Tải bản đầy đủ (.docx) (63 trang)

Khoá luận tốt nghiệp rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh trong dạy học bài trình bày một số vấn đề (sách giáo khoa ngữ văn 10)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (398.46 KB, 63 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN
ĐẶNG THỊ THÙY LINH
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG NÓI CHO HỌC
SINH TRONG DẠY HỌC • • • BÀI
“TRÌNH BÀY MỘT VẤN ĐÈ” (SÁCH
GIÁO KHOA NGỮ VĂN 10)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC • • •

Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Ngữ văn
Người hướng dẫn khoa học ThS.
Dương Thị Mỹ Hằng
HÀ NÔI – 2015
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Đặng Thị Thùy Linh
LỜI CẢM ƠN
Trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất của mình tới cô giáo
Dương Thị Mỹ Hằng, người đã hướng dẫn tận tình và luôn động viên em trong suốt quá trình
hoàn thành đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ Phương pháp dạy học Ngữ văn,
khoa Ngữ văn đã tạo điều kiện và đóng góp ý kiến để em hoàn thảnh khoá luận tốt nghiệp.
Do thời gian và khuôn khổ cho phép của đề tài còn nhiều hạn chế nên chắc chắn không
tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến và tiếp tục xây dựng đề
tài của quý thầy cô và các bạn để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng
5 năm 2015 Sinh viên Đặng Thị Thuỳ Linh
LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Đặng Thị Thùy Linh
Tôi xin cam đoan khoá luận là kết quả nghiên cứu của riêng tôi và có sự hướng dẫn tận
tình của cô giáo Dương Thị Mỹ Hằng.


Khoá luận với đề tài: Rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh trong dạy học bài “Trình
bày một vấn đề” (Sách giáo khoa Ngữ văn 10). Khoá luận chưa từng công bố ữong bất kì
công trình nghiên cứu nào khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu ừách nhiệm.
Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2015 Sinh viên Đặng Thị Thuỳ Linh
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Số thứ tự Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt
1 Sách giáo khoa SGK
2 Trung học phổ thông THPT
3 Kĩ năng nói KNN
4 Kĩ năng trình bày KNTB
5 Hệ thông bài tập HTBT
6 Giáo viên GV
7 Học sinh HS
8 Nhà xuât bản NXB
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Đặng Thị Thùy Linh
MỤC LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Đặng Thị Thùy Linh
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Dạy học làm văn trong nhà trường Trung học phổ thông được hiểu là dạy xây dựng
văn bản, tạo lập văn bản, học sinh được học và rèn luyện các kĩ năng để có thể xây dựng các
loại văn bản khác nhau. Làm văn có mối quan hệ chặt chẽ với Văn và Tiếng Việt, vì vậy giờ
học làm văn được xem là giờ học thực hành tổng hợp các năng lực và kiến thức Văn học,
Tiếng Việt cho học sinh. “Học sinh học Văn học và Tiếng Việt cuối cùng phải thể hiện năng
lực cảm thụ ngôn ngữ và văn chương, mọi thông báo, thông tin bằng tiếng Việt trên các lĩnh
vực khác nhau, nhất là các lĩnh vực về con người và xã hội, khoa học và văn hoá trên đất nước

mình và trong thời đại mình” [46, tr.86].
Trong chương trình Ngữ văn Trung học phổ thông, người học được rèn bốn kĩ năng:
Nghe, nói, đọc, viết ngôn ngữ nói là ngôn ngữ gợi được cảm xúc trực tiếp người nói, người
nghe có thể nắm bắt được những nội dung cần trao đổi và để đạt được mục đích của giao tiếp.
Tuy nhiên, nhận thấy rằng kĩ năng nói vẫn chưa được chú trọng nhiều trong quá trình giảng
dạy.
Dạy và học trong nhà trường đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện từ phương
hướng, mục tiêu đến nội dung và phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học. Nghị
quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ “ Đổi m ới m ạnh m ẽ
phươ ng pháp dạy và h ọc t heo h ướn g hiệ n đại ; phát huy tín h tíc h cực ,
chủ độn g, sảng tạo và vận dụn g kiế n thức, kĩ năn g của ngư ời học;
khẳc phục lối tru yền thụ áp đặt một chiề u, ghi nhớ m áy móc . T ập
t run g d ạy c ách học , cách ngh ĩ, k huy ến k hí c h t ự học , t ạo cơ s ở đ ể
ngườ i h ọc tự cập n hật và đổi mới tri thức , k ĩ n ăng , p hát tr i ển năng
l ực” . Do đó, trong quá trình giảng dạy, yêu cầu khách quan, chính xác trong nội dung dạy
học là vô cùng cần thiết. Đe thực hiện điều đó, việc xây dựng các kĩ năng đối với học sinh
đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Chính điều này sẽ giúp học sinh nắm bắt nội dung một
cách đúng đắn và khoa học nhất.
Cùng với yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện của ngành giáo dục, bộ môn Ngữ văn
đã có những chuyển biến cơ bản. Trong đó phân môn Làm văn có nhiệm vụ quan trọng trong
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Đặng Thị Thùy Linh 5
việc hình thành các kĩ năng và năng lực cho học sinh. Có thể nói, kĩ năng làm văn là thước đo
năng lực ngôn ngữ, vốn hiểu biết, vốn văn hóa, của học sinh. Với sứ mệnh đó, Làm văn cần
phải được quan tâm và đầu tư về nội dung và phương pháp dạy học ở mức cao nhất để nâng
cao chất lượng của môn Ngữ văn nói chung.
về phía học sinh, qua khảo sát cho thấy kĩ năng nói của học sinh rất kém. Điều này
thể hiện ở nhiều phương diện như: khi học sinh trả lời câu hỏi của giáo viên không có tính lập
luận, làm bài tập chưa biết thuyết trình. Mặt khác, khi giao tiếp với mọi người trong gia đình,
với thầy cô và bạn bè chưa linh hoạt, còn lúng túng, thiếu tự tin.

Là một sinh viên sư phạm Ngữ văn, việc nghiên cứu sự phát triển kĩ năng nói cho học
sinh thông qua hệ thống bài tập để giúp phát huy năng lực học sinh là điều vô cùng cần thiết.
Bởi vậy, đây là nguyên nhân thôi thúc chúng tôi nghiên cứu đề tài này.
Đồng thời, trước yêu cầu của thời đại, nhu cầu học tập và nghiên cứu trở thảnh điều
tất yếu với mỗi sinh viên. Do vậy, chúng tôi lựa chọn tìm hiểu vấn đề này để bổ sung thêm
cho vốn kiến thức, hiểu biết và cả năng lực cho chính mình.
Xuất phát từ những vấn đề lí luận và thực tiễn nói trên, xuất phát từ nhu cầu cần tìm
tòi đổi mới phương pháp dạy học làm văn nên tôi mạnh dạn chọn đề tài nghiên cúu: Rèn
luyện kĩ năng nói cho học sinh trong dạy học bài “Trình bày một vấn đề” (Sách giáo
khoa Ngữ văn 10).
2. Lịch sử nghiền cứu vấn đề
Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu của các nhà lí luận dạy học về vấn đề kĩ năng
nói đã được giới thiệu rộng rãi trên các sách nghiên cứu, tài liệu bồi dưỡng giáo viên, tạp chí
chuyên ngành.
Cuốn “ Phư ơng phá p dạy học Vãn ” t ập 2 (Phan Trọng Luận) và
‘ ‘Ph ươn g ph áp dạy học tiế ng Việt ” (Lê A) có một phần dành riêng cho việc hướng
dẫn phương pháp dạy học làm văn và xem quan điểm giao tiếp là cơ sở lí thuyết quan trọng
đối với hoạt động dạy học phân môn này. Tác giả giáo trình cho rằng cần tạo được nhu cầu
giao tiếp cho học sinh và tạo được môi trường giao tiếp tốt bởi học sinh luôn muốn được nói,
được trình bày, được tranh luận những điều mà mình biết, mình nghĩ. Giáo viên phải biết khơi
gợi nhu cầu đó và tạo một môi trường giao tiếp tự nhiên để các em có điều kiện bộc lộ mình.
Những gợi ý trong hai cuốn giáo trình chính là những hướng dẫn quan trọng về mặt phương
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Đặng Thị Thùy Linh 6
pháp thực hành đối với cả sinh viên và những giáo viên trực tiếp đứng lớp. Tuy nhiên, cả hai
cuốn giáo trình mới dừng lại ở những gợi ý về mặt phương pháp chứ chưa có sự triển khai cụ
thể phương pháp rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh.
Nguyễn Quang Ninh đã bàn đến việc rèn kĩ năng nói theo hướng giao tiếp trong công
trình “Một sổ vấn đề dạy học ngôn bản nói và viết ở tiểu học theo hướng giao tiếp”. Tác giả
khẳng định “Bất kì một ngôn bản nào cũng phục vụ cho việc giao tiếp Bài tập làm văn của

