Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Câu hỏi tự luận sinh 11 trao đổi nước ở thực vật có lời giải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.43 KB, 7 trang )

TRAO ĐỔI NƯỚC Ở THỰC VẬT
Câu 1. 1. Con đường di chuyển của nước trong cây phải qua các cấu trúc như sau : (Chọn câu
đúng).
A. lông hút  mạch gỗ  mạch rây (libe)  nội bì.
B. biểu bì ở rễ  mạch gỗ  nội bì  lông hút.
C. lông hút  biểu bì ở rễ  mạch gỗ  khí khổng ở lá
D. lông hút  mạch rây  khí khổng ở lá  mạch gỗ.
E. lông hút  nội bì  mạch gỗ  khí khổng ở lá
2. Trình bày những đặc điểm sinh học của rễ thích nghi với chức năng hút nước và hút khoáng.
Giải
1. Chọn câu đúng: Câu E (Lông hút  nội bì  mạch gỗ  khí khổng).
2. Đặc điểm sinh học của rễ :
* Rễ có khả năng đâm sâu, lan rộng, phân nhánh (có bề mặt và độ dài lớn hơn thân và lá gấp bội) 
tìm nước & muối khoáng.
* Rễ có khả năng hướng nước và hướng hóa  chủ động mọc lan đến nơi có nước và muối khoáng
(chất dinh dưỡng).
* Rễ một số loại cây (họ Đậu) có khả năng chủ động chuyển hóa các chất (dinh dưỡng) khó tiêu 
dễ tiêu (bằng cách tiết ra môi trường các axit hữu cơ và khí CO2)  hấp thụ (sử dụng).
Câu 2.
1. Trong số những điều kiện sau đây, điều kiện làm gia tăng sự mất nước của cây là :
A. sự giảm độ ẩm của không khí
B. sự giảm vận tốc gió
C. sự giảm nhiệt độ của không khí
D. sự giảm độ chiếu sáng
E. sự tăng nồng độ ôxy của không khí
2. Khi không khí bão hòa hơi nước, lượng nước dư thừa do cây hút vào sẽ được thoát ra ngoài
bằng cách nào ? Cách thoát nước này chứng minh điều gì ?
Giải
1. Chọn câu đúng : Câu A (Sự giảm độ ẩm của không khí).
2. Giải thích:
* Xuất hiện hiện tượng ứ giọt : Nước thoát ra ngoài dưới dạng lỏng (giọt) (qua các thủy khổng), ứ


đọng ở mép lá (mặt lá).
* Chứng minh : Sự ứ giọt (khi cây không thoát hơi nước được) chứng minh quá trình hút nước chủ
động của rễ (rễ đóng vai trò như là một bơm, hút nước từ đất vào và đẩy nước di chuyển lên trên).
Câu 3: Phân biệt các con đường thoát hơi nước ở lá. Ý nghĩa sự thoát hơi nước .
Giải:
Có 2 con đường thoát hơi nước: Thoát hơi nước qua khí khẩu, thoát hơi nước qua cutin của lá
- Phân biệt :
Thoát hơi nước qua khí khẩu
thoát hơi nước qua cutin của lá
Vận tốc lớn
Vận tốc nhỏ
Điều chỉnh được bằng sự đóng mở khí khẩu
Không đều chỉnh được
- Ý nghĩa của thoát hơi nước:
+ Tạo lực hút nước mạnh
+ Chống sự đốt nóng mô lá.
+ Tạo điều kiện cho CO2 không khí vào lá thực hiện quang hợp

1


Câu 4: Trình bày đặc điểm cấu tạo, chức năng của mô phân sinh, mô bì của cơ thể thực vật?
Giải
1. Mô Phân Sinh :
* Là loại mô chuyên hóa làm nhiệm vụ phân chia và tạo nên các tế bào mới.Nó thực hiện quá trình
phân chia và biệt hóa tế bào để phân hóa tạo các mô và cơ quan chuyên hóa.
* Đặc điểm : tế bào nhỏ, hình chữ nhật, màng mỏng, nhân to,ít không bào,nếu có thì rất nhỏ, chỉ có
vách sơ cấp.Chức năng chủ yếu là sinh trưởng.
* Gồm 2 loại :
+ Mô phân sinh Sơ cấp : Có chức năng làm cây sinh trưởng theo chiều dài.Gồm 2 loại là :

