Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Bài giảngPHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG - CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH HỆ THỐNG VỀ CHỨC NĂNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.25 MB, 100 trang )

Bài giảng

PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG

CHƯƠNG 3:

PHÂN TÍCH HỆ THỐNG
VỀ CHỨC NĂNG


NỘI DUNG
• Các mức độ diễn tả chức năng

• Biểu đồ phân cấp chức năng
• Biểu đồ luồng dữ liệu
• Bài tập




Các mức độ diễn tả chức năng
• Mục đích của sự phân tích HT về mặt chức
năng là lập mô hình chức năng của HT,
nhằm trả lời câu hỏi “”HT làm gì?”
• Mục tiêu của phân tích mô hình xử lý là đưa
ra một cách xác định các yêu cầu của người
dùng trong quá trình phát triển HT, những
yêu cầu này được bám sát từ một loạt các
sự kiện mà người phân tích thu được qua
phỏng vấn, đặt câu hỏi, đọc tài liệu và qua
các phép đo thử nghiệm.




Các mức độ diễn tả chức năng
• PTTKHT bao gồm hai đối tượng là chức
năng xử lý và dữ liệu.
• Việc phân tích gồm hai quá trình:
 Phân tích chức năng nghiệp vụ
 Phân tích các thông tin (dữ liệu) nghiệp
vụ
• Có bốn mô hình phục vụ cho các giai đoạn
này:


Các mức độ diễn tả chức năng
Để phân tích về xử lý của HT:
 Mô hình (Biểu đồ) phân cấp chức năng

 Mô hình (Biểu đồ) luồng dữ liệu
Để phân tích về dữ liệu của HT:

 Mô hình thực thể liên kết
 Mô hình quan hệ


Các mức độ diễn tả chức năng
Xác định chức năng nghiệp vụ là bước đầu
tiên của phân tích HT. Để phân tích yêu cầu
thông tin của tổ chức ta phải biết được tổ
chức thực hiện những nhiệm vụ, chức năng gì.
Chức năng được nói ở đây là các chức năng

xử lý thông tin trong các HT thông tin quản lý.
Từ đó tìm ra các dữ liệu, các thông tin được
sử dụng và tạo ra trong các chức năng cũng
như những hạn chế, các ràng buộc đặt lên các
chức năng đó.


Các mức độ diễn tả chức năng
1. Diễn tả vật lý và diễn tả logic
• Mô tả chức năng ở mức độ vật lý đòi hỏi
phải nói rõ mục đích và cách thực hiện của
quá trình xử lý, nghĩa là phải trả lời câu
hỏi “Làm gì?” “Làm như thế nào?”
• Câu hỏi “Làm như thế nào?” thể hiện ở các
khía cạnh như “Dùng phương pháp gì?”
“Biện pháp gì” “Dùng công cụ gì” “Ai làm”
“Ở đâu” “Lúc nào”


Các mức độ diễn tả chức năng
• Mô tả chức năng ở mức độ logic chỉ tập
trung trả lời câu hỏi “Làm gì?” mà gạt bỏ
câu hỏi “Làm như thế nào?” nghĩa là chỉ
diễn tả mục đích, bản chất của quá trình
xử lý, mà bỏ qua các yếu tố về thực hiện,
về cài đặt (thường gọi là các yếu tố vật lý)
như phương pháp, phương tiện, tác nhân,
địa điểm, thời gian



Các mức độ diễn tả chức năng
• Trong giai đoạn khảo sát sơ bộ một HT có
sẵn, ta phải ghi nhận nguyên xi những gì
đang diễn ra trong thực tế. Vậy lúc đó ta
phải dùng sự diễn tả ở mức độ vật lý.
• Tuy nhiên các yếu tố vật lý thường làm che
khuất bản chất của HT. Để phanh phui bản
chất, nói rõ sự thật bất hợp lý, ở giai đoạn
phân tích HT ta phải loại bỏ mọi yếu tố vật
lý và diễn tả các chức năng của HT ở mức
độ logic


Các mức độ diễn tả chức năng
Mô tả HT cũ
làm việc như
thế nào
Mức vật lý

Mô tả HT
mới làm việc
như thế nào

(1)

(3)

Mức logic
Mô tả HT
cũ làm gì


(2)

Mô tả HT mới
làm gì

Một trình tự mô hình hóa hệ thống


Các mức độ diễn tả chức năng
2. Diễn tả đại thể và diễn tả chi tiết
• Ở mức độ đại thể, thì một chức năng được
mô tả dưới dạng “hộp đen”.
• Nội dung bên trong hộp đen không được
chỉ rõ nhưng các thông tin vào và ra hộp
đen thì lại được chỉ rõ.
Đơn hàng

Lập hóa đơn
Lượng tồn kho

Hóa đơn kiêm
phiếu xuất


Các mức độ diễn tả chức năng
• Ở mức độ chi tiết thì nội dung của quá
trình xử lý phải được chỉ rõ hơn. Thông
thường thì cần chỉ ra các chức năng con,
các mối quan hệ thông tin và điều khiển

giữa những chức năng đó.
• Nếu một chức năng có nhiều chức năng
con thì để mô tả chi tiết người phân tích
phải phân rã các chức năng con thành
nhiều mức. Các mức này được biểu diễn
qua biểu đồ phân cấp chức năng - BPC


NỘI DUNG
• Các mức độ diễn tả chức năng

• Biểu đồ phân cấp chức năng
• Biểu đồ luồng dữ liệu
• Bài tập




Định nghĩa
• BPC là công cụ khởi đầu để mô tả HT
qua chức năng do công ty IBM phát triển
vì vậy cho đến nay vẫn được sử dụng.
BPC chỉ ra các chức năng của HT được
xây dựng và quá trình triển khai biểu đồ
luồng dữ liệu
• Cho phép phân rã dần dần các chức năng
từ chức năng mức cao thành chức năng
chi tiết nhỏ hơn và kết quả cuối cùng ta
thu được một cây chức năng.



