức về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những
nhiệm vụ tương ứng”.
Theo tác giả Thái Duy Tuyên, “Kĩ năng là sự ứng dụng kiến thức trong
hoạt động. Mỗi kĩ năng bao gồm một hệ thống thao tác trí tuệ và thực hành,
thực hiện trọn vẹn hệ thống thao tác này sẽ đảm bảo đạt được mục đích đặt ra
cho hoạt động. Điều đáng chú ý là sự thực hiện một kĩ năng luôn luôn được
kiểm tra bằng ý thức, nghĩa là khi thực hiện bất kì một kĩ năng nào đều nhằm
vào một mục đích nhất định”.

Từ đó ta có thể kết luận rằng kĩ năng hay khả năng của chủ thể thực
hiện thuần thục một hay một chuỗi các hành động trên cơ sở hiểu biết (các
kiến thức hoặc kinh nghiệm) nhằm tạo ra các kết quả mong đợi của chủ thể.


1.2.2.2. Kĩ năng được hình thành như thế nào?
Bất cứ một kĩ năng nào được hình thành nhanh hay chậm, bền vững hay
lỏng lẻo đều phụ thuộc vào sự khát khao những quyết tâm để hình thành nên
kĩ năng đó. Ngoài ra còn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực tiếp nhận của chủ
thể, các cách luyện tập và tính phức tạp của chính kĩ năng mà chủ thể muốn
hình thành. Cho dù kĩ năng hình thành nhanh hay chậm thì cũng phải trải qua
các bước cơ bản sau đây:
Thứ nhất chủ thể phải hình thành mục đích: Trong bước này đối với trẻ
mẫu giáo cụ thể là trẻ 4-5 tuổi trẻ ở độ tuổi này thường muốn làm nhiều việc
nhiều hoạt động giống người lớn trẻ thích bắt trước người lớn. Trẻ thường tự
trả lời câu hỏi như “Tại sao mình phải có kĩ năng này?”, “Có được kĩ năng
này mình sẽ làm được những gì?”…….
Thứ hai là lên kế hoạch để có được kĩ năng đó. Thường thì trong bước
này trẻ cũng sẽ tự làm. Trẻ có thể tự lập ra những kế hoạch chi tiết và có thể
sẽ thực hiện bằng những hoạt động đơn giản như: “Bây giờ hoặc ngày mai tôi
sẽ bắt đầu thực hiện luyện tập kĩ năng đó”, “Tôi sẽ thực hiện luyện tập kĩ
năng đó kết hợp với các dụng cụ như là…”.
Thứ ba là cập nhật kiến thức, lý thuyết liên quan đến kĩ năng đó.
Thông qua các tài liệu báo chí hay một buổi thuyết trình nào đó. Đối với trẻ
lứa tuổi mầm non đặc biệt là trẻ 4-5 tuổi thì hầu như các kiến thức này trẻ sẽ
học được từ trên lớp hay học được bắt trước được từ bố mẹ, những người
lớn xung quanh trẻ.
Thứ tư là luyện tập kĩ năng. Chủ thể có thể luyện tập ngay trong công
việc của mình hay có thể luyện tập trong các hoạt động sống. Đối vơi trẻ 4-5
tuổi trẻ thường luyện tập trên lớp, luyện tập qua hoạt động vui chơi, cụ thể trẻ

có thể luyện tập một cách hiệu quả qua trò chơi đóng vai theo chủ đề. Ngoài
ra trẻ có thể luyện tập ngay tại gia đình của mình với bố mẹ với anh chị em
trong nhà và những người xung quanh trẻ.
Cuối cùng là ứng dụng và hiệu chỉnh. Để sở hữu thực sự một kĩ năng
các chủ thể phải ứng dụng nó vào trong cuộc sống và công việc. Với trẻ 4-5
tuổi thì việc ứng dụng của trẻ cũng rất đa dạng trẻ có thể ứng dụng, thực hiện


