Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

XÂY DỰNG bài tập SÁNG tạo CHƯƠNG “DÒNG điện KHÔNG đổi”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.96 KB, 6 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA KHTN & CN
BỘ MÔN VẬT LÍ


NGUYỄN THỊ THÙY DƯƠNG

XÂY DỰNG BÀI TẬP SÁNG TẠO CHƯƠNG
“DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI”
VẬT LÍ 11 NC

ĐỀ CƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đắk Lắk, năm 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA KHTN & CN
BỘ MÔN VẬT LÍ


XÂY DỰNG BÀI TẬP SÁNG TẠO CHƯƠNG
“DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI”
VẬT LÍ 11 NC

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Phùng Thị Tố Loan
Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Thị Thùy Dương

Chuyên ngành



: Sư phạm Vật lý

Niên khóa

: 2009 - 2013

Đắk Lắk, năm 2012


[ĐỀ CƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP]

Nguyễn Thị Thùy Dương

1.Lý do chọn đề tài
Sự phát triển mạnh mẽ của thế giới cả về kinh tế, văn hóa, công nghệ thông tin, …
và đặc biệt là sự phát triển của ngành giáo dục đòi hỏi nước ta cần có những thay đổi cho
phù hợp với tình hình thế giới hiện nay. Để hội nhập với các nước trong khu vực và thế
giới, Đảng ta cho rằng muốn đưa nền kinh tế đất nước phát triển thì phải ra sức đào tạo
nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Nhưng muốn làm được những điều này thì trước hết phải
đầu tưcho giáo dục. Vì vậy mà Đảng ta đã xác định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”
và đồng thời giao cho ngành nhiệm vụ ngày càng quan trọng. Đối với các ngành khoa học
khác nói chung và ngành Vật lí học nói riêng, Vật lí làngành khoa học có rất nhiều ứng
dụng trong khoa học kĩ thuật cũng như trong đời sống. Do đó việc truyền đạt các kiến
thức Vật lí cho học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường là rất quan trọng.
Tuy nhiên việc dạy học của giáo viên nếu chỉ truyền đạt những kiến thức Vật lý về
mặt lý thuyết thôi thì chưa đủ, học sinh chưa thể hiểu và nắm rõ một cách trọn vẹn nội
dung của bài học mà giáo viên cần hướng đến. Đặc biệt trong những năm gần đây, học
sinh phổ thông nắm kiến thức Vật lí chưa sâu sắc, do học lí thuyết nhiều hơn thực hành
cộng với hình thức thi trắc nghiệm khách quan làm cho học sinh không có điều kiện rèn

luyện tư duy sáng tạo của mình, tất cả học sinh đều cảm thấy khó khăn trong việc giải bài
tập, mà “bài tập là một yếu tố rất quan trọng trong quá trình dạy học. Có thể nói quá
trình học tập là một quá trình giải một hệ thống bài tập đa dạng. Một bài giảng, một giờ
lên lớp có hiệu quả, có nâng cao tính tích cực, sáng tạo của học sinh hay không đều phụ
thuộc rất lớn vào bài tập”.Nhiều tài liệu lý luận dạy học Vật lí coi bài tập là một trong
những phương tiện thực hành hoặc một trong những phương tiện dạy học Vật lítích cực,
giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong việc hoàn thành nhiệm vụ dạy học Vật lí ở trường phổ
thông. Thông qua việc giải các bài tập Vật lý dưới hình thức này hay hình thức khác nhằm
tạo điều kiện cho học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình huống cụ thể
thì kiến thức đó mới trở nên sâu sắc và hoàn thiện. Chính vì vậy, việc sử dụng các bài tập
Vật lí (BTVL) trong quá trình dạy học là điều cần thiết.
Vấn đề nghiên cứu BTVL để giảng dạy ở các trường phổ thông không phải là mới,
đã có rất nhiều người nghiên cứu theo các hướng khác nhau, nhưng việc giảng dạy BTVL
ở trường phổ thông chưa thực sự hiệu quả, giáo viên chủ yếu sử dụng bài tập từ sách giáo
khoa và sách tham khảo có sẵn trên thị trường mà các bài tập này thường ít tính sáng tạo
và xa rời với thực tế. Nếu học sinh không hiểu sâu sắc Vật lí và nhất là không quen với
việc giải BTVL một cách thông minh sáng tạo thì học sinh khó lòng giải quyết tốt những
bài toán thực của cuộc sống. Để khắc phục những hạn chế trên, với tiêu chí giúp giáo viên
4/4


