Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Tìm hiểu thực trạng thói quen đọc sách, đọc truyện của học sinh tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (606.13 KB, 71 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

======

NGUYỄN THỊ TUYẾT

TÌM HIỂU THỰC TRẠNG THÓI QUEN
ĐỌC SÁCH, ĐỌC TRUYỆN
CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Tâm lí học Tiểu học
Người hướng dẫn khoa học

ThS. LÊ THANH HÀ TRƯỜNG

HÀ NỘI, 2018


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ của các thầy cô giáo
trong khoa Giáo dục Tiểu học đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá
trình thực hiện khóa luận. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ biết ơn sâu sắc tới thầy
giáo: ThS. Lê Thanh Hà trường ĐHSP Hà Nội 2 đã tận tình hướng dẫn, chỉ
bảo giúp tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn BGH nhà trường, các thầy giáo, cô giáo của
trường Tiểu học Uy Nỗ - Đông Anh – Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp
đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Do điều kiện thời gian nghiên cứu và vốn kiến thức còn hạn chế, chắc
chắn đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự
đóng góp của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp để đề tài này thực sự có


chất lượng và hữu ích.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 05 năm 2018
Sinh viên

Nguyễn Thị Tuyết


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Tìm hiểu thực trạng thói quen đọc sách, đọc
truyện của học sinh Tiểu học” là kết quả mà tôi đã trực tiếp tìm tòi, nghiên
cứu. Trong quá trình nghiên cứu tôi có sử dụng tài liệu của một số tác giả để
tham khảo. Đó chỉ là cơ sở để tôi rút ra được những vấn đề cần tìm hiểu ở đề
tài của mình. Tôi xin cam đoan đây là kết quả của cá nhân tôi hoàn toàn
không trùng hợp với kết quả của các tác giả khác.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 05 năm 2018
Sinh viên

Nguyễn Thị Tuyết


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài......................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu...............................................................................................2
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ........................................................................4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................................4
5. Giả thuyết khoa học ................................................................................................4
6. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................5

7. Dự kiến cấu trúc của đề tài......................................................................................5
PHẦN NỘI DUNG .....................................................................................................6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN..................................................................................6
1.1. Lịch sử nghiên cứu của vấn đề thói quen đọc sách..............................................6
1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .......................................................................6
1.2. Khái niệm về thói quen, thói quen đọc sách ........................................................7
1.2.2. Khái niệm thói quen đọc sách ...........................................................................8
1.3. Lợi ích của thói quen tốt, thói quen đọc sách ......................................................9
1.3.1. Lợi ích của thói quen tốt ...................................................................................9
1.3.2. Lợi ích của thói quen đọc sách..........................................................................9
1.4. Cách đọc sách.....................................................................................................11
1.4.1. Trước khi đọc nội dung cuốn sách ..................................................................12
1.4.2. Bắt đầu đọc nội dung của cuốn sách ...............................................................13
1.5. Hình thành thói quen cho học sinh tiểu học.......................................................14
1.5.1. Cách thức hình thành thói quen ......................................................................14
1.5.2. So sánh thói quen với kỹ xảo ..........................................................................14
1.5.3. Một số yêu cầu đối với việc hình thành thói quen ..........................................16
1.5.4. Một số lưu ý khi giáo dục các thói quen tốt cho học sinh tiểu học.................18
1.6. Học sinh tiểu học................................................................................................19
1.6.1. Khái niệm học sinh tiểu học............................................................................19
1.6.2. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh lớp 4 ........................................................19


1.7. Đặc điểm hoạt động học tập và một số đặc điểm tâm lý của học sinh ở giai đoạn
thứ hai Tiểu học có liên quan đến đề tài khóa luận...................................................20
1.7.1. Đặc điểm hoạt động học tập............................................................................20
1.7.2. Một số đặc điểm tâm lý của học sinh ở giai đoạn thứ hai Tiểu học có liên
quan đến đề tài khóa luận..........................................................................................20
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THÓI QUEN ĐỌC SÁCH, ĐỌC TRUYỆN CỦA
HỌC SINH LỚP 4 TRƯỜNG TIỂU HỌC UY NỖ ĐÔNG ANH - HÀ NỘI..........22

2.1. Thực trạng thói quen đọc sách, đọc truyện của học sinh ...................................22
2.1.1. Nhận thức của học sinh về vai trò của việc đọc sách, đọc truyện...................22
2.1.2. Thời gian đọc sách, đọc truyện hàng ngày của học sinh.................................23
2.1.3. Những loại sách, truyện học sinh thường đọc.................................................25
2.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến thói quen đọc sách, đọc truyện của học sinh......27
2.2.1. Yếu tố chủ quan ..............................................................................................27
2.2.2. Yếu tố khách quan...........................................................................................30
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HÌNH THÀNH THÓI
QUEN ĐỌC SÁCH, ĐỌC TRUYỆN CHO HỌC SINH LỚP 4 .............................35
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ............................................................................35
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính khoa học và tính giáo dục .......35
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính khoa học và tính thực tiễn
.......35
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa cái cụ thể và cái trừu tượng ............35
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò tự giác, tích cực, tự lực của
học sinh và vai trò chủ đạo của thầy trong dạy học (Đảm bảo sự thống nhất giữa dạy
và học) .......................................................................Error! Bookmark not defined.
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính bền vững của tri thức và tính
mềm dẻo của tư duy ..................................................................................................36
3.1.6. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính khoa học và tính vừa sức. Error!
Bookmark not defined.
3.1.7. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính vừa sức chung và tính vừa sức
riêng trong dạy học....................................................Error! Bookmark not defined.


