Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Calcium hydroxide

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.84 KB, 6 trang )

Calcium hydroxide: huyền diệu và sự thật
Nguồn: nhasisaigon.com
Sưu tầm & Biên soạn lại:Bàn Chải Đánh Răng
Calcium Hydroxide (CH). CH hiện có 1 vị trí độc tôn trong điều trị tủy, có nhiều công dụng
trong lĩnh vực nội nha, được xem là vật liệu “vạn năng”.

HOẠT ĐỘNG KHÁNG KHUẨN CỦA MỘT SỐ CALCIUM
HYDROXIDE Ở NGÀ CHÂN RĂNG
(Michael J.B, Endod vol.27, No 12, 2001).
Vi khuẩn là tác nhân gây bệnh chủ yếu trong bệnh lý tủy và mô quanh chóp; điều trị nội
nha thành công phù thuộc loại trừ hay làm giảm vi khuẩn gây bệnh. Sjogren ghi nhận tỷ lệ
lành thương hoàn toàn trên XQ chỉ là 68% trong trường hợp ống tủy cấy khuẩn dương tính
trước khi trám bít ống tủy, so với 94% trong trường hợp cấy khuẩn ống tuỷ âm tính. Kết quả
nhấn mạnh tầm quan trọng việc loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn khỏi hệ thống ống tủy. Bystrom
và cs chứng minh sau khi tạo hình và bơm rửa ống tủy chỉ loại bỏ vi khuẩn ở 50% ống tủy.
Tuy nhiên, khi tạo hình ống tủy hết hợp băng thuốc kháng khuẩn trong ống tủy đủ lâu trước
khi trám bít ống tủy, có thể loại bỏ vi khuẩn 1 cách hiệu quả.
Calcium hydroxide (CH) được dùng rộng rãi để băng thuốc trong ống tủy nhằm loại trừ vi
khuẩn còn sống trong ống tủy sau khi tạo hình và hiện tại được biết như là 1 trong những
chất băng thuốc kháng khuẩn hiệu quả nhất trong nội nha. Cơ chế chính xác tác động của
CH đến nay vẫn chưa rõ, 1 cách tổng quát tác động kháng khuẩn của CH liên quan sự phóng
thích ion OH- trong môi trường nước, tạo ra môi trường kiềm (pH=12,5) ngay cả khi trộn
loảng. Hầu hết, các tác nhân gây bệnh trong nội nha đều không thể sống sót trong môi trường
kiềm như vậy. Cơ chế CH loại trừ vi khuẩn có thể là do tạo ra oxy hóa lipid phá hủy màng
tế bào vi khuẩn, làm biến chất protein, phá hủy DNA vi khuẩn và CH tạo thành hàng rào
cơ học ngăn không cho vi khuẩn sử dụng nguồn dinh dưỡng để phát triển, và giới hạn
khoảng không gian không cho vi khuẩn sinh sản.
Các nghiên cứu trước đây cho thấy dùng CH để băng thuốc ống tủy rất có hiệu quả.
Bystrom và cs ghi nhận băng thuốc CH trong 30 ngày loại trừ hiệu quả vi khuẩn trong ống
tủy. Sjogren và cs xác nhận băng thuốc CH trong 7 ngày loại bỏ vi khuẩn còn sống sót sau
khi tạo hình ống tủy. Do CH ít hòa tan trong nước nên có thể nhồi lượng lớn CH vào trong


ống tủy mà ít gây kích thích mô quanh chóp. Quá trình phân li thành ion OH - chậm dẫn đến
CH có hiệu quả kháng khuẩn trong ống tủy trong thời gian dài, ngược lại với các dung dịch
kháng khuẩn khác.
Ống ngà là nguồn chứa vi khuẩn quan trọng, có thể dẫn đến ống tủy bị tái nhiễm,
cuối cùng gây thất bại cho điều trị tủy. Sundqvist và cs xác nhận Enterococcus faecalis là vi