học sinh được giả định phục vụ cho việc giao tiếp cũng phải tỉnh toán đến nhân tố giao tiếp,
đổi tượng giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp ” [23;32]. Tác giả đã đề cập cụ thể dạy làm văn nói
và viết theo quan điểm giao tiếp.
Hay trong “Rèn luyện kĩ năng nói trong sử dụng tiếng Việt” Nguyễn Quang Ninh
cũng đã khẳng định “ Việc xem hoạt động ngôn ngữ trong giao tiếp là mục đích của việc dạy
tiếng Việt đã làm cho cách tổ chức giảng dạy phải xây dựng được những tình huống thực”
[24;55]. Ở đây quan điểm giao tiếp và hướng tới mục đích giao tiếp đã được nhấn mạnh.
Bài viết “ Ve việ c d ạy học L àm văn th eo địn h h ướn g g iao tiế p ” của
tác giả Lê Thị Minh Nguyệt đã hướng đến mục đích cuối cùng nâng cao năng lực sử dụng
tiếng mẹ đẻ, giúp học sinh nâng cao kĩ năng sử dụng ngôn ngữ thành năng lực ngôn ngữ. Song
quan điểm này chỉ bước đầu khơi gợi việc vận dụng quan điểm giao tiếp vào từng hoạt động
kĩ năng Làm văn.
Trong đề tài Khoa học và Công nghệ “Một sổ b iện phá p n âng c ao hiệu
quả rèn kĩ n ăng nói c ho học sin h tiể u học ở môn Tiến g V iệt ” của Viện
Khoa học Giáo dục Việt Nam (mã số V2007-06) tác giả Trần Thị Hiền Lương đã xác định
được các biện pháp dạy học rèn kĩ năng nói cho học sinh, xuất phát từ đặc điểm lứa tuổi học
sinh tiểu học, từ lý luận dạy học hiện đại, theo hướng tăng cường thực hành, luyện tập. Trong
đề tài này, tác giả đã đưa ra các biện pháp rèn luyện kĩ năng nói như rèn kĩ năng phát âm, rèn
kĩ năng nói độc thoại, hội thoại cho học sinh tiểu học, góp phần thêm một tiếng nói về phương
pháp dạy học. Bài báo “ Sác h giá o k hoa N gữ văn 10, đ ược chu ẩn b ị n hư thế
nào? ” của Phạm Văn Trọng đăng trên báo Văn học và Tuổi ữẻ số 1 (91)/2004. Tác giả đã
nêu lên mục đích tạo năng lực nghe, nói, đọc, viết cho học sinh mà chủ yếu là năng lực nói và
viết.
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Đặng Thị Thùy Linh 7
Bàn về rèn luyện kĩ năng nói, tài liệu “Ki y ểu hộ i ng hị kh oa h ọc nă m 20 08
nâng cao năn g lự c giả ng d ạy ” nghiên cứu khoa học trong trường đại học và trường
THPT 2008 của trường Đại Học cần Thơ có bài viết của Đặng Kim Thanh, Trường Đại học
Sài Gòn có “Mộ t số ỷ k iến v ề kĩ n ăng n ói củ a sin h vi ên Ng ữ vãn ”. Theo tác
giả việc xác định và rèn luyện kĩ năng nói là một vấn đề thiết thực, yếu tố đầu tiên đối với sinh

viên sư phạm Ngữ văn và sinh viên Ngữ văn. Tuy nhiên, khi tác giả đề xuất biện pháp thì
chưa khả thi, chỉ mang tính tiền đề và cần phải được tiếp tục “nghiên cứu, hoàn thiện” [19,
136] trong dạy học Ngữ văn ở nhà trường.
Ngoài ra, trong giáo trình “ Phươ ng pháp d ạy h ọc V ăn” , t ập 2, năm
2007 , Phan Trọ ng Luậ n (Chủ biên) đã đề xuất một số phương pháp dạy học cho từng
phân môn cụ thể của môn Văn học. Tác giả đã nêu lên thực trạng vấn đề và nhận thức được
tầm quan trọng giờ làm văn nói. Đó sẽ là cơ hội tốt để rèn luyện học sinh bằng lời nói nhưng
khi tác giả đưa ra cách tổ chức dạy học thì giáo viên cho “cả lớp chuẩn bị một chủ đề nhưng
giáo viên chỉ định một vài học sinh chuẩn bị kĩ và ữình bày trước lớp” [24, 185].Tuy nhiên,
những vấn đề này chưa thực hiện được.
Thêm vào đó, “ Giá o t rìn h p hươ ng phá p d ạy và họ c k ĩ n ăng làm v ăn
”, 2 009 c ủa Mai T hị K iều P hượ ng gồm có ba phần: Phương pháp dạy và học kĩ
năng lựa chọn - tư duy và kĩ năng lựa chọn viết trong làm văn của phần 2, 3. Đáng chú ý ở
phần l , tác giả nêu lên những lý thuyết về giao tiếp, tác giả cho rằng nói là một phương tiện,
một công cụ, một phương pháp rất hiệu quả để phục vụ cho việc dạy và học Làm văn. Tuy
nhiên, tác giả trình bày một vấn đề chỉ mang tính khát quát.
Vì vậy, điều đó cần phải phân tích cụ thể, rõ ràng hơn và đưa ra những biện pháp để
giúp giáo viên và học sinh làm sao có thể biết cách xác định mục đích và chủ đề mà mình nói,
từ đó có thể lựa chọn ngôn ngữ lời nói một cách linh hoạt để đảm bảo quá trình luân phiên
lượt lời trong giao tiếp. Đây là những vấn đề mà chúng tôi sẽ hướng đến trong bài nghiên cứu
này.
Giáo trình “P hong c ách học Tiến g Việt ”, 2 006 c ủa Đ i nh T rọn g L ạc
(Chủ biên) đã có những đóng góp thiết thực về nghiên cứu các phong cách chức năng trong lời
nói Tiếng Việt. Phong cách hành chính, phong cách khoa học, phong cách báo chí, phong
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Đặng Thị Thùy Linh 8
cách chính luận, phong cách khẩu ngữ, phong cách chức năng (lời nói nghệ thuật). Đây là một
tài liệu rất quan trọng cho cả giáo viên và học sinh. Vì tìm hiểu các phong cách học tiếng Việt
để có cơ sở để lựa chọn ngôn ngữ lời nói và vận dụng cho phù hợp với hoàn cảnh và mục đích
giao tiếp. Bên cạnh đó,tài liệu “ Một số kin h ng hiệ m dạ y giảng Vã n ở cấp 2 p hổ

