Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

LUẬN VĂN: HOẠT ĐỘNG PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO TRẺ EM KHUYẾT TẬT TẠI TRƯỜNG TRẺ EM KHUYẾT TẬT TỈNH QUẢNG TRỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 92 trang )

HỌC VIỆN PHỤ NỮ VIỆT NAM

ĐỒNG THỊ TÙNG LÂM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
HOẠT ĐỘNG PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO
TRẺ EM KHUYẾT TẬT TẠI TRƯỜNG TRẺ EM
KHUYẾT TẬT TỈNH QUẢNG TRỊ

Ngành học, Chuyên ngành: Công tác xã hội

HÀ NỘI, 2019


HỌC VIỆN PHỤ NỮ VIỆT NAM

ĐỒNG THỊ TÙNG LÂM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
HOẠT ĐỘNG PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO
TRẺ EM KHUYẾT TẬT TẠI TRƯỜNG TRẺ EM
KHUYẾT TẬT TỈNH QUẢNG TRỊ
Ngành học, Chuyên ngành: Công tác xã hội
Mã sinh viên: 1557610091
Ngành học, Chuyên ngành: Công tác xã hội
Mã ngành: 52.76.01.01
Người hướng dẫn khoa học: ThS. Trịnh Hà My

HÀ NỘI, 2019



LỜI CẢM ƠN
Đề tài “Hoạt động phục hồi chức năng cho trẻ em khuyết tật tại trường Trẻ em
khuyết tật tỉnh Quảng Trị” là nội dung tôi chọn để nghiên cứu và làm khóa luận tốt nghiệp
sau 04 năm theo học chương trình cử nhân chuyên ngành Công tác xã hội tại Học viện Phụ
nữ Việt Nam.
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến
ThS. Trịnh Hà My - giảng viên khoa Công tác xã hội – Học viện Phụ nữ Việt Nam đã tận
tình chỉ bảo và hướng dẫn, chia sẻ những kỹ năng và kinh nghiệm trong suốt quá trình thực
hiện khóa luận.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến khoa Công tác xã hội - Học viện Phụ nữ Việt Nam đã tạo
điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện đề tài khóa luận của mình.
Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và toàn thể giáo viên, nhân viên của Trường
trẻ em khuyết tật tỉnh Quảng Trị đã tạo điều kiện và giúp đỡ để tôi có thể thực hiện nghiên
cứu của mình một cách thuận tiện nhất.
Xin chân thành cảm ơn các em nhỏ tại trường Trẻ em khuyết tật tỉnh Quảng Trị đã
hưởng ứng, hợp tác để tôi có được những thông tin hữu ích trong quá trình thực hiện khóa
luận tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
CAM KẾT
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi dưới sự hướng
dẫn của ThS. Trịnh Hà My, tất cả các nguồn tài liệu đã được công bố đầy đủ, nội dung của
khóa luận là trung thực.
Sinh viên
Đồng Thị Tùng Lâm


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................... 2
3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu .................................................................................. 2
4. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................................ 2
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................... 3
6. Kết cấu của khóa luận .................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO
TRẺ EM KHUYẾT TẬT ................................................................................................... 4
1.1 Cơ sở lý luận chung ................................................................................................... 4
1.1.1

Khái niệm và thuật ngữ liên quan ................................................................ 4

1.1.2

Các lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu .................................................... 9

1.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu ................................................................................. 12
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO TRẺ
EM KHUYẾT TẬT TẠI TRƯỜNG TRẺ EM KHUYẾT TẬT TỈNH QUẢNG TRỊ 21
2.1 Giới thiệu chung về trường Trẻ em khuyết tật tỉnh Quảng Trị ........................... 21
2.2 Đặc điểm của trẻ em khuyết tật tại trường Trẻ em khuyết tật tỉnh Quảng Trị . 24
2.3 Đánh giá hoạt động phục hồi chức năng cho trẻ em khuyết tật tại Trường trẻ em
khuyết tật tỉnh Quảng Trị ....................................................................................... 43
2.3.1

Phục hồi chức năng trong học tập, sinh hoạt ............................................ 45

2.3.2


Phục hồi chức năng trong hướng nghiệp – dạy nghề ............................... 55

2.3.3

Phục hồi chức năng trong các hoạt động xã hội ....................................... 60

2.4 Những khó khăn trong quá trình thực hiện hoạt động phục hồi chức năng cho trẻ
em khuyết tật tại trường ......................................................................................... 63


CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 68
3.1 Giải pháp, đề xuất..................................................................................................... 68
3.2 Khuyến nghị ............................................................................................................. 69
PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................................... 72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC BẢNG, BIỂU
DANH MỤC BẢNG

Trang

Bảng 2.1: Nhu cầu của trẻ khiếm thính và khiếm thị

36

Bảng 2.2: Các phương tiện hỗ trợ học tập, sinh hoạt của trẻ khiếm thính

45


Bảng 2.3: Các phương tiện hỗ trợ trẻ khiếm thị trong học tập, sinh hoạt

47

Bảng 2.4: Mức độ hài lòng về việc sử dụng các phương tiện hỗ trợ học tập, sinh
hoạt của trẻ khiếm thính

51

Bảng 2.5: Đánh giá của trẻ khiếm thính về việc truyền đạt kiến thức của giáo viên

52

Bảng 2.6: Mức độ hài lòng về phương tiện hỗ trợ trong học tập, sinh hoạt của trẻ
khiếm thị

53

Bảng 2.7: Đánh giá của trẻ khiếm thị về việc truyền đạt kiến thức của giáo viên

53

Bảng 2.8: Những khó khăn trong học nghề của trẻ khiếm thính và khiếm thị

57

Bảng 2.9: Sự tham gia của TEKT vào các hoạt động xã hội tại trường

61


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Những khó khăn trẻ khiếm thính và khiếm thị gặp phải trong học tập

26

Biểu đồ 2.2: Những khó khăn trong sinh hoạt của trẻ khiếm thính

29

Biểu đồ 2.3: Những khó khăn trong học tập của trẻ khiếm thị

30

Biểu đồ 2.4: Sự tham gia của TEKT vào các hoạt động PHCN tại trường
Biểu đồ 2.5: Mức độ sử dụng các phương tiện hỗ trợ trong học tập, sinh hoạt của trẻ
khiếm thính
Biểu đồ 2.6: Mức độ sử dụng các phương tiện hỗ trợ trong học tập, sinh hoạt của
trẻ khiếm thị

