Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Đề cương Thông tin môi trường (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (276.26 KB, 21 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG
Câu 1: Trình bày khái niệm dữ liệu môi trường và cơ sở dữ liệu
môi trường theo thông tư số 34/2013/TT-BTNMT?
Trả lời:
Theo khoản 1/ điều 3/TT34/2013/TT-BTNMT:
- Khái niệm Dữ liệu môi trường: Dữ liệu môi trường là những
gì có thật được ghi nhận lại ( thủ công hoặc dùng máy
tính) và mang một ý nghĩa nào đó.
- Dữ liệu TN & MT là các bản chính, bản gốc gồm tài liệu,
mẫu vật, số liệu đã được xử lý và lưu trữ theo quy định.
- Dữ liệu môi trường bao gồm:
a) Kết quả điều tra, khảo sát, thanh tra, kiểm tra về môi
trường;
b) Kết quả của các chương trình, dự án, nhiệm vụ, đề tài
nghiên cứu khoa học môi trường;
c) Kết quả của các chương trình mục tiêu quốc gia; sử dụng bền
vững tài nguyên và bảo vệ môi trường;
d) Kết quả hoạt động của các dự án hợp tác quốc tế về môi
trường;
đ) Báo cáo Hiện trạng môi trường các cấp (quốc gia, ngành, lĩnh
vực, địa phương);
e) Danh sách các cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, các khu bảo
tồn thiên nhiên; Danh mục các loài hoang dã, loài bị đe dọa
tuyệt chủng, loài bị tuyệt chủng trong tự nhiên, loài đặc hữu,
loài di cư, loài ngoại lai, loài ngoại lai xâm hại, loài nguy cấp,
quý hiếm được ưu tiên bảo vệ, các loài trong Sách Đỏ Việt Nam;
g) Báo cáo Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học, các
hệ sinh thái (trên cạn, dưới nước) và an toàn sinh học;
h) Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động
môi trường, đề án bảo vệ môi trường, cam kết bảo vệ môi
trường;


i) Báo cáo về nguồn thải, lượng chất thải, nguồn gây ô nhiễm,
chất thải thông thường, chất thải nguy hại có nguy cơ gây ô
nhiễm môi trường; kết quả cải tạo, phục hồi môi trường trong


các hoạt động khai thác khoáng sản: hiện trạng môi trường tại
các mỏ khai thác khoáng sản; hiện trạng môi trường các điểm ô
nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu; dự án xử lý và phục hồi
môi trường các điểm ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu;
k) Báo cáo về tình hình nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản
xuất, nộp phí bảo vệ môi trường; kết quả giải quyết bồi thường
thiệt hại, tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về môi trường đã được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết;
l) Báo cáo về khu vực bị ô nhiễm, nhạy cảm, suy thoái, sự cố
môi trường; khu vực có nguy cơ xảy ra sự cố môi trường; bản đồ
ô nhiễm môi trường và các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa,
giảm thiểu ô nhiễm môi trường;
m) Danh mục về các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng; Danh mục và tình hình bảo vệ môi trường làng nghề, khu
kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp;
n) Kết quả về quản lý môi trường lưu vực sông, ven biển và
biển; ô nhiễm môi trường xuyên biên giới;
o) Kết quả về xử lý chất thải, khí thải, nước thải, tiếng ồn, độ
rung và các công nghệ môi trường khác;
p) Kết quả về đào tạo và truyền thông nâng cao nhận thức cộng
đồng bảo vệ môi trường.
Theo khoản 2/ điều 3/TT34/2013/TT-BTNMT:
CƠ SỞ DỮ LIỆU MÔI TRƯỜNG là tập hợp dữ liệu môi trường
quy định tại khoản 1 Điều này đã được kiểm tra, đánh giá, xử
lý, tích hợp và được lưu trữ một cách có hệ thống, có tổ chức

dưới dạng tệp dữ liệu lưu trên các hệ thống tin học, các thiết bị
lưu trữ và các vật mang tin như ổ cứng máy tính, băng từ, đĩa
CD, DVD hoặc văn bản, tài liệu được xây dựng, cập nhật và duy
trì, bao gồm:
a) Cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia do Tổng cục Môi trường
thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường lưu trữ và quản lý;
b) Cơ sở dữ liệu môi trường ngành do các Bộ, cơ quan ngang
Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ lưu trữ và quản lý;


