Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

BAI TIU LUN (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 31 trang )

BÀI TIỂU LUẬN

VĂN HÓA KINH DOANH CỦA
TRUNG QUỐC
Giảng viên hướng dẫn: Ngô Thanh Trà
Môn: Quản trị đa văn hóa
Nhóm: 17 - Kinh tế đối ngoại (K13402)


DANH SÁCH NHÓM
Lê Thị Thu Hường

K134020126

Nguyễn Thị Ngọc Phượng

K134020191

Nguyễn Thị Hoài Thu

K134020236

Huỳnh Thị Thu Trang

K134020241

Nguyễn Quỳnh Y

K134020265

2




MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ QUỐC GIA ....................................1
1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên .....................................................................1
1.1. Vị trí địa lý .................................................................................................1
1.2. Điều kiện tự nhiên [4] ..................................................................................2
2. Nhân khẩu học ..................................................................................................2
2.1. Dân số .........................................................................................................2
2.2. Dân tộc .......................................................................................................3
2.3. Tôn giáo......................................................................................................4
3. Giáo dục ............................................................................................................5
3.1. Định hướng ngành giáo dục Trung Quốc: .................................................5
3.2. Hệ thống giáo dục: .....................................................................................5
4. Chính trị ............................................................................................................7
5. Kinh tế ..............................................................................................................8
5.1. Tổng quan kinh tế Trung Quốc ..................................................................8
5.2. Cơ cấu ngành trong nền kinh tế .................................................................9
5.3. Đánh giá tình hình tăng trưởng kinh tế Trung Quốc................................10
CHƯƠNG 2: CÁC LƯU Ý VỀ SỰ KHÁ C BIỆT TRONG VĂN HÓA KINH
DOANH CỦA QUỐC GIA .....................................................................................11
1. Mô hình 6 khía cạnh văn hóa của Hofstede ở Trung Quốc............................11
1.1. Geert Hofstede và mô hình 6 khía cạnh văn hóa ở Trung Quốc..............11
1.2. So sánh .....................................................................................................13

3


2. Những chuẩn mực kinh doanh ở Trung Quốc ................................................14
3. Triết lý kinh doanh .........................................................................................14

3.1. Guan-xi .....................................................................................................14
3.2. Qua người trung gian: ..............................................................................16
3.3. Đẳng cấp xã hội:.......................................................................................16
3.4. Thể diện: ...................................................................................................16
3.5. Tiết kiệm và đầu tư...................................................................................17
3.6. Sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm .................................................................17
4. Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp .........................................................................17
5. Đặc điểm chung trong đàm phán kinh doanh ở Trung Quốc .........................18
5.1. Giai đoạn chuẩn bị đàm phán ...................................................................18
5.2. Giai đoạn tiếp xúc ....................................................................................20
5.3. Giai đoạn đàm phán với Trung Quốc .......................................................22
5.4. Kết thúc đàm phán....................................................................................23
6. Lưu ý trong kinh doanh với Trung Quốc .......................................................24
6.1. Trong xây dựng quan hệ kinh doanh........................................................24
6.2. Thời gian ..................................................................................................24
6.3. Nghi thức xã giao - Quà tặng ...................................................................24

4


Văn hóa kinh doanh Trung Quốc

Nhóm 17 – Kinh tế đối ngoại

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ QUỐC GIA
Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

1.

Vị trí địa lý


1.1.

Trung Quốc nằm ở phía bắc của Đông bán cầu, phía đông
nam của đại lục Á Âu, phía đông và giữa châu Á , phía
Tây của Thái Bình Dương.
Hệ tọa độ địa lý: [1]


Vĩ độ: 54 ON – 18 ON



Kinh độ: 73 OE – 135 OE



Nằm ở múi giờ số 8

Diện tích: 9.571.300 km2, lớn thứ 4 trên thế giới. [2]
Lãnh thổ Trung Quốc tiếp giáp với 14 nước: [3]


Phía Bắc: Nga và Mông Cổ.



Phía Nam: Kazakstan, Kirghistan, Taghikistan.




Phía Tây Nam: Afghanistan, Pakistan, Ấn Độ, Nepan, Butan.



Phía Nam: Myanmars, Lào và Việt Nam.



Phía Đông: Triều Tiên.

Với tổng chiều dài đường biên giới là 21.500 km.
Đường bờ biển của Trung Quốc dọc theo Thái Bình Dương, dài 14.500 km, giáp với các biển
Bột Hải, Hoàng Hải, Biển Hoa Đông và Biển Đông.

1


Văn hóa kinh doanh Trung Quốc

Nhóm 17 – Kinh tế đối ngoại

Điều kiện tự nhiên [4]

1.2.

Địa hình

1.2.1.


Địa hình chủ yếu của Trung Quốc bao gồm: cao nguyên, đồng bằng, thung lũng. Trong đó cao
nguyên, đồi và núi chiếm 2/3 tổng diện tích đất liền. Địa hình cao ở phía Tây và thấp dần về phía
Đông.
1.2.2.

Khíhậu

Khíhậu Trung Quốc thay đổi từ cái giá lạnh khắc nghiệt của vủng Siberi cho đến khíhậu ôn
hòa vùng nhiệt đới cây cối xum xuê. Mặc dùTrung Quốc trải dài qua 4 múi giờ, nhưng cả nước
đều theo giờ Bắc Kinh, lấy đó làm giờ chuẩn.
Trung Quốc được chia thành 2 vùng nam bắc bởi sông Dương Tử (còn gọi là sông Trường
Giang). Vùng miền nam ấm áp hơn miền bắc. Còn ở vùng đồng bằng ven song Dương Tử có thời
tiết ấm áp và ẩm ướt với 4 mùa phân biệt rõ rệt.
1.2.3.

Sông ngòi

Trung Quốc có rất nhiều sông và hồ. Theo thống kê, có hơn 50.000 con sông có khu vực thoát
nước hơn 100 km2. Hơn 1500 con sông với khu vực thoát nước hơn 1000 km2. Các con sông lớn
như: Dương Tử, Hoàng Hà.
2.
2.1.

