Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ VẬT TƯ Ở NHÀ MÁY DỆT CÔNG TY DỆT NAM ĐỊNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.68 KB, 12 trang )

NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ VẬT TƯ Ở NHÀ MÁY
DỆT CÔNG TY DỆT NAM ĐỊNH.
I- CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA KIẾN NGHỊ
1) Đánh gia công tác quản lý vật tư ử nhà máy Dệt.
Quản lý vật tư là nội dung quan trọng trong công tác quản trị sản
xuất kinh doanh có ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý vật tư, lãnh
đạo nhà máy Dệt đã quan tâm tạo điều kiện cho cán bộ, nhân viên phòng
vật tư thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
Hiện nay, trong công tác quản lý vật tư ở nhà máy dệt đã đạt
được những thành tựu và tồn tại một số vấn đề như:
a- Những thành tựu mà Nhà máy Dệt đã đạt được.
Với bề dày lịch sử truyền thống mà công nhân nhà máy đang nối
tiếp và phát huy truyền thống tốt đẹp của cha anh ngày trước. Tuy còn
nhiều khó khăn nhưng Ban lãnh đạo đoàn thể công nhân nhà máy không
ngừng học hỏi phát huy kinh nghiệm để đưa nhà máy ngày một đi lên.
Nhà máy có một đội ngũ công nhân có tay nghề cao, kinh nghiệm thực tiễn
và nhiệt tình hăng say công tác, có tinh trần trách nhiệm với công việc
được giao đã giúp cho họ hoàn thành công việc một cách xuất sắc.
Năng suất và chất lượng sản phẩm ngàuy càng tăng, đời sống công
nhân ngày càng được cải thiện. Trước đây, lương công nhân viên lĩnh
quản là 450.000đ/người nay đã tăng lên 500.000đ/người.
Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý vật tư Nhà máy Dệt-Côngty Dệt
Nam Định áp dụng chế độ tiền thưởng tiết kiệm cho người lao động sản
xuất trực tiếp khi học sử dụng tiết kiệm các loại vật tư có tác dụng làm
giảm giá thành mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm theo yêu cầu.
1 1
Bộ máy quán lý của nhà máy khá năng động, có trình độ nghiệp vụ
kĩ thuật cao, có khả năng đưa nhà máy ngày một phát triển. Công tác


quản lý vật tư của nhà máy được thực hiện khá tốt giúp cho nhà. máy luôn
đảm bảo vật tư kĩ thuật sản xuất, chủ động khai thác triệt để mọi khả
năng sẵn có trong doanh nghiệp. Nhà máy đẩy mạnh phong trào thi đua
hợp lý hoá sản xuất nên không ngừng giảm bớt phế phẩm, phế liệu nhằm
tiết kiệm vật tư tăng thu nhập, tăng tích luỹ cho nhà máy. Sản phẩm của
nhà máy đang dần lấy lại chỗ đứng trên thị trường trong nước cũng như
trên thị trường quốc tế. Nhà máy luôn đáp ứng được đầy đủ về yêu cầu
vật tư kỹ thuật cho sản xuất và thực hiện tốt chế độ hạch toán trong quản
lý và thực hiện tốt chế độ hạch toán kế toán trong quản lý vật tư.
b- Những khó khăn tồn tại.
Xét về toàn diện thì công tác quản lý vật tư của Nhà máy dệt- Công
ty Dệt Nam Định khá hoàn chỉnh nhưng vẫn còn một số nhưcợ điểm cần
phải khắc phục. Bộ máy quản lý cần phải tích cực học hỏi kinh nghiệm để
có thể thích ứng nhanh với sự đổi mới cuả cơ chế thị trường. Trong công
tác quản lý vật tư thì sự phối hợp giữa kế toán cần tăng thêm sao cho
đồng bộ và nhịp nhàng.
Trong những năm gần đây tuy lương của công nhân viên nhà máy
đã được cải thiện, việc làm ổn định. Nhưng so với mức sống của xã hội
hiện nay thì vẫn còn thấp. Nhà máy phải có những biện pháp thích hợp để
đời sống của công nhân viên ngày càng được cải thiện giúp cho họ hăng
say với công việc hơn. Nhà máy củng cố lại tổ chức sản xuất đầu tư thiết bị
mới đồng bộ thay thế thiết bị đã quá cũ và lạc hậu.
Công ty giao quyền tự chủ độc lập sản xuất kinh doanh và có tư
cách pháp nhân cho các nhà máy thành viên trong đó có Nhà máy dệt.
Một số máy móc thiết bị quan trọng bị hạn chế do đã sử dụng trong
nhiều năm, thiết bị máy móc chưa đồng bộ cần thay thế thiết bị quá cũ và
lạc hậu.
Việc xây dựng và bố trí kho vẫn còn một số vấn đề chưa hợp lý. Kho
chứa nguyên vật liệu nên để xa kho phụ tùng và xa nguồn nước sẽ tránh
2 2