44

Biểu đồ 2.7: Sự tham gia của TEKT vào hoạt động PHCN hướng nghiệp - dạy nghề

55

Biểu đồ 2.8: Đánh giá của TEKT về tác dụng của việc học nghề tại trường

58

Biểu đồ 2.9: Đánh giá của TEKT về hiệu quả các hoạt động xã hội


60

49
50


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

CỤM TỪ ĐẦY ĐỦ

TỪ VẾT TẮT

1

ICF

International Classifiction of Functioning

2

NKT

Người khuyết tật

3

PHCN


Phục hồi chức năng

4

PHCN DVCĐ

Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng

5

PTTT

Phát triển trí tuệ

6

PVS

Phỏng vấn sâu

7

TEKT

Trẻ em khuyết tật

8

WHO


Tổ chức Y tế Thế giới


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trẻ em khuyết tật (TEKT) là những người yếu thế và phải chịu nhiều thiệt thòi trong xã
hội. Sự tồn tại của TEKT là một thực tế khách quan, do nhiều nguyên nhân khác nhau:
nguyên nhân do môi trường sống, nguyên nhân do xã hội, nguyên nhân bẩm sinh… Đa số
TEKT rơi vào tình trạng nghèo nàn, thất học và chịu nhiều thiệt thòi hơn so với trẻ không
khuyết tật.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, ước tính trên thế giới cứ 10 trẻ em thì có 1
trẻ phải đối mặt với khuyết tật.
Ở Việt Nam, theo số liệu của Bộ Lao Động - Thương Binh và Xã Hội, tính đến tháng
6-2015, Việt Nam có khoảng 7 triệu NKT, chiếm hơn 7,8% dân số; trong đó TEKT chiếm
28,3%. (Bộ Lao Động – Thương Binh & Xã Hội, 2015)
Kết quả điều tra quốc gia về người khuyết tật Việt Nam 2016-2017 cho thấy tỷ lệ các
dạng khuyết tật chức năng chủ yếu thường gặp đối với trẻ có độ tuổi từ 2 – 17 tuổi như sau:
khuyết tật về thần kinh (2.21%), khuyết tật vận động thân dưới (0.50%), khuyết tật đa chức
năng (0.78%), khuyết tật nhận thức (0.74%), khuyết tật giao tiếp (0.62%), khuyết tật nghe
(0.22%), khuyết tật nhìn (0.15%). (Tổng cục Thống kê và UNICEF, 2019)
TEKT và gia đình gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, những gia đình có thành viên
là TEKT thường nghèo hơn, TEKT có ít cơ hội đi học hơn so với các bạn cùng trang lứa.
Ở các cấp học cao hơn thì cơ hội đi học của TEKT càng thấp hơn. Đến cấp Trung học phổ
thông chỉ có chưa đến 1/3 TEKT đi học đúng tuổi, so với tỷ lệ 2/3 trẻ em không khuyết tật.
Mặc dù việc đưa TEKT vào hòa nhập với trẻ em khác và học chung giáo trình đã cho những
kết quả tích cực, nhưng chỉ có 2% trường Tiểu học và Trung học cơ sở có thiết kế phù hợp
với trẻ khuyết tật và khoảng 1/7 số trường có một giáo viên được đào tạo về khuyết tật.
(Tổng cục Thống kê và UNICEF, 2019)
Do hạn chế về chức năng, TEKT gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày và
tham gia các hoạt động học tập, hoạt động xã hội... Dù TEKT luôn mang trong mình nỗi

mặc cảm, tự ti nhưng trẻ luôn có nhu cầu được tham gia các hoạt động, được độc lập về
mọi mặt. Vì vậy, việc trợ giúp cho TEKT là rất quan trọng.
Theo kết quả nghiên cứu và đánh giá mô hình PHCN dựa vào cộng đồng ở Việt Nam
cho thấy 70% NKT có tỷ lệ phục hồi cao và cơ hội để hòa nhập với cộng đồng. TEKT được
PHCN sớm sẽ có khả năng phục hồi tốt hơn, tạo nhiều cơ hội để các em tham gia các hoạt
động học tập, vui chơi; sinh hoạt hằng ngày của các em sẽ bớt những khó khăn hơn. (Bộ
Lao Động – Thương Binh và Xã Hội, 2015)
1


Hiện nay có khá nhiều trường học dành cho TEKT, các em được hỗ trợ về giáo dục
cũng như PHCN về khuyết tật. Tuy nhiên cho đến nay chưa có nghiên cứu nào về thực
trạng TEKT cũng như hiệu quả của hoạt động PHCN cho TEKT tại đây.
Từ những lý do trên, việc thực hiện đề tài: “Hoạt động phục hồi chức năng cho trẻ
em khuyết tật tại trường Trẻ em khuyết tật tỉnh Quảng Trị” vừa có ý nghĩa lý luận, vừa
mang tính thực tiễn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung:
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về hoạt động PHCN cho TEKT. Từ đó đề xuất một
số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động PHCN cho TEKT tại trường Trẻ em khuyết tật
tỉnh Quảng Trị.
Mục tiêu cụ thể:
Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động PHCN cho TEKT tại trường Trẻ em khuyết tật
tỉnh Quảng Trị:
- Nghiên cứu lý luận về TEKT, hoạt động PHCN cho TEKT.
- Nghiên cứu thực trạng chung của TEKT và hoạt động PHCN cho TEKT tại trường
Trẻ em khuyết tật tỉnh Quảng Trị.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động PHCN cho TEKT tại Trường
Trẻ em khuyết tật tỉnh Quảng Trị.
3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động PHCN cho TEKT.
- Khách thể nghiên cứu:
+ TEKT đang theo học tại trường Trẻ em khuyết tật tỉnh Quảng Trị;
+ Giáo viên giảng dạy tại trường Trẻ em khuyết tật tỉnh Quảng Trị.
+ Lãnh đạo trường TEKT tỉnh Quảng Trị.
4. Phạm vi nghiên cứu
Không gian nghiên cứu: Trường Trẻ em khuyết tật tỉnh Quảng Trị.
Thời gian nghiên cứu: Từ 01/2019 đến 05/2019 (04 tháng).

2


5. Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Tổng hợp, phân tích tài liệu, giáo trình, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ… có liên quan
đến TEKT, hoạt động PHCN cho TEKT làm cơ sở lý luận.
b. Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi:
Thực hiện phương pháp điều tra bằng bảng hỏi với 62 TEKT (48 trẻ khiếm thính, 14
trẻ khiếm thị) có khả năng nhận thức tốt đang theo học tại trường Trẻ em khuyết tật tỉnh
Quảng Trị nhằm tìm hiểu về thực trạng TEKT, hiệu quả hoạt động PHCN tại trường.
Trẻ chậm PTTT với những hạn chế về mặt nhận thức, trí tuệ giảm sút. Vậy nên tác
giả loại đối tượng này ra khách thể nghiên cứu bằng bảng hỏi, tiến hành thu thập thông tin
về đối tượng thông qua phương pháp PVS đối với giáo viên tại trường.
Các số liệu thu thập bằng bảng hỏi được xử lý bằng google biểu mẫu.
c. Phương pháp phỏng vấn sâu:
- PVS 10 giáo viên giảng dạy tại trường Trẻ em khuyết tật tỉnh Quảng Trị nhằm tìm
hiểu thực trạng TEKT theo học và hoạt động PHCN cho TEKT tại trường, những tồn tại và
đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động PHCN.
- PVS 10 TEKT tại trường Trẻ em khuyết tật tỉnh Quảng Trị nhằm xác định những
khó khăn, hiệu quả hoạt động PHCN cho TEKT.

- PVS 01 lãnh đạo trường Trẻ em khuyết tật tỉnh Quảng Trị nhằm đánh giá thực trạng
TEKT đang theo học, tìm hiểu hoạt động PHCN, những thuận lợi và khó khăn, hạn chế còn
tồn tại của hoạt động này và các đề xuất nâng cao hiệu quả hoạt động PHCN cho TEKT.
6. Kết cấu của khóa luận
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo thì khóa luận tốt nghiệp
gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động phục hồi chức năng cho trẻ em khuyết tật.
Chương 2: Thực trạng hoạt động phục hồi chức năng cho trẻ em khuyết tật tại trường
Trẻ em khuyết tật tỉnh Quảng Trị.
Chương 3: Giải pháp và kiến nghị

3


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO
TRẺ EM KHUYẾT TẬT
1.1
1.1.1

Cơ sở lý luận chung
Khái niệm và thuật ngữ liên quan

1.1.1.1 Trẻ em khuyết tật
a) Trẻ em
Khái niệm trẻ em đã được các văn bản luật pháp Quốc tế và Việt Nam quy định
trong các văn bản. Theo Công ước của Liên Hiệp Quốc về Quyền trẻ em: “Trẻ em là bất
kỳ người nào dưới 18 tuổi, trừ trường hợp pháp luật có thể được áp dụng với trẻ em đó quy
định tuổi thành niên sớm hơn” (Liên Hiệp Quốc, 1989). Còn Luật trẻ em Việt Nam 2016
thì quy định: “Trẻ em là người dưới 16 tuổi”. (Quốc Hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam, 2016).

