Tải bản đầy đủ (.doc) (106 trang)

Trường nghĩa không gian trong hai tiểu thuyết lịch sử “búp sen xanh” của nhà văn sơn tùng và “sương mù tháng giêng” của nhà văn uông triều

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (672.95 KB, 106 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
======

GIÁP THỊ
THU

TRƯỜNG NGHĨA KHÔNG GIAN
TRONG “BÚP SEN XANH” CỦA SƠN TÙNG

“SƯƠNG MÙ THÁNG GIÊNG” CỦA UÔNG
TRIỀU

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI
HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ
học


HÀ NỘI - 2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
======

GIÁP THỊ
THU

TRƯỜNG NGHĨA KHÔNG GIAN
TRONG “BÚP SEN XANH” CỦA SƠN TÙNG



“SƯƠNG MÙ THÁNG GIÊNG” CỦA UÔNG
TRIỀU

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI
HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ
học
Người hướng dẫn khoa học

TS. NGUYỄN THỊ
HIỀN


HÀ NỘI - 2019


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô trong tổ Ngôn ngữ
cùng toàn thể các thầy, cô giáo trong khoa Ngữ văn trường Đại học Sư
phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện để tôi được học và tìm hiểu nghiên cứu
một cách tốt nhất trong quá trình làm khóa luận, đặc biệt tôi xin gửi
lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Hiền, người đã trực tiếp hướng
dẫn tôi hoàn thành khóa luận này.
Do hạn chế về thời gian, cũng như kiến thức của bản thân, nên
khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự
góp ý, và ý kiến đánh giá của quý thầy cô để khóa luận được hoàn thiện
hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.

Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm
2019
Tác giả khóa luận

Giáp Thị Thu


LỜI CAM
ĐOAN

Tôi xin cam đoan:
- Khóa luận này là công trình nghiên cứu cá nhân của tôi có sự tham
khảo của những người đi trước và dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị
Hiền.
- Toàn bộ từ ngữ, số liệu thống kê trong khóa luận là hoàn toàn trung
thực.
- Đề tài nghiên cứu và các kết luận khoa học chưa từng được công
bố
trên bất kì công trình khoa học nào khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm trước lời cam đoan của mình.
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm
2019
Tác giả khóa luận

Giáp Thị Thu


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...................................................................................................
1

1. Lý do chọn đề tài .................................................................................
1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề....................................................................
1
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên
cứu....................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................
4
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .........................................................
4
6. Đóng góp của khóa luận .......................................................................
5
7. Cấu trúc khóa luận ...............................................................................
5
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ..................................................................
6
1.1. Trường nghĩa ....................................................................................
6
1.1.1.Khái niệm về trường nghĩa............................................................
6
1.1.2. Phân loại trường nghĩa................................................................
7
1.2.3.Ý nghĩa việc tìm hiểu trường nghĩa trong tác phẩm văn học
..........11
1.2. Trường nghĩa chỉ không gian
............................................................14
1.2.1. Khái niệm không gian trong văn học
...........................................14
1.2.2. Trường nghĩa không gian trong văn
học......................................15

1.3. Đặc điểm ngôn ngữ trong tiểu thuyết “Búp sen xanh” và “Sương
mù tháng Giêng”
....................................................................................16


1.3.1. Đặc điểm ngôn ngữ trong tiểu thuyết “Búp sen
xanh”..................16
1.3.2. Đặc điểm ngôn ngữ trong tiểu thuyết “Sương mù tháng Giêng”
...18
CHƯƠNG 2 TRƯỜNG NGHĨA KHÔNG GIAN TRONG TÁC PHẨM
“BÚP SEN XANH” CỦA SƠN TÙNG VÀ “SƯƠNG MÙ THÁNG
GIÊNG” CỦA UÔNG TRIỀU
...................................................................21
2.1. Trường nghĩa không gian trong “búp sen xanh” của Sơn Tùng.
..........21
2.1.1 Không gian làng
quê....................................................................22
2.1.2 Không gian đường lên kinh đô Huế và cảnh đẹp miền
Trung.........26
2.1.3. Không gian kinh đô Huế
.............................................................29
2.1.4. Không gian Sài Gòn đầu thế kỉ XX
..............................................33


