Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Tiểu luận tình huống kết thúc khóa học lớp chuyên viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.5 KB, 18 trang )

1. Lí do chọn đề tài
Để chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước, nhằm bồi dưỡng
kiến thức và nâng cao trình độ, kỹ năng quản lý hành chính Nhà nước trong
công tác chuyên môn và để đáp ứng yêu cầu quản lý hành chính Nhà nước
trong tình hình mới, tôi đã tham gia học lớp “Bồi dưỡng kiến thức Quản lý
Nhà nước ngạch chuyên viên năm 2019 tại huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre”
từ ngày 02/7/2019 đến ngày 23/8/2019. Qua khóa học này, tôi đã được cung
cấp những kiến thức sâu, rộng về Quản lý Nhà nước trong nhiều lĩnh vực, từ
đó nâng cao hiểu biết và phân tích nhiều tình huống nảy sinh trong quá trình
tham gia công tác quản lý hành chính nhà nước đối với lĩnh vực GD và ĐT.
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 hàng năm được coi là kỳ thi tuyển quan
trọng nhất đối với học sinh THCS và các trường THCS bởi với học sinh vừa
tốt nghiệp THCS, đây không chỉ là cuộc thi “đọ sức’’ mà kết quả thi còn ảnh
hưởng lớn đến sự lựa chọn hướng đi trong tương lai của các em học sinh nên
các em rất có ý thức trong kỳ thi này.
Chính vì thế, để đảm bảo kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 diễn ra đúng quy
chế, đảm bảo tính công bằng, bình đẳng giữa các học sinh thì công tác tiếp
nhận và quản lý hồ sơ đăng ký dự tuyển tại các trường THPT là cực kỳ quan
trọng. Công tác tiếp nhận và quản lý hồ sơ tuyển sinh tốt sẽ giúp cho Hội
đồng tuyển sinh tại các trường THPT thực hiện tốt công tác tổ chức thi tuyển
đồng thời tránh khỏi những khó khăn phát sinh, những khiếu nại sau kỳ thi.
Trong nhiều năm nay, công tác tổ chức tuyển sinh vào lớp 10 tại huyện
Giồng Trôm nói riêng và tỉnh Bến Tre nói chung diễn ra an toàn, nghiêm túc
và đúng quy chế. Cuối năm học 2018-2019 vừa qua, căn cứ Thông tư số
11/2014/TT-BGDĐT ngày 18/4/2014 của Bộ trưởng Bộ GD và ĐT ban hành
Quy chế tuyển sinh THCS, THPT được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số

1


18/2014/TT-BGDĐT ngày 26/5/2014 và Thông tư số 05/2018/TT-BGDĐT


ngày 28/2/2018, Sở GD và ĐT Bến Tre đã ban hành 02 văn bản hướng dẫn
các trường THPT và Phòng GD và ĐT nhằm hướng dẫn các trường THCS
công tác tuyển sinh vào lớp 10 công lập năm học 2019-2020: Kế hoạch số
289/KH-SGD&ĐT ngày 05/3/2019 và Hướng dẫn số 518/SGD&ĐTKTQLCLGD&CNTT ngày 18/4/2019.
Thực hiện chỉ đạo của Sở GD và ĐT Bến Tre, Phòng GD và ĐT Giồng
Trôm đã ban hành Công văn số 179/PGD&ĐT-CM ngày 23/4/2019 về việc
hướng dẫn công tác tuyển sinh vào lớp 10 THPT và lớp 6 THCS năm học
2019-2020.
Theo đó, các trường THCS trên địa bàn huyện Giồng Trôm thông báo
đến tất cả học sinh, các bậc phụ huynh của học sinh lớp 9 về kế hoạch, chỉ
tiêu và quy định thủ tục đăng ký dự thi tuyển vào lớp 10 THPT. Trong đó,
đáng chú ý là thông tin hộ tịch của học sinh trên các loại giấy tờ có liên quan
phải đảm bảo tính chính xác, đúng quy định và thống nhất.
Tuy nhiên, công tác tiếp nhận và thụ lý hồ sơ đăng ký dự thi tuyển vào
lớp 10 tại các trường THPT còn lỏng lẻo, quy trình chưa chặt chẽ, thiếu sự
quan tâm rà soát đối chiếu thông tin giữa các loại hồ sơ của học sinh dẫn đến
một số sai sót trong công tác tổ chức thi tuyển. Việc sai sót, bổ sung và điều
chỉnh thông tin của học sinh phổ biến nhất là sai ngày sinh, nơi sinh, hộ khẩu,
nơi ở thường trú, tên cha, mẹ; hoặc sai sót về mặt kỹ thuật trong việc sao chép
điểm của học sinh giữa học bạ và sổ ghi tên ghi điểm, trong việc nhập dữ liệu
vào hệ thống phần mềm thi tuyển vào lớp 10, thậm chí có trường hợp học sinh
(người thân của học sinh) mượn khai sinh của người khác để đăng ký dự thi
tuyển vào lớp 10, ….
Chính vì thế, trong khuôn khổ vận dụng những kiến thức cơ bản mà
bản thân đã lĩnh hội được sau khi tham gia lớp học bồi dưỡng kiến thức quản
2