t hôn g”, 197 9, N XB Giáo Dục, tài liệu ghi rõ các giáo viên rất chú trọng tìm ra những
biện pháp để rèn luyện các kĩ năng cho học sinh trong giờ giảng Văn. Bên cạnh rèn luyện tư
duy thì việc rèn luyện cách diễn đạt được các giáo viên phân tích khá kĩ, rèn luyện kĩ năng
diễn đạt chủ yếu thông qua luyện đọc và luyện phát biểu, bình giảng. Giáo viên luyện đọc
bằng cách “мои nắn h ọc sin h có tư t hế thậ t nghiêm c hin h, đàng h oàn g,
đĩnh đạc . Nhấ t thi ết ph ải đọ c to, rõ rà ng ” [27, 25]. Song tài liệu này mới chỉ đề
cập đền phạm vi là phần giảng Văn chứ chưa đề cập đến phần tiếng Việt và phần Làm văn.
Mặt khác, theo tinh thần đổi mới chương trình và sách giáo khoa, chương trình làm
văn thay đổi nên sách giáo khoa cũng được biên soạn lại. Với quan điểm biên soạn sách để
í í
học sinh tự học , đề cao óc sán g tạ o củ a họ c sinh” . Sách giáo khoa Ngữ văn
10 thể hiện tính thực hành khá rõ, tuyệt nhiên không coi nhẹ thông hiểu lí thuyết làm văn.
Sách giáo viên Ngữ văn 10 đã chỉ ra phương pháp dạy làm văn theo hướng phát huy tính tích
cực, chủ động sáng tạo của học sinh nhưng vẫn chung chung, chưa đi sâu vào vấn đề rèn luyện
kĩ năng nói cho học sinh qua một tiết học làm văn cụ thể.
Cùng bàn về phương pháp phát triển KNN cho HS, nhóm tác giả Sherwyn Morreale,
Rebecca B. Rubin, Elizabeth Jones cũng cho rằng: “Kĩ năng nói không phải là sở hữu hiển
nhiên với mọi con người, sẽ là sai lầm nếu ta nghĩ rằng một người hoặc được trời cho khiếu ăn
nói hoặc không có khiếu đó. Thực ra kĩ năng nói hiệu quả là một nghệ thuật, giống như việc
phát triển bất kì một năng lực nghệ thuật nào khác, đòi hỏi phải được huấn luyện và kỉ luật
thực hành sẽ cải thiện nó. Việc không ngừng nhận biết những khiếm khuyết đã hoặc có thể
mắc phải cũng giúp phát triển kĩ năng nói”.
Thêm một tiếng nói cộng hưởng, đề cao phương pháp thực hành luyện tập trong việc
phát triển KNN cho HS, tác giả Nick Morgan khẳng định: “Phát triển kĩ năng nói cho người
học bằng cách dạy người học biết huy động những hiểu biết vốn có và những kiến thức tiếp
thu được vào trong một tình huống thực tế mà họ sẽ gặp trong công việc, trong đời sống hàng
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Đặng Thị Thùy Linh 9
ngày. Họ được đặt mình vào vị trí mà sau này bản thân sẽ phải đảm nhận, được làm quen với
nó và họ biết được tại sao mình phải học kĩ năng nói”.

Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài viết đề
cập đến vấn đề rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh. Trong đó, có những công trình những bài
viết đã chỉ ra được mục tiêu, cách thức, biện pháp để dạy học môn Ngữ văn nói chung và phân
môn Làm văn nói riêng. Chúng ta không thể phủ nhận những đóng góp đáng kể của những
công trình nghiên cứu và những bài viết vừa nêu trên song cũng không thể không nhận thấy tất
cả cũng chỉ mới dừng lại ở những nhận định, quan điểm, nguyên tắc và những phương pháp
dạy học khái quát. Đây thực sự là một “kh oảng trổn g kho a học ” rất cần những nghiên
cứu chuyên sâu để có thể luận giải thỏa đáng về tầm quan trọng của việc phát triển kĩ năng
nói, những nội dung cụ thể và phương pháp phát triển kĩ năng nói cho học sinh.
Vì vậy, chúng tôi thấy cần thiết đi sâu vào nghiên cứu đề tài: Rèn luyện kĩ năng nói
cho học sinh trong dạy học bài “Trình bày một vấn đề”(Sách giáo khoa Ngữ văn 10) với
hi vọng tìm ra một giải pháp nâng cao chất lượng dạy học Làm văn trong sách giáo khoa Ngữ
văn 10.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiền cứu
3.1.Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài nhằm mục đích: Đưa ra cách thức rèn luyện kĩ năng nói trong dạy
học bài “ Trìn h bày một v ẩn đề”( Sác h giá o k h oa Ngữ v ăn 10) để nâng cao
chất lượng dạy và học làm văn nói chung và dạy học kiểu bài rèn luyện kĩ năng nói cho học
sinh nói riêng.
3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu
Chúng tôi xác định đề tài nghiên cứu với những nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hoá các tài liệu nghiên cứu để kế thừa và giải quyết đề tài
- Xác định cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn
- Đưa ra các phương pháp dạy học kiểu bài rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh trong
dạy học bài “ Trì nh bày một vẩn đề ”
- Tổ chức thực nghiệm và rút ra kết luận khoa học.
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
4.1.Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Đặng Thị Thùy Linh 10

Nhằm đi sâu vào một vấn đề nên tôi chỉ giới hạn đề tài ở phạm vi nghiên cứu rèn
luyện kĩ năng nói trong dạy học bài “ Trì nh bày mộ t vấn đề” (Sách giáo khoa Ngữ văn
10) cho học sinh Trung học phổ thông, với phạm vi nghiên cứu hẹp như vậy, tôi hi vọng sẽ
thu được nhiều kết quả, góp phần thực hiện nhiệm vụ giáo dục của một nhà giáo trong giai
đoạn mới.
4.2.Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đưa ra những vấn đề lí luận và các giải pháp rèn
luyện kĩ năng nói cho học sinh trong dạy học bài ‘‘Tr ình b ày mộ t vẩn đ ề ” (Sách giáo
khoa Ngữ văn 10).
5. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu vấn đề mà luận văn đặt ra, chúng tôi kết hợp vận dụng tổng hợp các
phương pháp thực nghiệm như sau:
5.1.Phương pháp phân tích, tổng hợp
Phương pháp này được sử dụng để nghiên cứu lịch sử vấn đề và phát hiện, rút ra
những kết luận cần thiết về cơ sở lí luận thông qua tìm hiểu các tư liệu, tạp chí, giáo trình, các
bài nghiên cứu thuộc lĩnh vực N gôn ngữ học , T âm l í h ọc, Lí luậ n và phương
pháp dạ y h ọc Văn, có liên quan trực tiếp đến phạm vi đề tài.
5.2.Phương pháp điều tra, khảo sát
Phương pháp này được sử dụng để thu thập những tư liệu thực tế về tình hình dạy học
Làm văn đang diễn ra ở trường THPT.
5.3.Phương pháp thực nghiệm
Ở đề tài này, do mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu việc thực nghiệm sẽ ở phạm vi tổ
chức dạy thực nghiệm giáo án trong sự đề xuất với giáo án thông thường để kiiứi nghiệm và
ứng dụng khả năng sử dụng hiệu quả rèn luyện kĩ năng nói trong dạy học bài ‘ ‘ Trì nh bày
một vấn đề ” (S ách gi á o k hoa Ng ữ vã n 1 0).
5.4.Phương pháp thống kê
Phương pháp thống kê được sử dụng để xử lí các số liệu thu thập trong quá trình khảo
sát, thực nghiệm, bổ trợ cho phương pháp phân tích, tổng hợp nhằm đạt tới những kết luận
chính xác và khách quan.
5.5.Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Đặng Thị Thùy Linh 11
Phương pháp này được dùng để xem lại những thành quả của hoạt động thực tiễn
trong quá khứ để rút ra những kết luận bổ ích cho thực tiễn và khoa học.
6. Bố cục của khoá luận
Gồm có ba phần như sau:
Phần mở đầu: Phần này trình bày những vấn đề khái quát về đề tài nghiên cứu, đối
tượng nghiên cứu, nêu rõ lí do chọn đề tài, lịch sử vấn đề, phương pháp nghiên cứu.
Phần nội dung: phàn nội dung của khoá luận được chúng tôi triển khai trong 3
chương cụ thể như sau :
Chương 1: Cơ sở lí luận.
Chương 2: Thực trạng rèn luyện kĩ năng nói của học sinh Trung học phổ thông
Chương 3: Chúng tôi đã đề ra những giải pháp của việc rèn luyện kĩ năng nói cho học
sinh. Đặc biệt, xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh trong dạy học bài
‘ ‘Tr ình bày mộ t v ẩn đ ề”( SG K Ngữ v ăn 10) .
Phần kết luận: Tóm tắt lại vấn đề và nêu hướng dẫn áp dụng để rèn luyện kĩ năng nói
cho học sinh Trung học phổ thông.
PHẦN NỘI DUNG Chương 1 Cơ SỞ LÝ LUẬN
1.1.Kĩ năng
Năng lực có quan hệ chặt chẽ với tri thức, kĩ năng để phát triển một năng lực nào đó,
con người cần có một số kĩ năng nhất định. Tri thức, kĩ năng tạo điều kiện thuận lợi và thúc
đẩy năng lực phát triển. Ngược lại, năng lực lại giúp con người nắm vững kĩ năng, tri thức cần
thiết. Từ những kiến thức được trang bị, người học cần phải có khả năng vận dụng chúng vào
thực tế, khả năng vận dụng đó gọi là k ĩ n ăng.
Cho đến nay có rất nhiều công trình nghiên cứu về kĩ năng và đưa ra nhiều khái niệm
khác nhau về nó. Theo “t ừ điể n T âm l í học” của tác giả A.V.Petrovxki: “Kĩ năng là
giai đoạn nắm vững các hành động dựa trên quy tắc nào đó và hành động phù hợp với quy tắc
ấy trong quá trình giải quyết nhiệm vụ đã xác định”. Theo “ Từ điển tiế ng V iệt ” kĩ năng
là khả năng vận dụng những kiến thức trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế. Theo “ T âm lí
học lứa tuổ i và tâm lí h ọc sư p hạm” kĩ năng là “khả năng vận dụng kến thức (khái