khuẩn được cô lập nhiều nhất ở những răng mà điều trị tủy bị thất bại, nhưng hiếm khi tìm
thấy E faecalis ở trong ống tủy chưa điều trị. Haaspasalo và Ortavik cho rằng CH dạng bột
nhão (Calasept, Sweden) không loại trừ E faecalis ở ống ngà của răng cửa bò thậm chí ở trên
bề mặt. Năm 1990, 2 tác giả trên ghi nhận cần hơn 1 tuần để CH loại bỏ vi khuẩn hiếm khi
tùy nghi trong ống ngà, và E faecalis có thể còn sống it nhất 10 ngày trong ống ngà sau
khi ngừng cung cấp dinh dưỡng. Safavi & cs, Siqueira & Uzeda cho là đặt CH trong ống
tủy với thời gian dài cũng không thể loại trừ hoàn toàn E faecalis.
Các nghiên cứu trước đây xác nhận E faecalis kháng với CH nhưng không phân tích
định lượng vi khuẩn còn lại ở các mức chiều sâu khác nhau trong ống ngà sau khi đặt CH.
E faecalis có khả năng xâm nhập vào ống ngà răng bò sau khi cấy 24 giờ. CH không
loại bỏ hoàn toàn E faecalis khỏi ống ngà sau 10 ngày, nhưng CH làm giảm đáng kể vi
khuẩn ở tất cả chiều sâu ống ngà sau 24 giờ.
Siqueira & Uzeda cho rằng sự kết tụ tế bào vi khuẩn định cư trên thành ống tủy
có thể bảo vệ những vi khuẩn ở sâu hơn trong ống ngà.
Frank là người đầu tiên khuyến cáo nên trộn CH dạng nhão đặc để điều trị đóng
chóp. Theo Michael J.B (2001) trộn CH dạng đặc không thich hợp để băng thuốc ống
tủy. Khả năng kháng khuẩn CH có liên quan sự phóng thích ion OH - trong môi trường nước,
và vì vậy nó phù thuộc vào nồng độ ion OH - có sẵn trong dung dich và khả năng của ion
OH- khuyết tán qua ngà và mô tủy còn sót để đến vi khuẩn lẩn khuất. Để làm được như vậy,
sự phân li của CH nên vượt quá khả năng đệm của ngà. CH có tính tương hợp sinh học, ít tan
trong nước, nhưng tính tan trong nước và khuyết tán thấp của CH kềm hãm khả năng làm
tăng pH nhanh loại trừ vi khuẩn trong ống ngà và những vùng phức tạp của ống tủy. Tá dược
khác nhau để tạo ra dạng paste CH khác nhau sẽ là cho tốc độ phân li ion OH - khác nhau. Độ

nhớt của paste CH thấp hơn thì độ phân li ion OH- sẽ cao hơn. Tá dược lỏng như nước,
nước muối, thuốc tê, và methylcellulose giải phóng ion OH- nhanh.
Sử dụng tác nhân kháng khuẩn để băng thuốc ống tủy làm tăng cơ hội thành công của
chữa tủy do làm giảm vi khuẩn còn sót trong hệ thống ống tủy. Sau nhiễm trùng tủy kéo dài,
vi khuẩn có thể xâm nhập ống tủy phụ, vùng phân nhánh delta ở chóp, ống tủy bên, và ống
ngà; những vị trí mà phương pháp sửa soạn ống tủy bằng phương pháp cơ-hóa học thông
thường không thể loại trừ được. Vì vậy, CH băng thuốc ống tủy có khả năng khuếch tán
vào những vùng không làm sạch cơ-hóa học là quan trọng để điều trị tủy thành công.
CH có hiệu quả kháng khuẩn đáng kể trong ống ngà và trộn CH loảng hay dạng paste
(Pulpdent) có hiệu quả cao hơn trộn đặc.

HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU SAU ĐIỀU TRỊ CỦA CALCIUM
HYDROXIDE DÙNG BĂNG THUỐC ỐNG TỦY
Walton RE, J Endod, 29 (10), 2003

Tóm lược:


CH được dùng băng thuốc ống tủy nhằm loại bỏ vi khuẩn và ngăn ngừa đau sau
điều trị. Nghiên cứu này nhằm đánh giá CH có làm giảm đau hay không khi so sánh
với không đặt băng thuốc. 140 bệnh nhân có răng được chẩn đoán bệnh tủy hay
quanh chóp có hay không có triệu chứng. Tối thiểu răng được làm sạch và tạo hình
1 phần hay hoàn toàn, chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm: nhóm dùng CH băng thuốc
ống tủy và nhóm chỉ dùng gòn. Bệnh nhân tự đánh giá mức độ đau sau điều trị 48
giờ: không đau, đau nhẹ, đau trung bình và đau dữ dội. Mức độ đau trong mỗi nhóm
ở mỗi giai đoạn được so sánh thống kê với phân tích hồi qui đa biến. Kết quả cho
thấy không có khác biệt về đau giữa 2 nhóm với bất kì giai đoạn nào, hay bất kì
chẩn đoán hay triệu chứng nào.
Dùng CH băng thuốc ống tủy không có liên quan đến tỷ lệ hay mức độ đau sau điều
trị. CH được khuyến cáo dùng để đóng chóp, điều trị bệnh lý vùng chóp, sau chấn

thương ngăn ngừa ngoại tiêu, che tủy …
CH có ưu điểm hơn những vật liệu khác là tính kháng khuẩn do tạo ra môi trường
kiềm, ức chế sự phát triển vi khuẩn cả trong thời gian ngắn và dài. CH làm biến đổi
vách tế bào vi khuẩn, làm biến chất hiệu lực nội độc tố, lipopolysaccharide nên làm
chúng giảm đi tính kháng nguyên.
Khi dùng CH để băng thuốc ống tủy, về mặt lâm sàng sự liên quan đến đáp ứng sinh
học của CH là mối liên quan với đau sau khi đặt CH. Vài tác giả cho là CH có tính
ngăn ngừa đau do tính kháng khuẩn hay tác động biến đổi mô. Vài tác giả khác
không đồng ý với nhận định trên, và cho là CH có thể gây khởi phát đau hay làm
tăng đau do tạo ra hay làm tăng phản ứng viêm. Kết quả một nghiên cứu về sự
liên quan giữa CH và đau (flare ups) cho thấy không có khác biệt về tỷ lệ đau khi
dùng giữa CH, formocresol và kháng viêm steroid.
Theo Chance K (J Endodon 1987; 3: 447-52) dùng paste corticosteroid băng
thuốc ống tủy làm giảm đau sau điều trị. Tính kháng khuẩn của CH không liên
quan đến triệu chứng đau của bệnh nhân sau điều trị. CH không chắc dẫn đến
sự biến đổi đáng kể của mô còn sót trong hệ thống ống tủy. Ion Ca 2+ được chứng
minh là ức chế hoạt động dây thần kinh, điều này không có ý nghĩa về mặt lâm
sàng. Tỷ lệ bênh nhân đau từ trung bình đến nhiều sau điều trị là 30%, nhưng
sau 48 giờ tỷ lệ giảm còn 8%.

SỰ KHUYẾT TÁN QUA CHÓP CỦA CALCIUM HYDROXIDE
Geoffrey H.R (J Endod, 31-1, 2005)
Điều trị tủy trên răng có sang thương vùng chóp thường cần phải loại trừ vi khuẩn ở
vùng chóp, và tỷ lệ thành công thường thấp hơn răng không có sang thương chóp
(Sjogren, J Endod 1990). Vi khuẩn là nguyên nhân gây ra bệnh lý vùng chóp, và


không loại trừ vi khuẩn này có lẽ dẫn đến sự tồn tại của sang thương. Nhiều nghiên
cứu gần đây cho thấy vi khuẩn tồn tại trong các sang thương quanh chóp là nguyên
nhân gây thất bại điều trị tủy, vi khuẩn kết tụ trong mô quanh chóp và trên bề mặt