lý nhà nước ngạch chuyên viên, trong khuôn khổ giới hạn tính chất của một
tiểu luận tình huống, tôi chọn đề tài “Xử lý tình huống sai phạm hồ sơ học

sinh đăng ký dự thi tuyển vào lớp 10 tại trường THCS X, xã X, huyện Giồng
Trôm, tỉnh Bến Tre” để làm đề tài tiểu luận kết thúc khóa học của mình.
2. Tình huống
2.1. Hoàn cảnh ra đời của tình huống
Là một trường THCS nằm cách trung tâm huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến
Tre hơn 12km, trường THCS X được thành lập vào tháng 9 năm 1987. Sau
gần 32 năm hình thành và phát triển, trường đã không ngừng nổ lực thi đua
dạy tốt, học tốt và mở rộng quy mô trường lớp. Hiện nay, trường có tổng số
cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên là 32 gồm 01 Hiệu trưởng, 01 Phó hiệu
trưởng, 07 nhân viên và 23 giáo viên. Trường có một chi bộ Đảng với 17 đảng
viên, có tổ chức Công đoàn cơ sở, có tổ chức Đoàn thanh niên cùng 02 Tổ
chuyên môn và Tổ văn phòng. Trường có tổng diện tích là 4.030m 2 với 07
phòng học, 08 phòng chức năng. Trường có 10 lớp (từ lớp 6 đến lớp 9) với
350 học sinh.
Theo quy định tại Điều lệ trường trung học, nhà trường thực hiện đầy
đủ chức năng, nhiệm vụ: Tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục
theo mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học; Huy động trẻ
em đi học đúng độ tuổi, thực hiện phổ cập giáo dục và chống mù chữ trong
cộng đồng; Tổ chức kiểm tra và công nhận hoàn thành chương trình THCS
cho học sinh trong nhà trường và trẻ em trong địa bàn; Xây dựng, phát triển
nhà trường theo các quy định của Bộ GD và ĐT và nhiệm vụ phát triển giáo
dục của địa phương; Phối hợp với cha mẹ học sinh, các tổ chức và cá nhân
trong cộng đồng thực hiện hoạt động giáo dục; Tổ chức cho cán bộ quản lý,
giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia các hoạt động xã hội trong cộng

3


đồng; Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp
luật.

Với lòng yêu nghề, mến trẻ, trách nhiệm với công việc của tập thể cán
bộ, giáo viên, nhân viên trong đơn vị, hằng năm nhà trường làm tốt công tác
huy động và duy trì 100% trẻ trong độ tuổi đi học, không có học sinh bỏ học.
Năm học 2018-2019, cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo, thuận lợi cho việc
dạy và học trên địa bàn.
Trong thời gian qua, bám sát nhiệm vụ của từng năm học, nhà trường,
với vai trò hạt nhân của chi bộ, đã triển khai đồng bộ, có hiệu quả các cuộc
vận động và phong trào thi đua do Nhà nước và ngành phát động. Công tác
bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ giáo viên được quan tâm. Giáo viên tích cực
đổi mới phương pháp giảng dạy, quan tâm hướng dẫn học sinh phương pháp
học tập có hiệu quả, chú trọng rèn kĩ năng cho các em, chất lượng giờ dạy
đảm bảo tốt, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Phong trào thi đua “Hai tốt” luôn được nhà trường coi trọng. Chất
lượng đội ngũ có nhiều bước tiến bộ, hiện 100% cán bộ quản lý và giáo viên
của trường có trình độ đào tạo trên chuẩn, 01giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, 04
giáo viên dạy giỏi cấp huyện, không có giáo viên yếu về năng lực chuyên
môn. Hằng năm, 100% cán bộ, giáo viên có sáng kiến kinh nghiệm ở các lĩnh
vực: Cải tiến phương pháp giảng dạy các môn học; nâng cao chất lượng giáo
dục; đổi mới công tác quản lý giáo dục... góp phần không nhỏ trong việc nâng
cao chất lượng các hoạt động của nhà trường. Tỷ lệ học sinh được lên lớp
hằng năm đạt từ 99% đến 100%, trong đó tỷ lệ học sinh khá, giỏi đạt từ 65%
đến trên 80%, chất lượng giáo dục toàn diện duy trì tốt, có tính bền vững cao;
tỷ lệ học sinh thi đỗ vào lớp 10 hằng năm đạt từ 70% trở lên, ngang với mặt
bằng chung của huyện. Đặc biệt, năm học 2018-2019, tỷ lệ học sinh thi đỗ
vào lớp 10 đạt 82,6%, cao nhất từ trước đến nay. Với đội ngũ giáo viên khá
4