Như vậy, Luật trẻ em 2016 và Công ước của Liên Hiệp Quốc về Quyền trẻ em có
sự khác nhau về độ tuổi khi định nghĩa về “trẻ em”. Trong khóa luận này, nghiên cứu sử
dụng quy định của Luật trẻ em 2016 đó là: “Trẻ em là người dưới 16 tuổi”.
b) Khuyết tật
“Khuyết tật” là một vấn đề của xã hội, có liên quan đến những khía cạnh cơ bản
trong chương trình phát triển xã hội như nghèo đói, thất học, bất công, định kiến xã hội...
Do đó, không thể xem “khuyết tật” là vấn đề riêng lẻ, được giải quyết bằng các biện pháp
đơn giản duy nhất. Tùy thuộc vào nền văn hóa, phong tục tập quán của mỗi địa phương,
mỗi Quốc gia hoặc lĩnh vực quan tâm của các cơ quan, tổ chức mà “khuyết tật” và “người
khuyết tật” được định nghĩa khác nhau vì vậy khó có thể đưa ra một khái niệm thống nhất
về vấn đề này.
▪ Khuyết tật
Mặc dù có khá nhiều tranh cãi về thuật ngữ “khuyết tật”, nhưng Tổ chức Y tế Thế
giới đã đưa ra khái niệm về khuyết tật dựa trên hệ thống phân loại Quốc tế ICF: “Khuyết
tật là thuật ngữ chung chỉ tình trạng khiếm khuyết, hạn chế về hoạt động và tham gia, thể
hiện ở những mặt tiêu cực trong quan hệ tương tác giữa cá nhân một người (về mặt tình
trạng sức khỏe) với các yếu tố hoàn cảnh của người đó (bao gồm yếu tố môi trường và các
yếu tố cá nhân khác)”. (Nguyễn Thị Kim Hoa, 2014)
Khái niệm “khuyết tật” mà tổ chức WHO đưa ra không chỉ đề cập đến những khiếm
khuyết của cá nhân NKT mà còn đề cập đến các yếu tố bên ngoài (yếu tố môi trường) tác
động đến tình trạng bị hạn chế tham gia các hoạt động của NKT.

4


▪ Người khuyết tật
Cũng như thuật ngữ “khuyết tật”, thuật ngữ “người khuyết tật” cũng đã được đưa
ra nhiều khái niệm khác nhau, thay đổi theo từng giai đoạn và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ
của các yếu tố văn hóa và lịch sử.
Trước đây, trong các văn bản quốc tế cũng như của Việt Nam thường theo sử dụng

thuật ngữ “người tàn tật”. Theo Tuyên ngôn về quyền của NKT được Đại hội đồng Liên
hiệp quốc thông qua ngày 9/12/1975 thì “Người tàn tật (handicapped) có nghĩa là bất cứ
người nào mà không có khả năng tự bảo đảm cho bản thân, toàn bộ hay từng phần những
sự cần thiết của một cá nhân bình thường hay của cuộc sống xã hội do sự thiếu hụt bẩm
sinh hay không bẩm sinh trong những khả năng về thể chất hay tâm thần của họ”. (Nguyễn
Thị Kim Hoa, 2014)
Cũng tương tự như trên, nghị định số 81/CP ngày 23/11/1995 của Chính phủ Việt
Nam về hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động là người tàn tật
quy định tại Điều 1:“Người tàn tật là người mà khả năng lao động bị suy giảm từ 21% trở
lên do tàn tật, được hội đồng giám định y khoa xác định”. (Chính Phủ Việt Nam, 1995)
Tiếp theo phải kể đến đó là Pháp lệnh người tàn tật Việt Nam ban hành vào ngày
30/07/1998 đưa ra khái niệm về NKT: “Là người khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ
thể hoặc chức năng biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau làm suy giảm khả năng hoạt
động, khiến cho lao động, sinh họat, học tập gặp nhiều khó khăn”. (Ủy Ban Thường vụ
Quốc Hội Việt Nam, 1998)
Tuy nhiên, hiện nay hầu như tất cả các văn bản liên quan đến NKT đều không sử
dụng thuật ngữ “người tàn tật” mà chỉ sử dụng thuật ngữ “người khuyết tật”.
Tại điều 1, Công ước Quốc tế về các quyền của người khuyết tật (2006) nêu rõ:
“Người khuyết tật (people with disabilities) bao gồm những người có những khiếm khuyết
lâu dài về thể chất, trí tuệ, thần kinh hoặc giác quan mà khi tương tác với các rào cản khác
nhau có thể cản trở sự tham gia đầy đủ và hiệu quả trong xã hội trên một nền tảng công
bằng như những người khác trong xã hội”. (Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, 2006)
Tương tự theo đó, Đạo luật về người khuyết tật Hoa Kỳ năm 1990 (ADA
- Americans with Disabilities Act of 1990) định nghĩa: “NKT là người có sự suy yếu về thể
chất hay tinh thần gây ảnh hưởng đáng kể đến một hay nhiều hoạt động quan trọng trong
cuộc sống”. (Văn phòng Quyền Dân sự (OCR) thuộc Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa
Kỳ (DHHS), 1990)
Ở Việt Nam, Theo Luật người khuyết tật được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày
17/06/2010 quy định tại Điều 2, Chương 1, Luật người khuyết tật định nghĩa rằng: “Người
5



khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức
năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.”
(Quốc Hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, 2010)
Như vậy, khái niệm “Người khuyết tật” đã thay đổi theo từng giai đoạn và chịu ảnh
hưởng mạnh mẽ của các yếu tố văn hóa và lịch sử ở Việt Nam và trên thế giới. Từ những
định nghĩa trên, xuất phát từ thực tiễn nghiên cứu phục vụ trực tiếp cho nội dung của khóa
luận này, khái niệm về “Người khuyết tật” được hiểu như sau: “Người khuyết tật là người
bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng về thể chất,
thần kinh, trí tuệ, giác quan trong một thời gian dài được biểu hiện dưới dạng tật và do các
rào cản xã hội, thiếu các điều kiện hỗ trợ phù hợp dẫn tới bị cản trở sự tham gia bình đẳng
vào các hoạt động xã hội.”
c) Trẻ em khuyết tật
Từ những khái niệm về “trẻ em”, “khuyết tật”, “người khuyết tật” nêu trên, xuất phát
từ thực tiễn nghiên cứu và phục vụ trực tiếp cho nội dung nghiên cứu của đề tài, trong
nghiên cứu này, khái niệm TEKT được hiểu là: “TEKT là những trẻ dưới 16 tuổi có khiếm
khuyết về cấu trúc chức năng cơ thể hoạt động không bình thường, dẫn đến gặp khó khăn
đặc thù trong hoạt động học tập, vui chơi và lao động và không thể theo được chương trình
giáo dục phổ thông nếu không được hỗ trợ đặc biệt về phương pháp giáo dục - dạy học và
những trang thiết bị trợ giúp cần thiết.”
d) Các dạng khuyết tật
Có khá nhiều tiêu chí phân loại các dạng khuyết tật ở Việt Nam. Đầu tiên, theo Nghị
định số 28/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật người khuyết tật, khuyết tật được phân loại theo các dạng:
Khuyết tật vận động: là tình trạng giảm hoặc mất chức năng cử động đầu cổ, chân,
tay, thân hình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển.
Khuyết tật nghe nói: là tình trạng giảm hoặc mất chức năng nghe, nói hoặc cả nghe
và nói, phát âm thành tiếng và câu rõ ràng dẫn đến hạn chế trong giao tiếp, trao đổi thông
tin bằng lời nói.

Khuyết tật nhìn: là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm nhận ánh sáng,
màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng và môi trường bình thường.
Khuyết tật thần kinh, tâm thần: là tình trạng rối loạn tri giác, trí nhớ, cảm xúc, kiểm
soát hành vi, suy nghĩ và có biểu hiện với những lời nói, hành động bất thường.