Nhân khẩu học
Dân số
Tổng dân số: xấp xỉ 1,4 tỷ người (thống kê 3/7/2010). Dân số thành thị đạt 700 triệu dân, vượt

mức dân số nông thôn.
Trong đó:




0-14 tuổi: 20,4%



15 – 64 tuổi: 71,7%



65 tuổi trở lên: 7,9%

2


Văn hóa kinh doanh Trung Quốc

Nhóm 17 – Kinh tế đối ngoại

 Độ tuổi trung bình: 32,7 tuổi (Nam: 32,3 tuổi;
Nữ 33,2 tuổi)


Tốc độ tăng trưởng dân số: 0,59% (2006)



Tỷ lệ sinh: 1,51 (theo Ban chuyên trách về

dân số Liên hợp quốc 2015-2020)



Cơ cấu giới tính: 1,18 nam/nữ (2013)



Tuổi thọ trung bình: 73 tuổi (Nam: 71,3, Nữ:

74,8) – Theo WHO 2013.
Năm 2010 đất nước đông dân nhất thế giới này đã có 124.000.000 người trên 60 tuổi. Dự kiến
đến năm 2050, con số đó sẽ tăng vọt lên 438.000.000 hoặc 61 người hơn 60 tuổi trên mỗi 100
người ở độ tuổi lao động. Điều này cho thấy cơ cấu dân số già đi nhanh chóng.
5 năm qua đã có những biến động khá rõ về cơ cấu dân số, trong đó độ tuổi lao động từ 15 59 tuổi đạt đỉnh cao, sau đó dần dần tăng trưởng chậm lại, nhóm độ tuổi phụ thuộc đạt mức thấp
nhất sau đó lại có xu hướng gia tăng, về mặt tổng thể nhóm tuổi lao động vẫn đang chiếm ưu thế.
Sự phát triển nhanh chóng của quá trình đô thị hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế đã dẫn đến sự
thay đổi mạnh mẽ cấu trúc dân số Trung Quốc, trong đó tỉ lệ đô thị hóa dân số vượt qua mức 50%
khiến lần đầu tiên tổng dân số thành thị Trung Quốc vượt qua tổng dân số nông thôn. Thế hệ những
người sinh trong thập niên 80 (8x) ở Trung Quốc trở thành lực lượng chủ yếu của làn sóng dịch
chuyển dân số từ nông thôn ra thành thị, từ miền núi, trung du về đồng bằng. Sự gia tăng dân số,
đặc biệt là việc dịch chuyển dân số từ nông thôn ra thành thị đang trở thành một bài toán khó đối
với nhiều nước đang phát triển, nhất là một nước đông dân như Trung Quốc.
2.2.

Dân tộc
Người Hán là dân tộc lớn nhất Trung Quốc, 91,59% được phân loại là dân tộc Hán (~1,2 tỷ

người). Ngoài ra còn có 55 dân tộc khác cùng chung sống, hầu hết các dân tộc này tập trung tại

3



Văn hóa kinh doanh Trung Quốc

Nhóm 17 – Kinh tế đối ngoại

khu vực Tây Bắc, Bắc, Đông Bắc, Nam và Tây Nam nhưng cũng có một số sinh sống trên khắp
đất nước. Trong số 55 dân tộc thiểu số này, dân tộc Hồi và dân tộc Mãn hiện chỉ dùng tiếng Hán.
2.3.

Tôn giáo

Phân bố địa lý của các tôn giáo ở Trung Quốc

Trung Quốc từ lâu đã là cái nôi tôn giáo và văn hóa thế giới. Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo
tạo thành “ ba giáo lý”. Các yếu tố của ba hệ thống niềm tin thường được tích hợp vào các tôn giáo
dân gian truyền thống. Tôn giáo Trung Quốc đang hướng về gia đình và không đòi hỏi sự tuân
theo độc quyền, cho phép thực hành cùng một lúc nhiều tín ngưỡng. Các tổ chức tôn giáo đã được
trao quyền tự chủ nhiều hơn. Hiện nay, Đảng chính thức và thể chế công nhận năm tôn giáo ở
Trung Quốc: Phật giáo, Đạo giáo, Hồi giáo , Tin lành và Thiên Chúa.

4


Văn hóa kinh doanh Trung Quốc

Nhóm 17 – Kinh tế đối ngoại

Ở Trung Quốc không có ranh giới rõ ràng giữa các tôn giáo, đặc biệt là Phật giáo, Đạo giáo
và thực hành tôn giáo dân gian địa phương. Theo các phân tích nhân khẩu học gần đây nhất, trung
bình 30-80% dân số ở Trung Quốc thực hành một số loại của các tôn giáo dân gian Trung Quốc

và Đạo giáo, 10-16% là Phật tử, 2-4% là Kitô hữu, và 1-2% là người Hồi giáo. Ngoài thực hành
tôn giáo địa phương của người dân, cũng có nhiều nhóm dân tộc thiểu số ở Trung Quốc duy trìtôn
giáo autochthone truyền thống của họ. Giáo phái khác nhau có nguồn gốc bản địa chiếm 2-3% dân
số. Trong đó, Nho giáo là một tôn giáo được phổ biến trong giới tríthức.
Người Trung Quốc nói chung là người mê tín, vì tín ngưỡng đạo Lão tin vào việc gìn giữ sự
hài hòa với thiên nhiên và vũ trụ. Vận may sẽ tạo thuận lợi cho những sự kiện quan trọng như cưới
xin hay chuyển đến một chỗ làm mới. Điều đó trong thực tế thường có nghĩa là phải lựa chọn ngày
lành tháng tốt, giờ tốt theo âm lịch. Pháo được đốt để xua đuổi tà ma quấy phá, màu đỏ được dùng
hầu như khắp mọi nơi để đem lại vận may.
3.

Giáo dục
Định hướng ngành giáo dục Trung Quốc:

3.1.

Với chính sách “phát triển đất nước thông qua khoa học và giáo dục”, “Hướng tới nền giáo
dục hiện đại, tới thế giới và tương lai” là đường hướng chủ đạo cho sự phát triển hệ thống giáo dục
cả ngắn hạn và dài hạn.
3.2.

Hệ thống giáo dục:
Hệ thống giáo dục ở Trung Quốc thực hiện mô hình 6–3–3–3/4 (6 năm tiểu học, 3 năm trung

học cơ sở, 3 năm trung học phổ thông/học nghề, 2 hoặc 3 năm cao đẳng hoặc 4 năm đại học).
Trong đó, Trẻ em Trung Quốc được hưởng nền giáo dục bắt buộc, miễn phítrong 9 năm đầu.
Các trọng điểm của chính sách giáo dục:
-

Ngành được đầu tư nhiều nhát trong 10 năm trở lại đây chính là kỹ thuật. Hàng năm, có

gần nửa triệu sinh viên chuyên ngành kỹ thuật tốt nghiệp tại Trung Quốc.

