Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Khoá luận tốt nghiệp nhân vật người lính thời hậu chiến trong tiểu thuyết phố của chu lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 68 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

======

DOÃN THỊ THỦY

NHÂN VẬT NGƢỜI LÍNH THỜI HẬU
CHIẾN TRONG TIỂU THUYẾT PHỐ
CỦA CHU LAI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

HÀ NỘI - 2019
HÀ NỘI - 2019


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

======

DOÃN THỊ THỦY

NHÂN VẬT NGƢỜI LÍNH THỜI HẬU
CHIẾN TRONG TIỂU THUYẾT PHỐ
CỦA CHU LAI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học


ThS. Nguyễn Phƣơng Hà

HÀ NỘI - 2019


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ThS.Nguyễn Phương Hà, người đã
trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để tôi
thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong tổ Văn học Việt Nam,
khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
thực hiện và hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 05 năm 2019
Sinh viên thực hiện

Doãn Thị Thủy


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng: Kết quả nghiên cứu này là của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của ThS. Nguyễn Phương Hà. Khóa luận không trùng với kết quả nghiên
cứu của những tác giả khác.

Hà Nội, tháng 05 năm 2019
Sinh viên thực hiện

Doãn Thị Thủy



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu ..................................................................................... 2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 4
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................. 5
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 5
6. Cấu trúc của khóa luận ............................................................................... 5
PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................... 6
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG .................................................. 6
1.1. Nhân vật văn học ..................................................................................... 6
1.1.1. Khái niệm nhân vật ............................................................................... 6
1.1.2. Vai trò của nhân vật trong tác phẩm văn học. ....................................... 7
1.1.3. Nhân vật người lính thời hậu chiến trong văn học Việt Nam hiện đại ... 9
1.2. Tác giả Chu Lai ..................................................................................... 13
1.2.1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác văn học ............................................. 13
1.2.2. Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết của Chu Lai ..... 14
1.2.3. Tiểu thuyết Phố của Chu Lai .............................................................. 17
CHƢƠNG 2: MỘT SỐ PHƢƠNG DIỆN NỘI DUNG THỂ HIỆN
NHÂN VẬT NGƢỜI LÍNH THỜI HẬU CHIẾN TRONG TIỂU
THUYẾT PHỐ CỦA CHU LAI

20

2.1. Người lính với bi kịch ngày trở về ......................................................... 20
2.1.1. Người lính cô đơn, lạc thời ................................................................. 21
2.1.2. Người lính với tâm hồn bị tổn thương................................................. 28
2.2. Người lính với những phẩm chất tốt đẹp ............................................... 34
2.2.1. Người lính vượt lên hoàn cảnh ........................................................... 35



2.2.2. Người lính trân trọng quá khứ ............................................................ 36
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN
NHÂN VẬT NGƢỜI LÍNH TRONG TIỂU THUYẾT PHỐ CỦA CHU
LAI .............................................................................................................. 40
3.1. Nghệ thuật miêu tả nhân vật .................................................................. 40
3.1.1. Miêu tả ngoại hình .............................................................................. 40
3.1.2. Miêu tả tâm lí ..................................................................................... 44
3.2. Ngôn ngữ............................................................................................... 47
3.2.1. Ngôn ngữ đối thoại ............................................................................. 47
3.2.2. Ngôn ngữ độc thoại ............................................................................ 50
3.3. Nghệ thuật miêu tả không gian và thời gian ........................................... 52
3.3.1. Không gian hiện thực xen lẫn không gian tâm tưởng .......................... 52
3.3.2. Thời gian hiện tại xen lẫn thời gian quá khứ ....................................... 56
KẾT LUẬN ................................................................................................. 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Sau năm 1975, đất nước bước vào thời kì đổi mới, văn học cũng có bước
chuyển mình mạnh mẽ. Văn học phản ánh cuộc sống khách quan, chân thực hơn, đi
sâu vào soi rọi những ngõ ngách mà trước đây chưa có cơ hội đề cập đến. Trong đó
tiểu thuyết về chiến tranh đã góp phần không nhỏ trong việc tạo nên diện mạo mới
của văn học thời kì này. Ở tiểu thuyết, ngoài bút pháp nghệ thuật, hình tượng nhân
vật cũng là một trong những vấn đề được nhiều nhà văn quan tâm. Đáng chú ý hơn
cả trong văn học hậu chiến là hình tượng nhân vật người lính. Đây là kiểu nhân vật
cũ nhưng lại có cách thể hiện mới. Đó là những con người bước ra từ cuộc chiến
được các nhà văn khắc họa ở nhiều phương diện khác nhau trong cuộc sống đời

thường sau khi chiến tranh kết thúc. Đúng như lời khẳng định của nhà văn Xuân
Thiều- một người lính đã từng đi qua hai cuộc chiến tranh của dân tộc: “Âm vang
của chiến tranh không chỉ là nỗi nhớ về quá khứ chưa xa, mà chủ yếu sự tác động
của chiến tranh hằn sâu vào đời sông và số phận con người cho mãi đến bây giờ”.
Từ đó tạo nên bản sắc riêng cho văn học Việt Nam sau 1975.
Trong nền văn học Việt Nam đương đại, Chu Lai được biết đến như một
bông hoa lạ, độc đáo, sáng tác và thành công ở thể loại tiểu thuyết. Từ những trải
nghiệm chân thực của chính bản thân một người đã từng bước chân vào chiến
trường, ông trở về mang những suy tư, tình cảm gửi gắm vào văn học. Tiểu thuyết
của Chu Lai một mặt luôn được điều chỉnh, cách tân cho phù hợp với yêu cầu của
lịch sử và thị hiếu của độc giả, mặt khác lại thể hiện cá tính mang đậm phong cách
Chu Lai: “Văn chương của ông là câu chuyện của những cái tận cùng, cố gắng
hướng đến cái tận cũng, nỗi khổ niềm vui, hi vọng và tuyệt vọng, can đảm và yếu
hèn, tất cả phải được nổi lên một cách không nhợt nhạt” [10]. Điều này đã ghi nhận
những đóng góp không nhỏ của Chu Lai vào sự phát triển của tiểu thuyết Việt Nam
hiện đại. Ông được tặng giải thưởng nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2006.
Tiểu thuyết của Chu Lai sau 1975 đã bám sát những thay đổi chung của văn
học, nhân vật người lính vẫn là nhân vật trung tâm trong các tác phẩm nhưng cảm
hứng sử thi đã thay thế bởi cảm hứng thế sự đời tư. Người lính trở về từ cuộc chiến
phải đối diện với cuộc sống đời thường, những bi kịch không thể chữa lành. Phố là
một tiểu thuyết nổi bật viết về nhân vật người lính. Trong đó, ông khắc họa sâu nhất
tình cảnh của người lính thời hậu chiến gắn với khu phố “nhà binh”, khu phố mà
tưởng như sẽ mãi mãi lặng lẽ uy nghiêm đứng giữa lòng Hà Nội như một biểu
1


tượng của sự trang nghiêm của những con người lịch sử nhưng cuối cùng cũng
không kháng cự lại được với sự biến đổi như vũ bão của thời buổi kinh tế thị
trường.
Vì những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài Nhân vật ngƣời lính thời hậu

