Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

2 qui dinh quan ly vat dung trong nhà xưởng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.02 KB, 7 trang )

CÔNG TY CP ABC
-----------------------------

QUY ĐỊNH QUẢN LÝ VẬT DỤNG
XƯỞNG

MÃ SỐ
LẦN BAN
HÀNH
NGÀY BAN
HÀNH
TRANG

SOẠN
THẢO

: QĐ05-1
: 01
: …/
…./2015
: 1/7

PHÊ DUYỆT


QUY ĐỊNH

LOGO

QUẢN LÝ VẬT DỤNG


Mã số: QĐ02
Trang: 2/7

1. MỤC ĐÍCH
- Qui định này cung cấp các ngun tắc nhất qn rằng tất cả các vật dụng và kim có
mặt tại xưởng may được nhận dạng và quản lý chặt chẽ .Tránh trường hợp vật dụng
thất lạc rơi vào trong hàng hóa, gây nguy hiểm cho người tiêu dùng.
- Nhằm thỏa mã về nhu cầu của khách hàng trong việc quản lý vật dụng tại xưởng may.
2. PHẠM VI ÁP DỤNG
Qui định này áp dụng cho tất cả các bộ phận phận, phòng ban và xí nghiệp
thuộc xưởng Toray.
3. NỘI DUNG
3.1

. QUI ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ KIM

- Xí nghiệp phải phân cơng một nhân viên chun trách việc quản lý kim cho tồn xí
nghiệp. Người quản lý phải lập bảng quản lý kim (B01-QĐ02) theo dõi việc cấp phát
thu hồi cho từng chủng loại kim được sử dụng trong tồn xí nghiệp.
3.1.1

VỀ VIỆC QUẢN LÝ KIM MÁY:

- Để việc quản lý kim được chặt chẽ và thuận lợi kim được phân phối theo nhu cầu của
từng mã hàng, khơng phân phối theo định mức, người quản lý kim có trách nhiệm cập
nhập hàng ngày.
3.1.2

VỀ VIỆC QUẢN LÝ KIM KHÂU TAY:


- Nhân viên đổi kim lập bảng theo dõi phân phối kim tay và chỉ được phân phối cho các
cơng đoạn có nhu cầu sử dụng kim tay. Người được nhận kim tay là chuyền trưởng
của các chuyền may, phụ trách của các bộ phận/ tổ trưởng (nếu có nhu cầu). Các
trường hợp khác phải có sự đồng ý Ban Giám đốc xí nghiệp mới được phép cấp phát.
- Khi kim được cấp phát đến các bộ phận, chuyền may sau khi sử dụng phải để vào
đúng vị trí “ cờ cắm kim”, khơng được tự ý để sai vị trí như ghim trên cổ áo, tà áo, vật
dụng…..
- Kim tay được cấp phát cho 1 người/ 1 cây vào đầu ca. Cuối mỗi ca người nhận kim
phải có trách nhiệm đem trả về nơi cấp phát.
- Nhân viên cấp phát kim có trách nhiệm cho ký nhận và thu hồi đầy đủ khi kết thúc ca
làm việc. Kết quả được ghi nhận vào Danh sách cấp phát kim tay (B02-QĐ02).
3.1.3

KHI ĐỔI KIM (ÁP DỤNG CHO CẢ KIM TAY VÀ KIM MÁY):


LOGO

QUY ÑÒNH
QUẢN LÝ VẬT DỤNG

Maõ soá: QÑ02
Trang: 3/7

- Người sử dụng kim phải có bổn phận giao nộp đầy đủ kim khi bị gãy
- Người phân phối kim có trách nhiệm kiểm tra một lần nữa xem kim có đầy đủ không,
nếu đầy đủ dán vào bảng Quản lý kim cho công nhân ký nhận, ghi rõ ngày, mã hàng,
công đoạn may và cấp phát kim mới cho công nhân.
- Nếu kim gãy không thu hồi đầy đủ người sử dụng kim có trách nhiệm để riêng chi tiết
bị kim gãy. Báo về cho quản lý, cờ đỏ, kỹ thuật, kcs và công nhân ngồi xung quanh