-

Bên cạnh đó, Trung Quốc hiện đang tăng cường trao đổi sinh viên và tham gia các dự án
liên kết đào tạo quốc tế. Chính phủ tặng rất nhiều những suất học bổng du học Trung Quốc
cho sinh viên quốc tế, đặc biệt là sinh viên các quốc gia đang phát triển.

5


Văn hóa kinh doanh Trung Quốc

Nhóm 17 – Kinh tế đối ngoại

Một số thành tựu hiện nay:
-

Dùkhông sở hữu một nền giáo dục quá lâu đời, nhưng ở thời điểm hiện tại, Trung Quốc là
một trong những quốc gia có hệ thống giáo dục hiện đại và phát triển bậc nhất, và dần
khẳng định được vị thế trên thế giới.

-

Năm 2015, theo ARWU - Academic Ranking of World Universities, Trung Quốc có 10
trường đại học lọt vào top 200 trường hàng đầu thế giới: ĐH Thanh Hoa, Hàng Châu, ĐH
giao thông Thượng Hải và ĐH Bắc Kinh,…

Nguồn: Academic Ranking of World Universities 2015 [5]
-


Việc coi trọng các bài kiểm tra giúp học sinh Trung Quốc xếp các vị trícao nhất toàn cầu
trong các kỳ thi

Bảng đánh giá về chất lượng giáo dục của học sinh độ tuổi 15 (12/2015) của Tổ chức Hợp tác và
Phát triển Kinh tế (OECD). [6]

6


Văn hóa kinh doanh Trung Quốc

Nhóm 17 – Kinh tế đối ngoại

Một số nhược điểm:
-

Chất lượng đào tạo trình độ cao còn thấp, ngoại ngữ vẫn còn là rào cản

-

Quá thiên về lý thuyết khiến học sinh chỉ tập trung làm tốt các bài kiểm tra, thiếu đi tính
sáng tạo và thực tế.

4.

Chảy máu chất xám ra nước ngoài và phân bố nhân tài chỉ ở một số khu vực.
Chính trị

Đảng Cộng sản Trung Quốc (Đảng cầm quyền) thành lập ngày 1-2-1921, tính đến 2014 hiện

có 86,7 triệu Đảng viên (Theo Đại hội Đảng 18, 2012). Ngoài Đảng Cộng sản Trung Quốc, còn có
8 Đảng phái khác, đều thừa nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản trong khuôn khổ “hợp tác đa
Đảng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản”, bao gồm: Hội Cách mạng dân chủ, Liên minh dân
chủ, Hội kiến quốc dân chủ, Hội Xúc tiến dân chủ, Đảng Dân chủ Công nông, Cửu tam học xã và
Đồng minh Tự trị Dân chủ Đài Loan.
Chế độ Xã hội chủ nghĩa (XHCN) là chế độ cơ bản của Trung Quốc. Chuyên chính nhân dân
là thể chế của Nhà nước.
Cơ cấu Nhà nước bao gồm: Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc (Quốc hội), Chủ tịch nước,
Quốc Vụ viện, Hội nghị Chính trị hiệp thương toàn quốc (tương tự Mặt trận tổ quốc của ta), Ủy
ban Quân sự Trung ương, Đại hội Đại biểu Nhân dân và Chính phủ các cấp ở địa phương, Tòa án
Nhân dân và Viện Kiểm sát Nhân dân.
Định hướng nhiệm vụ từ nay đến năm 2020: hoàn thiện pháp chế dân chủ XHCN, giải quyết
chênh lệch phát triển vùng miền, hình thành cơ chế phân phối thu nhập hợp lý; tạo việc làm, xây
dựng hệ thống bảo hiểm xã hội cả ở thành thị và nông thôn, hoàn chỉnh hệ thống dịch vụ công;
nâng cao tố chất về tư tưởng, đạo đức, văn hóa, khoa học và sức khỏe toàn dân; tăng cường năng
lực sáng tạo xã hội; hoàn thiện hệ thống quản lý xã hội, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, bảo
vệ môi trường.
Về đối ngoại, Trung Quốc khẳng định sẽ tiếp tục đi theo con đường phát triển hòa bình, kiên
trìmở cửa đối ngoại, sẵn sàng hợp tác cùng có lợi với các nước trên thế giới, trong đó Trung Quốc

7


Văn hóa kinh doanh Trung Quốc

Nhóm 17 – Kinh tế đối ngoại

hết sức coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng theo phương châm “mục
lân, an lân, phú lân” (thân thiện với láng giềng và cùng làm giàu với láng giềng).
5.

5.1.

Kinh tế
Tổng quan kinh tế Trung Quốc
Kinh tế có sự chuyển đổi từ “Chiến lược tích lũy cao, ưu tiên công nghiệp nặng” trong giai

đoạn 1949 – 1978, chuyển sang chính sách “Mở cửa kinh tế” ở giai đoạn 1978 – 2002 và cuối
cùng là “Quan điểm phát triển khoa học” trong thời kì2003 – 2010 đã giúp Trung Quốc từ một
quốc gia có thu nhập quốc dân đầu người chỉ là 66,1 Nhân dân tệ (1942) tăng lên đến 22.689 Nhân
dân tệ (2008); GDP tăng từ 67,9 tỷ Nhân dân tệ (1952) tăng lên 31.405,5 tỷ Nhân dân tệ (2008).
Đến 2010, Trung Quốc vượt Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Đặc biệt năm
2014, GDP của Trung Quốc vượt mốc 10 nghìn tỷ đô-la Mỹ, cùng Mỹ trở thành hai nền kinh tế có
quy mô vượt 10 nghìn tỷ đô-la duy nhất trên thế giới. Tuy nhiên GDP bình quân đầu người của
Trung Quốc vẫn có khoảng cách rất lớn so với các nước phát triển.
Năm 2015 tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất kể từ
cuộc khủng hoảng tài chính 2009 (đạt 6,9%), do nước này đang thay đổi mô hình tăng trưởng từ
sản xuất và xuất khẩu bằng tiêu thụ nội địa và dịch vụ nhằm cải thiện chất lượng nền kinh tế.

Biểu đồ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc từ năm 1990-2014, nguồn WSJ

8


Văn hóa kinh doanh Trung Quốc
5.2.

