Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Trường từ vựng trong kinh thánh tân ước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (720.82 KB, 74 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

ĐẶNG THỊ NHẬT LỆ

TRƯỜNG TỪ VỰNG TRONG
KINH THÁNH TÂN ƯỚC

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

HÀ NỘI - 2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

ĐẶNG THỊ NHẬT LỆ

TRƯỜNG TỪ VỰNG TRONG
KINH THÁNH TÂN ƯỚC

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Người hướng dẫn khoa học

TS. Nguyễn Thị Hiền

HÀ NỘI - 2019



LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình triển khai khóa luận tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự quan
tâm giúp đỡ tận tình của các thầy cô tổ Ngôn ngữ, các thầy cô khoa Ngữ văn, gia
đình, bạn bè, người thân, đặc biệt là TS. Nguyễn Thị Hiền, giáo viên trực tiếp
hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và
sâu sắc nhất tới qúy thầy cô và những người hết lòng ủng hộ tôi.
Do thời gian và năng lực nghiên cứu có hạn, khóa luận chắc chắn không
tránh khỏi những hạn chế. Tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp của qúy
thầy cô và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn.

Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2019
Sinh viên

Đặng Thị Nhật Lệ


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan:
Khóa luận “Trường từ vựng trong Kinh Thánh Tân ước” là kết quả nghiên
cứu của riêng tôi. Các số liệu thống kê là hoàn toàn trung thực do tôi thực hiện. Đề
tài nghiên cứu và các kết luận khoa học của khóa luận chưa từng được công bố ở
bất kì công trình nào.

Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2019
Sinh viên

Đặng Thị Nhật Lệ



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài......................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề .........................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................4
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................5
6. Đóng góp của khóa luận..........................................................................................5
7. Bố cục của khóa luận ..............................................................................................5
NỘI DUNG .................................................................................................................6
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN..................................................................................6
1.1. Khái niệm trường nghĩa .......................................................................................6
1.2. Đặc điểm của trường nghĩa ..................................................................................7
1.3. Phân loại trường nghĩa .........................................................................................8
1.3.1. Trường nghĩa dọc ..............................................................................................8
1.3.2. Trường nghĩa ngang (tuyến tính) ...................................................................10
1.3.3. Trường nghĩa liên tưởng .................................................................................11
1.4. Trường nghĩa và ngôn ngữ văn chương .............................................................12
1.4.1. Trường nghĩa biểu vật và ngôn ngữ văn chương ............................................12
1.4.2. Trường nghĩa biểu niệm và ngôn ngữ văn chương .........................................12
1.4.3. Trường nghĩa liên tưởng và ngôn ngữ văn chương ........................................14
1.5. Một vài nét về Kinh Thánh ................................................................................14
Tiểu kết chương 1......................................................................................................16
CHƯƠNG 2. HỆ THỐNG CÁC TRƯỜNG NGHĨA TRONG KINH THÁNH
TÂN ƯỚC .................................................................................................................17
2.1. Kết quả thống kê ................................................................................................17
2.2. Các trường nghĩa trong Kinh Thánh Tân ước....................................................19



2.2.1. Trường nghĩa con người..................................................................................19
2.2.2. Trường nghĩa động vật ....................................................................................29
2.2.3. Trường nghĩa thực vật.....................................................................................33
2.2.4. Trường nghĩa nước..........................................................................................36
Tiểu kết chương 2......................................................................................................39
CHƯƠNG 3. GIÁ TRỊ BIỂU ĐẠT CỦA TRƯỜNG NGHĨA TRONG KINH
THÁNH TÂN ƯỚC ..................................................................................................41
3.1. Giá trị biểu đạt của trường nghĩa con người trong Kinh Thánh Tân ước ..........41
3.2. Giá trị biểu đạt của trường nghĩa động vật trong Kinh Thánh Tân ước ............48
3.3. Giá trị biểu đạt của trường nghĩa thực vật trong Kinh Thánh Tân ước .............53
3.4. Giá trị biểu đạt của trường nghĩa nước trong Kinh Thánh Tân ước ..................56
Tiểu kết chương 3......................................................................................................58
KẾT LUẬN ...............................................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO
NGUỒN NGỮ LIỆU THAM KHẢO


BẢNG QUY ƯỚC VIẾT TẮT
Đ
H
H
N
N
x
S
T
T
T

Đại

Q
Nhà
xuất
Số
tự
Tiểu
tr


BẢNG KÍ HIỆU 27 SÁCH TRONG KINH THÁNH TÂN ƯỚC
1
C
1
G
1
Pr
1
T
1
T
2
C
2
G
2
Pr
2
T
2
T

3
G
C
l
C
v
E
p
G
a
G
c
G
đ
G
l
H
r
K
h
L
c
M
c
M
t
Pl
Pl
m
R

m
Tt

Thư
1
Thư
1
Thư
1
Thư
1
Thư
1
Thư
2
Thư
2
Thư
2
Thư
2
Thư
2
Thư
3
Thư
gử
Côn
g
Thư

gử
Tin
m
Thư
c
Thư
c
Thư
gử
Thư
gử
Sách
K
Tin
m
Tin
m
Tin
m
Thư
gử
Thư
gử
Thư
gử
Thư
gử


DANH MỤC BẢNG


Bảng 2.1. Kết quả khảo sát một số trường nghĩa trong Kinh Thánh Tân ước ..........17
Bảng 2.2. Danh sách tiểu trường và số lượng từ trong trường nghĩa con người
............19
Bảng 2.3. Danh sách và số lượng từ trong tiểu trường chỉ bộ phận..........................21
Bảng 2.4. Danh sách và số lượng từ trong tiểu trường chỉ bệnh...............................22
Bảng 2.5. Danh sách và số lượng từ trong tiểu trường chỉ hoạt động ......................24
Bảng 2.6. Danh sách và số lượng từ trong tiểu trường chỉ nghề nghiệp...................26
Bảng 2.7. Danh sách và số lượng từ trong tiểu trường chỉ đạo đức..........................27
Bảng 2.8. Danh sách và số lượng từ trong tiểu trường chỉ cảm xúc .........................28
Bảng 2.9. Danh sách tiểu trường và số lượng từ trong trường nghĩa động
vật...............29
Bảng 2.10. Danh sách và số lượng từ trong tiểu trường chỉ tên gọi động vật ..........30
Bảng 2.11. Danh sách và số lượng từ trong tiểu trường chỉ hoạt động, tính chất
động vật ...................................................................................................32
Bảng 2.12. Danh sách tiểu trường và số lượng từ trong trường nghĩa thực
vật..............33
Bảng 2.13. Danh sách và số lượng từ trong tiểu trường chỉ tên gọi thực vật ...........34
Bảng 2.14. Danh sách và số lượng từ trong tiểu trường chỉ bộ phận thực vật..........35
Bảng 2.15. Danh sách tiểu trường và số lượng từ trong trường nghĩa nước
..................36
Bảng 2.16. Danh sách và số lượng từ trong tiểu trường chỉ không gian
chứa nước.................................................................................................38
Bảng 2.17. Danh sách và số lượng từ trong tiểu trường chỉ hoạt động con người
với nước ...................................................................................................39