đồng đều, có năng lực và nhiệt tình, trách nhiệm, cùng với sự quan tâm chỉ
đạo thường xuyên, sự hỗ trợ tích cực về cơ sở vật chất của địa phương và các

cấp quản lý giáo dục, chất lượng học tập của học sinh ngày càng được củng
cố và nâng cao. Trong quá trình phát triển và trưởng thành, tập thể nhà trường
liên tục đạt danh hiệu “Tập thể Lao động tiên tiến”. Năm 2015 được Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tặng Bằng khen và nhiều cá nhân được tặng bằng khen, giấy
khen các cấp.
2.2. Mô tả tình huống
Để có cơ sở nhằm làm rõ tính chất của tình huống, đồng thời đề xuất
những phương án tốt nhất, hợp lý nhất để xử lý tình huống này, chúng tôi
trình bày tóm tắt nội dung và hoàn cảnh phát sinh tình huống như sau:
Vào năm 2010, hoàn cảnh kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn, bà
Nguyễn Thị Phượng, mẹ ruột của học sinh tên Phạm Minh Thiện, sinh ngày
09/01/2004, cùng chồng đi làm ăn xa và để con cho bà nội nuôi dưỡng, chăm
sóc. Cùng năm đó, do thất lạc khai sinh, bà nội đã mượn khai sinh của một
người cháu tên Bùi Văn Thịnh, sinh ngày 03/11/2003 để đăng ký cho em vào
học lớp 1 tại trường TH X, xã X, huyện Giồng Trôm.
Từ năm 2010 đến năm 2015, em học tại trường TH X, xã X, huyện
Giồng Trôm và đủ điều kiện được xét hoàn thành chương trình TH. Như vậy,
tất cả giấy tờ, hồ sơ từ đơn xin vào học lớp 1, giấy khai sinh, học bạ cấp TH,
… đến giấy chứng nhận hoàn thành chương trình TH đều mang tên Bùi Văn
Thịnh, sinh ngày 03/11/2003.
Từ năm 2015 đến tháng 5/2019, em học tại trường THCS X, xã X,
huyện Giồng Trôm cũng với tên Bùi Văn Thịnh, sinh ngày 03/11/2003 và đủ
điều kiện được đăng ký dự xét công nhận tốt nghiệp THCS.

5


Ngày 08/5/2019, Hội đồng xét công nhận tốt nghiệp THCS đặt tại
trường THCS X, xã X, huyện Giồng Trôm tiến hành họp xét công nhận tốt
nghiệp THCS đối với 97 học sinh đang học lớp 9 tại trường. Căn cứ Điều 4, 5,

7 và 8, Quyết định 11/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/4/2006 của Bộ trưởng Bộ
GD và ĐT về việc ban hành Quy chế xét công nhận TN THCS, Hội đồng xét
tốt nghiệp THCS đã công nhận 97 học sinh hoàn thành chương trình THCS và
được xét công nhận tốt nghiệp THCS, trong đó có em Bùi Văn Thịnh.
Ngày 10/5/2019, thực hiện Quyết định số 289/QĐ-PGD&ĐT ngày
03/5/2019 của Trưởng Phòng GD và ĐT Giồng Trôm về việc thành lập đoàn
kiểm tra công tác xét TN THCS tại 20 trường THCS trên địa bàn huyện, đoàn
kiểm tra gồm 03 thành viên đến làm việc tại trường THCS X. Tại đây, qua
kiểm tra, đoàn kiểm tra không phát hiện vấn đề nào bất thường liên quan đến
các thủ tục xét công nhận TN THCS của Hội đồng xét công nhận tốt nghiệp
đặt tại trường THCS X. Như vậy, việc mượn khai sinh của em Bùi Văn Thịnh
vẫn chưa được phát hiện. Đến ngày 12/5/2019, sau khi Phòng GD và ĐT
Giồng Trôm phê duyệt kết quả xét công nhận TN THCS, Hiệu trưởng trường
THCS A đã ký giấy chứng nhận TN THCS tạm thời cho Bùi Văn Thịnh để
thực hiện các thủ tục dăng ký thi tuyển vào lớp 10.
Ngày 15/5/2019, trường THCS X nộp cho Phòng GD và ĐT toàn bộ hồ
sơ đăng ký dự thi tuyển vào lớp 10 đã được niêm phong. Theo danh sách và
nguyện vọng đăng ký dự thi, em Bùi Văn Thịnh đăng ký dự thi tuyển vào lớp
10 tại trường THPT Y (huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre).
Đến ngày 20/5/2019, Phòng GD và ĐT Giồng Trôm nộp hồ sơ dự thi
tuyển vào lớp 10 cho các trường THPT theo nguyện vọng đăng ký của học
sinh toàn huyện, trong đó có trường THPT Y.
Ngày 21/5/2019, hội đồng tuyển sinh THPT tại trường THPT Y tiến
hành kiểm tra hồ sơ đăng ký dự thi của thí sinh và phát hiện hồ sơ của em Bùi
6


Văn Thịnh thiếu 01 khai sinh (theo hướng dẫn của Sở GD và ĐT Bến Tre cần
có 02 khai sinh). Khi đó, Hội đồng tuyển sinh trường THPT Y yêu cầu trường
THCS X liên hệ em Bùi Văn Thịnh bổ sung 01 khai sinh. Ngày 22/5/2019, mẹ