- Mô phân sinh tận cùng (đỉnh sinh trưởng) nằm ở đầu mút thân và rễ.
- Mô phân sinh đóng nằm ở mấu của các đốt,làm cho cây lớn về chiều dài.
+ Mô phân sinh thứ cấp (mô phân sinh bên) có chức năng làm cây tăng trưởng về bề ngang.Có 2
loại :tầng phát sinh mạch tạo ra hệ thống mô dẫn và tầng phát sinh bì tạo ra chu bì.
+ Mô phân sinh sơ cấp phát triển ở giai đoạn đầu và phát triển cho đến lúc chết , đây là sự sinh
trưởng duy nhất ở TV 1 lá mầm.Mô phân sinh thứ cấp phát triển ở TV 2 lá mầm.
2. Mô Bì :
* Là tập hợp những tế bào có màng dày, bao bọc xung quanh cơ thể thực vật, làm nhiệm vụ bảo vệ
cho các tế bào bên trong có màng mỏng khỏi bị khô hạn và bị tổn thường cơ học.
* Phân loại: Có 2 loại:
- Mô bì sơ cấp: Là những tế bào biểu bì có màng dày, trong tế bào ko có lục lạp, màng tế bào có thể
biến đổi tạo thành các lớp cutin,sáp, các dạng lông…xen lẫn có các tế bào khí khổng (lỗ khí) chứa
nhiều lục lạp tham gia quang hợp và trao đổi khí với môi trường xung quanh
- Mô bì Thứ cấp: Gồm có bần, thụ bì (Lớp vỏ sần sùi ở phần già của thân và rễ cây 2 lá mầm). Bần
và thụ bì do sự hoạt động của tầng sinh bần lục bì hình thành nên. Các tế bào thụ bì có thấm chất
suberin không cho nước đi qua. Thụ bì làm nhiệm vụ bảo vệ các phần bên trong của cây và làm cho
cây vững chắc.
Câu 5 : Trình bày đặc điểm cấu tạo và chức năng của mô mềm, mô cứng, mô dày ?
Giải
1.Mô Mềm: Mô này tham gia cấu tạo hầu hết các bộ phận cơ thể thực vật như tạo nên các phần của
lá, hoa , quả, vỏ và phần trung trụ (trụ giữa) của thân và rễ.Chức năng chính là tạo ra và tích lũy
chất dinh dưỡng.
* Các loại mô cơ bản:
- Nhu mô (mô mềm) : là những tế bào màng mỏng, tế bào có kích thước lớn, có lớp tế bào chất bao
quanh không bào trung tâm lớn, làm nhiệm vụ tích lũy chất dinh dưỡng.
- Nhu mô xanh: Là những tế bào màng mỏng. có không bào lớn và chứa lục lạp. Tập trung nhiều ở
lá và 1 số phần của thân cây. Làm nhiệm vụ quang hợp (đồng hóa ở cây xanh).
2. Mô Cứng: Gồm những tế bào có màng dày và thấm nhiều chất lignin (chất gỗ). Tế bào có dạng
hình thoi, trong tế bào ko còn chất sống (là tế bào chết). Chức năng chính là làm cây vững chắc.
Ngoài ra còn có những tế bào dạng sợi hình trụ (sợi libe) nằm trong phần libe của thân cây (đay,

gai…)
3. Mô dày:
- Là những tế bào có màng dày ở góc tế bào (hậu mô góc) hoặc dày ở thành của màng tế bào (hậu
mô bản), hoặc dày ở góc nhưng có khoảng trống nơi tiếp xúc giữa các tế bào (hậu mô xốp). Hậu