với các bạn cùng lớp của mình trẻ có thể ứng dụng các kĩ năng đó với cô giáo,
bố mẹ, ông bà, anh chị em trong gia đình của trẻ.
Trẻ em luôn luôn tìm tòi và tích cực tích lũy các kĩ năng cho bản thân
mình để có thể hoàn thiện bản thân, hình thành ở trẻ nhân cách sống tốt đẹp
để tự hoàn thiện mình và hòa nhập vào xã hội luôn biến đổi một cách tự nhiên
và dễ ràng đối với chính đứa trẻ.
1.2.3. Khái niệm kĩ năng hợp tác
“Kĩ năng hợp tác là năng lực phối hợp hành động để cùng thực hiện có
hiệu quả một nhiệm vụ chung , dựa trên những tri thức và vốn kinh nghiệm
đã có trong những điều kiện nhất định”[7]
Hay ta có thể hiểu theo cách khác là: Kĩ năng hợp tác là khả năng làm
việc, học tập với những người khác, đóng góp cho tập thể những ý tưởng để
thực hiện nhiệm vụ của mình và một phần nhiệm vụ của nhóm lắng nghe hỗ
trợ và chia sẻ một cách hợp lí với nhưng người xung quanh và với những
người trong nhóm của mình, giải quyết được sự khác biệt của cá nhân vì lợi
ích chung của tập thể.
Vai trò của kĩ năng hợp tác đối với trẻ 4-5 tuổi
Kĩ năng hợp tác tạo động lực cho trẻ trong quá trình trẻ vui chơi, học
tập từ đó giúp cho trẻ có cái nhìn khách quan hơn trong cuộc sống và cũng
làm cho trẻ có niềm tin và có nghị lực vững chắc hơn để hoàn thành được
những nhiệm vụ của bản thân đứa trẻ.
Kĩ năng hợp tác giúp trẻ khẳng định được vai trò của bản thân mình đối

với bạn bè và tập thể qua đó trẻ được thừa nhận những khả năng , năng lực
nhất định của mình.
Tất cả các trẻ trong nhóm đều được tham gia học tập và giải quyết các
vấn đề khác nhau ngoài ra trẻ được học hỏi từ bạn bè của mình những kiến
thức mà trẻ bị thiếu hụt, qua đó trẻ được cùng làm cùng học và cùng sinh
hoạt.
Thông qua đó sẽ tạo ra một môi trường mới cho trẻ học tập và tạo ra
một bầu không khí mới giúp cho trẻ thoải mái hơn và tìm hiểu vấn đề một
cách tích cực và hiệu quả hơn. Cũng qua đây trẻ sẽ học được cách chia sẻ và
đoàn kết với nhau.


Đây cũng là một điều kiện quan trọng để trẻ phát triển ngôn ngữ và
phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ. Thông qua việc làm việc nhóm cùng hợp
tác làm một bài tập giải quyết một vấn đề trẻ sẽ có những trao đổi lẫn nhau
và qua đó trẻ sẽ tiếp thu học hỏi các bạn trong nhóm những từ mới mà trẻ
chưa có, trẻ sẽ chỉnh sửa ngôn ngữ cho nhau, qua việc hợp tác giải quyết vấn
đề cũng thúc đẩy trẻ sẽ sử dụng ngôn ngữ một cách tích cực hơn.
Giải quyết vấn đề ttrong việc hợp tác nhóm giúp cho trẻ phát triển được
tư duy sáng tạo của trẻ một cách tích cực, ngoài ra phát triển khả năng phân
tích, so sánh, tổng hợp của trẻ. Khi trẻ cùng nhau giải quyết một vấn đề sẽ
nảy sinh ra các ý kiến khác nhau, các trẻ sẽ đưa ra các ý kiến riêng của mình
nên bắt buộc trẻ phải hình thành, sử dụng kĩ năng phân tích tổng hợp để
đưa ra một ý kiến chung và chính xác nhất để có câu trả lời chính xác.
Tóm lại ta có thể thấy rằng: “Kĩ năng hợp tác là một kĩ năng cực kì
quan trọng để giúp cho trẻ 4-5 tuổi làm chủ được bản thân mình và chung
sống với những người xung quanh đứa trẻ, kĩ năng này cũng như một năng
lực của tâm lí xã hội giúp cho trẻ tự tin hơn vững vàng hơn trong quá trình
hình thành và phát triển nhân cách đứa trẻ”[1].
1.2.4. Giáo dục kĩ năng hợp tác

