Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Đại từ nhân xưng xét trên ba bình diện ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng (khảo sát qua truyện ngắn nguyễn huy thiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 57 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

======

CAO THỊ THẢO

ĐẠI TỪ NHÂN XƢNG XÉT TRÊN BA
BÌNH DIỆN: NGỮ PHÁP, NGỮ NGHĨA
VÀ NGỮ DỤNG (KHẢO SÁT QUA
TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

HÀ NỘI - 2019


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

======

CAO THỊ THẢO

ĐẠI TỪ NHÂN XƢNG XÉT TRÊN BA
BÌNH DIỆN: NGỮ PHÁP, NGỮ NGHĨA
VÀ NGỮ DỤNG (KHẢO SÁT QUA
TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học



TS. ĐỖ THỊ HIÊN

HÀ NỘI - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của Cô Đỗ Thị Hiên. Các số liệu, kết quả trong khóa luận là trung
thực. Những kết luận khoa học của khóa luận chưa từng được ai công bố
trong bất kì công trình nào khác.
Hà Nội, ngày…tháng 5 năm 2019
Sinh viên

Cao Thị Thảo


LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới trường
Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện cho tôi có môi trường học tập tốt
trong suốt thời gian tôi học tập, nghiên cứu tại trường.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Cô Đỗ Thị Hiên đã giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình nghiên cứu và trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành đề tài khóa
luận tốt nghiệp này. Đồng thời, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới thầy cô trong
khoa Ngữ văn, thầy cô trong tổ Ngôn ngữ, bạn bè đã giúp đỡ, tạo điều kiện
cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày…tháng 5 năm 2019
Sinh viên


Cao Thị Thảo


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 4
5. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 4
6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 4
7. Đóng góp của khóa luận................................................................................ 5
8. Bố cục khóa luận ........................................................................................... 5
NỘI DUNG....................................................................................................... 6
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ......................................................................... 6
1.1. Đại từ nhân xưng trong tiếng Việt ............................................................. 6
1.1.1. Khái niệm đại từ nhân xưng trong tiếng Việt ......................................... 6
1.1.2. Phân loại đại từ nhân xưng trong tiếng Việt ........................................... 7
1.1.2.1. Phân loại theo từ loại............................................................................ 7
1.1.2.2. Phân loại theo phạm vi sử dụng ........................................................... 9
1.1.3. Đặc điểm của đại từ nhân xưng trong tiếng Việt .................................. 10
1.1.4. Vai trò của việc dùng đại từ nhân xưng trong hoạt động giao tiếp....... 11
1.2. Khái quát ba bình diện trong ngôn ngữ học ............................................. 13
1.2.1. Bình diện ngữ học ................................................................................. 13
1.2.2. Bình diện nghĩa học .............................................................................. 13
1.2.3. Bình diện dụng học ............................................................................... 14
1.3. Tác giả Nguyễn Huy Thiệp ...................................................................... 14
1.3.1. Cuộc đời và sự nghiệp........................................................................... 14
1.3.1.1. Cuộc đời ............................................................................................. 14
1.3.1.2. Sự nghiệp............................................................................................ 14

1.3.2. Vài nét về phong cách tác giả ............................................................... 15
Tiểu kết ............................................................................................................ 15
Chƣơng 2. ĐẠI TỪ NHÂN XƢNG XÉT TRÊN BÌNH DIỆN NGỮ PHÁP
VÀ NGỮ NGHĨA .......................................................................................... 17
2.1. Kết quả thống kê, phân loại ..................................................................... 17


2.2. Đại từ nhân xưng xét trên bình diện ngữ pháp ........................................ 20
2.2.1. Từ loại ................................................................................................... 20
2.2.1.1. Đại từ .................................................................................................. 21
2.2.1.2. Danh từ ............................................................................................... 21
2.2.2. Cấu tạo................................................................................................... 24
2.2.2.1. Từ ....................................................................................................... 24
2.2.2.2. Cụm từ ................................................................................................ 24
2.2.3. Chức vụ cú pháp.................................................................................... 25
2.2.3.1. Chủ ngữ .............................................................................................. 25
2.2.3.2. Bổ ngữ ................................................................................................ 26
2.2.3.3. Hô ngữ ................................................................................................ 27
2.2.3.4. Vị ngữ ................................................................................................. 28
2.2.3.5. Đề ngữ ................................................................................................ 28
2.2.4. Nhận xét ................................................................................................ 28
2.3. Đại từ nhân xưng xét trên bình diện ngữ nghĩa ....................................... 28
2.3.1. Vai trò trong cấu trúc nghĩa miêu tả ..................................................... 28
2.3.2. Biểu thị ý nghĩa tình thái ....................................................................... 30
Tiểu kết ............................................................................................................ 31
Chƣơng 3. ĐẠI TỪ NHÂN XƢNG XÉT TRÊN BÌNH DIỆN NGỮ DỤNG
......................................................................................................................... 33
3.1. Vai trò trong cấu trúc tin .......................................................................... 33
3.2. Vai trò trong cấu trúc đề - thuyết ............................................................. 34
3.3. Biểu thị vai giao tiếp ................................................................................ 35

3.3.1. Ngang vai .............................................................................................. 35
3.3.1.1. Quan hệ “bạn bè”................................................................................ 35
3.3.1.2. Quan hệ “người yêu” .......................................................................... 36
3.3.2. Không ngang vai ................................................................................... 36
3.3.2.1. Quan hệ “ông/bà - cháu” .................................................................... 36
3.3.2.2. Quan hệ “bố/mẹ - con” ....................................................................... 37
3.3.2.3. Quan hệ “vợ - chồng”......................................................................... 39
3.3.2.4. Quan hệ “chủ - tớ” ............................................................................. 40
3.3.2.5. Quan hệ “giữa người có vị thế cao với người có vị thế thấp”............ 41
3.4. Vai trò biểu cảm và lịch sự ....................................................................... 41