2


mô thường tập trung thành đám ở ngay dưới lớp biểu bì của phần thân hay cuống lá tạo thành gờ
của cây (vừng,húng,hương nhu…) hậu mô có chức năng nâng đỡ và tích lũy chất dinh dưỡng.
- Ngoài ra, trong lớp Mô cơ còn có Thạch tế bào (tế bào đá) gồm những tế bào có màng dày, không
còn chất sống, hình tròn. Có nhiều trong vỏ hạt (dẻ,trám,mận đào…) – làm cho hạt vững chắc.
Câu 6: Trình bày đặc điểm cấu tạo và chức năng của Mô dẫn ?
Giải
Có ở thực vật bậc cao (trừ rêu), gồm 2 loại mạch là xilem (mạch gỗ) và floem (mạch libe).
* Mạch Gỗ (xilem): Có ở thực vật bậc cao, các tế bào xilem tạo nên các tế bào dài gọi là quản bào,
về sau là những ống dẫn cellulose dài dẫn nước (có thể dài 3m). Chức năng của xilem là vận
chuyển dòng nhựa nguyên (nước và chất khoáng) từ dưới đất lên thân và lá, ngoài ra còn có chức
năng chống đỡ
* Mạch Libe (floem) bao gồm :
- Mạch rây : gồm những tế bào có màng mỏng, màng dọc và màng ngang đều ko mất đi mà còn lại
dưới dạng các bản (bản rây). Khác với mạch gỗ (chết) ,mạch rây vẫn sống (trừ khi bị thể bít vít
kín). Tế bào mạch rây có nhiều tế bào chất, lúc đầu có nhân, khi trưởng thành thì nhân tiêu biến ,
khi chết thì libe biến thành sợi cương mô. Những tế bào này có nhiều ở phần vỏ mềm của rễ, thân
và mạch dẫn của lá.Libe do tiền tượng tầng hoặc tượng tầng sinh ra. Chức năng của floem là vận
chuyển dòng nhựa luyện (chất hữu cơ- Glucose) từ lá đi xuống nuôi các cơ quan cơ thể.
- Tế bào kèm : Bên cạnh tế bào mạch rây còn có tế bào kèm (tế bào ban, tế bào song hành) có nhân
to, nằm tiếp giáp ở ống rây, tế bào kèm có thể tiết ra 1 loại enzim nào đó để điều chỉnh chức năng
của mạch rây.
Câu 7: Trình bày đặc điểm cấu tạo và chức năng của Rễ cây ?

Giải
Cấu tạo: Chia ra 2 phần là Vỏ sơ cấp và trung trụ (trụ giữa).
1. Vỏ Sơ Cấp: Bao giờ cũng lớn hơn phần trung trụ.Từ ngoài vào có:
+ Tầng lông hút : Chỉ gồm 1 lớp tế bào, thuộc mô bì nhưng chỉ làm nhiệm vụ hút nước từ đất vào.
+ Ngoại bì : Tiếp tầng lông hút là 1 số lớp tế bào, khi tầng lông hút rụng thì các lớp tế bào nay
màng tế bào thấm chất suberin (bần) và trở thành lớp bảo vệ các phần bên trong của rễ.
+ Nhu mô vỏ (mô mềm vỏ) : là những tế bào có hình tròn hoặc đa giác, kích thước lớn, màng
mỏng, không bào lớn. Phần này chiếm thể tích lớn ở phần vỏ sơ cấp, nhu mô vỏ làm nhiệm vụ tích
trữ các chất dinh dưỡng dự trữ.
2. Trung Trụ (Trụ giữa): Bao gồm :
- Nội bì : Gồm 1 lớp tế bào, màng dày thấm chất suberin không cho nước đi qua.Xen kẽ có các tế
bào màng không thấm chất suberin cho nước di qua gọi là tế bào cho qua có chức năng chọn lọc
các chất ra vào cơ thể thực vật.
- Trụ Bì (Vỏ trụ) : Là phần ngoài cùng của phần trung trụ (trụ giữa), gồm 1 sô lớp tế bào có khả
năng phân chia mạnh, là nguồn gốc của rễ bên
- Bó mạch : Ở rễ sơ cấp là bó mạch xen kẽ (bó sơ cấp) có vai trò vận chuyển chất nhựa trong cây.
Sau khi hoạt động sơ cấp được 1 thời gian, ở rễ cây 2 lá mầm do có sự hình thành và hoạt động
của mô phân sinh thứ cấp mà cụ thể là tầng sinh bầu lục bì ở phần vỏ mà vỏ sơ cấp được thay thế
bởi vỏ thứ cấp (chu bì hoặc thụ bì thay thế cho tầng lông hút) và bó mạch xen kẽ (bó mạch sơ cấp)
được thay thế bởi bó mạch chồng chất hở (bó mạch thứ cấp).