chiến trong tiểu thuyết Phố của Chu Lai. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho người
viết nói riêng và độc giả quan tâm đến Chu Lai nói chung có cái nhìn sâu sắc về
nhân vật người lính thời hậu chiến và cách thức thể hiện hình tượng nhân vật của
tác giả. Qua đó, giúp thấy được tài năng và những đóng góp của Chu Lai đối với sự
phát triển của văn họcViệt Nam đương đại. Đồng thời, đây cũng là nguồn tư liệu
cần thiết cho giáo viên trung học phổ thông trong việc nghiên cứu, học tập và giảng
dạy văn học Việt Nam giai đoạn sau 1975.
2. Lịch sử nghiên cứu
Sau 1975, đề tài chiến tranh và người lính vẫn được coi là cảm hứng sáng tác
chủ đạo trong văn học thời kì này, song các nhà văn đã có cách thể hiện mới mẻ cho
mảng đề tài quen thuộc đó. Ít miêu tả hiện thực chiến tranh rộng lớn, văn học hậu
chiến đi sâu vào đời sống cá nhân, thế giới nội tâm của những người lính trở về.
Trong bài viết Với chiến tranh qua những tác phẩm văn xuôi được giải, tác
giả Tôn Phương Lan đánh giá: “Càng lùi về thập kỷ 80 sự thật trong văn chương về
chiến tranh càng được biểu hiện theo một hướng khác. Một mặt ở chủ đề sáng tạo,
quan niệm về hiện thực không có nghĩa là sự sao chép về hiện thực ngoài đời. Mặt
khác, bản thân người đọc cũng muốn đi vào tìm hiểu thế giới tinh thần của con
người trong những diễn biến phức tạp. Con người trở thành đối tượng khám phá
của cả người viết lẫn người đọc, và hiện thực chiến tranh với đầy đủ tính chất ác
liệt của nó đã được hiện lên qua số phận và thế giới nội tâm của con người”[18]
Chu Lai là một nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam đương đại. Đánh
giá chung về tiểu thuyết của ông, hầu hết độc giả và giới nghiên cứu đều đi đến
khẳng định sự thủy chung của Chu Lai với mảng đề tài chiến tranh và người lính.
PGS. TS Lý Hoài Thu trong tác phẩm Văn nhân quân đội đã nhấn mạnh tư
chất nghệ sĩ - chiến sĩ của nhà văn Chu Lai thể hiện qua các tác phẩm của ông:
“Trước đề tài chiến tranh, anh không chỉ là viết, là tiếp cận mà là sống, là day dứt,
vật vã bằng tâm linh và máu thịt của chính mình” [27]. Tư chất đó cũng từng được
tác giả Trần Quốc Huấn khẳng định trong bài viết Người chiến sĩ hôm nay – đội
ngũ kế tục những nhà văn chiến sĩ: “Trong truyện Chu Lai, cái vốn tri thức văn


2


hoá, trí tuệ sáng suốt của người lính trẻ đã thấm nhuyễn một cách tự nhiên vào từng
chi tiết nhỏ của truyện, trong từng phán đoán nhạy bén, quả quyết”[9]. Hơn thế tài
năng và sự thành công của Chu Lai còn được minh chứng ở việc tiểu thuyết của ông
ra đời luôn nhận được sự quan tâm đón nhận của không ít độc giả yêu văn học như:
Đêm tháng hai, Sông xa, Vòng tròn bội bạc, Ăn mày dĩ vãng, Ba lần và một lần,
Khúc bi tráng cuối cùng, Mưa đỏ... và đặc biệt là Phố. Tiểu thuyết Phố ra đời
năm 1992, là một tác phẩm gặt hái được nhiều thành công trong hệ thống các sáng
tác về đề tài người lính sau chiến tranh của Chu Lai. Tác phẩm đã đạt giải B do Nhà
xuất bản Hà Nội bình chọn năm 1993.
Đánh giá về tiểu thuyết của Chu Lai, trong bài Một đề tài không cạn kiệt, tác
giả Bùi Việt Thắng đã nhận thấy sự gắn bó của Chu Lai với đề tài chiến tranh và
đánh giá cao sự sáng tạo của ông trong việc đưa “ yếu tố đời tư” vào trong tiểu
thuyết: “ Tiểu thuyết Chu Lai giới thiệu nhiều vấn đề đáng quan tâm trên đề tài
chiến tranh với ý nghĩa như một đề tài lịch sử (...) Chu Lai làm người đọc bất ngờ vì
những khám phá nghệ thuật của mình. Nhân vật trong tác phẩm Chu Lai thường tự
soi tỏ mình, khám phá mình,khám phá một bản ngã hay một con người trong con
người”[24]. Trong một bài viết khác với tên gọi Nội lực Chu Lai, tác giả cũng đưa
ra những nhận xét về nhân vật người lính trong tiểu thuyết của Chu Lai: “ Nhân vật
người lính trong tiểu thuyết Chu Lai thường ăn sóng nói gió, thường bị cuộc đời
quăng quật đều được tôi luyện qua lửa đỏ và nước lạnh-vì thế họ trở nên rắn rỏi,
từng trải, quyết đoán bên trong cách hành xử” [25].
Không chỉ thành công trong việc triển khai nội dung, tạo dựng tình tiết và
xây dựng hình tượng nhân vật người lính, các sáng tác của Chu Lai còn đặc biệt
thành công ở phương diện nghệ thuật. Nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ trong bài viết
Tiểu thuyết Việt Nam những năm đầu thời kì đổi mới đã ghi nhận những đóng góp
của Chu Lai cho tiểu thuyết đương đại Việt Nam ở phương diện nghệ thuật: “Tiểu
thuyết của Chu Lai không chỉ đa dạng trong các phương thức tiếp cận mà cả trong

các biện pháp nghệ thuật, kết hợp độc thoại nội tâm, dòng ý thức, nghệ thuật đồng
hiện và có những thành công nhất định”[4]
Với bài viết Chu Lai: Nhà văn- người lính, tác giả Vũ Trung khi đề cập đến
tiểu thuyết Phố, tác giả cho rằng: “Phố là một tiểu thuyết của nhà văn Chu Lai nói
về cuộc sống của những người Hà Nội giai đoạn đầu đổi mới (... ) Phố được coi là
một trong những tác phẩm đặc sắc nhất của Chu Lai viết về cuộc sống của những
người bộ đội thời hậu chiến. hố Lý Nam ế, à Nội bây giờ người ta ít gọi tên

3


như theo tên tác phẩm mà thay vào đó gọi nó là phố nhà binh .

ó là một phần

thưởng của Chu Lai. Tác phẩm đã được dịch sang tiếng Pháp với tên Rue des
soldats (Phố nhà binh) và được chuyển thể thành bộ phim truyền hình được yêu
thích Người Hà Nội”[29].
Tác giả Nguyễn Hương Giang trong bài Người lính sau thời hòa bình trong
tiểu thuyết chiến tranh thời kì đổi mới chỉ ra rằng: “ Phố của Chu Lai là một cuốn
tiểu thuyết trong tiểu thuyết: Một cuốn về gia đình Nam-Thảo với sự phá vỡ làm tan
nát những giá trị truyền thống, một cuốn về cuộc đời Lãm, một người lính từ hai
bàn tay trắng đi lên, bảo vệ và tha thiết giữ những giá trị ấy”[6]. Điều này đã cho
thấy sự thành công của tiểu thuyết Phố trên cả hai phương diện nội dung và nghệ
thuật đồng thời khẳng định tài năng của Chu Lai.
Nhìn chung những nhận xét, đánh giá về các tác phẩm của Chu Lai nói
chung và tiểu thuyết Phố nói riêng là khái quát, chủ yếu còn mang tính chất riêng
lẻ, rời rạc, đặc biệt chưa đi sâu nghiên cứu kĩ vấn đề nhân vật người lính thời hậu
chiến. Vì thế trong khuôn khổ khóa luận này chúng tôi đi sâu nghiên cứu đề tài
Nhân vật ngƣời lính thời hậu chiến trong tiểu thuyết Phố của Chu Lai với mục

đích chứng minh, làm nổi bật hình tượng người lính hậu chiến, qua đó góp phần
khẳng định tài năng và những đóng góp của Chu Lai đối với văn học đổi mới sau
1975.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu đề tài Nhân vật ngƣời lính thời hậu chiến trong tiểu thuyết
Phố của Chu Lai, chúng tôi đặt ra những mục đích sau:
_ Tìm hiểu nhân vật người lính thời hậu chiến trong tiểu thuyết Phố của Chu
Lai.
_ Chỉ ra một số phương diện nội dung và nghệ thuật thể hiện nhân vật người
lính thời hậu chiến trong tiểu thuyết Phố của Chu Lai.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Khóa luận đặt ra và giải quyết các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất: Tìm hiểu về khái niệm, vai trò của nhân vật trong tác phẩm văn học,
nhân vật người lính thời hậu chiến trong văn học Việt Nam hiện đại, quan niệm
nghệ thuật về con người trong các sáng tác của Chu Lai...