niệm, cách thức, phương pháp ) để giải quyết một nhiệm vụ mới” [11, tr.90].
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Đặng Thị Thùy Linh 12
Thực chất của việc hình thành kĩ năng là hình thành cho học sinh nắm vững một hệ
thống phức tạp các thao tác nhằm làm biến đổi và sáng tỏ những thông tin chứa đựng ữong bài
tập, trong nhiệm vụ và đối chiếu chúng với các hành động cụ thể.
Các nhà giáo dục học phân tích kĩ năng thành hai loại: kĩ năng bậc một và kĩ năng bậc
hai.
- Kĩ năng bậc một là kĩ năng thực hiện đúng hành động, hoạt động phù hợp với những
mục tiêu và điều kiện cụ thể tiến hành hành động ấy, cho dù hành động cụ thể hay
hành động trí tuệ. Loại kĩ năng này thông qua luyện tập tới mức hoàn hảo, các thao
tác được diễn ra hoàn toàn tự động hóa không cần có sự hiện diện của ý thức hoặc sự
tham gia của ý thức rất ít thì biến thành kĩ xảo.
- Kĩ năng bậc hai là khả năng thực hiện hành động, hoạt động một cách thành thạo, linh
hoạt, sáng tạo, phù hợp với những mục tiêu trong những điều kiện khác nhau. Trong
kĩ năng bậc hai yếu tố linh hoạt sáng tạo là yếu tố cơ bản, đó là cơ sở cho mọi hoạt
động đạt hiệu quả cao.
Theo Lê A - Nguyễn Trí, quan niệm về kĩ năng được hiểu như một khả năng của con
người có thể hoàn thành các nhiệm vụ trong những điều kiện mới, dựa trên những ừi thức và
kinh nghiệm đã được tích lũy và một loạt các kĩ xảo trong mối quan hệ mật thiết với nhau.
Trong quá trình lĩnh hội và sáng tạo văn bản, kĩ năng và kĩ xảo luôn có mối quan hệ biện
chứng với nhau.
Như vậy k ĩ n ăng là khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận được trong một lĩnh vực
nào đó vào thực tế.
Với tinh thần đó, mục tiêu của chương trình Ngữ văn đổi mới tiếp tục hình thành và rèn
luyện cho học sinh những kĩ năng cơ bản nghe, nói, đọc, viết. Như vậy, kĩ năng nói đóng vai
trò quan trọng trong dạy học Ngữ văn.
1.2.Kĩ năng giao tiếp
1.2.1. Khái niệm kĩ năng giao tiếp
Kĩ năng giao tiếp là khả năng nhận biết nhanh chóng những biểu hiện bên ngoài và

diễn biến tâm lí bên trong, đồng thời biết sử dụng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, biết cách định
hướng và điều khiển quá trình giao tiếp đạt được mục đích nhất định.
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Đặng Thị Thùy Linh 13
Dạy học theo quan điểm giao tiếp là một trong những tư tưởng chủ đạo của chiến lược
dạy học môn Ngữ văn ở trường phổ thông. Hiện nay các nước trên thế giới rất coi trọng quan
điểm này, lấy hoạt động giao tiếp là một căn cứ để hình thành và phát triển các hoạt động
ngôn ngữ mà cụ thể là năng lực giao tiếp gồm bốn kĩ năng: Nghe, nói, đọc, viết.
1.2.2. Các kĩ năng giao tiếp
1.2.2.1. Kĩ năng nghe
Ngh e là hoạt động tiếp nhận thông tin bằng thính giác, nghe một cách có ý nghĩa là
nghe và hiểu được nó, phản hồi được một cách sáng tạo cái điều chúng ta nghe thấy. Như vậy
nghe không phải là hoạt động thụ động mà là một kĩ năng cần sử dụng để nhận biết nội dung,
mục đích, ý đồ của người nói. Có ba cách nghe khác nhau: nghe chủ động, nghe thụ động,
nghe với định kiến.
Những kĩ năng cần rèn luyện khi nghe:
- Biết phát hiện những vấn đề chính
- Biết ghi nhanh, ghi đúng, ghi đầy đủ
- Duy trì sự chú ý liên tục trong suốt quá trình nghe.
1.2.2.2. Kĩ năng nói
Nói là hoạt động tạo lập ngôn bản bằng lời, nói một cách có ý nghĩa là nói với sự hiểu
biết của mình về một kinh nghiệm hay sự việc nào đó mà người nghe hiểu được điều mình
muốn nói. Hoạt động nói chịu ảnh hưởng của các nhân tố sau: Nhân vật giao tiếp, đối tượng
giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, mục đích giao tiếp
Những điều kiện để nói hiệu quả:
- Nội dung bài nói tốt.
- Hiểu biết sâu rộng, kĩ càng về nội dung cần trình bày.
- Xác định đúng đối tượng nói và mục đích nói.
- Người nói phải có uy tín.
- Giọng nói tốt.

Những kĩ năng cần rèn luyện khi nói:
- Xác định đúng nội dung cần trình bày.
- Biết giao tiếp với người nghe, biết tuân thủ những nguyên tắc giao tiếp bằng ngôn
ngữ.
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Đặng Thị Thùy Linh 14
- Biết làm chủ lời nói của mình, cần khiêm tốn, thẩn trọng, trách nhiệm
- Biết sử dụng ngôn ngữ nói một cách tinh tế (nói uyển chuyển, khi dí dỏm, khi vui
tươi, ).
1.2.2.3. Kĩ năng đọc
Đọc là hoạt động tiếp nhận thông tin bằng mắt và có hoặc không sử dụng bộ máy phát
âm. Trong nhà trường, học sinh đọc các tài liệu học tập, qua việc tiếp xúc với các loại văn bản
trong chương trình học, vốn kiến thức ngôn ngữ, văn học, khoa học, nghệ thuật của học sinh
cũng sẽ tăng dần lên. vốn từ vựng và ngữ pháp của các em ngày một phong phú, vững vàng, có
tác dụng tích cực cho việc rèn luyện tư duy, rèn kĩ năng diễn đạt gọn gàng, trong sáng.
Các dạn g đ ọc\ Đọc thầm, đọc thảnh tiếng, đọc đồng thanh và đọc diễn cảm
Các kĩ năng đọc cần rèn luyện:
- Biết nắm bắt nhanh chóng t ư t ưởng cơ bả n của một tác phẩm văn học nghệ thuật.
- Biết vận dụng c ác loại ng ữ đ iệu vào việc đọc.
- Biết sử dụng c ườn g đ ộ củ a g iọn g đ ọc một cách hợp lí.
- Biết sử dụng c ác yếu tổ phi ngô n n gữ (tư thế, nét mặt, cử chỉ, )
1.2.2.4. Kĩ năng viết
Viết là hoạt động tạo lập ngôn bản bằng chữ viết. Viết một cách có ý nghĩa là viết để
trao đổi những ý kiến, suy nghĩ, những nội dung thông tin nào đó.
Trước khi viết cần chú ý: Viết về chủ đề gì? Viết nhằm mục đích gì ? Viết như thế
nào ? Nên cho học sinh tập nói trước khi viết thảnh bài. cần xây dựng dàn ý, đặt vẩn đề, giải
quyết vẩn đề và kết thúc vấn đề. cần giúp học sinh sử dụng được các kiểu câu, các loại vãn
bản.
Như vậy, những kĩ năng này luôn đi cùng nhau và hỗ trợ cho nhau. Trong đó, kĩ năng
nói liên quan chặt chẽ với kĩ năng nghe, đọc, viết. Muốn nói và viết tốt người nói cần có kĩ