3.4.1. Vai trò trong biểu cảm ........................................................................... 42
3.4.2. Vai trò trong lịch sự .............................................................................. 43
3.5. Đại từ nhân xưng với phong cách của tác giả .......................................... 44
Tiểu kết ............................................................................................................ 47
KẾT LUẬN .................................................................................................... 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đại từ nhân xưng (Đại từ xưng hô) là một phạm trù quan trọng trong
văn hóa giao tiếp của bất kì ngôn ngữ nào. Trong tiếng Việt, đại từ nhân xưng
rất phong phú, phản ánh đầy đủ và tương ứng cách phân chia vai cụ thể của
con người trong gia đình hay ngoài xã hội. Khi được sử dụng trong hoạt động
giao tiếp, các đại từ nhân xưng luôn phản ánh thái độ của người tham gia giao
tiếp, hình thành một chiến lược giao tiếp bằng xưng hô. Trong tác phẩm văn
học, ở mỗi ngữ cảnh, mỗi lời thoại, đại từ nhân xưng lại mang lại một hiệu
quả nhất định, thể hiện vai trò khác nhau khi xét trên ba bình diện ngữ pháp,

ngữ nghĩa và ngữ dụng. Nó thể hiện quan hệ của các nhân vật, tâm lí, tính
cách, thái độ, cách ứng xử của từng nhân vật cũng như cách đánh giá của nhà
văn. Có lẽ vì vậy, trong nhiều tác phẩm văn học, các nhà văn sử dụng một
cách triệt để các đại từ nhân xưng để gián tiếp thể hiện dụng ý của mình.
Lí thuyết ba bình diện ra đời đã đem đến một cách nhìn, một cách tiếp
cận mới đối với ngôn ngữ. Mô hình lí thuyết ba bình diện này đã được dùng
để soi sáng các hiện tượng ngôn ngữ ở mọi cấp độ. Ở cấp độ từ vựng, chúng
tôi sẽ dùng lí thuyết này để xem xét một hiện tượng ngôn ngữ, cụ thể là các
đại từ xuất hiện trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Từ đó thấy được đặc
điểm và tác dụng của chúng trong hoạt động hành chức. Với lí thuyết này,
ngôn ngữ đã được xem xét ở cả bình diện ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng
trong sự tương tác lẫn nhau.
Nguyễn Huy Thiệp là một trong những tác giả tiêu biểu và xuất sắc
nhất của văn học Việt Nam sau năm 1975. Nói đến Nguyễn Huy Thiệp là nói
đến một giọng văn sắc lạnh với một hệ thống ngôn ngữ đa dạng và phong
phú. Trong hệ thống ngôn ngữ ấy, các đại từ nhân xưng được tác giả sử dụng
rất tinh tế và linh hoạt thích hợp với mỗi đối tượng nhân vật cũng như mỗi
tình huống giao tiếp cụ thể. Qua việc sử dụng đại từ nhân xưng đã góp phần
thể hiện ý đồ nghệ thuật của Nguyễn Huy Thiệp cũng như thấy được tài năng
của nhà văn này.
Từ những lí do trên chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu “Đại từ
nhân xưng xét trên ba bình diện: ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng (Khảo sát
1


qua truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp)”. Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi nhằm
mục đích làm rõ hệ thống lí thuyết về đại từ nhân xưng trong tiếng Việt, giúp
người tiếp nhận văn học thấy được sự phong phú, đa dạng trong cách dùng
đại từ nhân xưng trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp khi xét trên ba bình
diện của ngôn ngữ học, từ đó thấy được phong cách sáng tác của nhà văn.

2. Lịch sử vấn đề
2.1. Lịch sử nghiên cứu đại từ nhân xưng trong tiếng Việt
Trong ngôn ngữ học, vấn đề từ nhân xưng là vấn đề được nhiều nhà ngôn
ngữ học đi sâu nghiên cứu. Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt, có thể kể đến
các công trình nghiên cứu của Diệp Quang Ban, Lê Biên, Đinh Văn Đức,…
Lê Biên trong “Từ loại tiếng Việt hiện đại” đã chia đại từ nhân xưng (Đại
từ xưng hô) thành hai loại là đại từ nhân xưng gốc và đại từ xưng hô lâm thời. Lê
Biên còn chia đại từ nhân xưng thành hai lớp với phạm vi sử dụng khác nhau
gồm: Những từ xưng hô trong gia tộc và từ xưng hô dùng ngoài xã hội.
Theo Diệp Quang Ban trong “Ngữ pháp tiếng Việt”, khi bàn về đại từ
nhân xưng, ông cho rằng: “Đại từ xưng hô dùng thay thế và biểu thị các đối
tượng tham gia trong quá trình giao tiếp” [2-tr.111]. Theo ông, đại từ xưng hô
được chia thành ba ngôi: Ngôi thứ nhất (người nói), ngôi thứ hai (người nghe),
ngôi thứ ba (người hoặc vật được nói tới).
Trong Cơ sở ngôn ngữ học, tác giả Đỗ Hữu Châu cho rằng: “Xưng hô là
hành vi chiếu vật, ở đây là quy chiếu các đối ngôn trong ngữ cảnh, nó sẽ gắn diễn
ngôn với người nói, người tiếp thoại. Xưng hô thể hiện vai giao tiếp” [4-tr.240].
Mỗi nhà nghiên cứu ngôn ngữ học lại có những hướng tiếp cận khác
nhau khi xem xét đại từ nhân xưng. Đó đều là những công trình nghiên cứu có
những đóng góp sâu sắc về mặt lí luận và thực tiễn khi nghiên cứu về đại từ
nhân xưng trong văn chương nói chung và trong truyện ngắn của Nguyễn Huy
Thiệp nói riêng.
Khi nghiên cứu đại từ nhân xưng xét trên lí thuyết ba bình diện của
ngôn ngữ học là một hướng tiếp cận mới lạ của ngôn ngữ học hiện đại và
chúng tôi nhận thấy rằng chưa có nhiều nhà nghiên Việt ngữ tiếp cận đại từ
nhân xưng theo hướng này.
2