Nhóm 17 – Kinh tế đối ngoại

Cơ cấu ngành trong nền kinh tế
Tỷ trọng của nông nghiệp trong nền kinh tế có xu hướng giảm tuy giá trị tuyệt đối vẫn tăng,


đồng thời tỷ trọng của công nghiệp, dịch vụ tăng lên nhờ sự tăng trưởng với tốc độ cao của ngành
công nghiệp và dịch vụ.

Biểu đồ tỷ trọng các ngành trong nền kinh tế Trung Quốc, nguồn cafef.vn
Nông nghiệp: là quốc gia đông dân nhất, đồng thời cũng là nước tiêu thụ lương thực lớn nhất
thế giới, ở Trung Quốc có 39,5% dân số làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Vìvậy dùtỷ trọng
nông nghiệp trong cơ cấu ngành của Trung Quốc giảm nhưng đây vẫn là một ngành quan trọng
được Trung Quốc tập trung phát triển.
Công nghiệp: theo thời gian, công nghiệp Trung Quốc đã có những bước phát triển đáng kể,
có sự đổi mới mạnh hơn trong một số ngành cụ thể như ngành điện tử và công nghệ sinh học.
Chuyển từ các ngành sử dụng nhiều lao động giản đơn như hàng may mặc, giày dép, sản xuất
chơi… sang những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao như các loại máy móc dùng cho văn
phòng và thiết bị viễn thông. Hiện nay, ngành công nghiệp chế tạo đóng vai trò là xương sống của
nền kinh tế Trung Quốc. Tuy vậy, với tình trạng thừa công suất trong các ngành công nghiệp truyền
thống và hoạt động sản xuất tiếp tục suy yếu. Đầu năm 2016, Trung Quốc dự kiến giảm 1,8 triệu
lao động làm việc trong ngành công nghiệp than và thép.

9


Văn hóa kinh doanh Trung Quốc

Nhóm 17 – Kinh tế đối ngoại

Dịch vụ: trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường, vai trò của kinh tế dịch vụ ngày càng
có ý nghĩa quan trọng với sự phát triển kinh tế đất nước. Các loại hình kinh tế dịch vụ về tài chính,
tiền tệ, thương mại, chuyển giao công nghệ, du lịch v.v… đã hình thành và phát triển theo yêu cầu
mở rộng của kinh tế thị trường cũng như quá trình hội nhập và mở cửa. Với ngành dịch vụ phát
triển, Trung Quốc hiện nay có thể tạo ra nhiều việc làm hơn. Thị trường việc làm mạnh mẽ đã cho

phép tiền lương tiếp tục tăng ổn định, một điều kiện tiên quyết cho việc người dân tiêu thụ nhiều
hơn.
5.3.

Đánh giá tình hình tăng trưởng kinh tế Trung Quốc
Tuy không còn như thời kỳ phát triển hoàng kim, với tăng trưởng trung bình hơn 10% / năm,

các quan chức chính phủ Trung Quốc cho rằng, mục tiêu mới là phùhợp, với mức tăng trưởng ít
nhất là 6,5% trong năm 2016 nhằm đáp ứng mục tiêu của chính phủ về việc thành lập một “xã hội
khá giả” vào năm 2020.
Ta có thể thấy dù tăng trưởng giảm, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vẫn đang dẫn đầu về tốc
độ tăng trưởng và đảm bảo việc làm ổn định, cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân, giảm
mức tiêu thụ năng lượng tính trên GDP. Thêm vào đó, cơ cấu kinh tế tiếp tục được hoàn thiện.
Mức tiêu dùng trong nước vẫn lớn trong khi đầu tư vào cơ sở hạ tầng, các lĩnh vực dịch vụ và công
nghệ cao vẫn tăng. Các nhân tố như thị trường lao động dồi dào và ổn định, các ngành nghề mới,
khu vực dịch vụ khởi sắc, công nghệ thông tin phát triển hay tiến trình hiện đại hóa nông nghiệp
cũng đang tạo ra một lực đẩy lớn cho nền kinh tế này.

10


Văn hóa kinh doanh Trung Quốc

Nhóm 17 – Kinh tế đối ngoại

CHƯƠNG 2: CÁC LƯU Ý VỀ SỰ KHÁC BIỆT TRONG VĂN HÓA KINH DOANH CỦA
QUỐC GIA
Mô hình 6 khía cạnh văn hóa của Hofstede ở Trung Quốc

1.


Geert Hofstede và mô hình 6 khía cạnh văn hóa ở Trung Quốc

1.1.

Mô hình 6-D của Geert Hofstede
-

Geert Hofstede là nhà nhân chủng học nổi tiếng người Hà Lan. Một trong những nghiên
cứu nổi tiếng của ông chính là lý thuyết các chiều văn hóa quốc gia. Theo đó, văn hóa của
các quốc gia sẽ khác nhau ở sáu khía cạnh:


Power Distance (PDI) - Khoảng cách quyền lực



Individualism / Collectivism(IDV) -Tính cá nhân/ Tính tập thể



Uncertainty Avoidance (UAI) - Mức độ chấp nhận rủi ro



Masculinity / Femininity (MAS)- Nam tính/ Nữ tính



Long-Term / Short-Term Orientation (LTO) - Định hướng dài hạn /ngắn hạn




Indulgence / Restrained (IND) - Tự thỏa mãn/ kiềm chế.

Thông tin về chỉ số này ở Trung Quốc: [7]

11


Văn hóa kinh doanh Trung Quốc

Nhóm 17 – Kinh tế đối ngoại

-

Nhận xét:



Trung Quốc có chỉ số khoảng cách quyền lực ở mức khá cao là 80, trong khi chủ nghĩa cá
nhân chỉ là 20. Họ dễ dàng chấp nhận sự bất bình đẳng trong xã hội, sẵn sàng chấp nhận
mệnh lệnh từ cấp trên với sự phân chia đẳng cấp rõ ràng. Nhờ việc gắn bó với cộng đồng
chặt chẽ, họ có trách nghiệm và ràng buộc với nhau. Chính vìthế, họ có xu hướng tập thể
cao, việc sống hòa hợp với nhau và giữ thể diện chung được người Trung Quốc rất quan
tâm.



Chỉ số nam tính ở mức khá cao là 66, xã hội Trung Quốc là một xã hội phân biệt giới tính,

vai trò của người đàn ông áp đảo trong cấu trúc quyền lực ở gia đình và xã hội. Luôn tồn
tại sự bất bình đẳng trong mọi mặt của đời sống.



