Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Khoá luận tốt nghiệp mở rộng từ hán việt cho học sinh qua các văn bản thơ mới trong chương trình ngữ văn THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 62 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
===o0o===

PHÍ THỊ MINH HỒNG

MỞ RỘNG TỪ HÁN VIỆT CHO HỌC SINH
QUA CÁC VĂN BẢN THƠ MỚI TRONG
CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THPT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

HÀ NỘI – 2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
===o0o===

PHÍ THỊ MINH HỒNG

MỞ RỘNG TỪ HÁN VIỆT CHO HỌC SINH
QUA CÁC VĂN BẢN THƠ MỚI TRONG
CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THPT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học

TS. NGUYỄN THỊ THANH VÂN


HÀ NỘI – 2019


LỜI CẢM ƠN
Khoá luận được hoàn thành với sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của cô
giáo - TS. Nguyễn Thị Thanh Vân. Qua đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành
đến cô - người đã tận tình giúp đỡ, động viên em trong suốt quá trình thực hiện
khoá luận.
Em xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các thầy, cô giáo khoa Ngữ văn, trường
Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã giảng dạy cho em những kiến thức bổ ích và tạo
điều kiện học tập cho em trong suốt bốn năm học tập tại trường.
Trong quá trình thực hiện, do điều kiện về thời gian và kiến thức còn hạn
chế nên không tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận được sự góp ý của quý
thầy cô để khoá luận được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 13 tháng 05 năm 2019
Tác giả

Phí Thị Minh Hồng


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn
của TS. Nguyễn Thị Thanh Vân. Những tài liệu, những nhận định sử dụng trong
khoá luận là hoàn toàn trung thực. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội
dung khoa học của công trình này.
Hà Nội, tháng 5 năm 2019
Tác giả

Phí Thị Minh Hồng



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

THPT

: Trung học phổ thông

Tr

: Trang

NXB

: Nhà xuất bản


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ................................................................................... 1
3. Mục đích nghiên cứu ......................................................................... 3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................ 4
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................... 4
6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 4
7. Đóng góp của khoá luận .................................................................... 5
8. Bố cục của khoá luận......................................................................... 5
Chương 1 KHÁI QUÁT TỪ HÁN VIỆT VÀ CÁCH SỬ DỤNG TỪ
HÁN VIỆT ............................................................................................... 6
1.1. Khái niệm ....................................................................................... 6

1.2. Lịch sử từ Hán Việt ........................................................................ 7
1.2.1. Bối cảnh tiếp xúc ngôn ngữ Hán............................................... 7
1.2.2. Hệ quả tiếp xúc ngôn ngữ Hán ................................................. 8
1.3. Đặc điểm từ Hán Việt ................................................................... 12
1.3.1. Đặc điểm về ngữ âm ............................................................... 12
1.3.2. Đặc điểm về nội dung ............................................................. 15
1.3.3. Đặc điểm về sắc thái tu từ ...................................................... 16
1.4. Cách sử dụng từ Hán Việt ............................................................ 18
1.4.1. Sử dụng đúng âm .................................................................... 18
1.4.2. Sử dụng đúng nghĩa ................................................................ 19
Chương 2 KHẢO SÁT TỪ HÁN VIỆT TRONG CÁC VĂN BẢN THƠ
MỚI THUỘC SÁCH GIÁO KHOA THPT ............................................ 21
2.1. Khảo sát và thống kê từ Hán Việt trong các văn bản Thơ Mới thuộc
sách giáo khoa chương trình THPT ..................................................... 21
2.1.1. Khảo sát và thông kê từ Hán Việt trong các văn bản
Thơ Mới ........................................................................................... 21


2.1.2. Những kiến giải về bảng khảo sát và thống kê từ Hán Việt trong
các văn bản Thơ Mới thuộc sách giáo khoa chương trình THPT ...... 24
2.2. Từ Hán Việt - các hiện tượng từ đồng nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều
nghĩa.................................................................................................... 28
2.2.1. Từ đồng âm ............................................................................ 28
2.2.2. Từ đồng nghĩa ........................................................................ 28
2.2.3. Từ nhiều nghĩa ....................................................................... 30
Chương 3 MỞ RỘNG TỪ HÁN VIỆT TRONG CÁC VĂN BẢN THƠ
MỚI THUỘC CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THPT ............................. 32
3.1. Vai trò của từ Hán Việt trong các văn bản Thơ Mới .................... 32
3.1.1. Khái quát về Thơ Mới ............................................................. 32
3.1.2. Vai trò từ Hán Việt trong các văn bản Thơ Mới ..................... 33

3.2. Thuận lợi và khó khăn trong việc học và mở rộng từ Hán Việt cho
học sinh qua các văn bản Thơ Mới ...................................................... 38
3.2.1. Thuận lợi trong việc học và mở rộng từ Hán Việt cho học sinh qua
các văn bản Thơ Mới.......................................................................................38
3.2.2. Khó khăn trong việc học và mở rộng từ Hán Việt cho học sinh
qua các văn bản Thơ Mới .................................................................... 40
3.3. Giải pháp mở rộng từ Hán Việt cho học sinh qua các văn bản Thơ
Mới thuộc chương trình Ngữ văn THPT. ............................................. 42
3.3.1. Thống kê từ Hán Việt .............................................................. 42
3.3.2. Phương pháp chiết tự ............................................................. 43
3.3.3. Từ thuần Việt song tồn từ Hán Việt ........................................ 44
3.3.4. Những phương pháp học từ Hán Việt ..................................... 45
3.3.5. Dạy từ Hán Việt theo chủ đề ................................................... 46
3.3.6. Các dạng bài tập từ Hán Việt ................................................. 48
3.3.7. Tổ chức các trò chơi học tập ................................................ 48
KẾT LUẬN ............................................................................................ 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO


TÀI LIỆU KHẢO SÁT


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tiếng Việt có lịch sử phát triển lâu đời. Trải qua thời gian, tiếng Việt có
sự vận động không ngừng cùng với những biến động của xã hội. Bên cạnh kho
từ vựng thuần Việt, người Việt còn vay mượn văn tự khác có quan hệ tiếp xúc
lâu dài với ngôn ngữ tiếng Việt. Người Việt đã thực hiện việc vay mượn một
cách chủ động và sáng tạo để tạo nên một hệ thống ngôn ngữ đa dạng và phong
phú như ngày hôm nay. Trong số đó, phải kể đến sự vay mượn tiếng Hán, nó

đã tạo ra hệ thống từ Hán Việt. Đây là hệ thống từ mang nhiều ý nghĩa, có vai
trò ngữ nghĩa quan trọng trong ngôn ngữ. Vì thế, từ Hán Việt xuất hiện trong
mọi khía cạnh của ngôn ngữ, đặc biệt là trong các tác phẩm văn học, các văn
bản văn học trong nhà trường.
Ngữ văn là môn học quan trọng nhằm cung cấp những kiến thức về ngôn
ngữ dân tộc, vì thế việc hiểu và sử dụng từ Hán Việt trong môn học này là vô
cùng cần thiết. Từ Hán Việt được sử dụng ở Việt Nam bằng nhiều con đường.
Chúng ta học từ Hán Việt cũng bằng nhiều con đường khác nhau: tự học hỏi,
tìm hiểu và vận dụng trong giao tiếp. Tuy nhiên đó chỉ là cách học tự nhiên,
mang tính tự phát, chưa có hệ thống. Vì thế, cần phải có con đường học tập
khác là học tập trong nhà trường, bằng cách này chúng ta sẽ được học và mở
rộng từ Hán Việt theo một hệ thống. Hiểu được tầm quan trọng của từ Hán Việt,
chúng tôi đã lựa chọn đề tài Mở rộng từ Hán Việt cho học sinh qua các văn bản
Thơ Mới trong chương trình Ngữ văn THPT với mong muốn giúp các em học
sinh phổ thông có cái nhìn sâu sắc hơn về nguồn gốc và ý nghĩa của từ Hán
Việt, cũng như tầm quan trọng việc mở rộng từ Hán Việt của ngôn ngữ dân tộc.
2. Lịch sử vấn đề
Liên quan đến đề tài này, có nhiều đề tài và công trình nghiên cứu của các

1


nhà khoa học. Từ Hán Việt được nghiên cứu với các phương diện cụ thể: cấu
tạo, đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa…Khuynh hướng này phải kể đến công trình
nghiên cứu của Đỗ Hữu Châu với cuốn giáo trình Từ vựng ngữ nghĩa Tiếng
Việt, Từ vựng học Tiếng Việt của Nguyễn Thiện Giáp, công trình Mẹo giải
nghĩa từ Hán Việt của Phan Ngọc. Các công trình này đã tập trung nghiên cứu
về cấu tạo và ngữ nghĩa của từ Hán Việt.
Nguyễn Văn Khang với Từ ngoại lai trong tiếng Việt tập trung nghiên cứu
từ mượn tiếng Hán trong tiếng Việt, cách đọc cũng như cách phân biệt âm Hán

- Việt. Từ vựng gốc Hán trong tiếng Việt của tác giả Lê Đình Khẩn cũng đã tập
trung khảo sát bốn loại đơn vị gốc Hán quan trọng và cách Việt hoá chúng.
Nghiên cứu từ Hán Việt gắn với nguồn gốc lịch sử, đây cũng là hướng
nghiên cứu của nhiều tác giả. Nguyễn Tài Cẩn và Nguyễn Ngọc San là hai nhà
nghiên cứu có những công trình quy mô nhất. Với công trình Một số chứng tích
về ngôn ngữ, văn tự và văn hoá, Nguyễn Tài Cẩn đã chỉ ra vai trò của ngôn ngữ
văn tự Hán khi chia lịch sử mười hai thế kỉ của tiếng Việt thành sáu giai đoạn
cụ thể.
Năm 1979, công trình Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán
Việt của Nguyễn Tài Cẩn cũng là công trình quan trọng nghiên cứu về lịch sử
của từ Hán Việt. Tác giả đã đưa ra chi tiết lịch sử cách đọc Hán Việt, xuất phát
điểm cách đọc Hán Việt,…Tài liệu này đã cung cấp những kiến thức quan trọng
về lịch sử của từ Hán Việt, làm nền tảng để tìm hiểu đặc điểm cũng như cách
dạy và học từ Hán Việt trong nhà trường.
Nguyễn Ngọc San trong công trình Tìm hiểu tiếng Việt lịch sử đã trình bày
một số vấn đề cụ thể về ngữ âm lớp từ Hán Việt đặt trong quan hệ với lịch sử
phát triển của tiếng Việt.
Gắn với việc dạy học ở trường phổ thông, nghiên cứu từ Hán Việt mang
ý nghĩa thực tiễn đã có các công trình nghiên cứu. Có thể kể đến: Dạy từ Hán
– Việt cho học sinh THPT của tác giả Trọng Canh; Dạy và học từ Hán – Việt ở

2


trường phổ thông của Trương Chính; Từ Hán – Việt và vấn đề dạy học từ Hán
– Việt trong trường phổ thông của Nguyễn Văn Khang; Xung quanh vấn đề dạy
và học từ ngữ Hán – Việt ở trường phổ thông của Lê Xuân Thại; Đặng Đức
Siêu với công trình Dạy học từ Hán Việt ở trường phổ thông, NXB Giáo dục,
2000; công trình Rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt và mở rộng vốn từ Hán
Việt, NXB Giáo dục, 2001 của nhóm tác giả với Nguyễn Quang Ninh chủ biên.

