Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Khoá luận tốt nghiệp sự chuyển đổi từ ngôn ngữ văn học sang ngôn ngữ điện ảnh (qua tác phẩm tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh nguyễn nhật ánh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 64 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

======

CAO THỊ XUYẾN

SỰ CHUYỂN ĐỔI TỪ NGÔN NGỮ
VĂN HỌC SANG NGÔN NGỮ
ĐIỆN ẢNH
(QUA TÁC PHẨM TÔI THẤY HOA VÀNG TRÊN CỎ XANH
– NGUYỄN NHẬT ÁNH)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

HÀ NỘI, 2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

======

CAO THỊ XUYẾN

SỰ CHUYỂN ĐỔI TỪ NGÔN NGỮ
VĂN HỌC SANG NGÔN NGỮ
ĐIỆN ẢNH
(QUA TÁC PHẨM TÔI THẤY HOA VÀNG TRÊN CỎ XANH
– NGUYỄN NHẬT ÁNH)



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Người hướng dẫn khoa học

TS. ĐỖ THỊ HIÊN

HÀ NỘI, 2019


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến TS. ĐỖ THỊ HIÊN, người đã tận tình
hướng dẫn tôi suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận. Tôi
cũng xin gửi lời cảm ơn các thầy cô khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm
Hà Nội 2, đặc biệt là các thầy cô trong tổ Ngôn ngữ học đã tạo điều kiện để
tôi có thể hoàn thành khóa luận với để tài “SỰ CHUYỂN ĐỔI TỪ NGÔN
NGỮ VĂN HỌC SANG NGÔN NGỮ ĐIỆN ẢNH (Qua tác phẩm Tôi thấy
hoa vàng trên cỏ xanh – Nguyễn Nhật Ánh)”.
Khóa luận của tôi còn nhiều thiếu sót, vì vậy tôi rất mong nhận được sự
quan tâm, góp ý của thầy cô và các bạn để khóa luận được hoàn hiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 12 năm 2018
Sinh viên

Cao Thị Xuyến


LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của cô giáo, TS. ĐỖ
THỊ HIÊN. Tôi xin cam đoan:

- Khóa luận là kết quả nghiên cứu, tìm hiểu của bản thân tôi
- Những kết quả từ những tác giả trước mà tôi sử dụng trong khóa luận
đều được trích dẫn rõ ràng, cụ thể.
- Không có bất kì sự không trung thực nào trong kết quả nghiên cứu.
Nếu có sai trái tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm!

Hà Nội, tháng 12 năm 2018
Sinh viên

Cao Thị Xuyến


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
3. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 2
4. Phạm vi nghiên cứu, nguồn dữ liệu .............................................................. 2
4.1. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 2
4.2. Nguồn dữ liệu ............................................................................................. 2
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 2
6. Đóng góp ....................................................................................................... 3
7. Bố cục khóa luận ........................................................................................... 3
NỘI DUNG ....................................................................................................... 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT ................................................................... 4
1.1. Lý thuyết tín hiệu, việc xác định nội hàm các khái niệm ......................... 4
“ngôn ngữ”, “ngôn ngữ nghệ thuật” ................................................................. 4
1.1.1. Lý thuyết tín hiệu ................................................................................... 4
1.1.2. Việc xác định nội hàm các khái niệm “ngôn ngữ”, “ngôn ngữ .............. 5
nghệ thuật” ........................................................................................................ 5
1.2. Lý thuyết về dạng ngôn ngữ văn học và ngôn ngữ điện ảnh ..................... 5

1.2.1. Lý thuyết ngôn ngữ văn học.................................................................... 5
1.2.1.1. Khái niệm của ngôn ngữ văn học......................................................... 5
1.2.1.2. Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ văn học .............................................. 6
1.2.2. Lý thuyết ngôn ngữ điện ảnh .................................................................. 6
1.2.2.1. Khái niệm ngôn ngữ điện ảnh. ............................................................. 6
1.2.2.2. Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ điện ảnh ............................................. 7
1.3. Lý thuyết biểu tượnng, ngôn ngữ đối thoại trong văn bản truyện và phim
điện ảnh chuyển thể ........................................................................................... 8
1.3.1. Lý thuyết biểu tượng trong văn bản truyện và phim điện ảnh chuyển thể
........................................................................................................................... 8
1.3.2. Lý thuyết ngôn ngữ đối thoại trong văn bản truyện và phim điện ảnh
chuyển thể ......................................................................................................... 9
1.4. Lý thuyết chuyển đổi ngôn ngữ ............................................................... 10


1.4.1. Khái niệm chuyển đổi ngôn ngữ ........................................................... 10
1.4.2. Hướng tiếp cận sự chuyển đổi từ ngôn ngữ văn học sang ngôn ngữ điện
ảnh ................................................................................................................... 11
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1.................................................................................. 12
CHƯƠNG 2: SỰ CHUYỂN ĐỔI TỪ BIỂU TƯỢNG TRONG VĂN BẢN
TRUYỆN SANG BIỂU TƯỢNG TRONG PHIM ĐIỆN ẢNH ..................... 13
2.1. Xu hướng chuyển đổi từ biểu tượng ngôn từ sang biểu tượng ................ 13
hình ảnh ........................................................................................................... 13
2.1.1. Xu hướng chuyển đổi ............................................................................ 13
2.1.1.1. Sáng tạo thêm biểu tượng ở phim điện ảnh chuyển thể ..................... 13
2.1.1.2. Cắt giảm biểu tượng ở văn bản truyện ............................................... 14
2.1.1.3. Chuyển đổi từ biểu tượng ngôn từ trong văn bản truyện sang biểu
tượng hình ảnh trong phim điện ảnh. .............................................................. 16
2.1.2. Xu hướng chuyển đổi từ biểu tượng ngôn từ trong văn bản truyện sang
biểu tượng hình ảnh trong phim điện ảnh ....................................................... 16

