Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Khoá luận tốt nghiệp khảo sát hệ thống từ ngữ chỉ khóc và nước mắt trong thơ đỗ phủ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 65 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
===o0o===

NGUYỄN THU HIỀN

KHẢO SÁT HỆ THỐNG TỪ NGỮ CHỈ KHÓC
VÀ NƯỚC MẮT TRONG THƠ ĐỖ PHỦ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Hán Nôm

HÀ NỘI - 2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
===o0o===

NGUYỄN THU HIỀN

KHẢO SÁT HỆ THỐNG TỪ NGỮ CHỈ KHÓC
VÀ NƯỚC MẮT TRONG THƠ ĐỖ PHỦ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Hán Nôm

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Thị Hải Vân

HÀ NỘI - 2019



LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo TS.
Nguyễn Thị Hải Vân – người trực tiếp hướng dẫn chỉ bảo tận tình giúp tôi hoàn
thành khóa luận này!
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tất cả các thầy cô giáo trong khoa Ngữ
Văn, đặc biệt là các thầy cô trong tổ Văn học Việt Nam đã giúp đỡ và tạo mọi
điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa luận. Cảm ơn ban thư viện đã tạo
điều kiện cho tôi tìm tài liệu để hoàn thành tốt bản khóa luận.
Và xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, ủng hộ và tạo điều kiện cho
tôi hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp của mình!
Khóa luận được hoàn thành song không tránh khỏi những hạn chế, thiếu
sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ phía thầy cô và các bạn
để đề tài nghiên cứu của chúng tôi tiếp tục được hoàn thiện.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 08, tháng 05, năm 2019
Sinh viên

Nguyễn Thu Hiền


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Khoá luận tốt nghiệp với đề tài “Khảo sát hệ thống từ
ngữ chỉ khóc và nước mắt trong thơ Đỗ Phủ” là công trình nghiên cứu của
cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Hải Vân, và không sao chép
của bất cứ ai.
Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về công trình nghiên cứu của riêng mình!
Hà Nội, ngày 08, tháng 05, năm 2019
Sinh viên


Nguyễn Thu Hiền


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ...................................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu............................................................................ 3
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ........................................................... 4
5. Nhiệm vụ đề tài .................................................................................... 4
6. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 4
7. Cấu trúc của khóa luận ...................................................................... . 4
NỘI DUNG ................................................................................................. 5
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG .................................................... 5
1.1. Mạch nguồn của tiếng khóc trong thơ Đỗ Phủ ................................. 5
1.1.1. Khơi dòng tiếng khóc từ lịch sử - xã hội, văn hóa ...................... 5
1.1.2. Tiếng khóc trong mạch nguồn văn học ....................................... 7
1.2. Từ chỉ khóc và nước mắt trong Hán văn cổ...................................... 8
1.2.1. Phân biệt tự và từ........................................................................ 8
1.2.2. Từ chỉ khóc và nước mắt đơn âm tiết ......................................... 9
1.2.3. Từ chỉ khóc và nước mắt đa âm tiết.......................................... 17
Chương 2. KHẢO SÁT NHỮNG TỪ NGỮ CHỈ KHÓC VÀ NƯỚC MẮT
TRONG THƠ ĐỖ PHỦ ............................................................................ 19
2.1. Số từ chỉ khóc và nước mắt trong thơ Đỗ Phủ................................ 19
2.1.1.Từ chỉ khóc và nước mắt đơn âm tiết ........................................ 19
2.1.2. Từ chỉ khóc và nước mắt đa âm tiết.......................................... 31
2.1.3. Nhận xét .................................................................................... 31
2.2. Tần số xuất hiện từ chỉ khóc và nước mắt trong thơ Đỗ Phủ ......... 33
2.2.1. Tần số xuất hiện của từ chỉ khóc và nước mắt đơn âm tiết ...... 33



2.2.2. Tần số xuất hiện của từ chỉ khóc và nước mắt đa âm tiết ........ 34
2.2.3. Nhận xét .................................................................................... 34
2.3. Chức năng ngữ pháp của từ chỉ khóc và nước mắt trong thơ Đỗ
Phủ.......................................................................................................... 35
2.3.1. Chức năng trong cụm từ ........................................................... 35
2.3.2. Chức năng trong câu ................................................................ 37
Chương 3. GIÁ TRỊ BIỂU ĐẠT CỦA CÁC TỪ NGỮ CHỈ KHÓC VÀ
NƯỚC MẮT TRONG THƠ ĐỖ PHỦ ..................................................... 39
3.1. Giá trị của các từ chỉ khóc và nước mắt trong việc thể hiện nỗi lòng
của tác giả............................................................................................... 39
3.1.1. Tiếng khóc hướng ngoại ........................................................... 39
3.1.2. Tiếng khóc hướng nội ............................................................... 42
3.2. Sắc điệu cảm xúc trong những từ chỉ khóc và nước mắt trong thơ
Đỗ Phủ ................................................................................................... 45
3.2.1. Tiếng khóc và nước mắt - biểu hiện của nỗi buồn .................... 45
3.2.2. Tiếng khóc và nước mắt - biểu hiện của niềm vui .................... 48
3.3. Mạch cảm giác trong những từ chỉ khóc và nước mắt trong thơ
Đỗ Phủ .................................................................................................... 51
3.3.1. Tiếng khóc và nước mắt có thể nghe, nhìn thấy ....................... 51
3.3.2. Tiếng khóc và nước mắt không nghe thấy, nhìn thấy ............... 54
PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 59