2.2. Trường nghĩa không gian trong “Sương mù tháng giêng” của
Uông Triều
............................................................................................38
2.2.1. Không gian chiến trận
................................................................38

2.2.2 Không gian âm phủ.
....................................................................47
2.3. So sánh cách xây dựng không gian trong hai tiểu thuyết “Búp sen
xanh” và “Sương mù tháng Giêng”.
.........................................................49
2.3.1. Giống nhau
................................................................................49
2.3.2. Khác
nhau..................................................................................50
KẾT
LUẬN...............................................................................................51
TÀI LIỆU THAM KHẢO
..........................................................................53


DANH MỤC CÁC
BẢNG

Bảng 2.1. Bảng khảo sát từ ngữ thuộc trường nghĩa không gian làng quê
.....22
Bảng 2.2. Bảng khảo sát từ ngữ thuộc trường nghĩa không gian đường lên
kinh đô Huế và cảnh đẹp miền Trung
..........................................26
Bảng 2.3. Bảng khảo sát từ ngữ thuộc trường nghĩa k hông gian kinh đô
Huế............................................................................................2
9
Bảng 2.4. Bảng khảo sát từ ngữ thuộc trường chỉ không gian ở Sài
Gòn.......33
Bảng 2.5. Bảng khảo sát từ ngữ thuộc trường nghĩa không gian trong cuộc
chiến chống quân Nguyên Mông lần 2 (1285)

.............................40
Bảng 2.5. Bảng khảo sát từ ngữ thuộc trường nghĩa không gian trong cuộc
chiến chống quân Nguyên Mông lần 3 (1288)
.............................43


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề
tài
1.1.Có ngôn ngữ mới có văn học. Văn học là phương tiện để thể hiện
hình thái của ngôn ngữ. Do vậy, khi phân tích một tác phẩm văn học ta
phải gắn với việc tìm hiểu ngôn ngữ của tác phẩm văn học đó. Ngôn ngữ
là chất liệu để cấu thành tác phẩm văn học nên việc nghiên cứu về vấn
đề ngôn ngữ trong văn học là một việc làm có ý nghĩa thiết thực, giúp
ta hiểu rõ được một tác phẩm văn học, bước đầu tiên là từ chất liệu đặc
trưng của nó (chất liệu ngôn
từ).
Mọi sự kiện trong đời sống đều được diễn ra trong một không gian
cụ thể. Nhiệm vụ của văn học là tái hiện lại những sự kiện trong đời sống
đó. Do vậy, khi tái hiện lại đời sống, các nhà văn không thể bỏ qua yếu tố
không gian trong sáng tác của mình. Không gian góp phần xây dựng
thế giới trong tác phẩm văn học tạo nên tính tổng thể trong tác phẩm đó.
1.2.“Búp sen xanh” và “Sương mù tháng giêng” là hai tiểu thuyết lịch
sử thành công của hai nhà văn Sơn Tùng và Uông Triều. Điểm chung ở
hai tác phẩm này là đều viết về những vĩ nhân trong lịch sử của dân
tộc, từ đó thể hiện lòng tự hào, tự tôn của dân tộc. Bên cạnh đó, hai tác
phẩm thu hút người đọc bởi cách xây dựng không gian độc đáo.
Việc tìm hiểu trường nghĩa không gian trong “Búp sen xanh”
và “Sương mù tháng giêng” không chỉ giúp ta phát hiện ra những vẻ
đẹp của ngôn ngữ dân tộc, bên cạnh đó cảm nhận được vẻ đẹp thiên nhiên

trù phú của quê hương, niềm tự hào, tự tôn của dân tộc trong tinh thần
quật khởi chiến đấu bảo vệ non sông đất nước, đồng thời thấy được tư
tưởng của nhà văn muốn gửi gắm qua việc khắc họa không gian trong
tác phẩm. Tìm hiểu về trường nghĩa không gian trong hai cuốn tiểu
thuyết này cũng góp phần định hướng trong đổi mới dạy và học ngữ văn
theo quan điểm tích hợp ngôn ngữ - văn học – lịch sử.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn
đề
1