c) Cơ sở dữ liệu môi trường địa phương do Ủy ban nhân dân các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh) lưu trữ, quản lý.
Câu 2: Trình bày nhiệm vụ của các cơ quan quản lý dữ liệu môi
trường: Trung tâm Thông tin và Tư liệu môi trường thuộc Tổng
cục Môi trường, Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc
Chính phủ, Sở Tài nguyên và Môi trường?
- Cơ quan quản lý dữ liệu môi trường
Theo khoản 1/ điều 5/ TT34/2013/TT-BTNMT:
1. Trung tâm Thông tin và Tư liệu môi trường thuộc Tổng cục
Môi trường thực hiện nhiệm vụ:
a) Thu nhận dữ liệu môi trường quy định tại khoản 1 Điều 4
Thông tư này đối với tổ chức, cá nhân thuộc Bộ Tài nguyên và
Môi trường thực hiện;
b) Thu nhận dữ liệu môi trường do các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
cơ quan trực thuộc Chính phủ, Sở Tài nguyên và Môi trường
cung cấp theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;
c) Lưu trữ, bảo quản và cung cấp dữ liệu môi trường theo quy
định;
d) Giúp Tổng cục Môi trường hướng dẫn, kiểm tra về giao nộp,

thu nhận, lưu trữ, bảo quản và cung cấp dữ liệu môi trường quy
định tại Thông tư này; xây dựng báo cáo thu nhận, lưu trữ, bảo
quản và cung cấp dữ liệu môi trường do các Bộ, cơ quan ngang
Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Sở Tài nguyên và Môi trường cung
cấp để phục vụ việc xây dựng cơ sở dữ liệu môi trường quốc
gia;
đ) Hằng năm, rà soát dữ liệu môi trường và báo cáo Tổng cục
Môi trường trình Bộ trưởng xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù
hợp.
Theo khoản 2/ điều 5/TT34/2013/TT-BTNMT:
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ
giao đơn vị làm đầu mối quản lý dữ liệu môi trường ngành và có


văn bản thông báo gửi đến Tổng cục Môi trường để biết, phối
hợp thực hiện. Cơ quan đầu mối thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Thu nhận dữ liệu môi trường ngành quy định tại khoản 1
Điều 4 Thông tư này đối với tổ chức, cá nhân thuộc Bộ, cơ quan
ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ thực hiện;
b) Tổ chức lưu trữ, bảo quản, sử dụng, cung cấp dữ liệu môi
trường thuộc lĩnh vực, ngành quản lý;
c) Định kỳ hàng năm gửi báo cáo về công tác thu nhận, lưu trữ,
bảo quản và cung cấp dữ liệu môi trường do đơn vị mình quản
lý cho Bộ Tài nguyên và Môi trường (qua Tổng cục Môi trường)
để phục vụ việc xây dựng cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia;
d) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các nội dung quy định tại
các điểm a, b, c khoản 2 Điều này.
Theo khoản 3/ điều 5/TT34/2013/TT-BTNMT:
3. Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan có trách nhiệm giúp
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ:

a) Thu nhận dữ liệu môi trường địa phương quy định tại khoản 1
Điều 4 Thông tư này đối với tổ chức, cá nhân thuộc Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh thực hiện;
b) Tổ chức lưu trữ, bảo quản, sử dụng, cung cấp dữ liệu môi
trường của địa phương;
c) Định kỳ hàng năm gửi báo cáo về công tác thu nhận, lưu trữ,
bảo quản và cung cấp dữ liệu môi trường do địa phương quản lý
cho Bộ Tài nguyên và Môi trường (thông qua Tổng cục Môi
trường) để phục vụ việc xây dựng cơ sở dữ liệu môi trường quốc
gia;
d) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các nội dung quy định tại
các điểm a, b, c khoản 3 Điều này.
Câu 3: Quy định công bố và cung cấp thông tin môi trường theo
điều 130 và 131 của luật bảo vệ môi trường năm 2014.
Theo điều 130/ luật BVMT 2014:


1. Tổ chức, cá nhân quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất,
khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác
động môi trường có trách nhiệm báo cáo thông tin môi trường
trong phạm vi quản lý của mình với cơ quan quản lý về môi
trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối
tượng quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm cung cấp
thông tin môi trường liên quan đến hoạt động của mình cho Ủy
ban nhân dân cấp huyện, cấp xã.
3. Bộ, ngành hằng năm có trách nhiệm cung cấp thông tin
môi trường liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý cho Bộ Tài
nguyên và Môi trường.

4. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết
Điều này.
Theo điều 131/ Luật BVMT 2014:
1. Thông tin môi trường phải được công khai gồm:
a) Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác
động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
b) Thông tin về nguồn thải, chất thải, xử lý chất thải;
c) Khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái ở mức nghiêm
trọng và đặc biệt nghiêm trọng, khu vực có nguy cơ xảy ra sự
cố môi trường;
d) Các báo cáo về môi trường;
đ) Kết quả thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường.
Các thông tin quy định tại khoản này mà thuộc danh mục bí
mật nhà nước thì không được công khai.
2. Hình thức công khai phải bảo đảm thuận tiện cho những
đối tượng có liên quan tiếp nhận thông tin.
3. Cơ quan công khai thông tin môi trường chịu trách nhiệm
trước pháp luật về tính chính xác của thông tin.
Câu 4: Theo thông tư số 19/2016/TT-BTNMT ngày 24 tháng 8
năm2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, hãy trình
bày:
1. Nội dung báo cáo công tác bảo vệ môi trường của Uỷ ban
nhân dân các cấp, Bộ Tài nguyên và Môi trường.