được hiện tượng vật tư bị ẩm mốc. Kho của Nhà máy đặt phân tán nên
khó khăn cho việc vận chuyển và cấp phát vật tư cho sản xuất. Kho của
nhà máy đặt quá sâu bên trong nên khó khăn cho việc vận chuyển đối với
các phương tiện lớn nên dẫn đến tiến độ cung cấp sản phẩm cho khách
hàng chậm lại, khó đảm bảo đúng thời gian cho hợp đồng.
Việc lập kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu chưa sát với thực tế dẫn
đến nguyên vật liệu tồn trong kho làm giảm chất lượng, thất thoát .
Trình độ đại học của cán bộ công nhân viên còn hạn chế. Tay nghề
của công nhân chưa cao.
Việc tiếp nhận nguyên vật liệu của nhà máy tương đối tốt. Tuy
nhiên vẫn còn có vấn đề chưa hợp lý. Khi nhập nguyên vật liệu thủ kho chỉ
căn cứ vào các hoá đơn và kiểm tra chất lượng bằng mắt thường trong
khi nguyên vật liệu của nhà máy rất khó có thể kiểm tra chất lượng.
Vấn đề tìm kiếm thị trường vẫn còn rất hạn chế vì hiện nay trong
nhà máy vẫn chưa lập được phòng marketing riêng biệt.
Về vấn đề cung cấp nguyên vật liệu nhà máy vẫn chưa tìm được thị
trường cung ứng nguyên vật liệu hợp lý lắm. Nhà máy chưa tìm được nhà
cung cấp ổn định, hợp lý, giá cả đầu vào nguyên vật liệu còn cao chất
lượng nhiều khi chưa được tốt.
2- Phương hướng sử dụng hợp lý và tiết kiệm vật tư ở nhà
máy Dệt.
Quản lý kho của nhà máy, tổ chức tốt việc tiếp nhận vật tư, sắp xếp
vật tư một cách hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức bảo vệ
dễ nhìn, dễ thấy, sử dụng hợp lý diện tích kho đảm bảo an toàn trong lao
động kho.
Nhà máy đã giảm bớt được lượng phế liệu, phế phẩm hạ thấp định
mức tiêu dùng nguyên vật liệu bằng cách đầu tư trang thiết bị máy móc
hiện đại.
3 3
Giảm chi phí không cần thiết để tiết kiệm triệt để, sử dụng hợp lý