4


Thứ hai: Tìm hiểu các phương diện nội dung thể hiện nhân vật người lính thời
hậu chiến trong tiểu thuyết Phố với hai nội dung chính: Người lính với những bi
kịch ngày trở về, người lính với những phẩm chất tốt đẹp...
Thứ ba: Tìm hiểu một số phương diện nghệ thuật thể hiện nhân vật người lính
thời hậu chiến trong tiểu thuyết Phố: Nghệ thuật miêu tả nhân vật, ngôn ngữ trần
thuật và nghệ thuật miêu tả không gian, thời gian...
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu:
Như tên gọi của đề tài, chúng tôi nghiên cứu, tìm hiểu: Nhân vật ngƣời lính
thời hậu chiến trong tiểu thuyết Phố của Chu Lai.

4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Tiểu thuyết Phố_Chu Lai (Nhà xuất bản Văn học, 2017).
Đồng thời trong quá trình triển khái đề tài, chúng tôi có sự so sánh, đối chiếu
với các tác phẩm khác và các tác giả khác trong cùng giai đoạn.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong bài viết này chúng tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp:
Phương pháp so sánh đối chiếu
Phương pháp bình giảng
Phương pháp phân tích, tổng hợp
6. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo. Nội dung của khóa luận
gồm 3 chương.
Chương 1: Những vấn đề chung
Chương 2: Một số phương diện nội dung thể hiện nhân vật người lính thời hậu
chiến trong tiểu thuyết Phố của Chu Lai
Chương 3: Một số phương diện nghệ thuật thể hiện nhân vật người lính thời
hậu chiến trong tiểu thuyết Phố của Chu Lai

5


PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Nhân vật văn học
1.1.1. Khái niệm nhân vật
Khái niệm nhân vật được sử dụng rất phổ biến trong đời sống văn hóa nghệ
thuật của con người. Nó không chỉ xuất hiện trong văn học mà còn được sử dụng
trong nhiều loại hình nghệ thuật khác. Trong nghệ thuật tạo hình (hội họa, điêu
khắc, kiến trúc...), nhân vật dùng để chỉ hình ảnh con người, các sự vật, hiện tượng
được tái hiện thông qua màu sắc, đường nét, hình khối...trong tác phẩm. Nhân vật

được người nghệ sĩ tái hiện mang tính khách quan có sự tương đồng tương đối rõ
nét với hiện thực. Đối với nghệ thuật sân khấu, điện ảnh, nhân vật được hiểu là hình
ảnh con người hiện lên thông qua sự diễn xuất của diễn viên. Nhân vật có ngôn ngữ,
hành động, tính cách tương ứng được thể hiện theo dụng ý nghệ thuật của người
sáng tạo tác động chủ yếu vào thị giác, thính giác của người thưởng thức. Trong văn
học, nhân vật là một phạm trù quan trọng, là yếu tố trung tâm thuộc cấu trúc của tác
phẩm. Có nhiều khái niệm được đưa ra về nhân vật trong văn học.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học (Nxb Giáo dục, 2015), tác giả Lê Bá Hán,
Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi cho rằng: “ Nhân vật văn học là con người cụ thể
được miêu tả trong tác phẩm văn học. Nhân vật văn học có thể có tên riêng ( Tấm,
Cám, chị Dậu, anh ha), cũng có thể không có tên riêng như: thằng bán tơ, một mụ
nào trong “Truyện Kiều”. (...) thể hiện quan niệm nghệ thuật và liên tưởng thẩm mĩ
của nhà văn về con người. Vì thế nhân vật luôn gắn chặt với chủ đề của tác phẩm.
Nhân vật văn học được miêu tả qua các biến cố, xung đột, mâu thuẫn và mọi chi tiết
các loại. ó là mâu thuẫn nội tâm của nhân vật, mâu thuẫn giữa nhân vật này với
nhân vật kia, giữa tuyến nhân vật này với nhân vật khác. Cho nên nhân vật luôn
gắn liền với cốt truyện” [7-tr.235]
Tác giả Lại Nguyên Ân trong cuốn 150 thuật ngữ văn học (Nxb Quốc gia,
1999) lại đưa ra quan điểm về nhân vật văn học như sau:“Nhân vật văn học là đơn
vị nghệ thuật mang tính ước lệ, không thể bị đồng nhất với con người có thực ngay
khi tác giả xây dựng nhân vật với những nét rất gần nguyên mẫu có thật. Nhân vật
là sự thể hiện quan niệm của nhà văn về con người. Nó có thể được xây dựng trên
cơ sở quan niệm ấy”[1-tr.250]

6


Trong giáo trình Lí luận văn học (Nxb Giáo dục, 2007), Hà Minh Đức chủ
biên, đưa ra định nghĩa về nhân vật văn học như sau:“Nhân vật văn học là một hiện
tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, đó không phải là sự sao chụp đầy đủ mọi chi

tiết biểu hiện của con người mà chỉ là sự thể hiện con người qua những đặc điểm
điển hình về tiểu sử, nghề nghiệp, tính cách (...) đó không chỉ là con người, những
con người có tên hoặc không tên, được khắc họa sâu đậm, hoặc chỉ xuất hiện
thoáng qua trong tác phẩm, mà còn có thể là những sự vật, loài vật khác ít nhiều
mang bóng dáng, tính cách của con người, được dùng như những phương thức khác
nhau để thể hiện con người” [5-tr.126].
Tuy có nhiều định nghĩa khác nhau nhưng nhìn chung những quan niệm này
có một số nội hàm thống nhất. Thứ nhất, nhân vật văn học là hình ảnh con người
đời sống được đưa vào tác phẩm văn học bằng con đường trực tiếp hoặc gián tiếp
thông qua các hình ảnh ẩn dụ: con vật, sự vật, hiện tượng... mang linh hồn của con
người đời sống được tái hiện qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ, được thể
hiện thông qua các phương tiện cơ bản là ngôn ngữ. Thứ hai, nhân vật văn học là
hình tượng mang tính ước lệ và cách điệu mang màu sắc chủ quan thể hiện cá tính,
con người, dụng ý nghệ thuật và ý đồ tư tưởng của người nghệ sĩ. Nhân vật văn học
là hình tượng mang tính tổng hợp có khả năng tác động vào mọi giác quan của độc
giả, người đọc không chỉ nhìn thấy, nghe thấy mà còn cảm thấy sự hiện diện của
nhân vật trong trái tim mình. Nhân vật văn học có khả năng diễn tả mọi sự thay đổi,
vận động của con người không chỉ ở vẻ bề ngoài mà còn cả những diễn biến tâm lí
sâu bên trong, tạo nên sự lay động mạnh mẽ cho tác phẩm văn học.
1.1.2. Vai trò của nhân vật trong tác phẩm văn học.
Trong tác phẩm văn học không thể thiếu nhân vật, bởi đó là yếu tố cơ bản để
văn học miêu tả thế giới con người một cách hình tượng. Bản chất của văn học là
một quan hệ đối với đời sống, nó chỉ tái hiện đời sống qua những chủ thể (nhân vật)
nhất định, đóng vai trò như những mô hình của thực tại. Nhà văn Tô Hoài cho rằng:
“Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng
tác”. Bởi thế nhân vật là phương tiện cơ bản để nhà văn khái quát hiện thực đời
sống. Nhà văn sáng tạo nhân vật để thể hiện nhận thức của mình về một cá nhân, về
một loại người, hay một vấn đề nào đó của hiện thực. Nhân vật chính là người dẫn
dắt người đọc vào một thế giới riêng của đời sống trong một thời kỳ lịch sử nhất
định. Chính vì vậy, nhân vật văn học mang tính lịch sử, ở mỗi thời kì khác nhau lại

