Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Thực trạng và một số giải pháp phát triển cây quýt vàng Bắc Sơn, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 101 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
––––––––––––––––––––

HOÀNG VĂN THỦY

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
CÂY QUÝT VÀNG BẮC SƠN, HUYỆN BẮC SƠN
TỈNH LẠNG SƠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
––––––––––––––––––––

HOÀNG VĂN THỦY

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
CÂY QUÝT VÀNG BẮC SƠN, HUYỆN BẮC SƠN
TỈNH LẠNG SƠN
Ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 8.62.01.15

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ QUANG DỰC


THÁI NGUYÊN - 2019


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, với sự hướng dẫn
tận tình, trách nhiệm của TS. Lê Quang Dực. Các số liệu để triển khai luận
văn này là hoàn toàn trung thực, là kết quả lao động tích cực, nghiêm túc và
sự nỗ lực, quyết tâm của bản thân. Các số liệu được sử dụng trong luận văn
chưa từng được diễn giả nào công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Thái Nguyên, tháng 3 năm 2019
Tác giả luận văn

Hoàng Văn Thủy


ii
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn đến các cán bộ giảng viên trường
Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn đã
nhiệt tình truyền đạt kiến thức trong suốt quá trình học tập tại trường. Đặc biệt
tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến TS. Lê Quang Dực đã hướng dẫn tận tình,
chỉ bảo và cung cấp các kiến thức khoa học cần thiết trong quá trình thực
hiện luận văn của tôi với đề tài “Thực trạng và một số giải pháp phát triển
cây Quýt vàng Bắc Sơn, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn”, chuyên ngành
Kinh tế Nông nghiệp.
Tôi xin cảm ơn đến gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện,
động viên, giúp đỡ tôi trong việc hoàn thành chương trình cao học Kinh tế
Nông nghiệp theo đúng tiến độ.
Do năng lực và thời gian nghiên cứu của bản thân còn hạn chế nên Luận

văn khó tránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết. Tuy nhiên, tôi đã hết sức nỗ
lực, vì vậy tôi mong Hội đồng Khoa học nhà trường quan tâm, góp ý và tạo
điều kiện để tôi hoàn thiện luận văn cuối khóa theo quy định.
Thái Nguyên, tháng 3 năm 2019
Tác giả luận văn

Hoàng Văn Thủy


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ............................................................................. viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .............................................. 3
4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn ............................... 3
Chương 1: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............. 5
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển cây quýt........................................................... 5
1.1.1. Khái niệm về sản xuất, phát triển sản xuất ............................................. 5
1.1.2. Phát triển sản xuất cây quýt .................................................................... 7
1.1.3. Đặc điểm kinh tế - kĩ thuật của cây quýt ................................................ 8
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển cây quýt .................................... 12
1.1.5. Hiệu quả kinh tế trong phát triển sản xuất cây quýt ............................. 15
1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 20

1.2.1. Tình hình phát triển cây quýt trên thế giới............................................ 20
1.2.2. Tình hình phát triển quýt ở Việt Nam ................................................... 21
1.2.3. Cây quýt với nền kinh tế địa phương .................................................... 23
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...26
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................... 26
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................. 26
2.1.2. Đặc điểm kinh tế- xã hội ....................................................................... 28


iv
2.1.3. Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu ................................................. 32
2.2.Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 33
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 33
2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp ............................................... 33
2.3.2. Phương pháp thu thấp thông tin sơ cấp ................................................. 34
2.3.3. Phương pháp phân tích thông tin .......................................................... 37
2.4. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất quýt ...................... 38
2.4.1. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh mức độ sản xuất ........................................ 38
2.4.2. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh ..................... 38
2.4.3. Những chỉ tiêu phản ánh HQKT sản xuất cây quýt vàng ........................ 39
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 40
3.1. Thực trạng phát triển cây quýt vàng tại huyện Bắc Sơn .......................... 40
3.1.1. Hiện trạng sản xuất cây quýt vàng ........................................................ 40
3.1.2. Tình hình sử dụng giống ....................................................................... 41
3.1.3. Tình hình áp dụng kỹ thuật và công nghệ sản xuất .............................. 42
3.1.4. Tình hình tiêu thụ .................................................................................. 42
3.2. Thực trạng sản xuất quýt của các hộ trên địa bàn huyện Bắc Sơn .......... 46
3.2.1. Thông tin về các hộ điều tra .................................................................. 46
3.2.2. Diện tích, năng suất, sản lượng quýt của các hộ điều tra...................... 48
3.2.3.Tình hình chi phí, kết quả và hiệu quả sản xuất của các nhóm hộ