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Tỉ lệ khảo sát trường nghĩa trong Kinh Thánh Tân ước.......................19
Biểu đồ 2.2. Tỉ lệ khảo sát trường nghĩa con người..................................................20

Biểu đồ 2.3. Tỉ lệ khảo sát trường nghĩa động vật ....................................................30
Biểu đồ 2.4. Tỉ lệ khảo sát trường nghĩa thực vật.....................................................33
Biểu đồ 2.5. Tỉ lệ khảo sát trường nghĩa nước..........................................................37


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài

1


Mỗi lĩnh vực nghệ thuật có những phương thức biểu đạt riêng. Nếu như hội
họa dùng màu sắc, đường nét; âm nhạc dùng âm thanh, giai điệu; múa dùng chuyển
động hình thể để chuyển tải nội dung tư tưởng thì văn chương lại sử dụng ngôn từ
làm chất liệu để truyền đạt những cái hay cái đẹp đến người đọc. Sử dụng và lựa
chọn ngôn từ trong tác phẩm văn học là một trong những yếu tố quan trọng làm nên
dấu ấn cho tác phẩm. Đó là lí do khi xem xét một tác phẩm văn chương các nhà phê
bình và độc giả luôn quan tâm đến phương diện sử dụng từ ngữ. Việc tìm hiểu
trường nghĩa trong tác phẩm văn học không chỉ phản ánh mối quan hệ ngữ nghĩa
giữa các đơn vị từ ngữ mà còn góp phần tìm hiểu nội dung và phong cách của người
viết khi sử dụng các tường nghĩa trong tác phẩm.
Kinh Thánh là một công trình vĩ đại về văn học nghệ thuật do rất nhiều
người góp công tạo nên trong suốt mười mấy thế kỉ. Kinh Thánh không phải là một
cuốn sách đơn lẻ bình thường nhưng là cả một “thư viện nho nhỏ”. Thư viện đó
gồm 73 cuốn sách dài ngắn khác nhau, chứa đựng cả một kho tàng tư tưởng phong
phú với đủ thể loại văn chương: từ lịch sử, triết lí, luật pháp, thư, kịch, truyện cho
đến các bản thánh ca, tình ca, ca dao, tục ngữ, các lời châm ngôn, các lời tiên tri,
những tâm tình cầu nguyện,… Đây là “cuốn sách được bán chạy nhất, có số độc
giả đông nhất và được dịch ra nhiều ngôn ngữ nhất trên thế giới. Theo thống kê gần
đây (năm 2018) bởi Wycliffe Global Alliance, Kinh Thánh đã được dịch ra 3350

ngôn ngữ khác nhau.” [14]
Đặc biệt, Kinh Thánh Tân ước có sự ảnh hưởng mạnh mẽ đến thế giới loài
người. Các nhà nghiên cứu về Kinh Thánh cho rằng “Tân ước là tài liệu cổ xưa
đáng tin cậy nhất của con người. Tính trung thực về văn bản của nó chắc chắn hơn
những tác phẩm của Plato hay Iliad của Homer.” [19] Đây là cuốn sách có tác
động lớn đến con người. Chính vì thế, người theo đạo Công giáo mỗi ngày đọc một
đoạn Kinh Thánh Tân ước để làm kim chỉ nam hướng dẫn con người sống tốt hơn.
Càng đọc Kinh Thánh, người ta càng thấy rõ vai trò quan trọng của cuốn sách này.
Đối với người không theo đạo, họ đọc để thấy được cái hay, cái đẹp về mặt ngôn từ
cũng như hiểu được một phần nội dung. Tuy không hiểu hết được những ý mà tác
giả Kinh Thánh muốn gửi gắm nhưng độc giả sẽ thấy say mê và cuốn theo những tư
tưởng đạo lí trong đó. Có thể khẳng định Kinh Thánh Tân ước có sức tác động
mạnh mẽ đến con người và toàn xã hội.

2


2. Lịch sử vấn đề
Việc nghiên cứu ngữ nghĩa của ngôn ngữ được các nhà nghiên cứu trên thế
giới quan tâm từ cuối thế kỷ XIX cho đến ngày nay. Khởi đầu phát triển lý thuyết
trường có nguồn gốc từ nghiên cứu của các nhà nhân học Mỹ và các nhà ngôn ngữ
học Đức vào đầu thế kỷ XX. Những học giả này chịu ảnh hưởng bởi học thuyết
dạng lời nói bên trong của ngôn ngữ (inner speech-form of language) của
Humboldt. Tuy nhiên không chỉ dựa vào riêng học thuyết này, các nhà ngôn ngữ
học còn dựa vào tiền đề của chủ nghĩa cấu trúc Saussure. Ông cho rằng “giá trị của
bất cứ yếu tố nào cũng do những yếu tố ở xung quanh quy định” [5]. Tư tưởng đó
đã thúc đẩy một cách quyết định sự hình thành lí thuyết về các trường. Từ cơ sở của
học thuyết này, nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ học đã có những quan điểm khác
nhau về trường nghĩa. Tiêu biểu là lý thuyết trường nghĩa của Trier- một học giả
người Đức. Ông đã mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử về ngữ nghĩa học.