Mức độ không chắn chắn về rủi ro là 30, đạt mức trung bình. Họ cố gắng tránh các tình
huống không rõ ràng bằng việc tuân thủ pháp luật, kiếm công việc ổn định, tránh những
hành vi đột biến,…



Tầm nhìn dài hạn, với điểm số 87, Trung Quốc là một trong những nước có chỉ số này cao
nhất. Thể hiện người Trung Quốc khá kiên trìvà có những hoạt định đầu tư, tiết kiệm rất
rõ ràng, họ lo lắng cho tương lai của bản thân và luôn hướng hành động đi đúng mục tiêu
lâu dài.



Cuối cùng là mức độ thỏa mãn bản thân là 24, người Trung Quốc cho rằng việc thỏa mãn
những ham muốn bản thân hay đầu tư thời gian, tiền bạc vào giải trí,… có phần buông thả
và sai trái.

12


Văn hóa kinh doanh Trung Quốc
1.2.

Nhóm 17 – Kinh tế đối ngoại


So sánh

6 khía cạnh văn hóa giữa Trung Quốc và 11 quốc gia trong TPP:

Khoảng cách
quyền lực
Việt Nam
Nhật Bản
Mỹ
Singapore
Peru
New…
Malaysia
Canada
Chile
Autralia
Trung Quốc

Chủ nghĩa cá
nhân
Việt Nam
Nhật Bản
Mỹ
Singapore
Peru
New Zealand
Malaysia
Canada
Chile
Autralia

Trung Quốc

70
54
40
74
64
22
100
39
63
36
80

Mức độ chấp
nhận rủi ro
Việt Nam

Việt Nam
92

Mỹ

Singapore

Singapore

8
87


New…
Canada

Malaysia

36

Canada

48
86

Autralia

51
30

Peru
New Zealand

49

Chile
Trung Quốc

Nhật Bản
Mỹ

46


Peru
Malaysia

Việt Nam
Nhật Bản
46
Mỹ
91
Singapore
20
Peru
16
79 New Zealand
Malaysia
26
Canada
80
Chile
23
Autralia
90
Trung Quốc
20
20

Tầm nhìn dài
hạn/ngắn han

30


Nhật Bản

Nam tính

Chile
Autralia
Trung Quốc

40
95
62
48
42
58
50

52
28
61
66

Mức độ thỏa
mãn/ kìm chế
bản thân

57

Việt Nam
Nhật Bản
26

Mỹ
72
Singapore
25
Peru
33
New Zealand
41
Malaysia
36
Canada
31
Chile
21
Autralia
87
Trung Quốc
88

35
42
68
46
46
75
57
68
68
71
24


Source: Tự tổng hợp từ geert-hofstede.com

13


Văn hóa kinh doanh Trung Quốc

-

Nhóm 17 – Kinh tế đối ngoại

Nhận xét:

Do những ảnh hưởng từ vấn đề lịch sử, địa lý. Nền văn hóa Trung Quốc có nhiều nét tương
đồng với một số quốc gia trong TPP như Việt Nam, Singapore, Malaysia, thậm chílà Peru và Nhật
Bản. Nhờ tận dụng những nét tương đồng này mà hiện nay Trung Quốc đang là bạn hàng lớn của
khá nhiều nước không chỉ trong TPP, ASEAN và nhiều liên kết kinh tế lớn khác.
Những chuẩn mực kinh doanh ở Trung Quốc

2.

Tư tưởng và những đức tính mà người Trung Quốc coi trọng:
-

Các tư tưởng từ thời xưa đã ảnh hưởng sâu sắc tới suy nghĩ của người Trung Quốc đương
thời và cho đến tận ngày nay. Năm đức tính mà người Trung Quốc coi trọng và tôn sùng
đó là Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín. Đặc biệt trong kinh doanh, họ rất quan trọng chữ "tín".

“Người Trung Quốc có tầm nhìn kinh doanh rộng và dài. Họ luôn nhạy bén, có khát vọng đột

phá, đi đầu và làm ăn lớn, chữ “tín” cũng xuất phát từ chỗ này” - Ông Lê Phụng Hào, Phó Tổng
giám đốc Công ty CP Kinh Đô.
-

Từ những tư tưởng và năm đức tính cốt lõi trên, người Trung Quốc đã hình thành nên
những tính cách nổi bật sau: Họ rất yêu nước và coi trọng quan hệ đồng hương, hiếu hòa
và an phận thủ thường, khiêm tốn, cần cù lao động và chịu đựng gian khổ, mưu lược, sâu
sắc và biết lo xa.

-

Bên cạnh đó, họ cũng bộc lộ nhiều hạn chế trong tính cách như: Thích phân biệt đẳng cấp,
bảo thủ và thiếu kiên nhẫn, hay ganh ghét và sợ mất mặt. Người Trung Quốc xem trọng
quan hệ và hay do dự.

3.
3.1.

Triết lý kinh doanh
Guan-xi
Guanxi là những mối liên hệ liên cá nhân/ tập thể mà người Trung Quốc xem là rất căn bản

để hỗ trợ cho làm ăn suôn sẻ.

14


Văn hóa kinh doanh Trung Quốc
3.1.1.
-


Nhóm 17 – Kinh tế đối ngoại

Các cơ sở của Guanxi:
Đồng hương (Locality/Dialect): những người Trung Quốc có cùng xuất xứ quê hương, hay
nói chung một loại tiếng thổ ngữ có xu hướng tập trung lại. Họ chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau
trên tinh thần đồng hương. Hiện nay, tiếng Quan Thoại được chính thức xem là quốc ngữ
khiến rào cản về ngôn ngữ giảm xuống, song các mối quan hệ đồng hương vẫn rất gắn bó
mạnh mẽ.

-

Hệ thống thân tộc (fictive kinship): Thân tộc có thể chia thành bên nội và bên ngoại. Trong
khi Guanxi bên ngoại tin cậy ít hơn so với Guanxi bên nội trong việc giúp doanh nhân phát
triển một mạng lưới Guanxi phụ thuộc. Hôn nhân từng được sử dụng để nối kết hai gia
đình với nhau hoặc để ràng buộc những người có năng lực. Hiện nay, các doanh nghiệp
Trung Quốc đã tiếp thu chiến lược mới tách sở hữu và quản lý, thuê quản lý chuyên nghiệp
không phải họ hàng điều hành công ty, nhưng sở hữu và kiểm soát vẫn giữ trong mạng lưới
gia đình.