trong phạm vi bán kính 3m phối hợp tìm kiếm bằng cách sử dụng thanh nam châm
hoặc máy dò kim để dò phần kim gãy. Tiếp tục cho sản phẩm bị dính kim và tất cả
những sản phẩm trong phạm vi 3m xung quanh qua máy dò kim lớn.
- Trong trường hợp đã tiến hành tìm kiếm và rà kim nhưng vẫn không thu hồi đầy đủ
kim gãy nhân viên cấp phát kim tiến hành ghi nhận lại đầy đủ các thông tin: ngày, mã
hàng, cỡ vóc, tên công đoạn đang may, chủng loại kim vào Sổ kim gãy không tìm
thấy đầy đủ (B03-QĐ02) (có xác nhận của chuyền trưởng sản xuất và công nhân
không tìm thấy đủ phần kim gãy).
- Tất cả các phần kim gãy còn lại được thu hồi và dán vào bảng quản lý kim ghi nhận
đầy đủ các thông tin: mã hàng, tên công đoạn, cỡ vóc, tên người sử dụng và phải có
sự phê duyệt của Ban Giám Đốc xí nghiệp.
- Đối với các trường hợp kim gãy nhưng đã thu hồi đầy đủ người sử dụng kim vẫn phải
tác riêng chi tiết bị gẫy kim tiến hành báo cho quản lý và cờ đỏ để đem chi tiết đưa
qua máy rà kim lớn.
- Khi chuyển đổi mã hàng mới:
+ Khi chuyển đổi mã hàng đối với những máy không cần sử dụng tại chuyền, chuyền
trưởng phải có trách nhiệm tháo kim trả về nơi cấp phát trước khi chuyển trả về kho.
+ Đối với công nhân vận hành máy: tháo kim cũ của máy đang sử dụng để đổi lấy kim
mới (đối với những mã hàng và công đoạn cần đổi kim). Đối với các vị trí công đoạn
không có kim cũ để đổi. Nhân viên cấp phát kim chỉ được phép cho nhận khi có sự đồng
ý của Ban Giám Đốc xí nghiệp và chuyền trưởng. Chuyền trưởng phải chịu hoàn toàn
trách nhiệm về số lượng kim nhận trong trường hợp này)
+ Đối với thợ cơ điện: nếu có nhu cầu nhận kim để chỉnh sửa máy trước khi chuyển vào
chuyền. Người quản lý kim tiến hành cấp phát và ghi nhận vào Bảng quản lý kim (B01QĐ02) (có sự xác nhận của tổ trưởng cơ điện và ban Giám Đốc xí nghiệp, tổ trưởng cơ


QUY ÑÒNH

LOGO


QUẢN LÝ VẬT DỤNG

Maõ soá: QÑ02
Trang: 4/7

điện phải chịu trách nhiệm về số kim mà bộ phận đã nhận (đảm bảo được dùng để chỉnh
sửa máy) và bảo toàn số kim đó cho đến khi vào chuyền. Máy sau khi chỉnh (đã có kim)
được xắp vào kho vực “Máy chuẩn bị vào chuyền” tại kho cơ điện các bộ phận vô phận
sự không được phép vào khu vực này.
- Kết thúc mỗi ngày làm việc nhân viên quản lý kim phải lập báo cáo thống kê lại đầy
đủ số lượng kim của từng chủng loại, chính xác số lượng kim đã phân phối và thu hồi,
số lượng kim nhập vào và tồn hiện tại. kết quả được ghi vào (B04-QĐ02).
3.1.4

VIỆC NHẬN DẠNG KIM:

- Đối với vị trí cấp phát kim xí nghiệp:
+ Tại vị trí cấp phát kim phải có bảng nhận dạng “Nơi đổi kim”
+ Kim được đựng trong các khay,lọ…. nhận dạng rõ ràng, để đúng nhận dạng. Được để
vào tủ và khóa cẩn thận.
+ Phải đảm bảo rằng các khay, lọ … đựng kim phải được vệ sinh sạch sẽ, không lẫn lộn
nhiều thức vật dụng khác vào.
- Đối với kho vật tư:
Thủ kho vật tư chỉ chịu trách nhiệm nhập kho khi kim và VDKL nguy hiểm mới về. Sau
đó chuyển giao thẳng cho nhân viên cấp phát kim tại xí nghiệp, không được để tồn đọng
tại kho. Đảm bảo kim được tập trung và quản lý tại một vị trí.
3.2

QUI ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ VẬT DỤNG KIM LOẠI NGUY HIỂM:


A. QUI ĐỊNH CHUNG (ÁP DỤNG TOÀN XƯỞNG):
- Tất cả các vật dụng kim loại nguy hiểm đều phải tập trung cấp phát tại một vị trí nhân
viên đổi kim của xí nghiệp. Khi cấp phát phải cho ký nhận cụ thể vào (B05-QĐ02)
- Không được sử dụng dao lam và các vật dụng tự chế, không có trong mục VDKL
- Tất cả các vật dụng kim loại nguy hiểm có tại công ty đều phải được nhận dạng theo
đúng qui định (tên, mã số, bộ phận sử dụng). Đối với các vật dụng như bấm chỉ, dùi…
phải được cột dây cố định vào người hoặc máy móc, thiết bị trong lúc làm việc.
- Người sử dụng VDKl phải biết được số lượng VDKl mình đang sử dụng, nếu cho
mượn phải nắm được số lượng và kiểm tra thu về trong ngày.
- Trường hợp phát hiện thiếu hoặc mất nhân viên sử dụng vật dụng kim loại phải báo
cho chuyền trưởng/phụ trách bộ phận (trong ngày) tiến hành tìm kiếm xung quanh
khu vực mình sản xuất hoặc chuyền may/bộ phận người mất vật dụng. Tiến hành