em Bùi Văn Thịnh đến và nộp bổ sung cho Hội đồng tuyển sinh trường THPT
Y 01khai sinh với tên Phạm Minh Thiện. Qua đối chiếu hồ sơ, khai sinh nộp
bổ sung và khai sinh gốc kèm theo học bạ và những thông tin ghi trong học bạ
với 02 tên khác nhau. Khi đó, vụ việc được phát hiện và hội đồng tuyển sinh
trường THPT Y đã thông báo đến Phòng GD và ĐT Giồng Trôm, trường
THCS A để phối hợp giải quyết trong thời gian nhanh nhất để kịp yêu cầu của
hội đồng tuyển sinh theo kế hoạch của tỉnh.
2.3. Phân tích tình huống
2.3.1. Mục tiêu phân tích tình huống
Trước tình huống đó, giáo dục nói chung và trường THCS X cần phải
thực hiện các thủ tục pháp lý như thế nào cho đúng với quy định của ngành,
nhưng phù hợp với bản chất của sự việc?
Tình huống đặt ra khiến cho người có trách nhiệm phải trăn trở suy
nghĩ. Đây là một bài toán khó, với vai trò là người quản lý ngành giáo dục
phải giải quyết như thế nào cho vẹn tình, hợp lý? Vừa phải đảm bảo tính nhân
văn, nhưng phải đảm bảo thực hiện được tính hiệu lực, hiệu quả trong việc
thực hiện quy chế của ngành. Muốn vậy, chúng ta cần tìm hiểu, phân tích kĩ
những nguyên nhân và hậu quả của tình huống đưa lại, có như vậy mới xác
định được mục tiêu và phương án để giải quyết tình huống có hiệu quả.
2.3.2. Cơ sở lý luận
Dưới góc độ của người quản lý nhà nước đối với lĩnh vực giáo dục, có
thể khẳng định rằng, đây là một tình huống hiếm gặp và là vụ việc xảy ra đầu
tiên tại trường THCS X và Phòng GD và ĐT Giồng Trôm. Việc học sinh

7


Thiện đã học tại các trường TH X và THCS X, huyện Giồng Trôm với “giấy
khai sinh mượn” có thể được xem như một hành vi “gian lận” trong giáo dục
hay không? Liệu rằng nếu người thân vẫn không quên và thống nhất nhau

trong việc mượn khai sinh trong quá khứ và nộp bổ túc cho Hội đồng tuyển
sinh trường THPT Y giấy khai sinh với tên Bùi Văn Thịnh thì sự việc trên có
được phát hiện hay không? Đó chính là điều mà chúng ta đáng suy ngẫm.
Thực tế cho thấy, giấy khai sinh được xem là giấy tờ hộ tịch gốc của
mỗi cá nhân ngay từ khi sinh ra. Các giấy tờ tùy thân khác như hộ khẩu,
chứng minh nhân dân, học bạ, văn bằng, chứng chỉ… đều phải tuân theo các
nội dung trong giấy khai sinh. Tuy Giấy khai sinh quan trọng như vậy nhưng
trên thực tế không phải ai cũng hiểu biết pháp luật và tuân thủ theo quy định
của pháp luật, dẫn đến nhiều trường hợp mượn khai sinh của người khác sử
dụng, gây ra nhiều rắc rối. Tình huống trên là một trong những trường hợp đó.
Tuy vậy, nếu nghiên cứu và phân tích một cách kỹ lưỡng và công tâm thì tình
huống trên không phải là một sự phạm pháp bởi những lý do sau:
Thứ nhất, pháp luật về hộ tịch không quy định rõ trường hợp mượn
giấy khai sinh phải xử lý như thế nào. Pháp luật hiện hành chưa có bất cứ quy
định cụ thể để chế tài đối với hành vi mượn giấy khai sinh của người khác
hoặc cho người khác mượn giấy khai sinh để sử dụng. Quy định về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp chỉ xử phạt đối với các hành vi như
đăng ký khai sinh không đúng hạn; sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung
các giấy tờ để làm thủ tục đăng ký khai sinh hay sử dụng các giấy tờ giả mạo
để làm thủ tục đăng ký khai sinh.
Thứ hai, giấy khai sinh đi mượn của em Thiện lại được cấp đúng thẩm
quyền và trình tự đã được pháp luật quy định, không có sai sót thông tin so
với các thông tin hộ tịch khác có liên đến em Thiện nên em Thiện hiển nhiên

8


được học, được xét lên lớp và hiển nhiên được xét hoàn thành chương trình
cuối cấp học một cách bình đẳng như bao bạn học khác.
Giả sử nếu như gia đình của em Thiện thống nhất nhau và không quên

việc mượn giấy khai sinh trước kia thì sự việc trên sẽ không được phát hiện.
Em Thiện vẫn được đăng ký và thi tuyển vào lớp 10 và hồ sơ đăng ký vẫn hợp
lệ. Như vậy, em Thiện sẽ vẫn tiếp tục được học hết THPT, thậm chí là thi TN
THPT và Đại học. Khi đó, tất cả các giấy tờ tùy thân của em sẽ mang tên Bùi
Văn Thịnh và mọi chuyện vẫn diễn ra một cách “bình yên”.
Ngược lại, nếu một khi phát hiện được vụ việc trên tại thời điểm xét TN
THCS, theo khoản 1, Điều 5, Quyết định 11/2006/QĐ-BGDĐT ngày
05/4/2006 của Bộ trưởng Bộ GD và ĐT về việc ban hành Quy chế xét công
nhận TN THCS thì Hội đồng xét tốt nghiệp THCS có thể không công nhận
TN THCS đối với em với lý do “khai sinh không hợp lệ”. Thế nhưng điều này
sẽ ảnh hưởng đến cả tương lai của em sau này. Do đó, việc xử lý và khắc phục
hậu quả của việc sử dụng giấy khai sinh của người này cho người khác như
tình huống đã trình bày ở trên cần phải hết sức linh hoạt, phải thấu tình, đạt
lý.
2.3.3. Phân tích diễn biến tình huống
Qua tìm hiểu, giáo viên chủ nhiệm lớp 9 của em Thiện đã trình bày: gia
đình em Thiện có 02 (hai) anh em. Cha mẹ em trước đây làm ruộng với diện
tích hơn 1.000m2. Vốn là vào năm 2010, do thất mùa liên tiếp, kinh tế gia
đình gặp nhiều khó khăn nên cha mẹ em Thiện đành giao đất lại cho người em
canh tác và hai vợ chồng giao 02 người con cho bà nội chăm sóc để lên ĐắkLắk làm thuê với công việc chính là hái cà phê và thu hoạch mủ cao su. Lúc
này, em Thiện đủ tuổi để đăng ký vào học lớp 1. Do không tìm được giấy khai
sinh của em Thiện, thời hạn nộp hồ sơ cận kề nên bà nội đã vội mượn khai