2.1. Không gian và trường nghĩa chỉ không gian trong tác phẩm văn
học

2


Nghiên cứu về không gian và trường nghĩa chỉ không gian trong các
tác phẩm văn học, có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học như:
Lý luận chung về không gian nghệ thuật trong văn học của Vũ Minh
Đức; luận văn thạc sĩ Khảo sát từ ngữ chỉ không gian trong thơ Tố
Hữu của Nguyễn Thị Thơm (2013); Hiện tượng chuyển trường nghĩa
trong thơ Đồng Đức Bốn của Nguyễn Thị Hiền (2013), sách chuyên khảo
Trường nghĩa trong Tiếng Việt – Trường hợp trường nghĩa “lửa” và
trường nghĩa “nước” của Nguyễn Văn Thạo (2017),.... các công trình
nghiên cứu trên đã nghiên cứu về trường nghĩa nói chung, và về các quan
niệm về không gian nghệ thuật trong văn học. Đây là một không gian
phức tạp, không chỉ bao gồm không gian vật chất mà còn là không gian
trong tưởng tượng của con người. Như vậy, trong ngôn ngữ và văn học từ
trước đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về trường nghĩa và không

gian trong văn học.
Dựa trên cơ sở đó, với đề tài của mình chúng tôi cũng muốn đóng
góp phần nhỏ vào trong quá trình tìm hiểu trường nghĩa nói chung và
trường nghĩa chỉ không gian trong ngôn ngữ nói riêng.
2.2. Sơ lược về tình hình nghiên cứu hai tác phẩm Búp sen xanh của
Sơn
Tùng và Sương mù tháng giêng của Uông Triều.
Nhà văn Sơn Tùng, sinh năm 1928 quê ở Nghệ An là thế hệ nhà
văn trưởng thành trong cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống
Mĩ cứu nước của dân tộc Việt Nam. Trong suốt cuộc đời cầm bút của
mình, ông dành phần lớn để viết về chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong các tác
phẩm đó, nổi tiếng hơn cả là tiểu thuyết “Búp sen xanh”. Với tác phẩm
này, Sơn Tùng được xem là người đầu tiên trên văn đàn Việt Nam mở
một hướng mới khi viết về Bác Hồ, không phải xuất phát từ cái nhìn về
một vị lãnh tụ, mà từ một con người bình dị, một con người mang tâm hồn
dạt dào của người dân xứ Nghệ.
Nhà văn Uông Triều, sinh năm 1977 là một trong những cây bút trẻ
văn xuôi xuất sắc của văn học Việt Nam kể từ sau năm 1975. Mảng sáng


tác xuất sắc nhất của Uông Triều chính là những truyện viết về đề tài
lịch sử, và lấy
điểm tựa thời gian là nhà Trần. Nhà Trần cùng với những chiến công chói
lọi, ba lần chiến thắng quân xâm lược Nguyên Mông trở thành niềm tự
hào của


dân tộc. Hào khí Đông A đã mang lại nguồn cảm hứng sáng tác vô tận
cho các nhà văn, và Uông Triều không nằm ngoài sức hút đó. Tiểu thuyết
“Sương mù tháng Giêng” được đánh giá là một trong những tác phẩm

hay và thành công nhất trong sự nghiệp sáng tác của Uông Triều. Tác
phẩm đã bao quát một bối cảnh lịch sử rộng lớn về chiến thắng của vua
tôi nhà Trần trước hai cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông (1285
– 1288).
Cùng thuộc thể loại tiểu thuyết lịch sử và cùng viết về những vĩ
nhân của dân tộc,có một số công trình nghiên cứu về nội dung, tư tưởng
của tác phẩm như: khóa luận tốt nghiệp Diễn ngôn lịch sử trong “Sương
mù tháng Giêng” của Vũ Thị Minh Thu (2017), tôi đọc “búp sen
xanh” của Thảo Nguyên (2015), kiến giải lịch sử trong tiểu thuyết
“sương mù tháng Giêng” của Phương Nhã,… Tuy nhiên,từ góc độ ngôn
ngữ nói chung, trường nghĩa nói riêng chúng tôi nhận thấy chưa có công
trình nào nghiên cứu. Do vậy, với những lý do trên chúng tôi lựa chọn đề
tài Trường nghĩa không gian trong hai tiểu thuyết lịch sử “Búp sen
xanh” của nhà văn Sơn Tùng và “Sương mù tháng giêng” của nhà văn
Uông Triều để nghiên cứu, mong muốn góp phần làm sáng tỏ về trường
nghĩa chỉ không gian trong hai tác phẩm trên, đồng thời làm phong phú
hơn về ngữ liệu trong việc dạy học môn Ngữ văn ở nhà trường Phổ thông.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên
cứu
3.1.
đích