2.2. Lịch sử nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

Nguyễn Huy Thiệp là cây bút truyện ngắn tài năng của Văn học Việt
Nam sau năm 1975, ông được đánh giá là “người đầu tiên tạo ra bước ngoặt
quan trọng của đổi mới”. Các công trình nghiên cứu tiêu biểu về truyện ngắn
của Nguyễn Huy Thiệp phải kể đến như:
“Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp dưới góc nhìn phê bình sinh thái” Nguyễn Thị Hà.
“Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp” - Nguyễn Thị Son.
“Đặc điểm lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp” Lê Thị Nguyệt Trong.
“Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp” Phan Thanh Bình.
“Không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp” Đoàn Tiến Dũng.
“Người kể chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp” - Bùi Thị
Đức Thiện.
Nhìn chung, khi nghiên cứu về truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, các
tác giả có nhiều hướng tiếp cận khác nhau dựa trên nội dung và nghệ thuật
của các tác phẩm và xem xét ở một vài truyện ngắn của nhà văn.
Như vậy, chúng tôi khẳng định chưa có công trình nào nghiên cứu về
đại từ nhân xưng trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Khi lựa chọn đề tài
“Đại từ nhân xưng xét trên ba bình diện: ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng
(Khảo sát qua truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp)”, chúng tôi nhận thấy sẽ đảm
bảo được tính mới, không trùng lặp của đề tài nghiên cứu. Thông qua đề tài
này, góp phần đi sâu nghiên đại từ nhân xưng trong truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp, từ đó phát hiện cái hay và khẳng định tài năng nghệ thuật của nhà văn.
Nếu đề tài của chúng tôi được thực hiện thành công, chắc chắn cũng sẽ có
những đóng góp đáng kể về mặt lí luận cũng như thực tiễn.

3


3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài “Đại từ nhân xưng xét trên ba bình diện: ngữ pháp,
ngữ nghĩa và ngữ dụng” (Khảo sát qua truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp)

nhằm những mục tiêu sau:
Thứ nhất: Hệ thống hóa lí thuyết về đại từ nhân xưng trong tiếng Việt.
Thứ hai: Lựa chọn hướng nghiên cứu của ngữ dụng học, đề tài khảo sát
hệ thống đại từ nhân xưng trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp để thấy
được sự phong phú và phức tạp của hệ thống này. Từ đó giúp người đọc cảm
nhận và hiểu thêm những tâm tư mà Nguyễn Huy Thiệp đã gửi gắm trong tác
phẩm của mình và phong cách nghệ thuật của người nghệ sĩ này.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa lí thuyết có liên qua đến đề tài: Lí thuyết về đại từ nhân
xưng, lí thuyết ba bình diện: ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng.
- Khảo sát, thống kê, phân loại, nhận xét các đại từ nhân xưng trong
truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.
- Phân tích, xem xét hiệu quả sử dụng các đại từ nhân xưng trong
truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp trên ba bình diện: ngữ pháp, ngữ nghĩa và
ngữ dụng để thấy được giá trị của chúng trong hoạt động hành chức.
5. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài xoay quanh tuyển tập “Nguyễn Huy
Thiệp truyện ngắn”, Nhà xuất bản Hội nhà văn, năm 2005.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Thủ pháp thống kê, phân loại
- Thủ pháp so sánh
- Phương pháp tổng hợp
- Phương pháp miêu tả
- Phương pháp phân tích nghĩa, ngữ cảnh

4


7. Đóng góp của khóa luận
7.1. Về mặt lí luận

Đề tài làm rõ lí thuyết về đại từ nhân xưng xét trên ba bình diện ngữ
pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp. Trên
cơ sở đó, đề tài góp phần khẳng định tài năng và phong cách truyện ngắn của
Nguyễn Huy Thiệp.
7.2. Về mặt thực tiễn
- Qua việc nghiên cứu đề tài này, chúng tôi hi vọng góp phần giúp cho
học sinh đọc hiểu và giáo viên dạy đọc - hiểu các tác phẩm của Nguyễn Huy
Thiệp và việc sử dụng các đại từ nhân xưng trong văn học cũng như trong
cuộc sống.
- Cung cấp nguồn ngữ liệu cho việc dạy đại từ trong tiếng Việt ở
trường phổ thông.
8. Bố cục khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận có bố cục ba chương:
+ Chương 1: Cơ sở lí luận
+ Chương 2: Đại từ nhân xưng xét trên bình diện ngữ pháp và ngữ nghĩa
+ Chương 3: Đại từ nhân xưng xét trên bình diện ngữ dụng

5


NỘI DUNG
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Đại từ nhân xƣng trong tiếng Việt
1.1.1. Khái niệm đại từ nhân xưng trong tiếng Việt
Trong giao tiếp hàng ngày, xưng hô là hoạt động diễn ra thường xuyên,
liên tục. Người nói và người nghe sử dụng những đại từ nhân xưng để thể
hiện vai giao tiếp của mình và góp phần thể hiện tư tưởng, tình cảm.
Các nhà ngôn ngữ học đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về đại từ
nhân xưng trong tiếng Việt:

Theo tác giả Lê Biên trong “Từ loại tiếng Việt hiện đại”, “đại từ xưng hô
(Đại từ nhân xưng) là những đại từ dùng để xưng - gọi, với tư cách ngôi, như
một nhân tố trong giao tiếp. Trong tiếng Việt, có những đại từ nhân xưng không
đơn thuần chỉ một ngôi xác định (ta, chúng ta, chúng mình, mình,…)”. [3-tr.123]
Theo tác giả Bùi Minh Toán trong “Ngữ pháp tiếng Việt”,“đại từ nhân
xưng bao gồm người nói tự xưng (tôi, tao, chúng tôi, chúng ta, chúng mình,
mình, chúng tớ), người nói gọi người nghe (mày, chúng mày, mi, ngươi,…) hoặc
chỉ người được nói tới (nó, hắn, y, thị, chúng nó, họ, chúng,…). Trong tiếng Việt,
nhiều danh từ chỉ quan hệ thân tộc khi dùng trong giao tiếp xã hội được dùng
như đại từ xưng hô: ông, bà, anh, chị, em, cháu, cô, dì, chú, bác,…”. [11-tr.45]
Theo tác giả Diệp Quang Ban trong “Ngữ pháp tiếng Việt”, “đại từ
nhân xưng dùng thay thế và biểu thị các đối tượng tham gia quá trình giao
tiếp. Đối tượng tham gia quá trình giao tiếp (người, vật) được chỉ ra một cách
chung nhất ở cương vị ngôi trong ý nghĩa của đại từ”.
Tóm lại, “đại từ nhân xưng hay đại từ xưng hô hay đại từ chỉ ngôi là
những đại từ dùng để chỉ và đại diện hay thay thế cho một danh từ để chỉ
người và vật khi ta không muốn đề cập trực tiếp hoặc lặp lại không cần thiết
các danh từ ấy”. (Theo Wikipedia)

6


1.1.2. Phân loại đại từ nhân xưng trong tiếng Việt
Đại từ nhân xưng được phân chia theo nhiều cách khác nhau. Trong
giới hạn khóa luận này, chúng tôi sẽ phân chia đại từ nhân xưng theo hai
hướng: Phân loại theo từ loại và phân loại theo phạm vi sử dụng. Trong đó,
đại từ nhân xưng được xem xét trên ba bình diện: Quan điểm của Ngữ pháp
học, quan điểm của Ngữ dụng học và quan điểm của Phong cách học.
1.1.2.1. Phân loại theo từ loại
a. Quan điểm của Ngữ pháp học

Với quan điểm này, các nhà nghiên cứu chia đại từ nhân xưng thành hai
nhóm: Đại từ nhân xưng chuyên dụng và đại từ nhân xưng lâm thời.
Theo tác giả Lê Biên trong giáo trình “Từ loại tiếng Việt hiện đại”, các
đại từ xưng hô gốc rất ít: tôi, tao, ta, mày, nó, hắn và chỉ xuất hiện ở những
sắc thái biểu cảm không lịch sự (thân mật, suồng sã - thô tục, khinh thường).
Nhóm đại từ nhân xưng gốc, theo tác giả Lê Biên có thể tóm tắt qua
bảng sau:
Ngôi Số

Số ít

Ngôi thứ
nhất
(người nói)

Tao
Tôi
Tớ
Mình
Ta

Ngôi thứ hai
(người nghe)

Mày
Bay
(mi)

Ngôi thứ ba
(người được

nói đến)


Hắn
Y
Thị

Ngôi gộp
hỗn hợp

Ta
Mình
Chúng ta
Chúng
mình

(1): Biến thể ngữ âm

7

Số nhiều

Các biến thể

Chúng tao
Chúng tôi
Chúng tớ
Chúng mình
Chúng ta


Tau (tao)
Tui (tôi) (1)
………..
(Tôi) = Choa,
Min, Qua (2)

Chúng mày
Chúng bay

Mi (mày)
Bây (bay) (1)
(mày): Bậu (2)

Chúng nó
Họ
Chúng

(Nó) = Va,
Nghỉ (2)


(2): Biến thể phương ngữ
Theo cách phân chia của tác giả Lê Biên, nhóm đại từ nhân xưng lâm
thời “có nhiều yếu tố được đại từ hóa dùng để xưng hô” [3-tr.123] bao gồm:
- Những từ nguyên là danh từ đã trở thành đại từ thực sự: tôi, tớ, mình
hoặc còn dấu ấn danh từ khá rõ: chàng, nàng, thiếp, ngài, người ta,…
- Những danh từ lâm thời đảm nhận chức năng đại từ, đó là những danh từ
chỉ người thuộc quan hệ gia tộc, thân thuộc như: cụ, ông, bà, cha, mẹ, chú, bác,…
- Các danh từ: bạn, đồng chí; tính từ danh hóa: lão
- Các từ chỉ chức danh nghề nghiệp: bác sĩ, tổ trưởng,…

- Các tên riêng của người: Lan, Mai, Hoa, Hồng, Hà,…
- Các từ chỉ nơi chốn: ấy, đây, đấy, đằng ấy,…
- Một số từ có nguồn gốc vay mượn từ gốc Hán: y, thị, chúng (đại từ,
đã Việt hóa), huynh, đệ, đại ca, tiên sinh (danh từ); từ gốc Pháp: moa (moi),
toa (toi).
Ngoài cách phân chia của tác giả Lê Biên, theo tác giả Đỗ Kim Liên thì
đại từ nhân xưng lâm thời bao gồm các danh từ thân tộc như: ông, bà, cha,
mẹ,… Với tác giả Đinh Văn Đức, đại từ nhân xưng lâm thời còn bao gồm cả
những đại từ chỉ định như: đây, đấy, kia, kìa.
b. Quan điểm của Ngữ dụng học
Với quan điểm của Ngữ dụng học, tác giả tiêu biểu là Đỗ Hữu Châu.
Theo tác giả: “Các đại từ nhân xưng trong tiếng Việt không có sự phân chia
rạch ròi về ngôi như trong tiếng Anh, gồm các đại từ: tôi, tớ, tao, tui, qua, mày,
mi, mình; choa, chúng tao, chúng tôi, chúng ta, chúng mình, chúng tớ, bầy (bi),
choa chúng mày; bay, hắn, nó, y, thị, va, chúng nó, nhau” [5-tr.266].
c. Quan điểm của Phong cách học
Các nhà phong cách học không đồng nhất từ nhân xưng với đại từ nhân
xưng như các nhà ngữ pháp học, nhưng phạm vi nghiên cứu về những từ loại
khác nhau được dùng để xưng hô thì khá ít so với các nhà ngữ dụng học.
Theo tác giả Cù Đình Tú trong “Phong cách học và đặc điểm tu từ
tiếng Việt” cho rằng: “Bên cạnh các từ nhân xưng: tôi, tao, ta, chúng tôi,