9


sinh của người anh bạn dì ruột của em Thiện tên Bùi Văn Thịnh để hoàn tất
hồ sơ nhập học cho em.
Thời gian dần trôi qua, hết 05 năm học tại trường TH X, xã X, em
Thiện được xét hoàn thành chương trình tiểu học và được xét tuyển vào lớp 6

tại trường THCS X, xã X.
Thời gian tiếp tục trôi qua, sau 04 năm học tập tại trường THCS X, em
đã hoàn thành chương trình THCS, đủ điều kiện xét công nhận TN THCS.
Như bao bạn cùng trang lứa, em đăng ký thi tuyển vào lớp 10 tại trường
THPT Y, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Tại đây, khi hội đồng tuyển sinh yêu cầu
gia đình em Thiện nộp bổ túc 01 khai sinh thì sự việc được phát hiện vì lúc
này mẹ em Thiện lại nộp khai sinh đúng của con mình mà không biết rằng
trước đây khai sinh gốc của em trong các hồ sơ, giấy tờ đi học lại là khai sinh
mang tên Bùi Văn Thịnh.
2.3.4. Nguyên nhân
* Nguyên nhân khách quan
Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy được nguyên nhân khách quan để
phát sinh tình huống ở ngay đầu của câu chuyện. Có lẽ chính vì hoàn cảnh
kinh tế khó khăn của gia đình em Thiện dẫn đến sự thiếu thốn những điều
kiện để bảo quản tốt các loại giấy tờ hộ tịch của gia đình dẫn đến sự thất lạc
giấy khai sinh của em Thiện. Thêm vào đó là “sự vô tình” của Thiện khi nộp
bổ túc hồ sơ thi tuyển vào lớp 10 là nguyên nhân khách quan dẫn đến hình
thành tình huống trên.
* Nguyên nhân chủ quan
Để thấy rõ được nguyên nhân chủ quan của tình huống, chúng ta cần
quay ngược thời gian trở về thời điểm năm 2010, khi gia đình em Thiện làm
hồ sơ nhập học cho em vào lớp 1.
10


Chính sự quản lý, bảo quản hồ sơ, giấy tờ trong gia đình em Thiện chưa
được quan tâm đúng mức dẫn đến thất lạc các loại giấy tờ quan trọng. Bên
cạnh đó, chính sự hạn chế hiểu biết về tầm quan trọng của các loại giấy tờ hộ
tịch, mà hơn hết là giấy khai sinh; một phần do ý chí mong muốn con mình,
cháu mình được cắp sách đến trường như bao đứa trẻ khác nên người thân gia

đình em Thiện nghĩ rằng chỉ cần có giấy khai sinh để nộp cho nhà trường là
mọi việc sẽ “ổn” nên việc mượn khai sinh của người khác cho con cháu mình
là cách để “ứng phó” mà không nghĩ đến hậu quả của nó.
Vả lại, theo quy định, khi làm các thủ tục nhập học cho học sinh, nhà
trường luôn yêu cầu người thân của học sinh phải nộp 02 loại hồ sơ liên quan
đến nhân thân của học sinh đó là: giấy khai sinh và hộ khẩu. Đây là 02 loại
giấy tờ có liên quan mật thiết với nhau bởi các thông tin về hộ tịch của khai
sinh phải khớp với hộ khẩu như: thông tin về quê quán, nơi cư trú, thông tin
về họ tên cha mẹ, người thân, nghề nghiệp người thân, … Như vậy, do nhà
trường đã bỏ qua việc đối chiếu thông tin giữa hai loại hồ sơ này khi không
yêu cầu người thân em Thiện cung cấp sổ hộ khẩu, dẫn đến tình huống phát
sinh. Điều này đã chứng tỏ rằng quá trình quản lý của lãnh đạo nhà trường (cả
trường TH X và THCS X) chưa thực hiện đúng quy định về thủ tục, hồ sơ liên
quan đến thủ tục nhập học vào lớp 1 và công tác tuyển sinh vào lớp 6, cũng
như chưa quan tâm đến công tác kiểm tra nội bộ nhà trường trong công tác
quản lý hồ sơ học sinh.
Từ những nguyên nhân đã phân tích trên, để xác định mục tiêu và
phương án giải quyết tình huống, ta cần phân tích thêm hậu quả của nó.
2.3.5. Hậu quả của tình huống
Xuất phát từ bản chất của sự việc, qua phân tích những nguyên nhân
dẫn đến phát sinh tình huống cho chúng ta thấy rằng nếu xử lý tình huống trên
không thấu tình, đạt lý có thể dẫn đến các hậu quả như:
11