3


Chức năng của Rễ : chức năng chính là hấp thụ thức ăn (nước và muối vô cơ) trong đất, giữ cây
bám chặt vào đất, làm nhiệm vụ dự trữ, sinh sản sinh dưỡng., rễ còn là cơ quan sinh sản sinh
dưỡng…
Câu 8: Trình bày đặc điểm cấu tạo và chức năng của thân cây 1 lá mầm?
Giải
Là một lớp của ngành thực vật hạt kín (Angiospermae) có một lá mầm trong hạt.Phần lớn là cây

dạng cỏ và không có sinh trưởng thứ cấp, được xem là tiến hóa hơn thực vật 2 lá mầm.
1.Cấu Tạo :
- Cây 1 lá mầm chỉ có cấu tạo sơ cấp (trừ cây Huyết dụ) đến hết đời.
- Không phân biệt phần vỏ và phần trung trụ (trụ giữa) vì không có nội bì và trụ bì
- Từ ngoài vào trong có :
+ Biểu Bì : Chỉ có 1 lớp tế bào,bao gồm có tế bào biểu bì và khí khổng xen lẫn nhau, tế bào biểu bì
sắp xếp theo 1 hướng nhất định. Màng tế bào biểu bì thường thấm muối silic, có chức năng bảo vệ
các phần ở bên trong
+ Cương Mô : Các tế bào cương mô tập hợp thành 1 dải vòng tròn nằm ngay dưới lớp tế bào biểu
bì. Làm cho thân cây vững chắc.
+ Nhu mô (mô mềm) : Gồm những tế bào hình tròn lớn dần từ ngoài vào trong.Không phân biệt
nhu mô vỏ và nhu mô ruột ,giữ chức năng dụ trữ chất dinh dưỡng.
+ Bó mạch : Là bó mạch chồng chất kín và là bó mạch sơ cấp (libe sơ cấp và gỗ sơ cấp). Các bó
mạch xếp lộn xộn trong nhu mô, xung quanh bó mạch có vòng cương mô.Các bó mạch ở ngoài thì
nhỏ nhưng nhiều, vòng cương mô dày ngược với các bó mạch phía trong lớn nhưng ít và vòng
cương mô nhỏ hơn.Bó mạch làm nhiệm vụ vận chuyển các dòng nhựa trong cây.
+ Nhu mô trung tâm (nhu mô ruột) : Ở cây 1 lá mầm, nhu mô ruột thường tiêu biến.
2. Chức Năng : Thân của cây 1 lá mầm có những chức năng chung của thân cây như đã nêu ở trên.
Nó có tính thích nghi cao như khả năng chống chịu cơ học vì thân rất vững chắc có thể mang nổi
những cơ quan khác có khối lượng nặng (lá lúa và bông lúa).Thân là 1 cơ quan sinh dưỡng của cây,
nhiệm vụ vận chuyển các chất dinh dưỡng.Thân giữ cho lá, hoa, quả ở vị trí thích hợp để quang
hợp, sinh sane, phát tán quả.Còn là nguồn gốc sinh ra các chồi, lá , hoa.
Câu 9: Trình bày đặc điểm cấu tạo và chức năng của thân cây 2 lá mầm?
Giải
Là 1 phân lớp của thực vật hạt kín (Angiospermae), có 2 lá mầm trong hạt.Bao gồm những cây
thuộc thân thảo, thân bụi,thân gỗ. Chúng có sinh trưởng thứ cấp bình thường (rau dền,chò ,bưởi,
mít…).Cây 2 lá mầm có thân sơ cấp (ở phần non) và thân thứ cấp (ở phần già).
1. Cấu tạo của thân sơ cấp cây 2 lá mầm: Gồm Vỏ sơ cấp và trung trụ (trụ giữa)
* Vỏ Sơ cấp: Trong cấu tạo thân sơ cấp cũng như thân thứ cấp cây 2 lá mầm, phần trung trụ bao
giờ cũng lớn hơn phần vỏ.