Theo khoản 1/ điều 3/TT19/2016/TT-BTNMT:
a) Hiện trạng, diễn biến các thành phần môi trường và các vấn
đề môi trường, bao gồm: hiện trạng và diễn biến các thành
phần môi trường; khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái; các
nguồn gây ô nhiễm, tác động xấu lên môi trường; cơ sở có

nguồn thải lớn; cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng;
tình hình phát sinh chất thải; các vấn đề môi trường chính;
b) Tình hình và kết quả thực hiện công tác bảo vệ môi trường,
bao gồm: tổ chức bộ máy quản lý nhà nước và nguồn lực bảo
vệ môi trường; xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về
bảo vệ môi trường; tổ chức thực hiện công tác quản lý nhà nước
và hoạt động bảo vệ môi trường (tổ chức thực hiện các công cụ,
biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các nguồn gây ô nhiễm môi
trường, tác động xấu lên môi trường; xử lý triệt để cơ sở gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng; thực hiện dự án xử lý chất
thải, cải tạo và phục hồi các khu vực bị ô nhiễm, suy thoái; thực
hiện các chương trình bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên và đa
dạng sinh học; tuyên truyền, giáo dục về môi trường; quan trắc,
thông tin và báo cáo về môi trường; các hoạt động bảo vệ môi
trường khác); đánh giá chung về kết quả, tồn tại, hạn chế và
nguyên nhân; tình hình thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước
về bảo vệ môi trường quy định tại Điều 141, Điều 143 và trong
các điều, khoản khác của Luật Bảo vệ môi trường và các văn
bản hướng dẫn thi hành;
c) Phương hướng và giải pháp bảo vệ môi trường trong năm tới,
bao gồm: định hướng các nhiệm vụ trọng tâm và các giải pháp
chính;
d) Đề xuất, kiến nghị.
2. Nội dung báo cáo công tác bảo vệ môi trường của Bộ, cơ
quan
ngang Bộ:
Theo khoản 1/ điều 4/TT19/TT-BTNMT:
a) Đánh giá chung về các nguồn gây ô nhiễm, tác động xấu
lên môi trường, các loại hình chất thải đặc trưng và các vấn
đề môi trường chính (nếu có) của ngành, lĩnh vực thuộc Bộ,

cơ quan ngang Bộ;
b) Tình hình, kết quả thực hiện công tác quản lý nhà nước
và hoạt động bảo vệ môi trường bao gồm: cơ cấu tổ chức
bộ máy và nguồn lực bảo vệ môi trường; ban hành văn bản
chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường; tình hình thực


hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường
quy định tại Khoản 3 Điều 142 và trong các điều, khoản
khác của Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn
thi hành;
c) Định hướng công tác bảo vệ môi trường trong năm tới và
đề xuất, kiến nghị.
3. Nội dung báo cáo công tác bảo vệ môi trường của Ban quản

khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu công
nghiệp
a) Hiện trạng, diễn biến các thành phần môi trường và các
vấn đề môi trường: Tổng diện tích đất, mặt nước, cây xanh;
tỷ lệ lấp đầy; chất lượng môi trường; nguồn gây ô nhiễm,
tác động xấu lên môi trường;
b) Tình hình và kết quả công tác bảo vệ môi trường: Tổ
chức bộ máy và nguồn lực bảo vệ môi trường; tình hình
thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi
trường theo quy định;
c) Khó khăn, vướng mắc, đề xuất và kiến nghị.
Câu 5: Theo thông tư số 43/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 9
năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, hãy
trình bày:
1. Khái niệm mô hình DPSIR?