điều tra ............................................................................................................ 50
3.2.4. Các yếu tố ảnh hướng hưởng đến phát triển cây quýt vàng tại huyện
Bắc Sơn ........................................................................................................... 56
3.3. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong phát triển
quýt vàng tại huyện Bắc Sơn........................................................................... 62
3.4. Giải pháp phát triển cây quýt vàng tại huyện Bắc Sơn trong những
năm tới ............................................................................................................. 63
3.4.1. Giải pháp về giống ................................................................................ 63


v
3.4.2. Phân vùng quy hoạch ............................................................................ 64
3.4.3. Giải pháp về vốn ................................................................................... 66
3.4.4. Khoa học công nghệ và công tác khuyến nông..................................... 67
3.4.5. Giải pháp thị trường và xây dựng thương hiệu quýt vàng .................... 68
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 76
1. Kết luận ....................................................................................................... 76
2. Kiến nghị ..................................................................................................... 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 79
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 81


vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BVTV

: Bảo vệ thực vật

HQKT


: Hiệu quả kinh tế

KT - XH

: Kinh tế - xã hội

KHKT

: Khoa học kỹ thuật

SXKD

: Sản xuất kinh doanh

UBND

: Ủy ban nhân dân


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Một số thông tin về các xã trong vùng nghiên cứu ....................... 35
Bảng 2.2. Số hộ được chọn tại ba xã điều tra ................................................ 36
Bảng 3.1. Diện tích, năng suất, sản lượng quýt vàng tại huyện Bắc Sơn
giai đoạn 2015-2017 ...................................................................... 40
Bảng 3.2. Hình thức tiêu thụ sản phẩm quýt của các hộ điều tra năm 2018 ...... 43
Bảng 3.3. Thông tin cơ bản về các hộ điều tra .............................................. 46
Bảng 3.4. Diện tích, năng suất, sản lượng quýt của các hộ điều tra .............. 48

Bảng 3.5. Tình hình đầu tư chi phí sản xuất giai đoạn kiến thiết phân
theo vùng sản xuất tính trung bình cho 1ha .................................. 50
Bảng 3.6. Tình hình đầu tư chi phí sản xuất giai đoạn kinh doanh phân
theo vùng sản xuất tính trung bình cho 1ha .................................. 51
Bảng 3.7. Tổng hợp chi phí cho sản xuất quýt của các nhóm hộ điều tra
tính trung bình cho 1ha.................................................................. 53
Bảng 3.8. Hiệu quả kinh tế của các hộ điều tra theo vùng sản xuất tính
bình quân cho 1ha ......................................................................... 54
Bảng 3.9. Ý kiến người dân về tiếp cận chính sách ...................................... 59
Bảng 3.10. Định hướng phát triển sản xuất quýt ở hộ điều tra ....................... 60


viii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Đánh giá thực trạng và hiệu quả sản xuất cây quýt vàng trên địa bàn
huyện Bắc Sơn - Tỉnh Lạng Sơn.
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế nhằm phát triển cây quýt
vàng Bắc Sơn trên địa bàn huyện Bắc Sơn - Tỉnh Lạng Sơn.
2. Nội dung nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội có liên quan đến sản xuất quýt.
- Hoạt động sản xuất quýt vàng của huyện Bắc Sơn
- Hoạt động sản xuất quýt vàng của hộ điều tra.
- Những thuận lợi, khó khăn trong sản xuất quýt vàng của hộ.
- Giải pháp phát triển sản xuất cây quýt vàng tại huyện Bắc Sơn, giai
đoạn 2020-2025
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Đây là những nguồn thông tin rất quan trọng để tổng hợp, phân tích và
đưa ra những nhận xét, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phù hợp với

mục tiêu của luận văn.
2.3.2. Phương pháp thu thấp thông tin sơ cấp
Những tài liệu mới về phát triển sản xuất cây quýt vàng, tổ chức sản
xuất, bố trí cây trồng được tổ chức điều tra, phỏng vấn để có thể nhìn nhận về
tình hình sản xuất cây quýt vàng ở huyện Bắc Sơn một cách tổng quát, tổ
chức nghiên cứu thực tiễn tại các vùng có diện tích trồng cây quýt lớn của
huyện là 3 xã Tân Hương, Chiến Thắng và Vũ Sơn thông qua UBND, Hội
Nông dân, Chi hội làm vườn để tìm hiểu tình hình tổ chức trồng, chăm sóc và
tiêu thụ sản phẩm quả.
2.3.2. Phương pháp phân tích thông tin
Các số liệu thu thập được mã hóa và xử lý trên máy vi tính bằng phần
mềm EXCEL và sử dụng các phương pháp sau để phân tích:


ix
- Phương pháp thống kê mô tả
- Phương pháp phân tổ thống kê
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp chuyên gia
3. Kết quả nghiên cứu
- Diện tích quýt vàng giảm 30,60 ha từ 2015 là 557,38 ha xuống còn
526,78 ha năm 2017 điều đó cho thấy tốc độ phát triển bình quân giảm 2,02%.
- Giống quýt vàng chủ yếu Bắc Sơn là quýt vàng với diện tích 526,78
ha chiếm hơn 90% tổng diện tích quýt toàn vùng.
- Sản phẩm quýt vàng Bắc Sơn được tiêu thụ dưới hai hình thức là tiêu
thụ gián tiếp (thông qua người thu gom, người bán buôn, người bán lẻ ở các
chợ) và tiêu thụ trực tiếp (bán sản phẩm tới tay người tiêu dùng cuối cùng).
- Qua điều tra các hộ sản xuất quýt vàng ta thấy sản xuất quýt vàng của
hộ có mức sản lượng khác nhau ở các điểm điều tra khác nhau đạt được cao
hay thấp phụ thuộc vào các yếu tố:

- Mức độ đầu tư (vật chất và công lao động)
- Phụ thuộc vào giá quýt vàng tiêu thụ.
- Giá trị gia tăng đạt được thấp hay cao phụ thuộc vào chi phí trung gian.
- Giá trị sản xuất đạt được phụ thuộc vào sản lượng tiêu thụ quýt
vàng và giá bán.
4. Kết luận
4.1. Huyện Bắc Sơn - tỉnh Lạng Sơn là huyện có điều kiện tự nhiên, đất
đai, vị trí địa lý, trình độ canh tác,... phù hợp với việc phát triển cây có múi,
đặc biệt trong đó là cây quýt. Phát triển quýt là một nhu cầu khách quan vừa
phù hợp với định hướng phát triển nông nghiệp của huyện nhằm chuyển đổi
cơ cấu cây trồng và phát huy lợi thế so sánh của huyện về đất đai, địa lý....
4.2. Đề tài góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn vấn đề sản
xuất cây quýt vàng ở huyện Bắc Sơn - tỉnh Lạng Sơn.


x
4.3. Nghiên cứu đã làm rõ được thức trạng sản xuất, tiêu thụ quýt trên
địa bàn chỉ ra những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển cây quýt vàng
Bắc Sơn
4.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển cây quýt vàng Bắc Sơn:
- Điều kiện tự nhiên
- Nhóm yếu tố kinh tế - xã hội
- Tác động của chính sách
- Trình độ, năng lực của các chủ hộ trong sản xuất kinh doanh
- Quy mô sản xuất


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Quýt vàng Bắc Sơn là cây ăn quả đặc sản của xứ Lạng, được trồng tại
các lân lũng thuộc vòng cung đá vôi Bắc Sơn. Quýt vàng Bắc Sơn ngoài các
đặc tính quả khá to, tròn dẹt, chín có màu vàng tươi, sáng bóng, hình thức hấp
dẫn, mẫu mã quả đẹp, tép vàng, ăn giòn, vị ngọt đậm hơi chua và đặc biệt hơn
khi bóc quả quýt có mùi thơm đặc trưng. Chính vì thế quýt vàng Bắc Sơn
được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh ưa thích.
Theo số liệu của Chi cục Thống kê huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn cho
thấy quýt vàng Bắc Sơn trong những năm gần đây diện tích giảm rất lớn, cụ
thể năm 2010 diện tích có 842,8 ha, trong đó diện tích cho thu hoạch 445,92
ha, đến năm 2017 diện tích hiện có 526,78 ha (giảm 316,02 ha) diện tích cho
thu hoạch 355,14 ha (giảm 90,78 ha) và năng suất trung bình đạt 4,9 tấn/ha.
Những năm gần đây quýt vàng Bắc Sơn bị suy giảm năng suất, sản
lượng và chất lượng nghiêm trọng. Nhiều vườn quýt trước đây cho năng suất
từ 50-70 kg/cây thì nay đạt năng suất rất thấp, thậm chí mất trắng. Một số
nguyên nhân chính ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, chất lượng quýt vàng
Bắc Sơn đó là do: diễn biến của thời tiết khí hậu, các biện pháp kỹ thuật chăm
sóc chưa được người dân quan tâm chú trọng hoặc triển khai thiếu đồng bộ,
không kịp thời, như: kỹ thuật cắt tỉa cành, tỉa quả, sử dụng loại phân bón qua
gốc, dinh dưỡng qua lá, sử dụng chất điều tiết sinh trưởng tăng tỷ lệ đậu hoa,
đậu quả, các biện pháp kỹ thuật giữ ẩm trên đất dốc, kỹ thuật phòng trừ sâu
bệnh hại,... làm cho nhiều vườn quýt giảm tuổi thọ, cây còi cọc già cỗi, nhanh
thoái hóa, năng suất thấp, không ít vườn cây phải hủy bỏ khi còn ở giai đoạn
kiến thiết cơ bản, diện tích trồng ngày càng bị thu hẹp. Khó khăn trọng việc
vận chuyển, bảo quản sau thu hoạch, giá thu mua quýt không ổn định…
Để cây quýt vàng Bắc Sơn thực sự trở thành loại cây ăn quả hàng hóa
mang lại giá trị kinh tế cao cho người trồng quýt, giúp ổn định nâng cao đời


2
sống đồng bào các dân tộc trên địa bàn, việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật

đồng bộ để tăng năng suất nâng cao chất lượng quýt vàng tại Bắc Sơn trong
thời gian tới là rất cần thiết. Do vậy, muốn phát triển vùng quýt vàng Bắc Sơn
trở thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung có hiệu quả và bền vững, cần khắc
phục những nguyên nhân nêu trên bằng việc thực hiện các biện pháp kỹ thuật
đồng bộ thúc đẩy sinh trưởng cây trồng, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm,
tăng hiệu quả kinh tế vườn quýt. Ngoài ra nâng cao sự hiểu biết của người dân
trong khu vực về kỹ thuật trồng, chăm sóc, VSATTP, thâm canh quýt thông
qua các chương trình tập huấn, trao đổi, toạ đàm…sẽ góp phần cải thiện niềm
tin của người sản xuất vào KHKT, tăng đầu tư kinh phí, vật tư cho vườn quýt.
Xuất phát từ sự đòi hỏi của thực tiễn và những lý do nêu trên việc thực
hiện đề tài: “Thực trạng và một số giải pháp phát triển cây Quýt vàng Bắc
Sơn, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn” là yêu cầu cấp thiết sẽ góp phần giải
quyết những khó khăn trên, tạo ra một bước đi đúng góp phần thúc đẩy sự
phát triển cây quýt vàng Bắc Sơn bền vững, từng bước nâng cao chất lượng sản
phẩm, tạo ra một vùng sản xuất có quy mô đủ lớn làm tiền đề cho việc mở rộng
diện tích trong thời gian tới và phát triển cây Quýt vàng Bắc Sơn bền vững,
mang lại hiệu quả kinh tế-xã hội cho người trồng quýt vàng tại huyện Bắc Sơn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung: Đánh giá thực trạng phát triển cây quýt vàng Bắc Sơn, đề
xuất một số giải pháp nhằm phát triển cây quýt vàng Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về cây ăn quả có múi nói chung và cây quýt
vàng Bắc Sơn nói riêng.
Đánh giá thực trạng và hiệu quả sản xuất cây quýt vàng trên địa bàn
huyện Bắc Sơn - Tỉnh Lạng Sơn.
Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế nhằm phát triển cây quýt
vàng Bắc Sơn trên địa bàn huyện Bắc Sơn - Tỉnh Lạng Sơn.


3

3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Là những vấn đề lý luận liên quan đến cây quýt vàng Bắc Sơn; một số
hộ dân sản xuất cây quýt vàng Bắc Sơn huyện Bắc Sơn- Tỉnh Lạng Sơn.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian trên địa bàn huyện Bắc Sơn - Tỉnh Lạng Sơn.
Về thời gian: Đề tài nghiên cứu số liệu thứ cấp qua 3 năm từ năm 2015,
2016, 2017 và định hướng phát triển đến 2020.
Phạm vi nội dung nghiên cứu: Phân tích đánh giá hiện trạng và hiệu
quả kinh tế về sản xuất quýt vàng trên địa bàn huyện Bắc Sơn.
4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn
- Những đóng góp mới: Kết quả nghiên cứu đánh giá thực trạng và hiệu
quả sản xuất cây quýt vàng trên địa bàn huyện Bắc Sơn - Tỉnh Lạng Sơn. Xác
định được một số giải pháp là cơ sở để phát triển cây quýt vàng Bắc Sơn trên
địa bàn huyện Bắc Sơn - Tỉnh Lạng Sơn.
Kết quả của đề tài sẽ được ứng dụng cho các nhà vườn, trang trại trồng
quýt trên địa bàn huyện góp phần nâng cao năng suất, chất lượng quả quýt,
tăng hiệu quả và thu nhập vườn cây kinh doanh cho người sản xuất, tạo ra sản
phẩm an toàn, chất lượng, giá trị phục vụ người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.
- Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ bổ sung những tư
liệu khoa học về đặc điểm sinh học liên quan đến cây quýt vàng Bắc Sơn, góp
phần làm phong phú thêm kho tư liệu về cây có múi nói chung ở Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo có ý nghĩa trong công
tác giảng dạy, nghiên cứu, học tập về cây có múi nói chung và cây quýt vàng
Bắc Sơn nói riêng.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học để đề xuất
các biện pháp kỹ thuật nhằm phục vụ công tác hàng hoá trong tương lai, nhằm
nâng cao năng suất, chất lượng đối với quả cây có múi.



4
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm có 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu.
- Chương 2: Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu.
- Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.


5
Chương 1
CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển cây quýt
1.1.1. Khái niệm về sản xuất, phát triển sản xuất
1.1.1.1.Khái niệm sản xuất
Có nhiều định nghĩa khác nhau về phát triển, mỗi định nghĩa phản ánh
một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau.
Theo Ngân hàng Thế giới (1992): phát triển trước hết là sự tăng trưởng
về kinh tế, nó còn bao gồm cả những thuộc tính quan trọng và liên quan khác,
đặc biệt là sự bình đẳng về cơ hội, tự do về chính trị và các quyền tự do của
con người.
Theo MalcomGills (2010), Phát triển bao gồm sự tăng trưởng và thay
đổi cơ bản trong cơ cấu của nền kinh tế, sự tăng lên của sản phẩm quốc dân
do ngành công nghiệp tạo ra, sự đô thị hóa, sự tham gia của các dân tộc của
một quốc gia trong quá trình tạo ra các thay đổi trên.
Theo tác giả Raaman Weitz (1995): “Phát triển là quá trình thay đổi
liên tục làm tăng trưởng mức sống của con người và phân phối công bằng
những thành quả tăng trưởng trong xã hội”.
Tuy nhiên các ý kiến đều cho rằng: Phát triển được hiểu là một phạm
trù triết học dùng để chỉ quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn
giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật. Quá trình

đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt, đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế
cái cũ. Sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần dần về lượng dẫn
đến sự thay đổi về chất, là quá trình diễn ra theo đường xoáy ốc và hết mỗi
chu kỳ sự vật lặp lại dường như sự vật ban đầu nhưng ở cấp độ cao hơn
1.1.2.2.Khái niệm phát triển sản xuất
Từ những khái niệm về phát triển và khái niệm về sản xuất trên, ta có
thể hiểu một cách chung nhất về phát triển sản xuất như sau:


6
Phát triển sản xuất là quá trình nâng cao khả năng tác động của con
người vào các đối tượng sản xuất, thông qua các hoạt động nhằm tăng quy mô
về số lượng, đảm bảo hơn về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phục vụ
đời sống ngày càng cao của con người.
Như vậy có thể thấy phát triển sản xuất được nhìn nhận dưới 2 góc độ:
thứ nhất đây là quá trình tăng quy mô về số lượng sản phẩm hàng hóa, dịch
vụ; Thứ hai là quá trình nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Cả
hai quá trình này đều nhằm mục đích phục vụ cho đời sống của con người.
Phát triển sản xuất là yêu cầu tất yếu trong quá trình tồn tại và phát triển của
mỗi quốc gia trên thế giới.
Phát triển sản xuất càng có vai trò quan trọng hơn nữa khi nhu cầu về
các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ ngày càng được nâng cao, đặc biệt hiện nay
với xu thế tăng mạnh nhu cầu về chất lượng sản phẩm.
* Phát triển sản xuất hàng hóa
Hàng hóa là sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó
của con người và có thể dùng trao đổi với hàng hóa khác. Hàng hóa là một
phạm trù kinh tế phản ánh những mối quan hệ xã hội giữa người sản xuất và
trao đổi hàng hóa. Sản phẩm lao động mang hình thái hàng hóa khi nó trở
thành đối tượng mua bán trên thị trường. Hàng hóa có thể ở dạng hữa hình và
ở dạng phi vật thể

Quá trình sản xuất nhỏ đi lên sản xuất lớn là quá trình chuyển hóa nền
kinh tế mang nặng tính tự cấp tự túc thành nền kinh tế hàng hóa mà đỉnh cao
là kinh tế thị trường.
Kinh tế hàng hóa không phải là một hình thái kinh tế xã hội riêng biệt
trong lịch sử, mà kinh tế hàng hóa là phương thức phát triển kinh tế chung của
loài người, của nhiều phương thức sản xuất là một bước tiến của lịch sử. Ngày
nay nhân loại chưa biết đến phương thức kinh tế nào tiến bộ hơn phương thức
hàng hóa.


7
Phát triển sản xuất hàng hóa toàn diện, chuyên môn hóa là phát triển
một cách hợp lý hay vùng kinh tế toàn diện, đa dạng. Thực hiện chuyên môn
hóa gắn với công nghiệp chế biến, thị trường tiêu thụ sản phẩm phù hợp với
đặc điểm tự nhiên, kinh tế - Xã hội. Phát triển sản xuất hàng hóa có giá trị
kinh tế cao, an toàn về sử dụng và sạch về môi trường sinh thái.
1.1.2. Phát triển sản xuất cây quýt
1.1.2.1. Khái quát về cây quýt
Cây quýt (Citrus reticulata Blanco) là một loài cây ăn quả thuộc chi
Cam (Citrus), Họ Cam (Rutaceae), có nguồn gốc ở vùng Nam Á, Đông Nam
Châu Á, trong đó có Việt Nam. Ở nước ta, Quýt có mặt hầu khắp từ bắc chí
nam với nhiều giống và chủng loại khác nhau.
Ở Việt Nam có một số giống quýt trồng cổ điển như “quýt giấy” quả to,
vỏ mỏng, múi mọng nước, ngọt và thơm vốn được trồng ở Bắc Giang, Cao
Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên… “Quýt đường” quả nhỏ, vỏ dày, rất ngọt có
nhiều ở các tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái … Loại quýt hôi, quả nhỏ
nhất, vỏ dày và chua được trồng ở vùng núi có độ cao 800-1600m, ở các tỉnh
Lạng Sơn, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu.
Nhìn chung, quýt là cây thích nghi với điều kiện khí hậu ôn hòa của
vùng ôn đới ấm (Địa Trung Hải, Trung Quốc), á nhiệt đới (Trung Quốc và

vùng núi ở Bắc Việt Nam) và nhiệt đới (các nước vùng Đông Nam Á). Cây ưa
sáng và có thể chịu được hạn, trồng ở vùng ôn đới ấm và á nhiệt đới có hiện
tượng rụng lá vào mùa đông. Ra hoa cùng lúc với lá non vào mùa xuân, thụ
phấn nhờ côn trùng, tái sinh tự nhiên từ hạt và mọc cây chồi khỏe sau khi bị
chặt. Tuy nhiên để giữ nguyên phẩm chất của quả, người ta thường nhân
giống vô tính bằng cách chiết hay ghép cành.
1.1.2.2. Ý nghĩa của phát triển cây quýt
Quýt là cây trồng có giá trị kinh tế
Xuất phát từ giá trị dinh dưỡng cao của các sản phẩm quả, từ đặc điểm
kinh tế kỹ thuật của cây ăn quả nói chung là yêu cầu đầu tư không lớn lắm và