Nhưng lúc này ông không dùng tên “trường nghĩa” mà ông dùng “trường ngôn
ngữ”. Người đầu tiên trong lịch sử ngành ngôn ngữ học dùng khái niệm trường nghĩa
là G. Ipsen, ông cho rằng “trường nghĩa bao hàm những từ có những mối quan hệ
với nhau về hình thái và về nghĩa”. Từ đó, lí thuyết trường nghĩa được rất nhiều
nhà ngôn ngữ học áp dụng trong lĩnh vực nghiên cứu của mình.
Tiếp thu những thành tựu về trường nghĩa của các nhà ngôn ngữ học trên thế
giới, ở Việt Nam có một số tác giả đã giới thiệu lí thuyết về trường nghĩa. Không
thể không nhắc đến Đỗ Hữu Châu, ông là “người đã giới thiệu được một cách đầy
đủ và chi tiết nhất về lý thuyết trường nghĩa” [1,2]. Ông cho rằng “giữa các từ có
không ít những sự đồng nhất về hình thức và về ý nghĩa. Căn cứ vào những cái
chung giữa các từ, chúng ta sẽ phân lập toàn bộ từ vựng của tiếng Việt thành những
hệ thống nhỏ hơn và phát hiện ra những quan hệ giữa các từ trong từ vựng”
[2,169]. Đỗ Hữu Châu đã chia hệ thống từ vựng tiếng Việt thành ba kiểu trường
nghĩa, đó là: Trường nghĩa dọc (đối vị) gồm có trường nghĩa biểu vật và trường
nghĩa biểu niệm; Trường nghĩa ngang (tuyến tính/kết hợp); Trường nghĩa liên tưởng
(liên hội/tổng hợp).
Nguyễn Thúy Khanh đã nghiên cứu “Đặc điểm trường từ vựng - ngữ nghĩa
tên gọi động vật trên tư liệu đối chiếu tiếng Việt với tiếng Nga” [3]. Tác giả đã chỉ
ra các đặc điểm định danh tên gọi động vật dựa vào nguồn gốc tên gọi từ tiếng
Việt và tiếng Hán, dựa vào kiểu ngữ nghĩa của tên gọi tác giả phân biệt tên gọi có
tác dụng phân biệt các loại với nhau hay các loại nhỏ trong các loại lớn. Tác giả
thu được kết quả có 21 nét nghĩa. Từ đó, tác giả phân tích quá trình chuyển nghĩa
3


của từ ngữ chỉ động vật trong tiếng Việt và tiếng Nga. Cuối cùng, tác giả nêu ra ý
nghĩa biểu trưng của các từ ngữ chỉ động vật và của các thành ngữ so sánh có tên
gọi động vật.
Bùi Minh Toán cũng vận dụng lí thuyết trường nghĩa để xem xét vận động
chuyển hóa về nghĩa, về trường nghĩa của từ tiếng Việt trong hoạt động giao tiếp

[7]. Tác giả đã xác lập một loạt các trường từ vựng trong Truyện Kiều như: trường
lửa, trường mùi vị, trường cỏ cây, tác giả đã chỉ ra sự chuyển nghĩa, chuyển trường
của chúng và giá trị thẩm mĩ mà chúng đạt được trong quá trình chuyển nghĩa.
Ngoài ra, có nhiều luận văn thạc sĩ nghiên cứu về trường nghĩa nhưng nhìn chung,
các công trình nghiên cứu của họ đều theo hướng nghiên cứu mà Đỗ Hữu Châu đã
đưa ra.
Vận dụng các thành tựu nghiên cứu về trường nghĩa, một số khóa luận đi sâu
tìm hiểu trường nghĩa trong tác phẩm văn học. Tiêu biểu như khóa luận “Khảo sát
trường nghĩa nông thôn trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Vũ
Khắc Trường” của sinh viên Vũ Thị Oanh. Trong đề tài này, tác giả đã khảo sát một
số trường nghĩa chỉ văn hóa tâm linh, tín ngưỡng dân gian; trường nghĩa chỉ cơ
quan hành chính nhà nước; trường nghĩa miêu tả tâm lí con người ở nông thôn để
thấy được bức tranh đời sống tâm linh đa dạng và phong phú ở làng quê Việt Nam.
Tiếp theo là đề tài “Khảo sát trường nghĩa chiến tranh trong tiểu thuyết Nỗi buồn
chiến tranh của Bảo Ninh” của sinh viên Lê Thị Là. Ở đề tài này, tác giả đã tập
trung nghiên cứu hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng trường từ ngữ khi miêu tả
thiên nhiên thể hiện diễn biến tâm lí nhân vật. Từ đó thấy được tính chất khốc liệt
của chiến tranh.
Nghiên cứu về Kinh Thánh có rất nhiều công trình như cuốn “Đối chiếu bốn
sách Tin Mừng” của nhóm Phiên dịch các giờ kinh Phụng vụ thực hiện. Trong công
trình này các tác giả tập trung nghiên cứu sự khác biệt về ngôn ngữ trình bày của
bốn cuốn Tin mừng trong Kinh Thánh Tân ước. Mỗi sách Tin Mừng là một hình
thức trình bày. Nghĩa là người viết có cách nhìn riêng. Tùy vào cách nhìn mà tác giả
lựa chọn chất liệu, ngôn từ, sắp xếp theo một bố cục. Trong bốn sách, Tin mừng
theo Thánh Gio-an có nhiều độc đáo về cách dùng từ. Ba cuốn Tin Mừng theo thánh
Mát-thêu, Mác-cô, Lu-ca (gọi là Tin Mừng Nhất Lãm vì có thể đối chiếu trên ba cột
để nhìn cùng một lúc ba cách kể, ba cách dùng từ cùng một sự việc, một lời giảng
giải, một phép lạ,…) có những điểm tương đồng đặc biệt. Công trình này cho độc
giải một cái nhìn khái quát về một Tin Mừng trình bày dưới bốn hình thức. Cũng
nghiên cứu về Kinh Thánh, luận văn “Thần học Thập giá trong Tin Mừng Mác-cô”