[ĐỀ CƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP]

Nguyễn Thị Thùy Dương

có thể tự mình biên soạn hệ thống bài tập một cách sáng tạo, đưa ra những bài toán mới
có thể nảy sinh và gần gũi với thực tế, đồng thời học sinh có được phương pháp giải quyết
các vấn đề xảy ra khi giải các bài tập, có cách nhìn tổng quát hơn, chương trình hóa
những bước giải bài toán thật tối ưu, tiết kiệm thời gian, chủ động xử lí các tình huống
xảy ra thì một trong những phương pháp có thể đáp ứng những tiêu chí trên đó là phương

pháp luận sáng tạo TRIZ. Đối với Vật lý, việc khai thác và xây dựng các BTVL sáng tạo
có hiệu quả rất lớn trong việc bồi dưỡng năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh, giúp học
sinh nắm vững kiến thức, đồng thời nâng cao năng lực giải quyết vấn đề, từ đó củng cố,
khắc sâu, hoàn thiện tri thức và rèn luyện kĩ năng vận dụng của học sinh vào thực tiễn.
Trong chương trình Vật lí phổ thông nói chung và Vật lí 11 nâng cao nói riêng,
chương dòng điện không đổi là một trong những nội dung kiến thức trọng tâm liên quan
nhiều đến cuộc sống, cần được người học tập trung và chú ý trong quá trình học tập. Điều
đó đòi hỏi mỗi giáo viên cần xây dựng hệ thống các phương pháp giải bài tập về dòng
điện không đổi. Do chương dòng điện không đổi có rất nhiều dạng và kiến thức của
chương này rất khó nên đây là cơ sở để tạo tiền đề cho việc xây dựng BTST nhằm xây
dựng các bài tập gần gũi với thực tế giúp học sinh nắm được kiến thức, biết vận dụng một
cách linh hoạt các khái niệm, định luật để giải; bồi dưỡng các phẩm chất tư duy sáng tạo,
tính linh hoạt, mềm dẻo từ đó tạo sự hứng thú, tự học ở học sinh.
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn nói trên, tôi chọn đề tài “Xây dựng bài tập
sáng tạo chương“Dòng điện không đổi” Vật lí 11 Nâng Cao”.
2. Mục đích nghiên cứu
Vận dụng TRIZ xây dựng BTST chương “Dòng điện không đổi” và đề xuất
phương án sử dụng vào dạy học Vật lí góp phần bồi dưỡng tư duy cho học sinh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Nội dung kiến thức chương “Dòng điện không đổi” Vật lí 11 nâng cao.
- BTST chương“Dòng điện không đổi”Vật lí 11 nâng cao.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc bồi dưỡng năng lực tư duy sáng tạo cho học
sinh.
- Tìm hiểu phương pháp luận sáng tạo khoa học kĩ thuật (TRIZ).
- Nghiên cứu, tìm hiểu lí thuyết về bài tập sáng tạo, mối quan hệ giữa BTST và
TRIZ với việc bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho học sinh trong dạy học.
- Tìm hiểu mục tiêu dạy học chương “Dòng điện không đổi” Vật lí 11 nâng cao;
nội dung dạy học, cơ sở Vật lí cho việc xây dựng BTST chương“Dòng điện không đổi”.
4/4



[ĐỀ CƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP]