8


chúng ta, chúng ta, chúng ông, chúng anh, chúng chị (ngôi một), mày, bay,
chúng mày, chúng bay (ngôi hai), nó, hắn, y, va, nghỉ, chúng nó (ngôi ba),
tiếng Việt còn lấy tất cả các từ chỉ quan hệ họ hàng thân thuộc dùng làm từ
xưng hô như: cụ, ông, bà, cha, chú, mẹ, bác, thím, cô, dì, cậu, mợ, anh, chị,
cháu, em,…” [12-tr.166].

Theo tác giả Đinh Trọng Lạc trong “Phong cách học tiếng Việt”: “Bên
cạnh các đại từ nhân xưng (tôi, tao, mày, nó/hắn…) trong tiếng Việt còn dùng
những từ chỉ quan hệ gia đình huyết tộc (ông, bà, cha, mẹ, con cháu…) để
xưng hô” [7-tr.170].
Các đại từ nhân xưng theo Đinh Trọng Lạc có thể sắp xếp như sau:
Số/ ngôi

Số ít

Ngôi gộp

Ngôi thứ
nhất

Tao

Tôi

Ta

Ngôi thứ hai

Mày

/

chúng ta

Ngôi thứ ba


Nó/hắn

/

/

Số nhiều
Chúng tao

Chúng mày
Chúng nó

Chúng tôi

/
Họ

1.1.2.2. Phân loại theo phạm vi sử dụng
Ngoài cách phân chia đại từ nhân xưng theo từ loại, trong giáo trình
“Từ loại tiếng Việt hiện đại”, Lê Biên còn phân chia đại từ nhân xưng trên
tiêu chí phạm vi sử dụng. Tác giả cho rằng, có thể chia những từ xưng hô
trong tiếng Việt thành hai lớp, có phạm vi sử dụng khác nhau:
- Những từ xưng hô dùng trong gia tộc
- Những từ xưng hô dùng ngoài xã hội
Dù ở phạm vi giao tiếp nào (gia tộc, xã hội), nói chung những từ xưng
hô tạo thành từng cặp tương ứng giữa xưng và hô. Thay đổi cách xưng hô là
dấu hiệu biến đổi về tính chất quan hệ (tốt lên hay xấu đi).
a. Những đại từ nhân xưng trong gia tộc thân thuộc
Được biểu thị qua danh từ thân thuộc, rất ít dùng đại từ xưng hô gốc,
theo một tôn ti chặt chẽ, tương đối ổn định. Các từ xưng hô cũng phản ánh

quan hệ: thứ bậc (trên/dưới), tuổi tác, giới tính, địa vị xã hội,… trong đó quan

9


hệ thứ bậc (gia tộc) quyết định, chi phối các quan hệ khác. Do đó những đại
từ nhân xưng đích thực (tao, mày, nó) chỉ thể hiện quan hệ một chiều: tao
(trên), nó, mày (dưới) chỉ dùng nói về những người ở bề dưới; tôi chỉ những
người ở bậc trên được dùng để xưng với người ở bậc dưới.
Ví dụ: Cha, mẹ (trên), con (dưới); anh, chị (trên), em (dưới),…
Trong phạm vi gia tộc, các từ: ông, bà, cha, mẹ, chú, bác, dì,… được dùng
với ý nghĩa gốc, cơ bản của chúng để xưng và hô với những người trong gia tộc.
b. Những đại từ nhân xưng ngoài xã hội
Trong tiếng Việt, quy tắc chung trong giao tiếp xã hội là “xưng là phải
khiêm, hô là phải tôn”. Ngoài ra, theo Lê Biên từ xưng hô dùng ngoài xã hội
có hiện tượng “gọi thay ngôi” và “xu hướng nâng bậc phân vai”. Đây là một
biểu hiện văn hóa ngôn ngữ của người Việt: chú trọng đề cao “vai” xã hội
của đối tượng xưng hô theo tuổi tác và chức năng gia đình, chẳng hạn: Trong
gia đình, con cái gọi cha mẹ là “ông, bà” (một khi người gọi đã có con trong
thực tế; cha mẹ gọi con hay vợ chồng gọi nhau theo kiểu: “bố cái Tỉu” hoặc
“mẹ Thảo” [3-tr.129].
Các danh từ thân thuộc khi dùng làm từ xưng hô trong giao tiếp xã hội
đều đã được chuyển nghĩa. Một số từ có nội dung nghĩa khác xa nghĩa gốc
ban đầu: ông, bà, cha, mẹ, cháu,… và có thể biểu lộ những sắc thái khác
nhau: lịch sự, trang trọng, thân mật, suồng sã,…
Một vài từ có phạm vi sử dụng thu hẹp lại: cha, con dùng trong nhà
thờ, lễ nghi Thiên chúa giáo. Các từ bố, mẹ, con có thể dùng chỉ quan hệ thân
mật giữa những người không cùng huyết thống, các từ thầy, cô, con, em dùng
trong nhà trường.
“Cách xưng hô ngoài xã hội tồn tại hai hình thức: xưng hô tương ứng,