xuất hiện những kiểu nhân vật khác nhau. Trong thời kì cổ đại, khi nhận thức của

7


con người về thế giới còn nhiều hạn chế, ta thấy xuất hiện nhiều nhân vật “thần
thánh”, cụ thể là ở thể loại thần thoại. Có nhiều hiện tượng tự nhiên mà con người
chưa thể lí giải được nên họ đã mượn hình ảnh các vị thần ( Lạc Long Quân và Âu
Cơ đẻ ra trăm trứng sinh ra con người, Nữ Oa đội đá vá trời, Các ông tát bể...) để
giải thích. Từ đó đã tạo ra văn hóa “ thờ thần” ở nhiều quốc gia đặc biệt ở phương
Đông như Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam... Qua đó thể hiện khát vọng muốn lí giải
thế giới xung quanh của con người cổ đại.
Trong văn học Cách mạng, hòa chung với không khí sục sôi của cả nước
trong những ngày tháng đánh giặc giữ nước thì nhân vật trong văn học cũng là
những con người anh dũng, lao động và chiến đấu vì lí tưởng cao cả của dân tộc.
Cái tôi cá nhân nhường chỗ cho cái ta chung vì mọi người, vì cộng đồng. Điển hình
như nhân vật chị Lý, mẹ Tơm,... trong thơ Tố Hữu, Nguyệt và Lãm trong tác phẩm
Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu, chị Sứ trong tác phẩm Hòn đất của
nhà văn Anh Đức, nhân vật Út Tịch trong Người mẹ cầm súng của nhà văn Nguyễn
Thi và nhiều nhân vật lí tưởng khác xuất hiện trong văn học thời kì này.
Sau chiến tranh con người được trở về với cái tôi bản thể, chính vì lẽ đó nhân
vật trong văn học hiện đại lại là những cá nhân riêng biệt với những nét tính cách
khác nhau. Họ không đơn thuần là những anh hùng mà nhân vật văn học thời kì này
có sự đa dạng về sắc thái thẩm mĩ, được khai thác ở khía cạnh như một con người
bình dị trong cuộc sống đời thường. Đó là kiểu nhân vật người lính bước ra từ cuộc
chiến như nhân vật ông Thuấn trong Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp , Kiên
trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh,Thảo và Nam trong Phố của Chu Lai...
Tất cả đã tạo nên sự phong phú và phát triển cho văn học.
Thứ hai nhân vật văn học là hình ảnh điển hình của con người trong xã hội,
chức năng của nhân vật văn học là khái quát tính cách của con người. Tính cách là

sản phẩm của môi trường vì vậy nhân vật văn học là những người dẫn dắt độc giả
bước vào các môi trường khác nhau của đời sống. Đó có thể là môi trường mà độc
giả đã thấy trong cuộc sống của chính mình, cũng có thể là những môi trường mới,
từ đó mang đến cho người đọc nhiều trải nghiệm khác nhau.
Thứ ba tính cách của nhân vật có vai trò quan trọng trên cả phương diện nội
dung và hình thức đối với tác phẩm văn học. Hêghen từng nói: “Tính cách là điểm
trọng tâm của mối quan hệ giữa nội dung và hình thức”. Xét về nội dung, nhân vật
văn học với tính cách của nó là phương tiện để thể hiện tư tưởng của tác phẩm.
Quan niệm nghệ thuật về con người luôn được nhà văn gửi gắm thông qua nhân vật.
8


Văn bản văn học mang tính chủ quan của người viết, vì vậy việc lựa chọn, sắp xếp
các chi tiết, sự kiện trong tác phẩm đều hướng đến mục đích làm nổi bật tính cách
của nhân vật. Thông qua đó, nhà văn bộc lộ tư tưởng, đánh giá của mình về nhân
vật nói riêng và một kiểu, một hiện tượng trong xã hội nói chung. Chẳng hạn qua
những nhân vật phản diện, những nhân vật có tính cách tiêu cực như Tám Hàn (Đất
trắng) của Nguyễn Trọng Oánh, Huấn (Vòng tròn bội bạc) của Chu Lai, nhà văn
thể hiện sự phê phán, đả kích với những con người tha hóa, biến chất trong xã hội.
Ngược lại thông qua những nhân vật với tính cách và phẩm chất đáng tự hào như
nhân vật Linh (Nắng đồng bằng), Tùng, Hai Thanh (Sông xa) của Chu Lai, nhà văn
bày tỏ thái độ ngợi ca và trân trọng những người dám vượt lên trên hoàn cảnh để
vươn tới những điều cao cả. Xét về hình thức, việc nhà văn lựa chọn sử dụng các
phương tiện nghệ thuật từ thể loại, kết cấu, ngôn ngữ cho đến các biện pháp khác tất
cả đều hướng đến mục đích là làm nổi bật lên được hình ảnh nhân vật. Vì thế, nhân
vật được coi là hạt nhân của sự sáng tạo, là trọng điểm để xây dựng các biện pháp
nghệ thuật phù hợp.
Về phía tác giả, nhân vật là yếu tố mang theo cảm hứng nhân văn, là sự thể
hiện quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn. Về phía độc giả, nhân vật
luôn là chìa khóa để giải mã những vấn đề hiện thực mà nhà văn đặt ra trong tác

phẩm. Nó cho thấy vai trò toàn diện của nhân vật, đối với cả mối quan hệ giữa nhà
văn- tác phẩm- độc giả.
Như vậy có thể khẳng định rằng nhân vật có vai trò đặc biệt quan trọng đối
với tác phẩm văn học. Thông qua nhân vật, độc giả không chỉ nắm bắt được nội
dung, nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm mà còn thấy được tư tưởng thẩm mĩ của tác
giả, thấy được sự thay đổi của con người phụ thuộc vào hoàn cảnh và những sáng
tạo mới của người nghệ sĩ.
1.1.3. Nhân vật ngƣời lính thời hậu chiến trong văn học Việt Nam hiện đại
Sau năm 1975, chiến tranh kết thúc, đất nước bước vào thời kì hội nhập và
phát triển. Cùng với đó, văn học Việt Nam cũng bắt kịp với xu thế đổi mới chung
của thời đại và có sự khởi sắc mạnh mẽ. Hoàn cảnh xã hội thay đổi, văn học theo đó
không còn có thể khoác mãi chiếc áo ca ngợi hào hùng, chất sử thi lãng mạn dần
khiến bức tranh văn chương nhàm chán và đơn điệu. Nhà văn và độc giả mong
muốn một nền văn học nhìn vào hiện thực, gắn với đời sống và đa chiều, đa màu
hơn. Bởi thế, hơn lúc nào hết, mỗi nhà văn đều tự đào sâu, khám phá đời sống đa

9


chiều hơn, không chỉ là cuộc sống sinh hoạt hàng ngày mà còn là mọi mặt của tâm
hồn con người.
Nhìn chung văn học từ sau 1975 đã phát triển theo hai chặng. Chặng đầu kéo
dài trong khoảng mười năm từ 1975-1985 và chặng sau là từ năm 1986 trở đi. Ở cả
hai giai đoạn này tiểu thuyết viết về chiến tranh và người lính vẫn chiếm vai trò chủ
yếu, tuy nhiên ở mỗi giai đoạn cách thể hiện nhân vật người lính thời hậu chiến lại
có điểm khác biệt. Nhân vật người lính thời hậu chiến được các nhà văn khai thác
trên nhiều phương diện, khía cạnh tạo nên cái nhìn toàn cảnh về người lính ngày trở
về với những con người, số phận khác nhau.