6


Khuyết tật trí tuệ: là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhận thức, tư duy biểu hiện
bằng việc chậm hoặc không thể suy nghĩ, phân tích về sự vật, hiện tượng, giải quyết sự
việc.
Khuyết tật khác: là tình trạng giảm hoặc mất chức năng cơ thể khiến cho hoạt động
lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn mà không thuộc các trường hợp được quy định
tại các dạng trên. (Chính Phủ Việt Nam, 2012)
Thứ hai, trong PHCN, để dễ nhận biết và dễ thực hiện cũng như để tạo thuận lợi và
sự phù hợp áp dụng phương pháp PHCN cho TEKT, để TEKT dễ dàng chấp nhận tình trạng
khuyết tật của mình, tăng cường khả năng hợp tác của TEKT, người ta phân loại khuyết tật
thường gặp ở Việt Nam như sau:
- Khuyết tật/ giảm chức năng về vận động
- Khuyết tật/ giảm chức năng về nhận thức
- Khuyết tật/ giảm chức năng về nhìn
- Khuyết tật/ giảm chức năng về nghe/nói. (khó khăn về nghe hoặc nói hoặc nghe
và nói kết hợp)
- Rối loạn hành vi, tâm thần
- Mất/giảm cảm giác. (Bao gồm giảm cảm giác do bệnh phong gây ra hoặc giảm
vị giác, khứu giác do các nguyên nhân khác nhau)
- Các dạng tật khác. (Bộ Y tế, 2008)
Trong giới hạn đề tài khóa luận này, tác giả tiến hành nghiên cứu dưới 03 dạng TEKT:
Trẻ khiếm thính, trẻ khiếm thị và trẻ chậm PTTT.
1.1.1.2 Hoạt động phục hồi chức năng

PHCN là một trong những lĩnh vực quan trọng đối với TEKT, giúp cải thiện chất
lượng cuộc sống của TEKT về mọi mặt để trẻ có thể hoà nhập và bình đẳng trong xã hội,
qua đó phát huy được tối đa năng lực của mình.
a) Hoạt động phục hồi chức năng
▪ Hoạt động
Thuật ngữ “hoạt động” cũng là vấn đề của khoa học và được nhiều nhà khoa học
quan tâm. Khái niệm “hoạt động” được xét dưới nhiều góc nhìn và phương diện khác nhau.
Từ triết học đến sinh lý học và tâm lý học có những cái nhìn khác nhau về khái niệm
này:
Dưới góc độ sinh lý học: Hoạt động là sự tiêu hao năng lượng thần kinh và cơ bắp
của con người khi tác động vào hiện thực khách quan, nhằm thỏa mãn những nhu cầu vật
chất và tinh thần của con người.
7


Dưới góc độ tâm lý học: Hoạt động là phương thức tồn tại của con người trong thế
giới. Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người (chủ thể) và thế giới khách
quan (khách thể) để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới khách quan và cả về phía con người.
Dưới góc độ triết học: Hoạt động là mối quan hệ biện chứng giữa chủ thể và khách
thể. (Phạm Hồng Hạnh. (2017)
Thuật ngữ “hoạt động” còn được hiểu theo các phương diện:
Xét về phương diện loài: Hoạt động lao động của con người, là sự tác động tích cực
của con người vs thế giới khách quan để tạo ra sản phẩm. Trong lao động sử dụng công cụ
lao động và sự phân công lao động.
Xét về phương diện cá thể: Hoạt động của cá thể quy định sự tồn tại của cá thể. Hoạt
động là quá trình tác động tích cực của con người vào thế giới khách quan, kết quả tạo ra
sản phẩm về phía thế giới (đồ vật, tri thức) và tạo ra sản phẩm về phía con người (hình
thành chức năng tâm lý mới, cấu tạo tâm lý mới). (Khái niệm hoạt động – Tâm lý học, nd)
Có thể thấy rằng, thuật ngữ “hoạt động” đã được xét dưới nhiều góc nhìn và trên
nhiều phương diện khác nhau. Với thực tiễn đề tài nghiên cứu này, “hoạt động” được hiểu

là: “Quá trình thực hiện những việc khác nhau với mục đích nhất định trong đời sống xã
hội, sự gắn kết giữa chủ thể, đối tượng và mục đích hoạt động. Kết quả tạo ra sản phẩm về
phía thế giới (đồ vật, tri thức) và tạo ra sản phẩm về phía con người (hình thành chức năng
tâm lý mới, cấu tạo tâm lý mới).”
▪ Phục hồi chức năng
“PHCN” là một thuật ngữ trong y khoa và cũng có rất nhiều định nghĩa khác nhau
về thuật ngữ này.
Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra một khái niệm đầy đủ về PHCN như sau: “PHCN
bao gồm các biện pháp y học, kinh tế, xã hội, giáo dục hướng nghiệp và kỹ thuật phục hồi
nhằm làm giảm tác động của giảm khả năng và tàn tật, đảm bảo cho người tàn tật hội nhập
xã hội, có những cơ hội bình đẳng và tham gia đầy đủ các hoạt động của xã hội.” (WHO,
2011)
Trong thông tư số 46/2013 của Bộ Y tế, PHCN được hiểu: “Là quá trình trợ giúp
cho người bệnh và người khuyết tật bằng phương pháp y học, kỹ thuật PHCN, biện pháp
giáo dục và xã hội làm giảm tối đa ảnh hưởng của khuyết tật, giúp người bệnh có cơ hội
bình đẳng tham gia các hoạt động xã hội và hòa nhập cộng đồng”. (Bộ Y tế, 2013)
Cũng có khái niệm khác về PHCN như: “PHCN là trả lại các chức năng bị giảm
hoặc bị mất cho người tàn tật hoặc là giúp họ xử trí tốt hơn với tình trạng tàn tật của mình
khi ở nhà hoặc ở cộng đồng. PHCN không chỉ huấn luyện người tàn tật thích nghi với môi
8


trường sống mà còn tác động vào môi trường và xã hội tạo nên khối thống nhất cho quá
trình hội nhập của người tàn tật”. (Phục hồi chức năng, nd)
Theo tài liệu “Hướng dẫn người khuyết tật và gia đình về phục hồi chức năng dựa
vào cộng đồng” định nghĩa rằng: “PHCN là một hình thức cung cấp các biện pháp PHCN
về thể chất, tâm thần, hỗ trợ về mặt xã hội, việc làm, giáo dục và tạo ra các điều kiện
thuận lợi khác tại cộng đồng để NKT có thể phát huy được hết khả năng của mình, nâng
cao chất lượng cuộc sống để hoà nhập xã hội.” (Bộ Y tế, 2008)
Từ các định nghĩa về “hoạt động”, “PHCN” được nêu ở trên, với thực tiễn đề tài

nghiên cứu này, “hoạt động PHCN” được hiểu là: “Hoạt động y học, xã hội, giáo dục, kinh
tế và kỹ thuật phục hồi tạo ra các điều kiện thuận lợi để NKT có thể phát huy được hết khả
năng của mình, nâng cao chất lượng cuộc sống để hoà nhập xã hội.”
b) Hoạt động phục hồi chức năng cho trẻ em khuyết tật
Từ những khái niệm về “khuyết tật”, “trẻ em khuyết tật”, “hoạt động PHCN” ở
trên, đề tài nghiên cứu này sử dụng định nghĩa về “hoạt động PHCN cho TEKT” như sau:
“Hoạt động PHCN cho TEKT là các hoạt động y học, xã hội, giáo dục, kinh tế và kỹ thuật
phục hồi nhằm tạo ra các điều kiện thuận lợi để TEKT có thể phát huy được hết khả năng
của mình, nâng cao chất lượng cuộc sống để hoà nhập xã hội.”
1.1.2 Các lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu
1.1.2.1 Thuyết nhu cầu của Maslow
Năm 1943, A. Maslow đã phát triển một trong các lý thuyết mà tầm ảnh hưởng của
nó được thừa nhận rộng rãi và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Đó là lý thuyết
về Thang bậc nhu cầu (Hierarchy of Needs) của con người. Trong lý thuyết này, ông sắp
xếp các nhu cầu của con người theo một hệ thống trật tự cấp bậc, trong đó, các nhu cầu ở
mức độ cao hơn muốn xuất hiện thì các nhu cầu ở mức độ thấp hơn phải được thỏa mãn
trước. Tổng quan về lý thuyết Thang bậc nhu cầu của Maslow (Maslow’s Hierarchy of
Needs). Trong thời điểm đầu tiên của lý thuyết, Maslow đã sắp xếp các nhu cầu của con
người theo 5 cấp bậc. (Bùi Thị Xuân Mai, 2014)
Dưới đây là bậc thang nhu cầu nhằm đánh giá nhu cầu của TEKT xếp theo bậc thang
tầm quan trọng từ thấp đến cao.