-

Nơi làm việc: Đồng nghiệp rất quan trọng khi một người quyết định ra làm ăn riêng, thậm
chícả với sếp cũ. Họ là những người thân thuộc trong đường dây kinh doanh, có tiền tiết
kiệm, và là người có thể tin tưởng sau nhiều năm cùng làm việc để làm một đối tác làm ăn
lý tưởng.

-

Bạn bè: tình bạn được thiết lập và tồn tại dựa trên cơ sở tình cảm nhiều hơn, bạn hữa ở

Trung Quốc là rất quan trọng vìnó cung cấp một Guanxi khá mật thiết, thậm chírất thiết
yếu trong làm ăn. Với sự tin tưởng và hỗ trợ đắc lực, kể cả khi việc kinh doanh không có
quá nhiều thuận lợi.

3.1.2.

Vai trò của Guanxi

Ở Trung Quốc, sẽ là rất khó khăn khi bắt đầu một công việc kinh doanh mà không có mối
quan hệ nào hữu ích. Có thể nói, việc tạo lập các mối quan hệ mang ý nghĩ sống còn với doanh
nghiệp hoạt động ở thị trường này.
"Ở Trung Quốc, chẳng cần biết anh giỏi cỡ nào, nếu không thuộc một tổ chức, không có nhiều
bạn bè, anh sẽ chẳng thể chiến thắng lâu dài được", Joe Baolin Zhou - CEO Bond Education - Tập
đoàn giáo dục lớn nhất miền Nam Trung Quốc.

15


Văn hóa kinh doanh Trung Quốc
3.2.

Nhóm 17 – Kinh tế đối ngoại

Qua người trung gian:
Vìe sợ người nước ngoài cũng như rất ngại tiếp xúc và không tin tưởng với người lạ, nên

doanh nhân Trung Quốc chọn giải pháp an toàn là thông qua “người trung gian”. Mục tiêu đầu tiên
là phải tìm được người trung gian có mối quan hệ thân thiết với tổ chức, công ty mà đối tác muốn
làm ăn (nhưng người này có thể là bên đại diện của công ty làm ăn lâu dài với bên Trung Quốc
…) và đặc biệt nên tìm người trung gian là người bản xứ.

Nguyên nhân là do, doanh nhân Trung Quốc thường không nói dứt khoát, họ hay thay đổi chủ
đề, im lặng hoặc hỏi một câu không có liên quan, phản ứng nước đôi, lấp lửng. Và chỉ có người
bản xứ mới có thể đọc và lý giải được hàm ý, tâm trạng, ngữ điệu, nét mặt, ngôn ngữ cơ thể và
giọng điệu lời nói mà những nhà đàm phán Trung Quốc thể hiện. Hai bên có thể nói với người
trung gian thẳng thắn về những điều mà họ không thể nói với nhau.
3.3.

Đẳng cấp xã hội:
Đối với người Trung hoa đẳng cấp xã hôi thực sự rất quan trọng. Họ sẽ cảm thấy bị xúc phạm

nặng nề nếu như đối tác không cử người lãnh đạo đàm phán. Nếu không thực hiện như vậy, họ sẽ
nghi ngờ thiện chívà hợp đồng sẽ trở lên vô giá trị ngay từ lúc bắt đầu.
Trước khi tiến hành đàm phán, đối tác có thể tổ chức một cuộc gặp cấp cao hơn với hy vọng
tăng cường hợp tác. Họ đánh giá cao thành ý của đối tác và sau buổi hội đàm có thể đem lại thành
công bất ngờ cho cuộc đàm phán.
3.4.

Thể diện:
“Mian-zi” với nghĩa là “thể diện”, sự hãnh diện cá nhân là điều luôn được giữ gìn, gắn liền

với địa vị xã hội và danh tiếng của mỗi cá nhân. Việc “giữ thể diện”, “mất thể diện” hay “đem lại
thể diện” có một sự tác động mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh.
Ở Trung Quốc, không phải cứ khen nhau là trao thể diện cho nhau. Khi khen một ai đó, cần
tránh khen vào tình huống khó xử, người nhận phản bác chấp nhận lời khen một cách miễn cưỡng
và coi đó là một hành động khiếm nhã.
Trong đàm phán kinh doanh, thể diện gắn liền với tư cách đạo đức của người tham gia đàm
phán. Doanh nhân Trung Quốc cho rằng uy tín và địa vị xã hội đều dựa vào việc giữ thể diện, nếu

16



Văn hóa kinh doanh Trung Quốc

Nhóm 17 – Kinh tế đối ngoại

như làm mất thể diện của đối tác kinh doanh Trung Quốc, dùvô tình hay hữu ý thì cũng gây ra
thảm họa rất lớn.
“Keqi” dựa trên sự kết hợp của hai âm tiết “ke” có nghĩa là khách mời và “qi” là ứng xử cũng
là một từ được đặt lên hàng đầu khi thiết lập các mối quan hệ kinh doanh. Thể hiện sự khiêm tốn,
nhún nhường thìquan trọng trọng hơn việc bộc lộ khả năng ngay lúc đầu, việc thể hiện bản thân
quá sớm với các đối tác Trung Quốc dễ bị gây nghi ngờ. [12]
Tiết kiệm và đầu tư

3.5.

Người Trung Quốc tuyệt đối không cho tiền người đi ăn xin, mà ngược lại họ sẵn sàng đưa
tay ra để giúp đỡ, tạo cơ hội công ăn việc làm cho người nghèo khổ, sa cơ lỡ vận, để tự mưu sinh
và sau đó có thể làm giàu.
Với người Trung Quốc, cái gìcần xài thìkhông màng tốn kém, cái gìlãng phíthìkhó mà móc
được “hầu bao” của họ. Hai chữ “cần, kiệm” không chỉ có ý nghĩa triết lý suông, mà nó đã trở
thành triết lý kinh doanh của người Trung Quốc.
3.6.

Sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm
Tầng lớp thương nhân mới hiện nay của Trung Quốc là những người sẵn sàng chấp nhận rủi

ro. Khác với các nước phương Tây mất nhiều thời gian cho phân tích các phương án, rủi ro,…
trước khi lựa chọn, thậm chísau khi lựa chọn rồi họ vẫn xem xét cách khác. Thương nhân người
Trung Quốc khá mạo hiểm trong việc quyết định đầu tư,…Khi họ đã quyết định sẽ bắt tay thực
hiện bất chấp rủi ro, ngược lại các công nhân đa phần không dám đưa ra ý kiến cá nhân.