vật tư nhất là những vật tư đắt tiền phục vụcho sản xuất sản phẩm vải, sử
dụng những vật tư thay thế, khuyến khích lao động sáng tạo.
Để tiết kiệm vật tư trong sản xuất nhà máy Dệt đã áp dụng hình
thức thưởng theo một chỉ tiêu: thưởng tiết kiệm vật tư với mức thưởng
là: nếu tiết kiệm được trên 10kg vật liệu chính trong một tháng sẽ được
hưởng 50% giá trị vật liệu tiết kiệm được, nếu dưới 10kg thì sẽ được
hưởng 40% giá trị tiết kiệm được. Hình thức thưởng này đã góp phần tiết
kiệm được vật liệu cho nhà máy.
Triệt để thu hồi và tận dụng phế liệu phế phẩm. Nhà máy đã quán
triệt nguyên tắc này nhằm tiết kiệm vật tư trong quản lý kinh tế.
Xoá bỏ mọi hao hụt, mất mát, hư hỏng nguyên vật liệu trong công
tác thu mua, vận chuyển, bốc dỡ, kiểm nghiệm bảo quản nguyên vật liệu
trong kho và cấp phát nguyên vật liệu cho sản xuất.
Nhà máy nên áp dụng chế độ xử phạt một cách kiên quyết đối với
những hành đồng lấy cắp hoặc lãng phí nguyên vật liệu.
II-MỘT SỐ KIẾN NGHỊ.
1- Về phía doanh nghiệp.
1.1. Trước mắt.
Hiện nay công tác quản lý vật tư ở nhà máy nói chung là hợp lý,
đúng với quy định của công ty, đáp ứng được phần nào nhu cầu của sản
xuất. Tuy nhiên, bên cạnh những điều đạt được thì hiện nay ở nhà máy
vẫn còn tồn tại một số vấn đề ( như đã trình bày ở phần cơ sở kiến nghị).
Vậy nhiệm vụ trước mắt của nhà máy là phải hoàn thiện công tác quản lý
vật tư của mình sao cho hợp lý hơn, tốt hơn để đáp ứng tốt hơn nhu cầu
của sản xuất, từ đó thúc đẩy sản xuất kinh doanh của toàn nhà máy phát
triển.
Nhà máy có thể xây dựng một hệ thống kho bãi hợp lý hơn nữa.
Chất lượng kho của nhà máy cần được cải tiến để bảo quản nguyên vật
4 4
liệu được tốt hơn, tránh các tác động của môi trường bên ngoài làm ảnh

hưởng tới chất lượng nguyên vật liệu.
Nhà máy cần tăng cường quản lý nguyên vật liệu tại khâu tiếp nhận
và bảo quản. Tiếp nhận nguyên vật liệu tuy không phải là công tác trực
tiếp ảnh hưởng tới tiến độ sản xuất nhưng nó lại ảnh hưởng trực tiếp đến
chất lượng sản phẩm, việc hao hụt mất mát nguyên vật liệu... Vì vậy việc
quản lý chặt chẽ khâu này cũng là một giải pháp quan trọng để hạ giá
thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Để hoàn thiện công tác
tiếp nhận nguyên vật liệu thì ngoài việc thực hiện đúng các thru tục quy
định của Nhà nước, nhà máy nên mua sắm thêm một số thiết bị để kiểm
tra, đánh giá chất lượng nguyên vật liệ. đào tạo thủ kho để sử dụng các
thiết bị này, khi nhập kho nguyên vật liệu. Có thể nói, nguyên vật liệu mới
với chất lượng cao phù hợp với yêu cầu của sản xuất có thể có tác động
tích cực đến chất lượng sản phẩm, từ đó góp phần tích cực vào việc tiết
kiệm nguyên vật liệu.
Trước khi nhập kho việc kiểm tra sẽ giúp giảm bớt được công việc
mở sổ cái chính ở dưới kho trở nê đơn giản và tránh được tình trạng vòng
vèo trong thủ kho nhập kho, đảm bảo quá trình sản xuất được liên tục.
Hơn nữa nó sẽ đảm bảo tính khách quan, nguyên vật liệu về nhập kho sẽ
phù hợp với yêu cầu xủa sản xuất, củng cố hơn về công tác quản lý nguyên
vật liệu tại nhà máy.
Công ty nên hoàn thiện hơn nữa trong việc phân loại nguyên vật
liệu có tính khoa học và hợp lý sẽ đảm bảo cho việc quản lý nguyên vật liệu
được thuận tiện.
Để khuyến khích người lao động tích cực tiết kiệm vật tư, tích cực
để sản xuất các sáng kiến, tích cực cải thiện và nâng cao chất lượng sản
phẩm, nhà máy nên thành lập thêm các quỹ khen thưởng cho người lao
động hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra. Bên cạnh việc
thưởng tiết kiệm nguyên vật liệu chính cho công nhân sản xuất trực tiếp
nene áp dụng hình thức thưởng khi cán bộ quản lý tìm được nơi cung ứng,
ký kết hợp đồng với giá rẻ, chất lượng nguyên vật liệu cao hơn trước.

5 5

×