3.2. Một số biện pháp hình thành thói quen đọc sách, đọc truyện cho học sinh tiểu
học .............................................................................................................................36
3.2.1. Phát triển hiệu quả hoạt động của thư viện nhà trường ..................................36
3.2.2. Củng cố chất lượng dạy Tiếng Việt trong trườngError!


Bookmark

not

defined.
3.2.3. Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình – nhà trường và các tổ chức khác trong việc
phát triển nhu cầu đọc của học sinh ..........................................................................40
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...........................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................45


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Phần lớn những tri thức, kinh nghiệm trong đời sống, những thành tựu
văn hóa khoa học, tư tưởng, tình cảm của các thế hệ đi trước và của cả những
người đương thời phần lớn đã được ghi lại bằng chữ viết. Nếu con người
không biết đọc thì con người sẽ không thể tiếp thu được nền văn minh của
loài người. Như vậy, con người sẽ không bao giờ phát triển được như hiện tại.
Ngược lại, biết đọc con người dễ dàng tiếp thu nền văn minh của nhân loại đã
để lại cho chúng ta.
Đọc không chỉ giúp con người có nhận thức mà còn khơi dậy tiềm lực
hành động, sức sáng tạo, cũng như được bồi dưỡng tâm hồn. Không biết đọc,
con người sẽ không có khả năng giáo dục mà xã hội dành cho họ. Đặc biệt
trong thời đại thông tin bùng nổ, biết đọc ngày càng quan trọng vì nó sẽ giúp
con người sử dụng được rất nhiều nguồn thông tin. Do đó, đọc chính là học
nữa, học mãi, đọc để tự học, học cả đời.
Với sự bùng nổ thông tin, thông tin không ngừng gia tăng cả về lượng
và chất nên nhu cầu đọc của con người cũng phát triển theo một cách phong
phú, đa dạng. Nhu cầu đọc là đòi hỏi khách quan của con người trong việc
đọc sách báo, tài liệu để thu nhận kiến thức, tăng thêm sự hiểu biết. Ngày nay,

với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, các phương tiện thông
tin đại chúng hiện đại: truyền thanh, truyền hình, internet,… nhưng việc đọc
sách vẫn là phương tiện giúp con người tiếp cận tri thức, thông tin, kinh
nghiệm xã hội, đảm bảo vận hành hiệu quả các hoạt động khác nhau trong xã
hội. Kết quả nghiên cứu cho thấy khi chúng ta nghe bằng tai, lượng thông tin
mà chúng ta lĩnh hội được là 10%, trong khi đó, đọc giúp chúng ta nhớ được
20% lượng thông tin và nếu vừa nghe vừa đọc vừa làm, chúng ta có thể lĩnh
hội được 80% lượng thông tin.

1


Nhu cầu đọc chỉ xuất hiện khi con người có quá trình nhận thức. Xuất
phát từ ý muốn tìm kiếm và tiếp cận thông tin, con người sẽ lựa chọn một
kênh thông tin nhất định. Đọc sách chính là một trong những kênh thông tin
quan trọng nhất. Học sinh tiểu học là lứa tuổi bắt đầu tiếp nhận kiến thức từ
các nguồn khác nhau: sự dạy bảo của cha mẹ và thầy cô giáo, sự giao tiếp bên
ngoài, các kênh truyền hình. Đối với sự hình thành và phát triển nhân cách
cũng như nhận thức ban đầu cho học sinh, việc đọc là quan trọng, nó giúp các
em lĩnh hội được đầy đủ kiến thức hơn, hình thành kỹ năng tiếp cận thông tin,
tri thức của xã hội trong quá khứ và hiện tại – đây là yếu tố quan trọng hình
thành nhân cách con người.
Ngày nay, vấn đề đọc ở học sinh tiểu học đã được quan tâm. Mỗi tuần
có một tiết đọc sách. Tuy nhiên, thư viện nhà trường còn hơi nghèo nàn về
các thể loại sách phù hợp với lứa tuổi các em. Bên cạnh đó, giáo viên, cán bộ
thư viện, nhà trường, gia đình còn thiếu sự hướng dẫn, kích thích sự yêu thích
đọc sách cho học sinh. Không chỉ vậy, ngày nay do khoa học công nghệ phát
triển đã hấp dẫn các em rất nhiều như chơi game trên điện thoại, xem ti vi,
nghe nhạc,... nên việc đọc của các em cũng ít. Vì vậy, cần sớm tiến hành việc
hướng dẫn và định hướng về nội dung cũng như rèn luyện thói quen đọc, nhu

cầu đọc cho các em ngay từ bậc tiểu học.
Chính vì vậy, tôi chọn đề tài: “Tìm hiểu thói quen đọc sách, đọc truyện
của học sinh Tiểu học” để nghiên cứu, từ đó có những biện pháp hình thành
thói quen đọc sách, đọc truyện cho học sinh Tiểu học.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thói quen đọc sách, đọc truyện của học sinh Tiểu học, trên cơ
sở đó đề ra một số biện pháp nhằm hình thành thói quen đọc sách, đọc truyện
cho các em, đồng thời giúp các em tăng lượng kiến thức và hình thành nhân
cách.