Đào Ngọc, Đặng Đức Siêu, Lê Xuân Thại, Hoàng Trọng Canh với công trình
Từ Hán Việt và cách dạy học từ Hán Việt ở Tiểu học, NXB Giáo dục, 2009;
Giải thích từ Hán Việt trong sách giáo khoa văn học hệ phổ thông của tác giả
Lê Anh Tuấn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005.
Bên cạnh đó còn có nhiều bài nghiên cứu về từ Hán Việt đăng trên các
tạp chí như: Tạp chí Ngôn ngữ, số 1/1994 có bài viết Từ Hán Việt và vấn đề
dạy học từ Hán Việt trong nhà trường phổ thông của tác giả Nguyễn Văn
Khang; Dạy và học từ Hán Việt ở trường phổ thông của tác giả Trương Chính
đăng trên tạp chí Tiếng Việt, số 7/1989; Xung quanh vấn đề dạy và học từ
ngữ Hán Việt ở trường phổ thông của Lê Xuân Thại. Các bài viết trên đã đưa
ra những tri thức khái quát về từ Hán Việt để từ đó có được cách dạy và học
từ Hán Việt trong nhà trường một cách hiệu quả. Có thể thấy các công trình
nghiên cứu đã khái quát tương đối đầy đủ về các phương diện của từ Hán
Việt.
Tuy nhiên, cho đến nay việc mở rộng từ Hán Việt cho học sinh phổ thông
vẫn chưa được các tác giả quan tâm nghiên cứu như một đề tài độc lập. Đây
cũng chính là cơ sở để khoá luận lấy làm đề tài nghiên cứu.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là cung cấp những tri thức về từ Hán Việt
và cách sử dụng từ Hán Việt

3


Khảo sát từ Hán Việt có trong các văn bản văn học thuộc Thơ Mới của
chương trình Ngữ văn THPT, phân biệt các từ Hán Việt và từ gốc Hán, hiện
tượng từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa trong các văn bản Thơ Mới ở
chương trình Ngữ văn trung học phổ thông.
Tìm hiểu từ Hán Việt, cũng như việc khảo sát từ Hán Việt có trong các
văn bản Thơ Mới, đồng thời ứng dụng từ Hán Việt vào việc học các văn bản

Thơ Mới ở trường phổ thông.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu những kiến thức nền tảng về từ Hán Việt: khái niệm, đặc điểm,
cách sử dụng để có cơ sở tìm hiểu các hiện tượng của từ Hán Việt.
Khảo sát, thống kê các từ Hán Việt có trong các văn bản thuộc Thơ Mới
trong chương trình Ngữ văn THPT. Qua khảo sát, phân biệt các từ Hán Việt và
từ gốc Hán, hiện tượng từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa trong các
văn bản Thơ Mới ở chương trình Ngữ văn trung học phổ thông. Đưa ra ứng
dụng của việc sử dụng từ Hán Việt trong việc học các văn bản Thơ Mới trong
chương trình Ngữ văn THPT.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trong đề tài này là từ Hán Việt có trong các văn bản
Thơ Mới và ứng dụng trong việc học các văn bản Thơ Mới trong chương trình
Ngữ văn THPT.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là từ Hán Việt có trong văn bản Thơ Mới
thuộc chương trình Ngữ văn THPT.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích và nhiệm vụ nói trên, chúng tôi đã sử dụng
nhiều phương pháp:
Phương pháp nghiên cứu khoa học chung: diễn dịch, quy nạp, tổng hợp.
Phương pháp khảo sát, hệ thống, phân loại từ Hán Việt có trong các văn
bản Thơ Mới ở chương trình THPT, phân chia chúng thành các hiện tượng của

4


từ Hán Việt.
Phương pháp phân tích ngữ nghĩa: giải thích nghĩa các từ Hán Việt và các
hiện tượng của từ Hán Việt để hiểu rõ hơn về chúng.
Phương pháp đối chiếu: đối chiếu từ Hán Việt với các loại từ khác và với

chính hệ thống từ Hán Việt để phân biệt và hiểu rõ ý nghĩa của chúng.
Phương pháp tổng hợp, phân tích: qua việc tìm hiểu kiến thức về từ Hán
Việt và khảo sát từ Hán Việt, đưa ra ứng dụng của từ Hán Việt trong việc học
các văn bản Thơ Mới ở Ngữ văn THPT.
7. Đóng góp của khoá luận
Tìm hiểu về từ Hán Việt, thống kê từ Hán Việt, chúng tôi muốn hướng tới
việc mở rộng từ Hán Việt cho học sinh thông qua các văn bản văn học thuộc
Thơ Mới trong chương trình Ngữ văn THPT. Từ đó giúp học sinh phổ thông
tìm hiểu, học và mở rộng vốn từ Hán Việt, đồng thời thấy được những khó
khăn, thuận lợi trong quá trình học tiếng Việt.
8. Bố cục của khoá luận
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận
được kết cấu thành ba chương:
Chương 1: Khái quát từ Hán Việt và cách sử dụng từ Hán Việt.
Chương 2: Khảo sát từ Hán Việt trong các văn bản Thơ Mới trong sách
giáo khoa Ngữ văn THPT.
Chương 3: Vận dụng từ Hán Việt trong việc học Văn qua các văn bản Thơ
Mới.