4


của thầy Giu-se Đào Văn Toàn đi sâu tìm hiểu rất kĩ càng về một cuốn sách trong
Kinh Thánh Tân ước.
Điểm qua các công trình nghiên cứu nói trên, có rất nhiều công trình nghiên
cứu về trường nghĩa, tôi nhận thấy chưa có công trình nào nghiên cứu về trường
nghĩa trong Kinh Thánh Tân ước. Kế thừa những thành tựu của các nhà nghiên cứu
đi trước, khóa luận đi sâu tìm hiểu: Trường từ vựng trong Kinh Thánh Tân ước.
Thực hiện đề tài này, tôi mong muốn tìm ra sự phong phú, linh hoạt trong cách sử
dụng ngôn ngữ và đặc biệt thấy được phần nào những tư tưởng đạo lí mà cuốn Kinh
Thánh gửi gắm đến độc giả.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Với đề tài “Trường từ vựng trong Kinh Thánh Tân ước”, khóa luận sẽ tập
trung nghiên cứu một số trường nghĩa tiêu biểu trong Kinh Thánh Tân ước. Đó là
trường nghĩa con người, trường nghĩa động vật, trường nghĩa thực vật, trường
nghĩa nước.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận khảo sát một số trường nghĩa được giới hạn trong cuốn Kinh
Thánh Tân ước, Nxb Tôn giáo (Hà Nội -2012)
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Khóa luận nhằm mục đích:
- Thấy được sự đa dạng và phong phú về việc sử dụng từ ngữ, sự cộng hưởng
của các trường từ ngữ trong ngôn ngữ nói chung.
- Mở rộng, trau dồi thêm vốn từ ngữ của mình trong việc tiếp cận văn học
cũng như cuộc sống hàng ngày.
- Thấy được thế giới con người, thế giới động vật, thực vật, nước qua trường
nghĩa trong Kinh Thánh Tân ước. Từ đó, chúng ta hiểu rõ hơn về những tư tưởng

đạo lí cuốn Kinh Thánh gửi gắm đến độc giả.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Ứng với mục đích trên, đề tài thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Khảo sát lí thuyết về trường nghĩa.
- Khảo sát và phân tích hệ thống các trường, tiểu trường và các nhóm từ thuộc
trường nghĩa con người, động vật, thực vật và nước trong Kinh Thánh Tân ước.
- Phân tích, đánh giá hiệu quả của việc sử dụng từ ngữ trong Kinh Thánh Tân
ước.

5


5. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp sau:
- Thủ pháp thống kê phân loại
Thủ pháp này nhằm xác định số lượng và tỉ lệ các từ trong mỗi trường
nghĩa, từ đó có thể xác lập được các tiểu trường trong mỗi trường nghĩa.
- Phương pháp phân tích ngôn ngữ
Từ những nguồn ngữ liệu đã thu thập, tôi tiến hành phân tích các từ ngữ
thuộc các trường nghĩa con người, động vật, thực vật và nước trong Kinh Thánh
Tân ước.
- Thủ pháp so sánh, đối chiếu
Thủ pháp so sánh, đối chiếu được sử dụng để so sánh số lần xuất hiện, tỉ lệ
xuất hiện của các từ thuộc các trường nghĩa trong Kinh Thánh Tân ước. Ngoài ra,
khóa luận còn so sánh số lần, tỉ lệ xuất hiện giữa các tiểu trường và một số từ ngữ
xuất hiện nhiều mang tính khái quát.
Ngoài phương pháp phân tích ngôn ngữ, thủ pháp so sánh, đối chiếu và thủ
pháp thống kê, khóa luận còn áp dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học khác
như phân tích ngữ cảnh, nghiên cứu trường hợp,…. Để giải quyết các vấn đề cụ thể
của khóa luận.

6. Đóng góp của khóa luận
- Về mặt lí luận: đề tài kế thừa những thành tựu nghiên cứu về trường nghĩa
và góp phần hoàn thiện cơ sở lí thuyết về trường nghĩa.
- Về mặt thực tiễn:
+ Cung cấp thêm ngữ liệu về trường nghĩa cho ngành ngôn ngữ học
+ Giúp định hướng trong việc dạy học tích hợp môn Ngữ văn trong trường
phổ thông.
7. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và thư mục tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 3
chương:
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Chương 2. HỆ THỐNG CÁC TRƯỜNG NGHĨA TRONG KINH THÁNH
TÂN ƯỚC
Chương 3. GIÁ TRỊ BIỂU ĐẠT CỦA TRƯỜNG NGHĨA TRONG KINH
THÁNH TÂN ƯỚC
6


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Khái niệm trường nghĩa
Lí thuyết về trường nghĩa đã ra đời cách đây mấy chục năm và được phát
triển cho đến ngày nay. Nói về lí thuyết trường không thể không nhắc đến các nhà
ngôn ngữ học như Trier, Ipsen, Porzig, Bally và một số tác giả khác: Lehrer,
Ohman, Weisgerber, Muller, Hallig và Von Warburg, Roget, Perchonock và
Werner, John Lyons.v.v… Các nhà ngôn ngữ đã đưa ra rất nhiều cách hiểu khác
nhau về khái niệm trường nghĩa nhưng chúng ta có thể nhận thấy hai khuynh hướng
chính:
Thứ nhất, đại diện là I. Weisgerber và J. Trier cho rằng trường nghĩa là toàn
bộ các khái niệm mà các từ trong ngôn ngữ biểu hiện.

Thứ hai, đại diện là Ipsen cho rằng trường nghĩa không phải là phạm vi các
khái niệm nào đó mà là phạm vi tất cả các từ có quan hệ lẫn nhau về nghĩa.
Trong lịch sử nghiên cứu trường nghĩa, các tác giả có những quan niệm khác
nhau, tiếp cận ở những góc độ khác nhau. Các quan niệm này được Đỗ Hữu Châu
khái quát và giới thiệu vào tiếng Việt. Theo ông những quan hệ về ngữ nghĩa giữa
các từ sẽ hiện ra khi đạt được các từ nói chung (ý nghĩa của nó) vào những hệ thống
con thích hợp. Trong Từ vựng - ngữ nghĩa Tiếng Việt, Đỗ Hữu Châu cho rằng,
trường nghĩa là tập hợp các từ có liên quan đến nhau về ngữ nghĩa hay có cùng một
phạm trù ngữ nghĩa và “giữa các từ có không ít những sự đồng nhất về hình thức
và về ý nghĩa. Căn cứ vào những cái chung giữa các từ, chúng ta sẽ phân lập toàn
bộ từ vựng của tiếng Việt thành những hệ thống nhỏ hơn và phát hiện ra những
quan hệ giữa các từ trong từ vựng” [2,169].
Như vậy, để tìm ra một khái niệm vể trường nghĩa trọn vẹn và đầy đủ vẫn
đang là vấn đề các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học đặt ra. Để phục vụ cho đề tài
nghiên cứu này, tôi tiếp cận lí thuyết về trường nghĩa dựa trên quan điểm của các
nhà ngôn ngữ và thống nhất khái niệm trường nghĩa như sau: Tập hợp các từ có
mối quan hệ về nghĩa với nhau biểu hiện một hệ thống ngữ nghĩa được gọi là một
trường nghĩa.
Ví dụ:
- Tập hợp các từ biểu thị liên quan đến con người đều thuộc trường nghĩa
người. Bộ phận cơ thể người (đầu, chân, tay, tai, mắt, mũi,…); cảm xúc của con
7