2.1.2.1. Sự chuyển đổi ở phương diện tín hiệu biểu thị .................................. 16
2.1.2.2. Sự chuyển đổi ở phương diện ý nghĩa ............................................... 22
2.2. Lý giải xu hướng chuyển đổi biểu tượng từ văn bản truyện sang phim
điện ảnh ........................................................................................................... 26
2.2.1. Những chi phối bởi sự bất tương đồng mã ngôn ngữ ........................... 26
2.2.2. Chi phối từ sự bất tương đồng ở thông điệp của văn bản truyện và thông
điệp phim chuyển thể ...................................................................................... 33
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2.................................................................................. 35
CHƯƠNG 3: SỰ CHUYỂN ĐỔI TỪ NGÔN NGỮ TRONG VĂN BẢN
TRUYỆN SANG BIỂU TƯỢNG TRONG PHIM ĐIỆN ẢNH ..................... 37
3.1. Xu hướng chuyển đổi từ lời đối thoại trong văn bản truyện sang đối thoại
trong phim điện ảnh ....................................................................................... 37
3.1.1. Xu hướng chuyển đổi lời thoại ............................................................. 38
3.1.2. Miêu tả xu hướng chuyển đổi từ lời đối thoại trong văn bản truyện sang
phim điện ảnh chuyển thể ............................................................................... 43
3.1.2.1. Chuyển thể nguyên vẹn lời đối thoại trong văn bản truyện sang phim
điện ảnh ........................................................................................................... 43
3.2. Lý giải cho xu hướng chuyển đổi, biến đổi lời thoại ............................... 47
3.2.1. Chi phối do bất tương đồng nhân vật và ngữ cảnh giao tiếp ................ 47


3.2.1.1.Bất tương đồng về nhân vật giao tiếp ................................................. 47
3.2.2.2. Bất tương đồng trong yếu tố ngữ cảnh............................................... 48
3.2.2. Chi phối do bất tương đồng mã ngôn ngữ ............................................ 49
3.2.2.1. Sự khác biệt của thành phần của ngôn ngữ văn học và ngôn ngữ điện
ảnh ................................................................................................................... 49
3.2.2.2. Khác biệt ở hình thức hiện diện ngôn ngữ của ngôn ngữ đối thoại
trong văn bản truyện và phim điện ảnh chuyển thể ........................................ 50
3.2.2.3. Khác nhau về tuyến tính, tính đồng hiện của ngôn ngữ văn học và
ngôn ngữ điện ảnh ........................................................................................... 52

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3.................................................................................. 54
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 57


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Con người có nhiều phương tiện để giao tiếp với nhau ngoài ngôn
ngữ dạng nói hay dạng viết, chẳng hạn ngôn ngữ âm thanh, ngôn ngữ hình
ảnh, ngôn ngữ cơ thể,... khiến cho kênh giao tiếp của con người trở nên đa
dạng và mang tới hiệu quả lớn hơn. Điều này yêu cầu việc nghiên cứu ngôn
ngữ cần mở rộng phạm vi ra nhiều chuyên ngành khác nhau, quan tâm hơn tới
những loại phương tiện ngôn ngữ khác bên cạnh dạng nói và dạng viết.
1.2. Loại hình nghệ thuật văn học và loại hình nghệ thuật điện ảnh có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau,thể hiện ở việc có thể chuyển thể các tác phẩm
văn học (cụ thể là truyện) sang phim điện ảnh vô cùng phổ biến. Hai loại hình
sử dụng hai phương tiện biểu đạt khác nhau, văn học sử dụng ngôn từ nghệ
thuật, trong khi đó điện ảnh sử dụng hình ảnh động và âm thanh làm ngôn
ngữ. Vì thế, chúng ta có thể nhìn thấy được sự tương đồng hay khác biệt về
hai loại hình trong sự chuyển đổi từ văn bản văn học sang phim điện ảnh.
1.3. Nhiều nhà khoa học trên thế giới đã tiến hành nghiên cứu ngôn ngữ
dựa trên sự mở rộng phạm vi từ ngôn ngữ tới các loại hình ngôn ngữ. Trong
khi đó tại Việt Nam có rất ít các công trình nghiên cứu, so sánh các loại hình
ngôn ngữ nghệ thuật cùng các hoạt động giao tiếp nghệ thuật theo hướng liên
ngành.
Bởi những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Sự chuyển đổi từ ngôn
ngữ văn học sang ngôn ngữ điện ảnh” (Qua tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên
cỏ xanh) mong muốn khóa luận sẽ chứa những hữu ích về mặt lí luận và thực
tiễn trong nghiên cứu hai loại hình ngôn ngữ, cũng như hai phương tiện giao
tiếp rất quan trọng và phổ biến là ngôn ngữ của văn học và ngôn ngữ của điện

ảnh.
2. Mục đích của nghiên cứu
- Tìm hiểu và làm rõ hướng chuyển đổi xét trên phương diện ngôn ngữ
trong sự chuyển đổi từ văn bản văn học sang phim điện ảnh.
- Làm rõ các yếu tố trong hệ thống giao tiếp đã chi phối đến xu hướng
chuyển đổi từ ngôn ngữ văn học sang ngôn ngữ điện ảnh.