9


Nhu cầu được
thể hiện mình
Nhu cầu được tôn trọng
Nhu cầu xã hội/ nhu cầu được yêu
thương

Nhu cầu an toàn
Nhu cầu cơ bản
Hình 1: Bậc thang nhu cầu của Maslow
Trong cách tiếp cận của Maslow, con người luôn có xu hướng thỏa mãn trước tiên
những nhu cầu quan trọng nhất ở vị trí bậc thang đầu tiên rồi sau đó mới hướng tới thỏa
mãn nhu cầu cao hơn và đối với TEKT cũng như vậy, cũng cần có 5 nấc thang nhu cầu như
tất cả các cá nhân khác. TEKT cũng có những nhu cầu cơ bản như mọi trẻ em, tuy nhiên
TEKT có thêm những nhu cầu hỗ trợ đặc biệt do những khó khăn mà khuyết tật gây ra. Dựa
trên tháp nhu cầu Maslow, TEKT có những nhu cầu:
➢ Nhu cầu cơ bản
Đây là nhu cầu đầu tiên, cơ bản nhất đối với mỗi người. Nhu cầu vật chất bao gồm:
thức uống, nước uống, chỗ ở, quần áo, được chăm sóc khi đau ốm,… Nếu nhu cầu này
không được đáp ứng thì trẻ sẽ không thể tồn tại, duy trì cuộc sống và phát triển.
➢ Nhu cầu về sự an toàn
Có thể hiểu môi trường sống an toàn là một môi trường sống không nguy hiểm, có lợi
cho sự phát triển liên tục và lành mạnh của con người. Được đảm bảo sức khỏe, được tiếp
cận các DV y tế,…đối với TEKT thì nhu cầu này trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Nhu
cầu an toàn được thể hiện ngay từ khi đứa trẻ mới lọt lòng đồng thời cũng duy trì và tồn tại
trong suốt đời người. Điều đó có thể lý giải tại sao trẻ em từ lúc sinh ra đến tuổi trưởng
thành vẫn luôn luôn cần có người thân bên cạnh và TEKT cũng như vậy. Để TEKT làm
việc độc lập và vô cùng khó khăn, nếu như TEKT sống trong sự sợ hãi hoặc bất ổn định.
Khi trẻ sợ, điều quan trọng nhất đối với trẻ là có được một môi trường an toàn. Ở TEKT,
việc đi lại, di chuyển, cử động khó khăn; tinh thần thường cảm thấy bất an. Việc tự bảo vệ
của trẻ lại càng khó khăn, hay những kỹ năng trong cuộc sống còn thiếu, cho nên trẻ thường
nhút nhát, tự ti, thường ngại tiếp xúc với người khác, đôi khi còn sợ sệt.
10


Trẻ có nhu cầu, mong muốn được an toàn, không bị bỏ rơi, sao nhãng hay bóc lột, bạo
lực,…; Trẻ có nhu cầu được đảm bảo an toàn sinh mạng trong môi trường sống của mình,

trong những hoạt động sinh hoạt hằng ngày, trong học tập, tham gia vào các hoạt động xã
hội và cả về tâm lý,… Nếu sống trong môi trường thiếu an toàn, tâm lý của trẻ em luôn bất
ổn, nối lo sợ, ám ảnh sẽ xuất hiện đe dọa cuộc sống tinh thần của trẻ.
➢ Nhu cầu xã hội/ được yêu thương
Con người có nhu cầu được thể hiện tình cảm, đón nhận thình yêu thương và cảm thấy
mình thuộc vào một nhóm, cộng đồng, xã hội. TEKT cũng mong muốn có tình yêu thương
từ gia đình yên ấm, bạn bè, cộng đồng, mong muốn được giao lưu trò chuyện với mọi người
xung quanh, có những mối quan hệ bạn bè tốt, được lắng nghe, được thấu hiểu và sẻ
chia…Với TEKT nhu cầu tình cảm là không thể thiếu. Sự động viên, an ủi của người khác
đối với trẻ là nguồn động viên, cổ vũ lớn lao để các em vượt qua những khó khăn, thiệt
thòi, mặc cảm, lo âu,… TEKT có nhu cầu được giao tiếp, chia sẻ, trò chuyện, lắng nghe,…;
cần yêu thương, được đùm bọc, gắn bó, quan tâm,…; cần hòa nhập, không bị phân biệt đối
xử, không bị cách ly,…
➢ Nhu cầu được tôn trọng
Được tôn trọng là một nhu cầu chính đáng của con người. Trong cuộc sống, bất kỳ cá
nhân nào cũng đều mong muốn nhận được sự quan tâm và tôn trọng từ những người xung
quanh.Việc con người mong muốn được tôn trọng cho thấy bản thân mỗi cá nhân đều có
khát vọng trở thành người có ích, cảm thấy mình được thừa nhận trong nhóm, tập thể hay
một cộng đồng nào đó. Nhu cầu được tôn trọng là đặc biệt đối với TEKT. Tôn trọng giúp
trẻ có được sự tự tin, dám nói lên những mong muốn của mình. Tôn trọng có nghĩa là tôn
trọng sự khác biệt, không xa lánh…
➢ Nhu cầu được thể hiện mình
Đối với trẻ em nói chung, muốn phát triển tốt, trở thành con người có ích cho xã hội,
các em cần được sống trong một môi trường tốt cùng với sự nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo
dục. TEKT cũng có những mong muốn của bản thân, được tham gia và tự khẳng định mình
trong các mối quan hệ với gia đình, bạn bè và xã hội. Dù có những hạn chế về bản thân
mình những TEKT vẫn có những khả năng tiềm ẩn, có những ước mơ, những hoài bão
riêng. TEKT có nhu cầu về nhận thức (học hỏi, hiểu biết, tìm hiểu, tích lũy kiến thức,…),
về thẩm mỹ, cái đẹp và thực hiện được những ước mơ và khẳng định bản thân mình trong
cuộc sống…

TEKT có rất nhiều nhu cầu khác nhau, việc áp dụng thuyết nhu cầu Maslow để xem
xét trẻ đã được đáp ứng những nhu cầu nào, có những nhu cầu nào chưa được thỏa mãn,
11