người (vui, mừng, phấn khởi, hoan hỉ, buồn rầu, lo lắng,…); hoạt động của con
người (đi, chạy, nhảy, ăn, uống, nói, cười, khóc,…)
- Tập hợp các từ biểu thị liên quan đến thực vật đều thuộc trường nghĩa thực
vật. Bộ phận thực vật (cành, thân, lá,…); gọi tên thực vật (lúa, nho, cam, táo,..)
1.2. Đặc điểm của trường nghĩa
Cấu trúc nghĩa của trường nghĩa có tính hệ thống, tính tầng bậc, tính giao

thoa, hiện tượng đồng nghĩa, trái nghĩa... Tuy nhiên, khóa luận chỉ đưa ra một số
đặc điểm có liên quan đến vấn đề cần giải quyết.
- Tính tầng bậc (cấp loại, tôn ti) được thể hiện trường lớn bao hàm trong nó
một vài hay nhiều trường nhỏ hơn. Trường cấp trên chi phối các trường cấp dưới.
Nói cách khác, các trường có thể độc lập hoàn toàn, có thể giao nhau và cũng có
thể bao chứa lẫn nhau, tùy theo điều kiện chúng có hay không có những từ thuộc
vùng ngoại vi đối với nhau. Ví dụ trường thực vật là trường tối cao, dưới bậc cao
có các tiểu trường bậc 1, dưới bậc 1 là bậc 2, dưới bậc 2 là bậc 3, tiếp tục phân chia
cho đến khi còn lại từng nhóm hoặc từng từ cụ thể. Chúng tạo ra các tầng bậc song
song nhau, đan xen lẫn nhau và lồng ghép vào nhau.
Ví dụ: Trường thực vật là trường tối cao, cấp trên của các tiểu trường đồng
cấp như: bộ phận của thực vật (thân, cành, lá, rễ, ngọn,…), tên gọi thực vật
(cánh đồng, lúa, nho, cam, quýt, táo, lê, bưởi, sầu riêng, mít, ổi,…). Trường tên
gọi thực vật lại là cấp trên của các tiểu trường đồng cấp: gọi tên cá thể (lúa, nho,
ổi, mít, sấu, xoài, lê, đào,…), gọi tên bao gộp (cánhh đồng, cánh rừng,…).
- Hiện tượng đồng nghĩa được thể hiện giữa các đơn vị từ vựng trong một
trường nghĩa khi chúng có những nét nghĩa đồng nhất. Các nét nghĩa đồng nhất
càng nhiều thì mức độ đồng nghĩa càng cao.
Căn cứ vào mức độ đồng nghĩa người ta chia thành hai loại đồng nghĩa hoàn
toàn và đồng nghĩa không hoàn toàn. Đồng nghĩa hoàn toàn giống nhau cả về nghĩa
và sắc thái. Ví dụ như: quả, trái; vừng, mè;… Đồng nghĩa không hoàn toàn có sắc
thái ý nghĩa khác nhau. Ví dụ trường cảm xúc của con người như hân hoan, hoan
hỉ, phấn khởi,… đều thể hiện cảm xúc vui mừng của con người nhưng sắc thái thể
hiện về mặt ý nghĩa khác nhau.
- Hiện tượng trái nghĩa được thể hiện quan hệ giữa các đơn vị từ vựng trong
một trường có những nét nghĩa đối lập nhau.
Để xác định hiện tượng trái nghĩa, ta phải đặt các đơn vị từ trên một nét nghĩa
đồng nhất nào đó. Ví dụ vui mừng và buồn rầu xác định trái nghĩa với nhau trên cơ
sở chỉ nét nghĩa chung chỉ cảm xúc của con người.
8



Tóm lại, từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt là một hệ thống chứa những phần tử có
mối quan hệ với nhau. Quan hệ trường nghĩa là quan hệ chung nhất, trong quan hệ
ấy lại nảy sinh những mối quan hệ khác. Những quan hệ ngữ nghĩa trong trường
nghĩa nói trên là cơ sở giúp tôi phân lập các từ thuộc trường nghĩa con người, thực
vật, động vật vào các tiếu trường với tầng bậc lớn nhỏ khác nhau.
1.3. Phân loại trường nghĩa
Khi nghiên cứu về hệ thống ngôn ngữ, nhà ngôn ngữ học F.de Saussure đã chỉ
ra hai dạng quan hệ ngang (hay quan hệ hình tuyến, quan hệ ngữ đoạn) và quan hệ
dọc (hay quan hệ tộc tuyến, quan hệ ngữ hình).
Các đơn vị từ vựng có nghĩa biểu vật và nghĩa biểu niệm nên ứng với nó là
trường nghĩa biểu vật và trường nghĩa biểu niệm. Đây là các trường nghĩa dọc, tức
hệ thống các trường nghĩa đồng nhất về ngữ nghĩa. Ngoài các trường nghĩa dọc còn
có trường nghĩa ngang, tức trường nghĩa tuyến tính và trường nghĩa liên tưởng.
Trường nghĩa liên tưởng vừa có tính chất là trường nghĩa dọc, vừa có tính chất là
trường nghĩa ngang do cơ chế liên hội mà có. Theo Đỗ Hữu Châu, “hệ thống từ
vựng Tiếng Việt được chia thành ba kiểu trường nghĩa là trường nghĩa dọc, trường
nghĩa ngang và trường nghĩa liên tưởng” [2,170]
1.3.1. Trường nghĩa dọc
1.3.1.1. Trường nghĩa biểu vật
“Một trường biểu vật là một tập hợp những từ đồng nghĩa về ý nghĩa biểu
vật.” [16] Các trường biểu vật khác nhau về số lượng, cách thức tổ chức các đơn vị,
miền phân bố ở từng ngôn ngữ.
Để xác lập trường nghĩa biểu vật người ta lấy một danh từ biểu thị một phạm
trù lớn làm gốc rồi tìm tập hợp các từ liên quan về nghĩa với từ gốc đó. Cuối cùng
phân lập các từ ra những phạm vi ngữ nghĩa nhỏ hơn để xác lập các trường nhỏ, các
trường nhỏ tiếp tục được phân lập ra các trường/tiểu trường/miền (nhỏ hơn), tiếp
tục phân lập tiểu trường cho đến khi các từ không thể phân nhỏ hơn được nữa.
Ví dụ 1: Trường nghĩa biểu vật “mắt” bao gồm:

- Cấu tạo của mắt: mi mắt, mí mắt, lông mi, lông mày, con người, giác mạc,
võng mạc, lòng trắng, lòng đen, nước mắt, lệ,..
- Cảm giác của mắt: chói, cộm, xót, quáng, hoa, ngứa, rát, mỏi, nhức, đau…
- Bệnh và tật của mắt: quáng gà, đau mắt hột, thong manh, cận thị, viễn thị,
vảy cá, hạt gạo, lé, mù, viêm giác mạc, đau mắt đỏ, kết mạc, toét, viêm tuyến lệ,…
9


- Hoạt động của mắt: mở, nhắm, dương, trợn, nhìn, trông, thấy, ngó, ngắm,
lườm, chớp, ngước, nháy, nheo, đảo, hé, liếc, nghé, nom, dòm, lúng liếng, đong
đưa, nhìn trộm, cụp mắt, trợn trừng, quắc…
- Đặc điểm ngoại hình của mắt: bồ câu, ốc nhồi, lợn luộc, dao cau, phượng,
(mày) ngài, lươn, lá răm, (mày) lưỡi mác, chổi xể, huyền, xanh đen, trắng dã, tròn…
- Hoạt động thẩm mĩ: uốn, kẻ, vẽ, cắt, phun, thêu, nối,…
- Năng lực của mắt: đờ đẫn, sắc, lờ đờ, tinh anh, trong trẻo, trong veo, sáng,
kèm nhèm, tốt, kém, toét, mù, lòa…
Ví dụ 2: Trường nghĩa biểu vật “tay” bao gồm:
- Bộ phận của tay: lòng bàn tay, móng tay, ngón tay, khuỷu tay, cẳng tay, đốt
ngón tay, cổ tay, lông tay, khớp tay, ngón cái, ngón trỏ, ngón út, ngón giữa, ngón
nhẫn,…
- Đặc điểm ngoại hình của tay: mũm mĩm, búp măng, ngắn, mập mạp, thô
cứng, mềm mại,…
- Hoạt động của tay: cầm, nắm, bốc, sờ,…
1.3.1.2. Trường nghĩa biểu niệm
“Một trường biểu niệm là một tập hợp các từ có cùng một cấu trúc biểu
niệm.”[16] Cũng như các trường biểu vật, các trường biểu niệm lớn có thể phân
chia thành các trường nhỏ và cũng có những miền, những mật độ khác nhau.
Để xác lập trường biểu niệm người ta lấy một cấu trúc biểu niệm khái quát
cao làm gốc rồi tìm các từ có chung cấu trúc biểu niệm đó và cuối cùng phân các từ
ra những phạm vi ngữ nghĩa nhỏ hơn để xác lập hệ thống các tiểu trường trong

trường nghĩa.
Ví dụ: Trường biểu niệm (hoạt động của người) (với lửa) (làm cho X thay đổi
trạng thái) có thể lập được các trường nghĩa nhỏ như:
- Hoạt động làm chín thức ăn: nấu nướng, thổi, đun, luộc, rán, xào, nấu,
nướng, kho, quay, rang, rim, ninh, om, thui, bung, hầm, hấp, xáo, cách thủy, đồ,…
+ Trực tiếp với lửa: nướng, thui, quay,…
+ Gián tiếp với lửa: đun, luộc, rán, kho, hầm, rang, ninh, hấp, nấu, rim, hấp,
thổi, xáo, om, cách thủy, xào…
+ Trong môi trường nước: đun, om, bung, ninh, rim, hầm, luộc, kho,…
+ Trong môi trường hơi nóng: cách thủy, hấp, đồ,…
10


- Hoạt động tạo phát “lửa”: bật, nhóm, phóng hỏa, nhen,…
- Hoạt động giữ (duy trì) “lửa”: gầy, khêu, ủ, vun,…
- Hoạt động kết thúc “lửa”: dập, cứu hỏa, tắt,…
* Nhận xét chung về trường nghĩa dọc:
- Số lượng từ, cách tổ chức giữa các trường khác nhau. (Ví dụ, Tiểu trường
hoạt động làm chín thức ăn có cách tổ chức cũng như số lượng từ khác với Tiểu
trường hoạt động tạo phát “lửa”).
- Có tính tầng bậc và bao nghĩa. (Tính tầng bậc thể hiện ở Trường mắt được
phân ra các tiểu trường, đến lượt mình Tiểu trường đặc điểm của mắt được phân
thành hai tiểu trường nhỏ hơn, gồm: đặc điểm ngoại hình của mắt và đặc điểm
năng lực của mắt. Nói cách khác, trường lớn bao hàm trường nhỏ, trường nhỏ bao
hàm trường nhỏ hơn; tính bao nghĩa trong trường như từ tay bao nghĩa các từ cánh
tay, bàn tay, ngón tay, đốt ngón tay, vân tay, lông tay, khớp tay, …đến lượt mình từ
bàn tay bao nghĩa các từ như ngón tay, đốt ngón tay, vân tay, … ).
- Các từ mang đặc điểm điển hình của trường nằm ở tâm của trường, các từ
kém điển hình nằm vùng biên của trường và có thể nằm trong nhiều trường khác.
Vì thế, các trường có hiện tượng giao thoa nhau. (từ “hát” nằm ở tâm trường nghĩa

người, từ “hú”, “rú” nằm ở tâm trường động vật, các từ tay, chân, mắt mũi nằm
vùng biên của hai trường).
- Từ có nhiều nghĩa biểu vật nên có thể nằm trong nhiều trường hoặc nằm
trong nhiều trường nhỏ trong trường lớn (từ “mưa” vừa nằm trong trường vận động
của “nước” khi nó là động từ chỉ sự vận động của “nước”, như “trời đang mưa rất
to”. Ngược lại, nó cũng nằm trong trường các dạng thức tồn tại của “nước” khi nó
là danh từ, như “trời nhiều mây, có mưa ở nhiều nơi”). Ngược lại, có những từ chỉ
nằm trong một trường: bồng, xách... Và cũng có những từ có thể nằm trong tất cả
các trường của một ngôn ngữ: tốt, xấu, cao, thấp,…
1.3.2. Trường nghĩa ngang (tuyến tính)
Trường nghĩa tuyến tính (trường nghĩa ngang) là tập hợp tất cả những từ có
thể kết hợp với một từ ngữ nào đó lấy làm gốc, lập thành một chuỗi tuyến tính
(cụm từ, câu) chấp nhận được một cách bình thường đối với người sử dụng ngôn
ngữ [6,10].
Các từ trong trường tuyến tính thường xuất hiện với từ trung tâm trong các
loại ngôn bản. Phân tích ngữ nghĩa của chúng có thể phát hiện được những nội
dung ngữ nghĩa của các quan hệ cú pháp và tính chất của các quan hệ đó.