năng tiếp nhận thông tin (nghe, đọc). Kĩ năng nói hiệu quả là khả năng biểu đạt bằng lời nói,
là một loại năng lực được thể hiện qua khẩu ngữ để truyền đạt thông tin, biểu đạt tư tưởng,
tình cảm một cách chính xác, sinh động, có sức thuyết phục. Kĩ năng nói được quyết định bởi
3 yếu tố s ự phá t âm, khả năn g diễ n đạt v à s ự phá t âm chín h xác . Sự phát
âm có các đặc trưng về cao độ, trường độ, cường độ. Khả năng diễn đạt liên quan đến cách
phát âm và sự bất cần trong khi nói cũng như điểm mạnh và yếu của tiếng địa phương. Phát
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Đặng Thị Thùy Linh 15
âm chính xác liên quan đến từ khó phát âm, phát âm lẫn lộn một số chữ ở các vùng lấy tiếng
phổ thông của một quốc gia làm chuẩn. Sử dụng ngôn từ tốt sẽ giúp truyền đạt thông tin và
giải quyết công việc nhanh chóng, hiệu quả. Tạo mối quan hệ tốt đẹp trong giao tiếp, giúp con
người nâng cao uy tín bản thân, tự khẳng định và là công cụ ảnh hưởng đối với người khác.
1.3.Quy trình hình thành kĩ năng
Vấn đề hình thành kĩ năng được nhiều nhà tâm lí học trong và ngoài nước quan tâm.
Mỗi tác giả, mỗi trường phái có những ý kiến khác nhau, song đều thống nhất với nhau rằng:
Kĩ năng được hình thành trong hoạt động, bất cứ kĩ năng nào cũng phải dựa trên cơ sở lí
thuyết đó là kiến thức. Sở dĩ như vậy là vì xuất phát từ cấu trúc kĩ năng (phải hiểu mục đích,
cách thức đi đến kết quả và hiểu những điều kiện cần thiết để triển khai cách thức đó). Sự vận
dụng kiến thức để khám phá, biến đổi chính là kĩ năng. Trong thực tế dạy học, học sinh
thường gặp khó khăn khi vận dụng kiến thức vào giải quyết các bài tập cụ thể chính là do kiến
thức không chắc chắn, khái niệm trở nên chết cứng và không biến thành cơ sở kĩ năng. Muốn
kiến thức là cơ sở của kĩ năng thì kiến thức phải phản ánh đầy đủ thuộc tính của bản chất,
được thử thách trong thực tế và tồn tại trong ý thức với tư cách là công cụ của hành động các
yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành kĩ năng.
Quá trình hình thành kĩ năng có nhiều ý kiến khác nhau, một số nhà tâm lí học như
V.A Crechet xki, Phạm Minh Học, N.D Leevitor, A.V.Petropxki, Trần Quốc Thành cho rằng
quá trình hình thảnh kĩ năng hành động gồm ba bước:
Bước 1: Nhận thức đầy đủ về mục đích, cách thức và điều kiện hành động.
Bước 2: Quan sát mẫu và làm thử theo mẫu.
Bước 3: Luyện tập để tiến hành các hành động theo đúng yêu cầu, điều kiện hành

động nhằm đạt được mục đích đề ra.
Theo các tác giả, việc nhận thức mục đích và cách thức điều kiện hành động là quan
trọng nhất. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở bước này thì chưa có kĩ năng vì nó chỉ thể hiện ở mặt lí
thuyết, tri thức về hành động chứ chưa có mặt kĩ thuật, thao tác thực tiễn của hành động để đạt
mục đích đề ra. Giai đoạn làm thử theo mẫu cũng không kém phần quan trọng. Ở giai đoạn
này, con người một mặt thực hiện các thao tác theo mẫu để hình thảnh kĩ năng, một mặt con
người đối chiếu với tri thức về hành động và điều chỉnh các thao tác hành động nhằm đạt kết
quả, giảm bớt những sai xót trong quá trình hành động. Sau khi làm thử để nắm vững các cách
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Đặng Thị Thùy Linh 16
thức hành động, người ta phải tiến hành luyện tập để hoàn thiện kĩ năng. Ở giai đoạn này các
tri thức về hành động được củng cố nhiều hơn, các tri thức hành động cũng được ôn luyện có
hệ thống làm cho người ta nắm chắc hành động hơn. Đến đây có thể nói kĩ năng được hình
thành. Tuy nhiên đến đây kĩ năng vẫn chưa ổn định. Kĩ năng chỉ thực ổn định khi người ta
hành động có kết quả trong những điều kiện khác nhau. Tâm lí học hiện đại đã khẳng định
Chỉ t ron g họat đ ộng thì kĩ n ăng mới hìn h thà nh và phát tri ển [7, tr.112].
Như vậy bài tập là một tập hợp yêu càu hoạt động để đạt tới kết quả nào đó. Neu làm một kiểu
bài tập cùng kiểu lặp đi lặp lại tới mức độ cần thiết thì sẽ hình thành được kĩ năng tương ứng.
Tóm lại, trong các bài học hình thành có thể nói bài tập là phương tiện, kĩ năng là mục đích
trọng yếu cần đạt tới.
1.4.Trình bày một vấn đề
1.4.1. Khái niệm
Khái niệm “Tr ì nh b ày”, Đại từ điển tiếng Việt xuất bản năm 1999 do Nguyễn
Như Ý chủ biên đã định nghĩa như sau “Nói ra một cách rõ ràng, cụ thể cho người khác hiểu”
[48, 1709]. Theo chúng tôi đây là một khái niệm gần với đề tài này.
Còn “ Từ đ iển tiế n g Việ t ” của Viện ngôn ngữ học xuất bản năm 1997, định
nghĩa khái niệm t rìn h b ày là “Nêu lên theo thứ tự và đến chi tiết một cách hệ thống sự việc,
số liệu” [33, 1090].
Theo từ điển tiếng Việt, “ Vấn đề” là điều được xem xét, nghiên cứu và giải quyết.
Vậy trình bày một vấn đề là gì?