1


- Mở ra hướng tiếp cận vấn đề theo hướng liên ngành của khoa học
ngôn ngữ.
3. Đối tượng nghiên cứu
Ngôn ngữ của văn học và ngôn ngữ của điện ảnh dựa trên sự chuyển
đổi từ hoạt động giao tiếp văn học sang giao tiếp điện ảnh.
4. Phạm vi nghiên cứu, nguồn dữ liệu
4.1. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu chuyển đổi từ các tín hiệu – biểu tượng trong tác phẩm
văn học sang phim điện ảnh. Biểu tượng trong tác phẩm điện ảnh xuất hiện
dưới dạng tín hiệu của ngôn từ, xuất hiện trong phim truyện điện ảnh dưới
dạng tín hiệu hình ảnh, hai loại tín hiệu này sẽ mang những đặc trưng, tính
chất, giá trị ở hệ thống ngôn ngữ của hai loại ngôn ngữ. Nghiên cứu chuyển
đổi biểu tượng này tương ứng với nghiên cứu chuyển đổi tín hiệu ngôn ngữ
trong văn học sang tín hiệu hình ảnh trong điện ảnh.
- Nghiên cứu chuyển đổi ngôn ngữ đối thoại trong tác phẩm văn học
sang phim điện ảnh. Ngôn ngữ đối thoại trong văn học là dạng chữ viết, còn
trong phim truyện điện ảnh lại ở dạng âm thanh, vậy các tín hiệu ở hai dạng
khác nhau khi chuyển đổi sẽ giống và khác như thế nào?
Đây là hai vấn đề được nghiên cứu trong khóa luận.
4.2. Nguồn dữ liệu

- Văn bản truyện Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (2010) của nhà văn
Nguyễn Nhật Ánh và phim truyện điện ảnh chuyển thể Tôi thấy hoa vàng trên
cỏ xanh (2015) của đạo diễn Victor Vũ.
Cả hai tác phẩm này đều dành được sự quan tâm từ độc giả và khán giả.
5. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu định lượng: dùng trong khảo sát các biểu
tượng, đối thoại được và không được chuyển đổi từ văn bản truyện sang phim
điện ảnh, số lượng cụ thể là bao nhiêu.
- Phương pháp miêu tả: diễn giải sự chuyển đổi và biến đổi biểu
tượng, đối thoại, đồng thời giúp làm rõ thuộc tính đối tượng nghiên cứu.

2


- Thủ pháp so sánh đối chiếu: chỉ ra điểm khác biệt của tín hiệu, biểu
tượng, đối thoại trong văn bản truyện và phim điện ảnh.
6. Đóng góp
- Làm rõ hơn những vấn đề lí luận về ngôn ngữ văn học và ngôn ngữ
điện ảnh, đồng thời làm rõ điểm giống và khác nhau của các hoạt động giao
tiếp nghệ thuật.
- Cung cấp kiến thức, mở rộng hiểu biết về loại hình nghệ thuật văn học
và loại hình nghệ thuật điện ảnh.
- Đóng góp tài liệu hữu ích về nghiên cứu phương tiện giao tiếp ngôn
ngữ hình ảnh, ngôn ngữ tổng hợp.
- Làm rõ giá trị hướng tiếp nhận liên ngành trong phân tích và tiếp nhận
văn bản nghệ thuật.
7. Bố cục khóa luận
Nội dung chính của khóa luận gồm:
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT ĐỀ TÀI

CHƯƠNG 2: SỰ CHUYỂN ĐỔI TỪ BIỂU TƯỢNG TRONG VĂN
BẢN TRUYỆN SANG BIỂU TƯỢNG TRONG PHIM ĐIỆN ẢNH
CHUYỂN THỂ
CHƯƠNG 3: SỰ CHUYỂN ĐỔI TỪ NGÔN NGỮ TRONG VĂN
BẢN TRUYỆN SANG BIỂU TƯỢNG TRONG PHIM ĐIỆN ẢNH
CHUYỂN THỂ

3


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT
1.1. Lý thuyết tín hiệu, việc xác định nội hàm các khái niệm
“ngôn ngữ”, “ngôn ngữ nghệ thuật”
1.1.1. Lý thuyết tín hiệu
Có nhiều quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu về tín hiệu.
Theo Ferdiand de Saussure: “Tín hiệu là một thực thể gồm hai mặt là
cái biểu đạt (Signifier) và cái được biểu đạt (signified) [...] Hai mặt này
không thể tách rời, có kết nối mật thiết trong tâm trí con người” [Dẫn theo 7;
tr18].
“Theo Charles Sandres Peice (1931) đưa ra cấu tạo tín hiệu gồm 3
phần: Cái đại diện tức là hình thức của tín hiệu; Biểu ý tức là ý hiểu được tạo
nên bởi tín hiệu; Khách thể tức là cái mà tín hiệu chỉ đến” [Dẫn theo 7; tr19].
“Bên cạnh đó, Louis Hjelmslev đề xuất cấu trúc phân tầng cho tín hiệu,
từ đó phân biệt hệ thống tín hiệu biểu thị và hệ thống tín hiệu hàm nghĩa.
Roland Barthes tiếp thu khái niệm này và mô tả cấu trúc phân tầng đó với
trường hợp tín hiệu – huyền thoại” [Dẫn theo 7;tr21].
Từ những quan điểm này có thể đưa ra một số điểm chung về tín hiệu
như sau:
Trong cấu trúc của tín hiệu cơ bản phải gồm hai thành phần cái thay thế

(cái biểu đạt) và cái được thay thế (cái được biểu đạt).
- Một chất liệu tín hiệu được gọi là tín hiệu khi nó thuộc vào một hệ
thống ngôn ngữ nhất định, sử dụng trong quá trình giao tiếp. Vì vậy khi
nghiên cứu cần xét đến các phương diện của tín hiệu.
- Một tín hiệu không phải khi nào cũng chỉ gồm cái biểu đạt và cái
được biểu đạt, cần chú ý tới hệ thống tín hiệu biểu thị và hệ thống tín hiệu
hàm biểu trong cấu trúc phân tầng của tín hiệu.