3


3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Thói quen đọc sách, đọc truyện của học sinh
tiểu học.
- Khách thể nghiên cứu: Nghiên cứu trên 50 học sinh lớp 4B trường
Tiểu học Uy – Đông Anh – Hà Nội.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu các vấn đề lí luận về thói quen:
+ Khái niệm thói quen.
+ Đặc điểm hoạt động học tập và một đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu
học.
- Tìm hiểu thực trạng thói quen đọc sách, đọc truyện của học sinh lớp 4
trường Tiểu học Uy Nỗ - Đông Anh – Hà Nội, một số yếu tố ảnh hưởng đến
thói quen đọc sách, đọc truyện của học sinh.
- Đề xuất một số biện pháp giúp hình thành thói quen đọc sách, đọc
truyện cho học sinh lớp 4.
5. Giả thuyết khoa học

Thói quen đọc sách của các khách thể nghiên cứu còn chưa được hình
thành. Hiện nay, các em có rất nhiều kênh thông tin để giải trí, mạng Internet
được lắp đặt rộng rãi, mạng xã hội đã thu hút các em nên các các em đã dành
nhiều thời gian để lướt mạng. Ngoài ra còn có nhiều nguyên nhân dẫn đến
tình trạng trên, trong đó có một nguyên nhân khá quan trọng: Nhà trường và
giáo viên chưa có các biện pháp để giúp học sinh hình thành và rèn luyện thói
quen đọc sách. Vì vậy, nếu Nhà trường và giáo viên chủ động sử dụng các
biện pháp để hình thành và rèn luyện thói quen đọc sách cho học sinh thì học
sinh sẽ ngày càng mở mang sự hiểu biết, hoàn thiện nhân cách và còn rất
nhiều tác dụng tuyệt vời mà sách mang lại cho các em như giải trí, tự tin, hòa
đồng hơn,...

4


6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
+) Tìm hiểu những vấn đề lí luận về thói quen.
+) Tìm hiểu những vấn đề lí luận về thói quen của học sinh tiểu học.
- Phương pháp quan sát: Quan sát giờ học, giờ ra chơi, thời gian rảnh
của học sinh để biết hoạt động của học sinh.
- Phương pháp trò chuyện (đàm thoại)
- Phương pháp điều tra: Sử dụng phiếu điều tra để khảo sát một số
thông tin về việc đọc sách, đọc truyện của học sinh.
- Phương pháp thống kê toán học xử lí số liệu:
Dùng toán thống kê để xử lí số liệu, so sánh, đối chiếu và rút ra kết
luận.
7. Dự kiến cấu trúc của đề tài
A. Mở đầu
B. Nội dung

Chương 1: Cơ sở lí luận.
Chương 2: Thực trạng thói quen đọc sách, đọc truyện của học sinh lớp
4 trường Tiểu học Uy Nỗ - Đông Anh – Hà Nội.
Chương 3: Đề xuất một số biện pháp giúp hình thành thói quen đọc
sách, đọc truyện cho học sinh lớp 4.
C. Kết luận và khuyến nghị
Tài liệu tham khảo và phụ lục


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Lịch sử nghiên cứu của vấn đề thói quen đọc sách
1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Thực trạng đọc sách của người Việt Nam nói chung và sinh viên nói
riêng đang là một trong những vấn đề được xã hội quan tâm. Theo số liệu báo
cáo của Cục xuất bản năm 2007, trung bình một người Việt Nam đọc 0,7 cuốn
sách một năm (không kể sách giáo khoa). Có thể thấy, tỉ lệ trên là quá thấp so
với một nước đang phát triển, có dân số trẻ và cần nhiều vốn kiến thức để xây
dựng đất nước như Việt Nam ta. Số liệu thống kê này đã làm dậy lên nhiều
tranh luận của của những nhà nghiên cứu, nhà văn, người yêu sách... làm xuất
hiện nhiều bài viết, nghiên cứu lẫn các hội thảo chuyên đề.
Bài “ Sách và việc đọc của sinh viên” của tác giả Hy Văn đăng trên
Bản tin ĐHQG Hà Nội số 205 năm 2008 đã có những nghiên cứu, phân tích
khá rõ và cụ thể về tình hình đọc sách của các bạn sinh viên thuộc ĐHQG Hà
Nội. Nhưng bài báo vẫn chưa nêu được những nguyên nhân dẫn đến tình
trạng lười đọc sách và phương hướng giải quyết vấn đề.
Trong bài báo “Văn hóa đọc trong sinh viên: Đang dần mai một” của
tác giả Hồng Mây đăng trên báo Lao Động (18/10/2011) đã nêu ra tình trạng
lười đọc, không hứng thú và yêu thích sách của các bạn sinh viên. Tuy vậy,
bài báo chỉ đề cập được một số nguyên nhân mà chưa đi sâu vào phân tích và

có phương hướng giải quyết.
Bài “Giúp sinh viên đọc sách hiệu quả” của tác giả Tuyết Vân (báo
Thanh Niên) đã đưa ra nhiều giải pháp giúp giải quyết vấn đề này. Bài viết có
tham khảo cách đọc sách hiệu quả của các nhà giáo, các sinh viên (trường Đại
học Kiến trúc và trường Đại học Ngoại thương) và qua kinh nghiệm từ các
phương pháp giáo dục đọc sách của nước ngoài. Dù vậy, bài viết vẫn còn


mang nặng tính lý thuyết, khả năng áp dụng đối với sinh viên chưa cao, chưa
phù hợp với tình hình giáo dục của nước ta hiện nay.
Ngày 16/9, Bộ Văn hóa- Thể thao- Du lịch tổ chức Hội thảo “Thực
trạng và Giải pháp phát triển văn hóa đọc ở Việt Nam. Đây cũng là bước
chuẩn bị cho việc xây dựng đề án “Chiến lược quốc gia về phát triển văn hóa
đọc trong cộng đồng”. Tham gia buổi hội thảo có sự góp mặt của các nhà văn
như Nguyên Ngọc, Ngô Thị Kim Cúc, nhà nghiên cứu triết học Bùi Văn Nam
Sơn... Buổi hội thảo này đã có một cái nhìn tổng quát và sâu sắc về tình hình
đọc sách của người dân Việt Nam và đặc biệt là bộ phận giới trẻ (học sinh,
sinh viên). Các nhà nghiên cứu đã phân tích rõ thực trạng, nguyên nhân và đã
đưa ra nhiều giải pháp mang tính chuyên sâu.
Tại tọa đàm “Người Việt có mê đọc sách?” được tổ chức ngày
14/3/2008 tại Hội sách Thành phố Hồ Chí Minh đã thu nhận được nhiều ý
kiến đóng góp quý giá và đưa ra nhiều giải pháp thiết thực để sách ngày càng
được các bạn trẻ yêu mến hơn.
Các bài báo, bài tham luận và các ý kiến của những nhà báo, nhà
nghiên cứu trên đây đã cho thấy sự quan tâm sâu sắc của xã hội đối với tình
hình đọc sách của sinh viên. Tuy nhiên, những giải pháp được đưa ra cách
đây đã khá lâu nhưng hiện nay vẫn chưa có những hoạt động gì mang tính cụ
thể.
Mặc dù còn nhiều bất cập, thiếu sót trong việc nghiên cứu, tìm hiểu đề
tài này nhưng tôi mong muốn thực hiện hoàn chỉnh với một phạm vi nghiên