Chặng 1: Từ 1975-1985.
Đây được coi là giai đoạn chuyển tiếp trong văn học từ chỗ “trượt theo quán

tính cũ” đến chỗ dần xác định cho mình con đường mới. Bên cạnh những tác phẩm
mô tả chân thực và sắc nét hiện thực chiến tranh rộng lớn, khốc liệt, gian nan, để đi
đến chiến thắng như: Vùng trời ( Hữu Mai), Đất Miền Đông ( Nam Hà), Năm 75
họ đã sống như thế ( Nguyễn Trí Huân)... thì những tác phẩm viết về người lính
thời hậu chiến cũng bắt đầu được quan tâm và thể hiện như: Miền cháy, Những
người đi từ trong rừng ra ( Nguyễn Minh Châu), Sao đổi ngôi ( Chu Văn)... Nhìn
chung trong những tác phẩm này, nhân vật người lính vẫn được nhìn nhận bằng
nhãn quan sử thi. Đó là những con người lí tưởng, tuy có gặp phải bi kịch sau ngày
trở về nhưng họ vẫn giữ bản chất tốt đẹp của người lính. Cuộc sống thời hậu chiến
với nhiều phức tạp khiến cho người lính sau khi trở về cảm thấy xa lạ, khó hòa nhập
vào cuộc sống đời thường giống như nhân vật Liễu trong tác phẩm Sao đổi ngôi. Cô
là một thiếu nữ xinh đẹp, tỏa sáng như bông hoa mai rực rỡ giữa những cánh rừng
đầy sương khói và mưa đạn. Không chỉ xinh đẹp, nhân vật Liễu còn là một nữ công
binh anh hùng, gan dạ trong những trận chiến. Trong chiến tranh cô là một người
phụ nữ lí tưởng nhưng khi trở về với cuộc sống hỗn loạn và dối trá sau chiến tranh
cô lại như một người vô hình. Yếu đuối, cô đơn và lạc lõng cô chối bỏ thực tại bằng
cách tìm về những năm tháng quá khứ cùng đồng đội tung hoành nơi cánh rừng
Trường Sơn. Với Liễu, khoảng thời gian đáng sống và ý nghĩa nhất của cuộc đời
chính là những năm tháng được sống và chiến đấu vì lí tưởng cao đẹp. Nhân vật
Hiển trong tiểu thuyết Những người đi từ trong rừng ra, từ người chỉ quen với
việc cầm súng, cầm xẻng dò gỡ mìn giờ được đặt vào môi trường của đời sống
thường nhật với những nhu cầu, những quan hệ phức tạp cả xã hội và riêng tư, anh
đã gặp không ít những bỡ ngỡ, lúng túng, có cả vấp ngã. Nhưng rồi những phẩm

10



chất của người lính được hình thành và rèn luyện trong bao nhiêu năm chiến tranh
đã giúp Hiển đứng vững và tìm thấy vị trí của chính mình trong xã hội. Điều này
cho thấy tính sử thi trong văn học vẫn còn hiện hữu nhưng đã có những cố gắng, bứt
phá, dịch chuyển dần trên cách thể hiện chân thực, sâu sắc và mới mẻ hơn.


Chặng 2: Từ sau 1986 đến nay

Văn học giai đoạn này được gọi tên “văn học đổi mới”, “văn học đương đại”.
Về đề tài trong văn học đã có sự thay đổi rõ rệt. Thay vì cảm hứng sử thi, văn học
đề cập đến cuộc sống thường ngày, về thân phận cá nhân. Nếu như ở giai đoạn
trước các sáng tác văn học chủ yếu tập trung xây dựng hình ảnh người lính trong
cuộc chiến thì đến giai đoạn này nhân vật người lính hậu chiến lại được đặc biệt
quan tâm và phản ánh. Điều đó bắt nguồn từ tâm thức hậu chiến, mà theo Bôrit
Vatxiliep- một nhà văn của Liên Xô cũ cho rằng: “Những cuộc chiến tranh lớn có
bắt đầu nhưng chẳng bao giờ có kết thúc. Nó dai dẳng trên nước mắt những người
vợ góa, người mẹ, nỗi buồn của trẻ mồ côi, tiếng rên rỉ của người lính bi thương.
Những vết thương trên mặt đất biến dần, bãi chiến trường xưa thay bằng luống cày
mới, nhưng rất lâu, rất lâu, trong mẩu bánh mì vẫn lưu lại mùi vị chua của bụi đất
và thương đau”[20]. Cùng với sự nở rộ tài năng của các tác giả văn học là hàng loạt
các tiểu thuyết ra đời: Nỗi buồn chiến tranh ( Bảo Ninh), Bến không chồng (
Dương Hướng), Thời xa vắng ( Lê Lựu), Ăn mày dĩ vãng, Vòng trong bội bạc,
Phố... ( Chu Lai), Chim én bay ( Nguyễn Trí Huân)... Tất cả đều thành công khi
nhìn lại cuộc chiến, nhìn lại quá khứ, khi đặt người lính vào hòa bình cũng như soi
chiếu những góc khuất trong tâm hồn họ. Trong truyện Tướng về hưu của Nguyễn
Huy Thiệp, nhân vật ông Thuấn khi ở chiến trường là một vị tướng giỏi chỉ huy
hàng trăm người làm nên những chiến thắng lẫy lừng cho dân tộc nhưng khi trở về
gia đình sau cuộc chiến vị tướng ấy hiện diện trong cuộc sống như một con người
“thừa”. Mọi hành động của ông đều phải dò qua thái độ của các con, ngay cả những
việc nhỏ nhất cũng không còn phù hợp với suy nghĩ của lớp trẻ bây giờ. Đặc biệt

trong suy nghĩ của Thủy-con dâu ông: “Cha là tướng, về hưu cha vẫn là tướng. Cha
là chỉ huy. Cha mà làm lính thì dễ loạn cờ”. Chính suy nghĩ, thái độ vô tâm của các
con làm ông “sợ hãi”. Tất cả đi ngược lại với lí tưởng cao đẹp mà trong cuộc chiến
ông luôn xây dựng, phấn đấu. Ông Thuấn dường như bị gạt ra khỏi chính gia đình
của mình tạo ra bi kịch của người lính lạc thời.
Trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, là hình ảnh của nhân vật Kiên- một
người lính ám ảnh về quá khứ, để rồi tái nhận thức chiến tranh, dựng lại khuôn mặt

11


chân thực của chiến tranh nghiệt ngã trong đó có cả sự đối trọi giữa bản năng và
nghĩa vụ. Con người hiện lên như một “nạn nhân” của chiến tranh với những chấn
thương tâm lí nặng nề. Qua đó, Bảo Ninh đã cho người đọc thấy một khía cạnh khác
về người lính trở về sau ngày trở về.
Thời xa vắng của Lê Lựu lại mô tả bi kịch hôn nhân của người nông dân mặc áo
lính. Khác với khuynh hướng miêu tả tình yêu lãng mạn đẹp đẽ, tình yêu của Giang
Minh Sài gặp nhiều trớ trêu và bất hạnh. Anh đánh mất tình yêu với Hương vì
không có can đảm đấu tranh cho tình yêu của mình, buộc mình phải lấy Tuyết vì sự
sắp đặt của gia đình mà không có tính yêu, vội vàng đến với Châu mà không biết cô
chỉ chọn anh như vật thế vai. Sài luôn thụ động luôn đưa cuộc đời mình vào tay
người khác sắp đặt mà không có can đảm tự quyết định. Để rồi mọi nỗ lực tìm kiếm
hạnh phúc của anh đều không thành và cuối cùng nhận ra số phận bi thương của
mình.
Nhà văn Nguyễn Trí Huân trong tiểu thuyết Chim én bay lại xây dựng hình ảnh
người lính đau khổ với những ước mơ về hạnh phúc bình dị mà không thể thực hiện
được thông qua nhân vật Quy. Vào chiến trường từ khi mới mười ba tuổi, những
năm tháng chiến đấu, bị bắt, bị tra tấn thậm chí là cưỡng hiếp đã trở thành vết
thương mãi không lành trong tâm hồn và thể xác của chị. Sau khi trở về, cũng như
bao người phụ nữ khác, chị cũng mơ ước được làm vợ, làm mẹ thế nhưng hậu quả

chiến tranh đã tước đi ước vọng đó mãi mãi. Cuộc sống của chị là những chuỗi ngày
dài trong nỗi cô đơn, buồn tủi và cuối cùng chết vì căn bệnh quái ác.
Nhìn chung, đến văn học sau 1986, nhân vật người lính thời hậu chiến hiện
ra với một diện mạo hoàn toàn khác trước. Bên cạnh cảm quan sử thi, chủ nghĩa anh
hùng cách mạng là cảm quan thế sự đời tư. Văn học hậu chiến đã miêu tả người lính
bước ra khỏi cuộc chiến đấu, sống trong thời bình nhưng cuộc sống của họ vẫn
không hề bình yên, họ phải đối mặt với nhiều bất hạnh, bi kịch. Đúng như lời khẳng
định của tác giả Nguyễn Đức Thuận trong bài viết Về hình tượng người lính trong
văn học mấy năm gần đây:“Trước 1975, hình tượng người lính là những người
giàu chất lý tưởng, hầu như không có những mâu thuẫn xung đột nội tâm. Sau chiến
tranh, hình tượng người lính được nhìn nhận lại với nhiều điểm mới, mà rõ nét nhất
là sự “vênh lệch” giữa phẩm chất người lính, người anh hùng thời chiến trước đây
với những ứng xử của họ trong cuộc sống đời thường, trong các mối quan hệ riêng
tư…. Những người lính trước đây được khắc họa là những người “làm chủ hoàn
cảnh”, có khả năng khắc phục mọi trở ngại để đạt được mục tiêu, lý tưởng, thì, nói