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong lịch sử xã hội phong kiến Trung Quốc, thời Đường (618 - 907) có
một vị trí đặc biệt quan trọng. Nếu thời Hán là triều đại phong kiến trung ương
tập quyền vững mạnh đầu tiên và tồn tại lâu đời ở Trung Quốc với lịch sử phát

triển hơn 400 năm (206 TCN - 220 CN), thì thời Đường là triều đại phong kiến
đã đạt đến sự phồn vinh, cực thịnh chưa từng có trong lịch sử chế độ phong
kiến Trung Quốc.
Thành tựu lớn nhất, vừa kể về số lượng, vừa tính cả chất lượng góp phần
làm nên sự phồn vinh của triều đại nhà Đường chính là sự phát triển rực rỡ và
độc đáo của thơ Đường - thời đại hoàng kim của thơ ca cổ điển Trung Quốc.
Quá trình hình thành, phát triển của thơ Đường gắn bó chặt chẽ với sự thống trị
Trung Quốc suốt gần 300 năm của nhà Đường (618 - 907), đã để lại số lượng
tác phẩm đồ sộ. Bộ Toàn Đường thi ấn hành dưới thời Khang Hy gồm 900
quyển, 30 tập đã thu thập được 48.900 bài thơ của hơn 2300 tác giả.
Nhưng thơ Đường để lại dấu ấn chói lọi, như một thành tựu thơ ca ưu tú
của nhân loại không chỉ bởi số lượng khổng lồ mà quan trọng hơn là bởi thơ
Đường có cái thần sắc đặc biệt, phát huy tinh thần dân tộc Trung Hoa lên đến
tuyệt đỉnh, thể hiện ở cả nội dung phong phú, nghệ thuật trác việt, trình độ sáng
tác đạt đến độ thuần thục, hoàn hảo của những nghệ sĩ bậc thầy. Trong số những
nghệ sĩ đó, Đỗ Phủ là nhà thơ có tầm ảnh hưởng sâu rộng. Ông được đánh giá là
một trong bốn “ngôi sao sáng chói” của thơ Đường, (cùng với Lý Bạch, Vương
Duy, Bạch Cư Dị) mà sau này Hàn Dũ đề cao là bậc thầy:
Lý Đỗ văn chương tại
Quang diễm vạn trượng trường
(Thơ Lý Đỗ còn đấy
Ánh sáng muôn trượng cao)
(Điều Trương Tịch)

1


Tài năng thơ ca của Đỗ Phủ được hình thành từ trước cuộc bạo loạn An Sử (755) và liên tục phát triển trong mấy chục năm sau đó, trong thời đại suy
tàn của nhà Đường. Tiếng khóc than vang lên muôn nơi vì áp bức khổ đau nay
lại thêm chiến tranh động loạn liên miên. Máu và nước mắt của nhân dân Trung

Quốc lại tuôn chảy trên đất nước mênh mông. Thơ ca Đỗ Phủ là nước mắt là
tiếng lòng bi ai của nhà thơ về một thời đại đẫm máu và nước mắt này. Những
giọt nước mắt ấy vẫn tuôn chảy tới ngày nay, chừng nào trên quê hương ông và
nhiều nơi trên hành tinh này vẫn còn áp bức bất công vẫn còn chiến tranh loạn
lạc.
Giá trị thơ Đỗ Phủ đã vượt qua hơn 10 thế kỉ thăng trầm, vượt ra ngoài
văn hóa Trung Quốc ảnh hưởng mạnh mẽ tới văn học khu vực, đặc biệt là Việt
Nam. Đỗ Phủ là tác giả được đưa vào giảng dạy chính thức trong chương trình
Ngữ văn ở trường THPT, đồng thời là mảng đề tài quen thuộc của việc thưởng
thức và nghiên cứu. Vì vậy, việc “Khảo sát hệ thống từ ngữ chỉ khóc và nước
mắt trong thơ Đỗ Phủ” là một đề tài đáng được quan tâm, tìm hiểu. Qua đó,
người viết có cơ hội mở rộng kiến thức phục vụ tốt hơn công tác giảng dạy tác
phẩm của Đỗ Phủ nói riêng và thơ Đường nói chung ở chương trình Ngữ văn
THPT thêm phong phú và sâu sắc.
2. Lịch sử vấn đề
Đỗ Phủ là nhà thơ hiện thực vĩ đại trong văn học cổ điển Trung Quốc. Thơ
ca Đỗ Phủ là nước mắt là tiếng lòng bi ai của nhà thơ về một thời đại đẫm máu
và nước mắt - thời đại suy tàn của nhà Đường. Ông được mệnh danh là “Tập
đại thành của thơ ca hiện thực” một thời đại.
Ở Việt Nam, từ xưa đến nay Đỗ Phủ vẫn là một tác giả thu hút được sự
quan tâm của rất nhiều nhà thơ, nhà nghiên cứu. Từ thời Trung đại, những tác
giả lớn của nước ta đã xem ông như một tấm gương về đạo đức, một bậc thầy
về thơ ca. Nguyễn Du từng ca ngợi:

2


Nghìn thuở văn chương đáng bậc thầy
Trọn đời khâm phục dám đơn sai
Hiện nay theo thống kê, so với các tác giả văn học Trung Quốc nói chung,