8
cho khai thác nhiều lần trong thời gian tương đối dài v.v; nhất là trong điều
kiện sản xuất quả ở nước ta chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường cả về số
lượng, chất lượng và giá cả, thì trồng cây ăn quả, trong đó có cây quýt đã và
đang mang lại thu nhập cao hơn so với trồng nhiều loại cây khác. Quýt vàng
Bắc Sơn ở độ tuổi từ 7 đến 10 năm cho năng suất trung bình từ 40 đến
80kg/cây và giá trị đạt 500.000 - 1.000.000 đồng/cây; hiệu quả cao gấp nhiều
lần so với trồng một số loại hoa màu khác. Chính vì vậy cây ăn quả nói chung
và cây quýt nói riêng được xem là cây trồng có giá trị kinh tế, cây xóa đói
giảm nghèo của rất nhiều hộ nông dân ở các vùng khác nhau trên cả nước.
Quýt là nguồn thực phẩm dinh dưỡng tốt cho sức khỏe
Quýt vừa ngon, đẹp vừa có nhiều dinh dưỡng. Trong một quả quýt,
nước quả chiếm 28-56%, vỏ chiếm 22-22,5%, hạt 1,3-2,5%. Trong nước quýt
có 11,6% đường, 2% axit citric, axit hữu cơ, các vitamin A, B, C, chất
khoáng. Trong vỏ Quýt tươi có 3,8% tinh dầu, 61,25% nước, các vitamin A,
B… Ngoài ra quýt còn là vị thuốc chữa bệnh với nhiều công dụng Vỏ Quýt
phơi khô là vị thuốc Trần bì nổi tiếng được đông y đánh giá cao.
Phát triển cây quýt góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đa

dạng hóa và sản xuất hàng hóa
Phát triển sản xuất cây ăn quả nói chung, cây quýt nói riêng góp phần
làm cho ngành công nghiệp chế biến phát triển, tạo thêm công ăn việc làm
cho một phần lao động nông nghiệp dôi dư ở khu vực nông thôn, đồng thời
cung cấp nguồn quả chất lượng. Phát triển sản xuất quýt còn góp phần tạo
cảnh quan, môi trường sinh thái thúc đẩy ngành du lịch dịch vụ nông nghiệp
phát triển như tham quan mô hình, du lịch miệt vườn, nghỉ dưỡng…góp phần
tạo thêm công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn,
chuyển dịch cơ cấu lao động và là một hướng giảm nghèo bền vững.
1.1.3. Đặc điểm kinh tế - kĩ thuật của cây quýt
Cây quýt thuộc nhóm cây ăn quả có múi, là loại cây phổ biến và được
trồng ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở nước ta. Quýt có vỏ và múi dễ


9
bóc hơn so với cam, trục quả quýt nhiều giống trống rỗng ở giữa, phôi hạt
màu vàng xanh, eo lá quýt nhỏ hoặc không có. Quýt là cây ăn quả có giá trị
dinh dưỡng cao và có tác dụng tốt đối với sức khỏe. Tuy vậy việc phát triển
trồng cây quýt nói riêng và cây ăn quả nói chung gặp rất nhiều trở ngại. Do
cây ăn quả có múi là loại cây trồng ưa thâm canh hơn các loại cây trồng khác,
do vậy nếu đầu tư thường, hoặc chỉ dựa vào độ phì tự nhiên của đất thì hiệu
quả kinh tế thấp và chu kỳ kinh tế sẽ ngắn. Tiếp nữa, đối tượng hại sâu bệnh ở
cây có múi nhiều, có những bệnh siêu vi khuẩn và vi rút dễ trở thành dịch gây
hại hàng loạt.
Yêu cầu ngoại cảnh
- Nhiệt độ: Quýt có thể sống và phát triển ở 13°C - 39ºC, thích hợp nhất
từ 23-29ºC, ngừng sinh trưởng dưới 13ºC và chết ở -5ºC.
- Ánh sáng: Quýt không thích ánh sàng trực tiếp và cường độ ánh sáng
thích hợp là 10000-15000 lux (tương đương ánh sáng lúc 8 giờ sáng hoặc 4-5
giờ chiều ở Việt Nam)

Yêu cầu về đất đai
Quýt có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như đất thịt nặng ở
đồng bằng, đất phù sa châu thổ, đất đồi núi, đất phù sa cổ, đất thịt nhẹ đất pha
cát... thì hiệu quả kinh tế sẽ tốt hơn. Đất trồng quýt phải có tầng canh tác dày
0,5-1m. Đất thịt pha, thông thoáng, thoát nước tốt, màu mỡ, độ pH từ 5-7 là
thích hợp cho quýt.
Về giống
Trên thế giới cũng có nhiều loại Quýt, sau đây là một số loại chính:
Quýt Satsuma: Chịu rét tốt, trồng nhiều ở Nam Nhật Bản, Trung Quốc
và một số nước khác. Giống quýt này không hạt, ngon, chín sớm và có rất
nhiều loại phụ.
Quýt Ponkan: Gồm nhiều loại quýt trồng ở các nước Đông Nam Á
nhưng mỗi nước có một tên gọi khác nhau.