Một là, phủ nhận ý chí phấn đấu và năng lực thật sự của em Thiện. đã
trình bày ở trên, hoàn cảnh kinh tế gia đình em Thiện gặp nhiều khó khăn, bản
thân em Thiện từ nhỏ đã sống thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần. Thế
nhưng, em đã vượt mọi khó khăn, cố gắng học tập tốt, rèn luyện tốt để hoàn
thành chương trình THCS và được xét TN THCS. Nếu xử lý tình huống trên

không thấu tình đạt lý thì có thể chúng ta sẽ vô tình đánh mất tính nhân văn
của ngành, của người - người làm giáo dục, người quản lý giáo dục, vì đã phủ
nhận công sức, phủ nhận sự nổ lực của em Thiện, một học sinh đầy nghị lực
trong cuộc sống và trong học tập.
Hai là, các thông tin trên các loại giấy tờ hộ tịch, giấy chứng nhận, …
và thông tin thật sự về nhân thân của em Thiện sẽ tiếp tục không khớp với
nhau, làm sự việc càng thêm phức tạp, rắc rối mà khó có thể trả về bản chất
thật sự của nó. Sự việc sẽ càng đi xa hơn nữa nếu như tình huống không được
phát hiện, đặc biệt là nó sẽ trở nên phức tạp hơn khi em Thiện thi đỗ vào lớp
10. Và do đó, tất cả hồ sơ học tập của em sẽ không thể trả về bản chất thực sự
của nó. Tất nhiên, điều này sẽ mang lại hậu quả vô cùng to lớn nếu sau này
trong cuộc sống của Thiện có phát sinh những tình huống (theo hướng tích
cực đối với Thiện) đòi hỏi yếu tố pháp lý, đòi hỏi cần có sự xác minh lý lịch,
bằng cấp, … thì lúc đó sẽ thật khó để giải quyết vấn đề.
Từ những phân tích nguyên nhân và hậu qủa của tình huống mang lại,
việc xác định mục tiêu giải quyết tình huống là vấn đề rất quan trọng để từ đó
đưa ra các phương án xử lý tối ưu.
3. Giải quyết tình huống
3.1. Mục tiêu giải quyết tình huống
Dưới góc độ của người làm công tác quản lý giáo dục, có thể khẳng
định rằng, tình huống nêu trên là một vừa tình huống quản lý giáo dục, đồng

12


thời vừa là tình huống quản lý nhà nước. Như đã phân tích, những yêu cầu
mang tính định hướng cho việc giải quyết tình huống trên là giải quyết và
khắc phục hậu quả của sự việc phải thận trọng, linh hoạt, đảm bảo đúng luật
định, vừa đạt tình, vừa đạt lý với mục tiêu tạo điều kiện và đảm bảo học sinh
được hưởng mọi quyền của người học, được quyền đăng ký thi tuyển vào lớp

10, được quyền tiếp tục học THPT như bao bạn bè khác cùng trang đứa, đồng
thời đảm bảo mọi giấy tờ, bằng cấp, giấy chứng nhận, … được trả về đúng
với bản chất của nó.
3.2. Xây dựng các phương án giải quyết tình huống
Với mục tiêu nêu trên, chúng tôi xin đề xuất 03 (ba) phương án sau để
giải quyết tình huống trên:
Phương án 1: tiếp tục bổ túc khai sinh mượn cho Hội đồng thi tuyển
sinh vào lớp 10
Nếu người thân của em Thiện nộp bổ túc 01 khai sinh cho Hội đồng
tuyển sinh vào lớp 10 với thông tin trùng khớp với khai sinh hiện có trong hồ
sơ tuyển sinh thì vụ việc hoàn toàn không được phát hiện. Khi đó, em Thiện
vẫn sẽ như bao bạn khác, được đăng ký, được thi tuyển và được học trung học
phổ thông (nếu thi đỗ).
Do vậy, phương án để xử lý tình huống này là: trên cơ sở thông báo của
Trường THPT Y (nơi học sinh Thiện đăng ký dự tuyển), Phòng GD và ĐT
Giồng Trôm yêu cầu gia đình học sinh Thiện bổ túc 01 khai sinh với thông tin
trùng khớp với khai sinh hiện có trong hồ sơ tuyển sinh (khai sinh mang tên
Bùi Văn Thịnh). Sau khi thi đỗ vào trường THPT Y, gia đình và người thân
em Thiện sẽ thực hiện các thủ tục pháp lý để điều chỉnh hồ sơ của em Thiện.

13


Ưu điểm của phương án này là: xử lý nhanh tình huống thời nhằm tạo
điều kiện để em Thiện vượt qua bước đầu về hồ sơ trong kỳ thi tuyển vào lớp
10 mà xa hơn là đươc tiếp tục THPT.
Nhược điểm của phương án này là: cách xử lý này mang chỉ tính đối
phó tạm thời nhưng hậu quả của nó để lại là hết to lớn như đã trình bày ở trên:
tất cả hồ sơ, giấy tờ, bằng cấp, … của em Thiện không được trả về đúng bản
chất của nó.