12


một cách khái quát, người lính sau chiến tranh chịu sự chi phối nghiệt ngã của
hoàn cảnh, tác động đến số phận và tính cách của con người họ”.[28]
1.2. Tác giả Chu Lai
1.2.1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác văn học
Chu Lai tên khai sinh là Chu Văn Lai, sinh ngày mùng 5 tháng 2 năm 1946
tại xã Hưng Đạo, huyện Phù Tiên, tỉnh Hưng Yên. Ông sinh ra trong một gia đình
giàu truyền thống nghệ thuật, kế thừa niềm đam mê văn chương từ cha - là nhà viết
kịch Học Phi. Chu Lai bén duyên nghệ thuật từ rất sớm. Trong hoàn cảnh đất nước
chiến tranh, mới học hết năm đầu Đại học Quân y ở Cầu Tó, Chu Lai đã tạm gác lại
chuyện đèn sách lên đường nhập ngũ. Vốn là người có năng khiếu nghệ thuật, ông
trở thành một diễn viên kịch, công tác trong đoàn kịch nói Tổng cục Chính trị, rồi

quyết định xin ra trận, trở thành lính đặc công hoạt động ở vùng ven Sài Gòn. Sau
năm 1973, Chu Lai về làm trợ lí tuyên huấn quân khu VII. Đến cuối năm 1974, ông
tham dự trại sáng tác văn học Tổng cục Chính trị. Sau khi giải phóng Miền Nam,
Chu Lai trở về tiếp tục con đường học tập tại Trường Viết văn Nguyễn Du khóa I.
Đây là nơi tài năng của Chu Lai được bồi đắp và ngày càng phát triển. Mang trong
mình tâm thế của một người lính sống trong cả hai thời chiến và bình, Chu Lai đã
có những cảm thức sâu sắc về người lính và xã hội thể hiện rõ nét qua sáng tác ở
các chặng đường văn học của ông.
Chu Lai là nhà văn tài năng, sáng tác trên nhiều thể loại, sự nghiệp văn
chương của Chu Lai có thể chia làm 3 chặng đường chính.

Chặng 1: Từ năm 1975 trở về trước: Nhà văn bắt đầu có những sáng tác đầu
tay từ khi còn rất sớm. Năm 17 tuổi, ông đã cho ra đời vở kịch Hũ muối người Mơ
Nông (1963). Đến năm 1975, truyện ngắn Kỉ niệm vùng ven ra đời. Giai đoạn này
Chu Lai sáng tác rất ít tác phẩm chủ yếu là để đăng trên báo chứ không xuất bản.
Đây được coi là bước tập dượt đầu tiên trong sự nghiệp sáng tác của Chu Lai.

Chặng 2: Từ 1975-1986: Từ giai đoạn này đã đánh dấu bước trưởng thành
của Chu Lai trong sự nghiệp cầm bút, với các tác phẩm tiêu biểu trên nhiều thể loại
như : Người im lặng (1976), tiểu thuyết Nắng đồng bằng (1977), tiểu thuyết Đôi
ngả thời gian (1982), Vùng đất xa (1983), tiểu thuyết Út Teng (1983), tiểu thuyết
Gió không thổi từ biển (1985). Đề tài chiến tranh và người lính đóng vai trò chủ
đạo trong sáng tác của Chu Lai, nhưng nhìn chung tác phẩm của Chu Lai thời kì này
vẫn mang tính sử thi và chất lãng mạn, ảnh hưởng từ văn học chiến tranh trước đó.

13





Chặng 3: Từ sau 1986: Tiếp nối đề tài chiến tranh và người lính nhưng sáng

tác của Chu Lai thời kì này đã mang một hơi thở mới, bắt kịp với xu thế đổi mới
của văn học nói chung. Hầu hết các tác phẩm đi sâu vào số phận người lính trong và
sau chiến tranh, nỗi đau đớn, dằn vặt, vấp ngã, trăn trở của họ khi trở về cuộc sống
đời thường. Giai đoạn này Chu Lai đặc biệt sáng tác thành công trên thể loại tiểu
thuyết gây được tiếng vang lớn: Sông xa (1986), Bãi bờ hoang lạnh (1990), Ăn
mày dĩ vãng (1991), Phố (1992), Ba lần và một lần (2000), Vòng tròn bội bạc
(1996), Cuộc đời dài lắm (2002), Khúc bi tráng cuối cùng (2004), Chỉ còn một lần
(2006), Hùng Karo (2010), Mưa đỏ (2016). Chất lãng mạn và tính sử thi hầu như
không còn, thay vào đó là sự khốc liệt, thực tế trần trụi của số phận người lính mà
nhiều nhà văn muốn né tránh thì Chu Lai không ngần ngại bóc tách và phơi bày nó.
Có thể thấy Chu Lai có một sự nghiệp sáng tác văn học hết sức đồ sộ trên
nhiều thể loại: kịch bản, truyện ngắn, tiểu thuyết... và có những đóng góp hết sức to
lớn làm phong phú kho tàng văn học Việt Nam với nhiều tác phẩm đặc sắc. Ông đã
được nhận Giải thưởng Hội đồng Văn học chiến tranh Cách mạng và lực lượng vũ
trang (Hội Nhà văn) với tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng (1993); giải thưởng Nhà nước
về Văn học nghệ thuật năm 2007… Hiện ông là Trưởng Ban sáng tác Hội Nghệ sĩ
Sân khấu Việt Nam.
1.2.2.Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời trong tiểu thuyết của Chu Lai
Quan niệm nghệ thuật về con người là một phạm trù rất quan trọng, được nói
đến rất nhiều trong văn học. GS.Trần Đình Sử trong cuốn Giáo trình thi pháp học
cho rằng: “Văn học nghệ thuật là một sự ý thức về đời sống, nên nó mang tính chất
quan niệm rất cụ thể” và “ ình tượng nghệ thuật một khi đã hình thành là mang
tính chất quan niệm, ngay cả vô thức cũng là quan niệm về cái vô thức. Nhà văn
không thể miêu tả đối tượng mà không có quan niệm về đối tượng” [23-tr.23]. Quan
niệm nghệ thuật về con người là vấn đề then chốt để nhà văn sáng tạo nên tác phẩm,
là yếu tố cốt lõi xuyên suốt quá trình sáng tác của nhà văn để tạo nên tổng thể một
tác phẩm toàn vẹn, thống nhất. Quan niệm nghệ thuật về con người phản chiếu cách
nhìn nhận của nhà văn với con người người thời đại. Đây được coi là tiêu chuẩn

quan trọng để đánh giá giá trị nhân văn của tác phẩm văn học nói riêng và thành tựu
của người nghệ sĩ nói chung.
Cùng với yêu cầu đổi mới toàn diện đất nước mà Đại hội Đảng khóa VI
(1986) đã đề ra, với sự đổi mới về văn học nghệ thuật, nhà văn Chu Lai cũng có