các tác giả đời Đường nói riêng, những công trình nghiên cứu biên dịch, tuyển
chọn giới thiệu, chuyên luận về Đỗ Phủ khá phong phú đa dạng.
Trong cuốn Kỷ yếu hội thảo quốc tế kỷ niệm 1300 năm năm sinh thi hào
Đỗ Phủ, Nguyễn Anh Vũ xuất bản đã giới thiệu khái quát về cuộc đời, sự nghiệp
thơ ca cũng như phong cách thơ Đỗ Phủ. Các tác giả đã đề cập đến vấn đề tiếng
khóc và nước mắt trong thơ Đỗ Phủ nhưng chỉ mới dừng lại ở mức độ khái quát
chung nhất.
Trong cuốn Đỗ Phủ nhà thơ dân đen, tác giả Phan Ngọc đã giới thiệu về
Đỗ Phủ một cách khá toàn diện. Trong đó, tác giả đã đề cập đến những nội
dung hiện thực có bề rộng vô cùng nóng hổi, nhiều góc cạnh trong thơ Đỗ Phủ.
Tuy vậy, tác giả chưa đề cập nhiều đến tiếng khóc và nước mắt trong hệ thống
các sáng tác của Đỗ Phủ.
Như vậy, những công trình nghiên cứu về nhà thơ Đỗ Phủ hầu hết đều đề
cập đến cuộc đời sự nghiệp thơ ca, những cuộc chiến tranh phi nghĩa, những
giọt nước mắt, tiếng khóc của người mẹ, người vợ, người con,... nhưng chưa
có công trình nghiên cứu hoàn thiện về hệ thống từ ngữ chỉ khóc và nước mắt
trong thơ Đỗ Phủ. Tuy nhiên đây là những nguồn tư liệu quý báu làm nên nền
tảng cơ sở giúp chúng tôi lựa chọn và xây dựng đề tài “Khảo sát hệ thống từ
ngữ chỉ khóc và nước mắt trong thơ Đỗ Phủ”
3. Mục đích nghiên cứu
Khóa luận này được thực hiện với mục đích chỉ ra vị trí, vai trò quan trọng
của hệ thống từ ngữ chỉ khóc và nước mắt trong thơ Đỗ Phủ. Từ đó, chúng tôi
tiến hành thống kê, khảo sát các tác phẩm của nhà thơ Đỗ Phủ để chỉ ra chức
năng ngữ pháp và giá trị biểu đạt của hệ thống các từ ngữ chỉ khóc và nước mắt
trong thơ Đỗ Phủ.

3


4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu về “Khảo sát hệ thống từ ngữ chỉ khóc và nước mắt
trong thơ Đỗ Phủ” tập trung vào khảo sát, liệt kê, thống kê các từ ngữ chỉ hành
động khóc và nước mắt sau đó nêu lên chức năng ngữ pháp và giá trị biểu đạt
của hệ thống từ ngữ chỉ khóc và nước mắt trong thơ Đỗ Phủ.
5. Nhiệm vụ đề tài
Thông qua việc thống kê, khảo sát và phân tích các tác phẩm tiêu biểu của
Đỗ Phủ, người viết chỉ ra các câu, các từ ngữ chỉ khóc và nước mắt vừa phong
phú, sinh động, độc đáo trong thơ Đỗ Phủ, vừa tạo nên phong cách riêng của
tác giả. Đây chính là thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng của nhà thơ trước
hiện thực của xã hội - con người đương thời.
6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp liệt kê, thống kê
Phương pháp phân tích
Phương pháp so sánh, đối chiếu
7. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, thư mục tham khảo. Khóa luận gồm
3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề chung
Chương 2: Khảo sát những từ chỉ khóc và nước mắt trong thơ Đỗ Phủ
Chương 3: Giá trị biểu đạt của các từ ngữ chỉ khóc và nước mắt trong thơ
Đỗ Phủ

4


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Mạch nguồn của tiếng khóc trong thơ Đỗ Phủ
1.1.1. Khơi dòng tiếng khóc từ lịch sử - xã hội, văn hóa
Không biết có phải là một sự ngẫu nhiên hay không khi mà vừa sinh ra

con người đã chào đời bằng tiếng khóc chứ không phải bằng bất cứ thứ âm
thanh nào khác. Triết lý đạo Phật đã lấy điều này làm cơ sở cho những quan
niệm phật giáo: “Đời là bể khổ”, “Nước mắt chúng sinh còn nhiều hơn tất thảy
đại dương trên trái đất”. Họ cho rằng: Cuộc đời là hành trình con người đi trên
đường cam chịu đầy lầy lội toàn nước mắt và đớn đau. Gạt bỏ phần nào màu
sắc duy tâm của tôn giáo, chúng ta hiểu rằng: Phía bên kia của những niềm
hạnh phúc, trong cuộc sống con người không thể thiếu nước mắt - tiếng khóc
do đó trở thành một sự tiền định tất phải có trong kiếp sống con người. Đã từ
lâu ta quen với:
Con người có mắt, có môi
Khi buồn thì khóc, khi vui thì cười
(Ca dao)
Biểu hiện cao nhất của đời sống tinh thần con người là khóc và cười. Mà
“Trái đất ba phần tư nước mắt” (Xuân Diệu) làm gì có nhiều chỗ dành cho tiếng
cười và niềm hạnh phúc? Vả chăng, nếu có chút ít niềm vui thì cũng lại là:
“Ngày vui ngắn chẳng tày gang” (Nguyễn Du) - “niềm vui cuối cùng cũng chỉ
là đứa con hoang của người mẹ sầu bất tận” (chữ dùng của Jean Chevalier Alain
Gheerbrant).
Theo “Từ điển Tiếng Việt” cho rằng: “Khóc là chảy nước mắt do đau đớn,
khó chịu hoặc Xúc động mạnh”, khóc cũng là “cách để tỏ lòng thương tiếc đối
với người thân thiết, ruột thịt đã chết...” [4; 506]. Việc dẫn điều này để chúng
ta hiểu rằng tiếng khóc chính là biểu hiện cao nhất của nỗi buồn. Khi trong lòng

5


cảm thấy buồn, tâm hồn không chứa nổi tâm tư, người ta khóc: có tiếng khóc
nức nở, thống thiết, có tiếng khóc nghẹn ứ, uất ức lại có tiếng khóc âm thầm
như rót cả vào lòng bao âm vang của đớn đau và thương tổn. Tiếng khóc và
những giọt nước mắt dường như là con đường duy nhất khi bi kịch của con