- Mô hình DPSIR là mô hình mô tả mối quan hệ tương hỗ
giữa Động lực D ( phát triển kinh tế xã hội, nguyên nhân
sâu xa của các biến đổi môi trường – Sức ép P ( các nguồn
thải trực tiếp gây ô nhiễm môi trường) – Hiện trạng S
( hiện trạng chất lượng môi trường) – Tác động I( tác động
của ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe cộng đồng, hoạt
động phát triển kinh tế - xã hội và môi trường sinh thái) –
Đáp ứng R( các đáp ứng của nhà nước và xã hội để bảo vệ
môi trường)
2. Thiết lập mối quan hệ DPSIR trong đánh giá hiện trạng môi

trường cho 1 đối tượng cụ thể?
Đối tượng: Làng nghề tái chế nhôm Văn Môn


D: Hoạt động tái chế nhôm của làng nghề tái chế nhôm Văn
Môn
P: Lưu lượng thải cho hoạt động tái chế nhôm: 5000 m 3/
ngày đêm
Lưu lượng khí thải: 2000 m3/h, Nồng độ bụi dày, có mùi khét
do đốt phế liệu
Khôi lượng chất thải rắn thải ra ngoài môi trường: 11 tấn/
ngày
Các hộ đều không có hệ thống xử lý nước thải và khí thải,
chất thải rắn bị đổ bừa bãi ra môi trường, kênh mương, ao
hồ gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí.
S: Theo kết quả quan trắc và phân tích nước tại Văn Môn:
+ Nước mặt tại ao làng Mẫn Xá và kênh Văn Môn bị ô
nhiễm. Hàm lượng kim loại nặng Fe, Cu, Pb vượt QCVN 08MT:2015/BTNMT lần lượt là: 0,12 – 0,028 – 1,98 lần.
+ Nước ngầm bị ô nhiễm kim loại nặng. Hàm lượng Pb vượt

0,7 – 1,5 lần QCVN 09 –MT: 2015/BTNMT
Theo kết quả quan trắc và phân tích môi trường không khí
tại Văn Môn và so sánh với QCVN 05/2013/BTNMT ( quy
chuẩn quốc gia về chất lượng không khí xung quanh )
+ Hàm lượng bụi trung bình 1 giờ = 350 m 3 vượt 0,17 lần
QCVN 05/2013/BTNMT
+ Hàm lượng khí SO2 trung bình 1 giờ = 400 m3 vượt 0,15
lần QCVN 05/2013/BTNMT
+ Hàm lượng khí CO trung bình 1 giờ = 3200 m3 vượt 0,07
lần QCVN 05/2013/BTNMT


Hiện trạng bức xúc: Môi trường không khí tại làng nghề
đang bị ô nhiễm và ngày một nghiêm trọng cần được quan
tâm và có biện pháp xử lý kịp thời.
I: Tác động đối với sức khỏe cộng đồng: tỉ lệ người dân mắc
bệnh hô hấp chiếm 80% bệnh do môi trường không khí bị ô
nhiễm nặng nề. Ngoài ra, các bệnh về da chiếm 14%, các
bệnh khác chiếm 6%.
Tác động đến cảnh quan, hệ sinh thái:
-

Ao hồ bốc mùi hôi thối, không khí bụi bặm khiến cho cảnh
quan bị phá hủy, chất thải rắn vứt bừa bãi ra môi trường
làm mất cảnh quan

-

Giảm nguồn thu thủy hải sản từ ao hồ trong làng, làng
giảm cả về số lượng và thành phần loài trong các ao hồ.


R: Tuyên truyền vận động người dân vứt rác đúng nơi quy
định
Cần xây dựng một trạm trung chuyển rác trước khi đưa đến
bãi rác tập trung
Tăng cường giám sát môi trường đối với các cơ sở sản xuất
trong làng nghề.

3. Trình bày cấu trúc báo cáo chuyên đề về môi trường quốc
gia và báo cáo chuyên đề về môi trường địa phương?
Theo phụ lục II/ TT 43/2015/TT-BTNMT:
CẤU TRÚC BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ VỀ MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA VÀ
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ VỀ MÔI TRƯỜNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 43/2015/TT-BTNMT ngày 29
tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
Danh sách những người tham gia biên soạn


Danh mục Bảng
Danh mục Biểu đồ
Danh mục Hình
Danh mục Khung
Danh mục Chữ viết tắt
Lời nói đầu
Trích yếu
- Giới thiệu về chủ đề báo cáo.
- Giới thiệu chung về báo cáo chuyên đề: các thông tin
khái quát về mục đích, phạm vi báo cáo, lý do lựa chọn
chủ đề, nhóm đối tượng của báo cáo.
Chương I. Tổng quan về vấn đề môi trường (chủ đề

môi trường được lựa chọn)
- Trình bày các đặc điểm tự nhiên, sự phát triển kinh tế xã
hội có ảnh hưởng trực tiếp đến chủ đề môi trường được lựa
chọn. Phân tích các ảnh hưởng đó.
Chương II. Sức ép ô nhiễm môi trường
Yêu cầu: trình bày sức ép ô nhiễm môi trường được thông
qua phân tích các tác động tiêu cực, biểu hiện bằng giá trị
thải lượng của các chất ô nhiễm, trên cơ sở đó đánh giá
nguyên nhân gây sức ép ô nhiễm môi trường theo chủ đề
báo cáo đã lựa chọn.
- Thải lượng của các chất ô nhiễm phát sinh từ các nguồn
gây ô nhiễm tác động đến vấn đề môi trường (chủ đề mà
báo cáo đã lựa chọn).
- Đánh giá nguyên nhân trực tiếp của vấn đề (sức ép) và
các động lực chính đã dẫn đến sức ép đó.
- So sánh sự phát thải các chất gây ô nhiễm nói trên giữa
các năm, giữa các ngành, lĩnh vực đối với môi trường.
- So sánh diễn biến các nguồn gây ô nhiễm so với mục