4


1.1.2. Việc xác định nội hàm các khái niệm “ngôn ngữ”, “ngôn ngữ
nghệ thuật”
Theo Ferdinand de Saussure: “bất cứ một hệ thống giao tiếp nào cũng
sẽ là ngôn ngữ” và “Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu biểu thị các ý niệm”
[4;tr53]. Điều này cho phép khái niệm “ngôn ngữ” vươn tới tất cả các lĩnh
vực có thể tìm thấy tín hiệu, chúng ta từ đó có thể hiểu ngôn ngữ của hội họa,
kiến trúc, điện ảnh,... Như vậy, có thể nói quá trình sáng tạo, tiếp nhận nghệ
thuật cũng là quá trình thực hiện giao tiếp.
Yuri Mikhailovich Lotman định nghĩa: “Ngôn ngữ là bất kì một hệ
thống có tính giao tiếp nào có sử dụng những tín hiệu được sắp đặt bằng một
dạng thức đặc biệt” [8;tr7].
Từ những quan điểm của các nhà nghiên cứu trên, có thể xác định nội
hàm của hai khái niệm “ngôn ngữ” và “ngôn ngữ nghệ thuật” như sau:
Ngôn ngữ “được hiểu theo nghĩa rộng là bất cứ một hệ thống tín hiệu
nào phục vụ cho hoạt động giao tiếp, nghĩa là bao gồm cả các ngôn ngữ
nghệ thuật như ngôn ngữ văn học, ngôn ngữ điện ảnh, ngôn ngữ hội họa...Tuy
nhiên ‘ngôn ngữ’ còn được hiểu theo nghĩa hẹp là ngôn ngữ tự nhiên bằng
âm thanh của con người dùng để giao tiếp giữa các thành viên trong cộng
đồng và xã hội, phát sinh tự nhiên, phát triển có quy luật và mang đặc trưng

xã hội”[ Dẫn theo 7;tr23].
Ngôn ngữ nghệ thuật “là hệ thống tín hiệu hàm biểu được xây chồng
lên hệ thống tín hiệu biểu thị, phục vụ cho các hoạt động giao tiếp nghệ
thuật”[ Dẫn theo 7;tr23]
1.2. Lý thuyết về dạng ngôn ngữ văn học và ngôn ngữ điện ảnh
1.2.1. Lý thuyết ngôn ngữ văn học
1.2.1.1. Khái niệm của ngôn ngữ văn học.
Xét trên bình diện phong cách, ngôn ngữ văn học hiểu là “ngôn ngữ
chuẩn mực, mẫu mực, các chuẩn của nó được lĩnh hội như cái đúng, bắt buộc
với mọi người, nó đối lập với phương ngữ và khẩu ngữ bình dân” [5;341]

5


Xét ở mặt bản chất tín hiệu, “ngôn ngữ văn học có thể hiểu là hệ thống
tín hiệu ngôn ngữ hàm biểu được dùng để tạo lập nên văn bản văn học, truyền
tải thông điệp trong hoạt động giao tiếp văn học”[7;tr24].
1.2.1.2. Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ văn học
- Ngôn ngữ văn học có tính hình tuyến: Những yếu tố của ngôn ngữ
được tổ chức lần lượt, tạo thành chuỗi tín hiệu.
- Ngôn ngữ văn học có tính hình tượng phi vật thể
- Ngôn ngữ văn học có tính đa nghĩa:“Ngôn ngữ văn học là như vậy.
Nó luôn luôn biến động theo tư duy. Tư duy thay đổi, đổi mới, sáng tạo làm
cho ngôn ngữ sinh nở, tăng trưởng.” [9;tr58]
1.2.2. Lý thuyết ngôn ngữ điện ảnh
1.2.2.1. Khái niệm ngôn ngữ điện ảnh.
Ngôn ngữ điện ảnh là một khái niệm mang tính chất phức tạp, vì có
nhiều quan niệm và cách định nghĩa nên rất khó để đi đến thống nhất một khái
niệm chung giữa các nhà nghiên cứu. Chẳng hạn “Marcel Martin đã dẫn ra
nhiều khái niệm về điện ảnh và ngôn ngữ điện ảnh. Theo đó, Jean Cocteau

cho rằng ‘Phim, đó là chữ viết trong các hình ảnh thị giác’; Alexandre
Arnoux lại cho rằng: ‘Điện ảnh là ngôn ngữ của các hình ảnh thị giác có từ
vựng, phép đặt câu, bỏ lửng trong câu, có các dấu chấm câu và ngữ pháp của
mình’”[Dẫn theo 7;tr26].
Tuy nhiên, có thể hiểu về ngôn ngữ điện ảnh như sau: “Ngôn ngữ điện
ảnh là phương tiện biểu hiện của phim điện ảnh, là sự tổ chức của các tín
hiệu hình ảnh động và âm thanh theo một quy tắc ‘ngữ pháp’ đặc trưng –
được gọi là montage (ghép dựng) nhằm khắc họa hình tượng, truyền tải thông
điệp, thực hiện giao tiếp nghệ thuật giữa chủ thể sáng tạo và người tiếp
nhận” [Dẫn theo 7;tr26].
Ngôn ngữ điện ảnh gồm âm thanh và hình ảnh điện ảnh. Hình ảnh điện
ảnh bao gồm hệ thống tín hiệu hình ảnh của diễn viên (hành động, cử
chỉ,phục trang,...); bối cảnh (không gian, thời gian, màu sắc, ánh sáng,...); tạo

6


hình cảnh quay – lấy cảnh quay,...Ngôn ngữ âm thanh trong điện ảnh tạo nên
bởi hệ thống tín hiệu gồm: thoại, tiếng động, nhạc phim.
1.2.2.2. Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ điện ảnh
- Ngôn ngữ điện ảnh có đặc tính không gian và thời gian: Trên trục
tuyến tính, đơn vị cơ bản của ngôn ngữ điện ảnh là cảnh (scene), tạo ra do
một cú bấm máy (shot). Các cảnh sau khi qua được ghép, dựng nối tiếp thành
các ngữ đoạn. Trục tuyến tính đóng vai trò làm rõ ý nghĩa các cảnh quay,tạo
thành trật tự diễn biến nội dung phim theo thời gian tự sự.
- Ngôn ngữ điện ảnh mang tính trực quan và sinh động: bằng các chất
liệu là các tín hiệu hình ảnh, ngôn ngữ của điện ảnh có thể thể hiện sự vật
cũng như hiện tượng một cách sống động như nó ở trong đời thực.
- Ngôn ngữ điện ảnh mang tính đa nghĩa: tức là bên cạnh những ý
nghĩa trực tiếp mà âm thanh, hình ảnh thể hiện trực tiếp, ngôn ngữ điện ảnh

cũng thể hiện những ý nghĩa sâu xa, ẩn sau những hình ảnh trực quan.
Như vậy, hai loại ngôn ngữ có cùng điểm chung là tính đa nghĩa.
Nhưng bên cạnh đó nó cũng mang điểm khác biệt lớn ở hệ thống kí hiệu cơ
sở, văn học sử dụng ngôn từ, điện ảnh lại sử dụng tích hợp hình ảnh và âm
thanh. Có thể hệ thống lại như bảng dưới đây:
Ngôn ngữ văn học
Giống nhau

Ngôn ngữ điện ảnh

- Ngôn ngữ nghệ thuật
- Có tính đa nghĩa
- Phương tiện biểu đạt là hệ thống tín hiệu ngôn ngữ hàm biểu.