người lên đến đỉnh điểm; người ta không còn sự lựa chọn nào khác dẫu biết
rằng con đường ấy lại dẫn người ta đi sâu hơn vào thế giới của bi, ai, sầu, muộn.
Song từ ngàn đời nay tiếng khóc vẫn được cất lên trong những ý niệm mong
manh nhưng dai dẳng của niềm tin cứu rỗi và hi vọng thoát sầu!
Điều này không mâu thuẫn với trường hợp người ta khóc vì quá vui, vì
xúc động và hạnh phúc quá, bởi lẽ: tiếng khóc và những giọt nước mắt lúc này
chính là sự trả nợ bất ngờ cho bao nhiêu ưu tư, sầu muộn mà con người từng
chôn chặt trong lòng. Thật vậy, có hạnh phúc nào mà không nằm trên đau khổ,
hay một viễn tưởng của khổ đau?
Đó là tiếng khóc bắt nguồn từ lịch sử văn hóa xã hội nói chung. Còn tiếng
khóc và những dòng nước mắt trong thơ Đỗ Phủ là bắt nguồn từ chính lịch sử
xã hội văn hoá thời đại đó.
Trước Loạn An Lộc Sơn, Đỗ Phủ đã sống ở Trường An một thời gian dài.
Mặc dù bị dày vò cay đắng nhưng ông có điều kiện được chứng kiến các sự
kiện liên quan đến vận mệnh nhân dân trên đất nước ông. Đỗ Phủ cũng nhìn
thấu bản chất giai cấp thống trị nên ông không thể làm ngơ trước một bên là
nhân dân lao động lầm than đang vùng vẫy dưới bầu trời khói lửa binh đao;
một bên là giai cấp thống trị đang thoả sức ăn chơi, hưởng lạc. Đỗ Phủ đã khóc,
mạch nguồn tiếng khóc trong thơ ông khơi dòng từ những nỗi buồn trên dòng
sông đầy bất trắc và lận đận của ông, để rồi trở thành những ám ảnh ghê gớm
trong Binh xa hành, Tiền xuất tái, Tự kinh phó Phụng Tiên,... Đây là tiếng khóc
của một người dân, một vị quan, một nhà thơ có lương tâm và trách nhiệm với
đời.

6


Năm 755 loạn An Lộc Sơn khởi biến, xã hội đời Đường Huyền Tông vốn
đang mục nát và chứa đầy nguy cơ tàn bạo lại càng thêm rối loạn. Đỗ Phủ hiểu
rõ thực sự biến An Lộc Sơn là một cuộc chiến tranh phi nghĩa. Những kẻ tiến

hành kháng chiến chống lại An Lộc Sơn đã bị bắt đi lính, dân chúng bị đàn áp
đến cùng cực. Mâu thuẫn giai cấp bùng lên dữ dội như ngọn lửa trên thảm dầu.
Con người Đỗ Phủ với trái tim bao dự định, bao ấp ôm cho lí tưởng “trung quân
ái quốc” ấy đang bị thời đại loạn kéo giãn ra bởi thực tế phũ phàng rồi quẳng
mạnh vào một biển lệ không lối thoát: Bi Trần Đào, Khương thôn, Bành Nha
hành,... là những bài thơ gội rửa bởi những dòng nước mắt của một nhà Nho
sống gắn bó và sâu sắc với cuộc đời trần thế.
An Lộc Sơn - Sử Tư Minh bị dẹp, xã hội vì vậy mà có thêm một chút thanh
bình. Thơ ông giai đoạn này là sự thể hiện chính cuộc đời nhà thơ họ Đỗ trên
trang sách: đói nghèo, bệnh tật, tàn tạ, mỏi mòn,... Tiếng khóc lúc này có cái
lặng lẽ, trầm lắng của trải nghiệm thời gian, có cái nghẹn ngào, chua xót của
tâm tư xáo trộn. Muối mặn kết tinh từ những niềm đau của cả một đời người
hòa vào sương gió mịt mờ của con đường ba ngả: ngả về quá khứ, ngả ở hiện
tại, ngả tới tương lai đi vào lòng người tự nhiên gần gũi nhờ tiếng khóc của một
nhà thơ lớn - Đỗ Phủ.
1.1.2. Tiếng khóc trong mạch nguồn văn học
Văn học là tấm gương phản ánh đời sống - nó ghi lại tất cả những gì đang
diễn ra trong hiện thực cuộc sống và tâm tư con người. Chính vì thế mà tiếng
khóc và nước mắt đã đi vào đời sống văn học, nhất là thơ từ rất lâu. Et-gaPoxem cho rằng: “Giọng điệu buồn là giọng điệu đích đáng nhất của thơ ca”
đây cũng là một cách để ông khẳng định “giọng điệu buồn” như bầu khí quyển
bao bọc tiếng khóc, hoàn toàn tìm được chỗ đứng trang trọng trong thứ bậc cảm
hứng của thi ca.
Cả cuộc đời sáng tác Lỗ Tấn đã trải nghiệm được rằng “...khi vui người ta
sáng tác, khi buồn người ta sáng tác...” [4; 6] và dường như càng buồn, càng

7


tuyệt vọng thì sáng tác càng hay, càng có sức ám ảnh.
Trong văn học Việt Nam người ta đã từng biết đến tiếng khóc cay cú, bộc