chưa được đáp ứng. Từ đó có thể đánh giá, phân loại và xác định nhu cầu của từng trẻ
khuyết tật. Thông qua việc xác định, đánh giá và phân loại nhu cầu của mỗi trẻ để có những
các phương pháp can thiệp, trị liệu PHCN đúng đắn và có hiệu quả.
1.1.2.2 Thuyết hệ thống
Thuyết hệ thống được phát triển vào những năm 30 và 40 của thế kỷ XX do nhà
sinh học Ludvig Von Bertalanffy khởi xướng. Thuyết hệ thống bao quát mọi lĩnh vực như
sinh học, kinh tế, xã hội học. Một hệ thống được định nghĩa là một tổng thể phức hợp gồm
nhiều yếu tố liên quan với nhau và mỗi biến động trong một yếu tố nào đó đều tác động lên
những yếu tố khác và cũng tác động lên toàn bộ hệ thống. Một hệ thống có thể gồm nhiều
tiểu hệ thống, đồng thời là một bộ phận của một đại hệ thống. Có những hệ thống khép kín,
không trao đổi với hệ thống xung quanh. Hệ thống bao gồm các tiểu hệ thống và các thành
phần. Hệ thống các phức tạp thì tổng hợp các tiểu hệ thống và các thành phần càng đa dạng.
(Trần Đình Tuấn, 2009)
Lý thuyết hệ thống chỉ ra sự tác động mà các tổ chức, chính sách, các cộng đồng và
các nhóm ảnh hưởng lên cá nhân. Cá nhân được xem như là bị lôi cuốn vào sự tương tác
không dứt với nhiều hệ thống khác nhau trong môi trường. Lý thuyết hệ thống xem mỗi
một cá nhân con người được cấu thành nên từ các tiểu hệ thống: sinh học, tâm lý - xã hội.
trong quá trình hỗ trợ PHCN cho TEKT cần đặt hoạt động đó dưới góc nhìn hệ thống.
PHCN cho TEKT bao gồm nhiều mặt, nhiều biện pháp, những biện pháp về y tế, xã
hội, kinh tế, giáo dục,… Việc ứng dụng thuyết hệ thống vào nghiên cứu nhằm phân tích,
đánh giá về hệ thống các hoạt động PHCN cho TEKT tại trường Trẻ em khuyết tật tỉnh
Quảng Trị (trong học tập, dạy nghề, sinh hoạt, xã hội) được triển khai như thế nào, chỉ ra
được những hiệu quả, những mặt hạn chế, chưa phát huy được và từ đó đưa ra các phương
pháp đẩy mạnh tổng thể hoạt động PHCN cho TEKT.
1.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Hiện nay, trên thế giới và Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu, tài liệu đề cập
đến hoạt động PHCN cho TEKT. Các tác giả nghiên cứu vấn đề này chủ yếu quan tâm đến
các nội dung: các hình thức PHCN, thực trạng hoạt động PHCN, các phương pháp PHCN
và đánh giá hiệu quả hoạt động PHCN.

12


1.2.1 Các hình thức phục hồi chức năng
Hiện nay có nhiều hình thức PHCN được triển khai tại Việt Nam. Hoạt động PHCN
giúp cho các hoạt động vốn bị cản trở, khó khăn do bệnh tật của TEKT trở nên dễ dàng
hơn. Nhờ vậy mà sau khi PHCN, họ có thể vui chơi, học tập, làm việc, hòa mình vào với
cộng đồng, giúp họ có thái độ tích cực hơn với cuộc sống, từ đó, có thể thay đổi cách nhìn
nhận của xã hội đối với NKT nói chung và TEKT nói riêng.
Tác giả Bùi Thị Kim Hoa (2014) đã khái quát những vấn đề cơ bản về NKT và nêu
nên các loại hình chăm sóc trợ giúp NKT và vai trò của NV CTXH với NKT. Giáo trình
còn đề cập đến những khó khăn của TEKT trong trường học (từ những khó khăn chủ quan
đến những khó khăn khách quan), đưa ra các mục đích và hình thức PHCN. Về hướng thực
hành, giáo trình nêu các phương pháp làm việc cá nhân, làm việc nhóm, làm việc với gia
đình, cũng như các nguồn lực trong quá trình trợ giúp NKT cũng như TEKT.
Hình thức tại bệnh viện hay các trung tâm PHCN
Đây là hình thức phổ biến từ trước đến nay. NKT tới viện và được các nhân viên Y tế
can thiệp PHCN. Hình thức này có thể đem lại hiệu quả và chất lượng điều trị PHCN rất
cao. Tuy nhiên với sự hạn chế về nguồn nhân lực cán bộ PHCN trong khi nhu cầu PHCN
của NKT là rất lớn nên hình thức này chỉ đáp ứng được một số rất ít nhu cầu của NKT. Mặt
khác chi phí cho PHCN hình thức này khá lớn (tính cả chi phí trực tiếp lẫn gián tiếp).
Hình thức ngoài bệnh viện và trung tâm PHCN
Cán bộ y tế PHCN tại chỗ, các cán bộ PHCN tổ chức các buổi khám và hướng dẫn
PHCN cho một nhóm những NKT theo địa bàn sinh sống một cách định kỳ. Số NKT được
tiếp cận với PHCN cũng đã được phục hnhiều hơn. Với hình thức này, tốn kém nhưng vẫn

thiếu sự phối hợp giữa cơ quan y tế, giáo dục, nghề nghiệp và xã hội; Sự giúp đỡ và tham
gia của cộng đồng hạn chế.
Hình thức PHCN dựa vào cộng đồng (PHCN DVCĐ)
PHCN DVCĐ là việc chuyển giao kiến thức về khuyết tật và kỹ năng phục hồi đến
tận NKT tại gia đình và do NKT, gia đình cùng cộng đồng tiến hành dưới sự hướng dẫn
của cán bộ y tế địa phương trong việc chăm sóc y tế, giáo dục, nghề nghiệp và các hoạt
động xã hội khác. Làm thay đổi nhận thức của xã hội nhìn nhận chấp nhận NKT là thành
viên bình đẳng.
PHCN DVCĐ là biện pháp chiến lược nằm trong sự phát triển của cộng đồng về
PHCN, bình đẳng về mọi cơ hội hòa nhập xã hội cho tất cả NKT.

13


PHCN DVCĐ được triển khai với sự phối hợp chung của chính bản thân NKT, gia
đình và cộng đồng bằng những dịch vụ y tế, giáo dục, hướng nghiệp và xã hội thích hợp.
(Nguyễn Thị Kim Hoa, 2014)
1.2.2 Các nghiên cứu về hoạt động PHCN cho TEKT
Nghiên cứu về thực trạng hoạt động PHCN
Trong những năm gần đây, các quan niệm về khuyết tật và PHCN có những thay đổi
lớn. PHCN y học đơn thuần được thay thế bởi mô hình phục hồi chức năng xã hội. Ở Việt
Nam, các hoạt động PHCN cho NKT đã được cải thiện, chất lượng ngày một hoàn chỉnh
hơn, đáp ứng một phần nhu cầu của NKT. Bên cạnh đó cũng có những mặt hạn chế, tồn tại
cần được cải thiện để nâng cao chất lượng hiệu quả của hoạt động.
Theo tác giả Nguyễn Minh Thủy với bài viết “Các yếu tố liên quan đến tiếp cận dịch
vụ phục hồi chức năng của NKT” của Tạp chí Y tế cộng đồng cho thấy rằng, tại Việt Nam,
các nghiên cứu về sự tiếp cận các dịch vụ và thực trạng hoạt động PHCN còn rất nghèo
nàn, chủ yếu nằm trong nghiên cứu về tác động của chương trình PHCN DVCĐ mà chưa
đưa ra được một bức tranh hoàn chỉnh phân tích thực trạng hoạt động PHCN, các yếu tố
ảnh hưởng đến việc cung cấp dịch vụ PHCN cho các dạng tật khác nhau. Nghiên cứu chỉ

ra yếu tố thứ nhất, về địa lý, NKT sống trong vùng nông thôn, miền núi, hải đảo,… sẽ ít có
khả năng tiếp cận dịch vụ PHCN, đặc bệt là dịch vụ y tế cần thiết. Thứ hai, về yếu tố kinh
tế - xã hội, TEKT/NKT có trình độ trung học cơ sở có nhiều khả năng tiếp cận dịch vụ
hơn… Kết quả cũng cho thấy cân có những biện pháp để tăng tỷ lệ TEKT tiếp cận được
với dịch vụ cần thiết qua các kênh thông tin, trong đó có dịch vụ PHCN, đặc biệt đối với
nhóm khuyết tật cần được can thiệp PHCN y học và nhóm khuyết tật ở địa bàn miền núi,
nông thôn, những vùng khó khăn… (Nguyễn Minh Thủy, 2013)
Tương tự như trên, tổng hợp của Celia Pechak, PT, MPH & PhD (C) Mary
Thompson với nghiên cứu “Disability and Rehabilitation in Developing countries”,
(Khuyết tật và PHCN ở các nước đang phát triển) đưa ra thực trạng của việc thực hiện
PHCN trong y tế và PHCN DVCĐ. Nghiên cứu đánh giá thực trạng của dịch vụ PHCN ở
các nước đang phát triển trên thế giới, đưa ra một hoạt động PHCN y tế lý tưởng sẽ bao
gồm: chăm sóc y tế, trị liệu vật lý, điều trị âm ngữ, điều dưỡng chuyên nghiệp, trị liệu tâm
lý – xã hội, liệu pháp chuyên môn. Nhưng trên thực tế, hoạt động PHCN chưa được hoàn
hảo như vậy. Thứ nhất, PHCN y tế thường tập trung tại các trung tâm đô thị, nhiều NKT
cũng như TEKT khác không thể tiếp cận vì chi phí tài chính và/hoặc khoảng cách địa lý;
Thứ hai, hầu hết các bác sĩ không được đào tạo chuyên sâu về PHCN, nếu có thì còn rất
hạn chế; Thứ tư, việc trị liệu chuyên môn là không phổ biến, hiện đang ít nơi tiến hành việc
14