Khác nhau

- Hệ thống tín hiệu là ngôn từ

- Hệ thống tín hiệu là hình
ảnh điện ảnh và âm thanh.

- Có tính hình tuyến

- Vừa có tính hình tuyến vừa
phi hình tuyến

- Có tính hình tượng phi vật
- Tính trực quan, sinh động
thể
- Tái tạo lại hình ảnh

- Miêu tả lại hình ảnh

7


1.3. Lý thuyết biểu tượnng, ngôn ngữ đối thoại trong văn bản truyện và
phim điện ảnh chuyển thể
Có nhiều phương diện để tiếp cận nghiên cứu sự chuyển đổi từ văn bản
truyện sang phim điện ảnh chuyển thể, nhưng trong phạm vi ngôn ngữ học,
vấn đề đang chú ý nhất là biểu tượng và ngôn ngữ đối thoại của hai thể loại
này.
1.3.1. Lý thuyết biểu tượng trong văn bản truyện và phim điện ảnh chuyển
thể
1.3.1.1. Khái niệm biểu tượng.
Biểu tượng có thể là “tất cả mọi thứ hoặc cụ thể (công trình kiến trúc,
hội họa, trang phục,...) hay trừu tượng (thế giới tâm linh, hành vi, cử chỉ,...);
hoặc các biểu tượng ngôn từ hay các biểu tượng hình ảnh, âm thanh,...đều có
thể là biểu tượng nếu nó được sử dụng với mục đích như một biểu tượng”
[Dẫn theo 7;tr31]
Biểu tượng có ý nghĩa rộng, không đơn thuần là một cấu trúc khép kín
của cái biểu đạt và cái được biểu đạt, nó gợi ra nhiều chiều liên tưởng trong
tâm trí con người.
1.3.1.2. Biểu tượng trong văn bản truyện và phim điện ảnh chuyển thể.
Điểm tương đồng trong biểu tượng của hai loại hình này là nó có xu
hướng trở thành đối tượng mang tính chất khách quan của quá trình tự sự:
miêu tả, trần thuật. Trong quá trình mã hóa biểu tượng thường bị che mờ, ngắt
quãng bởi các sự kiện hay những yếu tố khác, nhưng chúng luôn duy trì,
xuyên suốt trong tác phẩm văn học cũng như điện ảnh, làm nên ý nghĩa tư
tưởng của tác phẩm.
Điểm khác biệt trong biểu tượng của hai loại hình thể hiện ở hình thức

hiện diện. Biểu tượng trong văn bản truyện kể hiện diện qua từ ngữ, hay các
từ - biểu tượng (word – symbol), biểu tượng trong phim truyện điện ảnh hiện
diện qua hình ảnh và âm thanh. Sự khác biệt trong hình thức hiện diện tương
đương với sự khác biệt trong hệ thống tín hiệu chúng thuộc về.

8


Từ những tương đồng và khác biệt đó, khi có sự chuyển hóa của hai thể
loại, biểu tượng sẽ thể hiện được cả những nét giống và khác nhau.
1.3.2. Lý thuyết ngôn ngữ đối thoại trong văn bản truyện và phim điện ảnh
chuyển thể
1.3.2.1. Khái niệm đối thoại
“Đối thoại là những lời trao đáp của các nhân vật được người tạo lập
văn bản tái tạo lại theo sự mô phỏng hội thoại giao tiếp thường ngày, được
xem là thành phần rất quan trọng trong kết cấu của ngôn ngữ kể chuyện”
[Dẫn theo 7;tr36].
Như vậy, để hiểu rõ về đối thoại, cần hiểu hội thoại là “là hoạt động
giao tiếp bằng lời ở dạng nói của các nhân vật giao tiếp nhằm trao đổi các
nội dung miêu tả và liên cá nhân theo mục đích được đặt ra” [10;tr122]. Hội
thoại là hoạt động không thể thiếu, có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống con
người.
Đối thoại trong văn bản truyện và phim điện ảnh cũng có cấu trúc giống
với hội thoại trong giao tiếp đời thường của con người, gồm các hành động
ngôn ngữ và thể hiện theo quy tắc, phương châm hội thoại. Nhưng khác nhau
ở chỗ: hội thoại là hình thức giao tiếp tự nhiên, sử dụng ngôn ngữ hàng ngày,
tình huống không có kịch bản trước; đối thoại lại có sự sắp xếp, dàn dựng
ngôn từ của tác giả, nó tạo cảm giác tự nhiên nhưng lại ẩn chứa cách nhìn, tư
tưởng, thông điệp tác giả muốn truyền tải.
1.3.2.2. Chức năng của ngôn ngữ đối thoại trong văn bản truyện và

phim điện ảnh chuyển thể
- Chức năng cá thể hóa tính cách nhân vật: Lời đối thoại trong văn bản
TKVH của các nhân vật thể hiện chức năng như tín hiệu biểu thị tên tuổi, giới
tính, tính cách, nghề nghiệp,... của nhân vật.
- Chức năng thông tin, miêu tả: chức năng này thể hiện qua việc nhà
văn và nhà làm phim có thể truyền tải thông tin hoặc miêu tả qua đơn
thoại(trong truyện), hình ảnh(trong phim) hay đối thoại của các nhân vật.