LOGO

QUY ÑÒNH
QUẢN LÝ VẬT DỤNG

Maõ soá: QÑ02
Trang: 5/7

thông tin trên loa. Nếu tiếp tục tìm kiếm nhưng không có thì chuyền trưởng/phụ trách
bộ phận tiến hành lập biên bản thất thoát vật dụng (B03-HD12)
- Chuyền trưởng/phụ trách các bộ phận phải kiểm tra định kỳ kê khai các vật dụng của
công nhân 1 lần/1 tháng (theo mẫu báo cáo kiểm tra vật dụng kim loại định kỳ)(B08QĐ02)
- Trưởng hợp đối với các loại VDKL nguy hiểm dùng chung cho cả chuyền may/bộ
phận. Chuyền trưởng, phụ trách bộ phận có trách nhiệm nhận dạng rõ ràng và qui
định các thức sử dụng cụ thể.
- Đối với các vật dụng thông thường (ngoài danh sách vật dụng kim loại nguy hiểm)

như: thước nhựa, máy tính, file tài liệu…..được dùng trong quá trình tác nghiệp hàng
ngày thì cũng cần phải có nhận dạng rõ ràng.
- Trường hợp VDKL nguy hiểm khi không còn sử dụng được, cần thay thế mới chuyền
trưởng, phụ trách bộ phận phải tập hợp lại để chuyển về nhân viên cấp phát kim xí
nghiệp để tiến hành thu gom và hủy.
B. ĐỐI VỚI CHUYỀN MAY:
- Công nhân chỉ được phép mang vào xí nghiệp và sử dụng những vật dụng sau: kéo cắt
chỉ, cắt vải, suốt, dùi, bấm đinh ,chân vịt, nhíp, trục vít nhỏ, thước dây, viết bi cho
(dùng cho chuyền mẫu và quản lý) (tổng cộng có 12 loại thông dụng). Ngoài ra còn
một số vật dụng kim loại sẽ phát sinh theo từng mã hàng phải được sự đồng ý của
Giám Đốc xí nghiệp mới được phép đưa vào sử dụng.
- Đối với chuyền may mỗi người công nhân đều phải có túi đựng vật dụng trên đó ghi
rõ: Số thứ tự, tên công nhân, mã số, chuyền và dán danh mục (B06-QĐ02) khớp đúng
với tên vật dụng kim loại đựng trong túi.
- Hàng ngày trước khi vào làm việc và trước lúc ra về công nhân phải tự kiểm tra lại vật
dụng kim loại của mình. Đánh dấu vào danh sách sử dụng vật dụng kim loại của
chuyền (B07-QĐ02) và có trách nhiệm treo túi theo đúng số thứ tự trên bảng quản lý
vật dụng kim loại.
C. ĐỐI VỚI CÁC BỘ PHẬN PHỤC VỤ SẢN XUẤT:
- Đối với các bộ phận thuộc khối phòng ban công ty/phục vụ sản xuất nếu có phát sinh
VDKL bộ phận bắt buộc phải lập Danh mục VDKL sử dụng tại bộ phận, việc quản lý


QUY ÑÒNH

LOGO

QUẢN LÝ VẬT DỤNG

Maõ soá: QÑ02

Trang: 6/7

theo qui trình trên. Nhưng cuối ngày VDKL được để vào thùng đựng vật dụng có
nhận dạng và danh mục khớp đúng như trong thùng, được khóa lại cẩn thận trước khi
ra về.
- Trước khi làm việc và trước lúc ra về Phụ trách bộ phận hoặc người được ủy quyền
phải tự kiểm tra lại vật dụng kim loại của bộ phận mình. Đánh dấu vào danh sách sử
dụng vật dụng kim loại của bộ phận.(B07-QĐ02)
3.3

XỬ LÝ KHI VI PHẠM VỀ QUẢN LÝ KIM VÀ VẬT DỤNG KIM LOẠI NGUY

HIỂM
3.3.1

Đối với các trường hợp vi phạm vào mục 3.1 và 3.2 của QĐ02-1 sẽ được lập

biên bản và cắt thi đua trong tháng. Đối với chuyền trưởng, phụ trách bộ phận cắt 2
bậc thi đua.
3.3.2

Trường hợp nếu phát hiện kim hoặc VDKL nguy hiểm mua từ bên ngoài vào,

tự chế. Không có trong danh mục thì hình thức kỷ luật sẽ do Tổng Giám Đốc quyết
định với hình thức cao nhất là buộc thôi việc.
4. LƯU HỒ SƠ:
Mọi hồ sơ liên quan đến quá trình sử dụng kim và VDKL nguy hiểm đều phải được tập
trung và lưu tại nhân viên cấp phát kim của xí nghiệp theo QT02.
5. PHỤ LỤC:
B01-QĐ02: Bảng quản lý kim

B02-QĐ02: Danh sách cấp phát kim tay
B03-QĐ02: Sổ kim gãy không tìm thấy đầy đủ
B04-QĐ02: Mẫu nhập xuất tồn kim hàng ngày.
B05-QĐ02: Sổ cấp phát VDKL nguy hiểm
B06-QĐ02: Danh mục VDKL
B07-QĐ02: Danh sách kiểm tra VDKL hàng ngày
B08-QĐ02: Báo cáo kiểm tra VDKL định kỳ




×