tiêu giảm thiểu ô nhiễm.
Chương III. Hiện trạng môi trường của chủ đề môi
trường lựa chọn
- Trình bày diễn biến (xu hướng) của những thông số đặc
trưng, đánh giá chất lượng môi trường. So sánh các giá trị
của các thông số đó với quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.
- Đánh giá mức độ ô nhiễm theo không gian và thời gian.
Chương IV. Tác động của ô nhiễm môi trường
- Trình bày các tác động của ô nhiễm môi trường (chủ đề
của báo cáo) đến:

4.1. Sức khỏe con người thể hiện thông qua các bệnh liên
quan đến ô nhiễm môi trường.
4.2. Phát triển kinh tế - xã hội.
4.3. Cảnh quan và hệ sinh thái.
Chương V. Thực trạng quản lý môi trường
Yêu cầu: đánh giá thực trạng công tác quản lý môi trường
đối với chuyên đề môi trường của báo cáo. Những việc đã
làm được (thành công) và các vấn đề đáng lưu ý (những
tồn tại và thách thức).
- Những thành công (về chính sách, luật pháp, tổ chức và
triển khai hoạt động bảo vệ môi trường chuyên đề...).
- Những tồn tại, thách thức (về cơ cấu quản lý, quy hoạch,
luật pháp, nguồn lực, vốn đầu tư cho môi trường và triển
khai hoạt động bảo vệ môi trường chuyên đề...).
Chương VI. Các thách thức trong bảo vệ môi trường,
phương hướng và giải pháp bảo vệ môi trường
6.1. Các thách thức về môi trường (chủ đề mà báo cáo lựa
chọn)
- Tổng kết những thách thức về môi trường tại thời điểm
xây dựng báo cáo (liên quan đến chủ đề mà báo cáo lựa
chọn).
- Một số thách thức (liên quan đến chủ đề của báo cáo)


trong thời gian tiếp theo.
6.2. Phương hướng và giải pháp bảo vệ môi trường (chủ đề
mà báo cáo lựa chọn)
- Giải pháp về cơ cấu tổ chức quản lý môi trường.
- Giải pháp về mặt chính sách, thể chế, luật pháp liên
quan lĩnh vực bảo vệ môi trường (chủ đề mà báo cáo lựa

chọn).
- Giải pháp về mặt tài chính, đầu tư cho bảo vệ môi trường
(chủ đề mà báo cáo lựa chọn).
- Vấn đề tăng cường các hoạt động giám sát chất lượng,
quan trắc và cảnh báo ô nhiễm môi trường (chủ đề mà
báo cáo lựa chọn).
- Vấn đề nguồn lực con người, giải pháp tăng cường sự
tham gia của cộng đồng bảo vệ môi trường (chủ đề mà
báo cáo lựa chọn).
- Các giải pháp cụ thể khác (chủ đề mà báo cáo lựa chọn)
Kết luận, kiến nghị
Danh sách tài liệu tham khảo
4. Trình bày vai trò của các cơ quan quản lý số liệu quan trắc
môi trường các cấp?
Tổng cục Môi trường giúp Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý
số liệu quan trắc môi trường quốc gia theo quy định tại Khoản
1 Điều 127 Luật bảo vệ môi trường năm 2014. Sở Tài nguyên
và Môi trường giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý số liệu
quan trắc môi trường của địa phương theo quy định tại Khoản
2 Điều 127 Luật bảo vệ môi trường năm 2014. Khu công
nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp,
cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quản lý số liệu quan trắc
môi trường theo quy định tại Khoản 3 Điều 127 Luật bảo vệ
môi trường năm 2014.