9


- Chức năng tham gia dẫn dắt, tổ chức câu chuyện: đối thoại góp phần
dẫn dắt, kết nối các sự kiện của câu chuyện.
- Chức năng liên cá nhân: bằng đối thoại, nhân vật tương tác với các
nhân vật khác, tạo nên mối liên hệ với những cá nhân tham gia đối thoại.
Trong đối thoại, các chức năng thường đi liền kết hợp với nhau, tạo ra
hiệu quả biểu đạt cao nhất.
Nhìn chung, ngôn ngữ đối thoại góp phần rất lớn vào biểu đạt ý nghĩa
hình tượng nhân vật, đồng thời thể hiện năng lực, nét sáng tạo của nhà văn,
nhà làm phim.
Đối thoại trong văn bản Đối thoại trong PTĐA
TKVH
Tương đồng

- Bản chất
- Chức năng
- Thể hiện sự giao thoa giữa hai loại hình tự sự văn học và tự
sự điện ảnh

Khác biệt


- Đối thoại được sử dụng “tùy - Đối thoại là thành phần thứ
ý”
yếu.
- Thể hiện ở dạng viết

- Thể hiện ở dạng nói

- Được hỗ trợ bằng đơn thoại

- Được hỗ trợ bằng hình ảnh,
âm thanh

Bảng so sánh ngôn ngữ đối thoại trong văn bản truyện và phim
điện ảnh chuyển thể
1.4. Lý thuyết chuyển đổi ngôn ngữ
1.4.1. Khái niệm chuyển đổi ngôn ngữ
“Chuyển đổi ngôn ngữ là chuyển dịch, thay đổi cùng một nội dung, ý
nghĩa nào đó từ hệ thống ngôn ngữ hay tín hiệu này (ngôn ngữ nguồn) sang
hệ thống ngôn ngữ hay tín hiệu khác (ngôn ngữ đích)” [Dẫn theo 7;tr41].

10


Phạm vi chuyển đổi ngôn ngữ (Theo On lingguitic aspects of
translation - Roman Jakobson):
- Phạm vi giao tiếp đơn ngữ: giải thích tín hiệu ngôn ngữ bằng các tín
hiệu ngôn ngữ khác nhưng vẫn thuộc chính ngôn ngữ đó.
- Phạm vi đa ngữ: chuyển đổi giữa các ngôn ngữ khác nhau cùng dạng
(nói, viết) với nhau, như tiếng Việt sang tiếng Anh, Pháp và ngược lại

(chuyển dịch liên ngữ); hoặc chuyển đổi giữa các ngôn ngữ khác dạng (nói –
viết, viết – hình ảnh,...)
Roman Jakobson cũng cho rằng “Thường thì không có một sự tương
đương trọn vẹn giữa các đơn vị mã (code – units)”. Như vậy, rõ ràng cần chú
ý tới hai điểm mấu chốt trong chuyển đổi ngôn ngữ là cái tương đương và cái
biến đổi.
Cái tương đương trong chuyển đổi ngôn ngữ thể hiện ở hai mức độ là
tương đương hình thức và tương đương năng động. (Cách phân chia theo
Eugene Nida (1964) ).
Cái biến đổi trong chuyển đổi ngôn ngữ thể hiện qua hai hình thức là
biến đổi cấp độ (khi một diễn đạt bằng ngữ pháp của ngôn ngữ này được giải
thích bằng từ vựng của ngôn ngữ khác) và biến đổi phạm trù (biến đổi về cấu
trúc, nội bộ hệ thống của ngôn ngữ trong quá trình chuyển đổi).
1.4.2. Hướng tiếp cận sự chuyển đổi từ ngôn ngữ văn học sang ngôn ngữ
điện ảnh
Bản chất quá trình chuyển đổi này chính là chuyển đổi từ hoạt động
giao tiếp văn học sang hoạt động giao tiếp điện ảnh.
Khi chúng chuyển đổi sang nhau, cần chú trọng đến cái tương đương và
cái biến đổi giữa hai hệ thống ngôn ngữ này.
Bên cạnh đó cũng cần quan tâm đến: những chi phối của mã ngôn ngữ,
nội dung thông điệp, người tạo mã và giải mã thông điệp, ngữ cảnh.

11


TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Văn học và điện ảnh có mối quan hệ mật thiết với nhau. Ngôn ngữ và
giao tiếp văn học chứa đựng sự tương liên và bất tương liên với ngôn ngữ và
giao tiếp điện ảnh.
Ngôn ngữ văn học chuyển đổi sang ngôn ngữ điện ảnh được nhìn nhận

là chuyển đổi từ hệ thống tín hiệu ngôn ngữ sang hệ thống tín hiệu hình ảnh.
Ở đây, sự chuyển đổi này được thể hiện qua nhóm tín hiệu – biểu tượng.
Chuyển đổi ngôn ngữ là chuyển đổi hệ thống phương tiện biểu đạt
trong giao tiếp theo yêu cầu thực tiễn đặt ra trong sử dụng ngôn ngữ và sáng
tạo nghệ thuật. Trong sự chuyển tiếp của hai hoạt động giao tiếp văn học và
điện ảnh, cần chú trọng các vấn đề: mức độ tương đương, sự biến đổi của tín
hiệu – biểu tượng.
Chuyển đổi từ ngôn ngữ văn học sang ngôn ngữ điện ảnh là sự chuyển
đổi ở hai khía cạnh. Thứ nhất, chuyển đổi từ tín hiệu ngôn từ sang tín hiệu
hình ảnh điện ảnh. Sự chuyển đổi này sẽ được nghiên cứu qua sự chuyển đổi
này sự chuyển đổi của tín hiệu – biểu tượng. Thứ hai, chuyển đổi từ đối thoại
dạng ngôn từ/dạng viết (trong truyện) sang đối thoại dạng âm thanh (trong phi
Hướng tiếp cận sự chuyển đổi nằm trong sự chuyển tiếp của hai hoạt
động giao tiếp văn học và điện ảnh. Các yếu tố như chủ thể giao tiếp, thông
điệp, ngữ cảnh cũng có tác động nhất định đến quá trình nghiên cứu chuyển
đổi ngôn ngữ.