trực của Tú Xương; tiếng khóc hổ ngươi âm thầm chua chát của Nguyễn
Khuyến; những cung đàn buồn vu vơ, mơ hồ, bàng bạc sắc màu tiếng khóc
trong phong trào thơ mới, rồi những tiếng khóc căm phẫn, uất hận trong thơ ca
cách mạng. Rộng hơn trên thi đàn thế giới những vần “thơ dâng” từ nước mắt
và đau thương của Tagore không hề lạc điệu trong nỗi buồn chung ở sáng tác
của thế hệ thi nhân. Đặc biệt, Hồ Thị Thuý Ngọc đã rất có lí khi cho rằng “âm
điệu buồn thương bàng bạc trong hầu hết các bài thơ cổ điển Trung Hoa nói
chung và thơ Đường nói riêng...” [3; 5]. Quả thực lí do không nhỏ để thơ Đường
trở thành bất tử đó chính là “âm điệu buồn” làm nên tiếng vang của nó!
Muytxê đã từng viết “Những vần thơ tuyệt vọng là những vần thơ tuyệt
mỹ, những lời ca bất tử nguyên là tiếng nấc từ cõi lòng”. Điều này có thể trở
thành nhận định chung cho rất nhiều bài thơ Đường của Lý Bạch, Thôi Hiệu,
Trần Tử Ngang, Bạch Cư Dị, Lý Hạ... nhưng nó đặc biệt đúng với thế giới thơ
Đỗ Phủ: “Thế giới thơ được tạo nên từ nước mắt và tình thương...” [2; 21]
1.2. Từ chỉ khóc và nước mắt trong Hán văn cổ
1.2.1. Phân biệt tự và từ
Văn tự Hán ngữ được chia thành hai loại: văn (文) và tự (字). Văn là loại
chữ có kết cấu đơn giản, tự là loại chữ có kết cấu phức tạp. Ở đây, tự được dùng
với hàm nghĩa rộng hơn: tự là chữ nói chung, là một đơn vị của hệ thống văn
tự Hán.
Như đã nói, tự là chữ có kết cấu đơn giản, thuần nhất, là một đơn vị văn
tự được biểu thị bằng một âm tiết nhất định, là đơn vị của chữ viết. Trong khi
đó, từ (辭) là một đơn vị ý nghĩa, nó phải có ý nghĩa, là những chữ có kết cấu
phức tạp, từ là đơn vị của ngôn ngữ. Xét mối quan hệ giữa tự và từ, ta có thể
nhận thấy chúng có một số mối quan hệ sau:

8


- Một tự có thể là một từ, khi đó nó phải thông nhất ở ba bình diện hình

thể, âm đọc và ý nghĩa. Ví dụ: 日 Nhật: mặt trời, 月 Nguyệt: mặt trăng, 明
Minh: sáng...
- Một tự có thể trở thành một phần của từ. Ví dụ: 蟋 Tất trong 蟋 蟀 Tất
suất (con dế), 葡 Bồ trong 葡 萄 Bồ đào (quả nho)... Khi đó, một tự là một tập
hợp nét nhất định, biểu thị một âm tiết nhất định, có thể có nghĩa như 仁 Nhân
và 義 Nghĩa trong từ仁 義 Nhân nghĩa, cũng có thể vô nghĩa như 徘 Bồi trong
từ 徘 徊 Bồi hồi, hoặc có thể không còn giữ được nguyên nghĩa như 君 Quân
hoặc 子 Tử trong từ 君 子Quân tử, 小 Tiểu hoặc 人 Nhân trong từ 小 人 Tiểu
nhân...
Tóm lại, Tự là đơn vị văn tự, từ là đơn vị ý nghĩa. Vì vậy, với những đặc
trưng cố hữu của ngôn ngữ văn tự Hán, chúng ta phải bắt đầu từ tự để tìm hiểu
về từ. Hán ngữ cổ là một ngôn ngữ đơn lập, văn tự Hán thuộc loại chữ viết
biểu ý, ghi âm tiết. Do đó, mỗi chữ Hán thường là một từ. Ví dụ: 因 Nhân
(nguyên cớ), 欺 Khi (khinh mạn), 秋Thu (mùa thu).... Mỗi chữ trong các ví
dụ đã nêu đều biểu thị ở 03 phương diện Hình形 - Âm 音 - Ý 意. Đối với các
ví dụ như 葡 萄Bồ đào, 琵 琶 Tỳ bà, 蟋 蟀Tất suất, 匍 匐 Bồ bặc (bò lổm
ngổm)... xét trong mối tương quan kết hợp tạo nên từ chúng chỉ có thể là
những ký hiệu biểu âm đơn thuần, không cần thiết phải tìm hiểu về mặt ngữ
nghĩa.
1.2.2. Từ chỉ khóc và nước mắt đơn âm tiết
Trước tiên có thể khẳng định rằng hệ thống từ chỉ khóc và nước mắt trong
Hán văn cổ khá phong phú. Chúng tôi chia làm hai loại: từ chỉ khóc và nước
mắt đơn âm tiết và từ chỉ khóc và nước mắt đa âm tiết. Ở mục này chúng tôi sẽ
tìm hiểu về từ chỉ khóc và nước mắt đơn âm tiết.

9


Đơn âm tiết là những từ chỉ có một âm tiết. Và những từ chỉ khóc và nước
mắt đơn âm tiết trong Hán văn cổ gồm: khốc (哭), khấp (泣), đề (啼), huyễn (

泫), lệ (淚), thế (涕).
Các từ chỉ khóc và nước mắt trên có thể xếp vào động từ hoặc danh, tùy
sự kết hợp của chúng trong câu và trong những ngữ cảnh cụ thể, ví dụ:…
 Khốc (哭):
- Từ điển phổ thông: khóc to
- Từ điển trích dẫn:
+ (Động) Khóc (thành tiếng). ◎Như: "đề khốc bất chỉ" 啼哭不止 kêu
khóc không ngừng.
+ (Động) Ai điếu. Hoài Nam Tử 淮南子: "Kiệt cô gián giả, Thang sử nhân
khốc chi" 桀辜諫者, 湯使人哭之 (Thuyết lâm huấn 說林訓) Vua Kiệt giết
người can gián, vua Thang sai người đến điếu.
+ (Động) Than thở.
- Từ điển Thiều Chửu: Khóc to
- Từ điển Trần Văn Chánh: Khóc (to thành tiếng): 放聲大哭 Khóc òa.
- Từ điển Nguyễn Quốc Hùng:
Khóc to thành tiếng — Kêu than bi thảm.
- Từ ghép: ai khốc 哀哭 • khốc khấp 哭泣 • quỷ khốc 鬼哭
- Một số bài thơ có sử dụng:
• Điếu Dương Thuyên - 悼楊銓 (Lỗ Tấn)
• Binh xa hành - 兵車行 (Đỗ Phủ)
• Hải thượng kỳ 1 - 海上其一 (Cố Viêm Vũ)
• Kính tặng Trịnh gián nghị thập vận - 敬贈鄭諫議十韻 (Đỗ Phủ)
• Ký Hoàng Cơ Phục - 寄黃幾復 (Hoàng Đình Kiên)