14


những quan niệm nghệ thuật mới về con người in dấu ấn mạnh mẽ trong các tiểu
thuyết của ông.
Trước hết, Chu Lai nhìn nhận con người với tư cách là những con người cá
nhân và đặc biệt chú ý tới bi kịch của họ. Bi kịch của con người có thể hiểu là sự
mâu thuẫn giữa ước mơ, lí tưởng với hiện thực cuộc sống. Hiện thực cuộc sống
không đủ điều kiện để con người thực hiện khát vọng, mong muốn của mình, vì vậy
nhân vật rơi vào bi kịch. Bi kịch của nhân vật trong tiểu thuyết Chu Lai được miêu
tả ở nhiều khía cạnh khác nhau: số phận bi kịch, hoàn cảnh bi kịch và tính cách bi
kịch. Mỗi nhân vật là một con người cá nhận, riêng biệt với số phận khác nhau
nhưng cuộc đời của họ đều có chung hai chữ “bi kịch”. Đó có thể là bi kịch bị tổn
thương như nhân vật Bảy Thu trong tiểu thuyết Ba lần và một lần. Cô trao trọn cả
trái tim lẫn thân xác cho Năm Thành nhưng cuối cùng chỉ nhận lại sự phản bội, vết
thương lòng khó mà phai mờ bám theo người con gái ấy từ cuộc chiến sang đến thời
bình. Đau khổ hơn khi cô chứng kiến sự phản bội của người mình yêu với Tổ quốc.
Tình yêu, mặc cảm và sự căm hận luôn giằng xé trong tâm can người con gái nhỏ bé
ấy, tạo nên bi kịch cho cuộc đời cô. Nhân vật Linh với bi kịch lạc lõng trong chính
cuộc sống của mình trong tiểu thuyết Vòng tròn bội bạc. Trở về Hà Nội, về với gia
đình sau hơn mười năm chiến đấu xa nhà, Linh ngày càng cảm thấy mình lạc lõng
giữa xã hội và giữa cả những người thân của anh. Đứa cháu mà anh hết lòng thương
yêu coi anh như người thuộc thế giới khác. Người cha mà Linh kính trọng lại cảm
thấy chán ngán và thất vọng về anh. Ngươi mẹ tảo tần luôn yêu thương chồng con
những có lúc cũng ái ngại và xa lánh anh. Phải chăng, mười năm chiến trường đã

hình thành nên một khoảng trống vô hình ngăn cách anh và gia đình. Chính điều đó
đẩy Linh rơi vào bi kịch.
Nếu như Út Loan trong tiểu thuyết Vòng tròn bội bạc rơi vào bi kịch đánh
mất mình vì đồng tiền, danh lợi thì nhân vật Ba Sương trong Ăn mày dĩ vãng lại
đánh mất mình vì hào quang quá khứ, khiến cô phải tự chối bỏ tên thật của mình để
trở thành Tư Lan, một người đàn bà giàu có, sang trọng, tìm mọi cách để chạy trốn
quá khứ, chạy trốn chính mình. Có thể thấy viết về bi kịch của người lính cũng
chính là cách Chu Lai thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá của mình về những con
người trong xã hội, phơi bày hiện thực xã hội đương thời đồng thời bộc lộ tư tưởng
nhân văn của nhà văn trước số phận của những người lính trong và sau chiến tranh.
Từ đó mang đến cho người đọc cái nhìn đa diện hơn về con người đặc biệt là hình
ảnh người lính.

15


Không chỉ quan tâm đến số phận bi kịch của con người, Chu Lai còn nhìn
nhận con người trên góc độ là sản phẩm của lịch sử. Tính cách, phẩm chất của con
người được hình thành phần lớn là do yêu cầu của thời đại. Lịch sử xã hội như thế
nào sẽ sản sinh ra những con người như thế ấy. Nếu con người được đặt để đúng
thời đại của mình họ có thể phát huy toàn bộ sức mạnh của bản thân và ngược lại
khi đặt con người sai môi trường phù hợp thì rơi vào bi kịch là điều khó tránh khỏi.
Nhiều trang viết trong tiểu thuyết của Chu Lai đã đi vào phân tích số phận của con
người khi được đặt trong những thời điểm, hoàn cảnh khác nhau. Đất nước trong
những năm chiến tranh ác liệt đã sinh ra những người anh hùng, không cho phép
mình bị khuất phục trước bất kì thế lực nào. Danh dự lính chiến và nhân phẩm
không cho phép họ phản bội lại lí tưởng cao cả, phản bội lại bạn bè thân yêu. Đúng
như lời của nhân vật Hai Hùng trong tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng nói: “ Chúng tôi,
những con trai con gái từ hậu phương lam lũ và đau thương tình nguyện từ trái tim
chân thật vào đây để thực hiện ý tưởng giải phóng quê hương (...) Chúng tôi đã ngã

xuống, sẽ còn ngã xuống và có thể ngã xuống tới ngày cuối cùng nhưng không hề
oán thán không hề đánh mất đi lòng trung kiên” [17-tr.252]. Những con người thời
kì đó phải chịu không ít những tổn thương do chiến tranh gây ra nhưng họ chưa bao
giờ hối hận thậm chí chấp nhận hi sinh vì dân tộc vì đồng đội. Tuy nhiên, vẫn là
những người anh hùng chiến trận đó nhưng khi bước vào thời bình không ít người
đã rơi vào bi kịch vì thước đo giá trị của xã hội mới đã không còn phù hợp với
người lính.
Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Chu Lai còn thể hiện ở
việc miêu tả con người mang thuộc tính nhân loại. Nhà văn quan tâm đến con người
trên tinh thần nhân bản, vì thế ông luôn phân tích hành vi ứng xử cũng như nắm bắt
số phận con người bằng cái nhìn độ lượng và sự thông cảm sâu sắc. Khác với con
người trong văn học trước 1975 luôn được nhà văn khoác lên mình vầng hào quang
lí tưởng, thay vào đó con người trong quan niệm của Chu Lai trở nên đời thường
hơn, chân thực hơn. Quan niệm này của Chu Lai được thể hiện rõ ràng qua lời nói
của nhân vật Hai Hùng trong tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng: “ Chẳng thằng nào đẻ ra
đã là anh hùng. Mà anh hùng không biết sợ chết, không biết trao đảo, không biết
đôi lúc ngã lòng rồi cắn răng gượng lại thì không phải anh hùng”[17-tr.154]. Với
quan niệm ấy, nhân vật trong tiểu thuyết của ông không thiếu những hành động xuất
phát từ bản năng con người. Những con người ấy cũng có lúc trở nên sợ hãi trước
hiện thực chiến tranh ác liệt như Tuấn trong tác phẩm Ăn mày dĩ vãng “Nửa người
nhô lên khỏi miệng hầm, hai cẳng tay dơ cao, cứng đơ, tạc vào nền trời trống hoác
16


hình thù một tượng đài oán thân” [17-tr.132]. Tuấn sẵn sàng khiến mình bị thương
thậm chí mong mỏi để bị thương chỉ vì muốn được thoát ra ngoài, ra được khỏi
cuộc chiến, được cáng ra Bắc và trở về nhà. Làm gì cũng được, miễn là được trở về,
được sống. Ngay cả Hai Hùng nhiều lúc muốn tìm đến sự “què cụt” cho mình mà
không thành. Những hành động đó của nhân vật tất cả xuất phát từ bản năng khao
khát sự sống của con người. Miêu tả con người bản năng nhưng lại biết vượt lên nó