10
Quýt Dancy: Vỏ đỏ tươi, rất đẹp, là loại quýt Tiều vì nguồn gốc ở tỉnh
Phúc Kiến (Trung Quốc). Quýt Tiều không được ngọt lắm nhưng vỏ đỏ như
son, rất được ưa chuộng để cúng giỗ Tết, trang trí.
Quýt Tangrin: có vỏ vàng cam, trồng nhiều ở Maroc Bắc Phi.
Quýt Kinh (Cam sành): quả to, vỏ dầy, hơi khó bóc. Thịt quả khi chín
màu đỏ vàng rất đẹp, nước quả làm nước giải khát có màu rất đẹp. Quýt Kinh
được trồng nhiều ở Việt Nam, Campuchia, Thái Lan. Ở nước ta, Quýt Kinh là
giống Cam sành phổ biến rộng rãi cả nước. Ở nước ta có một số giống quýt
điển hình như: Quýt vàng Bắc Sơn (Lạng Sơn); Quýt đường Canh; Quýt Tích
Giang; Quýt Đỏ; Quýt vàng (Hà Giang); Quýt chum (Hà Giang); Quýt
Đường; Quýt Hồng Lai Vung.
Kỹ thuật nhân giống: Có 2 phương pháp thường áp dụng:
- Chiết cành: Chọn cây Mẹ có năng suất cao, ổn định, không có triệu
chứng bệnh greening hoặc phytophthorasp (quan sát bằng mắt). Chọn cành

bánh tẻ (không già không non), sinh trưởng tốt, vị trí ở ngoài trảng.
- Ghép mắt: Gieo gốc ghép (hạt) khoảng 10-12 tháng có đường kính 1
cm là tiến hành ghép được. Gốc ghép phải mọc thẳng, không dị dạng và sâu
bệnh (hạt giống làm gốc ghép có thể là cam mật, cam 3 lá, volkameriana,
citrange carrizo, quýt cleopatra…)
- Vi ghép: là một kỹ thuật đòi hỏi sự chính xác, trong đó mắt ghép và gốc
ghép đều được nhân lên trong ống nghiệm và thực hiện trong điều kiện vô trùng.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc
- Thời vụ trồng : Có thể trồng quanh năm, đầu hoặc cuối mùa mưa (nếu
trồng trong mùa nắng mà đủ nước tưới cây sẽ phát triển tốt hơn và ít bị sâu
bệnh tấn công).
- Khoảng cách trồng: Cây quýt nên trồng với khoảng cách 4mx4m,
4mx5m.


11
- Đắp mô trồng: Đất làm mô có thể từ đất mặt ruộng, đất bãi bồi ven
sông, mô trồng cao khoảng 20-40cm và đường kính ban đầu là 60-80cm.
Trước khi trồng nên trộn tro trấu, phân chuồng hoai mục vào mô, xử lý đất
bằng Furadan để trừ côn trùng.
- Trồng cây chắn gió và cây che mát: Quýt thích hợp ánh sáng tán xạ,
do đó phải trồng cây che mát, đồng thời phải trồng cây chắn gió để hạn chế sự
thiệt hại do gió bão, cũng như sự lây lan của côn trùng, mầm bệnh.
- Tụ gốc giữ ẩm: Đa số rễ hấp thu dinh dưỡng của quýt mọc cạn, nhiệt
độ của đất vào mùa nắng cao, ảnh hưởng đến bộ rễ, do đó cần phải tụ gốc giữ
ẩm bằng rơm rạ (cách gốc 20cm).
- Phân bón: Khi cây quýt còn nhỏ (năm I, II) có thể dùng Urê pha nước
để tưới (40g Urê/8 lít nước) gốc và cây phát triển mạnh, khoảng 3 tháng tưới
một lần. Ở thời kỳ kinh doanh (cây trên 5 năm tuổi) phân bón cho quýt trên
những vườn thâm canh cao: từ 400-900g N, 200-460g P2O5, 100-200g

K2O/cây/năm theo tỷ lệ N:P2O5:K2O = 3:1:0,2.
Dạng phân sử dụng: Nên sử dụng ở dạng phân Urê, phân Super Lân
nên bón sau thu hoạch, các dạng phân có chứa lân khác (DAP, NPK) nên bón
vào giai đoạn nuôi quả. Phân chuồng: 5-20 kg/gốc/năm. Liều lượng phân bón
tùy theo loại đất, giống, giai đoạn sinh trưởng mà lượng phân cung cấp cho
cây thích hợp.
Cách bón: Dựa theo hình chiếu của tán cây mà cuốc rảnh xung quanh
gốc sâu 10-20cm, rộng 20-30cm, cho phân vào, lấp đất lại và tưới nước. Khi
cây giao tán nên dùng cuốc xúp nhẹ lớp đất xung quanh cây theo hình chiếu
của tán, và phải cách gốc 50 cm. Hoặc có thể rải phân thẳng lên mặt liếp, tốt
nhất là tưới ẩm liếp trước, sau đó mới bón phân.
Xử lý phòng ngừa sâu bệnh
Hàng năm nên quét vôi, xử lý thuốc trừ nấm bệnh cho gốc quýt. Tránh
tưới nước, bón phân hoặc vét sình thẳng vào gốc. Cần phun thuốc phòng ngừa