11


Để xác lập trường nghĩa ngang người ta lấy một từ làm từ trung tâm (từ kích
thích) rồi tìm các từ kết hợp được với từ trung tâm thành một chuỗi tuyến tính và
cuối cùng tập hợp các chuỗi xác lập được với từ trung tâm tạo thành trường nghĩa
ngang của từ trung tâm đó.
Ví dụ trường tuyến tính của “lửa” là tập hợp tất cả những từ có thể kết hợp ở
trước và sau nó để tạo nên các sản phẩm lời nói: dập tắt ngọn lửa, nhóm lửa luộc
bầu, bật lửa hút thuốc lá,…
Các từ trong trường nghĩa ngang góp phần hiện thực hoá một hoặc một vài nét
nghĩa trong cấu trúc nghĩa biểu niệm của từ trung tâm.

Ví dụ: Chuỗi đứng trên bục giảng hiện thực hóa hai nét nghĩa ở tư thế và hai
chân vuông góc với mặt đất của từ đứng; cân bằng hiện thực hóa nét nghĩa hai phía
ngang bằng nhau của từ cân
1.3.3. Trường nghĩa liên tưởng
Tập hợp các từ biểu thị các sự vật, hiện tượng, hoạt động, tính chất… có quan
hệ liên tưởng với một từ trung tâm được gọi là trường liên tưởng.
Trường liên tưởng không ổn định, mang tính dân tộc rất cao, bị chi phối bởi
các yếu tố như lịch sử, văn hóa, nghề nghiệp… và cá nhân mỗi người.
- Trường liên tưởng mang đậm dấu ấn dân tộc. Mỗi dân tộc có một quan niệm
sống, một phong tục riêng, nên các từ nằm trong một trường liên tưởng mang đậm
dấu ấn của dân tộc.
Ví dụ: Từ lửa: dân tộc Tày, Mông liên tưởng đến bếp, củi, nhà sàn, rượu
cần... Người Kinh liên tưởng tới: Bếp ga, bếp điện,...
- Trường liên tưởng mang tính thời đại. Mỗi thời đại có những nét văn hóa,
quan niệm riêng nên tác giả ở mỗi thời có sự liên tưởng riêng.
Ví dụ: Từ mùa thu trước cách mạng người ta liên tưởng đến buồn đau, chia
ly, chết chóc; sau cách mạng người ta liên tưởng đến hoà bình, màu xanh, hy vọng,
hạnh phúc, tự do...
- Trường liên tưởng mang tính cá nhân. Tức là những từ trong trường liên
tưởng của mỗi người là không giống nhau, nguyên nhân là do suy nghĩ, trình độ, kỷ
niệm của mỗi người khác nhau đều chi phối đến sự liên tưởng.
Ví dụ: Hàn Mặc Tử liên tưởng trăng là buồn đau, chia ly; Hồ Chí Minh liên
tưởng trăng là niềm vui, người bạn tri âm, tri kỉ; Nguyễn Khoa Điềm liên tưởng
12


mặt trời là: đứa con, ánh sáng, niềm tin hy vọng; Viễn Phương liên tưởng mặt trời
là vĩ đại, sức sống...
Trường liên tưởng có tác dụng trong giải thích cách dùng từ nhất là cách dùng
từ trong các tác phẩm văn chương.

1.4. Trường nghĩa và ngôn ngữ văn chương
1.4.1. Trường nghĩa biểu vật và ngôn ngữ văn chương
Có hai phương thức để chuyển nghĩa của từ là ẩn dụ và hoán dụ. Các từ trong
trường nghĩa biểu vật thường lôi kéo nhau chuyển nghĩa theo một hướng nhất định.
Ví dụ từ “lửa” chuyển sang trường tình cảm trạng thái tâm lí thì kéo theo các
từ rực, bốc, nhen nhóm, hừng hực, kéo, tàn,…cũng chuyển sang trường đó.
Trường lửa cũng có thể chuyển sang trường chỉ tình yêu. Nhiều từ cùng
trường với lửa cũng chuyển theo như: nhen nhóm một cuộc tình, bén duyên, sưởi
ấm tâm hồn, cuộc tình nóng bỏng, tình yêu cháy bỏng, cuộc tình bốc lửa, tình yêu
đã nguội, tình yêu đã tắt, cuộc tình đã tàn…
Trong ngôn ngữ văn chương, các từ trong một câu văn, đoạn văn thường kéo
nhau theo cùng một trường để tạo ra sự phù hợp về trường nghĩa biểu vật.
Ví dụ: “Kêu gọi hiệp nhất: Tôi là người đang bị tù, tôi khuyên nhủ anh em
hãy sống cho xứng với ơn kêu gọi mà Thiên Chúa đã ban cho anh em. Anh em hãy
ăn ở thật khiêm tốn, hiền từ và nhẫn nại; hãy lấy tình bác ái mà chịu đựng lẫn
nhau. Anh em hãy thiết tha duy trì sự hiệp nhất mà Thần Khí đem lại, bằng cách
ăn ở thuận hòa với nhau. Chỉ có một thân thể, một Thần Khí, cũng như anh em đã
được ơn để chia sẻ cùng một niềm hi vọng. Chỉ có một Chúa, một niềm tin, một
phép rửa. Chỉ có một Thiên Chúa, Cha của mọi người, Đấng ngự trên mọi người và
trong mọi người.” [Ep4,1-6] (thư gửi tín hữu Ê-phê-xô chương 4, câu 1 đến câu 6).
Nội dung chủ đạo trong đoạn văn trên nói về tình hiệp nhất kéo theo các từ
khiêm tốn, hiền từ, nhẫn nại, bác ái, chịu đựng, thuận hòa, gắn bó,…
Nội dung chủ đạo của đoạn văn có thể được nói rõ ràng, cũng có thể được thể
hiện thông qua các trường nghĩa trong đoạn.
1.4.2. Trường nghĩa biểu niệm và ngôn ngữ văn chương
Văn chương phản ánh hiện thực bằng hình tượng nghệ thuật thông qua chất
liệu là ngôn từ. Ngôn từ trong tác phẩm văn học phải có sự cộng hưởng và kết hợp
với nhau. Sự cộng hưởng ngữ nghĩa dựa trên nét nghĩa đồng nhất vốn có trong các