để hi sinh cho dân tộc, qua đó càng đề cao phẩm chất dũng cảm, kiên cường của
nhân vật người lính trong tác phẩm của Chu Lai. Viết về những vấn đề xoay quanh
bình diện con người mang thuộc tính nhân loại, Chu Lai không chỉ dừng lại ở mối
quan hệ giữa con người và chiến tranh, con người với con người mà còn đi sâu lí
giải tình yêu mang tính nhân loại. Nhiều tiểu thuyết của ông đã xuất hiện những tình
yêu đẹp: Linh- Thúy trong tác phẩm Nắng đồng bằng, Vũ Nguyên- Hà Thương
trong tiểu thuyết Cuộc đời dài lắm, Nam- Thảo trong tiểu thuyết Phố... Không chỉ
là tình yêu trong sáng, mơ mộng mà Chu Lai không ngần ngại đả động đến vấn đề
tình dục như một nhu cầu mang tính bản năng của con người dù ở bất kì ở thời đại
nào. Những người lính, họ cũng là những con người bình thường. Sau mỗi trận đánh
ác liệt, ở những khoảng lặng hiếm hoi được nghỉ ngơi thì những ham muốn rất đời
thường lại bùng lên mãnh liệt. Nhân vật Thu trong tác phẩm Ba lần và một lần
thỉnh thoảng lại mắc căn bệnh kì lạ: “ ang ngồi lau súng đột nhiên lăn đùng ngã
ngửa ra, bọt mép sôi xèo xèo trên miệng, tay chân chòi đạp bấn loạn, cái cạp quần
ni- lông trễ xuống dưới hông để hở ra cả một mảng bụng lẫn mảng ngực trắng lốp”
[11-tr.21], căn bệnh ấy chỉ có bàn tay đàn ông mới có thể chữa khỏi được. Chính sự
khám phá tình yêu, tình dục của con người như một thôi thúc bản năng đã giúp cho
nhân vật trong tác phẩm của Chu Lai được thể hiện chân thực, gần gũi hơn.
Có thể thấy Chu Lai là một nhà văn có nhiều sáng tạo trong việc đổi mới
quan niệm nghệ thuật về con người. Ông quan tâm đến số phận bi kịch của con
người, coi con người là sản phẩm của lịch sử xã hội và nhìn nhận con người với tư
cách là những cá nhân tự nhiên, nhân bản nhất. Điều này đã giúp cho thế giới nhân
vật trong tiểu thuyết của ông phong phú, hấp dẫn. Qua đó thể hiện nhãn quan nhân
sinh tiến bộ, phù hợp với yêu cầu đổi mới văn học, nhìn nhận con người ở nhiều
phương diện, trên tổng hòa các mối quan hệ xã hội của Chu Lai.
1.2.2. Tiểu thuyết Phố của Chu Lai
Tiểu thuyết Phố của Chu Lai sáng tác năm 1992, dựa trên truyện ngắn Phố
nhà binh. Ban đầu nhà văn đặt tên cho cuốn tiểu thuyết là Phố lính, sau đó đổi tên

17



thành Phố. Phố được coi là một trong những tác phẩm đặc sắc nhất của Chu Lai
viết về cuộc sống của những người lính thời hậu chiến. Tác phẩm đã đạt giải thưởng
tiểu thuyết do Nhà xuất bản Hà Nội bầu chọn năm 1993.
Bối cảnh của tiểu thuyết là cuộc sống của những người lính hoặc cựu chiến
binh sống trên phố Lý Nam Đế, con phố tập trung các cơ quan và khu tập thể của
quân đội ở Hà Nội, giai đoạn đầu những năm đầu 1990. Đó là giai đoạn mà hoàn
cảnh kinh tế khó khăn buộc những người bộ đội vốn chỉ quen với việc cầm súng và
chiến đấu giờ lại phải làm quen với việc kiếm tiền để đảm bảo cuộc sống mới.
Xuất hiện trên những trang đầu của cuốn tiểu thuyết là cuộc sống của đôi vợ
chồng quân nhân Nam - Thảo cùng cô con gái Niên Thảo. Cuộc sống tuy nhiều khó
khăn nhưng vẫn tràn đầy tình, sự trân trọng dành cho nhau. Mối tình của Nam và
Thảo được nảy sinh từ hồi còn ở chiến trường. Đi qua bom đạn quân thù ngọn lửa
tình yêu ấy vẫn âm ỉ cháy và thổi bùng lên một cách mạnh mẽ khi họ được gặp lại
nhau một lần nữa ngày hòa bình và nến vợ nên chồng. Đứng giữa sự thay đổi từng
ngày của con người cũng như phố phường, cuối cùng đời sống khó khăn, chật vật
đã bủa vây lấy ngôi nhà nhỏ của Nam và Thảo. Vì tương lai, Thảo phải đi lao động
nước ngoài ba năm, để lại người chồng với tình yêu nồng cháy và đứa con thơ nhớ
hơi mẹ ở lại.
Hết thời hạn lao động, cuối cùng Thảo cũng trở về trong sự mừng rỡ của cả gia
đình. Thảo trở về vẫn là cô gái xinh đẹp ngày nào nhưng tâm hồn lại đổi khác, chính
Nam cũng cảm nhận được sự thay đổi từ trong lời nói và suy nghĩ của vợ. Trong
buổi tân gia nhà mới cũng là ngày Thảo thừa nhận tình cảm với người đàn ông khác
đó là Hùng. Cuối cùng, cảm giác tội lỗi với gia đình cũng khiến cho Thảo quyết
định chia tay Hùng bằng chuyến đi chơi cuối cùng tại Sầm Sơn. Tại đây, cả Thảo và
Hùng đã bị vòng xoáy của bão biến cuốn ra xa bờ. Bất ngờ Lãm xuất hiện và cứu
Hùng thoát chết, nhưng bản thân lại không giữ được tính mạng. Thảo và Lãm ra đi
mãi mãi. Hùng cũng phát điên trong mặc cảm tội lỗi. Tác phẩm khép lại trong nỗi
đau của những người ở lại.

Phố không chỉ là câu chuyện riêng của gia đình Nam – Thảo mà ở đó còn là câu
chuyện của nhiều gia đình, nhân vật khác. Trong đó có câu chuyện về gia đình Lãm.
Lãm xuất thân là một người lính đã từng tham gia chiến tranh biên giới. Sau khi giải
ngũ anh bị chính người bố ruột cuả mình đuổi khỏi nhà vì cưới một cô gái người
miền ngược có nhiều điều tiếng làm vợ. Hai vợ chồng anh phải sống tạm bợ ngay
trên vỉa hè của con phố Lý Nam Đế. Thậm chí, họ còn cho ra đời hai đứa con ngay
18


trên chính hè phố này. Nhờ sự nỗ lực, cố gắng, trải qua những ngày tháng khó khăn
chật vật, Lãm đã vươn lên chiến thắng hoàn cảnh. Phố còn là câu chuyện về Trọng
Bình- biên kịch điện ảnh, cựu phóng viên quay phim chiến trường và là bạn thân
của Nam. Luôn quan tâm đến người khác và nói rất hay về triết lý cuộc sống nhưng
Bình lại có cuộc sống riêng không hạnh phúc. Bình luôn có một ước mong trong
cuộc đời của mình đó là làm một bộ phim về đề tài chiến tranh. Bất chấp sự lạc thời
của đề tài phim ảnh mà anh theo đuổi, Bình đã dành toàn bộ những gì mình có để
làm nên bộ phim ấy nhưng anh thất bại.
Tiểu thuyết Phố giống như một thước phim chính luận quay chầm chậm các
ngóc ngách của các gia đình trong khu phố lính, không bi tráng, hào hùng nhưng lại
thâm trầm và sâu sắc:“ Phố hiện lên không phô trương, màu mè, không bi tráng,
lãng mạn, không thô tục, phố lính là nơi tập hợp những ngôi nhà nhà binh, những
giáo tranh của giá trị cũ- cái truyền thống và các giá trị mới trong thời buổi đất
nước mới mở cửa chuyển mình từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường. Cái chất
tình người lính với nhau cũng như nhịp đập nhanh gấp, trầm lắng của mọi người
trong khu phố. Các xung đột luôn được đẩy nhanh, mừng vui, bi kịch... chuyện của
nhân vật chính, phụ. Tất cả các chi tiết đan xen với nhau tạo nên Phố hay một bức
tranh chung của toàn xã hội”[3]. Qua tác phẩm, Chu Lai đã dựng nên một câu
chuyện dữ dội, sâu cay và thấm đẫm tình người, tình đời. Đọc tiểu thuyết này,
chúng ta sẽ cảm nhận được sau chiến tranh có những thứ còn đáng sợ hơn cả bom
đạn, khói lửa, khiến cho người đọc có những chiêm nghiệm xoay quanh các giá trị

đạo đức cơ bản của con người mà ngày nay đôi khi chúng ta vẫn còn tự phân vân,
chưa xác định rõ.

19


×