Dựa trên cơ sở các khái niệm về kĩ năng hợp tác ta đã có ta có thể hiểu
giáo dục kĩ năng hợp tác như sau:
“Giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo là một quá trình tác động sư
phạm có mục đích, có kế hoạch của nhà giáo dục đến trẻ nhằm hình thành và
phát triển ở trẻ năng lực phối hợp hành động để cùng thực hiện có hiệu quả
một nhiệm vụ chung nào đó dựa trên những tri thức và vốn kinh nghiệm đã có
trong điều kiện nhất định”[7].
1.3. Trò chơi đóng vai theo chủ đề
1.3.1. Khái niệm trò chơi
Ngay từ khi còn nhỏ, trong hoạt động sống hàng ngày của mình trẻ đã
lĩnh hội được một số các hành động của người lớn và sau đó trẻ thực hiện, tại
tạo lại các hành động đó của người lớn.Và người ta gọi đó là những hành
động chơi của trẻ.


“Trò chơi của trẻ là một hoạt động phản ánh lại một cách sáng tạo, đọc
đáo, thực hiện tác động qua lại giữa trẻ với môi trường xung quanh. Qua đó
làm thỏa mãn nhu cầu vui chơi của trẻ”[5].
1.3.2. Khái niệm trò chơi đóng vai theo chủ đề
Trò chơi đóng vai theo chủ đề là hình thức mô hình hóa thế giới người
lớn được đưá trẻ dựng nên và hoạt động bên trong mô hình đó. Từ đó ta có
thể hiểu trò chơi đóng vai theo chủ đề là loại trò chơi mà trẻ mô phỏng lại
một mảng nào đó của cuộc sống người lớn trong xã hội bằng việc nhập vào
(còn gọi là đóng vai) một nhân vật nào đó để thực hiện chức năng xã hội của
họ.
Đây là loại trò chơi chiếm vị thế trung tâm trong hoạt động vui chơi
của trẻ. Trong trò chơi đóng vai theo chủ đề của trẻ bao giờ cũng có các yếu
tố: Chủ đề chơi, vai chơi, hành động chơi, tình huống chơi.
Khi tham gia trò chơi này lần đầu tiên trẻ nhận ra mối quan hệ khách
quan giữa người với người trong xã hội qua đó trẻ nhận ra mỗi người đều có

quyền lợi và trách nhiệm riêng bao gồm cả bản thân trẻ. Nhờ có loại trò chơi
này trẻ dần thoát khỏi hiện tượng duy kị (lấy mình làm trung tâm) để trở
thành một nhân cách riêng.
1.3.3. Đặc điểm và cấu trúc của trò chơi đóng vai theo chủ đề
1.3.3.1. Đặc điểm
Trò chơi đóng vai theo chủ đề là loại trò chơi mang đầy đủ nhất, rõ nét
nhất của trò chơi nói chung, nhưng nổi bật nhất của trò chơi này là những
điểm sau đây:
- Thứ nhất là hành động chơi của những người tham gia trò chơi này
bao giờ cũng xoay quanh một chủ đề nhất định. Chủ đề của trò chơi muôn
màu muôn vẻ, trẻ tái hiện lại những hoạt động sinh hoạt của người lớn. Ví dụ
như: Gia đình, giao thông, nghề nghiệp…
- Thứ hai là trò chơi đóng vai theo chủ đề bao giờ cũng có vai chơi và
hành động chơi. Để có thể diễn ra được một cuộc vui chơi của trẻ thì trẻ cần
phải ướm mình vào người nào đó để thực hiện các hoạt động của vai đó.