10


• Khứ thu hành - 去秋行 (Đỗ Phủ)
• Ngã giả hành - 餓者行 (Vương Lệnh)
• Tô Vũ miếu - 蘇武廟 (Ôn Đình Quân)

• Trùng đề - 重題 (Đỗ Phủ)
• Vãn Trần Trọng Trưng - 輓陳仲徵 (Trần Thánh Tông)
 Khấp (泣):
- Từ điển phổ thông: khóc không thành tiếng
- Từ điển trích dẫn:
+ (Động) Rớt nước mắt mà không ra tiếng hoặc khóc tiếng nhỏ gọi là
"khấp". ◎Như: "khấp bất thành thanh" 泣不成聲 khóc không ra tiếng, khóc
ngất. ◇Nguyễn Du 阮攸: "Bất tri tam bách dư niên hậu, Thiên hạ hà nhân khấp
Tố Như" 不知三百餘年後, 天下何人泣素如 (Độc Tiểu Thanh kí 讀小青記)
Không biết hơn ba trăm năm sau, Thiên hạ ai là người khóc Tố Như.
+ (Danh) Nước mắt. ◇Sử Kí 史記: "Hạng Vương khấp sổ hàng hạ" 項王
泣數行下 (Hạng Vũ bổn kỉ 項羽本紀) Hạng Vương nước mắt giàn giụa.
- Từ điển Thiều Chửu: Khóc, khóc không ra tiếng gọi là khấp.
- Từ điển Trần Văn Chánh
+ Khóc (không ra tiếng): 泣訴 Nói nức nở; 泣不成聲 Khóc nức nở, khóc
ngất; 不知三百餘年後,天下何人泣素如 Chẳng biết hơn ba trăm năm về sau,
trong thiên hạ có ai là người khóc cho Tố Như này (Nguyễn Du);
+ Nước mắt: 泣如雨下 Nước mắt như mưa.
- Từ điển Nguyễn Quốc Hùng: Khóc chảy nước mắt mà không thành tiếng
— Cũng chỉ nước mắt.
- Từ ghép: ai khấp 哀泣 • ẩm khấp 飲泣 • bi khấp 悲泣 • hướng ngung nhi
khấp 向隅而泣 • khấp báo 泣報 • khấp cáo 泣吿 • khấp gián 泣諌 • khấp huyết
泣血 • khốc khấp 哭泣 • xuyết khấp 啜泣 • yểm khấp 掩泣

11


- Một số bài thơ có sử dụng:
• Điệp luyến hoa - 蝶戀花 (Án Thù)
• Lãm Liễu Hồn "Đinh Châu thái bạch tần" chi thập, nhân thành nhất

chương - 覽柳渾汀洲採白蘋之什,因成一章 (Từ Di)
• Lý Bằng không hầu dẫn - 李憑箜篌引 (Lý Hạ)
• Long Môn trấn - 龍門鎮 (Đỗ Phủ)
• Mộng thiên - 夢天 (Lý Hạ)
• Ngư gia ngạo - Phản đệ nhị thứ đại vi tiễu - 漁家傲-返第二次大圍剿
(Mao Trạch Đông)
• Tích biệt hành, tống Hướng khanh tiến phụng đoan ngọ ngự y chi thướng
đô - 惜別行送向卿進奉端午禦衣之上都 (Đỗ Phủ)
• Tự hoài - 敘懷 (Từ Nguyệt Anh)
• Thu dạ lữ hoài ngâm - 秋夜旅懷吟 (Đinh Nhật Thận)
• Thuỷ điệu ca đầu - Địa chấn kỷ dị - 水調歌頭-地震紀異 (Morikawa
Chikukei)
 Đề (啼):
- Từ điển phổ thông:
+ Khóc lóc
+ Hót (chim)
- Từ điển trích dẫn:
+ (Động) Kêu khóc. ◇Nguyễn Du 阮攸: "Thập khẩu đề cơ Hoành Lĩnh
bắc" 十口啼饑橫嶺北 (Ngẫu đề 偶題) Mười miệng kêu đói ở phía bắc Hoành
Sơn.
+ (Động) Hót, gáy, kêu. ◎Như: "oanh đề" 鶯啼 chim vàng anh hót. Phạm
Trọng Yêm 范仲淹: "Hổ khiếu viên đề" 虎嘯猿啼 (Nhạc Dương Lâu kí 岳陽
樓記) Cọp rống vượn kêu.

12


+ (Danh) Nước mắt. ◎Như: "đề trang nữ" 啼妝女 chỉ người đàn bà rất
đẹp, làm say đắm người, "đề ngân" 啼痕 ngấn lệ. Ghi chú: Thời Đông Hán 東
漢, phụ nữ lấy phấn bôi dưới mắt, làm như có ngấn lệ.

- Từ điển Thiều Chửu:
+ Kêu khóc.
+ Hót, như oanh đề 鶯啼 chim vàng anh hót.
- Từ điển Trần Văn Chánh:
+ Khóc: 悲啼 Khóc thảm thiết; 老人兒啼 Người già khóc sướt mướt như
con nít (Tả truyện).
+ Gáy, hót, kêu: 雞啼 Gà gáy; 鳥啼 Chim hót; 猿啼 Vượn kêu.
- Từ điển Nguyễn Quốc Hùng: Kêu khóc, gào khóc. Chẳng hạn Dạ đề 夜
啼 ( trẻ khóc đêm ) — Kêu, hót ( nói về loài chim ).
- Từ ghép: dạ đề 夜啼 • ô dạ đề 烏夜啼
- Một số bài thơ có sử dụng
• Cố đô - 故都 (Hàn Ốc)
• Dương liễu chi kỳ 6 - 楊柳枝其六 (Ôn Đình Quân)
• Giang thượng văn viên - 江上聞猿 (Ung Dụ Chi)
• Hoàng Lăng miếu kỳ 1 - 黃陵廟其一 (Lý Quần Ngọc)
• Lâu thượng nữ nhi khúc - 樓上女兒曲 (Lư Đồng)
• Lãng đào sa - Đỗ quyên hoa - 浪淘沙-肚鵑花 (Cao Quan Quốc)
• Mộ xuân tiểu thán - 暮春小嘆 (Nguyễn Khuyến)
• Tống xuân - 送春 (Vương Lệnh)
• Thương tâm hành - 傷心行 (Lý Hạ)
• Trích Lĩnh Nam đạo trung tác - 謫嶺南道中作 (Lý Đức Dụ)
 Huyễn (泫):

