Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

TÓM tắt bản sổ TAY HALAL cần có

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.2 KB, 10 trang )

Mã tài liệu: HAS

Lần ấn ban:1

Ngày hiệu lực

16-06-2019

TÓM TẮT BẢN SỔ TAY HALAL CẦN CÓ

1. GIỚI THIỆU

Công ty ABC được thành lập vào tháng 4 năm 1998, chuyên sản xuất các loại Hương liệu cho
ngành thực phẩm.

Công ty ABC là một trong những nhà phân phối được CBA chấp thuận.

CBA là công ty thực phẩm có truyền thống gia đình. CBA có các chi nhánh trên khắp thế giới
và có đại diện trên 50 quốc gia.

Số tay này mô tả Hệ thống Đảm bảo HALAL (HAS) được áp dụng tại ABC, công ty sản xuất và
cung ứng các loại hương liệu và tinh dầu cho ngành thực phẩm và các ngành kỹ nghệ khác để
đáp ứng nhu cầu khách hàng bao gồm người tiêu dùng Hồi giáo

2. MỤC TIÊU:

Công ty cam kết áp dụng Hệ thống đảm bảo HALAL xuyên suốt các hoạt động của công ty có liên
quan đến sản phẩm Halal.

3. PHẠM VI:


Hệ thống đảm bảo Halal được áp dụng cho việc sản xuất và cung ứng các hương liệu thực phẩm
dùng cho người Hồi giáo.
1
SỔ TAY CHỨNG NHẬN HALAL


Mã tài liệu: HAS

Lần ấn ban:1

Ngày hiệu lực

16-06-2019

4. CHU TRÌNH HOẠT ĐỘNG HALAL:

Hệ thống Đảm bảo Halal có thể được mô tả theo chu trình hoạt động dưới đây:

THỰC HIỆN

KẾ HOẠCH

CHÍNH SÁCH
HALAL

Hành
động
khắc
phục


Theo dõi &
Đánh giá

2
SỔ TAY CHỨNG NHẬN HALAL


5. HỆ THỐNG ĐẢM BẢO HALAL:

Căn cứ trên tính chất của sản phẩm, việc xếp loại của công ty được đánh giá như có nguy cơ
thấp. Do vậy, hệ thống đảm bảo Halal bao gồm các yêu cầu sau:

-

Chính sách Halal

-

Các hướng dẫn Halal

-

Cơ cấu tổ chức Ban quản lý Halal

5.1 Chính sách Halal
Chính sách Halal được truyền đạt, thực hiện và duy trì ở tại các cấp trong công ty thuộc phạm vi
của hệ thống này. Tham khảo Phụ lục 1 - Chính sách HALAL

5.2 Các hướng dẫn Halal:


Các hướng dẫn Halal là sự chỉ dẫn để xác định các điểm quan trọng của nguyên liệu và tiến trình
sản xuất được thực hiện bỡi công ty là không phù hợp. Các hướng dẫn bao gồm:

a) Định nghĩa ...

b) Tham chiếu Al Qur’an và MUI Fatwa ( Phụ lục 2)

c) Cây quyết định cho việc xác định các điểm quan trọng không phù hợp (Phụ lục 3)

5.3 Cơ cấu tổ chức Ban Quản lý Halal:

Với sự hỗ trợ của Chuyên gia Hồi Giáo của Robertet, hệ thống đảm bảo Halal được thiết lập bỡi
Người quản lý Halal, người có thể phối hợp với các phòng ban trong công ty có các hoạt động liên


quan đến Halal đề duy trì sự phù hợp Halal của sàn phẩm. Ngoài ra, người quản lý Halal cũng có
trách nhiệm liên hệ với Cơ quan chứng nhận Halal.

Tham khảo Phụ lục 6 - Cơ cấu tổ chức Ban quản lý
Halal.

Người quản lý Halal có trách nhiệm phối hợp các thành viên của Ban Quản lý Halal .

Quyền hạn và trách nhiệm của Ban Quản lý Halal được mô tả như sau:

a) Ban Lãnh đạo:

- Thiết lập chính sách liên quan tính phù hợp Halal của sản phẩm

- Hỗ trợ đầy đủ sự thực hiện của Hệ thống đảm bảo Halal trong công ty


b) Chuyên gia Hồi giáo
-Cung cấp Bảng sao GCN Halal hay tình trạng Halal cho các nguyên liệu

-Hướng dẫn đánh giá nội bộ

-Liên hệ Cơ quan chứng nhận Halal

c) Phụ trách Quản Lý Halal nội bộ:

d) Phó Giám đốc Kinh doanh:

-Điều hành hoạt động kinh doanh của công ty

-Tiếp nhận yêu cầu của khách hàng và chỉ đạo việc lập kế hoạch sản xuất


e) Phó giám đốc Công nghệ & Bảo trì:

- Hỗ trợ Ban lãnh đạo trong việc cung cấp thiết bị & phương tiện sản xuất cho
sản phẩm Halal

-Bảo trì thiết bị sản xuất Halal

f) Phụ trách Phát triển sản phẩm (R&D) và Kiểm tra chất lượng

- Thiết lập quy trình cung cấp sản phẩm mới dựa trên nguyên liệu Halal

-Thiết lập quy trình chọn lựa nguyên liệu Halal


g) Phụ trách Mua hàng

-Thiết lập hệ thống mua hàng để đảm bảo tính phù hợp của nguyên liệu theo
tiêu chuẩn kỹ thuật, GCN halal, nhà cung ứng.

- Mua nguyên liệu phù hợp với danh sách nguyên liệu đã được duyệt bỡi Cơ
quan chứng nhận Halal.

h) Phụ trách Sản xuất

- Thiết lập hệ thống sản xuất bảo đảm tính phù hợp Halal của các quy trình sản
xuất sản phẩm Halal và tránh nhiễm với các sản phẩm Haram (có hại) &
najis (dơ).

i) Quản lý Kho

- Thiết lập hệ thống quản lý kho tránh nhiễm các sản phẩm có hại HARAM và
dơ NAJIS.


-Lưu trữ riêng biệt nguyên liệu và sản phẩm theo danh sách đã được duyệt bỡi
Cơ quan chứng nhận Halal .

5.4 Các quy trình hoạt động (SOP):

Các quy trình cho các hoạt động liên quan đến tiến trình sản xuất sản phẩm Halal được thiết lập
như là quy phạm chuẩn để thực hiện hệ thống đảm bảo Halal. Các quy trình chuẩn được liệt kê
trong Phụ lục 7- Danh sách các tài liệu và quy trình

5.5 Các tài liệu kỹ thuật:


Việc triển khai HAS được thực hiện tại các phòng ban liên quan đến cơ cấu quản lý Halal. Để
hướng dẫn thực hiện, các tài liệu tham chiếu là cần thiết như là tài liệu hỗ trợ. Các tài liệu kỹ thuật
tham khảo sẽ được phân phối đến các phòng ban liên quan.

a) Tài liệu tham khảo cho Phòng Mua hàng:

-

Danh sách nguyên liệu được duyệt gồm tên nguyên liệu, nhà cung cấp và nhà
sản xuất được duyệt bỡi Cơ quan chứng nhận Halal

-

Giấy chứng nhận Halal của Cơ quan chứng nhận Halal

-

Các yêu cầu của Cơ quan chứng nhận Halal ( GCN cho mỗi lần gửi hàng, thời
hạn GCN Halal, biểu tượng Halal trên bao bì)

-

Quy trình cho thay đổi nhà cung cấp mới,.

b) Tài liệu tham khảo cho R&D và KCS:

-

Danh sách nguyên liệu được duyệt gồm tên nguyên liệu, nhà cung cấp và nhà

sản xuất được duyệt bỡi Cơ quan chứng nhận Halal


-

Các yêu cầu của Cơ quan chứng nhận Halal ( GCN cho mỗi lần gửi hàng, thời
hạn GCN Halal, biểu tượng Halal trên bao bì)

c) Tài liệu tham khảo cho SX:

-

Danh sách nguyên liệu được duyệt gồm tên nguyên liệu, nhà cung cấp và nhà
sản xuất được duyệt bỡi Cơ quan chứng nhận Halal

-

Công thức sản phẩm sản xuất

-

Quy trình cho việc sản xuất sản phẩm halal.

d) Tài liệu tham khảo cho Kho:

-

Danh sách nguyên liệu được duyệt gồm tên nguyên liệu, nhà cung cấp và nhà
sản xuất được duyệt bỡi Cơ quan chứng nhận Halal


-

Các yêu cầu của Cơ quan chứng nhận Halal ( GCN cho mỗi lần gửi hàng, thời
hạn GCN Halal, biểu tượng Halal trên bao bì

5.6 Quản lý thưc hiện các hoạt đông:

Công ty thiết lập một hệ thống quản lý các hoạt đông thống nhất, đo được và có thể truy tìm nguồn
gốc. Hệ thống quản lý bắt đầu từ khâu mua hàng, nhận nguyên liệu, lưu trữ, nghiên cứu & phát
triển, lập kế hoạch & sản xuất, lưu trữ thành phẩm và phân phối sản phẩm. Tham khảo Phụ lục 8
- Danh sách biểu mẫu ghi nhận thực
hiện.