Nguyễn Thị Thùy Dương

- Vận dụng TRIZ xây dựng BTST chương “Dòng điện không đổi” Vật lí 11 nâng
cao.
- Thiết kế tiến trình dạy học sử dụng các BTST đã xây dựng.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu các tài liệu lí luận dạy học để làm
sáng tỏ về mặt lí luận các vấn đề có liên quan đến đề tài; Nghiên cứu tài liệu về phương
pháp luận sáng tạo khoa học kĩ thuật (TRIZ); Nghiên cứu chương trình SGK và sách bài
tập, các tài liệu tham khảo để phân tích cấu trúc logic, nội dung của các kiến thức thuộc
chương “Dòng điện không đổi”.
6. Dự kiến cấu trúc khóa luận
Cấu trúc khóa luận bao gồm 3 phần:
Mở đầu
Nội dung
Kết luận và Kiến nghị
Trong đó phần Nội dung cụ thể như sau:
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Cơ sở lý luận của việc bồi dưỡng năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh
1.1.1. Năng lực tư duy sáng tạo
1.1.1.1.Khái niệm về năng lực
1.1.1.2.Khái niệm về tư duy
1.1.1.3. Khái niệm về sáng tạo
1.1.1.4. Năng lực sáng tạo và năng lực tư duy sáng tạo của học sinh
1.1.2. Những biểu hiện năng lực tư duy sáng tạo của học sinh trong học tập
1.1.2.1. Đặc điểm cơ bản của hoạt động tư duy sáng tạo trong học tập

1.1.2.2. Năng lực tư duy sáng tạo của học sinh trong học tập
1.1.2.3. Những biểu hiện năng lực tư duy sáng tạo của học sinh trong học tập
1.1.2.4. Các biện pháp bồi dưỡng năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh
1.2. Phương pháp luận sáng tạo khoa học kĩ thuật - TRIZ
1.2.1. Vài nét về lịch sử của TRIZ
1.2.2. Đối tượng, mục đích của phương pháp luận sáng tạo
1.2.3. Tổng quan cách tiếp cận xây dựng phương pháp luận sáng tạo
1.2.3.1. Phương pháp thử và sai
1.2.3.2. Ý tưởng cơ bản và nguồn gốc của TRIZ – lý thuyết giải bài tập sáng chế
1.2.4. Nội dung cơ bản của TRIZ
4/4


[ĐỀ CƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP]

Nguyễn Thị Thùy Dương

1.2.4.1. Một số khái niệm cơ bản
1.2.4.2. Các thủ thuật (nguyên tắc) sáng tạo cơ bản
1.3. BTST Vật lý
1.3.1. Khái niệm BTST
1.3.2. Dấu hiệu nhận biết BTST
1.3.3. Vai trò của BTST trong dạy học Vật lý
1.3.4. Hướng dẫn học sinh giải BTVL và BTST trong dạy học
1.3.5. Mối quan hệ giữa TRIZ và BTST ở môn Vật lí
1.3.6. Phương pháp xây dựng BTST dựa vào các nguyên tắc của TRIZ
Tiểu kết chương 1
Chương 2.XÂY DỰNG BTST CHƯƠNG
“DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI” VẬT LÝ 11NC
2.1. Vai trò và vị trí của chương “Dòng điện không đổi”

2.2. Mục tiêu dạy học chương “Dòng điện không đổi”
2.3.Cấu trúc logicchương “Dòng điện không đổi”
2.4. Những khó khăn của học sinh khi học chương “Dòng điện không đổi”
2.5. Vận dụng TRIZ xây dựng hệ thống BTST chương “Dòng điện không đổi”
Tiểu kết chương 2
Chương 3.THIẾT KẾ MỘT SỐ BÀI HỌC VẬT LÍ SỬ DỤNG BTST
CHƯƠNG “DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI” VẬT LÝ 11NC
3.1. Sử dụng BTST trong tiết học bài tập
3.2. Sử dụng BTST trong giờ dạy học tự chọn
3.3. Sử dụng BTST trong giờ ngoại khóa
Tiểu kết chương 3

4/4



×