5. Trình bày chế độ báo cáo số liệu quan trắc môi trường của
các cấp?
Điều 21. Chế độ báo cáo số liệu quan trắc môi trường
1. Các đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, đơn vị

thuộc mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia được giao
kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các chương
trình quan trắc môi trường quốc gia có trách nhiệm gửi
Tổng cục Môi trường số liệu quan trắc môi trường có liên
quan quy định tại Khoản 1 Điều 19 Thông tư này để tổng
hợp, báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường báo cáo Bộ Tài nguyên và
Môi trường số liệu quan trắc môi trường quy định tại Khoản
1 Điều 19 Thông tư này.
3. Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ
thuật của khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu
công nghệ cao thực hiện chế độ báo cáo theo quy định về
bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế
xuất, khu công nghệ cao.
4. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối
tượng quy định tại Khoản 3 Điều này thực hiện báo cáo cho
cơ quan thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động
môi trường, xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường.
5. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức quy định tại Khoản 1, 2, 3 và
Khoản 4 Điều này có trách nhiệm kiểm soát, bảo đảm chất
lượng, tính chính xác và độ tin cậy của số liệu quan trắc môi
trường.
6. Việc báo cáo số liệu quan trắc môi trường quy định tại
Khoản 1, Khoản 2, Khoản 4 Điều này thực hiện theo hình
thức, tần suất quy định tại Điều 22, Điều 23 Thông tư này.
Câu 6: Chỉ số chât lượng môi trường và phương pháp tính toán
chỉ số chất lượng môi trường WQI và AQI.
Tính toán WQI
a. Tính toán WQI thông số
* WQI thông số (WQISI) được tính toán cho các thông số BOD5, COD,

N-NH4, P-PO4 , TSS, độ đục, Tổng Coliform theo công thức như sau:


WQI SI =

qi − qi +1
(
BPi +1 − C p ) + qi +1
BPi +1 − BPi

(công thức 1)

Trong đó:
BPi: Nồng độ giới hạn dưới của giá trị thông số quan trắc được quy định
trong bảng 1 tương ứng với mức i
BPi+1: Nồng độ giới hạn trên của giá trị thông số quan trắc được quy định
trong bảng 1 tương ứng với mức i+1
qi: Giá trị WQI ở mức i đã cho trong bảng tương ứng với giá trị BPi
qi+1: Giá trị WQI ở mức i+1 cho trong bảng tương ứng với giá trị BPi+1
Cp: Giá trị của thông số quan trắc được đưa vào tính toán.
Bảng 1. Bảng quy định các giá trị qi, BPi
Giá trị BPi quy định đối với từng thông số
i

qi

BOD5
(mg/l)

COD

(mg/l)

N-NH4
(mg/l)

P-PO4
(mg/l)

Độ đục
(NTU)

TSS
(mg/l)

Coliform
(MPN/100ml)

1

100

≤4

≤10

≤0.1

≤0.1

≤5


≤20

≤2500

2

75

6

15

0.2

0.2

20

30

5000

3

50

15

30


0.5

0.3

30

50

7500

4

25

25

50

1

0.5

70

100

10.000

5


1

≥50

≥80

≥5

≥6

≥100

>100

>10.000

Ghi chú: Trường hợp giá trị Cp của thông số trùng với giá trị BPi đã cho
trong bảng, thì xác định được WQI của thông số chính bằng giá trị q i tương
ứng.
* Tính giá trị WQI đối với thông số DO (WQI DO): tính toán thông qua
giá trị DO % bão hòa.
Bước 1: Tính toán giá trị DO % bão hòa:
- Tính giá trị DO bão hòa:

DObaohoa = 14.652 − 0.41022T + 0.0079910T 2 − 0.000077774T 3
T: nhiệt độ môi trường nước tại thời điểm quan trắc (đơn vị: 0C).
- Tính giá trị DO % bão hòa:
DO%bão hòa= DOhòa tan / DObão hòa*100
DOhòa tan: Giá trị DO quan trắc được (đơn vị: mg/l)



Bước 2: Tính giá trị WQIDO:

WQI SI =

qi +1 − qi
C p − BPi + qi
BPi +1 − BPi

(

)

(công thức 2)

Trong đó:
Cp: giá trị DO % bão hòa
BPi, BPi+1, qi, qi+1 là các giá trị tương ứng với mức i, i+1 trong Bảng 2.
Bảng 2. Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với DO% bão hòa
i
BPi

1
≤20

2
20

3

50

4
75

5
88

6
112

7
125

8
150

9
200

10
≥200

Hướng dẫn tính toán WQI có sử dụng trọng số
Công thức WQI có trọng số như sau:

Trong đó:
WQI: Chỉ số chất lượng nước cuối cùng
SIpH : chỉ số WQI phụ của thông số pH
q1: Chỉ số phụ của nhóm thông số chất lơ lửng (nhóm 1)

q2: Chỉ số phụ của nhóm thông số hữu cơ và phú dưỡng (nhóm
2)
q3: Chỉ số phụ của nhóm thông số vi sinh (nhóm 3)
Công thức tính toán chỉ số cho từng nhóm thông số
Các chỉ số q1, q2, q3 được tính toán như sau:

Trong đó:
SI: Chỉ số phụ (subindex); ví dụ SITur: chỉ số phụ của thông số độ
đục.
2. Bộ trọng số trong công thức tính toán WQI đối với LVS
Nhuệ Đáy