Ngoài cùng là lớp biểu bì có màng dày.Màng ngoài hóa cutin thành tầng cutin dày hay mỏng tùy
cây.Tầng cutin không thấm nước và khí nên biểu bì có thêm những lỗ khí.Biểu bì có thể biến đổi
thành các dạng lông (che chở, lông tiết hoặc lông ngứa).Xen lẫn biểu bì có thêm khí khổng làm
nhiệm vụ quang hợp và trao đổi khí.
Nhu mô vỏ: Gồm nhiều lớp tế bào sống có màng mỏng , các tế bào ở vùng ngoài chứa nhiều lục
lạp và không bào lớn và thường biến dổi thành hậu mô. Lớp này chiếm thể tích lớn ở phần vỏ sơ

4


cấp.Có vai trò trong dự trữ chất dinh dưỡng.Lớp nhu mô vỏ ở phía ngoài biến đổi tiếp tục thành
hậu mô và hậu mô tập trung thành đám tạo thành gờ của cây.
Nội bì: là 1 lớp tế bào màng dày thấm suberin (bần) và Lignin (gỗ) nên vững chắc và ko cho
nước thấm qua.Xen lẫn có các tế bào cho qua có vai trò chọn lọc các chất qua màng tế bào và cơ
thể thực vật.
* Trung Trụ:
- Trụ bì : Xen kẽ các tế bào nội bì, trụ bì có khả năng phân chia mạnh và là nguồn gốc của chồi
hoặc cành cây.
- Bó mạch : Là bó mạch chồng chất hở và là bó mạch sơ cấp (gồm libe sơ cấp ở ngoài,ở giữa là tiền
tượng tầng,và bên trong là gỗ sơ cấp).Các bó mạch này xếp theo hình vòng tròn.Libe sơ cấp vận
chuyển dòng nhựa luyện,gỗ sơ cấp vận chuyển dòng nhựa nguyên. Tiền tượng tầng phân chia tế
bào để hình thành nên Libe sơ cấp và gỗ sơ cấp. Libe và gỗ sơ cấp được hình thành ngày càng
nhiều,cây càng lớn theo bề ngang.
- Nhu mô ruột : Gồm những tế bào hình tròn hoặc đa giác,màng tế bào mỏng,không bào lớn tập
trung ở giữa tế bào có vai trò trong dự trữ chất dinh dưỡng.
2. Cấu tạo của thân thứ cấp cây 2 lá mầm:
Sau khi hoạt động sơ cấp 1 thời gian có sự hình thành và hoạt động của mô phân sinh thứ cấp
(thuộc mô phân sinh bên), cụ thể là tầng sinh bần – lục bì sẽ cho ra thụ bì (Vỏ sần sùi ở thân cây)
và từ đó vỏ sơ cấp sẽ được thay thế bằng vỏ thứ cấp. Từ tiền tượng tầng sẽ hình thành nên tượng
tầng,tượng tầng hoạt động sẽ cho ra ngoài là Libe thứ cấp và trong là gỗ thứ cấp.Bó mạch thứ cấp