Mục

Mục đích của khóa luận này là mong muốn tìm hiểu trong một
phạm vi hẹp về hai tác phẩm văn học “Búp sen xanh” của nhà văn
Sơn Tùng và “Sương mù tháng giêng” của nhà văn Uông Triều dưới góc
độ ngôn ngữ, cụ thể là về các trường nghĩa chỉ không gian trong tác
phẩm. Qua đó, giúp ta mở ra thêm một hướng tiếp cận mới về hai tiểu
thuyết này, đồng thời góp phần thể hiện những đặc trưng trong phong

cách sáng tác của hai nhà văn.
3.2.
vụ

Nhiệm


Để đạt được mục đích trên, khóa luận phải đảm bảo thực hiện
được những nhiệm vụ sau:
- Hệ thống cơ sở lý luận của đề tài.


- Khảo sát các từ ngữ thuộc trường nghĩa không gian trong hai
cuốn tiểu thuyết “Búp sen xanh” và “Sương mù tháng giêng”.
- Phân tích giá trị biểu đạt của các từ ngữ thuộc trường nghĩa chỉ
không gian trong hai cuốn tiểu thuyết.
- So sánh sự giống và khác nhau trong việc sử dụng các từ ngữ
thuộc trường nghĩa không gian trong hai tác phẩm để tìm ra đặc trưng
phong cách của nhà văn.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện khóa luận, chúng tôi chú trọng sử dụng các
phương pháp sau:
Phương pháp miêu tả: miêu tả được đặc điểm của các trường nghĩa chỉ
không gian trong tác phẩm và các từ ngữ biểu đạt không gian đó.
Phương pháp phân tích (phân tích ngữ nghĩa và phân tích ngữ cảnh): để
làm rõ giá trị biểu hiện của từ trong những trường hợp cụ thể, bên cạnh
đó chỉ ra
được ý nghĩa, tác dụng của các từ ngữ chỉ không gian đối với việc thể hiện
giá trị tư tưởng của tác phẩm.
Ngoài hai phương pháp trên, thủ pháp phân loại và thống kê cũng

được sử dụng trong khóa luận:
Thủ pháp thống kê: Dùng để tổng hợp ngữ liệu, qua đó bước đầu có cái
nhìn khái quát về trường nghĩa chỉ không gian trong hai tác phẩm.
Thủ pháp phân loại: Dùng để phân loại ngữ liệu giúp cho việc tìm hiểu
vấn đề
được xác định một cách cụ thể và minh bạch hơn.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là Trường nghĩa không gian
trong hai tiểu thuyết lịch sử “Búp sen xanh” của nhà văn Sơn Tùng và
“Sương mù tháng giêng” của nhà văn Uông Triều.


5.2. Phạm vi nghiên cứu


Khóa luận tập trung khảo sát và phân tích những từ ngữ thuộc
trường nghĩa không gian của trong tác phẩm “Búp sen xanh” của nhà văn
Sơn Tùng và “Sương mù tháng giêng” của nhà văn Uông Triều.
6. Đóng góp của khóa luận
Từ lý thuyết về trường nghĩa, tôi muốn đặt ra nhiệm vụ xác định
những trường nghĩa chỉ không gian trong hai tiểu thuyết “Búp sen xanh”
của nhà văn Sơn Tùng và “Sương mù tháng giêng” của nhà văn Uông
Triều.
Làm rõ được việc sử dụng các từ ngữ chỉ không gian trong hai
tiểu thuyết, qua đó khẳng định được những đóng góp của Sơn Tùng
và Uông Triều đối với ngôn ngữ nghệ thuật.
Góp phần làm sáng tỏ hơn về trường nghĩa chỉ không gian trong
sáng tạo ngôn ngữ nghệ thuật.
7. Cấu trúc khóa luận

Ngoài các phần mở đầu, kết luận, khóa luận được triển khai theo
2
chương sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Trường nghĩa chỉ không gian trong tác phẩm “Búp
sen xanh” của Sơn Tùng và “Sương mù tháng giêng” của Uông Triều.
Sau cùng là phần tài liệu tham khảo.