Trong SGK Ngữ văn nâng cao, tập 2, NXB Giáo dục, do Trần Đình Sử chủ biên đã
đưa ra định nghĩa sau “ Trì n h b ày một v ấn đề” là dùng ngôn ngữ nói nhằm mục đích
truyền đạt thông tin, nêu lên suy nghĩ và bày tỏ thái độ tình cảm của mình trước mọi người
một vấn đề nào đó đang đặt ra trong cuộc sống” [26,168]. Đây là một khái niệm được đưa vào
giảng dạy ở trường THPT và cũng được nhiều người sử dụng khái niệm này.
Từ khái niệm trên, ta thấy có các nội dung sau:
- Phương tiện trình bày vấn đề: Ngôn ngữ nói.
- Nội dung: Những vấn đề trong cuộc sống đã, đang xảy ra trong cuộc sống.
- Đối tượng: người nghe
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Đặng Thị Thùy Linh 17
- Mục đích: Truyền đạt thông tin, thể hiện những suy nghĩ và bày tỏ tình cảm thái độ
của mình với người nghe.
Đó có thể xem là một khái niệm tương đối hoàn chỉnh, khoa học. Trong cuộc sống
hàng ngày, trình bày vấn đề là một việc thường xuyên, phổ biến mà chúng ta phải thực hiện.
1.4.2. Phân loại
Trong thực tế, những tình huống có thể biết trước, người nói có sự chuẩn bị kĩ càng.
Tuy nhiên không phải lúc nào, cũng có tình huống để người nói chuẩn bị trước chu đáo, cũng
có lúc gặp những tình huống không có sự chuẩn bị trước. Dựa vào sự chuẩn bị vấn đề, chúng
ta có thể chia làm hai dạng là trình bày vấn đề có sự chuẩn bị trước và trình bày vấn đề không
có chuẩn bị trước.
Trìn h bày v ấn đề c ó sự c huẩn bị t rướ c là nội dung trình bày được sự
chuẩn bị trước, được thông báo trước, theo một chủ đề, đề tài nào đó. Dạng trình bày vấn đề
này có thể thời gian chuẩn bị một, hai, hoặc có thể là hàng tháng tùy theo yêu cầu của tình
huống, hoàn cảnh yêu cầu. Đồng thời, trình bày vấn đề này thường mang tính độc thoại nghĩa
là một người nói, nhiều người khác cùng nghe. Chẳng hạn như Hãy chuẩn bị bài phát biểu
trong ngày khai trường, hay phát biểu về việc tuyên truyền HIV AIDS, phát biểu về an toàn
giao thông. Hoặc là một yêu cầu của GV chuẩn bị bài luyện nói trên lớp
Trìn h bày vấn đ ề k hôn g c ó sự chu ẩn bị trư ớc là trình bày một cách tức
thời, không có sự chuẩn bị trước đề tài, chủ đề được biết trước nhưng nội dung trình bày phụ

thuộc vào nhiều nhân tố khác. Bên cạnh đó, trình bày vấn đề không có sự chuẩn bị trước mang
tính đối thoại, tức là người nói vừa là người nghe, vừa là đối tượng, vừa là chủ thể giao tiếp.
Ví dụ: Tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài học, bàn bạc, thảo luận vấn đề nào đó
của tổ, lớp, chi đoàn, phỏng vấn, trả lời câu hỏi________________
1.4.3. Yêu cầu
Bác Hồ nhắc nhở chúng ta, khi nói cần phải suy nghĩ và trả lời những câu hỏi Nó i
với ai? N ói đ ể là m gì ? Nó i cá i gì ? Nó i nh ư thể nào ? Đó là những yêu cầu cơ
bản mà tất cả những người tham gia giao tiếp phải trả lời những câu hỏi trên. Thật vậy, bất kì
tình huống nào trong cuộc sống, muốn trình bày một vấn đề nào đó có hiệu quả cũng cần phải
chú ý những yêu cầu sau:
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Đặng Thị Thùy Linh 18
- Xác định vấn đề cần trình bày: Đây là một yêu cầu bắt buộc đối với người nói. Bởi vì
hiệu quả giao tiếp phụ thuộc vào người nghe, người tiếp nhận. Neu người trình bày
nói những vấn đề mà người nghe không hiểu hoặc không muốn nhận, hoặc những vấn
đề không liên quan thì không đạt được mục đích giao tiếp. Xác định vấn đề trước khi
trình bày giúp cho người nói tránh lạc đề, xa đề, lan man không đi sâu vào vấn đề cần
nói.
- Xác định nội dung cần trình bày: Một vấn đề có rất nhiều nội dung khác nhau, vậy nên
người nói cần phải lựa chọn những vấn đề trọng tâm mà tình huống đặt ra. Bên cạnh
đó, nội dung của vấn đề không trùng với nội dung của người trước. Vì vậy, người nói
phải nắm vững nội dung cần trình bày để đạt được kết quả cao trong trình bày vấn đề.
- Đối tượng người nghe: Tức là người nói sẽ ữả lời câu hỏi: N ói với ai? “Việc xác
định đối tượng giao tiếp, người nghe, người nhận thông tin của mình trong cuộc thoại”
[35, 63] giúp chúng ta lựa chọn ngôn ngữ, nội dung, phương thức trình bày cho phù
hợp. Khi tìm hiểu đối tượng bao gồm giới tính, độ tuổi, trình độ, nghề nghiệp, sở
thích Điều này rất quan trọng với người trình bày, là một yếu tố không kém phần
quan trọng cả trong quá trình giao tiếp.
- Người trình bày phải tự tin, mạnh dạn: Bất kì làm một việc gì nói chung và trình bày
nói riêng, người nói phải tự tin, mạnh dạn nói những điều mình nghĩ một cách rõ ràng,

tự nhiên, để thuyết phục người nghe. Đó là cơ sở để thành công trong trình bày vấn
đề.
- Lời nói trong trình bày vấn đề phải sinh động và truyền cảm đối với người nghe,
người nhận. Hơn nữa, người nói cần sử dụng ngữ điệu kết hợp với phi ngôn ngữ nhằm
tăng nội dung biểu đạt và sự hấp dẫn của vấn đề được trình bày.
- Bố cục của bài trình bày: Gồm có 3 phần: Phần mở đầu, phần thân bài, phần kết bài.
Bố cục rõ ràng sẽ giúp người nghe dễ dàng nắm bắt nội dung và những vấn đề trọng
tâm của bài nói.
1.4.4. Các giai đoạn cửa trình bày một vẩn đề
♦♦♦ Bắt đầu trình bày một vấn đề.
- Bước lên diễn đàn một cách đàng hoàng, tự tin, lịch sự và không vội vàng, hấp tấp.
- Chào mọi người: người có trọng trách, lớn tuổi trước.
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Đặng Thị Thùy Linh 19
- Giới thiệu bản thân.
- Nêu lí do trình bày.
❖ Trình bày nội dung chính của vấn đề.
- Nêu nội dung ừình bày của vấn đề.
- Nêu lần lượt các ý chính và cụ thể vấn đề đó.
- Chuyển ý phải có dẫn dắt.
- Chú ý xem thái độ, cử chỉ của người nghe để kịp thời điều chỉnh nội dung và cách
thức trình bày.
❖ Ket thúc và cảm ơn!
- Tóm tắt, nhấn mạnh một số ý chính của vấn đề.
- Đặt ra những yêu cầu cụ thể.
- Cảm ơn người nghe.
1.4.5. Một số điều cần lưu ý khi trình bày một vấn đề
1.4.5.1. Lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ lời nói
“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” qua câu ca dao của
ông bà xưa đã nhắc nhở người nói nên suy nghĩ thật kĩ trước khi nói điều gì. Hay nói cách