12


CHƯƠNG 2: SỰ CHUYỂN ĐỔI TỪ BIỂU TƯỢNG TRONG VĂN BẢN
TRUYỆN SANG BIỂU TƯỢNG TRONG PHIM ĐIỆN ẢNH
2.1. Xu hướng chuyển đổi từ biểu tượng ngôn từ sang biểu tượng
hình ảnh
2.1.1. Xu hướng chuyển đổi
Để nhận biết các biểu tượng trong văn bản truyện và phim điện ảnh
chuyển thể, cần chú ý ở hai phương diện. Về mặt hình thức, tín hiệu – biểu
tượng có thể xuất hiện với tần suất “dày đặc” bất thường hoặc ít lần nhưng có
tổ chức, kết hợp gợi ra ý nghĩa. Về mặt ý nghĩa, một biểu tượng không mang
ý nghĩa đơn thuần chỉ là cái biểu đạt và cái được biểu đạt, nó gợi ra nhiều

chiều liên tưởng, suy ngẫm trong trí óc mỗi con người.
Thông thường, sẽ có ba xu hướng chuyển đổi từ tín hiệu – biểu tượng
trong văn bản truyện sang phim điện ảnh.
2.1.1.1. Sáng tạo thêm biểu tượng ở phim điện ảnh chuyển thể
Trong sự chuyển đổi từ văn bản truyện Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh
sang phim điện ảnh cùng tên, nhà làm phim đã sáng tạo thêm biểu tượng hoa
vàng. Biểu tượng xuất hiện trong nhiều cảnh phim:

Hình 2.1. Bông hoa chứng minh sự xuất hiện của công chúa

13


Hình 2.2. Hoa vàng được “công chúa” rải thành đường

Hình 2.3. Hình ảnh hoa vàng xuất hiện khi tai nạn xảy ra
Biểu tượng này không xuất hiện trong văn bản truyện, mặc dù tên tác
phẩm có nhắc đến. Sự sáng tạo này của nhà làm phim tạo sự liên kết trong các
cảnh quay, nhan đề tác phẩm và gây được ấn tượng với khán giả.
2.1.1.2. Cắt giảm biểu tượng ở văn bản truyện
Có thể nhận thấy, trong các tác phẩm văn học, tín hiệu – biểu tượng nào
đó được sáng tạo, dụng công biểu đạt ý nghĩa, tư tưởng nhân văn của tác
phẩm ấy. Tuy nhiên, chúng không được sử dụng khi chuyển thể sang phim
điện ảnh.
Cụ thể, trong tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, biểu tượng
“cây gậy” xuất hiện 3 lần trong tác phầm, mỗi lần lại mang một nghĩa hay
một liên tưởng riêng của tác giả đối với mạch truyện và những nhân vật khác
trong truyện. Đồng thời, mở ra cho người đọc về những ý nghĩa của tác phẩm.
Lần thứ nhất, biểu tượng cây gậy gợi nhắc về người cha của nhân vật
Thiều: “Cây gậy dựng bên tường, ban đêm ra đường ba tôi thường hay cầm


14


theo phòng chó dữ” [1;tr34]. Hình ảnh này tưởng chừng như không đáng chú
ý, nhưng nó lại giúp tác giả dẫn dắt người đọc hình dung về cha của Thiều
một cách rất sinh động, ông là một người thích làm thơ, tính tính vui vẻ khi ở
ngoài nhưng khi về nhà tính tình lại hay nổi cộc, biểu hiện qua một số đoạn:
“nhưng cây gậy đó đã nện lên lưng và mông tôi nhiều lần”[1;tr34], “anh em
tôi ăn đòn của ba tôi khá thường xuyên”[1;tr37], “ba tôi vớ cây gậy đánh chó
vụt đen đét vào lưng tôi”[1;tr37].
Lần thứ hai, cây gậy biểu trưng cho sự ích kỉ, ghen tuông một cách trẻ
con của Thiều. Thiều đã dùng cây gậy đánh em của mình là Tường: “tôi vớ
lấy cây gậy đánh chó ba tôi vẫn dựng bên vách, phang tới tấp vào lưng thằng
Tường”[1;tr257].
Lần thứ ba, cây gậy biểu trưng cho sự hối lỗi, ăn năn, trưởng thành của
Thiều. Thể hiện qua đoạn “xưa nay ba tôi đã dùng cây gậy này vụt vào người
tôi và Tường không biết bao nhiêu lần nhưng chẳng xảy ra chuyện gì tệ hại
giống như lúc này”[1;tr280]. Thiều lúc này đã ý thức được sự nghiêm trọng
của sự việc. “Tao sẽ thủ sẵn cây gậy đánh chó”[1;tr295], Thiều nghĩ đến việc
bảo vệ, che chở cho em. “Tôi thở dài nhớ ra chính cây gậy đó đã làm khổ em
tôi”[1;tr295], Thiều vô cùng ăn năn, hối hận vì việc đã đánh Tường.
Có thể thấy, hình ảnh cây gậy nhằm hướng đến biểu đạt một ý nghĩa
chủ đề của văn bản này: tuổi thơ mỗi con người chúng ta đều có những kỉ
niệm dù đẹp, dù buồn bên cạnh những người thân, gia đình. Họ giúp chúng ta
biết đúng, biết sai, biết yêu thương mọi người và sau đó trưởng thành hơn.
Một biểu tượng cũng rất đặc biệt trong văn bản truyện, nhưng lại ít
được chú ý khi chuyển thể thành phim là biểu tượng tiếng kèn acmônica.
Biểu tượng này xuất hiện 2 lần, mang ý nghĩa biểu trưng cho tình yêu, cụ thể
là tình yêu thắm thiết của Đàn và Vinh với nhiều cung bậc vui, buồn. Thể

hiện qua các cụm từ, đoạn văn sau:
“Tôi hớn hở:
- Lâu quá không nghe thấy chú thổi acmônica.
Nhưng nghe chú Đàn thổi kèn một hồi, lòng tôi lại xẹp ngay xuống.
Tiếng kèn bữa nay nghe buồn da diết, chẳng giống mọi ngày.