CHƯƠNG 1
1.1. Trường nghĩa

CƠ SỞ LÝ
LUẬN

1.1.1.Khái niệm về trường nghĩa
Từ vựng của mỗi ngôn ngữ là một khối khổng lồ, phức tạp cả về
cấu tạo và ngữ nghĩa. Do vậy, việc phân lập khối lượng lớn đó thành các
trường nghĩa là một việc làm tất yếu nhằm xác định tính hệ thống và chỉ
ra được mối quan hệ về nghĩa giữa các từ. Dựa trên lý thuyết trên, có rất
nhiều quan niệm về trường nghĩa:
- Lý thuyết về trường nghĩa của học giả Trier (Đức) từ những năm
30 của thế kỉ XX. Lý thuyết của ông được coi như một giai đoạn mới
trong lịch sử ngữ nghĩa học. Ông là người đầu tiên đã đưa ra thuật ngữ
“trường” vào trong ngôn ngữ học và áp dụng quan điểm cấu trúc vào lĩnh
vực từ vựng ngữ nghĩa. Lý thuyết của ông đã được tác giả Wu khái quát lại
như sau:
+ Vốn từ của một hệ thống ngôn ngữ có mối quan hệ về nghĩa với
nhau và chúng cấu thành một hệ thống hoàn chỉnh. Hệ thống này không
cố định, mà chúng luôn luôn có sự biến đổi.

+ Vì vốn từ của một ngôn ngữ có mối quan hệ với nhau, nên không
thể nghiên cứu chúng theo từng bộ phận riêng lẻ mà cần phải đặt chúng
trong một hệ thống hoàn chỉnh khi nghiên cứu.
+ Do các từ có mối quan hệ về nghĩa với nhau, nên chúng ta chỉ có
thể nhận biết được bằng cách phân tích ý nghĩa, so sánh, đặt từ trong mối
quan hệ về nghĩa với những từ khác. Một từ chỉ có thể có nghĩa khi nó
nằm trong trường nghĩa của nó.
- Lý thuyết về trường nghĩa của Porzig (Đức): Trái với Trier,
nghiên cứu về trường nghĩa của Porzig dựa trên sự phân tích mối quan hệ
bên trong đồng xuất hiện giữa các từ, các học giả khác thường gọi lý
thuyết trường nghĩa của Porzig là trường cú pháp. Bởi Porzig cho rằng
nghĩa của từ bị giới hạn bởi ngữ cảnh mà chúng được sử dụng và các từ


xung quanh chúng quy định. Theo ông, sẽ có một từ trung tâm (Thường là
động từ) mà nhờ từ đó mà nghĩa những từ xung quanh nó được xác định.


- Ở Việt Nam, vấn đề về trường nghĩa cũng được rất nhiều nhà
ngôn ngữ học quan tâm như: Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn
Văn Tu, Đỗ Việt Hùng,....trong đó, tiêu biểu là nhà nghiên cứu Đỗ
Hữu Châu. Qua thực tế nghiên cứu của mình, ông đã cho rằng: “ Những
quan hệ về ngữ nghĩa giữa các từ sẽ hiện ra khi đặt được các từ vào
những hệ thống con thích hợp. Nói cách khác, tính hệ thống về ngữ
nghĩa của từ vựng thể hiện qua những tiểu hệ thống ngữ nghĩa trong
lòng từ vựng và quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ riêng lẻ thể hiện qua
quan hệ những tiểu hệ thống chứa chúng”. Từ đó ta có thể rút ra khái
niệm về trường nghĩa như sau:Trường nghĩa là tập hợp những từ có nét
chung về nghĩa. Nói cách khác, một tập hợp từ theo tiêu chí về nghĩa gọi
là một trường nghĩa.