- Thứ ba là đây là chơi theo nhóm các thành viên trong nhóm cùng
chơi, cùng hoạt động với nhau. Đây là trò chơi mô phỏng cuộc sống xung
quanh của người lớn mà hoạt động của họ trong xã hội lại không mang tính
chất riêng lẻ và đơn độc. Trong xã hội hoạt động của mỗi con người đều liên
quan đến những người khác, nghĩa là hoạt động của con người bao giờ cũng
liên quan đến tính hợp tác. Sự hợp tác giữa nhiều người trong cộng đồng hoặc
giữa nhóm này với nhóm khác là đặc trưng xã hội của loài người. Bởi vậy để
tiến hành trò chơi đóng vai theo chủ đề cần phải có nhiều trẻ cùng tham gia,
cùng hoạt động với nhau do đó một “Xã hội trẻ em” được hình thành.
- Thứ tư là trò chơi dóng vai theo chủ đề là nơi trẻ có thể nhập vào các
mối quan hệ xã hội của người lớn. Trong trò chơi đóng vai theo chủ đề, các
mối quan hệ được bộc lộ ra rõ nét. Sức sống của trò chơi đóng vai theo chủ đề
là nó tạo ra các mối quan hệ giữa các vai chứ không phải là hành động với các

đồ vật.
- Thứ năm trò chơi đóng vai theo chủ đề là loại trò chơi mang tính
biểu trưng cao. TC ĐVTCĐ luôn phản ánh những hiện thực cuộc sống xung
quanh trẻ, tuy nhiên hành động của trẻ chỉ có tính chất mô phỏng lại, khái
quát, tượng trưng. Trong khi chơi trẻ mô phỏng lại những hành động và
các mối quan hệ của người lớn, sử dụng những đồ vật thay thế mang tính
chất kí hiệu tượng trưng.
1.3.3.2. Cấu trúc
Cấu trúc của trò chơi đóng vai theo chủ đề tương đối phức tạp. nó bao
gồm: Chủ đề, nội dung, vai chơi, hành động chơi, mối quan hệ của trẻ trong
trò chơi.
a. Chủ đề và nội dung chơi
Chủ đề chơi là các mảng hiện thực cuộc sống trong xã hội của người
lớn.
Nội dung chơi là các hành động của người lớn, cách ứng xử, lời nói,…
của người lớn được trẻ mô phỏng vào trò chơi. Phạm vi tiếp xúc với hiện thực
của trẻ càng rộng bao nhiêu thì nội dung chơi, chủ đề chơi của trẻ càng phong
phú bấy nhiêu.


Cùng một chủ thể và nội dung chơi xong mỗi lứa tuổi lại được tái hiện
ở các mức độ khác nhau . Ở trẻ 4-5 tuổi trẻ đã biết tái tạo các mối quan hệ bên
ngoài giữa các vai. Chính việc tái tạo các hành động ấy của vai chơi là nội
dung cơ bản trong trò chơi của trẻ.
Trong trò chơi đóng vai theo chủ đề trẻ em đã phản ánh cuộc sống xung
quanh vào trò chơi. Chính vì vậy trò chơi này của trẻ có nhiều màu sắc đan
xen. Cụ thể như là: “Chủ đề sinh hoạt gia đình, chủ đề bán hàng, chủ đề giao
thông, chủ đề dạy học…” Số lượng chủ đề chơi của trẻ được tăng dần theo
lứa tuổi và sự phát triển của chúng.
Chủ đề chơi không chỉ phát triển theo số lượng mà còn được phức tạp