Định nghĩa
• BPC là một sơ đồ hình học dùng để mô tả sự
phân rã có thứ bậc các chức năng của HT từ
đại thể đến chi tiết.
• Mỗi nút trong biểu đồ là một chức năng, các
chức năng này có quan hệ bao hàm với nhau
và chúng được nối với nhau bằng các cung
để tạo nên một cấu trúc cây.
• Chức năng: là công việc mà tổ chức cần
làm và được phân theo nhiều mức từ tổng
hợp đến chi tiết.


Các thành phần
Cách đặt tên: tên chức năng phải là một
mệnh đề động từ, gồm động từ và bổ ngữ.
Động từ thể hiện hoạt động, bổ ngữ thường
liên quan đến các thực thể dữ liệu trong miền
nghiên cứu.
Chú ý: Tên các chức năng phải phản ánh được
các chức năng của thế giới thực chứ không chỉ
dùng cho hệ thông tin. Tên của chức năng là
một câu ngắn giải thích đủ nghĩa của chức
năng, sử dụng thuật ngữ nghiệp vụ


Các thành phần
Ví dụ: Lấy đơn hàng, Mua hàng, Bảo trì
kho,….

Biểu diễn: [ Tên chức năng]
Mua hàng
Quan hệ phân cấp: Mỗi chức năng được
phân rã thành các chức năng con. Các
chức năng con có quan hệ phân cấp với
chức năng cha.
Biểu diễn:


Các thành phần
Quản lý doanh nghiệp

Quản lý nhân sự

Quản lý vật tư

Quản lý tài chính

Quản lý hồ sơ

Quản lý thiết bị

Kế toán thu chi

Chấm công

Quản lý vật liệu

Kế toán tổng
hợp



Các thành phần
Quản lý doanh nghiệp

Quản lý nhân sự

Quản

hồ


Chấm
công

Quản lý vật tư

Quản

thiết
bị

Quản

vật
liệu

Quản lý tài chính

Kế

toán
thu
chi

Kế
toán
tổng
hợp


Đặc điểm
• Cho cách nhìn khái quát nhất về các chức
năng của HT, trực quan dễ hiểu, thể hiện
tính cấu trúc của phân rã chức năng
• BPC rất dễ thành lập do biểu đồ đơn giản
bằng cách phân rã dần dần các chức năng
từ trên xuống
• Biểu đồ mang tính chất tĩnh vì nó cho thấy
chức năng mà không cho thấy tiến trình xử
lý và bỏ qua mối liên quan thông tin giữa
các chức năng.


Đặc điểm
• BPC rất gần gũi với sơ đồ tổ chức nhưng
ta không đồng nhất nó với sơ đồ tổ chức.
Sơ đồ tổ chức thể hiện các bộ phận, các
tổ chức hợp thành cơ quan.
• Ví dụ một sơ đồ tổ chức: BGĐ rồi đến
Phòng tổ chức, phòng lao động tiền

lương, phòng tài vụ, phòng thiết bị vật tư,
phòng hành chính tổng hợp, phòng kế
hoạch,..


Ý nghĩa
• Xác định phạm vi HT được nghiên cứu.
• Cung cấp các thành phần cho việc khảo sát
và phân tích tiếp theo giúp cho việc định
hướng hoạt động khảo sát.
• Cho phép xác định phạm vi các chức năng.
• Cho phép xác định vị trí của mỗi công việc
trong toàn HT, tránh trùng lặp, giúp phát hiện
các chức năng còn thiếu.
• Là cơ sở để thiết kế cấu trúc HT chương trình
của HT sau này.


Xây dựng mô hình
 Các phân chia này thường theo nguyên tắc
sau:
Mỗi chức năng được phân rã phải là một
bộ phận thực sự tham gia thực hiện chức
năng đã phân rã nó.
Việc thực hiện tất cả các chức năng ở
mức dưới trực tiếp phải đảm bảo thực
hiện được các chức năng ở mức trên đã
phân rã ra chúng.



Xây dựng mô hình
 Các bước tiến hành
Trong hầu hết các hoàn cảnh, các chức
năng cha và chức năng con trong hệ thống
có thể xác định được một cách trực tiếp
trên cơ sở thông tin nhận được trong khảo
sát.
Mỗi chức năng có một tên duy nhất, các
chức năng khác nhau phải có tên khác
nhau. Để xác định tên cho chức năng có
thể bàn luận và nhất trí với người sử dụng.


Xây dựng mô hình
Ở mức cao nhất, một chức năng chính sẽ
làm một trong ba điều sau:
Cung cấp sản phẩm ( VD: phát hàng)
Cung cấp dịch vụ ( VD: đặt hàng)
Quản lý tài nguyên ( VD: quản lý nhân
sự, bảo trì kho,…)


×