1.1.2.
nghĩa

Phân

loại

trường

Dựa vào hai quan hệ cơ bản trong ngôn ngữ là quan hệ dọc ( quan
hệ trực tuyến, quan hệ hình) và quan hệ ngang (quan hệ hình tuyến,
quan hệ tuyến tính, quan hệ ngữ đoạn), Đỗ Hữu Châu đã chia trường
nghĩa trong tiếng việt thành các loại khác nhau: trường nghĩa ngang
(Trường nghĩa tuyến tính), trường nghĩa dọc (trường nghĩa biểu vật và
trường nghĩa biểu niệm), trường nghĩa liên tưởng (dựa vào sự kết hợp giữa
quan hệ dọc và quan hệ ngang).
1.1.2.1. Trường nghĩa ngang (Trường nghĩa tuyến
tính)
Tập hợp các từ có thể kết hợp với một từ gốc cho trước thành một
chuỗi chấp nhận được gọi là trường tuyến tính. Chẳng hạn, trường tuyến
tính với từ
“mặt” là một tập hợp từ sau: “trái xoan, tròn, chữ điền, bầu bĩnh, v-line,
….” Hay các từ nằm trong tuyến tính của từ “xanh” gồm: trời, cỏ,
lá, biển, quả,…Những từ nằm trong trường tuyến tính góp phần hiện thực
hóa một hoặc một số nét nghĩa nào đó của từ trung tâm. Các từ “mặt, rau,
xe, tay, bát, xoong, nồi,…”; các từ “nhục, hận” nằm trong trường nghĩa
tuyến tính của từ “rửa”.


Để xác lập trường nghĩa tuyến tính, ta chọn một từ để làm từ gốc,

sau đó tìm tất cả các từ có thể kết hợp với từ đó để tạo thành những
chuỗi tuyến tính (cụm từ, câu) chấp nhận được trong ngôn ngữ.
Trường tuyến tính cho biết đặc điểm của từ trong quá trình hành
chức, những quan hệ và cấu trúc ngữ nghĩa của từ.


1.1.2.2. Trường nghĩa
dọc
- Trường nghĩa biểu vật
Tập hợp những từ đồng nhất với nhau về một nghĩa chỉ sự vật nào
đấy gọi là trường nghĩa biểu vật. Có thể hiểu: trường biểu vật gồm tất cả
các từ có liên quan đến một từ trung tâm của trường. Chẳng hạn:
(1) Xác lập trường nghĩa biểu vật về “người” ta có:
+ Xét về giới: đàn ông, đàn bà, nam, nữ,…
+ Xét về tuổi tác: Người già, trẻ em, thanh niên, tiếu nhi, thiếu
niên…
+ Xét về nghề nghiệp: Giáo viên, kỹ sư, bác sĩ, quản lý, công nhân,
….
+ Xét về bộ phận cơ thể người: tóc, răng, tay, chân, mắt, mũi, miệng,
….
(2) Xác lập trường nghĩa biểu vật về “cây” ta có:
+ Các loại cây: cây si, cây đa, cây tùng, xương rồng, bèo tây….
+ Bộ phận của cây: thân, ngọn, rễ, lá, cành, ….
+ Mục đích sử dụng của cây: cây lấy gỗ, cây ăn quả, cây làm thuốc,
…. Để xác lập trường nghĩa biểu vật, người ta chọn một danh từ
biểu thị sự
vật làm gốc, từ đó tìm các từ ngữ có phạm vi biểu vật với danh từ được
chọn làm gốc đó. Chẳng hạn nếu chọn từ “hoa” làm gốc, ta có thể thu
thập được các từ đồng nhất về phạm vi biểu vật với từ hoa như: ly, cúc,
huệ , lan, đỏ, trắng, cam, vàng, tươi, héo,…

Mỗi trường nghĩa biểu vật thường có từ trung tâm là danh từ.
Đó là danh từ có tính khái quát cao, gần như là tên gọi của các phạm
trù biểu vật như: người, động vật, thực vật, chất liệu,…. Các danh từ này
cũng là tên gọi các nét nghĩa có tác dụng hạn chế ý nghĩa của từ về mặt
biểu vật, là những nét nghĩa cụ thể, thu hẹp ý nghĩa của từ. Dựa vào danh
từ trung tâm, người ta xác lập được trường nghĩa biểu vật. Ví dụ trong


trường nghĩa biểu vật về “cây” ở trên, ta tổng hợp được rất nhiều từ ngữ
về cây và chúng nằm trong trường nghĩa “cây”.
Các trường nghĩa biểu vật lớn có thể phân chia thành các trường
nghĩa
biểu vật nhỏ. Đến lượt mình, các trường nghĩa biểu vật nhỏ này có thể
phân


×