hóa dần và được mở rộng ra. Như là: “cũng là trò chơi đóng vai theo chủ đề
sinh hoạt gia đình, nhưng ở trẻ mẫu giáo bé thường chỉ thể hiện như là mẹ cho
con ăn hay là mẹ ru con ngủ, còn ở mẫu giáo lớn thì mẹ còn đưa con đi khám
bệnh nên nhân vật trong trò chơi không chỉ đơn giản là mẹ và con mà còn có
các nhân vật khác tham gia trong trò chơi của trẻ”. Như vậy cùng một chủ đề
chơi nhưng ở mỗi độ tuổi trẻ lại tái tạo các mặt khác nhau của cuộc sống.
Nội dung chơi khó và phức tạp dần theo độ tuổi của trẻ.
+ Ở trẻ mẫu giáo bé (3-4 tuổi): Trẻ chỉ đơn giản là: “Tái tạo những
hành động của người lớn”.
+ Ở trẻ mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi): Có thêm nội dung mới là: “Mối quan
hệ giữ người với người trong quá trình hoạt động chung”.
+ Ở trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi): Trẻ đã thực hiện một cách tôt hơn và
nhuần nhuyễn hơn: “Trẻ tái tạo mối quan hệ bên trong cả về tình cảm, đạo
đức….”
Vai trò của người giáo dục ở đây không những giúp trẻ có những chủ đề
chơi phong phú mà còn giúp cho trẻ phân biệt được cái xấu cái đẹp, cái thiện
và cái ác. Từ đó giúp cho trẻ nhìn nhận một cách đúng đắn về các hiện thực
trong cuộc sống của trẻ.
b. Vai chơi và hành động chơi
Vai chơi là một phần quan trọng tạo nên trò chơi. Thường thì vai chơi
của trẻ có chức năng mang tính nghề nghiệp như dạy học, xây dựng, công an,
bác sĩ… Đây chính là con đường giúp trẻ thâm nhập vào thế giới người lớn.


Muốn thực hiện một vai chơi trong trò chơi trẻ nhất định phải biết được
các hành động của vai chơi ấy, có thể qua quan sát hay nghe kể lại trong cuộc
sống hàng ngày của trẻ. Các hành động trong khi chơi chính là quá trình trẻ
mô phỏng lại hành động của người lớn bằng việc sử dụng vật thay thế. Các
thao tác của hoạt động chơi phụ thuộc rất nhiều vào đồ chơi của trẻ.
Vai chơi sẽ quy định những hành dộng mà trẻ phải thực hiện đối với đồ

vật và các bạn cùng chơi.
Hành động chơi không đòi hỏi phải hoàn toàn chính xác, đúng kĩ thuật
mà nó chỉ là hành động chơi mô phỏng tái tạo mang tính ước lệ và tượng
trưng cao chính đặc điểm này giúp trẻ thực hiện được hoạt động chơi với các
đồ vật khác nhau.
c. Các mối quan hệ của trẻ trong trò chơi
Trong trò chơi đóng vai theo chủ đề xuất hiện hai mối quan hệ qua lại
giữa trẻ , đó là mối quan hệ thực và mối quan hệ chơi.
+ Quan hệ thực: Là mối quan hệ giữa các trẻ khi tham gia trò chơi. Đó
là việc trẻ phải bàn bạc và đưa ra các giải pháp phù hợp cho trẻ.
+ Quan hệ chơi: Đó là những quan hệ qua lại của các vai trong trò chơi
theo một chủ đề nhất định, mô phỏng những mối quan hệ của người lớn trong
xã hội, như quan hệ giữa mẹ và con trong trò chơi gia đình, quan hệ giữa bác
sĩ và bệnh nhân trong trò chơi bác sĩ, quan hệ giữ người bán hàng và người
mua hàng trong trò chơi bán hàng.
Trò chơi đóng vai theo chủ đề là mô hình của những quan hệ xã hội của
người lớn và là phương tiện định hướng cho trẻ em vào những mối quan hệ
ấy. Trong Trò chơi đóng vai theo chủ đề, các quan hệ xã hội được bộc lộ ra rõ
nét. Việc thực hiện hành động của vai chơi là việc tạo ra các mối quan hệ
giữa các vai chơi khác nhau. Sức sống của trò chơi đóng vai theo chủ đề là
ở chỗ nó tạo ra được những mối quan hệ giữa các vai. Đó chính là bản chất
xã hội của trò chơi đóng vai theo chủ đề.
d. Đồ chơi và hoàn cảnh chơi.
Để cho TC ĐVTCĐ tiến hành giáo viên cần phải lựa chọn cho trẻ
những đồ chơi phù hợp và có hoàn cảnh chơi an toàn đối với trẻ.