cứu trên quy mô nhỏ (học sinh trường Tiểu học Uy Nỗ) nhằm góp phần vào
việc tìm ra giải pháp cho vấn đề đọc sách của học sinh theo hướng phát triển
lâu dài, kinh phí thấp và hiệu quả.
1.2. Khái niệm về thói quen, thói quen đọc sách
1.2.1. Khái niệm thói quen


a) Khái niệm
- Thói quen là hành động tự động hóa ăn sâu vào nếp sống, nếp sinh
hoạt của con người, trở thành nhu cầu của con người.
- Hay nói cách khác, thói quen là một chuỗi phản xạ có điều kiện do rèn
luyện mà có. Phản xạ có điều kiện là những hành vi (nếp sống, phương pháp
làm việc) được lặp đi lặp lại nhiều lần trong cuộc sống và rèn luyện (học tập,
làm việc), đó là những hành vi định hình trong cuộc sống và được coi là bản
chất thứ hai của con người nhưng nó không sẵn có mà là kết quả của việc sinh
hoạt, học tập, rèn luyện, tu dưỡng của mỗi cá nhân trong cuộc sống hằng
ngày, tuy vậy thói quen cũng có thể bắt nguồn từ một nguyên nhân đôi khi rất
tình cờ hay do bị lôi kéo từ một cá thể khác.
- Một nghiên cứu khoa học tại Đại học Duke năm 2006 đã kết luận rằng
hơn 40% hành vi hằng ngày của con người xuất phát từ thói quen.
- Do đó, nhiều hành động chúng ta làm mỗi ngày, từ những việc đơn
giản như tắm rửa, đánh răng, ăn uống, vui chơi, đến những việc phức tạp như
học tập, lên kế hoạch công việc hằng ngày... đều là thói quen.
b) Ý nghĩa của thói quen
- Thói quen có ý nghĩa rất quan trọng đối với cuộc sống và học tập của
học sinh tiểu học. Thói quen tốt (tích cực) sẽ tạo ra cho học sinh tiểu học tính
tổ chức và kĩ năng điều chỉnh cuộc sống của bản thân các em. Thói quen xấu
(tiêu cực) sẽ cản trở rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh
tiểu học. Vì vậy, hình thành và củng cố thói quen tích cực cho học sinh tiểu
học là một nhiệm vụ rất quan trọng trong việc giáo dục nhân cách học sinh từ

tuổi ấu thơ.
1.2.2. Khái niệm thói quen đọc sách
- Thói quen đọc sách là hành động đọc sách lặp đi lặp lại nhiều lần trong
cuộc sống, nó là nhu cầu của người có thói quen đọc sách. Nếu thói quen này


bị cản trở, kìm hãm thì người ta thường khó chịu, bực tức lâm vào trạng thái
căng thẳng...
- Theo con số thống kê của tổ chức NOP World Culture Score, mỗi tuần
người Ấn Độ đọc sách 10,7 giờ; Thái Lan 9,4 giờ; Trung Quốc 8 giờ; Nga 7,1
giờ; Australia 6,3 giờ; Mỹ 5,7 giờ; Anh 5,3 giờ; Nhật Bản 4,1 giờ; Hàn Quốc
3,1 giờ, còn người Việt Nam chỉ đọc trung bình mỗi năm 0,8 quyển sách.
1.3. Lợi ích của thói quen tốt, thói quen đọc sách
1.3.1. Lợi ích của thói quen tốt
Một số thói quen được cho là tốt như thói quen sinh hoạt có nề nếp, lề
lối, điều độ với tác phong nhanh nhạy, hoạt bát, khẩn trương, xếp đặt mọi thứ
luôn gọn, sạch, đúng nơi, đúng chỗ. Thói quen lao động, công tác có khoa học
như coi trọng và quý trọng thời gian, tiến trình biểu đã xác định, thực hiện
nghiêm túc giờ nào việc ấy, làm đúng kế hoạch và có cân nhắc, tính toán công
sức hợp lý, thói quen làm việc chăm chỉ, thói quen đọc nhiều tài liệu và sách
báo. Thói quen giao tiếp ứng xử có văn hóa thể hiện qua việc lời nói điềm
đạm, đúng mực, đúng thời điểm, hợp tình, hợp cảnh, lịch sự, tế nhị và dùng
đại từ nhân xưng theo đúng các mối quan hệ xã hội. Thói quen ăn mặc lịch sự,
đầu tóc gọn gàng, quần áo sạch sẽ, hợp với tuổi tác, công việc, môi trường và
hoàn cảnh giao tiếp. Thói quen rèn luyện sức khỏe thông qua việc tích cực,
hăng say luyện tập thể dục thể thao, chăm lo giữ gìn vệ sinh thân thể...
Tất cả các thói quen tốt trên đem lại một cuộc sống thành công, vui vẻ,
hạnh phúc cho con người.
1.3.2. Lợi ích của thói quen đọc sách
Đọc sách là một thói quen bổ ích đem lại cho người đọc rất nhiều lợi