15


Tiếng kèn nỉ non, như oán trách ai đó. Chắc chú Đàn đang nghĩ đến
mối tình trắc trở với chị Vinh. Chị Vinh và chú yêu nhau, nhưng thầy Nhãn
không muốn chị Vinh lấy chồng cụt tay”[1;tr111].
“Chú ngồi trên thềm giếng, ngẩng nhìn bóng trăng mờ nấp sau sương
mù và lôi cây acmônica ra thổi. Tiếng kèn của chú bữa nay hoàn toàn không
giống tiếng kèn nỉ non ngày nào.
Tôi ngạc nhiên khi nghe chú thổi một bản hành khúc có âm điệu vui
tươi” [1;tr246].
Một số biểu tượng khác trong tác phẩm này cũng bị cắt giảm khi
chuyển thể từ văn bản nguồn sang phim điện ảnh: con chó Vện của nhà Mận,
quả táo tàu khô,...
2.1.1.3. Chuyển đổi từ biểu tượng ngôn từ trong văn bản truyện sang biểu
tượng hình ảnh trong phim điện ảnh.
Đây là xu hướng tất yếu và nó có ở tất cả các tác phẩm chuyển thể.
Việc chuyển đổi từ biểu tượng ngôn từ (trong truyện) sang biểu tượng hình
ảnh (trong phim) là cách nhà làm phim truyền thông điệp, ý nghĩa của tác
phẩm qua phim một cách nhanh nhất, cụ thể nhất.
Có thể dễ dàng nhận thấy rằng, trong ba xu hướng trên, xu hướng thứ
ba là phổ biến hơn cả. Vì vậy, mục sau sẽ tập trung làm rõ xu hướng thứ ba
này.
2.1.2. Xu hướng chuyển đổi từ biểu tượng ngôn từ trong văn bản truyện

sang biểu tượng hình ảnh trong phim điện ảnh
2.1.2.1. Sự chuyển đổi ở phương diện tín hiệu biểu thị
Khi chuyển đổi từ biểu tượng ngôn từ của văn học sang biểu tượng hình
ảnh của điện ảnh thì cái biểu đạt của biểu tượng hình ảnh là cái được biểu đạt
từ những biểu tượng của ngôn từ “vốn có tính phi vật thể nhưng có khả năng
gợi ra bản thể của sự vật, hiện tượng, hành động dựa trên kích thích các cơ
tầng của trí tưởng tượng, gợi lại những kí tích trong vô thức, soi sáng ý thức
của con người một cách hết sức linh hoạt”[2;tr492].

16


Tuy nhiên, sự chuyển đổi của biểu tượng trong văn bản truyện sang
phim điện ảnh không hoàn toàn trùng khớp, nhiều biểu tượng chuyển đổi với
mức độ tương đương, và nhiều biểu tượng không hoàn toàn tương đương.
Trường hợp cái biểu đạt của biểu tượng trong văn bản truyện
tương ứng với cái biểu đạt của biểu tượng ấy ở phim chuyển thể.
Đây là trường hợp biểu tượng ngôn từ trong văn bản nguồn khi được
chuyển đổi sang biểu tượng hình ảnh của phim điện ảnh, sự biểu thị của hai
loại biểu tượng đó ở mức tương đương, ứng chiếu với nhau.
Cụ thể, về biểu tượng lũ. Trong Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh,
Nguyễn Nhật Ánh đã miêu tả biểu tượng này qua các câu, ngữ đoạn sau:
- “lũ từ trên nguồn tràn về, mực nước từ từ dâng lên mấp mé mặt
giường trong ánh mắt lo lắng của mẹ tôi”[1;tr238].
- “Rất may, lũ chỉ quét qua một đêm, sáng hôm sau mưa ngớt, nước bắt
đầu rút dần để lại mặt đường nhớp nháp và sạt lở, vô số rác rến, gỗ mục, xác
súc vật vướng vào gốc cây, vách nhà và hàng rào. Cảnh vật sau khi lũ đi qua
trông hoang tàn như phim trường vừa quay xong cảnh chiến tranh”[1;tr238].
Biểu tượng lũ được nhà văn thể hiện trên trục ngữ đoạn: lũ “tràn về”.
“mực nước từ từ dâng”, lũ “quét qua một đêm”, “mưa ngớt, nước bắt đầu

rút”, cảnh vật sau lũ “hoang tàn”,... biểu trưng cho thiên nhiên đầy khắc
nghiệt, cuộc sống những người dân nghèo điêu đứng vì thiên tai.
Khi được chuyển đổi sang phim điện ảnh cùng tên, biểu tượng lũ được
xây dựng trên các cảnh ngắn dựng nối tiếp, một số hình ảnh:

Hình 2.4: Cận cảnh nước lũ lên sát mé giường

17


Hình 2.5: Toàn cảnh nước lũ tràn về

Hình 2.6: Cánh đồng ngập trong nước lũ

Hình 2.7: Cận cảnh xác gia súc chết sau lũ
Xem xét và đối chiếu giữa văn bản nguồn và hình ảnh, ta nhận thấy,
hình ảnh trong phim điện ảnh giống như ‘minh họa’ cho biểu tượng ở văn bản
ngôn từ. Tuy nhiên, cần nói rõ hơn ở đây, nếu xét về việc “người tiếp nhận sự
chuyển đổi với tâm thế người tiếp nhận thuần khiết, nghĩa là những mối dây
liên hệ trong hệ thống một ngôn ngữ như từ vựng, ngữ pháp” [Dẫn theo
7;tr59],...là “những dây liên hệ giả tạo” [6;tr109], nó không để lại ấn tượng

18


×