chân răng, mà điều trị tủy không phẫu thuật sẽ không ảnh hưởng đến. Dùng CH
băng thuốc ống tủy tạo ra kết quả tốt hơn trong những trường hợp có sang thương
quanh chóp. CH có hiệu quả làm lành thương mô quanh chóp do kết hợp giữa tính
kháng khuẩn, khả năng hình thành mô cứng và lành thương mô nha chu. CH có thể
duy trì độ tăng pH mô trong thời gian dài do khả năng phóng thích ion OH - chậm. Để
tạo ra hiệu quả kháng khuẩn ở mô quanh chóp thì CH phải khuyết tán từ ống tủy
qua chóp để nâng pH ở mô quanh chóp. Sự khuyết tán càng nhanh, độ pH tối ưu
càng cao thì thuốc càngcó hiệu quả và hiệu lực.
Các nghiên cứu gần đây cho thấy Enterococcus faecalis là vi khuẩn được phân
lập nhiều nhất ở những ống tủy điều trị nội nha bị thất bại. E faecalis dường như
có khả năng tồn tại trong ống ngà, nơi mà CH không thể xâm nhập vào trong thời
gian dài. CH diệt vi khuẩn nhờ sự phân li thành các ion OH -, và khả năng phân li này
phù thuộc vào dung môi chứa CH. Hiệu quả điều trị CH đối với sang thương quanh
chóp phù thuộc vào dung môi trong CH và khả năng khuyết tán CH vào mô quanh
chóp.
Nhiều nghiên cứu chứng minh là nước là dung môi hiệu quả cho quá trình
phân li CH thành ion Ca++ và OH- xảy ra nhanh chóng.
Ca(OH)2 <-> Ca2+ + 2OHEsberard (J Endod 1996) xác định CH trộn với nước tiệt khuẩn tạo ra sự tăng pH ở
ngà chóp răng cao hơn CH với methylcellulose, và CH trộn với CMCP. CH dạng bột
nhão đặc (thick paste) phóng thích chậm dần dần trong thời gian dài, nhưng bất lợi
là là giảm khả năng CH lan vào vùng rất nhỏ của ống tủy như ống ngà, ống tủy bên,
phụ…
Wang & Hume cho là khả năng thấm và đệm của ngà là các yếu tố căn bản ảnh
hưởng sự khuyết tán của ion OH-. Nerwich xác nhận do số lượng ống ngà ở vùng
chóp thấp và kích thước ống ngà cũng nhỏ cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng
đến sự khuyết tán CH ở vùng chóp.
Kết quả nghiên cứu cho thấy 10% CH trộn nước tiệt khuẩn (10g CH trộn 100ml
nước cất) tạo môi trường pH và nồng độ ion Ca 2+quanh chóp cao hơn so với
Pulpdent (CH với methylcellulose) và 91% CH (5 g CH trộn 5,5ml nước cất).


KHỬ NỘI ĐỘC TỐ VI KHUẨN BẰNG BƠM RỬA VÀ CALCIUM HYDROXIDE
Buck RA, J Endod 27-5, 2001
Tóm lược:


Ảnh hưởng của các chất bơm rửa nội nha và CH trên lipopolysaccharide (LPS; endotoxin: nội
độc tố) được phân tích bằng cách dùng kỹ thuật chọn lựa ở mức độ cao đo phổ/ghi sắc khí có
kiểm soát ion chọn lọc. Trộn dung dịch LPS với 1 trong các chất bơm rửa trong 30 phút. Cho
CH vào dung dịch LPS trong 1, 2 hay 5 ngày. LPS bất hoạt được đo số lượng phóng thích
acid béo tự do. Nước, EDTA, cồn, 0,12% chlorhexidine, chlorhexidine + NaOCl, và NaOCl
cho thấy ít bẻ gãy LPS. Dùng CH lâu trong 30 phút tiếp xúc hổn hợp kiềm chlorhexidine,
cồn, và NaOCl khử độc tố của phân tử LPS do thủy phân nối ester trong chuỗi acid béo của
nửa lipid A.
Mô tủy nhiễm khuẩn chứa nhiều yếu tố sinh học bao gồm: các tế bào viêm, mô hoại tử và vi
khuẩn. Sự hiện diện của vi khuẩn đưa đến hình thành những chất thải của quá trình trao đổi
chất và những thành phần của tế bào vi khuẩn chết như là nội độc tố. Schein & Schilder ((J
Endodon 1975) ghi nhận răng tủy hoại tử có lượng nội độc tố gia tăng. Schonfeld (Oral
Surg 1982) đã chứng minh nội độc tố trong các sang thương quanh chóp có tương quan
mật thiết với u hạt.
Nội độc tố, hay nói chính xác hơn là LPS là 1 thành phần vỏ tế bào vi khuẩn Gr (-). Phân tử
lớn này là chất trung gian mạnh của quá trình viêm mà sẽ được kích hoạt sau khi tế bào vi
khuẩn chết đi. Những tế bào vi khuẩn Gr (-) này còn có thể bị thực bào bởi đại thực bào và
phóng thích nội độc tố có độc tính cao hơn (Olenchock, 1994).
Nội độc tố gây ra nhiều hiệu quả viêm. LPD tạo ra prostaglandins, leukotrienes, yếu tố kích
hoạt tiểu cầu, bổ thể 3a và 5a, interleukin-1 và các chất khác. Sự kích hoạt những chất trung
gian này làm tăng tính thấm mao mạch, hóa ứng động bạch cầu đa nhân trung tính, phóng
thích men phân hủy sợi collagen, gây sốt, kích hoạt tiểu cầu, và vô số ảnh hưởng sinh học
khác bao gồm: tiêu xương, tạo mô hạt mãn (Safavi, J Endodon 1994). Những phản ứng như
vậy thường gây ra các triệu chứng có liên quan đến bệnh nội nha.
Vì nội độc tố có trong hệ thống tủy răng và vùng quanh chóp có khả năng gây viêm, khử