khác, khi phát ngôn người nói phải biết lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ lời nói. Đây là yêu cầu
cần thiết trong trình bày vấn đề nhằm giúp người nói truyền đạt tư tưởng, tình cảm một cách
hiệu quả trong những tình huống khác nhau. Trước khi tìm hiểu cách lựa chọn và sử dụng
ngôn ngữ lời nói, chúng ta cần biết tiêu chuẩn của một lời nói tốt. Đó là cơ sở cho việc lựa
chọn và sử dụng ngôn ngữ lời nói có hiệu quả. Giáo trình “ Pho ng c á ch h ọc tiến g
Việt ” của Đinh Trọng Lạc và quyển “Làm v ãn” của Mai Thị Kiều Phượng đều cho rằng
lời nói tốt có 3 tiêu chuẩn: Tính chính xác, tính đúng đắn (tính chuẩn mực) và tính thẩm mỹ.
- Tính chính xác: Tính chính xác của lời nói tốt được thể hiện ở sự hài hòa về hình thức ngữ âm
và nội dung ngữ nghĩa với hiện thực khách quan. Tính chính xác của lời nói còn được thể hiện
bằng việc phản ánh thực tế đúng đắn nhất, phản ánh được chủ quan của người nói một cách
thích hợp nhất.
- Tính đúng đắn: Tính đúng đắn của lời nói có thể được hiểu là sự tuân thủ chuẩn mực của ngôn
ngữ văn hóa. Những chuẩn mực này có thể có thay đổi dần theo thời gian trong xã hội. Những
phương tiện ngôn ngữ coi là đúng phải tuân theo chuẩn mực của ngôn ngữ của văn hóa hiện
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Đặng Thị Thùy Linh 20
đại bao gồm các quy tắc về phát âm, dùng từ đặt câu, cấu tạo đoạn, kết cấu toàn bộ ngôn bản
mà mọi người trong cộng đồng sử dụng và thừa nhận.
- Tính thẩm mỹ: Tính thẩm mỹ của lời nói tốt được hiểu một cách khái quát ở chỗ sử dụng lời
nói để diễn đạt một cách chính xác, đúng chuẩn mực và đúng phong cách hài hòa trong một
chỉnh thể thống nhất trong một hoàn cảnh ngôn ngữ nhất định thì sẽ tạo ra lời nói đẹp, hay, có
sức hấp dẫn.
Cách lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ ỉờỉ nói
Việc lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ lời nói là một công việc thường xuyên, phổ biến
trong trình bày vấn đề và cả trong giao tiếp. Vì ngôn ngữ mang tính đa dạng, phong phú và tồn
tại nhiều biến thể cùng nghĩa. Do vậy, người nói phải lựa chọn ngôn ngữ lời nói bằng cách
“huy động vốn ngôn ngữ của mình để tập hợp các hình thức biểu đại cùng nghĩa, đối chiếu
chúng với nhau nhằm tìm ra một từ thích hợp nhất, cách diễn đạt phù hợp nhất cho nội dung
thông báo của mình” [34, 12].
Lựa chọn ngôn ngữ có thể cụ thể hơn các bước sau:

- Xác định nội dung cần biểu đạt.
- Xác định phong cách cho lời nói.
- Liên hội những hình thức biểu đại cùng nghĩa.
- Thử nghiệm và lựa chọn những hình thức biểu đạt cùng nghĩa cần thiết.
- Kiểm tra lại phát ngôn đã lựa chọn.
Trong công việc lựa chọn này, người phát ngôn càng nắm vững thao tác bao nhiêu thì
việc thực hiện hóa ý tưởng giao tiếp hiện thực hóa bấy nhiêu. Thao tác lựa chọn này diễn ra
trong đầu óc, một cách trừu tượng, tự nhiên.
Như vậy, nếu không có việc lựa chọn này thì sẽ không đạt được mục đích cũng như
hiệu quả trong giao tiếp. Vì vậy, để diễn đạt thông tin suy nghĩ bằng những lời nói hay, đẹp
thể hiện được phong cách của người nói thì đòi hỏi người nói phải nắm vững các thao tác,
nhân tố quy định sự lựa chọn và vận dụng lời nói phù hợp, đạt hiệu quả cao trong trình bày
vấn đề.
1.4.5.2. Sử dụng giọng nổi
Giọng nói là phương tiện trình bày một vấn đề. Giọng nói tác động trực tiếp đến người
nghe bằng âm thanh, là nhân tố quyết định mức độ hiệu quả của việc tiếp nhận thông tin mà
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Đặng Thị Thùy Linh 21
còn thể hiện tình cảm, cảm xúc của người nói truyền đạt đến người nghe. Khi trình bày một
vấn đề, giọng nói nên chuẩn mực rõ ràng và mạch lạc để giúp người nge dễ dàng tiếp nhận
thông tin. Âm lượng của giọng nói vừa đủ nghe để người nghe tiếp nhận thông tin nhanh
chóng và chính xác. Để giọng nói hấp dẫn và truyền cảm không bị đơn điệu nhàm chán thì
người nói phải sử dụng ngữ điệu của giọng nói cho phù hợp. Trong khi trình bày một vấn đề,
người nói cần chuyển từ giọng này sang giọng khác một cách thoải mái, đa dạng làm cho bài
nói có sức sống.
1.4.5.3. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể
Trình bày một vấn đề, người nói không chỉ lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ mà còn sử
dụng ngôn ngữ cơ thể để diễn đạt thông tin của mình cho người tiếp nhận. Ngôn ngữ cơ thể là
hình thức diễn đạt ý và truyền đạt thông tin bằng động tác, biểu hiện tình cảm, tư thế của thân
thể tồn tại song song với ngôn ngữ lời nói và tồn tại một cách có ý thức lẫn vô thức. Ngôn ngữ

cơ thể tuy là một ngôn ngữ không âm thanh nhưng nó có hàm ý và khả năng như ngôn ngữ có
tiếng. Nhờ ngôn ngữ cơ thể mà người trình bày có thể hiểu được tính cách, khí chất, tâm trạng
của người nghe để điều chỉnh cho bài nói hấp dẫn và có hiệu quả vừa có thể sử dụng nó như
phương tiệp hỗ trợ cho lời nói. Ngôn ngữ cơ thể bao gồm ánh mắt, nụ cười, khuôn mặt, cử chỉ,
trang phục Thông qua việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể có nhiều mục đích khác nhau.
Tóm l ại, muốn sử dụng ngôn ngữ cơ thể có hiệu quả cao trong trình bày một vấn đề
thì ngôn ngữ cơ thể phải phù hợp với hoàn cảnh, đối tượng, nội dung trình bày mà còn phải
xuất phát từ những cảm xúc chân thành của người nói. Không chỉ các bộ phận của ngôn ngữ
cơ thể có sự phối hợp nhịp nhàng mà còn phải kết hợp với các hình thức ngôn ngữ khác. Như
vậy, ngôn ngữ cơ thể mới có thể phát huy lợi thế của nói.
- Ánh mắt
Người ta thường nói “ánh mắt là cửa sổ của tâm hồn” chính vì thế mà ánh mắt thiết lập
các mối quan hệ rất tốt, tạo được sự thiện cảm, gần gũi giữa người nói và người nghe. Thông
qua ánh mắt người nói sẽ biểu lộ nhiều cảm xúc, suy nghĩ khác nhau “Ánh mắt nhìn chầm
chầm, độ mở to của đôi mắt, mức độ mở to của con người và một số thay đổi của đôi mắt có
thể truyền đạt thông tin nhỏ nhất” [9, 318].
Khi trình bày một vấn đề, người nói không chỉ nhìn một người mà hướng nhìn phải
bao quát về phía tất cả mọi người. Có như vậy, người nghe mới cảm nhận được người nói
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Đặng Thị Thùy Linh 22
đang dành sự quan tâm, tôn trọng đối với họ và người nói mới biết được phản ứng của người
nghe đối với vấn đề được trình bày. Ngôn ngữ ánh mắt là một trong những bộ phận ngôn ngữ
cơ thể rất quan trọng. Bởi vì, ánh mắt luôn sử dụng xuyên suốt trong khi trình bày một vấn đề.
- Nụ cười
Cùng với ánh mắt, nụ cười là một trong những ngôn ngữ cơ thể đóng vai trò quan
trọng trong khi trình bày một vấn đề. Nụ cười thể hiện nhiều cảm xúc khác nhau. Thông
thường, nụ cười thể hiện những cảm xúc tích cực. Nụ cười giúp rút ngắn khoảng cách giữa hai
người trò chuyện. Hơn nữa, nó thể hiện sự nhiệt tình, thân thiện và sự gần gũi đối với người
nghe. Nụ cười phải luôn nở ữên môi trong suốt quá trình trình bày một vấn đề, phải giữ nụ
cười khi gặp mặt, khi trò chuyện, khi trò chuyện, khi tạm biệt. Đe nụ cười thật sự có giá trị