chính xác và xưng hô tương ứng không chính xác”. [3-tr.129]
“Trong giao tiếp xã hội, những từ xưng hô lâm thời như: ông, bà, bố,
con, chú, cháu, chị, em nguyên là những danh từ chỉ quan hệ gia tộc, thân
thuộc, dùng với nghĩa mở rộng để xưng hô trong giao tiếp xã hội với những
người vốn “không có quan hệ họ hàng, thân thuộc gì với mình”. [3-tr.130]
1.1.3. Đặc điểm của đại từ nhân xưng trong tiếng Việt
Theo tác giả Lê Biên trong “Từ loại tiếng Việt hiên đại”, đại từ nhân
10


xưng trong tiếng Việt có một số đặc điểm sau:
Thứ nhất, “các danh từ dùng làm đại từ xưng hô được dùng nhiều hơn,
phổ biến hơn là các đại từ xưng hô đích thực”. [3-tr.126]
Thứ hai, “các từ xưng hô phản ánh trực tiếp các mối quan hệ gia đình
thân thuộc và tính chất quan hệ xã hội; phản ánh trình độ nhận thức, thái độ
tình cảm của người nói với người nghe, thậm chí còn có thể bộc lộ nhân cách
con người”. [3-tr.126]
Thứ ba, “trong giao tiếp thuộc phạm vi gia đình thân thuộc hay thuộc
phạm vi xã hội, người Việt thường bộc lộ trực tiếp quan hệ của người nói và
người nghe, người nói với hiện thực khách quan” [3-tr.126], có sự trung hòa
về sắc thái biểu cảm.
Thứ tư, trong hoạt động giao tiếp bằng cùng một mã ngôn ngữ, việc sử
dụng đại từ nhân xưng chịu sự chi phối của những nhân tố: Nhân vật giao tiếp
(người nói, người nghe); mục đích, nội dung giao tiếp (sự việc, sự kiện có thể
là người, sự vật được đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp trong quá trình giao tiếp);
tình huống giao tiếp (thời gian, không gian diễn ra hoạt động giao tiếp). Ngoài
ra, những yếu tố khách quan (tập quán, truyền thống văn hóa,…) đều có thể
tạo dáng vẻ riêng của việc dùng từ nhân xưng.
1.1.4. Vai trò của việc dùng đại từ nhân xưng trong hoạt động giao tiếp
Trong một cuộc giao tiếp giữa người nói và người nghe, để thể hiện vai

giao tiếp của mình, mỗi cặp nhân vật giao tiếp lại lựa chọn những đại từ nhân
xưng khác nhau. Trong tiếng Việt, hệ thống đại từ nhân xưng rất phong phú
và đa dạng.
Đại từ nhân xưng trong tiếng Việt vừa mang tính ổn định, vừa mang
tính lâm thời. Tùy thuộc vào ngữ cảnh giao tiếp cụ thể, việc lựa chọn đại từ
nhân xưng cũng có sự thay đổi, trong cùng một mối quan hệ lại có nhiều cách
xưng hô khác nhau.
Ví dụ: Trong mối quan hệ “bố/mẹ - con” có nhiều cách xưng hô khác nhau:
Bố: “Con ơi! Nhổ hộ bố ít tóc sâu nhé”
Thảo: “Dạ. Bố đợi con nói chuyện với bạn con một phút nữa ạ”.
11


Bố: “Mày đúng là. Tao bảo không chịu làm luôn bao giờ cả”.
Ta có thể thấy, cùng thể hiện quan hệ “bố - con” nhưng ở đây, nhân vật
“Bố” lại có sự thay đổi trong cách hô. Ban đầu xưng hô “bố - con” cho thấy
sự thân mật, gần gũi của “bố” khi nhờ “con”, sau đó xưng hô “Tao - mày”
đã cho thấy “bố” lúc này đang có thái độ tức giận, không hài lòng trước hành
động của “con”. Qua cách xưng hô như vậy đã thể hiện những sắc thái tình
cảm khác nhau giữa hai nhân vật.
Trong hoạt động giao tiếp diễn ra hằng ngày, việc sử dụng đại từ nhân
xưng đóng vai trò quan trọng. Việc dùng đại từ nhân xưng trong hoạt động
giao tiếp có các vai trò sau:
Thứ nhất, qua cách sử dụng đại từ nhân xưng khi xưng hô thể hiện các
cung bậc tình cảm, thái độ, tính cách của người giao tiếp. Thông qua cách sử
dụng đại từ nhân xưng còn cho ta thấy mối quan hệ giữa các nhân vật giao
tiếp với nhau.
Ví dụ:
“Cháu ơi! Chiều nay cháu đi chơi cầu lông với cậu cho vui nhé!”
“Dạ vâng cậu. Chiều nay cháu được nghỉ học, cháu sẽ đi chơi cầu

lông cùng cậu ạ”
Xét ví dụ trên ta thấy, giữa hai nhân vật giao tiếp có mối quan hệ họ
hàng gần gũi, thân thiết đó là “cậu - cháu” và tình cảm giữa hai người cũng
gắn bó mật thiết.
Thứ hai, mỗi dân tộc khác nhau có cách sử dụng từ nhân xưng khác
nhau qua đó cho thấy vốn văn hóa giàu có của người Việt trong từng thời kì
lịch sử khác nhau. Ở mỗi vùng miền khác nhau lại có cách xưng hô khác
nhau, thể hiện những bản sắc văn hóa riêng biệt của từng vùng miền.
Ví dụ: Miền Bắc gọi mẹ là “mẹ” thì miền Nam lại có cách xưng hô
khác khi dùng từ “má”, “bầm”, “u”,…
Thứ ba, trong xã hội hiện nay nhờ có sự hội nhập quốc tế đã làm giàu
thêm vốn ngôn ngữ, trong đó có việc sử dụng đại từ nhân xưng trong hoạt
12