điều trị tâm lý – xã hội và các liệu pháp chuyên môn cho NKT và gia đình NKT; Thứ năm,
các chuyên viên trị liệu âm ngữ, chuyên viên PHCN và nhân viên tâm lý là rất hiếm và
chênh lệch về mức độ đào tạo của từng chuyên viên. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng nêu ra
những khó khăn của TEKT nói riêng và NKT nói chung về ảnh hưởng của họ đến sự phát
triển của xã hội; về sự tiếp cận dịch vụ chăm sóc y tế và PHCN. (Celia Pechak, PT, MPH,
PhD (C) Mary Thompson, 2007)
Nghiên cứu về phương pháp PHCN cho TEKT
Việt Nam hiện đã triển khai nhiều phương pháp PHCN cho NKT nói chung và TEKT
nói riêng. PHCN DVCĐ là một chương trình đã được triển khai từ năm 1987 tại Tiền Giang,

cho đến nay thì mạng lưới PHCN DVCĐ đã được phát triển ở 51/63 tỉnh, thành phố với
hơn 50% số huyện, trên 50% số xã, khoảng 74% NKT sống tại các địa phương được hưởng
lợi từ mạng lưới này. Chương trình PHCN DVCĐ của Bộ Y tế đã phát hành nhiều tài liệu
hướng dẫn can thiệp, điều trị PHCN về y học, giáo dục, kinh tế, xã hội, … với các dạng
khuyết tật khác nhau.
Trong tài liệu “PHCN cho người khuyết tật/ giảm chức năng nhìn” đã đưa ra những
dấu hiệu phát hiện vấn đề, khó khăn của TEKT và NKT/ giảm chức năng nhìn, từ đó đưa
ra hướng can thiệp, điều trị PHCN, can thiệp giáo dục cho TEKT/ giảm chức năng nhìn
trong dạy nghề cho người có khuyết tật/giảm chức năng nhìn; trợ giúp về tâm lý và xã hội
cho người mù và TEKT nhìn,… (Bộ Y tế, 2008)
Tiếp theo đó, tài liệu “PHCN cho trẻ giảm thính lực (khiếm thính)” nêu ra những kiến
thức cơ bản nhất về khái niệm, triệu chứng, cách phát hiện, các biện pháp chăm sóc và
PHCN cho trẻ giảm thính lực. Ngoài ra, tài liệu cũng cung cấp một số thông tin cơ bản về
những nơi có thể cung cấp dịch vụ cần thiết mà gia đình trẻ có thể tham khảo. (Bộ Y tế,
2008)
“PHCN cho trẻ chậm phát triển trí tuệ” là cuốn tài liệu giới thiệu về trẻ khuyết tật trí
tuệ, những đặc điểm và dạng khuyết tật trí tuệ, những khó khăn mà trẻ chậm PTTT đang
gặp phải như: vấn đề tự chăm sóc, vấn đề học tập, sở thích, vận động cảm giác, nhận thức
và tâm lý xã hội; tài liệu đưa ra những nguyên nhân, các dấu hiệu phát hiện sớm trẻ chậm
PTTT và cách can thiệp sớm như: trị điệu PHCN/ điều trị y học, hướng nghiệp, giáo dục
trẻ và hỗ trợ gia đình trẻ,… (Bộ Y tế, 2008)
Tương tự như các tài liệu trên, cuốn tài liệu “Phục hồi chức năng trẻ tự kỷ” giới thiệu
chung về trẻ tự kỷ và các dạng/ mức độ, nguyên nhân và những khó khăn của trẻ tự kỷ. Tài
liệu cũng đưa ra những biện pháp phát hiện sớm và các hình thức, phương pháp can thiệp,

15


trị liệu PHCN cho trẻ tự kỷ và cung cấp một số cơ sở, dịch vụ hỗ trợ trẻ tự kỷ…. (Bộ Y tế,
2008)

Ngoài ra, cuốn tài liệu “Thể thao, văn hóa và giải trí cho người khuyết tật” đã nêu ra
tầm quan trọng của thể thao, văn hóa và giải trí đối với NKT nói chung và TEKT nói riêng.
Những hoạt động đó giúp NKT/TEKT phát triển kỹ năng vận động/trí tuệ, nhận thức, xã
hội; Tăng cường sự tham gia của NKT vào đời sống xã hội; Tạo nên thái độ tốt của NKT
đối với xã hội và gia đình; Giảm sự cách ly, xa lánh NKT, gia đình họ; Tăng cường chất
lượng cuộc sống của NKT và tái PHCN cho bản thân NKT. Đưa ra những hoạt động, các
phương pháp tổ chức phù hợp với từng dạng và độ tuổi khuyết tật, các hoạt động vui chơi
kích thích phát triển của TEKT. (Bộ Y tế, 2008)
Bên cạnh đó, theo tác giả Nguyễn Hải Hữu và các cộng sự (được trích dẫn bởi Trần
Đăng Khoa, 2017) với tài liệu “Tập huấn chăm sóc người tàn tật” đưa ra những hướng dẫn
về nghiệp vụ, kỹ năng chăm sóc NKT cho cán bộ, nhân viên tại các cơ sở BTXH.
Cụ thể các nghiên cứu về các phương pháp PHCN trong giáo dục, tác giả Nguyễn
Hữu Dũng với đề tài “Thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học tại các trường dạy
TEKT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” đã đưa ra đánh giá về những hạn chế trong hoạt động PHCN
trong dạy học cho TEKT và đưa ra một số phương pháp PHCN trong học tập đối với trẻ
khiếm thính (phương pháp dạy ngôn ngữ ký hiệu, ngôn ngữ bằng ngón tay, phương pháp
đọc hình miệng, phương pháp tổng hợp), đối với trẻ chậm PTTT (phương pháp làm mẫu,
dùng lời, dùng hình vẽ, tranh ảnh hoặc chữ viết, cử chỉ, ký hiệu) và những định hướng điều
chỉnh phương pháp PHCN cho TEKT… (Nguyễn Hữu Dũng, 2009)
Cùng với phương pháp trong dạy học cho TEKT của tác giả Nguyễn Hữu Dũng, các
bài giảng về đại cương giáo dục TEKT lần lượt của Trần Thị Hòa, Lê Thị Hằng và TS.
Huỳnh Thị Thu Hằng cũng đưa ra những hình thức giáo dục đặc biệt cho TEKT tại trường
học. Tác giả Trần Thị Hòa với bài giảng “Đại cương về giáo dục trẻ khiếm thị” đưa ra
những vấn đề chung về trẻ khiếm thị và các phương pháp can thiệp PHCN trong giáo dục
đối với trẻ khiếm thị (phương pháp dung chữ Braille, phương pháp kích thích trực quan,…);
(Trần Thị Hòa, 2008)
Bài giảng “Đại cương về giáo dục trẻ khiếm thính” của Lê Thị Hằng và “Đại cương
về giáo dục trẻ chậm phát triển trí tuệ” của Huỳnh Thị Thu Hằng, Khoa Tâm lý – Giáo
dục, trường Đại học Sư Phạm Đà Nẵng cũng đã giới thiệu về những vấn đề chung về trẻ
khiếm thính và chậm PTTT, những đặc điểm về ngôn ngữ, giao tiếp, nhận thức, hành vi, trí