13



từ hay nói khác đi dựa trên nét nghĩa chung cho một trường (hay một nhóm từ ngữ
trong một trường) biểu niệm.
Ví dụ: Một đoạn trong sách Diễm ca (trích trong Cựu ước)
“Người yêu của tôi:
khuôn mặt tươi sáng, nước da hồng hào,
nổi bật giữa muôn ngàn trai tráng.
Đầu chàng: khối vàng ròng tinh luyện,
mái tóc chàng gợn sóng nhánh cọ non,
đen huyền chim ô thước.
Mắt chàng nằm gọn giữa bờ mi,
như đôi bồ câu tắm bên dòng suối sữa.
Đôi má chàng tựa luống hoa thơm,
như vầng phương thảo.
Cặp môi chàng là đóa huệ thắm tươi,
chứa chan tươm mộc dược.
Đôi nắm tay như những trái cầu vàng
dát kim châu, bảo thạch
Thân mình tựa ngọc ngà nguyên khối
nạm đá quý xanh lam.
Đôi chân chàng như chân trụ bạch ngọc
dựng trên ghế vàng ròng.
Tướng mạo chàng tựa núi Li-băng,
kiêu hùng như ngàn cây hương bá.
Miệng chàng êm ái ngọt ngào,
Cả con người những dạt dào hương yêu.
Người yêu tôi là như thế,
tình quân tôi là như vậy, hỡi
thiếu nữ Giê-ru-sa-lem!”

Trong đoạn thơ trên tác giả Kinh Thánh đã sử dụng rất nhiều trường nghĩa
khác nhau như:
- Trường chỉ bộ phận cơ thể người: khuôn mặt, da, đầu, tóc, môi, má, tay,
thân mình, đôi chân, miệng,…
- Trường chỉ màu sắc: hồng, xanh, đen, vàng,…
- Trường chỉ động vật: chim ô thước, bồ câu,…

14


- Trường chỉ thực vật: nhánh cọ non, luống hoa hoa thơm, đóa huệ, cây
hương bá,…
- Trường chỉ đồ dùng quý giá: vàng ròng tinh luyện, trái cầu vàng, kim châu,
bảo thạch, đá quý, ghế vàng ròng
Tất cả các trường nghĩa nói trên kết hợp, hòa quyện với nhau thật tinh tế, hấp
dẫn. Có lẽ, dưới ánh mắt của người con gái đang yêu, hình ảnh chàng trai hiện lên
rất sinh động và cuốn hút. Vẻ đẹp cường tráng, khỏe mạnh cả hình thể lẫn tâm hồn
của chàng trai đã làm say đắm trái tim người phụ nữ. Đó là cách hiểu theo nghĩa thể
lí và cảm xúc bình thường. Để hiểu Kinh Thánh cho đúng theo truyền thống Do
Thái giáo và Ki-tô giáo thì đó là tình yêu của Thiên Chúa và dân Người: giữa Đức
Chúa và dân Israel đối với cộng đồng Do Thái; giữa Đức Ki-tô và Hội Thánh trong
cộng đoàn Ki- tô hữu. Dù hiểu theo nghĩa nào đi chăng nữa thì ta thấy rõ sự cộng
hưởng hài hòa của ngôn từ hiện lên sống động. Tác giả Kinh Thánh phối hợp tất cả
các yếu tố, các phương diện ngôn ngữ để tạo ra sự hoàn hảo nhất cho tác phẩm của
mình.
1.4.3. Trường nghĩa liên tưởng và ngôn ngữ văn chương
Trường nghĩa liên tưởng là trường có hiệu lực lớn, giải thích cách dùng từ ngữ
trong tác phẩm văn học. Mỗi tác giả có sự liên tưởng của riêng mình nên họ có có
sự lựa chọn từ ngữ riêng để đưa vào tác phẩm. Chỉ riêng diện mạo của ngôn ngữ đủ
làm cho chúng ta không thể lẫn được tác phẩm văn học của thời đại này với tác

phẩm văn học của thời đại khác. Để thành công các tác giả không cần chỉ có tài mà
còn phải có sự thích ứng nhanh nhạy với thời đại, đặc biệt là ngôn ngữ, nó thay đổi
theo thời gian và không gian khiến các trường nghĩa cũng thay đổi theo. Vì vậy,
người nghệ sĩ không nên chỉ đi theo những lối mòn có sẵn mà cần đi trước thời đại,
có như vậy tác phẩm của họ mới được công chúng đón nhận nồng nhiệt.
Chẳng hạn, Thiên Chúa trong Kinh Thánh được liên tưởng cách cụ thể và rõ
nét. Nhắc đến Thiên Chúa con người có thể nghĩ ngay đến “tình yêu” vì “Thiên
Chúa là Tình Yêu” [1Ga4,8] hay “yêu thương, tha thứ, nhân từ, giàu lòng thương
xót,…” Thiên Chúa người ta cũng có thể liên tưởng đến các sách có liên quan “Cựu
ước, Tân ước, thiêng liêng, thần học, triết học,…” Kinh Thánh chính là tác phẩm
được coi là đi trước thời đại vì sự liên tưởng của nó quá phong phú và rộng rãi. Nó
được công chúng đón nhận suốt mười mấy thế kỉ qua và còn tiếp tục thu hút nhiều
độc giả hơn nữa.
1.5. Một vài nét về Kinh Thánh
Kinh Thánh là công trình văn học nghệ thuật do rất nhiều người góp công,
góp sức tạo nên. “Kinh Thánh là một bộ sách mang tính tổng hợp, một bách khoa
15


×