trong trình bày vấn đề người trình bày phải biết mỉm cười chân thật và tự nhiên.
- Nét mặt
Khi gặp nhau bao giờ con người cũng chú ý tới khuôn mặt trước tiên như người ta
thường ví “ Khuô n mặt l à mặt t iền c ủa ngôi nhà c ơ thể ” là chính vì thế. Khuôn
mặt biểu lộ nhiều cảm xúc khác nhau. Thông qua khuôn mặt, chúng ta sẽ biết được buồn, vui,
giận dữ Trong cùng một bài nói chúng ta không chỉ thể hiện một nét mặt với nội dung diễn
đạt khác nhau với sự biểu cảm của khuôn mặt mà người nói cần phải có sự biểu cảm của
khuôn mặt khác nhau tùy theo nội dung vấn đề trình bày. Nhằm tăng tính thuyết phục cho
người nghe đối với những thông tin truyền tải. Quan trọng là người trình bày phải có khuôn
mặt tự tin, thoải mái, và vui tươi.
Cử chỉ
“Từ đi ể n tiế n g Việ t” định nghĩa cử chỉ như sau: “Cử chỉ là điệu bộ, chuyển
động của tay, của bàn tay hoặc đầu, bất giác hay có ý thức, qua đó thể hiện một thái độ, một
tâm trạng hay một ý thức hay một ý định muốn biểu lộ hoặc thực hiện một điều gì” [33, 295].
Cử chỉ là một một cách biểu đạt nhằm nhấn mạnh ý, truyền đạt thông tin một cách
hiệu quả. Tùy theo từng trường hợp, mà người nói có thể và phải sử dụng những cử chỉ cho
phù hợp. Khi đồng ý, chấp nhận, nghiêng người về phía trước, khi không tán đồng, không
muốn, nghiêng người về phía sau. Quay mặt đi thể hiện sự ghê tởm, sợ hãi. Đặc biệt, cử chỉ
bàn tay và cánh tay được sử dụng nhiều nhất và có hiệu quả cao. Theo kết quả nghiên cứu,
lượng thông tin thể hiện qua bàn tay là 12%. Đe cử chỉ tương xứng với lời nói người trình bày
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Đặng Thị Thùy Linh 23
phải thấm nhuần nội dung cần nói. Đồng thời, cử chỉ phải hài hòa về số lượng và chất lượng.
Người nói cần phải tìm hiểu những cử chỉ để vừa có thể sử dụng một cách hiệu quả vừa để có
thể nắm bắt những cử chỉ của người nghe để điều chỉnh cách nói cho phù hợp.
Tư thể
Tư thế cũng là ngôn ngữ cơ thể đem lại hiệu quả cao ữong ữình bày một vấn đề. Do tư
thế tạo nên cảm xúc thẩm mỹ với người nghe lần đầu tiên khi tiếp và nó sẽ tạo một ấn tượng
sâu sắc đối với người nghe nên người trình bày cần phải có một tư thế đẹp. Người xưa cho
rằng tư thế đẹp phải là “Đứng như cây tùng, cây bách, đi như mây, ngồi đỉnh đạc như tượng”

[10, 72]. Đây cũng là một yêu cầu của người nói khi trình bày một vấn đề. Khi trình bày vấn
đề, chúng ta nên đứng để trình bày vấn đề. Bởi đứng nói sẽ tạo cho chúng ta cảm giác thoải
mái, cách diễn đạt cũng dễ dàng hơn, thuận tiện hơn.
- Trang phục
Trang phục có vai trò rất cần thiết trong việc tạo tình cảm ban đầu. Trang phục có thể
hiểu là quần áo và trang sức. Trong đó, trang sức là các vật như cà vạt, mắt kính, đồng hồ
Ta thấy rằng, trang phục cũng phản ánh trình độ văn hóa, khí chất con người, nó là một ngôn
ngữ cơ thể quan trọng không kém ánh mắt, cử chỉ. Trong giao tiếp nói chung và trình bày một
vấn đề nói riêng, trang phục yêu cầu phải gọn gàng, ngay ngắn, sạch sẽ, hợp lí nhằm giúp
người nói tạo ấn tượng sâu sắc với người nghe.
1.5.Khái niệm về bài tập và vai trò của hệ thống bài tập
1.5.1. Bài tập
Xoay quanh khái niệm về bài tập cũng có những quan niệm, định nghĩa khác nhau.
Theo Nguyễn Hữu Châu: “Bài tập (Assigment) là những nhiệm vụ, công việc được giao cho
mỗi nhóm hoặc mỗi cá nhân trong khuôn khổ một chương trình học tập nhằm rèn luyện kĩ
năng hay tăng cường kiến thức cho người học”. Trong sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu tham
khảo, thuật ngữ bài tập xuất hiện rất nhiều như: bài tập Toán, bài tập Tiếng Việt, bài tập Tiếng
Anh Theo nghĩa này, bài tập được hiểu là dạng bài học mô phỏng lại kiến thức và thao tác
thực hành đã được giới thiệu nhằm mục đích vận dụng lí thuyết và rèn luyện kĩ năng cần thiết
theo chương trình môn học. Theo đó, bài tập được sử dụng chủ yếu trong hoạt động thực hành
mà nhiệm vụ giải bài tập là một hình thức thực hành. Tuy nhiên, trước xu hướng đổi mới
phương pháp dạy học nhằm phát huy cao độ tính tích cực, tự giác, độc lập, sáng tạo ữong nhận
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Đặng Thị Thùy Linh 24
thức của người học thì phạm vi ứng dụng của bài tập rộng hơn nhiều. Nhiều quan điểm hiện
nay cho rằng, bài tập không chỉ được dùng với mục đích giúp người học vận dụng những tri
thức đã học, rèn luyện kĩ năng tương ứng mà còn giúp họ hình thành tri thức mới và phát triển
các kĩ năng khác. Kế thừa và chọn lọc từ những quan niệm trên đây, tác giả luận án cho rằng:
Bài tập là các nhiệm vụ học tập mà giáo viên đặt ra cho người học thực hiện, được trình bày
dưới dạng câu hỏi hay những yêu cầu hoạt động buộc người học tái hiện những kiến thức, giải

quyết vấn đề trên cơ sở những điều đã biết hoặc kết nối những kiến thức, giải quyết vấn đề
dựa trên việc tìm kiếm phương pháp mới qua đó nắm vững tri thức, rèn luyện và phát triển kĩ
năng.
1.5.2. Hệ thống bài tập
Trong cuốn “Từ điển Từ v à ng ữ Há n Vi ệt” , khái niệm h ệ tho ng được hiểu
là: tập hợp những bộ phận có liên hệ chặt chẽ với nhau; thứ tự sắp xếp có quy củ; sự liên tục.
Bản chất cốt lõi của khái niệm hệ t hốn g được thể hiện ở hai khía cạnh: Thứ nhất là mối
quan hệ nội tại có tính lôgic rất rõ của từng thành tố riêng biệt với những thành tố khác trong
một dãy các thành tố; thứ hai là tính chất tổng thể, hợp thành của một đối tượng từ những
thành tố bộ phận cùng loại hay có cùng chức năng. Như vậy, khái niệm h ệ th ống được hiểu
là tập hợp những thành tố có liên hệ, quan hệ với nhau, tác động lẫn nhau tạo nên một chỉnh
thể mới. Và hệ thống bài tập là một tập hợp với nhiều bài tập khác nhau được xếp thành các
nhóm (trong mỗi nhóm có thể có những nhóm nhỏ hơn) theo một trình tự có chủ đích nhất
định. Thông thường để đảm bảo tính khoa học về quá trình nhận thức của người học, hệ thống
bài tập sẽ được sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp từ những kiến thức
đơn lẻ đến những kiến thức tổng hợp nhằm rèn luyện, phát triển những kĩ năng cụ thể cho
người học.
1.5.3.Vai trò cửa hệ thống bài tập đối với việc phát triển kĩ năng nỗi cho học sinh
Rèn luyện và phát triển kĩ năng cho người học là một mục
tiêu rất quan trọng ữong quá trình dạy học. Theo tác giả
Nguyễn Thị Thu Thủy, để nâng cao năng lực cho bản thân,
người học cần lĩnh hội những tri thức đã tiếp thu được và
chuyển hóa chúng thành các kĩ năng. Những kĩ năng này sẽ
được vận dụng để giải quyết các nhiệm vụ, các tình huống
xuất hiện trong thực tế cuộc sống. Người làm chủ được kĩ
năng phải vừa nắm vững những kiến thức lí thuyết về hành
động, phương pháp hành động vừa phải biết vận dụng những
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Đặng Thị Thùy Linh 25

×