ích. Sau đây là một số lợi ích mà thói quen đọc sách đọc mang lại:
- Đối với vấn đề học tập:
+) Đọc sách giúp tăng cường khả năng giao tiếp:


Đọc sách là một quá trình giao tiếp giúp người đọc hiểu được vấn đề,
biết cách trình bày vấn đề theo chiều hướng triển khai hay khái quát hợp lý,
cách lý luận hay dùng dẫn chứng chứng minh cho một luận điểm nào đó.
Nó giúp người đọc trở nên tinh tế hơn khi cảm nhận, phán đoán những
cảm xúc, thái độ của người khác.
Hình thành những phản xạ và sự nhạy cảm, linh hoạt cần thiết để xử lý
vấn đề.
+) Đọc sách giúp rèn luyện năng lực tưởng tượng, liên tưởng, sáng tạo:
Quá trình đọc sách cũng là một quá trình quan sát các sự vật và hiện
tượng trong cuộc sống. Qua đó, rèn luyện và phát triển khả năng tư duy, óc
quan sát tinh tế.
Phát triển trí tưởng tượng phong phú, suy nghĩ cặn kẽ, kết hợp với
khám phá tìm tòi sẽ giúp hình thành khả năng sáng tạo ra ý tưởng mới và thực
hiện chúng.
+) Đọc sách giúp rèn luyện năng lực ngôn ngữ:
Đọc sách là biện pháp hữu hiệu nhất giúp khắc phục những sai sót
trong việc sử dụng ngôn ngữ.
Phát triển vốn từ vựng, cách sử dụng ngữ pháp trong giao tiếp và khả
năng diễn đạt ngôn ngữ.
Văn phong viết chặt chẽ, linh hoạt, phong phú và hấp dẫn hơn.
Đọc sách giúp nâng cao kiến thức, tích lũy vốn sống và tăng cường khả
năng tư duy.
Sách cung cấp những tri thức có ích cho người đọc – một yếu tố góp
phần hoàn thiện nhiều mặt trong cuộc sống như sự nghiệp, tài chính, sức
khỏe,...

Thúc đẩy trí não: đọc sách thường xuyên sẽ giúp làm chậm quá trình
não lão hóa, hạ thấp khả năng mắc chứng Alzheimer.


- Đối với vấn đề đời sống:
+) Hình thành nhân cách, tạo được cách sống, lời nói, suy nghĩ hướng
tới cái hay, cái đẹp.
+) Hình thành được những mối quan hệ tốt đẹp trong xã hội, cách giao
tiếp ứng xử thông qua việc đọc những quyển sách về tâm hồn, sách dạy làm
người.
+) Mở rộng tầm hiểu biết. Qua đó ứng dụng vào thực tế cuộc sống, tạo
cái nhìn rộng lớn về mọi mặt của cuộc sống.
+) Hình thành cảm xúc, thái độ hợp lý trước mọi tình huống trong cuộc
sống và xây dựng một đời sống hài hòa, nhân văn.
+) Đọc sách giúp con người có một cuộc sống tốt đẹp hơn, hòa hợp
giữa bản thân với cộng đồng, môi trường xung quanh, xã hội.
+) Bồi dưỡng giáo dục nâng cao khiếu thẩm mỹ.
+) Giảm stress, xoa dịu tinh thần khi căng thẳng, giúp thư giãn và quên
đi mọi muộn phiền trong cuộc sống.
+) Tăng khả năng tập trung, củng cố sự phối hợp giữa các giác quan và
bộ phận cơ thể.
+) Đạt được sự tĩnh tâm. Đọc những câu chuyện với nội dung lạc quan,
thúc đẩy tinh thần có thể hạ huyết áp, giúp tâm trí vui vẻ và chữa những bệnh
tâm thần nhẹ.
+) Kỹ năng phân tích: Nhất là với những tiểu thuyết trinh thám, tâm lý
tội phạm, người đọc sẽ thỏa trí vận dụng hết kỹ năng suy luận, phân tích để
khám phá ra bí ẩn.
1.4. Cách đọc sách
Có rất nhiều cách để ta lĩnh hội một cuốn sách. Như vậy, cách đọc sách
của mỗi người sẽ khác nhau. Ta sẽ chọn cách đọc sách đem lại hiệu quả cho

ta. Sau đây, tôi xin giới thiệu một cách đọc sách để các bạn cùng tham khảo:


1.4.1. Trước khi đọc nội dung cuốn sách
- Xác định mục đích của việc đọc sách: Mục đích sẽ chi phối toàn bộ
quá trình đọc sách của các bạn. Xác định được mục đích, bạn sẽ tránh đọc
tràn lan tốn thời gian mà chủ yếu tập trung vào nội dung quan trọng bạn muốn
tìm hiểu. Mục đích đọc sách sẽ quyết định phương hướng khai thác vấn đề
trong cùng một cuốn sách.
Ví dụ: Khi đọc tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du có bạn tìm hiểu
về cuộc sống của Thúy Kiều, có bạn tìm hiểu về cách miêu tả, diễn giải của
tác giả, có bạn phân tích hoàn cảnh, cuộc sống của con người thời bấy giờ...
Vậy, xác định mục tiêu đọc sách là bước đầu tiên quan trọng mà chúng
ta nên làm.
- Tìm hiểu địa chỉ cuốn sách: Bạn nên đọc trang đầu và trang cuối cuốn
sách để biết: Tên cuốn sách, tên tác giả, tên nhà xuất bản... Việc làm này sẽ
rất có ích khi bạn muốn giới thiệu với bạn bè một cuốn sách hay mà mình vừa
đọc được hay tìm mua hoặc mượn trên kệ sách thư viện.
- Xem mục lục: Mục lục phản ánh dàn ý chung, nội dung cơ bản của
cuốn sách. Đọc mục lục bạn sẽ hình dung sơ bộ về nội dung cũng như thứ tự
các phần được sắp xếp logic theo ý đồ tác giả. Lúc này bạn đặt câu hỏi: Vì sao
tác giả lại sắp xếp theo thứ tự này? Từ đó nó tạo cảm hứng cho bạn tìm câu
trả lời trong nội dung cuốn sách.
- Đọc lời tựa: Bạn nên đọc lời tựa để biết cuốn sách viết về vấn đề gì,
áp dụng cho đối tượng nào. Qua lời tựa của tác giả bạn đoán được ý đồ của
tác giả, hình dung khái quát nội dung cơ bản, mục đích của cuốn sách mà tác
giả mong muốn, biết được vấn đề quan trọng nhất mà cuốn sách sẽ đề cập tới.