nhớ,… của trẻ. Các bài giảng cũng đưa ra những phương pháp can thiệp PHCN trong giáo
dục TEKT như tiếp cận song ngữ, giap tiếp tổng hợp,.. đối với trẻ khiếm thính và các
16


phương pháp tâm vận động, kích thích giác quan,… đối với trẻ chậm PTTT. (Lê Thị Hằng,
Huỳnh Thị Thu Hằng, 2008)
Nghiên cứu đánh giá hiệu quả PHCN cho TEKT
Nhìn chung tất cả các nước đang phát triển, việc phát hiện thường không được thực
hiện ở giai đoạn sớm. Nhiều TEKT không được chẩn đoán cho đến khi bắt đầu đi học mẫu
giáo hoặc muộn hơn, do đó khi được chẩn đoán thì tình trạng của trẻ không còn ở giai đoạn
can thiệp tốt nhất; thậm chí trong nhiều trường hợp, khi khuyết tật ở trẻ được phát hiện thì
những cơ hội để cải thiện tình trạng đã hoàn toàn bị bỏ lỡ.
Báo cáo “Mô hình phục hồi chức năng cho TEKT tại trung tâm Hương Sen, những
vấn đề cần quan tâm giải quyết” đưa ra kết quả sau khi PHCN trong thời gian 3 – 6 tháng
đối với TEKT tại trung tâm. Cụ thể về TEKT vận động: có 92,4% trẻ tiến bộ tốt; có 1,9%
trẻ không tiến bộ bởi lý do khuyết tật nặng và thời gian điều trị ngắn. Đối với trẻ chậm phát
triển trí tuệ và chậm nói, câm điếc có 45,5% trẻ tiến bộ tốt và 3,6% trẻ không tiến bộ do tàn
tật nặng và thời gian điều trị ngắn. Nhiều trẻ sau khi điều trị tại Trung tâm, khi trở về cộng
đồng đã được Trung tâm giới thiệu đi học nghề tại Trường Kỹ nghệ I Sơn Tây, thuộc Bộ
Lao động – Thương binh và Xã hội, Trung tâm Dạy nghề nhân đạo ở Hà Nội... Sau vài năm
đã có thể kiếm được việc làm, tự lập và nuôi sống bản thân… (Đỗ Thị Thanh Hương &
Phùng Thanh Thảo, nd)
Theo tác giả Nguyễn Hữu Chút (2017) với đề tài “Đánh giá tác động của mô hình
tăng cường phát hiện sớm khuyết tật đối với các bà mẹ có con dưới 6 tuổi tại huyện Hoài
Đức – thành phố Hà Nội giai đoạn 2014 – 2016” đã đưa ra những đánh giá về hiệu quả của
việc phát hiện và can thiệp sớm, trong đó việc can thiệp PHCN sớm cho TEKT đem lại
những kết quả tích cực. Tại Việt Nam, một số chương trình đề án đã được triển khai và kết
quả tốt và một trong những chương trình có nội dung phát hiện sớm đầu tiên là chương
trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng (PHCN DVCĐ). Chương trình PHCN DVCĐ

áp dụng các biện pháp sàng lọc phát hiện sớm – can thiệp sớm tại cộng đồng do cán bộ tại
cộng đồng thực hiện đã có hiệu quả trong việc nâng cao cuộc sống, chức năng của TEKT,
bao gồm cả khuyết tật về thị lực, về nghe và cả những KT khác. Theo đánh giá của chương
trình cho thấy nếu TEKT được can thiệp PHCN sớm thì ảnh hưởng của khuyết tật với cuộc
sống, học tập của trẻ sẽ giảm bớt đi rất nhiều và nhiều trẻ đã có cơ hội hòa nhập xã hội.
Bên cạnh hai đề tài trên, tác giả Hoàng Mai Khanh - Trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh với đề tài“Các yếu tố ảnh hưởng đến
việc hội nhập của TEKT trong trường học” cũng đưa ra kết quả nghiên cứu về một số yếu
tố ảnh hưởng đến việc hội nhập của TEKT trong trường học tại 03 trường giáo dục chuyên
17


biệt trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh. Nghiên cứu đã khảo sát 126 cha mẹ của TEKT (khiếm
thị, khiếm thính và một số trẻ đa tật), 33 giáo viên qua bảng hỏi điều tra. Kết quả nghiên
cứu chỉ ra một số yếu tố từ hạn chế về khiếm khuyết của bản thân trẻ, nhà trường và gia
đình có ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp, hợp tác của TEKT, khuyến khích hội nhập trong
môi trường học đường và đánh giá về tác động của hoạt động PHCN cho TEKT. Đặc biệt,
những yếu tố liên quan đến mối quan hệ giữa trẻ với anh chị em, thầy cô, bạn bè và các
hoạt động nhóm, hoạt động tập thể, giao lưu tác động rất tích cực đến khả năng giao tiếp,
hỗ trợ phát triển các kỹ năng xã hội cho TEKT. Để việc học tập, lĩnh hội tri thức, nghề
nghiệp, nhóm kỹ năng xã hội của TEKT được phát triển, thúc đẩy trẻ hội nhập xã hội tốt,
nghiên cứu chỉ ra những kỹ năng, kiến thức các cha, mẹ trẻ cần có về dịch vụ PHCN cho
trẻ, nếu trẻ được can thiệp PHCN sớm sẽ hiệu quả hơn đến việc hội nhập của TEKT. (Hoàng
Mai Khanh, 2016)
Song song với việc đưa ra các số liệu về hiệu quả việc PHCN cho TEKT trong các
nghiên cứu trên, bộ tài liệu “Hướng dẫn phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng” của WHO
đưa ra kết quả của việc can thiệp PHCN cho TEKT, trong đó nổi bật kết quả hoạt động này
đối với cô gái có tên là Selam: Kể từ khi lên tám tuổi, Selam bị một khối u màng não lành
tính và bị nhìn kém, nhưng theo thời gian, cô bị mất đi thị lực. Do khuyết tật và nghèo đói
của mình, cô không được can thiệp phẫu thuật và không thể tiếp tục việc học của mình và

Selam ngày càng trở nên chán nản. Cô trở nên cô đơn, chỉ ở nhà và không giao lưu với bạn
bè. Cô đã trở thành một gánh nặng cho gia đình, những người không biết phải làm gì với
cô. Tuy nhiên, sau khi được nhân viên PHCN DVCĐ điều trị bằng các phương pháp phục
hồi, các bài huấn luyện, Selam bây giờ đã khá độc lập và có thể tự do đi lại. Cô cũng đang
học chữ nổi Braille vì thế cô có thể trở lại trường học. Nhờ vào sự can thiệp của PHCN
DVCĐ, chất lượng cuộc sống của Selam đã thay đổi đáng kể và không còn là một gánh
nặng cho gia đình.” Hoạt động PHCN đã tác động lên Selam giúp cô có một cuộc sống
mới, có thể độc lập tự do đi lại và tham gia vào mọi hoạt động học tập, xã hội, tiến tới hòa
nhập cộng đồng. (WHO, 2010)
Nghiên cứu nước ngoài của Michelle L. Rogers & Dennis P. Hogan (2003) với đề tài
“Family Life With Children With Disabilities: The Key Role of Rehabilitation” (Cuộc sống
gia đình với trẻ em khuyết tật: Vai trò chính của PHCN) đưa ra những hạn chế về khiếm
khuyết và giới hạn chức năng của TEKT thường gắn liền với một loạt các kết quả tiêu cực
trong gia đình, chúng bao gồm việc giảm đi cơ hội học tập, cơ hội việc làm của TEKT,
giảm thời gian kiếm thêm thu nhập của gia đình, tăng thời gian dành cho chăm sóc TEKT
trong gia đình và tăng thêm thời gian làm việc nhà (Breslau, 1983); tăng sự khủng hoảng
18


×