2.1. Bảng trọng số đối với LVS Nhuệ Đáy
Bảng trọng số của từng thông số và nhóm thông số trong công
thức tính toán WQI đối với LVS Nhuệ Đáy như sau:
Tên nhóm thông số
Nhóm 1

Nhóm 2

Nhóm 3
2.2. Hướng dẫn tính toán WQI có sử dụng trọng số
Bảng trọng số của các thông số sẽ được sử dụng trong công
thức tính toán WQI cuối cùng. Công thức WQI có trọng số như
sau:

Trong đó:
WQI: Chỉ số chất lượng nước cuối cùng
SIpH : chỉ số WQI phụ của thông số pH

q1: Chỉ số phụ của nhóm thông số chất lơ lửng (nhóm 1)
q2: Chỉ số phụ của nhóm thông số hữu cơ và phú dưỡng (nhóm
2)
q3: Chỉ số phụ của nhóm thông số vi sinh (nhóm 3)
Công thức tính toán chỉ số cho từng nhóm thông số
Các chỉ số q1, q2, q3 được tính toán như sau:


Trong đó: SI là chỉ số phụ (subindex)
Tính toán giá trị AQI theo giờ
a. Giá trị AQI theo giờ của từng thông số (AQIxh)
Giá trị AQI theo giờ của từng thông số được tính toán theo công thức sau
đây:
AQI xh =

TS x
.100
QC x

TSx: Giá trị quan trắc trung bình 1 giờ của thông số X
QCx: Giá trị quy chuẩn trung bình 1 giờ của thông số X
Lưu ý: Đối với thông số PM10: do không có quy chuẩn trung bình 1 giờ,
vì vậy lấy quy chuẩn của TSP trung bình 1 giờ thay thế cho PM10
AQIxh : Giá trị AQI theo giờ của thông số X (được làm tròn thành số
nguyên).
b. Giá trị AQI theo giờ
Sau khi đã có giá trị AQIxh theo giờ của mỗi thông số, chọn giá trị AQI lớn
nhất của 05 thông số trong cùng một thời gian (01 giờ) để lấy làm giá trị AQI
theo giờ.
AQIh = max(AQIhx)

Trong 01 ngày, mỗi thông số có 24 giá trị trung bình 01 giờ, vì vậy, đối
với mỗi thông số sẽ tính toán được 24 giá trị AQI xh giờ, tương ứng sẽ tính toán
được 24 giá trị AQI theo giờ để đánh giá chất lượng môi trường không khí xung
quanh và mức độ ảnh hưởng tới sức khỏe con người theo giờ.
5. Tính toán giá trị AQI theo ngày
a. Giá trị AQI theo ngày của từng thông số
Đầu tiên tính giá trị trung gian là AQI trung bình 24 giờ của từng thông số
theo công thức sau đây:

AQI x24h =

TS x
.100
QC x

TSx: giá trị quan trắc trung bình 24 giờ của thông số X
QCx: giá trị quy chuẩn trung bình 24 giờ của thông số X
AQIx24: giá trị AQI tính bằng giá trị trung bình 24 giờ của thông số X
(được làm tròn thành số nguyên).
Lưu ý: không tính giá trị AQI24hO3.


Giá trị AQI theo ngày của từng thông số được xác định là giá trị lớn
nhất trong số các giá trị AQI theo giờ của thông số đó trong 01 ngày và giá trị
AQI trung bình 24 giờ của thông số đó.

AQI xd = max( AQI x24h , AQI xh )
Lưu ý: Giá trị AQIdO3 = max(AQIhO3)
Trong đó AQIdx là giá trị AQI ngày của thông số X
b. Giá trị AQI theo ngày

Sau khi đã có các giá trị AQI theo ngày của mỗi thông số, giá trị AQI lớn
nhất của các thông số đó được lấy làm giá AQI theo ngày của trạm quan trắc đó.

AQI d = max( AQI xd )
6. So sánh chỉ số chất lượng không khí đã được tính toán với bảng
Sau khi tính toán được chỉ số chất lượng không khí, sử dụng bảng xác định
giá trị AQI tương ứng với mức cảnh báo chất lượng không khí và mức độ ảnh
hưởng tới sức khỏe con người để so sánh, đánh giá, cụ thể như sau:
Khoảng giá Chất lượng
Ảnh hưởng sức khỏe
Màu
trị AQI
không khí
0 – 50
Tốt
Không ảnh hưởng đến sức khỏe
Xanh
51 – 100

Trung bình

101 – 200

Kém

201 – 300

Xấu

Trên 300


Nguy hại

Nhóm nhạy cảm nên hạn chế thời gian ở Vàng
bên ngoài
Nhóm nhạy cảm cần hạn chế thời gian ở Da
bên ngoài
cam
Nhóm nhạy cảm tránh ra ngoài. Những Đỏ
người khác hạn chế ở bên ngoài
Mọi người nên ở trong nhà
Nâu