1.4.2. Bắt đầu đọc nội dung của cuốn sách

Để nắm được nội của cuốn sách, lĩnh hội được kiến thức thì bạn phải đi
sâu nghiên cứu cuốn sách. Muốn nghiên cứu cuốn sách một cách hiệu quả bạn
phải có phương pháp đọc đúng cách:
- Tích cực tư duy khi đọc: Tích cực tư duy khi đọc là luôn hình dung
những ý tưởng trong sách thành những hình ảnh, sự vật, sự việc cụ thể, tiến
hành so sánh, liên tưởng với những kiến thức, kinh nghiệm thực tế đã có để
phát hiện ra bản chất của vấn đề, làm rõ những thắc mắc và tăng vốn hiểu biết
của mình. Từ đó bạn sẽ chuyển hóa những kiến thức trong sách thành của
mình mãi mãi. Tư duy khi đọc cũng giúp bạn tập thể dục cho não, tăng khả
năng ghi nhớ và sự thông minh của mình.
- Tập trung khi đọc: Tập trung khi đọc là cách tốt nhất để bạn có suy
nghĩ cặn kẽ, tư duy tích cực và ghi nhớ được nội dung cuốn sách. Để tập trung
thì ngoài nỗ lực, nguồn cảm hứng của bản thân thì bạn nên chọn một không
gian đọc yên tĩnh, thoáng mát, có ánh sáng, đọc trong tư thế thoải mái nhưng
không nên nằm vì sẽ hại mắt và giảm khả năng ghi nhớ của bạn.
- Rèn luyện kỹ thuật đọc: Kỹ thuật đọc là những thao tác bạn sử dụng
trong quá trình đọc. Kỹ thuật phải được rèn luyện thường xuyên để đạt được
hiệu quả tốt nhất. Trong khi đọc, có một số điểm bạn cần phải lưu ý:
+) Đọc bằng mắt và đầu chứ không đọc bằng miệng.
+) Tránh đọc nhảy bỏ qua quá nhiều.
+) Chuyển động mắt theo chiều thẳng đứng khi đọc.
+) Đọc với tốc độ biến đổi: Đoạn nào quan trọng thì đọc chậm, đọc cẩn
thận, đọc kĩ; đoạn nào không quan trọng thì đọc nhanh, đọc lướt.
+) Cố gắng hiểu ý nghĩa của cả đoạn văn, đừng quá để ý đến từng từ,
đến từng câu.


+) Tập đọc nhanh, nắm và thâu tóm nhanh cái quan trọng, cái cơ bản
của vấn đề.
Bạn cũng nên luyện tập để tăng dần tốc độ đọc. Tuy nhiên đọc nhanh

không có nghĩa đọc ngấu nghiến, vội vội vàng vàng mà đọc nhanh là tóm thật
nhanh, đủ, đúng nội dung. Bạn nên phán đoán trước khi đọc, nếu đã có mục
đích đọc thì phần nào quan trọng bạn đọc kỹ, phần nào không quan trọng bạn
đọc lướt qua, tránh lối đọc tràn lan tốn thời gian.
- Ghi chép khi đọc: Ghi chép là khâu quan trọng không thể thiếu trong
quá trình đọc sách. Ghi chép sẽ giúp tăng khả năng tập trung, ghi nhớ kiến
thức, tổng hợp vấn đề. Đặc biệt ghi chép chính là việc bạn tóm gọn nội dung
cốt lõi, tâm đắc của cả cuốn sách và sau này khi cần thiết bạn chỉ cần đọc lại
những ghi chép đó là có thể hiểu được toàn bộ vấn đề tác giả đề cập trong
cuốn sách.
Các bước ghi chép như sau:
+) Đầu tiên bạn nêu các đề mục cuốn sách.
+) Ghi các luận điểm chính.
+) Ghi những câu nói hay, những đoạn phân tích giá trị, cụ thể, dễ hiểu.
+) Ghi những nhận xét, đánh giá của người đọc về cuốn sách.
+) Ghi những kiến thức mình rút ra được từ cuốn sách, những gì mình
còn thắc mắc để có thể tìm câu trả lời ở những cuốn sách tiếp theo.
1.5. Hình thành thói quen cho học sinh tiểu học
1.5.1. Cách thức hình thành thói quen
Thói quen của học sinh được hình thành bằng các hình thức, con
đường: lặp đi lặp lại hành động, bắt chước và bằng giáo dục, tự giáo dục.
1.5.2. So sánh thói quen với kỹ xảo
- Kỹ xảo:


Trong quá trình dạy học ở Tiểu học, giáo viên thường ra sức truyền đạt
cho học sinh những tri thức. Nắm được tri thức là hiểu biết và ghi nhớ được
những khái niệm khoa học. Tiến thêm một bước nữa là vận dụng tri thức, khái
niệm, định nghĩa, định luật,... vào thực tiễn thì là có kỹ năng. Nhưng kỹ năng
vẫn còn là hành động ý chí đòi hỏi phải “động não”, suy xét, tính toán, phải

có nỗ lực ý chí thì mới hoàn thành được. Chỉ khi nào kỹ năng được củng cố
một cách vững chắc, trở nên tự động hóa, hoặc nửa tự động hóa, “có ý thức
một nửa” thì mới biến thành kỹ xảo. Vậy, nói một cách đơn giản, kỹ xảo là kỹ
năng đã được củng cố và tự động hóa.
Trong khi tiến hành bất cứ một hoạt động phức tạp nào bao giờ cũng
cần phải vận dụng một số kỹ xảo nhất định. Ví dụ: Khi lên lớp, cả thầy và trò
phải vận dụng một số kỹ xảo: cầm bút, nhưng không phải suy nghĩ về cách
cầm, viết chữ, không cần suy nghĩ đến cách viết chữ cái, ghép các chữ thành
từ, phát âm, đọc bài,... Đối với học sinh mới vào lớp 1 thì những việc này mới
chỉ là kỹ năng chưa thành kỹ xảo vì các em còn phải để ý thức vào những việc
đó rất nhiều. Song, nhờ được lặp lại thường xuyên trong từng giờ học, các
hành động đó dần trở nên thành thạo không cần có sự tham gia của ý chí.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng không phải tất cả những kỹ năng trở
thành kỹ xảo rồi thì tuyệt đối không bao giờ có sự tham gia trực tiếp của ý
thức nữa. Trong quá trình hoạt động, tùy theo hoàn cảnh, từng lúc những kỹ
xảo nào đó vẫn có thể chuyển thành hành động ý chí. Ví dụ: Nói chung việc
viết chữ đối với học sinh cuối bậc Tiểu học là một kỹ xảo. Nhưng khi làm bài
tập làm văn, nhiều lúc học sinh nắn nót để viết sao cho sạch, đẹp, không mắc
lỗi,... Lúc đó, rõ ràng có sự tham gia trực tiếp của ý thức để kỹ xảo được trở
nên hoàn thiện hơn.
- So sánh thói quen với kỹ xảo


Trước hết kỹ xảo và thói quen có chỗ giống nhau ở chỗ cùng là những
hành động thành thục được xây dựng trên cơ sở luyện tập thường xuyên lặp đi
lặp lại nhiều lần. Tuy nhiên, kỹ xảo khác thói quen. Kỹ xảo chỉ là những hành
động được củng cố và tự động hóa đơn thuần. Còn thói quen tuy là hành động
được củng cố, ít nhiều tự động hóa hay tự động hóa hoàn toàn, nhưng thường
phức tạp hơn đáp ứng một nhu cầu nhất định, thiết thân với con người. Nếu
thói quen bị cản trở, kìm hãm thì người ta thường khó chịu, bực tức lâm vào

trạng thái căng thẳng,... Ví dụ: Thói quen dậy sớm học bài, tập thể dục, thói
quen đi học đúng giờ.
Ngoài ra, kỹ xảo và thói quen còn khác nhau ở chỗ, kỹ xảo có thể coi
như là “kỹ thuật thuần túy” được hình thành trên cơ sở luyện tập theo phương
thức nhất định, còn thói quen cũng được hình thành do luyện tập nhưng nó
phức tạp hơn, phải dùng nhiều phương thức khác nhau mới đạt được kết quả.
Ví dụ: Việc học sinh tiểu học chào thầy cô giáo. Có một số học sinh biết cách
chào thầy cô giáo một cách thành thạo đấy (có kỹ xảo) nhưng gặp thầy cô ở
ngoài đường thì không hay chào (chưa có thói quen). Luyện cho các em cách
chào thì đơn giản nhưng rèn luyện thành thói quen chào thầy cô thì không đơn
giản phải dùng nhiều phương pháp khác nhau.
1.5.3. Một số yêu cầu đối với việc hình thành thói quen
- Làm cho học sinh ham thích luyện tập.
Muốn hình thành thói quen nào cần tìm cách làm cho học sinh thích thú
luyện tập. Ví dụ: Luyện cho các em thói quen giữ vở sạch, viết chữ đẹp, ta
đưa vở của học sinh được khen thưởng ra giới thiệu cho các em; khi ta giáo
dục cho học sinh thói quen hành vi đạo đức ta nêu gương những học sinh là
cháu ngoan Bác Hồ, học sinh nghèo vượt khó trong sách báo, trong trường,
trong lớp (nếu có).
- Cần làm cho các em hiểu cách luyện tập.


Khi hướng dẫn một hành động, một công việc gì đó cho các em đòi hỏi
giáo viên phải nghiên cứu tỉ mỉ để hướng dẫn từng thao tác, sau đó mới luyện
tập cho nhanh, cho khéo.
- Cần phải chỉ dẫn kịp thời những sai sót của các em.
Những chỉ dẫn của giáo viên về những sai sót trong các phương pháp
hành động và sự đánh giá mức độ phù hợp giữa kết quả đạt được với mục
đích đề ra có ý nghĩa quan trọng. Biết kết quả và hiểu nguyên nhân của sự sai
sót trong hành động là một trong những điều kiện chủ yếu để hình thành nên