động giao tiếp nhất là đối với lứa tuổi các bạn trẻ. Như vậy, cho thấy việc sử
dụng đại từ nhân xưng trong hoạt động giao tiếp cũng thể hiện sự phong phú,
đa dạng, tiến bộ và hội nhập.
Ví dụ: Vay mượn một số đại từ nhân xưng gốc Hán như “huynh, đệ,
đại ca, tiên sinh” được sử dụng khá phổ biến trong giới trẻ hiện nay: “Thưa
đại ca, bọn em biết lỗi của mình rồi ạ!”.
1.2. Khái quát ba bình diện trong ngôn ngữ học
1.2.1. Bình diện ngữ học
Ngữ pháp là toàn bộ các quy tắc cấu tạo từ, biến đổi các từ và kết hợp
các từ với nhau đồng thời cũng là các quy tắc cấu tạo câu. Vì vậy, ngữ pháp
được quan niệm bao gồm: từ pháp, cú pháp, ngữ pháp văn bản.
Ngữ pháp có mối quan hệ với các bộ phận ngôn ngữ như: câu, cụm từ,
từ, hình vị, âm vị.
Xét trên bình diện ngữ pháp: từ loại chia làm thực từ (danh từ, động từ,
tính từ), hư từ và lớp từ trung gian (đại từ). Về cấu tạo ngữ pháp: từ hoặc cụm

từ. Về chức vụ cú pháp: chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, định ngữ,…
1.2.2. Bình diện nghĩa học
Nghĩa học là lĩnh vực của chức năng miêu tả, của những thông tin miêu
tả, thông tin sự vật. Đây là lĩnh vực nghiên cứu của những quan hệ giữa tín hiệu
với cái được biểu thị và cái được sở chỉ. Bình diện nghĩa học bao gồm:
+ “Nghĩa học thuần túy: Nghiên cứu khái niệm và các lí thuyết cần
thiết để xây dựng chiều nghĩa học trong quá trình tín hiệu hóa”.
+ “Nghĩa học miêu tả: Nghiên cứu ngữ học trong ngôn ngữ cụ thể, mà
nghĩa học trong một ngôn ngữ cụ thể có thể xem như là một trường hợp xuất
hiện của nghĩa học khái quát”.
Trong ngôn ngữ học hiện đại, bình diện ngữ nghĩa của câu được quan
tâm. Bình diện ngữ nghĩa của câu bao gồm: nghĩa biểu hiện (nghĩa miêu tả,
nghĩa sự vật, nghĩa mệnh đề) và nghĩa tinh thái:
+ “Nghĩa miêu tả là phần nghĩa phản ánh sự việc, hiện tượng, hoạt
động, trạng thái, tính chất, quan hệ ngoài thực tế khách quan”. [11-tr.114]
13


+ “Nghĩa tình thái là phần nghĩa bao gồm nhiều phương diện như: thái
độ, quan hệ của người nói đối với người nghe; sự đánh giá của người nói đối
với sự việc được phản ánh trong câu”. [11-tr.115]
1.2.3. Bình diện dụng học
Ngữ dụng học được xem là một lí thuyết ngôn ngữ học hiện đại, ngay
từ khi được nêu ra nó là đối tượng phức tạp nhưng hấp dẫn, thu hút được
nhiều sự quan tâm của các nhà ngôn ngữ học.
Theo tác giả Bùi Minh Toán trong “Ngữ pháp tiếng Việt”, “Bình diện
ngữ dụng nghiên cứu mối quan hệ giữa câu với người sử dụng, giữa câu với
việc sử dụng câu trong một tình huống giao tiếp cụ thể nhằm phát hiện những
ý nghĩa của câu”. [11-tr.115]
Đối tượng nghiên cứu của ngữ dụng học rất rộng: Cấu trúc tin trong

câu, cấu trúc đề thuyết trong câu, trong việc thể hiện biểu cảm và lịch sự, đối
với việc thể hiện phong cách tác giả.
1.3. Tác giả Nguyễn Huy Thiệp
1.3.1. Cuộc đời và sự nghiệp
1.3.1.1. Cuộc đời
“Nguyễn Huy Thiệp sinh ngày 29 tháng 4 năm 1950, quê ở huyện
Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Thuở nhỏ, ông cùng gia đình lưu lạc khắp nông
thôn đồng bằng Bắc Bộ, từ Thái Nguyên qua Phú Thọ, Vĩnh Phúc. Năm 1960,
gia đình chuyển về quê, định cư ở xóm Cò, làng Khương Hạ, Hà Nội. Năm
1970, ông tốt nghiệp khoa Sử Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và bị đưa về
làng dạy học tại Tây Bắc cho đến năm 1980. Năm 1980, ông chuyển về làm
việc tại Bộ Giáo dục và Đào tạo, sau đó làm việc tại Công ti Kĩ thuật trắc địa
bản đồ - Cục Bản đồ cho đến khi về hưu”. (Theo Wikipedia) Hiện nay, ông
sống tại Hà Nội và là hội viên của Hội Nhà văn Việt Nam.
1.3.1.2. Sự nghiệp
Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn đương đại Việt Nam, ông sáng tác trên
nhiều thể loại khác nhau: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, thơ… Ông là cây bút
truyện ngắn tiêu biểu của văn học Việt Nam sau năm 1975. Các mảng đề tài
chính của ông bao gồm lịch sử và văn học, hơi hướng huyền thoại và cổ tích,
xã hội Việt Nam đương đại, xã hội làng quê và những người lao động.