Phương án 2:hủy kết quả công nhận TN THCS đối với em Thiện
Do hồ sơ của học sinh Thiện liên quan đến trách nhiệm pháp lý nhiều
năm của Hội đồng xét tuyển vào lớp 6 năm học 2015-2016, hội đồng xét TN
THCS năm học 2018-2019 (tại trường THCS X). Căn cứ Thông tư số
11/2014/TT-BGDĐT ngày 18/4/2014 của Bộ trưởng Bộ GD và ĐT ban hành
Quy chế tuyển sinh THCS, THPT, được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số
18/2014/TT-BGDĐT ngày 26/5/2014 và Thông tư số 05/2018/TT-BGDĐT
ngày 28/2/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Phòng GD và ĐT
hoàn toàn có đủ thẩm quyền hủy kết quả tuyển sinh vào lớp 6 của Hội đồng
tuyển sinh vào lớp 6 tại trường THCS X; hoặc hủy kết quả xét TN THCS của
Hội đồng xét TN THCS tại trường THCS X với lý do hồ sơ dự xét tuyển
không đúng thực tế (theo Luật GD, Quy chế tuyển sinh…).
Ưu điểm của phương án này là: đúng quy chế, đồng thời đảm bảo tính
răn đe, nhắc nhở những tình huống phát sinh tương tự trong giáo dục.
Nhược điểm của phương án này là: có phần cứng nhắc vì kết quả học
tập của em Thiện là đúng thật chất, việc học của em được nhà trường công
nhận xứng đáng với công sức phấn đấu, vượt khó bằng chính năng lực thực sự
của chính con người em. Đồng thời nếu xử lý theo phương án này thì việc học
và tương lai của em xem như bị đỗ vỡ.

14


Phương án 3: nhanh chóng khắc phục sự việc bằng cách yêu cầu chính
quyền địa phương và nhà trường xác nhận tính đúng đắn giữa hộ tịch với kết
quả học tập của em Thiện
Như đã phân tích ở trên, em Thiện mặc dù đã học gần 10 năm dưới mái
trường TH, THCS với “giấy khai sinh mượn” nhưng em Thiện đã “học thật”
bằng chính năng lực của mình và đạt được kết quả tốt sau mỗi năm học. Thật
không khó để khẳng định rằng em Thiện chính là “nạn nhân” của vụ việc. Do

vậy, để xử lý tình huống này một cách vừa thấu tình, vừa đạt lý, với mục tiêu
mang lại ý nghĩa nhân văn trong công tác quản lý nói chung và quản lý giáo
dục nói riêng, Phòng GD và ĐT đã yêu cầu gia đình, người thân em Thiện đến
trình Ủy ban nhân dân xã X và chỉ đạo trường THCS X xác nhận, chứng minh
được rằng em Bùi Văn Thịnh chính là Phạm Minh Thiện.
Ưu điểm của phương án này là: tạo điều kiện để em Thiện được tiếp tục
đăng ký thi tuyển vào lớp 10 với hồ sơ hợp lệ, đồng thời giúp em Thiện cải
chính được các loại hồ sơ, giấy tờ, hồ sơ học tập, đặc biệt là kết quả học tập từ
trước đến nay của em được trả về đúng bản chất của nó.
Nhược điểm của phương án này là: mất khá nhiều thời gian vì phải thực
hiện nhiều quy trình xác nhận, từ chính quyền địa phương đến trường học;
liên đới đến trách nhiệm của nhà trường từ trường TH X đến trường THCS X
nhằm khôi phục lại các loại hồ sơ giấy tờ có liên quan của em Thiện đến công
tác tuyển sinh đầu cấp (lớp 1 và lớp 6).
3.3. Kế hoạch tổ chức thực hiện phương án
Sau khi phân tích ưu điểm và nhược điểm của mỗi phướng án, bên cạnh
việc xử lý các vi phạm trong ngành giáo dục, việc phát huy các nhân tố trong
tập thể và mặt tích cực trong mỗi người cán bộ, giáo viên và nhân viên đều
phải được coi trọng. Như vậy để giúp em Thiện nâng cao tinh thần vượt qua

15


mọi khó khăn thực hiện tốt nhiệm vụ học tập của mình thì việc thực hiện
phương án 3 là phương án phù hợp nhất, tối ưu nhất để xử lý tình huống này.
Theo đó, quy trình cần phải hiện để xử lý tình huống này phải được
chính quyền địa phương, nhà trường, cá nhân có trách nhiệm liên quan phối
hợp tổ chức thật chặt chẽ qua các bước sau đây:
Một là, gia đình học sinh Thiện phải mang các giấy tờ hộ tịch có liên
quan đến học sinh Thiện (hình ảnh, giấy khai sinh, hộ khẩu, …) đến Ủy ban