Theo một cuộc khảo sát về quản lý tài sản của Legg Mason và Citibank, giới siêu giàu Trung
Quốc là những nhà đầu tư mạo hiểm nhất thế giới, khi đầu tư khủng vào chứng khoán bất chấp
cảnh báo rủi ro của chuyên gia – Theo Buisiness Insider
Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp

4.

Sự khác biệt lớn nhất trong cơ cấu tổ chức của hầu hết các doanh nghiệp Trung Quốc và doanh
nghiệp phương Tây là có hệ thống quản lý song song trong một doanh nghiệp Trung Quốc.
-

Hệ Thống Hành Chính

-

Hệ thống lãnh đạo dựa trên Đảng Cộng sản Trung Quốc

17


Văn hóa kinh doanh Trung Quốc

Nhóm 17 – Kinh tế đối ngoại

Hệ thống này thường được gọi hệ thống “Two Carriagers”, vận hành song song thường xảy ra sự
khác biệt giữa 2 hệ thống quản lý.
Trách nhiệm chính của hệ thống thứ 2 (hệ thống lãnh đạo dựa trên Đảng Cộng sản Trung Quốc) là
phân công cán bộ. Chức năng tổ chức doanh nghiệp như một xã hội nhỏ:
-


Các chức năng của một doanh nghiệp nhà nước như một gia đình lớn: hầu hết các công ty
ở Trung Quốc không chỉ cung cấp cho công ty cơ hội làm việc và tiền lương mà còn cung
cấp đầy đủ các nhu cầu thiết yếu về vật chất (bảo hiểm y tế, nhà ở, nhà trẻ, trường học và
giải trí). Đóng vai trò rộng lớn trong cả cuộc sống nghề nghiệp và cá nhân của nhân viên.

-

-

Chức năng của người quản lý:


Chăm sóc tốt như một gia đình thì doanh nghiệp sẽ gắn kết hiệu quả



Vìvậy tiêu chícủa người quản lý tốt là cần phải đảm bảo phúc lợi cho nhân viên

Phát huy đầy đủ vai trò của hội đồng quản trị trong việc giám sát nội bộ DNNN. Hội đồng
quản trị chấp hành nghị quyết của Đại hội cổ đông, phụ trách xây dựng phương án, kế
hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Chủ tịch hội đồng quản trị do hội đồng quản trị bầu
ra.

Đại bộ phận các DNNN Trung Quốc đã xây dựng được hệ thống chế độ quản lý nguồn nhân
lực hiện đại, đa số các DNNN đã chuyển từ quản lý nhân sự truyền thống hướng đến phát triển
nguồn nhân lực hiện đại.
Đặc điểm trong đàm phán kinh doanh ở Trung Quốc

5.


Giai đoạn chuẩn bị đàm phán

5.1.
5.1.1.

Lựa chọn thời gian

Là quốc gia châu Á , dịp Tết Nguyên Đán là khoảng thời gian người Trung Quốc dành nhiều
thời gian cho nghỉ ngơi, sum họp gia đình, các hoạt động kinh doanh, trao đổi mua bán ở Trung
Quốc thường ngưng trệ nhiều tuần vào dịp này. Do đó, nên tránh tiến hành đàm phán vào khoảng
thời gian này. Thời gian thuận lợi nhất để đến Trung Quốc bàn bạc công việc làm ăn là từ tháng 4
đến tháng 6, và từ tháng 9 đến tháng 10.

18


Văn hóa kinh doanh Trung Quốc

Nhóm 17 – Kinh tế đối ngoại

Ngoài ra, ta cần tìm hiểu kỹ về sự khác biệt múi giờ trong đàm phán giữa Trung Quốc với các
nước khác. Ý nghĩa và tầm quan trọng của Trung Quốc trong quan niệm về thời gian là khác nhau
so với các nước phương Tây.
5.1.2.

Chọn trang phục

Người Trung Quốc quan niệm rằng khi giao dịch kinh doanh phải mặc sang trọng. Do đó, đối
với nam giới thìcomple sẫm màu và cravat, không nên mặc quần bò thắt cravat, càng không nên
màu sắc lòe loẹt. Đối với phụ nữ thìtùy theo tập tục nước mình, thông thường là quần và áo vest

sẫm màu.
5.1.3.

Đặt khách sạn

Người Trung Quốc đặc biệt quan tâm đến đẳng cấp, địa vị xã hội, thường đánh giá người đối
diện qua nơi ở, cách ăn mặc, nghề nghiệp, chức vụ…. Vì thế nên chọn ở trong khách sạn từ hạng
trung trở lên vìnhận biết đối tác thuộc đẳng cấp nào là chuyện rất quan trọng ở Trung Quốc. Câu
hỏi rất hay gặp phải ở Trung Quốc là “Bạn ở khách sạn nào?”
5.1.4.

Tìm hiểu trước về lịch sử và văn hóa Trung Quốc

Là một dân tộc có lòng tự tôn dân tộc rất cao, người Trung Quốc rất thích những người khách
yêu mến lịch sử và văn hóa đất nước họ. Vìthế, tốt hơn cần biết ít nhiều lịch sử và văn hóa Trung
Quốc khi đến đây làm ăn. Điều này sẽ dễ dàng tạo thiện cảm và niềm tin của đối tác với mình, từ
đó quá trình đàm phán sẽ phần nào thuận lợi hơn.
5.1.5.

Chuẩn bị ngôn ngữ

Doanh nhân Trung Quốc phần lớn chỉ sử dụng tiếng Anh ở mức độ rất hạn chế. Do đó, nên
hãy chọn một nhân viên biết tiếng Hoa (cụ thể là tiếng Quan Thoại và tiếng Quảng Đông) để đi
đàm phán. Điều này sẽ giúp việc giao tiếp, bàn bạc được dễ dàng hơn. Nếu bắt buộc phải sử dụng
tiếng Anh, hãy sử dụng những câu đơn giản, đơn nghĩa, dễ hiểu, tập trung diễn đạt các nội dung
chính một cách chậm rãi và tránh sử dụng tiếng lóng.
Nếu trong nhóm tham gia đàm phán của chúng ta không có ai biết tiếng Trung Quốc, ta cần
chuẩn bị một thông dịch viên có trình độ cao để giúp loại bỏ những điểm mùvà nhận lại chính xác
thông tin của tình hình. Đàm phán thành công ở Trung Quốc đòi hỏi ta phải có khả năng nắm được
những gì đang được truyền đạt.