14


Các tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Huy Thiệp phải kể đến như:
Truyện ngắn: “Chảy đi sông ơi, Tướng về hưu, Không có vua, Kiếm
sắc, vàng lửa, Phẩm tiết, Huyền thoại phố phường,…”
Tiểu thuyết: “Tiểu Long Nữ” (1996), “Tuổi hai mươi yêu dấu”,…
Kịch: “Còn lại tình yêu”, “Suối nhỏ dịu êm”,…
Ngoài ra, ông còn viết tiểu luận phê bình đăng trên nhiều báo, tạp chí

trong nước, tiêu biểu có bài viết “Trò chuyện với hoa thủy tiên và những
nhầm lẫn của nhà văn” đăng trên Tạp chí “Ngày nay”.
1.3.2. Vài nét về phong cách tác giả
Mỗi nhà văn đều có một dấu ấn phong cách nghệ thuật khác nhau. Qua
việc khảo sát các truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, có thể khái quát một
vài nét nổi bật về phong cách tác giả như sau:
Trước hết là giọng văn đanh thép, lạnh lùng, sử dụng nhiều ngôn ngữ
thông tục. Đây được xem là nét nổi bật trong phong cách Nguyễn Huy Thiệp.
Qua giọng văn ấy, thế giới nhân vật, nội dung câu chuyện được hiện lên một
cách trung thực, khách quan. Độc giả được tự do phán xét nhân vật theo chủ
kiến của mình.
Trong các tác phẩm văn xuôi có sự đan xen thơ góp phần làm tăng
hiệu quả nghệ thuật. Thơ được Nguyễn Huy Thiệp đưa vào văn xuôi có thể là
thơ mượn của các nhà thơ khác hoặc do chính nhà văn sáng tác. Điều này tạo
nên sự hài hòa về thẩm mĩ giữa thơ và văn xuôi, đồng thời giúp tác giả có
điều kiện thể hiện sự đa chiều trong tư tưởng của mình.
Kết cấu truyện đặc biệt. Hầu như các tác phẩm của ông đều có kết cấu
thời gian tuyến tính. Nhà văn lựa chọn cách mở đầu giống như các truyện dân
gian, một mô tuýp thể hiện sự ngắn gọn nhưng lại mang tính khái quát cao.
Kết thúc trong các tác phẩm của ông là kết thúc mở, diều này khơi gợi sự tự
do lựa chọn và sáng tạo của độc giả.
Tiểu kết
Tóm lại, từ những kiến thức về tiểu sử và phong cách tác giả Nguyễn
Huy Thiệp, những lí thuyết về ba bình diện trong ngôn ngữ học (ngữ pháp,

15


ngữ nghĩa, ngữ dụng), những lí thuyết về đại từ nhân xưng trong tiếng Việt
(khái niệm đại từ nhân xưng, phân loại đại từ nhân xưng, đặc điểm của đại từ

nhân xưng, vai trò của đại từ nhân xưng), cơ sở tài liệu của Lê Biên trong
cuốn “Từ loại tiếng Việt hiện đại” cùng những kiến thức tổng hợp được từ
một số công trình nghiên cứu của các tác giả khác sẽ là những căn cứ để
chúng tôi nhận diện được các đại từ nhân xưng đã dẫn trong tuyển tập
“Nguyễn Huy Thiệp truyện ngắn”. Đây được coi là những cơ sở lí luận quan
trọng để chúng tôi có thể thực hiện thành công đề tài nghiên cứu này.

16


Chƣơng 2
ĐẠI TỪ NHÂN XƢNG XÉT TRÊN BÌNH DIỆN NGỮ PHÁP
VÀ NGỮ NGHĨA
2.1. Kết quả thống kê, phân loại
Thông qua việc khảo sát 37 truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp trong
cuốn “Nguyễn Huy Thiệp truyện ngắn”, Nhà xuất bản Hội nhà văn, 2005,
chúng tôi nhận thấy rằng, trong mỗi truyện ngắn của mình, Nguyễn Huy
Thiệp sử dụng các đại từ nhân xưng phong phú, thể hiện những vai giao tiếp
khác nhau. Thông qua các đại từ nhân xưng, mỗi nhân vật có thể bộc lộ được
mối quan hệ và những cung bậc tình cảm của mình. Điều này góp phần thể
hiện ngòi bút truyện ngắn tài hoa của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp.
Chúng tôi tiến hành phân chia các đại từ nhân xưng trong truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp theo cách phân chia đại từ nhân xưng của tác giả Lê Biên
trong “Từ loại tiếng Việt hiện đại”. Dưới đây là bảng thống kê các đại từ
nhân xưng xuất hiện mà chúng tôi đã khảo sát được qua 37 truyện ngắn của
Nguyễn Huy Thiệp:

Đại từ nhân
xưng ngôi
thứ hai


Ví dụ
Tôi
Tao
Tớ
Mình
Ta
Chúng tôi
Chúng ta
Chúng tao
Chúng mình
Mày
Mi
Chúng mày

Số lần xuất hiện
1527
104
12
77
94
137
16
1
1
146
4
13

Đại từ nhân

xưng ngôi


Hắn
Y

148
109
10

Đại từ nhân
xưng ngôi
thứ nhất

17

Tỉ lệ %

48,54%

4,01%

7,07%


thứ ba

Danh từ thân
tộc


Danh từ vay
mượn gốc
Hán

Ví dụ
Họ
Chúng nó
Cụ
Ông

Bố
Mẹ

Số lần xuất hiện
15
5
8
480
23
15
9

U
Anh
Chị
Em
Bác

Chú
Cậu

Mợ
Thím
Cháu
Các cụ
Chúng ông
Các ông
Chúng cháu
Chúng con
Chúng em
Các bác
Các anh

10
257
46
129
35
49
43
62
3
3
51
4
1
2
2
3
9
9

3

Nàng
Ngươi
Chúa công
Trượng phu
Tiện thiếp

101
9
19
1
1

Người trời
Khanh

1
2
18

Tỉ lệ %

30,96%

4,26%


×