5


Chương 1
KHÁI QUÁT TỪ HÁN VIỆT VÀ CÁCH SỬ DỤNG TỪ HÁN VIỆT
1.1. Khái niệm
Từ Hán Việt có lịch sử lâu đời, vì thế cho đến nay có khá nhiều thuật ngữ
nói về khái niệm từ Hán Việt. Những thuật ngữ về từ Hán Việt có những điểm
giống nhau và khác nhau.
Theo Phan Ngọc, trong Mẹo giải nghĩa từ Hán Việt và chữa lỗi chính tả,
Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội, 2000, có nói: “Xét về mặt lịch sử, một từ

Hán Việt là một từ được viết ra bằng chữ khối vuông của Trung Quốc nhưng
lại phát âm theo cách phát âm Hán Việt. Hán Việt chỉ là cách phát âm riêng
của người Việt về chữ Hán.” [ tr 11].
Tác giả Đặng Đức Siêu trong Dạy và học từ Hán Việt ở trường phổ thông
lại cho rằng: “Từ Hán Việt là kết quả của quá trình giao lưu tiếp xúc ngôn ngữ
- văn hoá Việt Hán diễn ra hàng ngàn năm, trong đó chủ trương “chủ động”
và “Việt hoá” là chiều hướng chủ đạo, bộc lộ rõ tài chí thông minh sáng tạo
của tổ tiên ta. [tr 6].
Tác giả Nguyễn Văn Khang - Từ ngoại lai trong tiếng Việt, NXB Giáo
dục, 2007: “tất cả những từ Hán có cách đọc Hán Việt đã có ít nhất một lần sử
dụng trong tiếng Việt như một đơn vị từ vựng trong văn cảnh giao tiếp thì đều
được coi là từ Hán Việt”. [tr 131]
Tác giả Nguyễn Như Ý trong Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học,
NXB Giáo dục Hà Nội, 2003 đưa ra ý kiến về thuật ngữ từ Hán Việt như sau:
“Từ tiếng Việt có nguồn gốc từ tiếng Hán, đã nhập vào hệ thống từ vựng tiếng
Việt, chịu sự chi phối của các quy luật ngữ âm, ngữ pháp và ngữ nghĩa của
tiếng Việt, còn gọi là từ Việt gốc Hán”. [ tr 369]
Đó là nghiên cứu của nhiều tác giả trong nhiều công trình, nhưng để dạy
và mở rộng từ Hán Việt cho học sinh phổ thông, cần có một khái niệm thống

6


nhất. Các nhà biên soạn sách giáo khoa đưa ra khái niệm từ Hán Việt như sau:
“Từ Hán Việt là từ vay mượn của tiếng Hán, nhưng được đọc theo cách phát
âm của tiếng Việt”. Bởi đây là khái niệm ngắn gọn, dễ hiểu và đủ để học sinh
biết thế nào là từ Hán Việt. Với đối tượng nghiên cứu là từ Hán Việt có trong
các văn bản Thơ Mới ở trung học phổ thông, học sinh cần có một khái niệm
ngắn gọn, dễ hiểu. Các khái niệm khác nhau chủ yếu tập trung vào lịch sử của
từ Hán Việt nên dài dòng, đây là cản trở đối với việc tìm hiểu từ Hán Việt cho

học sinh. Vì thế, khái niệm của các nhà biên soạn sách giáo khoa đưa ra không
chỉ giúp học sinh phổ thông nhận diện được từ Hán Việt mà nó còn hàm súc,
giúp việc học của học sinh trở nên dễ dàng hơn. Đề tài nghiên cứu của chúng
tôi muốn hướng đến việc học và mở rộng từ Hán Việt cho học sinh phổ thông,
cho nên chúng tôi đi sâu vào khái niệm của các nhà biên soạn sách giáo khoa,
lấy khái niệm này làm cơ sở để nghiên cứu về từ Hán Việt cũng như việc mở
rộng vốn từ Hán Việt cho học sinh phổ thông.
1.2. Lịch sử từ Hán Việt
1.2.1. Bối cảnh tiếp xúc ngôn ngữ Hán
Dân tộc ta có bề dày hàng ngàn năm lịch sử, đã chứng kiến bao thăng trầm
đất nước. Việt Nam từng trải qua ách đô hộ của phong kiến phương Bắc, từ
Triệu Đà đem quân xâm lược Âu Lạc đến Ngô Quyền chiến thắng quân Nam
Hán trên sông Bạch Đằng năm 938, mở ra thời kì độc lập dân tộc. Để đạt được
độc lập dân tộc, nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra với sự chiến đấu quật cường của
nhân dân Việt Nam.
Bộ máy chính trị của người Hán vẫn đi theo hướng đó là thống trị ngoại
bang. Dưới sự cai trị của nhà Hán, lúc đầu chính quyền đô hộ phương Bắc chỉ
tập trung cai trị ở cấp trung ương, sau đó ngày càng đi sâu xuống cơ sở. Chính
sách “Hán hoá” bóp nghẹt tinh thần quật khởi của dân tộc Việt Nam, cùng với
sự cai trị hà khắc đã được thực hiện ở Việt Nam. Sau khi cuộc khởi nghĩa Hai