được hình thành và thay thế bó mạch sơ cấp trước đó.
Câu 10: Trình bày đặc điểm cấu tạo của lá cây 1 lá mầm ?
Giải
VD : Lá lúa. Lá ngô… Lá cây 1 lá mầm thường ko phân biệt với cuống,nhiều khi có gốc thành
bẹ,gân song song hoặc hình cung,lá thường có dạng hình bản dài, một số có dạng hình tim, lá
thường có thìa lìa trừ 1 số cây như Cỏ lồng vực ko có thìa lìa, số lượng vết lá nhiều.Trên lát cắt
ngang của lá ngô,lá lúa…kể từ ngoài vào trong gồm các phần như sau :
1. Biểu Bì:
Gồm biểu bì trên và biểu bì dưới, màng tế bào biểu bì có thể biến đổi thành các dạng sáp,cutin đặc
biệt là thấm silic…,trong tế bào biểu bì không có lục lạp,các tế bào biểu bì sắp xếp theo 1 hướng
nhất định và liên kết với nhau bởi các vách răng cưa, biểu bì có chức năng bảo vệ các phần ở bên
trong. Xen lẫn với các tế bào biểu bì có các tế bào khí khổng tham gia vào quá trình quang hợp, Ở
lá cây 1 lá mầm số lượng tế bào khí khổng ở mặt dưới lá (phần lưng) và ở mặt trên lá (phần bụng)
xấp xỉ tương đương nhau, ngoài ra ở lá cây 1 lá mầm có 1 số tế bào biểu bì phình to lên tạo thành
các tế bào trương nước có vai trò giữ độ ẩm cho bề mặt lá và mở lá khi còn non.
2. Mô Đồng Hóa: Ở lá cây 1 lá mầm mô đồng hóa không phân thành mô dậu và mô khuyết, mà chỉ
gồm 1 loại tế bào hình tròn đồng nhất,trong tế bào có chứa nhiều hạt lục lạp, cho nên chúng giữ
chức năng quang hợp là chủ yếu và 1 phần để trao đổi khí.
3. Mô Cơ : Chủ yếu là cương mô (tập trung chủ yếu ở phần trên biểu bì dưới và phần dưới của biểu
bì trên và bao quanh các bó mạch).
4. Bó Mạch: Bó mạch được phân bố ở trong gân chính và gân phụ, là bó mạch chồng chất kín và là
bó mạch sơ cấp, làm nhiệm vụ vận chuyển các dòng nhựa trong lá.
Câu 8 : Trình bày đặc điểm cấu tạo của lá cây 2 lá mầm ?

5


VD : Lá bưởi.
1. Biểu Bì: Gồm biểu bì trên và biểu bì dưới, màng tế bào biểu bì có thể biến đổi thành các dạng
lông sáp, cutin…, trong tế bào biểu bì không có lục lạp, biểu bì có chức năng bảo vệ các phần ở