nội độc tố còn sót có thể giúp lành thương và làm giảm sưng, đau.
Safavi & Nichols (J Endodon 1994) cho thấy CH có tác dụng khử nội độc tố trong 1
tuần. CH có pH kiềm cao từ 10-12, phù thuộc vào dạng dùng trên lâm sàng. Môi trường
kiềm trung hòa LPS nhờ sự thủy phân nối ester trong chuỗi lipid A.
Dựa vào kết quả nghiên cứu này, CH có lợi ich về mặt lâm sàng khi nghi ngờ nội độc tố
còn trong ống tủy. CH có ưu điểm khi dùng dài ngày, hiệu quả nhiều nhất trên nội độc
tố. Cần lưu ý là độ kiềm cao rất kich thich mô sống, nên không để CH qua chóp.
SỰ LIÊN QUAN GIỮA BĂNG THƯỐC ỐNG TỦY VÀ ĐAU SAU ĐIỀU TRI
TỦY
Ehrmann EH, Int Endod J 2003 36(12)
Phương Pháp: 223 R của 221 Bn hoại tử tủy và viêm quanh chóp cấp. Tất
cả R đều được chữa tủy thông thường: tạo hình ống tủy đến chóp ở lần thư
nhất theo kĩ thuật bước lùi với trâm tay, bơm rửa với dung dịch Milton (1%
NaOCl + 15% EDTA). Làm khô ống tủy, sau đó đặt trong ống tủy ngẫu
nhiên vào 1 trong 3 loại:
Nhóm 1: Ledermix paste


Nhóm 2: calcium hydroxide paste (Calcipulpe, Septodont, France)
Nhóm 3: không băng thuốc.
Ghi nhận cảm giác đau trước điều trị bằng thang đau từ 1 đến 10. Hướng
dẫn bệnh nhân tự đánh giá mưc độ đau 4 giờ sau điều trị và hàng ngày
đến 4 ngày sau điều trị.
Kết quả: Chỉ số đau trung bình trước điều trị là cho cả 3 nhóm từ 42 đến
48. Sau 4 ngày, chỉ số đau nhóm 2 là 10, nhóm 3 là 7 và nhóm 4 là 4. Mưc
độ đau trung bình là 44,4 /100 của 3 nhóm, và giảm còn 22,1 sau 24 giờ.
Nhóm 1 (Ledermix) ít đau sau điều trị có ý nghĩa thống kê so với 2 nhóm
còn lại.
Không có sự khác biệt giữa nhóm 2 và 3.
Kết luận: R đau do viêm quanh chóp cấp được băng thuốc bằng

Ledermix sẽ giảm đau có ý nghĩa so với băng thuốc CH, hay không
băng thuốc. Ledermix là 1 băng thuốc ống tủy có hiệu quả kiểm
soát đau sau điều trị tủy viêm quanh chóp cấp.
“Con đường dẫn tới trí tuệ? Nói ra rất đơn giản, phạm sai lầm, phạm sai lầm,
lại phạm sai lầm, nhưng càng ngày càng ít, càng ngày càng ít, càng ngày
càng ít.”



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×