7


Bà Trưng thất bại, bộ máy cai trị ngoại bang ngày càng hà khắc xuống các quận,
huyện; thời nhà Đường đến tận làng xã. Đây là nhân tố cản trở xã hội cho đến
năm 938 nước ta mới giành được độc lập.
Chính sách “Hán hoá” được thực hiện bằng cách đưa các chính sách xã
hội, lực lượng người Hán vào xã hội Việt Nam bằng nhiều con đường. Chúng
đưa người Hán vào sinh sống cùng người Việt, văn hóa Hán dần dần xâm nhập

vào xã hội, vì thế có sự tiếp xúc sâu đậm, ảnh hưởng chặt chẽ giữa ngôn ngữ
Hán và ngôn ngữ Việt. Ngoài việc đưa người Hán sang sinh sống cùng người
Việt, những người dân bị bắt đi lính cho chính quyền nhà Hán chiếm số lượng
tương đối lớn nên càng có sự tiếp xúc chặt chẽ với văn hoá, ngôn ngữ Hán.
Người Hán thực hiện chính sách truyền bá văn hoá Hán mạnh mẽ và rộng
khắp. Nhà nước Âu Lạc vào thời kì phân hoá xã hội, hình thành cơ cấu nhà
nước đầu tiên cũng là lúc Triệu Đà mang quân sang xâm lược. Chính điều này
đã khiến nhà nước Âu Lạc bị ảnh hưởng bởi yếu tố văn hoá, xã hội Trung Hoa.
Văn hoá Hán du nhập và lan truyền dễ dàng, mạnh mẽ trong xã hội Việt Nam
lúc đó. Xã hội, văn hoá Việt Nam ngày càng thấm sâu văn hoá Hán. Có thể kể
đến một số dẫn chứng như ngôn ngữ của người Việt lúc này chủ yếu là ngôn
ngữ Hán, bởi người Hán mở nhiều lớp dạy con em sĩ phu người Hán để kìm
kẹp cũng như tuyển dụng người Việt. Trình độ Hán học của Nho sĩ Việt ngày
càng được nâng cao. Trong giai cấp phong kiến Việt Nam, có một bộ phận rất
am hiểu Hán học, nhờ thế mà họ cũng nắm được các tư tưởng của Nho giáo,
Phật giáo, Đạo giáo. Nhờ sự tiếp xúc sớm, gắn bó mật thiết với ngôn ngữ Hán
nên sau khi giành độc lập, đây là lực lượng ra sức bảo vệ và duy trì, phát triển
những nét văn hoá đã tiếp thu được, củng cố, tuyên truyền giá trị và ngôn ngữ
chữ Hán, làm cho chữ Hán ngày càng lan rộng, sự vay mượn và ảnh hưởng của
tiếng Hán trong tiếng Việt ngày càng lớn.
1.2.2. Hệ quả tiếp xúc ngôn ngữ Hán
Ngôn ngữ Hán theo nhiều ngả đường du nhập vào Việt Nam trong gần

8


một nghìn năm phong kiến phương Bắc đô hộ, nó đã trở thành ngôn ngữ có địa
vị chính thống trong mọi lĩnh vực: chính trị, văn hoá xã hội, kinh tế…Tiếng
Việt lúc này bị chèn ép nặng nề. Vì thế, có thể nói đây là giai đoạn tiếng Việt
tiếp nhận tiếng Hán nhưng cũng là giai đoạn tiếng Việt bảo tồn và phát triển

tiếng nói của dân tộc để không làm mất đi bản sắc ngôn ngữ dân tộc. Tuy nhiên,
cuộc tiếp xúc diễn ra trong khoảng thời gian dài nên tiếng Việt đã vay mượn
rất nhiều từ ngữ Hán, tạo ra một lớp từ gốc Hán, làm cho tiếng Việt phong phú
hơn rất nhiều. Vay mượn tiếng Hán, người Việt đã Việt hoá nó về mặt âm đọc,
ý nghĩa và phạm vi sử dụng để tạo ra những từ Hán Việt. Đây là quá trình bền
bỉ tạo ra ngôn ngữ dân tộc, nó thể hiện sự sáng tạo của người Việt.
Quá trình tiếp xúc với ngôn ngữ Hán trong thời gian dài còn đưa đến hệ
quả là tạo ra một lớp từ gốc Hán trong tiếng Việt. Quá trình thâm nhập tiếng
Hán vào tiếng Việt có thể chia thành 2 thời kì: trước và sau cuộc đô hộ của nhà
Đường. Từ Hán Việt có thể được vay mượn trực tiếp, dùng nguyên cách đọc
của người Trung Quốc, ví dụ: há cảo, sủi cảo, lẩu, vằn thắn, mù tạt... Từ gốc
Hán trong tiếng Việt được chia thành 2 bộ phận: các lớp từ đọc theo âm HánViệt và các lớp từ không đọc theo âm Hán -Việt.
1.2.2.1. Từ gốc Hán đọc theo âm Hán- Việt
Lớp từ này chiếm số lượng nhiều trong kho từ vựng tiếng Việt. Âm HánViệt được hình thành kể từ khi người Hán mở nhiều trường học ở Giao Châu,
các tài liệu Hán được truyền bá rộng rãi như kinh, sử,…Tiếng Hán được truyền
bá qua các nhà chùa, sư tăng, việc giảng kinh Phật…Các tác phẩm kinh Phật
được ghi, dịch bằng chữ Hán, đã tác động đến tiếng Việt. Trên cơ sở Đường
âm được dạy ở Giao Châu, người Việt đã đọc chữ Hán theo cách riêng bởi vì
có sự tác động của hệ thống ngữ âm tiếng Việt, nó khác hẳn với cách đọc Đường
âm của người Hán, đây là cách đọc mang tính hệ thống và các nhà nghiên cứu
gọi đó là cách đọc Hán - Việt. Những từ vay mượn của tiếng Hán từ đời Đường