bên trong.Xen lẫn với các tế bào biểu bì có các tế bào khí khổng tham gia vào quá trình quang hợp,
Ở lá cây 2 lá mầm số lượng tế bào khí khổng ở mặt dưới lá (phần lưng) nhiều hơn ở mặt trên (phần
bụng), các tế bào biểu bì sắp xếp lộn xộn và liên kết với nhau bởi các vách trơn.
2. Mô Đồng Hóa : Ở lá cây 2 lá mầm mô đồng hóa phân biệt thành mô dậu và mô khuyết.
+ Mô dậu :Gồm những tế bào hình chữ nhật ken chặt lại với nhau thành bờ rào bờ dậu nằm ngay
dưới lớp biểu bì trên hoặc trên lớp biểu bì dưới, trong tế bào có chứa nhiều hạt lục lạp, cho nên
chúng giữ chức năng quang hợp.
+ Mô Khuyết :Bao gồm các tế bào hình tròn, sắp xếp với nhau để chừa ra các khe hở nhỏ chứa
nhiều không khí, trong tế bào có chứa các hạt lục lạp, cho nên chúng vừa làm nhiệm vụ trao đổi khí
vừa quang hợp.
3. Mô Cơ: Chủ yếu là hậu mô (tập trung chủ yếu ở phần trên và phần dưới của gân chính), Ở 1 số
lá có tế bào chống đỡ (lá si, lá đa)
4. Bó Mạch: Bó mạch được phân bố ở trong gân chính và gân phụ, là bó mạch chồng chất kín và là
bó mạch sơ cấp, làm nhiệm vụ vận chuyển các dòng nhựa trong lá.
Câu 11: Trình bày sự hấp thu nước và muối khoáng ở Rễ?
Giải
1. Sự hấp thu nước: Sự thâm nhập của nước từ đất vào lông hút của rễ qua ngoại bì qua nhu mô vỏ,
qua nội bì, trụ bì vào xilem theo quy luật vật lý : Nước dưới dạng màng mỏng bao bọc xung quanh
phân tử đất có chứa muối khoáng hòa tan nhưng ở nồng độ thấp nên nước ở ngoài là nhược trương
so với tế bào chất của lông hút vì vậy nó luôn được thấm từ đất vào lông hút. Bào chất của lông hút
lại trở nên nhược trương hơn bào chất của các tế bào thuộc ngoại bì,nhu mô vỏ, nội bì, trụ bì nên
nước lần lượt đi qua các thành phần này để vào xylem. Dịch xylem (dịch thực vật) chứa các muối
khoáng nên ưu trương so với các mô bao quanh.Vì vậy nước từ các mô bao quanh sẽ thấm vào
mạch xylem và được vận chuyển theo mạch xylem từ rễ lên thân và ra lá nhờ sự thoát hơi nước của
lá, nhờ áp suất rễ, áp lực khí trời và hiện tượng mao dẫn…
2. Sự Hấp thụ Ion: Sự hấp thu muối khoáng từ đất vào rễ một phần nhờ cách khuếch tán đơn giản
và một phần do sự hấp thu tích cực có tiêu tốn năng lượng.
Câu 10 : Trình bày sự vận chuyển nước và ion khoáng trên Cây ?
Dòng đi lên của nước và muối khoáng ở trong cây được thực hiện nhờ tác dụng phối hợp của sự
thoát hơi nước, của áp suất rễ, của áp lực khí trời, của mao dẫn.

* Cơ chế động lực kéo do sự thoát hơi nước : Sức nóng của mặt trời đã tạo nên sự bốc hơi nước
khuếch tán từ lá qua khí khổng, kiểu mất như vậy gọi là sự thoát hơi nước.Kết quả của sự thoát hơi
nước qua bề mặt lá (từ các tế bào trung diệp của lá) làm cho nồng độ dung dịch của các chất trong
dịch tế bào của trung diệp tăng lên làm áp suất thẩm thấu tăng, nước từ các tế bào xung quanh sẽ
xâm nhập vào các tế bào trung diệp và các tế bào xung quanh vừa mơi bị mất nước, áp suất thẩm
thấu lại tăng và nước lại từ các tế bào khác thấm vào các tế bào này.Đến lượt những tế bào cuối
cùng sẽ nhận nước từ các quản bào và mạch dẫn của gân lá (mạch gỗ) , mạch gỗ của gân lá nối liền
với mạch gỗ của cành, thân và rễ.
* Cơ chế động lực đẩy do áp suất rễ :

6


Áp suất rễ là áp suất trương của dịch nước trong các mạch dẫn tại chỗ hợp nhất giữa rễ và thân
được gây ra do sự tăng áp suất của dịch ở trong rễ so với dung dịch đất ở xung quanh.Áp suất rễ đó
là một trong những lực tạo điều kiện để nước và muối khoáng chuyển lên lá theo rễ và thân.
Ngoài ra còn có:
- Cơ chế áp lực khí trời
- Cơ chế mao dẫn.
* Sự vận chuyển các chất hữu cơ:
Phần lớn các Gluxit hình thành trong ngày được tạo thành tinh bột để dự trữ trong lá, sau đó lại
được thủy phân thành glucose và được vận chuyển theo floem xuống thân và rễ.
Theo 1 số giả thuyết thì các chất hữu cơ chuyển động theo ống rây của floem dưới tác dụng của
áp suất đi xuống theo Gradient nồng độ áp suất trương hoặc áp suất thẩm thấu.Trong lá các tế bào
floem có chứa đường và các sản phẩm quang hợp khác với nồng độ cao.Vì vậy đã hút nước ở các
xylem xung quanh và làm tăng áp suất trương trong tế bào.Theo dòng chất lỏng vân chuyển xuống
dưới thân và rễ

7




×