Có hai loại đồ chơi chính:
- Loại đồ chơi do người lớn làm cho trẻ, như: “Con búp bê, cái bát, cái
thìa, ô tô…”.

- Loại đồ chơi thay thế cho đồ vật thật. Ví dụ như: “Trẻ dùng cái gối để
thay thế cho em bé, dùng ghế thay thế cho ô tô, dùng gậy để thay thế cho xe
đạp…”.
1.3.4. Cách tổ chức thực hiện
Tổ chức chơi trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo thường
theo các bước sau:
- Bước 1: Xác định chủ đề chơi: Tên trò chơi.
- Bước 2: Xác định mục đích giáo dục trong trò chơi.
Ví dụ:
+ Kĩ năng hợp tác: Trẻ biết trao đổi, bàn bạc, thỏa thuận với nhau về
chủ đề chơi, nội dung chơi, nhóm chơi, vai chơi, cách chơi để thực hiện mục
đích chơi một cách có hiệu quả. Trẻ biết lựa chọn những vai chơi, góc chơi
phù hợp với bản thân trẻ.
- Bước 3: lập kế hoạch tổ chức và giám sát trẻ.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Gây hứng thú cho trẻ vào chủ đề chơi.
Trẻ làm theo yêu cầu của cô
Trò chuyện với trẻ về chủ đề hoặc sử dụng Trẻ thảo luận đƣa ra chủ đề
các thủ thuật để gây hứng thú cho trẻ.
chơi và nội dung chơi.
2. Thỏa thuận về chủ đề và nội dung
Trẻ lựa chọn nhóm chơi, về
chơi.
Yêu cầu trẻ đề xuất chủ đề và nội dung chơi. nhóm và bàn bạc với nhau để
lựa chọn đồ dùng đồ chơi.
3. Phân nhóm chơi.
Giáo viên cho trẻ tự lựa chọn nhóm chơi mà
trẻ thích, mời trẻ về các nhóm chơi và tự
chuẩn bị đồ dùng đồ chơi của trẻ.

Trẻ cùng nhau chia sẻ ý tƣởng
4. Quá trình chơi.
- Giáo viên bao quát trẻ chú ý cách phân vai và cùng nhau phân công vai


và quá trình chơi của trẻ.
- Trong quá trình chơi giáo vien chủ động
đến các nhóm chơi để tạo ra các tình huống
để trẻ giải quyết.
- Giáo viên bao quát trẻ, chú ý đến các tình
huống phát sinh trong khi chơi nhưng không
giải quyết để yêu cầu trẻ tham gia xử lí các
tình huống đó.
- Giáo viên khuyến khích trẻ đổi vai chơi
với nhau và đổi nhóm chơi nếu như trẻ có
nhu cầu.
5. Kết thúc.
- Giáo viên cho trẻ tự đánh giá bản thân và
đánh giá các bạn chơi của mình. Đánh giá
việc nhập vai chơi của mình và bạn.

chơi

Trẻ tích cực tham gia giải
quyết các tình huống của cô.

Trẻ đánh giá nhận xét
Chia sẻ suy nghĩ cảm xúc suy
nghĩ của mình.


- Yêu cầu trẻ chia sẻ cảm xúc của mình sau
khi chơi, hỏi trẻ còn muốn đóng vai nhân vật
đó vào các buổi chơi sau hay không và vì
sao?
- Giáo viên nhận xét đánh giá, tuyên dương
trẻ, nhắc nhở trẻ sau quá trình trẻ chơi và trẻ
tự nhận xét.
- Cuối cùng là giáo dục trẻ sau khi kết thúc
Trẻ lắng nghe.
buổi chơi.
1.3.5. Ý nghĩa của trò chơi đóng vai theo chủ đề đối với trẻ mẫu giáo nói
chung và trẻ 4-5 tuổi nói riêng
Những phẩm chất tâm lí và những đặc điểm nhân cách của trẻ mẫu giáo
được hình thành và phát triển mạnh mẽ trong các hoạt động vui chơi.
- Hành động vui chơi ảnh hưởng mạnh tới sự hình thành tính chủ định
của quá trình tâm lí


×