19


Văn hóa kinh doanh Trung Quốc

Nhóm 17 – Kinh tế đối ngoại

Ngoài ra, nếu bạn giao tiếp được bằng tiếng Trung Quốc, họ thực sự sẽ đánh giá cao nỗ lực
và sự chủ động của bạn khi kinh doanh ở Trung Quốc. Hơn nữa, khả năng hiểu được ngôn ngữ
Trung Quốc sẽ giúp bạn tốt hơn trong thiết lập quan hệ.
5.1.6.

Trao đổi thư tín

Khi trao đổi thư tín, bạn cần đi thẳng vấn đề, tránh nói vòng vo để tránh gây mất thời gian.
Nội dung rõ ràng dễ hiểu. Tuyệt đối không sử dụng tiếng lóng vì đối với người Trung Quốc, điều
này là hết sức bất lịch sự và thiếu tôn trọng lẫn nhau.
5.1.7.

Thiết lập quan hệ với Chính phủ

Mối quan hệ (Guanxi) và xây dựng mối quan hệ là điều cần thiết để thành công ở Trung Quốc
và mối quan hệ lâu dài được coi là giao dịch sau đó nhanh chóng có giá trị hơn. Thông thường,
các giao dịch kinh doanh chỉ có thể được bảo đảm sau khi tin tưởng, dựa trên một mối quan hệ
cùng có lợi đã được thành lập. Có guanxi tốt với chính quyền là hữu ích để tránh những khó khăn.
5.1.8.

Tìm hiểu kĩ nội dung đàm phán


Đây được xem là bước quan trọng nhất cần lưu ý trước khi vào đàm phán chính thức. Ta cần
tìm hiểu về rõ về đối phương, về khách hàng của họ với những chuyến đàm phán trước đó. Nghiên
cứu phương thức làm giá của họ đối với sản phẩm và chuẩn bị cả các điều khoản muốn đề cập
trong lúc đàm phán. Ngoài ra, còn phải tạo BATNA thật mạnh cho bản thân và nắm càng nhiều
thông tin về đối phương liên quan đến nội dung sẽ đàm phán sẽ tạo ra lợi thế.
5.2.

Giai đoạn tiếp xúc
Trước khi tiếp xúc với đối tác Trung Quốc, tốt hơn hết là bạn có được một sự giới thiệu, bởi

lẽ người Trung Quốc vốn không dễ dàng tin tưởng vào người khác. Sự giới thiệu của một người
quen biết với họ, đã từng hay hiện tại đang giao dịch với họ sẽ tạo thuận lợi rất nhiều cho bạn.
Khi làm việc với các đối tác Trung Quốc, bạn phải luôn ý thức rằng buổi gặp gỡ ban đầu với
họ là rất quan trọng, vìvậy phải chuẩn bị kỹ lưỡng những thông tin về họ cũng như những lợi ích
mà bạn mang đến cho họ. Có như vậy mới hi vọng thành công.

20


Văn hóa kinh doanh Trung Quốc
5.2.1.

Nhóm 17 – Kinh tế đối ngoại

Trao danh thiếp

Danh thiếp cũng đóng vai trò hết sức quan trọng để giới thiệu về bản thân trong lần đầu tiếp
xúc. Danh thiếp nên được in 2 mặt bằng hai thứ tiếng, một mặt là tiếng Trung, một mặt là tiếng
Anh. Danh thiếp nên in bằn mực vàng vìtheo quan niệm ở Trung Quốc, vàng là màu của sự uy tín
và thịnh vượng. Khi đưa danh thiếp nên đưa bằng hai tay và lật mặt tiếng Trung lên trên. Khi nhận

danh thiếp, đừng nhét luôn vào túi mà hãy đọc cẩn thận và đặt thiếp lên trên bàn thể hiện sự tôn
trọng.
5.2.2.

Xưng hô, chào hỏi

Khi gặp đối tác, phải lưu ý không nên bắt tay chặt, mà lỏng tay hoặc nhẹ nhàng. Vìquan niệm
coi trọng thứ bậc nên phải chào hỏi người có chức quyền cao nhất trước chứ không chào hỏi phụ
nữ trước (khác với phương Tây coi trọng phụ nữ). Khi giới thiệu người khác với ai đó thì không
bao giờ được phép dùng ngón tay trỏ chỉ về người đó, vì điều này rất không lịch sự, tốt nhất là
dùng cả bàn tay đã được ngả lòng ra rồi chỉ về phía người đó.
Về mặt xưng hô, do vẫn xuất phát từ phân cấp chức vụ và quan niệm coi trọng sự phục tùng
nên người Trung Quốc thích được gọi kèm chức vụ và tên. Ngoài ra, người Trung Quốc giới thiệu
về mình với tiêu đề đầy đủ và tên công ty (vídụ Doctor Michael Williams, CEO of XYZ company)
5.2.3.

Tạo thiện cảm

Là một quốc gia châu Á cùng với nền ẩm thực lâu đời và cực kì phong phú, đa dạng, người
Trung Quốc vốn ưa thích các bữa tiệc thân mật, ấm cúng. Do đó, nên trong quá trình tiếp xúc,
chúng ta có thể mở một bữa tiệc, mời họ ăn những món ăn đặc sản của chúng ta và tiếp đãi cả
những món ngon nổi tiếng của Trung Quốc. Qua đó, thể hiện được sự quan tâm của mình đối họ,
không chỉ công việc mà còn là cả sự quan tâm đối với những nét đặc sắc trong văn hóa Trung
Quốc mà văn hóa ẩm thực là 1 ví dụ. Điều này giúp tăng dần thiện cảm, tạo điều kiện thuận lợi
hơn cho buổi đàm phán chính thức.
Trước khi cuộc họp kinh doanh ở Trung Quốc, người ta thường tham gia vào các cuộc nói
chuyện nhỏ. Điều này có thể bao gồm các câu hỏi rất riêng (về gia đình, sở thích, hay về thành phố
đang sống…). Quy tắc trong đàm phán với Trung Quốc là “Friendship first, business later”.

21



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×