Ghi chú: Nhóm nhạy cảm bao gồm: trẻ em, người già và những người mắc bệnh hô hấp


Câu 7: Khái niệm chung về điều tra thống kê? Một số yêu cầu
cơ bản của điều tra thống kê?
Khái niệm Điều tra thống kê là tổ chức một cách khoa học và
theo 1 kế hoạch thống nhất để thu thập tài liệu về hiện tượng
nghiên cứu dựa trên hệ thống chỉ tiêu đã xác định trước.
VD: khi nghiên cứu tình hình dân số phải tổ chức thu thập số
liệu về dân số, giới tính, nghề nghiệp, thu nhập từng hộ gia
đình…
Một số yêu cầu cơ bản:
- Tính chính xác: Số liệu điều tra thu nhập được phải phản
ánh được chính xác tình hình thực tế khách quan, không
được ghi sai, tùy ý thêm bớt. Đây là yêu cầu cơ bản nhất.
Yêu cầu đặt ra đói với cán bộ điều tra: trung thực, khách
quan, cẩn thận, trình độ chuyên môn, đạo đức nghề

nghiệp.
- Tính kịp thời: Đòi hỏi thông tin thu thập được phải đẩm
bảo thời gian quy định để đáp ứng được tình hình thực tế.
- Tính đầy đủ: Việc thu nhập số liêu phải theo đúng nội dung
điều tra, không bỏ sót một đơn vị nào.
Câu 8: Trình bày các bước điều tra, thống kê nguồn gây ô nhiễm
môi trường? Tiêu chí lựa chọn nguồn thải cần thống kê?
Bước 1: Xây dựng tiêu chí thống kê nguồn thải
Ví dụ: Trong dự án điều tra thông tin nguồn thải trên lưu vực
sông Đồng Nai các tiêu chí để lựa chọn đối tượng điều tra như
sau:
TC1: xả thải
TC2: Cơ sở sản xuất nằm trong quyết điịnh 64/2003 QĐ-TTCP
hoặc trong diện phải thanh tra môi trường.
TC3: Cơ sở sản xuất thuộc loại hình quy định tại TT 04/2012/TTBTNMT quy định tiêu chí xđ cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây
ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ( ưu tiên các loại hình sản
xuất: sản xuất lương thực thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ, dệt
nhuộm và may mặc, giấy và tái chế giấy, gia công và tái chế
kim loại)


TC4: Về quy mô thỏa mãn các yêu cầu sau:
- Khu Công nghiệp
- Cơ sở sản xuất có doanh thu 4 tỉ/1 năm
- Cơ sở y tế cấp huyện trở lên, có số giường bệnh > 5 m 3 /
ngày
TC5: Tổng lượng nước thải > 5 m3/ ngày
Bước 2: Lập danh sách sơ bộ vị trí các nguồn thải, đặc tính
nguồn thải, lưu lượng và tải lượng thải.
Bước 3: Gửi danh sách thống kê cho các cơ quan quản lý trực

tiếp
Bước 4: Cơ quan quản lý gửi địa phương lấy ý kiến và thống
nhất danh sách điều tra.

Câu 9: Nêu các chỉ tiêu thống kê lĩnh vực Môi trường theo
thông tư 73/2017/TT-BTNMT của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và
Môi trường?
STT


Nhóm, chỉ tiêu
số
04 MÔI TRƯỜNG

27

0401 Nồng độ các chất trong môi trường không khí

28

Tỷ lệ ngày trong năm có nồng độ các chất trong môi
0402 trường không khí vượt quá quy chuẩn kỹ thuật cho
phép

29

0403 Hàm lượng các chất trong môi trường nước

30


0404

Hàm lượng các chất trong môi trường nước biển tại
khu vực cửa sông, ven biển và biển xa bờ

31

0405

Hàm lượng các chất trong trầm tích đáy tại khu vực
cửa sông, ven biển

32

0406 Tỷ lệ diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên

33

0407

34

0408 Tỷ lệ chất thải nguy hại được thu gom, xử lý

35

0409 Tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

Tỷ lệ các doanh nghiệp được cấp chứng nhận quản
lý môi trường



được xử lý
36

0410 Các sự cố môi trường trên đất liền

37

0411

38

Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh phát sinh nước thải
0412 từ 50 m3/ngày đêm trở lên có hệ thống xử lý nước
thải đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

39

0413 Tỷ lệ bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh

40

Tỷ lệ nước thải sinh hoạt đô thị từ loại IV trở lên
0414 được thu gom, xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia

Tỷ lệ số khu vực đất bị ô nhiễm tồn lưu được xử lý,
cải tạo




×