9


về sau, đọc theo âm Hán Việt thì gọi là từ Hán Việt.
Được tiếp nhận từ đời nhà Đường cho đến thế kỉ X, khi Việt Nam giành
được tự chủ, độc lập. Các triều đại phong kiến Việt Nam vẫn tiếp tục sử dụng
tiếng Hán để xây dựng thể chế chính trị, văn hoá. Nhưng ngữ âm Hán Việt du
nhập và ổn định giúp lớp từ này được sử dụng phổ biến, từ Hán Việt du nhập

và ngày càng mở rộng được sử dụng trong mọi lĩnh vực: xã hội, kinh tế, chính
trị, quân sự, văn hoá, giáo dục…Ví dụ: Sau năm 1945, người Việt biết đến
những từ Hán Việt mới như: hiến pháp(憲法), pháp luật(法律), nhân dân
(人民), cử tri(舉知), thương mại(商賣), minh bạch(明白), ngôn
luận(言論), lợi nhuận(利潤), thạc sĩ(碩士), lịch sử(歷史), gia
đình(家庭), tự nhiên(自然), cải cách(改革), hợp tác(合作),
chuyên viên(專員), độc quyền(獨權), giá trị(價值), hợp tác xã(合
作社), đấu tranh(鬪爭),…
Lớp từ Hán Việt chiếm số lượng nhiều, khoảng hơn 60% vốn từ tiếng Việt.
Đây là lớp từ có cách đọc riêng, bao gồm nhiều loại từ và có tính hệ thống nên
người Việt dễ dàng nhận ra nhất và cũng được sử dụng trong nhiều lĩnh vực
của đời sống.
1.2.2.2. Từ gốc Hán không đọc theo âm Hán Việt
Chiếm số lượng ít, chia thành 3 loại và khó phân biệt: từ Hán cổ, từ Hán
Việt Việt hoá và lớp từ mượn qua khẩu ngữ, cách phát âm địa phương của tiếng
Hán hiện đại.
Từ Hán cổ: là những từ tiếng Việt du nhập trước thời nhà Đường thông
qua giao tiếp bằng lời nói. Lớp từ này khi vay mượn không mượn âm Hán Việt,
không đọc theo âm Hán Việt nên có thể gọi là lớp từ tiền Hán Việt. Lớp từ tiền
Hán Việt được người Việt mượn trực tiếp khi tiếp xúc với ngôn ngữ Hán. Một
số ví dụ về từ Hán cổ:

10


Chè: âm Hán cổ của chữ "茶", cách đọc Hán Việt là "trà"
"Bố" trong "bố mẹ": âm Hán cổ của chữ "父", âm Hán Việt là "phụ"
Mùi: âm Hán cổ của chữ "味", âm Hán Việt là "vị"
Buồn: âm Hán cổ của chữ "煩", âm Hán Việt là "phiền"
Từ Hán Việt Việt hoá: đây là lớp từ khó xác định và nghiên cứu nhất vì

rất khó để xác định từ Hán cổ và từ Hán Việt Việt hoá. Trong số những từ Hán
Việt du nhập vào Việt Nam từ đời Đường, một số không ít từ đã bị Việt hoá về
cả ngữ âm và ngữ nghĩa, ví dụ như:
Âm Việt

Âm Hán Việt

Hai

Nhị 二

Sức

Lực 力

Vào

Nhập 入

Đất

Thổ 土



Tiểu 小

Không

Vô 無


Gương

Kính 鏡

Vợ

Phụ 婦

Hai lớp từ này thâm nhập sâu vào tiếng Việt, rất khó để phân biệt. Người
Việt cho rằng từ Hán cổ và từ Hán Việt Việt hoá là những từ thuần Việt. Đây
là những từ được sử dụng hàng ngày, khi nói chuyện với nhau chúng ta không
thể phân biệt được đâu là từ Hán cổ đâu là từ Hán Việt Việt hoá mà coi chúng
như những từ thuần Việt.

11


Lớp từ mượn qua khẩu ngữ, cách phát âm địa phương của tiếng Hán hiện
đại: lớp từ này chiếm số lượng ít, có được do sự tiếp xúc của người Việt với
người Trung Quốc. Lớp từ này chủ yếu là các từ gọi tên các món ăn hoặc các
sản phẩm liên quan đến sinh hoạt của người Hoa.
Ví dụ: mì chính, vằn thắn, xá xíu, tào phớ, lẩu, xì dầu, hoành thánh, …
1.3. Đặc điểm từ Hán Việt
1.3.1. Đặc điểm về ngữ âm
Từ Hán Việt chia thành 2 loại: từ Hán Việt đơn âm tiết và từ Hán Việt đa
âm tiết
1.3.1.1. Từ Hán Việt đơn âm tiết
Đây là lớp từ chiếm số lượng nhiều trong hệ thống từ vựng tiếng Việt, là
từ cấu tạo bằng một tiếng, sử dụng tự do trong tiếng Việt. Những từ Hán Việt