13


- Từ điển phổ thông: nước mênh mông
- Từ điển trích dẫn:
+ (Động) Nhỏ nước mắt, nhỏ giọt (sương, móc). Tạ Linh Vận 謝惠連:
"Nham hạ vân phương hợp, Hoa thượng lộ do huyễn" 巖下雲方合, 花上露猶

泫 (Tòng cân trúc giản việt lĩnh khê hành 從斤竹澗越嶺溪行) Dưới núi mây
vừa họp, Trên hoa sương còn nhỏ.
+ (Tính) Long lanh (hạt sương, móc).
+ (Phó) Ròng ròng (nước mắt chảy). ◇Phan Nhạc 潘岳: "Thế huyễn lưu
nhi triêm cân" 涕泫流而霑巾 (Hoài cựu phú 懷舊賦) Nước mắt chảy ròng ròng
thấm ướt khăn.
- Từ điển Thiều Chửu:
+ Huyễn nhiên 泫然 ứa nước mắt.
+ Một âm là huyên. Nước mông mênh
- Một số bài thơ có sử dụng:
• Bát ai thi kỳ 6 - Thiếu giám vũ công Tô công Nguyên Minh - 八哀詩其
六-故秘書少監武功蘇公源明 (Đỗ Phủ)
• Đông Pha bát thủ kỳ 3 - 東坡八首其三 (Tô Thức)
• Hý đề Từ Nguyên Thán sở táng Chung Bá Kính “Trà tấn” thi quyển - 戲
題徐元嘆所藏鍾伯敬茶訊詩卷 (Tiền Khiêm Ích)
• Khốc Lý thượng thư Chi Phương - 哭李尚書之芳 (Đỗ Phủ)
• Ngũ nguyệt thuỷ biên liễu - 五月水邊柳 (Thôi Hộ)
• Thẩm viên (I) kỳ 2 - 沈園(I)其二 (Lục Du)
• Tỳ Bà đình - 琵琶亭 (Âu Dương Tu)
• Vãn Pháp Loa tôn giả Thanh Mai tự - 挽法螺尊者題青梅寺 (Trần Minh
Tông)

14


 Lệ (淚):
- Từ điển phổ thông: nước mắt
- Từ điển trích dẫn:
(Danh) Nước mắt. Như: "lưu lệ" 流淚 chảy nước mắt.
- Từ điển Thiều Chửu: Nước mắt.

- Từ điển Trần Văn Chánh: Nước mắt: 兩句三年得,一吟雙淚流 Ba
năm trời mới làm được hai câu thơ, ngâm lên đôi hàng lệ rơi (Giả Đảo).
- Từ điển Nguyễn Quốc Hùng: Nước mắt. Đoạn trường tân thanh có câu:
» Nỗi riêng riêng những bàn hoàn. Dầu chong trắng đĩa lệ tràn thấm khăn « —
Ta còn đọc trại là Luỵ. Td: Rơi luỵ.
- Từ ghép: ám lệ 暗淚 • ẩm lệ 飲淚 • bất kiến quan tài bất lạc lệ 不見棺
材不落淚 • châu lệ 珠淚 • huyết lệ 血淚 • lưu lệ 流淚 • sái lệ 灑淚 • sái lệ vũ
灑淚雨 • sầu lệ 愁淚 • thuỳ lệ 垂淚 • thức lệ 拭淚 • trúc lệ 竹淚 • uông lệ 汪
淚 • vấn lệ 抆淚 • vũ lệ 雨淚
- Một số bài thơ có sử dụng
• Đông cư kỳ 2 - 東居其二 (Tô Man Thù)
• Đắc viễn thư - 得遠書 (Lý Xương Phù)
• Đề Hà hiệu uý "Bạch vân tư thân" - 題何校尉白雲思親 (Nguyễn Trãi)
• Chinh phụ ngâm - 征婦吟 (Thái Thuận)
• Chinh phụ oán - 征婦怨 (Mạnh Giao)
• Dịch thuỷ - 易水 (Uông Nguyên Lượng)
• Nam giản trung đề - 南澗中題 (Liễu Tông Nguyên)
• Thu khuê - 秋閨 (Thái Thuận)
• Thu phố ca kỳ 01 - 秋浦歌其一 (Lý Bạch)
• Vu Sơn huyện Phần Châu Đường sứ quân thập bát đệ yến biệt kiêm chư

15


công huề tửu lạc tương tống suất đề tiểu thi lưu ư ốc bích - 巫山縣汾州唐使
君十八弟宴別兼諸公攜酒樂相送率題小詩留於屋壁 (Đỗ Phủ)
 Thế (涕):
- Từ điển phổ thông:
+ Nước mắt.
+ Nước mũi.