thói quen tốt. Các nhà tâm lý học chỉ ra khoảng cách thời gian giữa lúc phạm
sai lầm đến lúc sửa chữa có ý nghĩa đáng kể.
Chẳng hạn, nếu phát hiện sai sót ngay, sữa chữa kịp thời thì thường rút
ngắn thời gian luyện tập có kết quả là nhịp độ hành động ở giai đoạn đầu thì
chậm, chắc chắn càng về sau càng tăng tốc độ, rút ngắn thời gian.
- Phải tiến hành luyện tập có hệ thống và liên tục.
Trước hết, phải luyện tập có hệ thống đi từ đơn giản đến phức tạp. Ví
dụ: Dạy các em tập viết phải đi từ viết được, viết đúng, sau đó mới dạy viết
đẹp, viết nhanh; khi đọc phải từ chỗ dạy các em đọc được, đọc đúng đến đọc
lưu loát và diễn cảm.
Như vậy, khi luyện tập phải nâng cao dần dần, đòi hỏi kết quả ngày
một cao hơn và chú ý việc luyện tập phải được tiến hành trong một số lần
nhất định trong một thời gian nhất định tùy từng học sinh, từng hoạt động.
Nếu hành động chưa thành thục đã bỏ thì sẽ quên (hiện tượng tái mù chữ),
ngược lại luyện tập mãi hành động các em đã biết, đã thành thục thì dễ gây
cho các em sự nhàm chán.
- Phải kiểm tra và đánh giá kết quả luyện tập.
Khi luyện tập giáo viên phải theo dõi, uốn nắn kịp thời những sai sót
của các em ngay từ đầu. Cái quan trọng giáo viên phải làm đúng mẫu. Ví dụ:


Học sinh có thói quen xấu sau này khó sửa, tập hát mà sai nhạc sau này rất
khó chữa. Phải để các em tự làm, giáo viên theo dõi, đánh giá. Điều quan
trọng, giáo viên phải dạy cho các em tự kiểm tra, dần dần sẽ hình thành thói
quen tự kiểm tra, tự đánh giá hành động của mình. Nếu không dạy các em biết
tự kiểm tra, giáo viên lại không thường xuyên kiểm tra thì học sinh dễ chán
nản hoặc chủ quan, làm qua quýt mọi việc.
- Phải củng cố những thói quen đã được hình thành.
Ở tuổi học sinh tiểu học, thói quen dễ hình thành nhưng chưa bền vững.
Đặc điểm này có liên quan đến cơ sở sinh lý là hoạt động thần kinh của các

em còn mềm dẻo; linh hoạt, dễ thành lập những đường liên hệ thần kinh tạm
thời. Mặt khác, các em tiếp thu nhanh, nhiều tác động nhưng lại chưa có khả
năng phân tích chọn lọc. Chính vì vậy, giáo viên cần chọn những thói quen
khó – cần củng cố, làm cho chúng nổi bật và chiếm vị trí quan trọng trong các
hoạt động muôn hình, muôn vẻ của học sinh. Quá trình hoạt động thực tiễn
làm các thói quen được thử thách, vận dụng trong những điều kiện, hoàn cảnh
khác nhau sẽ trở nên bền vững nhưng lại có tính linh hoạt cao.
1.5.4. Một số lưu ý khi giáo dục các thói quen tốt cho học sinh tiểu học
Muốn giáo dục các thói quen tốt cho học sinh tiểu học cần chú ý đến
các điều kiện sau:
- Làm cho học sinh thấy được và tin tưởng vào sự cần thiết phải có
những thói quen đó. Làm sao cho những yêu cầu của người giáo viên, của
người lớn đặt ra trở thành nhu cầu của trẻ. Muốn vậy trước khi hình thành
thói quen nào đó, phải giải thích cho trẻ rõ ý nghĩa của việc làm và gây ra cho
trẻ những cảm xúc khác nhau: thoải mái khi có hành động tốt và xấu hổ, băn
khoăn trước hành vi chưa tốt của mình.


Ví dụ: Thói quen rửa tay trước khi ăn, ra vào lớp đúng quy định... Trẻ
phải nhận thức được sự cần thiết phải sạch sẽ khi ăn uống và thấy không thoải
mái, băn khoăn, thậm chí sợ vi trùng khi tay bẩn mà vẫn ăn, uống.
- Tổ chức những điều kiện khách quan để hình thành các thói quen tốt
cho học sinh, như phòng ăn có chậu nước rửa tay, khăn lau tay,... nên kiểm tra
việc thực hiện nội quy của lớp hoặc là thói quen chào hỏi – có bản nội quy
quy định về hành vi đạo đức đối với học sinh tiểu học, tiết sinh hoạt có sự
tổng kết, nhắc nhở đối với những hành vi khác nhau khi chào thầy, cô...
- Hình thành khả năng tự kiểm soát của học sinh đối với việc thực hiện
các thói quen của cá nhân.
- Đấu tranh tích cực với các thói quen xấu, có hại nảy sinh ở học sinh
một cách tự phát hay bắt chước. Ở đây là hình thành nội lực bên trong cho trẻ.

- Củng cố các thói quen tốt đã hình thành được ở học sinh tiểu học
bằng các hình thức: biểu dương, khen thưởng... của nhà trường, cha mẹ.
1.6. Học sinh tiểu học
1.6.1. Khái niệm học sinh tiểu học
Lứa tuổi học sinh tiểu học bắt đầu từ 6 tuổi, kết thúc 11 tuổi. Đó là
những em đang học từ lớp 1 đến lớp 5.
Học sinh tiểu học là một giai đoạn phát triển của trẻ em có hoạt động
học là hoạt động chủ đạo, đây là hoạt động lần đầu tiên xuất hiện có đối tượng
là tri thức khoa học.
Học sinh tiểu học là một thực thể hồn nhiên, tiềm tàng khả năng phát
triển, được biểu hiện ở việc tiếp thu nội dung các môn học.
1.6.2. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh lớp 4
a) Đặc điểm sinh lý
Sự phát triển cơ thể ở lứa tuổi này diễn ra bình thường, cấu tạo tế bào
thần kinh gần giống với cấu tạo tế bào thần kinh người lớn. Những đặc điểm


×