nhân dân xã X để trích lục giấy khai sinh và xác nhận rằng học sinh mang tên
Bùi Văn Thịnh đang học lớp 9A tại trường THCS X năm học 2018-2019
chính là học sinh có tên thật là Phạm Minh Thiện. Sau khi được chính quyền
địa phương xác nhận, người thân em Thiện nộp tất cả hồ sơ hộ tịch của học
sinh Thiện đến trường THCS X.
Hai là, Hiệu trưởng trường THCS X tổ chức họp Hội đồng trường để
xác nhận rằng từ năm học 2015-2016 (năm đầu cấp) đến năm học 2018-2019
(năm cuối cấp), em Bùi Văn Thịnh có tên thật Phạm Minh Thiện, sinh ngày
07/5/2004.
Ba là, trên cơ sở xác nhận của chính quyền địa phương cùng xác nhận
của Hội đồng trường THCS X, Phòng GD và ĐT Giồng Trôm tập hợp hồ sơ
và xác nhận, trình Hội đồng tuyển sinh vào lớp 10 tại trường THPT Y phê
duyệt tính xác thực và hợp lệ của hồ sơ dự tuyển vào lớp 10 đối với em Phạm
Minh Thiện. Đồng thời, Phòng GD và ĐT báo cáo sự việc lên Giám đốc Sở
GD và ĐT Bến Tre.
3.4. Kết quả mang lại
Thực tế cho thấy, với phương án xử lý và kế hoạch tổ chức thực hiện
phương án như đã nêu đã mang lại kết quả vô cùng mỹ mãn. Hồ sơ đăng ký
dự thi tuyển vào lớp 10 của em Thiện được Hội đồng thi tuyển vào lớp 10 tại

16


trường THPT Y chấp nhận. Sau kỳ thi, bằng nổ lực của bản thân cùng với sự
động viên từ phía gia đình, người thân, bạn bè và đặc biệt là sự khích lệ của
tập thể lãnh đạo, giáo viên, nhân viên trường THCS X, em Thiện đã thi đỗ vào
lớp 10 với số điểm khá cao. Kết quả trên, một lần nữa cho thấy rõ được tính
nhân văn trong nội dung cũng như cách tổ chức triển khai thực hiện phương
án xử lý tình huống trên.
4. Đề xuất, kiến nghị

Tình huống trên đây như là một bài học kinh nghiệm trong công tác
quản lý giáo dục. Đó không chỉ là bài học đối với Phòng GD và ĐT mà hơn
hết là bài học hết sức giá trị đối với các cơ sở giáo dục, các trường học trong
công tác tổ chức, quản lý hồ sơ người học và công tác thi, xét tuyển đầu cấp.
Từ tình huống trên, để ngăn ngừa có hiệu quả các trường hợp tương tự
và giải quyết nhanh gọn các tình huống có thể xảy ra, chúng tôi kiến nghị một
số nội dung sau:
1. Đối với Bộ GD và ĐT cần phối hợp Bộ tư pháp sớm ban hành thông
tư quy định về các hình thức xử lý nhằm răn đe các cá nhân, tổ chức có hành
vi mượn giấy khai sinh của người khác để làm hồ sơ nhập học, hồ sơ dự
tuyển. Qua đó góp phân nâng cao nhận thức của phụ huynh học sinh, nâng
cao trách nhiệm của cá nhân, của các cơ sở giáo dục trong công tác quản lý
giáo dục.
Cần ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể thi hành Luật giáo dục;
Luật hộ tịch cũng như các biện pháp chế tài cần thiết đến mọi người dân, mọi
cán bộ công chức để họ hiểu được những việc cần làm, nên làm và những
hành vi bị cấm đối với các thủ tục hành chính trong giáo dục.
2. Đối với Phòng GD và ĐT huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre cần tăng
cường công tác thanh tra, kiểm tra và chế độ báo cáo định kỳ. Nâng cao hiệu

17


lực, hiệu quả của công tác quản lý về chuyên môn, quản lý hành chính về GD
và ĐT tại các trường trên địa bàn huyện.
3. Đối với trường THCS X, xã X, huyện Giồng Trôm, Lãnh đạo nhà
trường cần tập trung quản lý tốt hồ sơ học sinh trong khâu tiếp nhận hồ sơ tại
thời điểm tuyển sinh đầu cấp; quan tâm tăng cường công tác kiểm tra nội bộ
trường học, thường xuyên kiểm tra việc thực hiện chuyên đề và kiểm tra toàn
diện đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên và các tổ ban trong nhà trường. Sinh

hoạt chuyên môn định kỳ, đều đặn và có chất lượng. Xây dựng tiêu chí thi đua
phù hợp để cán bộ, giáo viên và nhân viên cố gắng phấn đấu.
4. Đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên và các tổ ban trong nhà trường,
cần nắm vững nội dung các loại văn bản về luật pháp, nhất là các văn bản liên
quan đến ngành giáo dục, các quy định của ngành. Thực hiện nghiêm túc
công tác tiếp nhận, kiểm tra, rà soát và quản lý hồ sơ người học, nhất là đối
với các hồ sơ hộ tịch người học khi tiếp nhận vào năm học đầu cấp (lớp 1, lớp
6, lớp 10); giữ gìn và phát huy lương tâm và trách nhiệm của người công tác
trong ngành giáo dục; thực hiện tốt các cuộc vận động, các phong trào thi đua
của ngành và đơn vị phát động./.

18



×