12
sâu bệnh các đợt đọt non và giai đoạn mang trái. Để hạn chế mầm bệnh trong
đất gây hại bộ rễ quýt (nhất là trong mùa mưa) nên dùng Zineb rải gốc, trung
bình 40 kg/ha và chia làm 2 lần vào tháng 5 ÂL và tháng 9 ÂL. Phát hiện sớm
những cây có triệu chứng bệnh greening để kịp thời loại bỏ.
Các loại sâu bệnh thường gặp ở cây quýt: Sâu vẽ bùa (Phyllocnistis
citrella Stainton), Rầy mềm (Toxoptera sp), Rầy chổng cánh (diaphorina citri
Kuwayama); Nhện đỏ . Bệnh vàng lá greening, bệnh thối gốc chảy nhựa
Về khâu thu hoạch và bảo quản
Quýt từ khi ra hoa đến thu hoạch khoảng 8-10 tháng, tùy theo giống,
phương pháp nhân giống, tuổi cây, tình trạng sinh trưởng…thời gian thu
hoạch phải có nắng khô ráo, không nên thu trái sau mưa hoặc có mù sương
nhiều vì trái dễ bị ẩm thối. Khi vỏ quả quýt chuyển dần sang vàng da cam hay
đỏ da cam thì có thể thu hoạch được. Thu hoạch đúng cách, đúng lúc để cho

năng suất cao và chất lượng tốt. Dùng kéo cắt sát cuống quả, lau sạch vỏ quả
nhờ vận chuyển đến nơi bảo quản và tiêu thụ. Trái thu xong cần dể nơi thoáng
mát, không nên tồn trữ quá 07 ngày sẽ giảm giá trị thương phẩm.
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển cây quýt
a) Nhóm nhân tố tự nhiên
Đó là điều kiện khí hậu thời tiết, vị trí địa hình đất đai, môi trường sinh
thái. Những nhân tố này ảnh hưởng đến thời kỳ vật hậu (sinh trưởng, ra hoa,
đậu quả), năng suất và chất lượng sản phẩm cây quýt đồng thời nó còn là
những nhân tố cơ bản để dẫn đến quyết định đưa ra định hướng đầu tư thâm
canh hay lịch trình chăm sóc thu hoạch cam. Các yếu tố trên ảnh hưởng rất
lớn đến kết quả và hiệu quả của cây quýt.
b) Nhóm biện pháp kỹ thuật canh tác
Biện pháp kỹ thuật canh tác là sự tác động của con người vào cây trồng
(như chọn giống quýt đưa vào trồng, kỹ thuật chăm sóc: tỉa cành, tạo tán,
phòng trừ sâu bệnh, phương thức trồng) tạo nên sự hài hòa giữa các yếu tố
của quá trình sản xuất để mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cụ thể:


13
- Giống: Từ trước đến nay, giống quýt chủ yếu được sản xuất bằng
phương pháp gieo hạt và chiết cành hầu hết được các hộ gia đình tự sản xuất
nên chất lượng cây giống không được kiểm soát, đảm bảo chất lượng. Do tâm
lý sợ ảnh hưởng và tiếc những cây mẹ tốt nên hầu hết giống đều được chiết từ
những cây kém phát triển, những cành thải loại không đủ tiêu chuẩn, đã làm
giảm khả năng phát triển, sinh trưởng của cây khi trồng mới, sâu bệnh lan
rộng, chất lượng giảm sút.
- Kỹ thuật chăm sóc: Là khâu tác động ảnh hưởng không những năm đó
mà còn ảnh hưởng đến nhiều năm về sau. Quan sát thực tế trên vườn trong
nhiều năm cho thấy gia đình nào thực hiện công tác tỉa cành, tạo tán đúng kỹ
thuật, đúng thời điểm thì số cành cho quả tăng đều nhau giữa các cành, tán có

diện tích bề mặt rộng không có phần bị che lấp…
- Phòng trừ sâu bệnh: Quýt là loại cây trồng dễ mắc nhiều loại bệnh, do
vậy phòng trừ sâu bệnh đúng và kịp thời cây sẽ sinh trưởng và phát triển tốt,
là cơ sở cho cây ra hoa và nuôi quả trong suốt thời gian mang quả. Nếu không
làm tốt khâu này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc ra hoa, đậu quả và tới năng
suất, sản lượng của cây.
- Phương thức trồng: Trên cơ sở đặc tính sinh vật học và quy luật phát
triển của cây quýt để lựa chọn các tác động kỹ thuật, lựa chọn một cách hợp
lý giữa các biện pháp nhằm đạt mục tiêu kinh tế song việc áp dụng các tiến bộ
kỹ thuật trong canh tác phụ thuộc rất lớn vào mức độ đầu tư.
c) Nhóm nhân tố kinh tế - tổ chức
Các nhân tố của nhóm này gồm nhiều vấn đề có thể chia ra như:
- Trình độ năng lực của chủ thể sản xuất kinh doanh: Nó có tác dụng
quyết định trực tiếp việc tổ chức và hiệu quả kinh tế. Năng lực của các chủ
thể sản xuất kinh doanh được thể hiện qua:
+ Trình độ khoa học kỹ thuật và tổ chức quản lý của các chủ thể.
+ Khả năng ứng xử trước các điều kiện thị trường, môi trường sản xuất
kinh doanh.


×