đơn âm tiết được sử dụng trong tiếng Việt thường là để gọi tên sự vật, đặc điểm,
tính chất nên khi đi vào kho từ vựng tiếng Việt chúng vẫn giữ được khả năng
hoạt động tự do. Phần lớn từ Hán Việt đơn âm tiết là danh từ. Ví dụ:
Danh từ chỉ người: phụ 父(cha), mẫu 母 (mẹ), thúc 叔(chú), bá 伯(bác)…
Danh từ chỉ vật: thư 書(sách), môn 門(cửa), xa 車(xe) …
Danh từ chỉ bộ phận cơ thể: nhãn 眼(mắt), nhĩ 耳(tai), chân 足(túc), thủ
手(tay),…
Tính từ và động từ trong từ Hán Việt đơn âm tiết, khi đi vào tiếng Việt,
khả năng sử dụng độc lập rất hạn chế. Ví dụ:
Ban 頒(thưởng)
Thuyết 說(nói)
Cấp 給(cho)
Chúc 祝(mừng)
Thực 食(ăn)

12


Ẩm 飲(uống)
Những từ nói trên được người Việt sử dụng thường xuyên trong giao tiếp
sinh hoạt hàng ngày cho nên trong tâm thức của người Việt đó là những từ
thuần Việt.
1.3.1.2. Từ Hán Việt đa âm tiết
Lớp từ này chiếm số lượng nhiều hơn hẳn và được tạo ra bằng nhiều cách.
Nó đã tạo ra hai loại từ chủ yếu là từ ghép và từ láy.
 Từ ghép: có hai loại từ ghép:
- Từ ghép chính phụ (ghép phân nghĩa): “là những từ ghép được cấu tạo
từ hai hình vị theo quan hệ chính phụ. Trong đó một hình vị chỉ loại lớn ( sự
vật, hiện tượng, tính chất), hình vị còn lại có tác dụng phân hoá loại lớn thành
những loại nhỏ hơn cùng loại nhưng độc lập với nhau và độc lập với loại lớn”

[Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, tr.56]
+ Từ ghép chính phụ: Những yếu tố chính của từ ghép có tính chất từ loại
khác nhau, với yếu tố chính là động từ. Ví dụ: khai sinh(開生), thưởng thức
(賞識), tốt nghiệp(卒業)
+ Từ ghép có yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau. Ví dụ: học
sinh (學生), thanh niên (青年), thi sĩ (詩士), ….
Các yếu tố chính đứng sau có tính chất từ loại khác nhau.
Yếu tố chính là danh từ. Ví dụ: quốc ca (國歌), hải quan (海關)…
Yếu tố chính là động từ. Ví dụ: bình giảng (評講), hoan nghênh (歡迎),
cổ vũ (鼓舞)…
Yếu tố chính là tính từ. Ví dụ: tàn nhẫn (殘忍), xán lạn (燦爛)….
- Từ ghép đẳng lập (ghép hợp nghĩa): “là những từ ghép do hai hình vị tạo
nên, trong đó không có hình vị nào là hình vị chỉ loại lớn, không có hình vị nào
là hình vị phân nghĩa. Các từ ghép này không biểu thị những loại nhỏ hơn, trai

13


lại chúng biểu thị những loại rộng hơn, lớn hơn, bao trùm hơn so với loại của
từng hình vị tách riêng”. [Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, tr.58]
Từ ghép đẳng lập có thể chia thành:
+ Các từ ghép có ý nghĩa trái ngược nhau. Ví dụ: sinh tử, động tĩnh, lợi
hại, …
+ Các từ có cùng trường nghĩa hoặc gần nghĩa. Ví dụ: bạn hữu, phố phường,
tàu thuyền, giảng dạy, đường sá, hân hoan, lương thiện,…
Trong từ ghép đẳng lập, trật tự các yếu tố thường cố định. Một số từ có
thể đảo trật tự các yếu tố mà ý nghĩa vẫn không đổi. Ví dụ:
Đơn giản (單簡) = giản đơn(簡單)
Chung thuỷ (終始) = thuỷ chung (始終)
Thiết tha (切磋)= tha thiết(磋切)

Đấu tranh (鬪爭)= tranh đấu(爭鬪)
Biệt li (別离)= li biệt(离別)
 Từ láy
- Từ láy “là những từ được cấu tạo theo phương thức láy, đó là phương
thức lặp lại toàn bộ hay bộ phận hình thức âm tiết (với thanh điệu giữ nguyên
hay biến đổi theo quy tắc biến thanh tức là quy tắc thanh điệu biến đổi theo hai
nhóm gồm nhóm cao: thanh hỏi, thanh sắc, thanh ngang và nhóm thấp: thanh
huyền, thanh ngã, thanh nặng) của một hình vị hay đơn vị có nghĩa”. [Từ vựng
ngữ nghĩa tiếng Việt, tr.40]
- Những từ láy Hán Việt là những từ phải thoả mãn điều kiện: các thành
tố tạo nên từ láy là yếu tố Hán Việt. Như vậy, từ láy Hán Việt có thể được tạo
ra bằng cách:
+ Có một thành tố là yếu tố Hán Việt. Ví dụ: bạc bẽo, xao xác, biền biệt,
nhục nhã…
+ Có hai thành tố là yếu tố Hán Việt. Ví dụ: phôi pha, nhất nhất, lâm thâm,

14


lam lũ, đinh ninh, hồ đồ…
1.3.2. Đặc điểm về nội dung
Từ Hán Việt có nguồn gốc là tiếng Hán nhưng khi du nhập vào tiếng Việt
đã biến đổi ý nghĩa, không còn giữ nguyên nghĩa của tiếng Hán. Có một số
trường hợp về nghĩa của từ Hán Việt như sau:
1.3.2.1. Mở rộng nghĩa, phát triển thêm nghĩa mới
Ví dụ:
- “thành thục” (成熟) trong tiếng Hán được hiểu là (cơ thể sinh vật) đã đến
giai đoạn có thể sinh sản được, nhưng từ Hán Việt lại được sử dụng để nói đến
việc đã thuần thục, nhuần nhuyễn một kĩ năng, một công việc nào đó qua một
quá trình luyện tập lâu dài và kĩ càng.