- Từ điển trích dẫn:
+ (Danh) Nước mắt. Trần Tử Ngang 陳子昂: "Độc sảng nhiên nhi thế hạ"
獨愴然而涕下 (Đăng U Châu đài ca 登幽州臺歌) Một mình đau thương mà
rơi nước mắt.
+ (Danh) Nước mũi
- Từ điển Thiều Chửu:
+ Nước mắt.
+ Nước mũi.
- Từ điển Trần Văn Chánh:
+ Nước mắt: 流涕 Chảy nước mắt, rớt (rơi) nước mắt;
+ Nước mũi: 鼻涕 Nước mũi.
- Từ điển Nguyễn Quốc Hùng: Khóc lóc — Nước mũi chảy ra khi khóc.
- Một số bài thơ có sử dụng:
• Chí quý - 識媿 (Lục Du)
• Chính sách đề vịnh chi 03 - 正冊題詠之三 (Tào Tuyết Cần)
• Di Hoa Dương Liễu thiếu phủ - 貽華陽柳少府 (Đỗ Phủ)
• Khốc Lý thượng thư Chi Phương - 哭李尚書之芳 (Đỗ Phủ)
• Phù dung nữ nhi luỵ - 芙蓉女兒誄 (Tào Tuyết Cần)
• Thu nhật Quỳ phủ vịnh hoài phụng ký Trịnh giám, Lý tân khách nhất
bách vận - 秋日夔府詠懷奉寄鄭監李賓客一百韻 (Đỗ Phủ)

16


• Thừa vũ nhập hành quân lục đệ trạch - 乘雨入行軍六弟宅 (Đỗ Phủ)
• Trường Môn phú - 長門賦 (Tư Mã Tương Như)
• Tướng thoán lưu thi - 將竄留詩 (Bổng kiếm bộc)
• Xúc xúc - 齪齪 (Hàn Dũ)
1.2.3. Từ chỉ khóc và nước mắt đa âm tiết
Đa âm tiết là những từ gồm 2 âm tiết trở lên. Và trong Hán ngữ cổ những

từ chỉ khóc và nước mắt đa âm tiết gồm: hư hi (歔欷), hào đào (號咷), lan can
(闌干), châu lệ (珠淚).
Các từ chỉ khóc và nước mắt trên có thể xếp vào động từ hoặc danh, tùy
sự kết hợp của chúng trong câu và trong những ngữ cảnh cụ thể, ví dụ:…
 Hư hi (歔欷):
- Từ điển trích dẫn: "hư hi" 歔欷 sùi sụt,
- Từ điển Thiều Chửu: Hư hi 歔欷 sùi sụt.
- Từ điển Trần Văn Chánh: (Văn) Nức nở, sùi sụt.
- Từ điển Nguyễn Quốc Hùng: Tiếng thở dài — Tiếng thút thít, chưa nín
khóc hẳn.
- Từ điển phổ thông: khóc sụt sùi
- Một số bài thơ có sử dụng
• Đổng Hồ bút phú - 董狐筆賦 (Khuyết danh Việt Nam)
• Bi phẫn thi - 悲憤詩 (Thái Diễm)
• Khương thôn kỳ 1 - 羌村其一 (Đỗ Phủ)
• Ly tao - 離騷 (Khuất Nguyên)
• Phù dung nữ nhi luỵ - 芙蓉女兒誄 (Tào Tuyết Cần)
• Trường Môn phú - 長門賦 (Tư Mã Tương Như)
 Hào đào (號咷):

17


- Từ điển trích dẫn
(Động) "Hào đào" 號啕 gào khóc. Cũng viết là "hào đào" 嚎咷, "hào đào"
號咷.
- Từ điển Thiều Chửu
Hào đào 號啕 gào khóc. Tục viết là hào đào 嚎咷.
 Châu lệ (珠淚):
- Từ điển trích dẫn: Nước mắt.

Nước mắt nhỏ xuống giống như hạt ngọc nên nói như thế.
Lí Bạch 李白: "Tương tư yểu như mộng, Châu lệ thấp la y" 相思杳如夢,
珠淚溼羅衣 (Học cổ tư biên 學古思邊).
- Từ điển Nguyễn Quốc Hùng: Chỉ giọt nước mắt.
- Một số bài thơ có sử dụng:
• Đề Hưng Nguyên Minh Châu đình - 題興元明珠亭 (Kinh Triệu nữ tử)
• Niệm nô kiều - 念奴嬌 (Trương Hồng Kiều)
• Thái tang tử kỳ 18 - 采桑子其十八 (Phùng Duyên Kỷ)
• Thính Vương thị thoại Quy Châu Chiêu Quân miếu - 聽王氏話歸州昭
君廟 (Lý Viễn)
Như vậy ta thấy, trong Hán Ngữ cổ, cùng là những từ mang nghĩa chỉ khóc
và nước mắt nhưng mỗi từ đều mang một sắc thái khác nhau, diễn tả những
cung bậc cảm xúc khác nhau của con người.

18


CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT NHỮNG TỪ NGỮ CHỈ KHÓC VÀ NƯỚC
MẮT TRONG THƠ ĐỖ PHỦ
2.1. Số từ chỉ khóc và nước mắt trong thơ Đỗ Phủ
Như đã phân tích ở chương 1, những từ chỉ khóc và nước mắt trong tiếng
Hán rất phong phú, đa dạng. Là một nhà thơ hiện thực vĩ đại nhất Trung Quốc,
Đỗ Phủ đã có sự lựa chọn rất tinh tế các từ chỉ khóc và nước mắt trong thơ của
mình. Để thuận lợi cho việc khảo sát, chúng tôi chia từ chỉ khóc và nước mắt
thành hai loại: từ chỉ khóc và nước mắt đơn âm tiết, từ chỉ khóc và nước mắt
đa âm tiết.
2.1.1.Từ chỉ khóc và nước mắt đơn âm tiết
Bảng: Khảo sát hệ thống từ chỉ khóc và nước mắt đơn âm tiết trong thơ Đỗ Phủ:
Tên bài thơ


STT

1
2

3

Ai giang đầu
Ai vương tôn

Bắc chinh

Từ chỉ khóc
và nước mắt

Số lần
xuất
hiện

Khốc (哭)

1

Lệ (淚)

1

Khấp (泣)

1


Khốc (哭)

1

Đề (啼)

1

Thế (涕)

1

4

Bạc du

Lệ (淚)

1

5

Bạch đế

Khốc (哭)

1

6


Bạch đế thành tối cao lâu

Khấp (泣)

1

7

Bạch mã

Lệ (淚)

1

8

Bạch Thuỷ huyện Thôi thiếu phủ thập cửu ông cao trai Lệ (淚)

1

19


×