5.7 Quản lý tài liệu:


Tài liệu HAS được hệ thống hóa nhằm hỗ trợ việc thực hiện HAS trong công ty và giúp các phòng
ban có thể dễ dàng truy cập. Tham khảo Phụ lục 9 - Danh sách phân phối tài liệu HAS

5.8 Chương trình phổ biến:

Hệ thống đảm bảo Halal (HAS) phải được phổ biến cho các bên liên quan đến công ty như nhà
cung cấp. Hoạt động này nhằm mục đích tạo sự nhận biết của bên liên quan về chính sách Halal đế
khuyến khích họ áp dụng. Phổ biến chính sách Halal có thể thực hiện dưới nhiều hình thức như
poster, thông báo nội bộ, đánh giá nhà cung cấp,..

5.9 Huấn luyện & Đào tạo:

Với sự hỗ trợ của chuyên gia Hồi giáo Robertet, ban quản lý Halal và các nhân viên thực hiện các
hoạt động có tác động đến sự phù hợp Halal đối với sản phẩm phải được huấn luyện thích hợp

Mục tiêu của huấn luyện là:

a) Nâng cao nhận thức của nhân viên về tầm quan trọng của sự phù hợp Halal của sản
phẩm, các điểm kiểm soát của nguyên liệu và các tiến trình sản xuất.

b) Giúp nhân viên hiểu rõ hệ thống HAS

5.10 Hệ thống thông tin nội bộ và bên ngoài:

Cung cấp thông tin nội bộ và Bên ngoài là phần quan trọng trong việc thực hiện HAS.
Công ty sử dụng các hình thức như email, dán thông báo, số thông tin để cung cấp các thông tin
nội bộ cho các phòng ban liên quan
Đối với Bên ngoài:
- Ban lãnh đạo sẽ cung cấp các thông tin đến các đối tác, các cơ quan chính phủ
- Phó Giám đốc phụ trách Kinh doanh có trách nhiệm cung cấp thông tin liên quan đến khách


hàng

5.11 Đánh giá nội bộ:

Đánh giá nội bộ là cần thiết để theo dõi và đánh giá việc thực hiện Hệ thống Đảm bảo Halal (HAS)
của công ty:



Mục tiêu của đánh giá nội bộ là:

-


Xác định tính phù hợp của HAS theo yêu cầu của Cơ quan chứng nhận HALAL

-

Xác định sự phù hợp của việc thực hiện HAS so với kế hoạch.

-

Cung cấp thông tin về việc thực hiện HAS đến ban lãnh đạo và cơ quan chứng nhận
Halal. Tham khảo Phụ lục 10 cho báo cáo đánh giá nội bộ và Phụ lục 11 cho báo
cáo không phù hợp.

• Phạm vi của đánh giá nội bộ là xem xét tài liệu và việc thực hiện HAS:

-

Tài liệu HAS: Tài liệu cần xem xét là Danh sách nguyên liệu, GCN Halal, tiêu chuẩn
kỹ thuật, công thức, tài liệu mua hàng , tài liệu lưu trữ,..

-

Thực hiện HAS: Đánh giá bao gồm: Cơ cấu tổ chức, tính đầy đủ của việc thực hiện
HAS, tài liệu truy nguồn, hồ sơ truy tìm nguồn gốc, huấn luyện, theo dõi và đánh giá
việc thực hiện HAS, báo cáo đánh giá nội bộ và bên ngoài.

• Người được đánh giá: Người được đánh giá là tất cả các phòng ban có liên quan đến tiến trình
sản xuất sản phẩm Halal.

5.12 Hành động sửa chữa:



Hành động sửa chữa cần thiết và thời gian hoàn tất phải được đưa ra cho bất cứ điểm không phù
hợp nào được tìm thấy trong đánh giá nội bộ. Hành động sửa chữa phài được đưa ra thực hiện
càng sớm càng tốt, đặc biệt là khi điểm không phù hợp gây ra tác động trực tiếp lên tình trạng sản
phẩm Halal. Hành động sửa chữa phải được ghi nhận vào báo cáo không phù hợp PL11-HAS

5.13 Xem xét lãnh đạo:

Ban lãnh đạo phải xem xét hệ thống HAS ít nhất một lần trong năm để bảo đảm tính phù hợp và
hiệu quả liên tục . Xem xét lãnh đạo sẽ được thực hiện trong tất cả các phòng ban có liên quan đến
HAS. Kết quả của việc đánh giá phải được phân phối đến các phòng ban liên quan. Tham khảo
Phụ lục 12 - Biên bản Xem xét lãnh đạo.
Nhận tư vấn lấy chứng nhận Halal.
Lập gần 20 biểu gồm: Sổ tay, tieu chuẩn, cam kết, chức năng , nhiệm vụ, phụlục, biểu mẫu, quy
trinh .... 089.890.3000



×