- “động” (動) có nghĩa là không đứng yên, trong tiếng Việt nó lại được
dùng để nói
+ Sự biến động: biển động dữ dội
+ Một khoảng không gian: hang động
1.3.2.2. Thu hẹp nghĩa
Các từ gốc Hán khi đi vào tiếng Việt không được tiếp nhận hoàn toàn ý
nghĩa mà chỉ tiếp nhận một số nét nghĩa.
Ví dụ:
- “hồng” (紅) có nghĩa là “đỏ”: khi vào tiếng Việt nó lại được dùng để chỉ
mức độ của màu đỏ. Ví dụ: đỏ au, đỏ chót, đỏ chói….
- “tống” (送) trong tiếng hán chỉ hành động “tiễn”, nhưng vào tiếng Việt
nó được dùng với nghĩa chỉ hành động mạnh mẽ, quyết liệt: tống cổ, tống khứ.
1.3.2.3. Biến đổi nghĩa
Ngoài khuynh hướng mở rộng hoặc thu hẹp nghĩa của từ, từ Hán Việt còn
có khuynh hướng biến đổi ý nghĩa.
Ví dụ:

15


- “bồi hồi” (徘徊) được hiểu là “đi đi lại lại” nhưng vào trong tiếng Việt
nó được hiểu theo nghĩa “lo lắng, bồn chồn, không yên”
- “lẫm liệt” (凜冽) trong tiếng Hán có nghĩa là “rét mướt” nhưng vào tiếng
Việt được hiểu là “oai phong, oai vệ”
1.3.3. Đặc điểm về sắc thái tu từ
Từ Hán Việt chiếm số lượng lớn trong kho từ vựng tiếng Việt, nó mang
bốn sắc thái tu từ sau:
1.3.3.1. Sắc thái trang trọng
Có những trường hợp ta cần phải sử dụng từ Hán Việt thay cho từ thuần
Việt vì nó mang sắc thái trang trọng, nghiêm trang hơn. Ví dụ:

Dùng từ “phụ nữ” (婦女) thay cho “đàn bà”
Dùng từ “hi sinh” (犧牲) thay cho từ “chết”
1.3.3.2. Sắc thái tao nhã
Dùng từ Hán Việt thay cho từ thuần Việt để tránh sự thô tục, khiếm nhã.
Ví dụ:
Dùng từ “thổ huyết” (吐血) thay cho “phun ra máu”
Dùng từ “xuất huyết” (出血) thay cho “chảy máu”
Các từ với ý nghĩa chỉ tai nạn: hoả hoạn (火患), thương vong (伤亡)…
Các từ chỉ hoạt động sinh lí: tiểu tiện (小便), đại tiện (大便)…
1.3.3.3. Sắc thái khái quát trừu tượng
Một số từ Hán Việt có ý nghĩa khái quát cao, nội hàm lớn mà từ thuần
Việt không diễn tả được, nhất là những thuật ngữ khoa học. Ví dụ:
Về giáo dục: thạc sĩ (碩士), tiến sĩ (進士), giáo sư (教師)…
Về chính trị: độc lập (獨立), dân quyền (民權), nhân dân (人民), cử tri
(舉知)…
Về kinh tế: ngoại thương (外商), thương mại (商賣), độc quyền

16


(獨權)…
Những từ ngữ này mang tính khái quát cao vì nếu ta thay thế bằng những
từ thuần Việt sẽ dài dòng thậm chí là khó hiểu, khó diễn đạt hết ý nghĩa của nó.
Một số từ Hán Việt còn mang tính trừu tượng. Ví dụ: từ “hàn” (寒) thường
làm ta nghĩ đến tính chất lạnh, từ “hoả” (火)làm ta nghĩ đến tính chất nóng. Từ
“động” (動) gợi ra ý niệm về sự chuyển động, không đứng im của vật.
1.3.3.4. Sắc thái cổ kính
Có những từ Hán Việt dùng trong quá khứ đến nay được sử dụng vẫn
mang sắc thái cổ kính. Ví dụ: ái phi (爱妃), đồng hương (同鄉), tịch dương (
夕陽), đoạn trường (斷腸).

Có thể lấy ví dụ về Bà Huyện Thanh Quan, bà là người đã sử dụng nhiều
từ Hán Việt trong các bài thơ của mình để gợi tâm trạng. Như trong bài Qua
đèo ngang nhà thơ đã sử dụng những từ Hán Việt thay vì sử dụng những từ
thuần Việt để gợi khung cảnh vắng vẻ qua đó làm nổi bật lên nỗi nhớ nhà, nhớ
quê hương của mình. Những từ Hán Việt đó làm cho bài thơ mang sắc thái cổ
kính:
“Bước tới đèo ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà
Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Dừng chân đứng lại trời, non, nước
Một mảnh tình riêng ta với ta”.
Những từ: “xế tà, tiều, quốc quốc, gia gia” là những từ Hán Việt gợi sắc
thái cổ kính cho bài thơ. Làm nên khung cảnh hoang sơ cũng như tâm trạng

17


×